1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu SINH LÝ HỌC TRẺ EM

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TS NGUYỄN THỊ TƯỜNG LOAN

SINH LÝ HỌC TRẺ EM Mã số: BB1

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp

có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học

Bình Định, 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

SINH LÝ HỌC TRẺ EM

Mã số: BB1

Người biên soạn: TS NGUYỄN THỊ TƯỜNG LOAN

Bình Định, 2021

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 1

Chương 2 HỆ THẦN KINH VÀ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH Ở TRẺ 9

Chương 3 HỆ VẬN ĐỘNG 25

Chương 4 HỆ TUẦN HOÀN – MÁU 31

Chương 5 HỆ HÔ HẤP 39

Chương 6 HỆ TIÊU HÓA 46

Chương 7 HỆ BÀI TIẾT 53

Chương 8 SỰ TRAO ĐỔI CHẤT – NĂNG LƯỢNG 58

VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT 58

Chương 9 HỆ NỘI TIẾT 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 4

MỞ ĐẦU

Sinh lý học trẻ em là môn học bắt buộc của ngành đào tạo Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề Để phục vụ cho công tác đào tạo các ngành học nói trên ở Trường Đại học Quy nhơn, chúng tôi biên soạn tài liệu này nhằm cung cấp cho người học những thông tin mới nhất liên quan đến môn học

Nội dung của giáo trình trình bày các kiến thức về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người nói chung và trẻ em nói riêng, giúp người học hiểu biết hơn về cơ thể trẻ từ đó có các biện pháp giáo dục, chăm sóc trẻ toàn diện

Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý trẻ em bao gồm lời mở đầu và 9 chương Các chương trình bày cấu tạo và chức năng cũng như với các nguyên tắc hoạt động cơ bản của các cơ quan bộ phận trong cơ thể người nói chung và trẻ em nói riêng Cuối mỗi chương có phần câu hỏi và bài tập

Chương 1 trình bày những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của môn học đối với giáo viên tiểu học Đồng thời cung cấp cho người học các kiến thức chung về các quy luật và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở trẻ em Chương 2 trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và hoạt động của hệ thần kinh cấp cao ở trẻ Cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của các cơ quan phân tích ở người Chương 3 mô tả về hệ vận động, giúp trẻ có những hiểu biết về vệ sinh và phòng các bệnh về vận động Chương 4 trình bày về hệ tuần hoàn và máu Chương 5 đề cập tới vấn đề hô hấp và các phương thức trao đổi khí là điều kiện không thể thiếu được đối với sự tồn tại của cơ thể Chương 6 cho thấy thông qua hệ tiêu hóa, các chất dinh dưỡng được hấp thu và vận chuyển đến từng tế bào và cũng như quá trình đào thải các chất cặn bả qua quá trình tiêu hóa, đặc biệt trình bày các đặc điểm tiêu hóa ở trẻ em Chương 7 là quá trình bài tiết các sản phẩm của sự trao đổi chất Chương 8 mô tả đặc trưng cơ bản của sự sống là quá trình trao đổi chất và năng lượng Chương 9 mô tả các tuyến nội tiết, vai trò của các hoocmon và cơ chế điều hòa hoạt động nội tiết trong cơ thể

Để đảm bảo thời lượng quy định nên tài liệu chỉ cập nhật một sô hình ảnh cơ bản minh họa và khó tránh khỏi các thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các bạn đọc để lần tái bản sau hoàn thiện hơn

Chủ biên

TS NGUYỄN THỊ TƯỜNG LOAN

Trang 5

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜI (2 tiết LT + 4 tiết TH)

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Giải phẫu người

- Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và các quy luật phát triển của cơ thể người cũng như các cơ quan trong cơ thể

- Nghiên cứu mối tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể, thấy được sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống Từ đó có những biện pháp tác động theo hướng có lợi cho sự phát triển của cơ thể

1.1.2 Sinh lý người

- Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu hoạt động, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể trong mối quan hệ khăn khít với môi trường

- Nghiên cứu những quy luật điều khiển sự sống Trên cơ sở đó loại trừ những cái ngược quy luật, không phù hợp bằng cách thay đổi, sửa chữa cho phù hợp hoặc tác động theo hướng có lợi cho nhu cầu con người

1.2 Tầm quan trọng của bộ môn

1.2.1 Mối quan hệ giữa Giải phẫu và sinh lý với các môn khoa học khác

Giải phẫu và sinh lý có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần thiết cho nhiều ngành khoa học khác.

- Y học: Giải phẫu và sinh lý là cơ sở của ngành y học, giúp người thầy thuốc chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị đúng

- Triết học: Sinh lý học giúp cho việc củng cố và hoàn thiện các quan điểm triết học - Tâm lý học: Sinh lý thần kinh là cơ sở của tâm lý Sự phát triển tâm lý của trẻ diễn ra trên cơ sở giải phẫu và sinh lý nhất là sự phát triển của não bộ

- Giáo dục học: Giải phẫu và sinh lý học là cơ sở để các nhà giáo dục xây dựng thời lượng, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp lứa tuổi, là cơ sở cho các môn giáo dục học, giáo dục thể chất, phương pháp tìm hiểu tự nhiên và xã hội…

- Giáo dục thể chất: Sự hiểu biết về giải phẫu và sinh lý giúp cho sự luyện tập có hiệu quả, đảm bảo an toàn trong rèn luyện và thi đấu của mọi người và các vận động viên

- Nhiều kiến thức về giải phẫu và sinh lý được xây dựng theo các nguyên tắc vật lý, hóa học như sự trao đổi khí, sự vận chuyển máu trong mạch, sự tạo ảnh trong mắt

Nhìn chung, mọi ngành nghề trong xã hội đều mục đích phục vụ cho con người, nên việc hiểu biết về giải phẫu và sinh lý người là cần thiết

1.2.2 Tầm quan trọng của môn học đối với giáo viên tiểu học

- Giúp người học nắm được những đặc điểm khác biệt của cơ thể trẻ em so với người lớn về cấu tạo, hoạt động của từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể Các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể trẻ Đây là cơ sở khoa học cho các biện pháp giáo dục, chăm sóc trẻ một cách hợp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện của cơ thể trẻ

Trang 6

- Đây là môn học tiên quyết giúp người học tiếp thu những kiến thức cơ bản về Tâm lý học, giáo dục học từ đó lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả Đối với giáo viên tiểu học, môn học còn cung cấp những kiến thức cơ bản để giảng dạy tốt các môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học

1.3 Cơ thể trẻ em là một khối thống nhất

1.3.1 Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa

Đồng hóa là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp đặc trưng của cơ thể

từ những chất đơn giản được máu đưa đến tế bào Qua quá trình này, tế bào gia tăng kích thước và số lượng, đây là quá trình tích lũy năng lượng

Dị hóa là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn

giản Kết quả của sự phân giải này là tạo ra các sản phẩm trung gian và giải phóng ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào Một số hợp chất trung gian trong quá trình dị hóa sẽ được cơ thể sử dụng, còn các sản phẩm không cần thiết sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể

Đồng hóa và dị hóa là hai mặt của quá trình trao đổi chất và năng lượng, có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau Quá trình đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hóa, quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa Một trong hai mặt này dừng sự sống sẽ dừng Như vậy, đồng hóa và dị hóa là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau trong quá trình trao đổi chất và năng lượng

1.3.2 Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng

Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng thể hiện qua hoạt động trao đổi chất và năng lượng Các hoạt động sống trong cơ thể đều gắn liền với quá trình trao đổi chất và năng lượng Giữa cấu tạo hình thái cơ thể và chức phận có mối quan hệ khăn khít và phụ thuộc nhau, trong đó chức phận giữ vai trò quyết định vì chức phận trực tiếp liên hệ với sự trao đổi chất

1.3.3 Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể

Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống và đều có thành phần cấu tạo gồm màng, tế bào chất và nhân Tập hợp các tế bào tạo thành các mô Dù có nhiều loại mô khác nhau nhưng chúng đều có những đặc điểm chung là gồm có hai phần: tế bào và chất gian bào

Các mô tạo thành các cơ quan, có nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng chúng đều có đặc điểm chung là: tất cả các cơ quan đều được hình thành từ một số mô nhất định Trong mỗi cơ quan thường có một mô quan trọng nhất, đặc trưng cho nó Mỗi cơ quan đều chiếm một vị trí nhất định trong cơ thể Các cơ quan có cùng chức năng sẽ hợp thành hệ cơ quan Cơ thể người gồm các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ sinh sản và các giác quan

1.3.4 Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường

Khi môi trường thay đổi, cơ thể có những cơ chế thích nghi phù hợp, nếu không cơ thể sẽ khó tồn tại Chẳng hạn khi trời lạnh có cơ chế chống lạnh: co ro, nổi da gà, da tím

Trang 7

tái do các mạch máu dưới da co lại hay run là một hiện tượng co cơ nhanh để sinh nhiệt chống lạnh Khi trời nóng toát mồ hôi…

1.4 Sự sinh trưởng và phát triển ở người

1.4.1 Khái niệm

a) Sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của cơ thể

Nguyên nhân của sự sinh trưởng là do sự phân chia liên tiếp của các tế bào trong cơ thể Các giai đoạn khác nhau trong cơ thể sự sinh trưởng cũng khác nhau Các giai đoạn tăng kích thước nhanh xảy ra xen kẽ với các giai đoạn tăng trưởng chậm Tốc độ sinh trưởng lớn nhất thường là ở trẻ dưới 1 tuổi sau đó giảm dần Đến tuổi dậy thì tốc độ sinh trưởng lại tăng lên rõ rệt

b) Phát triển: Phát triển là sự chuyển giai đoạn thể hiện bằng những biến đổi sâu sắc về

hình thái và chức năng của cơ thể hoặc của một số cơ quan quan trọng dưới ảnh hưởng của hệ nội tiết

