1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đào tạo an toàn điện

32 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 23,75 MB

Nội dung

Đào tạo an toàn điện, slide an toàn điện, kiến thức an toàn điện; silde đao tạo, trình bày phổ biến các phương pháp tránh điện giật, đảm bảo an toàn điện Đào tạo an toàn điện, slide an toàn điện, kiến thức an toàn điện; silde đao tạo, trình bày phổ biến các phương pháp tránh điện giật, đảm bảo an toàn điệnĐào tạo an toàn điện, slide an toàn điện, kiến thức an toàn điện; silde đao tạo, trình bày phổ biến các phương pháp tránh điện giật, đảm bảo an toàn điện

Trang 1

AN TOÀN ĐIỆN

Trang 2

Tác động nhiệt của dòng điện đối với cơ thể người thể hiện qua hiện tượng bỏng, nóng các mạch máu, các dây thần kinh dẫn đến phá huỷ các bộ phận hoặc làm rối loạn các hoạt động của chúng.

Tác động sinh lí thể hiện sự kích thích các tổ chức tế bào mà con người có thể cảm nhận được Ví dụ các hiện tượng: tê, buồn, ngứa Ngoài ra, một số dòng điện qua cơ thể người có trị số lớn có thể gây hiện tượng rung cơ tim, dễ dẫn tới tê liệt hệ tuần hoàn và hệ hô hấp, gây tử vong.

Tác động điện phân thể hiện ở sự phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể như: máu, nước dẫn đến phá vỡ các thành phần của chúng, ảnh hưởng tới các quá trình sinh học, sinh hoá trong cơ thể.

SỰ NGUY HIỂM CỦA DÒNG ĐIỆN

Trang 3

CÁC DẠNG TAI NẠN ĐIỆN Các dạng chấn thương điện:

-Bỏng điện: do dòng điện qua cơ thể người hoặc do tác động của hồ quang điện.

-Dấu vết điện do dòng điện chạy qua để lại dấu vết trên da tại điểm tiếp xúc với điện cực.

-Co giật cơ khi dòng điện chạy qua người, các cơ bị co giật.

-Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc dòng hồ quang.

Trang 4

CÁC DẠNG TAI NẠN ĐIỆN Điện giật và đốt cháy điện

-Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt

-Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hệ hô nhân không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động nhưng não chưa chết.

Trang 5

CÁC DẠNG TAI NẠN ĐIỆN

Hoả hoạn, cháy nổ do điện

- Do các nguyên, vật liệu dễ cháy nổ đặt gần các thiết bị điện hoặc hệ thống dây dẫn điện nên khi có các sự cố xảy ra như: chạm, chập điện, quá tải phát hồ quang gây cháy nổ, rất nguy hiểm cho tài sản và tính mạng người xung quanh.

Trang 6

Đường đi của dòng điện

Thời gian dòng điện chảy qua cơ thế

05 Tần số dòng điện

Trang 7

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN

Do vi phạm khoảng cách an toàn:

Mỗi cấp điện áp có 1 khoảng cách an toàn riêng

Cấp điện ápKhoảng cách an toàn không có rào

Trang 8

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN

Do vi phạm khoảng cách an toàn:

Mỗi cấp điện áp có 1 khoảng cách an toàn riêng

Cấp điện ápKhoảng cách an toàn có rào chắn

Trang 9

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN Do chạm trực tiếp vào vật đang mang điện

Là trường hợp NLĐ chạm trực tiếp vào các vật bình thường mang điện như: dây dẫn, ổ cắm, thanh dẫn

Trang 10

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN Do chạm gián tiếp vào vật đang mang điện

- Là tai nạn do chạm vào vỏ thiết bị điện bị rò điện.

-Mức độ nguy hiểm của nạn nhân phụ thuộc vào điện áp rò và lưới điện có trung tính được nối đất hay cách ly.