Sự phát triển ở một con người phụ thuộc vào sự di truyền (di truyền gây hiện tượng chuyển giai đoạn thông qua các hoocmon) và vai trò của điều kiện sống trong môi trường tự nhiên và xã hội Vậy, khái niệm sinh trưởng chỉ sự biến đổi về số lượng, còn khái niệm phát triển chỉ sự biến đổi về chất và lượng, sự hoàn thiện chức năng sinh lý của các cơ quan cũng như toàn bộ cơ thể, sự biến đổi từ cơ thể thai nhi thành cơ thể trưởng thành

1.4.2 Các quy luật sinh trưởng và phát triển

a) Quy luật phát triển theo giai đoạn

Sự phát triển ở người là một quá trình liên tục, mỗi giai đoạn sau đều chứa vết tích của giai đoạn trước Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở trẻ có những đặc điểm và tốc độ riêng

Ví dụ, có những bộ phận của cơ thể tăng nhanh trong những năm đầu, như não trẻ sơ sinh khoảng 380 – 392 gam, đến 9 tuổi đã đạt khoảng 1000 gam nhưng 9 năm sau chỉ đạt 1200 – 1400 gam Trong quá trình phát triển cơ thể, tỷ lệ các phần trong cơ thể thay đổi

không giống nhau qua hình 1

Về chiều cao của trẻ phát triển cũng không đồng đều ở các giai đoạn Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm, đến 1 tuổi cao khoảng 78 – 80 cm, có trẻ đến 100 cm Ở tuổi tiền dậy thì trẻ gái thường cao hơn trẻ trai Nhưng ở trẻ 14 – 15 tuổi thì trẻ trai lại cao hơn trẻ gái Cân nặng cũng có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển Trẻ sơ sinh nặng khoảng 3 – 3,2 kg; cuối 1 tuổi khoảng 9 – 10 kg; 2 tuổi khoảng 12 kg; 3 tuổi khoảng 14 kg…nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 1,5 – 2 kg và chiều cao tăng thêm khoảng 4 – 5 cm

Vậy từ lúc sơ sinh đến trưởng thành, chiều cao cơ thể người tăng lên 3,5 lần, chiều dài thân tăng lên 3 lần, chiều dài tay tăng 4 lần nhưng chiều dài chân tăng lên gấp 5 lần

Trang 8

Hình 1.1 Tỷ lệ chiều dài đầu so với chiều dài cơ thể ở các độ tuổi

b) Quy luật phát triển không đồng thời và không đồng tốc

Đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển là sự xuất hiện và hoàn chỉnh hóa không đồng đều của các hệ thống chức năng trong cơ thể Trong quá trình phát triển cá thể, bộ phận cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện trước, bộ phận cơ quan nào cần thiết sau thì phát triển và hoàn thiện sau

Ví dụ, trong số các cơ thì cơ vòng ở miệng và các cơ liên quan đến hoạt động bú, mút là cần thiết cho trẻ nên hoạt động sớm; tiếp đến là các cơ ngón tay hoạt động giúp trẻ nắm bắt các vật cần thiết

Đối với hệ thần kinh, phần hướng tâm hoàn thiện lúc 6 – 7 tuổi, phần ly tâm hoàn thiện khi trẻ 23 – 25 tuổi Lúc trẻ 8 – 10 tuổi thì cấu tạo của não bộ và tủy sống giống như người lớn nhưng chức năng tiếp tục hoàn thiện trong suốt thời gian tiếp theo; trong khi đó hệ sinh dục phát triển mạnh ở tuổi dậy thì

Một số cơ quan tăng theo tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể như tim từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành tăng gấp 15 lần, khối lượng cơ tăng gấp 35 – 40 lần so với lúc sơ sinh Song cũng có cơ quan khối lượng hoàn toàn không thay đổi sau khi sinh như các ống bán khuyên nằm ở tai trong

c) Quy luật tăng tốc

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học thấy một hiện tượng là sự

phát triển của loài người tăng nhanh ở khắp các nơi trên thế giới được gọi là gia tốc phát

triển Gia tốc phát triển gồm có gia tốc sinh học và gia tốc xã hội

Gia tốc sinh học là những biến đổi có liên quan đến các chỉ số hình thái, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người Chẳng hạn chiều cao cân nặng của trẻ em ngày nay cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi ở những thập niên trước, trước đây trẻ 6 tháng tuổi có chiều cao và cân nặng gấp đôi lúc sơ sinh nhưng ngày nay hiện tượng này xuất hiện vào lúc trẻ khoảng 4 tháng tuổi Trẻ 1 tuổi ngày nay cũng cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi trước kia khoảng 5 cm…

Trang 9

Gia tốc sinh học còn thể hiện qua tuổi dậy thì ngày càng sớm hơn và tuổi mãn dục muộn hơn Do đó, thời gian thực hiện chức năng sinh sản ở người dài hơn so với trước đây Gia tốc xã hội là sự tăng khối lượng tri thức của trẻ em so với trẻ cùng độ tuổi cách đây 40 – 50 năm

Nguyên nhân của gia tốc còn có nhiều quan điểm khác nhau, song chủ yếu là do sự phát triển kinh tế, xã hội và tình hình dinh dưỡng ngày càng được cải thiện

1.4.3 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ em

Hiện nay sự phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ chưa đồng nhất Cách phân chia được các nhà y học, sinh lý học đánh giá là hợp lý và được sử dụng rộng rãi, đó là cách phân chia theo GS A.F.Tua (Liên Xô cũ) Theo ông sự sinh trưởng và phát triển của trẻ trải qua 6 giai đoạn

a) Thời kỳ bào thai: Tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đứa bé ra đời Trung

bình là 38 đến 40 tuần Đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển sau này của trẻ Thời kỳ này gồm 2 giai đoạn: Phôi thai và thai nhi - Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu) Đây là giai đoạn hợp tử phân chia liên tiếp để hình thành phôi thai và biệt hóa tạo nên các cơ quan

- Giai đoạn phát triển thai nhi (từ 3 tháng đến khi bé ra đời) Đây là giai đoạn tăng trưởng và hoàn thiện các cơ quan

Thai nhi phát triển nhanh về kích thước và trọng lượng Lúc 3 - 6 tháng phát triển chiều cao là chủ yếu, lúc 7 - 9 tháng phát triển về cân nặng Lúc này dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ Các chế độ dinh dưỡng, điều kiện lao động, hoàn cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần, yếu tố sức khỏe của người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này Chính vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ khi có thai là cần thiết để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt nhất

b) Thời kỳ sơ sinh: Từ lúc mới sinh đến 1 tháng tuổi

Lúc này mối liên hệ giữa mẹ và con không còn nữa Đứa bé bắt đầu làm quen với môi trường sống ngoài tử cung, vì vậy có sự thay đổi của một số các cơ quan để thích nghi với môi trường sống mới Sau vài tuần lễ hệ tuần hoàn trẻ hoạt động như người lớn Hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh Hoạt động hệ thần kinh còn hạn chế, các tế bào thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ thường ngủ nhiều (thời gian ngủ 20 - 22 giờ/ngày) Đứa trẻ mới sinh có tỷ lệ đầu/thân là 1/4

Ngoài ra do môi trường sống thay đổi nên xuất hiện một số hiện tượng sinh lý ở trẻ như bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn

c) Thời kỳ bú mẹ: Từ 1 tháng tuổi đến 2 năm tuổi

Trẻ tăng nhanh về chiều cao và cân nặng Lúc trẻ 12 tháng trọng lượng tăng gấp 3 lúc sơ sinh và chiều cao tăng gấp 1,5 lần Bên cạnh sự phát triển thể chất, sự phát triển về tinh thần và vận động cũng xảy ra rất nhanh Ban đầu các phản xạ chủ yếu của trẻ là phản

Trang 10

xạ không điều kiện, nhưng đến cuối thời kỳ này trẻ đã có nhiều hoạt động vận động như biết lẫy, bò, trườn, ngồi rồi đi

Trẻ chuyển sang ăn tạp, cơ quan tiêu hóa hoạt động còn yếu mâu thuẫn với nhu cầu chất dinh dưỡng cao nên trẻ thường rối loạn tiêu hóa, vì vậy trong giai đoạn này thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ là sữa mẹ Khi trên 6 tháng, yếu tố miễn dịch thụ động có trong sữa mẹ giảm dần trẻ lại chưa có miễn dịch chủ động nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, lị, ho gà

Hệ thần kinh của trẻ cũng phát triển rất nhanh, trẻ đã học được nhiều phản xạ có điều kiện (biết quen, lạ, đòi đồ chơi ) hay đã bắt đầu tập nói Tuy nhiên, khả năng điều hòa nhiệt còn kém nên trẻ dễ bị nóng quá hay lạnh quá

d) Thời kỳ răng sữa: Từ 1 tuổi đến 6 tuổi Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn là:

- Tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi hay còn gọi là tuổi thơ sớm) - Tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi hay còn gọi là tuổi thơ đầu tiên)

Cơ thể trẻ vẫn phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng nhưng chậm hơn so với thời kỳ trước, trung bình mỗi năm trẻ tăng khoảng 1,5 kg và cao thêm 5 cm Các chức năng trong cơ thể hoàn thiện dần

Hệ vận động phát triển nhanh, trẻ hoạt động nhiều hơn và các động tác trở nên khéo léo, gọn gàng và phức tạp hơn Trẻ đã có thể làm một số việc cá nhân như rửa tay, rửa mặt, tự xúc ăn Hệ tiêu hóa hoàn thiện dần, lúc 2 tuổi trẻ mọc đầy đủ 20 răng sữa Hệ thần kinh ngày càng hoàn thiện dần, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện Lúc 2 tuổi tỷ lệ đầu/thân là 1/5 Số phản xạ có điều kiện trẻ học được ngày càng nhiều và tốc độ hình thành càng nhanh Ngôn ngữ ngày càng phát triển Trẻ hơn 1 tuổi bắt đầu biết nói bi bô sau đó trẻ hiểu lời nói Số lượng từ ngày càng phong phú Lúc 2 tuổi trẻ tích lũy được khoảng 400 từ, 3 tuổi đã tăng lên 1000 từ và đến 6 tuổi trẻ đã có vốn từ khoảng 4000 từ nên đã có thể biết đọc, biết viết chuẩn bị cho tuổi đi học, lúc này tỷ lệ đầu/thân là 1/6 Sự phối hợp giữa các chức năng ngày càng hoàn thiện Kết quả sự phối hợp giữa hệ cơ, hệ thần kinh giúp hình thành những thói quen và tính hiếu động ở trẻ Trẻ thích tò mò tìm hiểu môi trường xung quanh, nhu cầu giao tiếp tăng và thích tập thể, bạn bè

e) Thời kỳ thiếu niên: Từ 7 đến 15 tuổi Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Từ 7 - 11 tuổi là tuổi học sinh tiểu học

- Từ 12 - 15 tuổi là tuổi tiền dậy thì - học sinh trung học cơ sở

Thời kỳ này đặc trưng bởi sự phát triển hoàn thiện dần của các cơ quan trong cơ thể Hệ vận động phát triển cân đối và tương đối đồng đều Chiều cao mỗi năm tăng khoảng 4 - 5 cm và khối lượng cơ thể tăng 2 - 3 kg/ năm Cơ tay, cơ chân và các cơ lớn phát triển mạnh làm động tác trẻ trở nên mạnh mẽ hơn Song khả năng thực hiện các động tác tinh vi lại tương đối khó khăn Đã có sự cốt hóa hoàn toàn của xương bàn tay Răng sữa bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn và quá trình thay răng kéo dài đến lúc trẻ 14 - 15 tuổi Bộ xương vẫn tiếp tục phát triển vì chưa cốt hóa hoàn toàn Các cơ

Trang 11

sâu ở phần lưng còn yếu, cột sống còn mềm vì vậy ở lứa tuổi này trẻ dễ bị cong vẹo cột sống nếu có tư thế ngồi học không đúng Hệ thần kinh hoàn thiện, tế bào vỏ não đã biệt hóa hoàn toàn và vai trò của bán cầu đại não ngày càng tăng và phức tạp hơn, các đường dẫn truyền đã hoàn thiện Thùy trán (liên quan đến ngôn ngữ) phát triển mạnh lúc trẻ 6 tuổi Khả năng phán đoán, trí thông minh phát triển giúp trẻ thích nghi với chức năng học tập là chủ yếu trong giai đoạn này

g) Thời kỳ dậy thì

Giới hạn của thời kỳ này không ổn định vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giới tính, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế - xã hội Thường trẻ em thành phố dậy thì sớm hơn trẻ em nông thôn Trẻ được nuôi dưỡng tốt dậy thì sớm hơn trẻ có hoàn cảnh khó khăn Nữ dậy thì sớm hơn nam

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự hoạt động mạnh của các nội tiết tố sinh dục, xuất hiện những dấu hiệu sinh dục phụ như: Vỡ giọng ở nam, mọc râu, ngực nở, mông to ở nữ Tốc độ sinh trưởng tăng nhanh đạt 5 - 8 cm/ năm và khối lượng tăng 4- 8 kg/ năm Xương chi phát triển mạnh nên cơ thể gầy, cao lều khều Trong khi đó thì lồng ngực lại lép do các xương sườn không phát triển nên nhịp thở khó khăn Sự phát triển nhanh chóng của hệ vận động làm cho các động tác không phối hợp được tốt chính vì vậy trẻ trở

Tuổi dậy thì hoàn toàn 15 năm 2 tháng ±1 năm 3 tháng 13 năm 6 tháng ±1 năm Phổi phát triển khá hoàn chỉnh làm dung tích sống tăng lên rõ rệt Xuất hiện 2 kiểu hô hấp đặc trưng ở 2 giới là: Hô hấp bụng ở nam và hô hấp ngực ở nữ

Hoạt động tim được tăng cường làm kích thước tim được tăng lên rõ rệt, song các mạch máu lại phát triển chậm nên đã xuất hiện sự trục trặc trong hệ tuần hoàn Kết quả là huyết áp tăng, nhịp tim rối lọan Do không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về máu đối với các cơ quan đang phát triển nên trẻ em ở lứa tuổi này thường hay mệt mỏi Sự phát triển không đồng đều của tim mạch đã ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn não gây hiện tượng đói oxy, chính vì vậy làm trẻ kém tập trung, trí nhớ giảm Hoạt động của hệ tim mạch cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mặt tình cảm, nếu trẻ không được sự quan tâm của cha mẹ và xã hội sẽ gây những tổn thương tình cảm nặng nề có thể dẫn đến rối loạn thần kinh chức năng (điên) Một số chỉ số hình thái của học sinh tiểu học được thể hiện qua bảng 1.2

Trang 12

Bảng 1.2 Một số chỉ số hình thái của học sinh lứa tuổi tiểu học (Theo GTSH người Việt Nam - 2003)

Nhìn chung sự phân chia các thời kỳ phát triển của trẻ chỉ mang tính chất tương đối, ranh giới của các thời kỳ không thực sự rõ ràng và còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của mỗi trẻ

Câu hỏi và bài tập

1 Phân tích các khái niệm giải phẫu và sinh lý người, phân tích tầm quan trọng của môn

học?

2 Chứng minh cơ thể người là một khối thống nhất

3 Phân tích các quy luật sinh trưởng và phát triển ở trẻ em

4 Thảo luận đặc điểm của các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở trẻ em

5 Dựa vào tiêu chí của WHO, thực hành đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi tiểu học theo các chỉ số cân nặng/tuổi; chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao Cách nhận biết và phòng các bệnh béo phì, suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trang 13

Chương 2 HỆ THẦN KINH VÀ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH Ở TRẺ (4 tiết LT + 4 tiết TH)

2.1 Hệ thần kinh

2.1.1 Vai trò của hệ thần kinh: Hệ thần kinh có vai trò quan trọng nhất thông qua 4

chức năng cơ bản:

- Chức năng thực vật: Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của tất cả các cơ quan bên trong trong cơ thể đảm bảo cơ thể người là một khối thống nhất

- Chức năng vận động: Hệ thần kinh động vật điều khiển mọi hoạt động vận động của cơ thể

- Chức năng cảm giác: Hệ thần kinh giúp thu nhận các thông tin từ môi trường ngoài đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường

- Hoạt động thần kinh cấp cao: giúp con người có những hoạt động tư duy như trí nhớ, học tập, sáng tạo và các hoạt động tâm lý đa dạng

2.1.2 Cấu tạo của hệ thần kinh

a) Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh (Tế bào thần kinh - nơron)

Hệ thần kinh được cấu tạo bởi khoảng một trăm tỷ tế bào thần kinh hay còn gọi là nơron Nơron vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh

Cấu tạo: Nơron là những tế bào đã được biệt hóa cao Mỗi nơron có 3 phần là: Thân, sợi

nhánh (đendrite) và sợi trục (axon)

- Thân: có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình que, hình tháp, hình sao hay

hình quả lê Đường kính thân thay đổi từ 4 m đến 130 m Thân nơron có màng, tế bào chất và nhân Màng nơron có nhiệm vụ tiếp nhận kích thích Nhân điều khiển mọi hoạt động của nơron và mang thông tin di truyền Tế bào chất dẫn truyền và giữ lại dấu vết các xung động thần kinh Trong tế bào chất có các hạt Niss màu xám (nên thân nơron có màu xám) có nhiệm vụ dự trữ năng lượng cho nơron Ở não và tủy sống tập trung nhiều thân nơron tạo thành vùng chất xám

- Các rễ: Bao gồm sợi trục và sợi nhánh Sợi trục là những tua bào tương, đầu tận cùng

phân thành nhiều nhánh và có các cúc tận cùng Trong cúc tận cùng có chứa các chất môi giới thần kinh Sợi trục có nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh Mỗi nơron thường có một sợi trục và nhiều sợi nhánh Sợi nhánh làm nhiệm vụ nhận tác nhân kích thích hoặc xung động thần kinh nên còn gọi là “lối vào” Sợi trục dẫn truyền xung động thần kinh từ nơron này sang nơron khác còn gọi là “lối ra” của xung thần kinh

Có 2 loại sợi trục thần kinh là sợi có màng myelin và sợi không có màng myelin Màng myelin màu trắng, có khả năng cách điện, đảm bảo sự dẫn truyền riêng lẻ giữa các sợi thần kinh Giữa các nơron là xinap Một xinap gồm có màng trước, khe xinap rộng khoảng 50 A0 và màng sau xinap

Chức năng: Nơron có 2 chức năng chính là hưng phấn và dẫn truyền xung động thần

kinh

Trang 14

- Hưng phấn: Là sự thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động, biểu hiện trước hết ở sự xuất hiện dòng điện thế hoạt động của nơron