Trang 11

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN Do điện áp bước khi đứng gần điểm chạm đất

- Khi một pha của lưới điện bị chạm đất, xung quanh điểm chạm đất xuất hiện sự phân bố điện thế có dạng hình bán cầu bao quanh điểm chạm đất, càng gần điểm chạm đất thì điện thế càng lớn và ngược lại

lUb

Trang 12

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN

Do Hồ quang điện

Do điện tích tĩnh điện.

Trang 13

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp tổ chức:

➢Không cho phép lắp đặt, sử dụng, sửa chữa điện khi không có chuyên môn về điện.

➢Công nhân làm thợ điện phải được huấn luyện an toàn điện và phảI qua sát hạch.

➢PhảI tổ chức lao động an toàn, giám sát an toàn khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa máy, đường dây và thiết bị điện.

➢Rào chắn, bao che, đảm bảo khoảng cách an toàn, treo biển báo khu vực lắp đặt thiết bị điện, đường dây điện.

Trang 14

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp tổ chức:

➢ Phải tuân thủ quy trình quy phạm an toàn khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa máy, thiết bị điện và đường dây điện

➢ Phải trang bị đầy đủ và đúng yêu cầu các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm các công việc điện.

➢ Không sử dụng và kịp thời sửa chữa máy, thiết bị điện hư hỏng, lắp đặt không đúng kỹ thuật.

➢ Phải lắp đặt, sử dụng đúng chủng loại máy, thiết bị điện ở các vị trí làm việc đặc biệt nguy hiểm

➢ Phải định kỳ kiểm tra bảo dưỡng máy, thiết bị điện

Trang 16

Dùng chất cách điện bọc kín toàn bộ hoặc một phần vật mang điện để không gây nguy hiểm cho người va chạm vào nó và tránh truyền điện giữa các pha với nhau gây ngắn mạch

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Trang 17

Bọc cách

điệnĐặt rào chắnBiển báoTreo caoHạ thấp điện ápCắt điện bảo vệCân bằng điện áp

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Rào chắn có thể đặt cố định (thường dùng trong vận hành) hoặc dùng tạm thời (dùng sửa chữa)

Trên hàng rào phải treo biển báo an toàn theo quy định để cảnh báo người đến gần rào chắn biết phía sau nó đang có điện

Trang 18

Là việc dùng biển báo để cảnh báo cho người khi đến gần vật mang điện biết để họ có biện pháp xử lý phù hợp.

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Trang 19

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Treo cao là việc lắp đặt vật mang điện nhưng không được bọc cách điện, đặt rào chắn ở độ cao nhất định để bảo đảm ở điều kiện bình thường con người không thể chạm vào

Trang 20

Bọc cách

điệnĐặt rào chắnBiển báoTreo caoHạ thấp điện ápCắt điện bảo vệCân bằng điện áp

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Vì công suất sử dụng điện tỉ lệ thuận với điện áp nên người ta chỉ sử dụng điện áp thấp đối với những công việc tiêu tốn ít điện năng và ở những điều kiện làm việc nhất định

Do điều kiện công nghệ, kinh tế, điều này không phải lúc nào cũng làm được Để cung cấp điện áp thấp phải dùng máy biến áp cách ly (cấm sử dụng máy biến áp tự ngẫu)

Trang 21

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Khi tác phải được quản lý, giám sát chặt bởi người có chuyên mônTreo biển “Cấm đóng điện” trong quá trình làm việc

Trang 22

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Yêu cầu của phương pháp này là cách ly người với tất cả các vật có điện thế khác trong khi tiếp xúc với dây dẫn có điện áp.