- Sự dẫn truyền của nơron: Trong nơron hưng phấn được dẫn truyền theo một chiều, từ sợi nhánh sang thân nơron rồi qua sợi trục dài Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc vào cấu tạo

của sợi thần kinh Những sợi có đường kính lớn dẫn truyền nhanh hơn các sợi có đường kính nhỏ Sợi có màng miêlin dẫn truyền nhanh hơn sợi không có màng miêlin

Hình 2.1 Cấu tạo của tế bào thần kinh (nơron)

b) Các phần của hệ thần kinh người

Hình 2.2 Cấu tạo của hệ thần kinh người

Từ hàng trăm tỉ nơron cấu tạo nên hệ thần kinh ở người, gồm có thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên Thần kinh trung ương gồm não và tủy sống, thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh (gồm dây thần kinh tự chủ và dây thần kinh tự động Trong dây thần kinh tự động có dây giáo cảm và dây phó giao cảm) và hạch thần kinh Mỗi phần có cấu tạo và chức năng khác nhau

Dây thần kinh có 3 loại là dây thần kinh hướng tâm, dây thần kinh ly tâm và dây thần kinh pha Ở người có 31 đôi dây thần kinh tủy (đều là dây pha) và 12 đôi dây thần

Trang 15

11

kinh sọ não Hạch thần kinh là những khối noron nằm ngoài phần trung ương thần kinh, trong đó có 2 chuỗi nằm hai bên cột sống (chuỗi hạch thần kinh dinh dưỡng) và một hạch

lớn nằm ở khoang bụng gọi là hạch mặt trời

2.1.3 Sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ em lứa tuổi tiểu học

Ở trẻ em, nơron có cấu tạo chưa hoàn chỉnh Khi trẻ mới sinh ra, các sợi trục thần kinh chưa được myelin hóa hoàn toàn và kích thước nhỏ Sau đó, các nơron lớn dần lên và các sợi trục được myelin hóa làm cho khối lượng mô thần kinh tăng lên Quá trình này xảy ra mạnh nhất trong 3 năm đầu và đến lúc trẻ 12 - 13 tuổi thì tương đối hoàn thiện Khi trẻ 1 tuổi, não lớn gấp đôi, đến 3 tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh Sự hoàn thiện của cấu trúc nơron và sự myelin hóa các sợi thần kinh diễn ra không đồng đều Các sợi cảm giác được myelin hóa sớm hơn các sợi vận động Tốc độ myelin hóa các sợi thần kinh cũng như sự phát triển của các nơron liên quan tới sự hoạt động của nó Nhưng chính hoạt động của các nơron lại thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc của chúng

a) Sự phát triển của tủy sống

Khối lượng và kích thước của tủy sống có những biến đổi rõ rệt theo chiều cao của trẻ Sau năm đầu, khối lượng của tủy sống tăng gấp đôi, 5 tuổi tăng gấp 3, lúc 14 - 15 tuổi tăng gấp 4 - 5 lần Khi mới lọt lòng mẹ, tủy sống của trẻ kéo dài đến đốt thắt lưng thứ 3 và dài khoảng 14 - 16 cm (bằng 1/3 tủy sống người trưởng thành), ở người trưởng thành tủy sống kết thúc ở đốt thắt lưng thứ 2 Tủy sống ở trẻ sơ sinh đã tham gia tích cực vào các phản xạ dinh dưỡng, như các phản xạ tiêu hóa, bài tiết

b) Sự phát triển của não

Não trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ, khối lượng chỉ khoảng 380 - 400 gam, chiếm 1/8 khối lượng cơ thể (người trưởng thành chiếm 1/40 - 1/50) Khối lượng của não tăng lên mạnh trong năm đầu Trẻ 1 tuổi, khối lượng não tăng gấp đôi lúc sơ sinh, sau đó tiếp tục tăng trung bình mỗi tháng khoảng 30 gam và tốc độ tăng khối lượng não giảm dần, 3 tuổi tăng gấp 3 và nặng khoảng 1.050 gam, 6 tuổi não nặng khoảng 1.070 gam đến 9 tuổi khoảng 1.300 gam (chỉ kém não người trưởng thành 100 gam) Đến tuổi dậy thì, khối lượng của não hầu như không thay đổi nhưng có sự biến đổi mạnh mẽ về chức năng

Sự tăng khối lượng não ở trẻ chủ yếu là do sự tăng kích thước nơron và sự phân hóa các trục thần kinh Số lượng nơron không tăng mà chỉ thay đổi về kích thước Đến 3 tuổi kích thước nơron đã gần giống như người trưởng thành, các nhánh mọc thêm và chiếm nhiều chỗ hơn Các tế bào lớn lên và phân nhánh tạo nên các lớp khác nhau ở vỏ bán cầu đại não và diện tích cũng tăng lên Lúc 2 tuổi, diện tích bề mặt vỏ não tăng gấp 2,5 lần, lúc này đã xuất hiện thêm nhiều rãnh, hồi mới Quá trình này diễn ra liên tục và và cao nhất là lúc 5 tuổi Khi trẻ 7 - 14 tuổi, các rãnh và hồi não đã có hình dạng giống như người trưởng thành Đồng thời cũng xuất hiện một số vùng mới trên vỏ não như vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết

Tiểu não trẻ em phát triển muộn hơn vỏ não nhưng tốc độ phát triển lại nhanh hơn Ở trẻ sơ sinh, tiểu não kém phát triển Tiểu não lớn nhanh nhất trong năm đầu và sau đó

Cấu trúc nơron và myelin hóa: Nơron ở trẻ chưa hoàn chỉnh, kích thước nhỏ và chưa myelin hóa đầy đủ khi mới sinh Quá trình phát triển mạnh mẽ trong 3 năm đầu và hoàn thiện tương đối ở 12 - 13 tuổi

Myelin hóa ảnh hưởng đến khối lượng mô thần kinh.

Tăng khối lượng theo chiều cao, đạt đỉnh vào 14 - 15 tuổi Tham gia vào các phản xạ dinh dưỡng và bảo vệ.

Kích thc và khi lng: Não tr s sinh nh, chim 1/8 khi lng c th, tng gp ôi vào tui 1 và tip tc tng trung bình 30g/tháng n 3 tui, nng 1.050g, 6 tui 1.070g, và 9 tui 1.300g Tc tng gim dn sau 3 tui.

Kích thước và khối lượng: Não trẻ sơ sinh nhỏ, chiếm 1/8 khối lượng cơ thể, tăng gấp đôi vào tuổi 1 và tiếp tục tăng trung bình 30g/tháng Đến 3 tuổi, nặng 1.050g, 6 tuổi 1.070g, và 9 tuổi 1.300g Tốc độ tăng giảm dần sau 3 tuổi.

Sự tăng khối lượng: Chủ yếu từ tăng kích thước nơron và phân hóa trục thần kinh Kích thước nơron gần giống người trưởng thành vào 3 tuổi, với nhánh mọc thêm và chiếm nhiều chỗ hơn Vỏ bán cầu đại não phát triển liên tục, với diện tích bề mặt tăng gấp 2,5 lần lúc 2 tuổi và cao điểm vào 5 tuổi.

Trang 16

tốc độ phát triển giảm dần Trẻ 1 - 2 tuổi, tiểu não đã có khối lượng và kích thước gần với người trưởng thành, trẻ 6 - 15 tuổi tiểu não không biến đổi nhiều

Hành tủy và não giữa trẻ 5 - 6 tuổi đã giữ vị trí và chức năng như người trưởng thành Thời kỳ thai nhi, não giữa phát triển khá rõ Sau khi đứa trẻ ra đời, não giữa tiếp tục phát triển hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng, các đường dẫn từ vỏ não xuống não giữa đã được hoàn thiện hơn

Vùng trán của bán cầu đại não phát triển mạnh lúc trẻ 6 tuổi, điều này ảnh hưởng đến sự tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ em

c) Quá trình myelin hóa sợi thần kinh ở trẻ

Quá trình myelin các sợi thần kinh bắt đầu vào tháng thứ 4 - 5 của bào thai, sau khi sinh quá trình này diễn ra mạnh và kết thúc lúc trẻ 5 - 6 tuổi Sự myelin hóa các sợi thần kinh có ý nghĩa lớn, nó giúp cho các xung động thần kinh được truyền đi một cách riêng biệt theo từng sợi, cũng như lan truyền đến các phần khác nhau của não một cách chính xác, từ đó các hoạt động của trẻ được hoàn thiện hơn

Quá trình myelin hóa các dây thần kinh tủy sống xảy ra từ tháng thứ 3, khi trẻ được 3 tuổi quá trình myelin hóa gần như hoàn chỉnh, tuy nhiên các màng myelin vẫn tiếp tục phát triển sau nhiều năm nữa Bản chất các bao myelin là lipid, vậy nên trong khẩu phần ăn của trẻ em cần đảm bảo đủ lượng thức ăn giàu lipid giúp quá trình hoàn thiện cấu trúc cửa nơron thuận lợi

2.2 Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em lứa tuổi tiểu học

2.2.1 Học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov

Hoạt động thần kinh cấp cao là hoạt động phản xạ của não bộ, nó thể hiện cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể bằng con đường thần kinh – thể dịch thông qua các hoạt động phản xạ và ức chế các phản xạ Nhờ có hoạt động thần kinh cấp cao mà con người thực hiện hoạt động học tập, tư duy, có các cảm xúc và hành vi thích hợp với môi trường sống luôn thay đổi Mọi hoạt động sống của con người đều là phản xạ Theo I.P.Pavlov phản xạ có điều kiện là đơn vị hoạt động của thần kinh cấp cao, được hình thành trên cơ sở đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não, toàn bộ học thuyết đươc xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản

a) Nguyên tắc quyết định luận

Mọi phản xạ đều là những phản ứng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể Phản xạ là kết quả phản ứng của não bộ và mỗi phản xạ đều do một nguyên nhân nhất định tạo ra Vậy có thể thấy, mọi hoạt động hành vi đều có nguyên nhân và được xác định về mặt không gian và thời gian

b) Nguyên tắc cấu trúc

Theo nguyên tắc này mọi hoạt động hành vi đều có cơ sở vật chất của nó Cơ sở vật chất của hành vi là các phản xạ có điều kiện Cơ sở sinh lý của phản xạ có điều kiện là các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các nhóm tế bào trên vỏ não Điều này có

Tiểu não: Phát triển muộn hơn vỏ não, tăng nhanh nhất trong năm đầu và sau đó tốc độ phát triển giảm dần Trẻ 1-2 tuổi, tiểu não gần bằng người trưởng thành, không biến đổi nhiều từ 6-15 tuổi.