Phải được thực hiện bởi người có trình độ, nắm vững các quy trình thực hiện

Phải được quản lý, giám sát chặt bởi người có chuyên môn

Trang 23

Trang bị các phương tiện bảo vệ: ủng, găng cách điện, sào cách điện, thảm cách điện, thử điện áp, nối đất di động, kính bảo vệ

Biện pháp chống chạm điện trực tiếp

Trang 24

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp chống chạm điện gián tiếp

Bảo vệ nối đất

Bảo vệ nối đất là thực hiện nối đất những bộ phận có thể dẫn điện nhưng ở chế độ làm việc bình thường không mang điện Khi xảy ra hiện tượng rò điện thì bộ phận nối đất sẽ tiêu tán điện xuống đất như vậy sẽ an toàn cho con người.

D©y n i ố đất

A B

C

Trang 25

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Biện pháp chống chạm điện gián tiếp

Bảo vệ nối đất

Bảo vệ nối đất khó thực hiện vì đảm bảo cách điện cả mạng điện là điều rất khó, hơn nữa muốn đảm bảo trị số điện trở nối đất thì rất tốn kém nên hiện nay ít dùng (chỉ dùng ở những nơi có yêu cầu an toàn cao như khai thác hầm lò…)

Trang 26

- Tổ chức vận hành an toàn

Nhiều vụ tai nạn điện xảy ra do trình độ vận hành non kém, quản lý đóng cắt điện tuỳ tiện Để hạn chế cần làm tốt những việc sau:

Thiết bị phải có hồ sơ kỹ thuật Có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.

Công nhân có đủ sức khoẻ, được huấn luyện kỹ.

Tại nơi điều hành, đóng cắt điện phải có sơ đồ cung cấp điện Kiểm tra đô điện trở tiếp đất, hệ thống nối “không” thường xuyên

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trang 27

- Tổ chức vận hành an toàn

Đào tạo hướng dẫn định kì

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trang 28

Đối với tai nạn điện, việc cấp cứu là vấn đề rất quan trọng Khi bị điện giật, nạn nhân có thể sống hay chết là do cấp cứu có kịp thời, đúng phương pháp hay không.

Để cấp cứu có hiệu quả: Điều quan trọng là nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sau đó tiến hành cấp cứu khẩn trương, đúng phương pháp và phải thật kiên trì.

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Trang 29

Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: Đây là vấn đề có tính chất quyết định trong việc cấp cứu Việc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà thực hiện với tinh thần nhanh chóng nhất.

Các phương pháp cấp cứu:Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải tiến hành một số bước chuẩn bị, sau đó tiến hành một trong 3 phương pháp cấp cứu là:

Phương pháp thổi ngạt Phương pháp thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Trang 30

Nguyên nhân sinh ra tĩnh điện và tác hại: Chủ yếu là do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, hoặc giữa vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của chất lỏng khi chuyên giót, hoặc va đập của chất lỏng cách điện với kim loại Tĩnh điện còn tạo ra ở trên các hạt nhỏ, rắn cách điện trong quá trình nghiền nát Có khi tĩnh điện còn được sinh ra do hiện tượng cảm ứng (khi trời có dông, sét ).

TĨNH ĐIỆN, CÁCH PHÒNG TRÁNH

Trang 31

Trong sản xuất, tĩnh điện có thể là nguyên nhân của những vụ nổ cháy, tai nạn nghiêm trọng và là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Có 3 loại biện pháp đề phòng tĩnh điện là:

Giảm điện thế của tĩnh điện đến mức an toàn không cho phóng điện được nữaLàm tiêu tan sự tích luỹ điện tích tĩnh điện

Không cho xuất hiện điện tích tĩnh điện. 

Các biện pháp đề phòng này tuỳ theo đặc tính và điều kiện phát sinh tĩnh điện mà có hình thức khác nhau.

TĨNH ĐIỆN, CÁCH PHÒNG TRÁNH

Trang 32

Thiết kế hệ thống chống sét phù hợp với nhà xưởng cần bảo vệ

Đo, kiểm tra định kỳ, trước mùa mưa bão

CHỐNG SÉT

Ngày đăng: 30/03/2024, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w