Hành tủy và não giữa: 5-6 tuổi giữ vị trí và chức năng như người trưởng thành Phát triển rõ từ thai nhi đến sau khi trẻ ra đời.Vùng trán của bán cầu đại não: Phát triển mạnh vào 6 tuổi, ảnh hưởng đến tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ em.

Trang 17

nghĩa bất kỳ một hành vi nào cũng do một hay một nhóm cấu trúc nhất định trên vỏ bán cầu đại não tham gia và thực hiện

c) Nguyên tắc phân tích và tổng hợp

Muốn nhận biết thế giới khách quan, não bộ luôn dựa vào hoạt động của hệ thần kinh và cơ quan phân tích Trong hệ thần kinh luôn xảy ra hai quá trình cơ bản là phân tích và tổng hợp Quá trình phân tích xảy ra ngay tại các cơ quan nhận cảm Vỏ bán cầu đại não đảm nhận chức năng phân tích và tổng hợp cao cấp nên điều khiển mọi hoạt động hành vi

2.2.2 Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Mọi phản xạ ở người chia làm 2 nhóm là không điều kiện và có điều kiện Phản xạ không điều kiện là những phản ứng bẩm sinh của cơ thể

Phản xạ có điều kiện là những phản ứng hình thành trong quá trình sống của cá thể Hai loại này có những đặc điểm khác nhau

Bảng 2.1 Các đặc điểm của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Đặc

điểm

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

1 Bẩm sinh, di truyền Hình thành trong quá trình sống 2 Đặc trưng cho loài Mang tính đặc trưng cho cá thể 3 Tính ổn định cao Thay đổi tùy theo điều kiện sống 4 Liên quan đến cơ quan thụ cảm

nhất định

Không liên quan đến trường thụ cảm 5 Hạn chế về số lượng Không hạn chế về số lượng

6 Không cần luyện tập, không cần sự tham gia của bán cầu đại não

Phải luyện tập thường xuyên, vỏ não hoạt động bình thường

a) Phân loại phản xạ không điều kiện

Tất cả các phản xạ không điều kiện, tuỳ thuộc vào chức năng được phân ra thành một số nhóm như sau:

1/ Các phản xạ dinh dưỡng, liên quan đến việc tiếp nhận và tiêu hoá thức ăn

2/ Các phản xạ bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ cơ thể một cách chủ động hay thụ động chống lại các tác động khác nhau

3/ Các phản xạ sinh dục

4/ Các phản xạ định hướng và thực thể, đảm bảo nội cân bằng trong cơ thể khi điều kiện môi trường thay đổi

b) Phân loại phản xạ có điều kiện: Có 2 loại chính là phản xạ có điều kiện tự nhiên và

phản xạ có điều kiện nhân tạo

1/ Phản xạ có điều kiện tự nhiên

Trang 18

Ví dụ về phản xạ có điều kiện tự nhiên là phản ứng với mùi thịt Việc trẻ nhận biết được mùi thịt, thực tế là một phản xạ có điều kiện Đây cũng chính là phản xạ có điều kiện tự nhiên được hình thành với sự tham gia của phân tích quan khứu giác Đặc điểm của các phản xạ có điều kiện tự nhiên là rất bền vững Chúng rất khó bị ức chế và nếu có bị ức chế do một nguyên nhân nào đó, thì cũng rất dễ phục hồi Đây là cơ sở cho việc tạo ra khẩu vị ăn uống mỗi trẻ mỗi khác

2/ Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Có nhiều loại tùy

- Phản xạ có điều kiện với kích thích từ thụ quan bên trong hay bên ngoài cơ thể - Phản xạ có điều kiện nhiều cấp

- Phản xạ có điều kiện với kích thích thời gian

2.2.3 Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Hiện nay có 3 quan điểm về cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Theo quan điểm của Pavlôv, phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở xuất hiện các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai nhóm tế bào thần kinh thuộc các trung

khu khác nhau trên vỏ não

Kết quả nghiên cứu bằng vi điện cực (Rabinovich,1975) cho thấy, có khoảng 30 - 94% trong số các nơron thuộc vỏ não và các trung khu dưới vỏ có khả năng tham gia vào việc tạo ra đường liên hệ thần kinh tạm thời Cũng nhờ sự lan toả hưng phấn như vậy mà phản xạ có điều kiện mới hình thành sẽ ngày được củng cố bền vững hơn

Dựa vào sự thay đổi hình ảnh trên điện não đồ cho thấy, quá trình hình thành phản xạ có điều kiện gồm 3 giai đoạn, những thay đổi trên điện não đồ thường xuất hiện sớm hơn

so với những thay đổi về mặt hành vi

2.2.4 Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện

Điều kiện đầu tiên là sự trùng lặp về mặt thời gian giữa tác động của kích thích có

điều kiện (tín hiệu) với tác nhân củng cố không điều kiện

Điều kiện thứ hai là tín hiệu phải xuất hiện trước tác nhân củng cố không điều kiện

Trong trường hợp tín hiệu và tác nhân củng cố xuất hiện cùng một lúc, thì phản xạ có điều kiện rất khó thành lập Ngoài ra còn có các điều kiện khác (theo hình 2.3) Tín hiệu phải xuất hiện trước và vô quan

Não bộ tỉnh táo, hoạt động bìnhthường Trùng lặp thời gian giữa tín hiêu – tác nhân củng cố

Trang 19

2.2.5 Ức chế của phản xạ có điều kiện

Trong các tình huống khác nhau, phản xạ có điều kiện có thể bị chèn ép hay không xuất hiện, đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện Có 2 loại ức chế là ức chế ngoài và ức chế trong

a) Ức chế ngoài (ức chế không điều kiện)

Là ức chế mà nguyên nhân gây ra nó nằm ngoài vòng phản xạ Có hai loại ức chế không điều kiện là: ức chế ngoại lai và ức chế vượt hạn

- Ức chế ngoại lai xuất hiện khi có kích thích bên ngoài mới, lạ tác động lên cơ thể vào

đúng lúc xảy ra phản xạ có điều kiện Ức chế này cũng xuất hiện khi ta rơi vào một môi trường không quen biết, khi các yếu tố bên ngoài tác động lên cơ thể hoàn toàn mới lạ

Ví dụ: Trẻ đang tập trung học nhưng có người lạ vào lớp trẻ sẽ mất tập trung

- Ức chế vượt hạn xuất hiện khi kích thích tác động lên cơ thể quá mạnh Ngoài ra, ức chế

vượt hạn còn xuất hiện trong trường hợp kích thích có cường độ bình thường, nhưng tác động quá kéo dài, do khả năng làm việc của các nơron trên vỏ não về mặt tiếp nhận cường độ và thời gian tác động của kích thích chỉ có giới hạn Ví dụ tiết học kéo dài sẽ làm trẻ bị ức chế nên việc tập trung vào bài học những phút cuối sẽ hạn chế (vượt giới hạn về cường độ và thời gian)

Cả hai loại ức chế trên đều không cần luyện tập Chúng đều có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ các tế bào thần kinh tránh sự suy kiệt, bị tổn thương do các kích thích quá mạnh hoặc kéo dài tác động

b) Ức chế trong (ức chế có điều kiện):

Là ức chế xảy ra do nguyên nhân nằm ngay trong vòng phản xạ bị ức chế Ức chế có

điều kiện có bốn loại là: ức chế tắt, ức chế chậm, ức chế phân biệt và ức chế có điều kiện

- Ức chế tắt xuất hiện khi các kích thích có điều kiện không được củng cố thường xuyên

Chẳng hạn trẻ học thuộc bài rồi nhưng không ôn luyện sẽ quên dần

Ức chế tắt có ý nghĩa sinh học rất quan trọng đối với cuộc sống của con người Nhờ có ức chế tắt mà các thói hư tật xấu, những thói quen lỗi thời sẽ bị biến mất khi chúng không được củng cố Đối với trẻ em, ức chế tắt rất khó thành lập Chính vì vậy, những thói hư tật xấu bị nhiễm từ thời thơ ấu rất khó sửa chữa Cơ sở sinh lý của ức chế tắt là loại bỏ những đường liên hệ thần kinh tạm thời không cần thiết cho cuộc sống, quên đi tất cả những gì không quan trọng đã xảy ra trước đây

- Ức chế chậm (ức chế trì hoãn) xuất hiện khi khoảng cách về mặt thời gian giữa các kích

thích có điều kiện và tác nhân củng cố không điều kiện bị kéo dài ra Do khoảng cách về mặt thời gian giữa hai kích thích bị kéo dài ra nên trong lúc chưa được củng cố, kích thích có điều kiện đã gây ra hiện tượng ức chế trên vỏ não

Về mặt ý nghĩa sinh học, ức chế chậm là sự kiềm chế trong hoạt động hàng ngày để có thể thực hiện các công việc một cách tốt nhất, để các phản ứng trở nên chính xác, thận trọng Đối với trẻ em, ức chế chậm hình thành rất khó khăn Chính vì vậy, các học sinh nhỏ thường không kiềm chế được hoạt động hành vi của mình

Trang 20

- Ức chế phân biệt cho thấy khả năng phản ứng một cách chọn lọc của vỏ bán cầu đại não

đối với các tín hiệu khác nhau Nhờ ức chế này mà phản xạ không xảy ra với kích thích không được củng cố (nghĩa là giúp cơ thể phân biệt được kích thích được củng cố và kích thích không được củng cố) Ví dụ trong lúc nghe giảng bài trẻ còn nghe nhiều âm thanh như tiếng nhạc, tiếng xe…nhưng nhờ ức chế phân biệt nên các tiếng động khác không được chú ý để trẻ tập trung nghe giảng

Ức chế phân biệt giúp mọi hành vi trở nên chính xác, tương ứng với các đòi hỏi thực tế của môi trường sống

Tóm lại, Ức chế là bộ phận quan trọng của hoạt động thần kinh cấp cao Toàn bộ quá trình ức chế hoạt động phản xạ có điều kiện được chia thành hai nhóm: ức chế không điều kiện và ức chế có điều kiện Ức chế không điều kiện còn gọi là ức chế ngoài vì tác nhân tạo ra ức chế nằm bên ngoài cung phản xạ có điều kiện Có hai loại ức chế không

điều kiện là: ức chế ngoại lai và ức chế vượt hạn Đây là các loại ức chế xuất hiện dưới tác

động của các kích thích mới lạ hay các kích thích quá mạnh, quá kéo dài

Đặc điểm của ức chế có điều kiện hay ức chế trong là phải luyện tập mới có, tác nhân tạo ra ức chế nằm ngay trong cung phản xạ có điều kiện Ức chế trong gồm 4 loại: ức chế tắt, ức chế chậm, ức chế phân biệt và ức chế có điều kiện Muốn có ức chế trong, hệ thần kinh phải hoạt động bình thường và phải luyện tập thường xuyên Nhờ có ức chế trong mà cá thể mới thích nghi được với môi trường một cách tốt nhất Ức chế trong tạo cho con người khả năng kiềm chế trong hành động, biết suy xét, lựa chon các tình huống khác nhau để có được các phản ứng thích hợp nhất trong các tình huống cụ thể

2.2.6 Các quy luật hoạt động của thần kinh cấp cao

Hoạt động thần kinh cấp cao được xây dựng trên cơ sở của hai quá trình cơ bản của noron là hưng phấn và ức chế Hai quá trình này hoạt động và chuyển hóa theo các quy luật nhất định

a) Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế

Theo Pavlov “Bất cứ một kích thích nào kéo dài ít hay nhiều, khi đã chạm đến một điểm nhất định của bán cầu đại não, dù cho ý nghĩa sinh tồn của nó to lớn đến đâu đi nữa, và tất nhiên nếu nó chẳng có hậu quả gì đối với đời sống, nếu kích thích ấy không đi đôi với những kích thích đồng thời của những điểm khác, thì nhất định sớm hay muộn nó sẽ dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ” Trong cuộc sống hàng ngày quy luật này thể hiện rất rõ Trẻ sẽ buồn ngủ khi thầy giảng bài đều đều kéo dài, hay trẻ sẽ ngủ ngon khi nghe tiếng ru của mẹ hoặc khi hoạt động mệt Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ não bộ và toàn bộ cơ thể

b) Quy luật lan toả và tập trung

Các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện trên vỏ não không dừng lại ở một điểm chúng sinh ra mà lan rộng ra mọi hướng trên vỏ não Sự lan toả này không phải vô hạn mà phụ thuộc vào hưng tính và cường độ kích thích tác động Sau khi lan tỏa ra xung quanh chúng lại thu hẹp dần và cuối cùng về vị trí xuất phát và đó là hiện tượng tập trung

Trang 21

Quy luật lan tỏa và tập trung thể hiện rõ nét qua hoạt động từ thức (hưng phấn) chuyển sang ngủ (ức chế) và ngược lại

c) Quy luật cảm ứng qua lại

Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập xung quanh mình (không gian) hoặc tiếp sau mình (thời gian) của các quá trình hưng phấn và ức chế Ví dụ: chú ý học bài không nghe tiếng gọi (cảm ứng không gian), nhắm mắt lại nghỉ ngơi vài phút sẽ thấy sự

vật rõ hơn (cảm ứng thời gian) Có hai loại: cảm ứng dương tính và cảm ứng âm tính

Cảm ứng dương tính là loại cảm ứng xuất hiện do quá trình ức chế gây nên Ví dụ trẻ

lâu ngày khi được cho đi chơi thì rất phấn khởi chạy nhảy vui vẻ Cảm ứng âm tính là cảm

ứng xuất hiện do hưng phấn gây nên Ví dụ khi trẻ bị nhốt sẽ rất khó chịu trong thời gian đầu Khác với các phản xạ và ức chế có điều kiện, hiện tượng cảm ứng không đòi hỏi bất

kỳ một sự luyện tập nào

d) Quy luật tính hệ thống

Trong cuộc sống các kích thích không tồn tại riêng lẻ mà thường tạo thành một tổ hợp đồng thời hoặc nối tiếp Mỗi một sự vật là một tổ hợp đồng thời của các kích thích do thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác hay cả xúc giác tham gia Nên để thích nghi với môi trường, não bộ phải có khả năng phản ứng, phân biệt một cách chính xác hệ thống này với hệ thống khác hoặc tổ hợp các kích thích riêng lẻ thành thể thống nhất Để hiểu quy luật tính hệ thống trong hoạt động thần kinh cấp cao, trước tiên chúng ta phải xét chức năng phân tích và tổng hợp của não bộ

Quy luật này thể hiện rõ trong việc hình thành các chuỗi hoạt động Đó là một hệ thống các phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một khoảng thời gian xác định trong một thời gian dài, sau đó chỉ cần một phản xạ đầu xảy ra thì chuỗi phản xạ tiếp theo được thực hiện Ví dụ trẻ học thuộc các bài tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hay hoạt động trong ngày Đây là cơ sở xây dựng nếp sống khoa học cho trẻ

e) Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều kiện

Theo quy luật này, giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ tỷ lệ thuận Quy luật này chỉ mang tính chất tương đối Vì đối với bất kỳ kích thích nào cũng tồn tại “giới hạn cường độ” nhất định Kích thích quá yếu, chưa tới ngưỡng sẽ không tạo ra phản ứng Khi vượt quá giới hạn nhất định, thì việc tăng cường độ của kích thích sẽ làm giảm độ lớn của phản ứng vì kích thích quá mạnh sẽ làm xuất hiện ức chế vượt hạn Nói tóm lại, trong giới hạn nhất định, cường độ của phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào cường độ của kích thích có điều kiện

2.2.7 Hệ thống tín hiệu hai a) Các hệ thống tín hiệu

Mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường được thực hiện qua sự tác động của các kích

thích vào các thụ quan rồi từ đó truyền tới bán cầu đại não Kích thích tác động lên cơ thể

Trang 22

nhằm báo trước sự xuất hiện của một hiện tượng hay sự việc nào đó được gọi là tín hiệu

I.P Pavlôv gọi cách tác động của tín hiệu để tạo ra phản ứng như vậy là hệ thống tín hiệu thứ nhất Ngoài ra, tiếng nói và chữ viết đều tham gia vào việc hình thành hệ thống tín hiệu mới đó là hệ thống tín hiệu thứ hai

b) Hệ thống tính hiệu thứ nhất

Tín hiệu thứ nhất hay còn gọi tín hiệu cụ thể là những sự vật hiện tượng cụ thể trực tiếp như ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc…

Bất kỳ kích thích nào tác động lên các thụ quan cũng sẽ trở thành tín hiệu nhờ có hoạt động của vỏ não Vì vậy, hệ thống tín hiệu thứ nhất có đầy đủ các tính chất của phản xạ có điều kiện Nó được phát triển và hoàn chỉnh hoá dần dần trong cuộc sống nhằm tạo ra khả năng thích nghi tốt nhất giữa cơ thể với môi trường luôn thay đổi Hệ thống tín hiệu thứ nhất là hoạt động đặc trưng cho hệ thần kinh của con người, nó biểu hiện rõ ở trẻ em trong 6 tháng đầu tiên của thời kỳ phát triển sau phôi thai Hệ thống tín hiệu thứ nhất cũng gọi là tín hiệu của sự vật và là cơ sở để hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai

c) Hệ thống tín hiệu thứ hai

Hệ thống tín hiệu thứ hai hay còn gọi tín hiệu của tín hiệu là toàn bộ hoạt động của vỏ não đặc trưng cho con người do ngôn ngữ đảm nhiệm Tiếng nói đã thay thế các kích thích thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất nhằm tạo ra khả năng phản ứng, không chỉ đối với các vật cụ thể mà cả với tên gọi của chúng Mối liên hệ giữa tiếng nói và các kích thích cụ thể được thực hiện theo nguyên tắc hình thành các phản xạ có điều kiện - tạo ra các đường liên hệ thần kinh tạm thời

Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, là lời nói, có thể nhìn thấy, nghe thấy và tư duy được Nó được hình thành và phát triển dần dần trong quá trình phát triển cá thể trong môi trường sống nhất định Đối với con người, ngôn ngữ là một kích thích giống như các sự vật và hiện tượng của môi trường xung quanh Ở người, bất kỳ một tác nhân kích thích nào cũng liên quan với ngôn ngữ Các tín hiệu ngôn ngữ đã khái quát hoá các tín hiệu thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất Trong quá trình sống, ngôn ngữ đã liên hệ mật thiết với tất cả các kích thích bên trong, lẫn kích thích bên ngoài tác động lên bán cầu đại não Nó đã trở thành tín hiệu và thay thế các kích thích đó Cũng chính nhờ vậy mà ngôn ngữ cũng tạo ra các phản ứng giống như kích thích cụ thể bình thường

Ví dụ, ở một em bé từ 1 - 8 tuổi đã hình thành được phản xạ vận động nào đó đối với tiếng chuông Khi phản xạ đã hình thành, ta chỉ cần nói hay viết chữ “chuông” rồi đưa cho em bé xem là phản ứng đã xuất hiện Ngược lại, khi phản xạ đã hình thành với chữ “chuông” thì sau khi nghe tiếng chuông rung phản ứng cũng xuất hiện Điều này thực hiện được vì ngôn ngữ đã hoàn toàn thay thế được kích thích âm thanh cụ thể

So với hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai có đặc điểm nổi bật là có khả năng trừu tượng hoá và khái quát hoá các sự vật hiện tượng Từ ngữ không chỉ làm vật đại diện, làm tín hiệu cho một sự vật hiện tượng mà còn có thể thay thế cho hàng loạt sự vật hiện tượng tương tự hoặc liên quan mật thiết với nhau Vậy nên hệ thống tín hiệu hai là cơ sở sinh lý của tư duy con người

Trang 23

Hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai liên quan mật thiết với nhau về mặt chức năng, chúng phụ thuộc vào nhau Sự nhận thức đầy đủ các sự vật, hiện tượng chỉ có được khi có sự tác động qua lại giữa hai hệ thống Do đó, trong giáo dục học sinh tiểu học rất cần thiết kết hợp lời giảng với các biểu tượng trực quan để tăng hiệu quả dạy học

2.2.8 Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở học sinh tiểu học

Trẻ 6 tuổi bắt đầu học đọc và viết nên bắt đầu sử dụng các khái niệm thoát khỏi các hành động

Trẻ 7 tuổi, thuỳ trán đã hoàn thiện hơn nên xuất hiện khả năng duy trì chương trình hành động gồm một vài động tác và khả năng dự kiến trước được kết quả của hành động

Trẻ 7 – 9 tuổi các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh hơn Nhiều phản xạ phức tạp được hình thành dần Nhiều phản xạ có độ ổn định cao đối với những tác động bên ngoài, các quá trình thần kinh được tập trung nhanh hơn

Trẻ 10 – 12 tuổi, các phản xạ có điều kiện hình thành nhanh và bền vững Những cử động thừa và không phù hợp nào đó của phản ứng đều bị mất Các phản xạ có điều kiện có độ bền vững cao đối với các kích thích bên ngoài, trẻ có khả năng tập trung nhanh và tốt hơn, điều này giúp trẻ ngày càng thực hiện các nhiệm vụ học tập

2.3 Các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ

Có nhiều quan điểm khác nhau về các loại hình thần kinh ở trẻ

- Theo Hypocrat (460 - 356 TCN), một danh y người Hy Lạp Ông đã dựa vào những biểu hiện bên ngoài như đặc tính, thái độ của mỗi người đối với các sự vật hiện tượng để chia ra 4 loại hình thần kinh ở trẻ là: Hăng hái, bình thản, nóng nảy và âu sầu

- I.P.Paplop đã dựa vào ba thuộc tính cơ bản của quá trình thần kinh (cường độ, tính cân

bằng, tính linh hoạt) chia ra các kiểu thần kinh cấp cao cơ bản sau:

+ Mạnh, thăng bằng, linh hoạt (Hăng hái): Hưng phấn, ức chế đều mạnh, thăng bằng, chuyển đổi qua nhau một cách dễ dàng

Những người thuộc loại này nhanh nhẹn, tháo vát có nhiều nghị lực Có khả năng tự chủ, thông minh, phản ứng nhanh nhạy, dễ thích nghi với cuộc sống Khi thích thú với công việc thì rất hăng hái, nhiều sáng tạo Khi không hứng thú thì có nhiều chán nản, năng suất lao động thấp Trẻ loại này cũng thể hiện tính kiên định, thông minh dễ tiếp thu sự giáo dục, khi không hứng thú khó bảo

+ Mạnh, thăng bằng, không linh hoạt (ỳ hay Bình thản): Hưng phấn, ức chế đều mạnh, thăng bằng, nhưng chuyển đổi qua nhau một cách chậm chạp Những người này

điềm đạm, bình tĩnh, chín chắn có nghị lực, ít bị kích động nhưng bảo thủ, lề mề khó chuyển biến Những trẻ loại hình thần kinh này có biểu hiện hăng hái dễ tiếp thu sự giáo

dục, huấn luyện song phản ứng kém nhanh nhạy

+ Mạnh, không thăng bằng (nóng nảy): Hưng phấn, ức chế đều mạnh nhưng không thăng bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế Dễ thành lập phản xạ có điều kiện mới, nhưng

Trang 24

xóa bỏ những phản xạ cũ khó khăn Những trẻ thuộc loại này thường biểu hiện hăng hái,

nghịch ngợm, dễ phát khùng, thiếu kỷ luật, khó bảo

+ Yếu (Âu sầu): Hưng phấn, ức chế đều yếu, hưng phấn yếu hơn ức chế

Không chịu được những kích thích mạnh kéo dài Hình thành phản xạ có điều kiện và động hình khó Xóa bỏ những phản xạ có điều kiện và động hình cũ cũng khó khăn Trong đời sống, những người này thường nhút nhát, non gan, đa sầu, dễ nhụt ý trước khó khăn, luôn có tâm lý tự ty, an phận thủ thường Trẻ em thuộc loại này thường có biểu hiện nhút nhát, ít vận động Khó hòa nhập với tập thể khi mới đến trường, thường ngồi yên một chỗ, khi có người hỏi có thể òa lên khóc

- Theo nhà khoa học Nga Ivanôp Smolenxki cũng có 4 loại hình thần kinh ở trẻ:

+ Loại nhạy cảm: Dễ dàng hình thành phản xạ có điều kiện Phân hóa chậm và khó

khăn Không điềm tĩnh, không tập trung, hay nói chuyện, rất hiếu động, dễ gần nhưng cũng dễ xa các bạn

+ Loại kiềm chế: Khó hình thành phản xạ có điều kiện Quá trình phân hóa tiến hành tốt

Điềm tĩnh, tập trung ít chan hòa nhưng lại chơi lâu với các bạn

+ Loại sinh động: Dễ dàng hình thành phản xạ có điều kiện Dễ phân hóa Cân bằng

giữa quá trình hưng phấn và ức chế Điềm tĩnh, chan hòa, tháo vát, dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh sống

+ Loại thụ động: Khó hình thành phản xạ có điều kiện Phân hóa gặp nhiều khó khăn, ít

quan tâm đến xung quanh, sống nội tâm, khó kết bạn…

2.4 Giấc ngủ của trẻ

2.4.1 Bản chất sinh lý của giấc ngủ: Ngủ là một nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể,

có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh

Theo Paplop, tế bào thần kinh làm việc kéo dài và căng thẳng sẽ mệt mỏi và suy nhược Nếu làm việc thái quá thì các tế bào sẽ tổn thương và sẽ bị rối loạn hoạt động Lúc này vỏ não sẽ có phản ứng tự vệ chống lại sự mệt mỏi và suy nhược của tế bào thần kinh: Trong vỏ não sẽ phát sinh một quá trình ức chế, ức chế này lan rộng khắp vỏ não, xuống cả phần dưới vỏ làm xuất hiện giấc ngủ Vậy cơ sở sinh lý của giấc ngủ là hiện tượng khuyếch tán của một quá trình ức chế lan truyền trong toàn bộ vỏ não và các phần dưới vỏ Sau giấc ngủ khả năng làm việc của các tế bào thần kinh được phục hồi và nâng lên rõ rệt

2.4.2 Những thay đổi trong cơ thể lúc ngủ

- Cơ thể tạm thời không liên lạc với bên ngoài như khi thức - Phần lớn các giác quan ngừng hoạt động hoặc hoạt động yếu ớt

- Các cơ quan khác tạm thời giảm hoạt động chức năng hay hoạt động với cường độ thấp - Quá trình trao đổi chất và năng lượng giảm

2.4.3 Thời gian ngủ của trẻ: Thời gian ngủ chiếm khoảng 1/3 đời người, nhưng phân bố

không đều ở các lứa tuổi Trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều, giấc ngủ ngắn, số lần ngủ nhiều Thời gian ngủ cho các lứa tuổi như sau: Trẻ sơ sinh: 20 - 21 giờ/ ngày, trẻ 6 tháng: 14 giờ/ ngày, trẻ 12 tháng: 13 giờ/ ngày, trẻ 3 - 4 tuổi: 12 giờ/ ngày, trẻ 5 - 7 tuổi:

Trang 25

11 giờ/ ngày trẻ 10 tuổi: 10 giờ/ ngày Người lớn: 7 - 8 giờ/ ngày Cần đảm bảo cho trẻ

ngủ đủ giấc để trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí lực

2.5 Các cơ quan phân tích ở trẻ em

2.5.1 Khái niệm: Cơ quan phân tích là cơ quan tiếp nhận và phân tích các tác nhân kích

thích tác động vào cơ thể gây ra cảm giác

2.5.2 Cấu tạo của cơ quan phân tích: Một cơ quan phân tích gồm có 3 phần:

- Phần ngoại biên (cơ quan nhận cảm): có nhiệm vụ tiếp nhận các tác nhân kích thích và biến năng lượng của tác nhân kích thích thành xung động thần kinh

- Phần dẫn truyền: Là các dây thần kinh hướng tâm, làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh từ các cơ quan nhận cảm về trung ương thần kinh

- Phần trung ương: Nằm trên vỏ não Mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não và các phần dưới vỏ Có nhiệm vụ phân tích xung động thần kinh gây ra cảm giác

2.5.3 Các cơ quan phân tích ở người a) Cơ quan phân tích thị giác

- Chức năng: Cơ quan phân tích thị giác có nhiệm vụ thu nhận các kích thích về hình

dáng, kích thước, màu sắc, vị trí, sự chuyển động hay đứng yên của vật

- Cấu tạo: Cơ quan phân tích thị giác gồm cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây thần kinh

số II) và trung khu thị giác (gồm não giữa và vùng thị giác của bán cầu đại não)

+ Cầu mắt: Nằm trong hốc mắt, đường kính khoảng 25 mm, ở trẻ em khoảng 16 mm Từ

ngoài vào trong được cấu tạo bởi 3 lớp màng:

Hình 2.4 Cấu tạo của cầu mắt

- Màng cứng (màng sợi): Nằm ngoài cùng có tác dụng bảo vệ mắt, phía trước gọi là màng giác trong suốt

- Màng mạch (màng nhện): Có nhiều mạch máu đến nuôi mắt, phía trước dày lên tạo thể mi và mống mắt (lòng đen), giữa lòng đen có đồng tử (con ngươi) có thể co giãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt

- Màng lưới (Màng thần kinh, võng mạc): Có các tế bào thị giác gồm tế bào hình nón và tế bào hình que Có khoảng 6,5 - 7 triệu tế bào hình nón có khả năng thu nhận cảm giác

Trang 26

màu sắc (có các tế bào thu nhận 3 màu chính là đỏ, lục và tím, các màu còn lại là sự pha trộn của 3 màu này) và 125 - 130 triệu tế bào hình que thu nhận cảm giác cường độ ánh sáng Ngoài ra còn có nhân mắt (thể thuỷ tinh) đặc rắn, trong suốt và thể pha lê

+ Sinh lý mắt

- Hệ quang học của mắt: Gồm giác mạc, nhân mắt và thủy dịch là các môi trường chiết

quang Khi nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua các môi trường chiết quang sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc, ảnh của vật trên võng mạc là ảnh thật, ngược chiều và

có kích thước nhỏ hơn vật, có thể tính ảnh của vật theo công thức sau:

Kích thước ảnh Khoảng cách từ ảnh đến quang tâm =

Kích thước vật Khoảng cách từ vật đến quang tâm

- Cơ chế thu nhận ánh sáng: Quá trình cảm thụ ánh sáng diễn ra ở màng lưới Dưới tác

dụng ánh sáng, Rôđôpxin phân giải thành ôpxin và rêtinen Rêtinen được tổng hợp từ vitamin A Nên vitamin A cần cho mắt

- Sự điều tiết của mắt: Khi khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp, ảnh của vật rơi đúng

vào võng mạc, lúc đó vật được nhìn rõ Muốn nhìn rõ thì thủy tinh thể phải phồng (nếu vật ở gần) hay xẹp (nếu vật ở xa) Sự thay đổi độ phồng của thể thủy tinh gọi là sự điều

tiết của mắt

Khi vật ở xa, mắt nhìn không cần điều tiết Nếu vật từ xa đưa vào gần dần thì khi cách 65 cm mắt đã phải điều tiết Vật càng đưa đến gần, mắt càng cần điều tiết hơn và khi vật cách mắt 10 cm thì mắt không thể điều tiết được nữa và điểm này gọi là cận điểm Cận điểm ở trẻ 10 tuổi là 7 cm, người 20 tuổi là 10 cm, 30 tuổi là 14 cm, 35 tuổi là 17 cm, 40 tuổi là 23 cm, 50 tuổi là 40 cm, 60 tuổi là 100 cm, 70 tuổi là 400 cm Người trên 70 tuổi mắt mất khả năng điều tiết

- Các tật của mắt: Mắt thường có các tật cận thị, viễn thị và loạn thị

Nguyên nhân cận thị do cầu mắt quá dài hay thuỷ tinh thể quá phồng nên chỉ thấy được vật ở gần Nếu trẻ hay nhìn gần, mắt điều tiết thường xuyên nên thuỷ tinh thể luôn phồng, lâu dần thành tật gây ra cận thị Muốn khắc phục phải đeo kính lõm 2 mặt

Người viễn thị có khả năng nhìn khá xa, nguyên nhân do cầu mắt quá ngắn cần đeo kính lồi hai mặt Ở người già viễn thị do giảm tính đàn hồi của thuỷ tinh thể

Cần giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh mắt để tránh tật cận thị như không nên nhìn gần, không đọc ở nơi thiếu ánh sáng, xem tivi, vi tính, điện thoại quá nhiều, ăn uống đủ chất nhất là vitamin A

b) Cơ quan phân tích thính giác

- Chức năng : Cơ quan phân tích thính giác là cơ quan thụ cảm âm thanh và thăng bằng

của cơ thể

- Cấu tạo: Gồm tai, dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số VIII) và trung khu thính

giác nằm ở thùy thái dương của bán cầu não Từ ngoài vào trong tai có 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong Tai ngoài gồm vành tai, ống tai ngoài và màng nhĩ Có nhiệm

Trang 27

vụ thu nhận và dẫn âm thanh vào tai giữa Tai giữa gồm khoang tai giữa (hòm nhĩ) chứa

chuỗi xương tai có tác dụng khuếch đại sóng âm và vòi nhĩ (vòi Eustachi) cân bằng áp

lực hai bên màng nhĩ Tai trong (mê lộ) gồm mê lộ xương bên ngoài và mê lộ màng bên

trong Giữa mê lộ xương và mê lộ màng có chứa ngoại dịch, bên trong mê lộ màng có chứa nội dịch

Mê lộ xương gồm tiền đình xương, ba đôi ống bán khuyên xương và ốc tai xương Mê lộ màng gồm tiền đình màng, ba đôi ống bán khuyên màng và ốc tai màng Trong tiền đình màng và ba đôi ống bán khuyên màng có các thụ quan thăng bằng Ốc tai màng là phần chính của cơ quan thính giác Các tế bào thính giác xếp thành 4 - 5 dãy theo chiều dài của ốc tai màng gọi là cơ quan coocti

- Cơ chế thu nhận sóng âm

Hình 2.5 Cơ chế truyền sóng âm

Cơ quan phân tích thính giác là cơ quan ít biến đổi nhất trong quá trình phát triển ở trẻ em Vành tai của trẻ phát triển mạnh trong 2 - 3 năm đầu Ống tai ngoài của trẻ nhỏ có hình khe, phần giữa hẹp Ống tai phát triển mạnh trong năm đầu, đến 6 tuổi đạt kích thước như người trưởng thành Khi trẻ 6 tuổi, ống Eustachi có đường kính giống như người trưởng thành Trẻ có phản ứng với âm thanh ngay từ khi lọt lòng mẹ Trẻ càng lớn khả năng thu nhận và phân biệt âm thanh càng tăng Tính cảm thụ âm thanh ở trẻ tăng dần và đến 12 - 14 tuổi thì đạt mức cao nhất

Ống Eustachi thông giữa hầu và tai giữa nên cũng có tác hại nếu trẻ bị viêm họng thường xuyên vi sinh vật có thể theo ống này chui qua tai giữa gây viêm tai giữa Vậy nên cần điều trị khi trẻ viêm họng tránh gây viêm tai giữa làm giảm thính lực ở trẻ

c) Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác và xúc giác

- Cơ quan phân tích vị giác giúp nhận biết vị thức ăn, làm tăng cảm giác ngon miệng và

giúp cho việc lựa chọn thức ăn phù hợp với khẩu vị Cấu tạo gồm bộ phận thụ cảm là các

vi thể vị giác nằm trên bề mặt của lưỡi tạo thành chồi vị giác Mỗi chồi vị giác nối với 2- 3 sợi thần kinh hướng tâm, dẫn truyền xung động thần kinh về vùng vị giác nằm ở thùy đỉnh Có 4 loại chồi nhận cảm 4 vị chính là ngọt, mặn, chua và đắng Ở trẻ em tiểu học khả năng vị giác giống như người lớn

Trang 28

- Cơ quan phân tích khứu giác có nhiệm vụ thu nhận những kích thích bằng hơi Cùng với

cơ quan vị giác giúp cơ thể cảm giác đầy đủ hơn về chất lượng thức ăn và bản chất của không

khí xung quanh Cấu tạo gồm các tế bào ngửi nằm trong màng nhầy hốc mũi Đó là những

tế bào hai cực có đường kính khoảng 5 - 10 m Có khoảng 65 triệu tế bào khứu giác ở người Các tế bào này có nhiều tơ có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc với mùi (ở người diện khứu giác là 5 cm2 nhưng nhờ có các tơ đã làm tăng diện tiếp xúc lên 100 - 150 lần) Theo Hering có 6 mùi cơ bản là: Mùi nước hoa, mùi quả chín, mùi nhựa thông, mùi khét, mùi hắc (hành, tỏi) và mùi thối Trẻ nhỏ cảm giác khứu giác còn kém, chỉ có khả năng phản ứng với những mùi mạnh Trẻ càng lớn độ nhạy bén với những kích thích tăng dần, sau đó đến 6 tuổi dần dần bị giảm sút Khả năng phân biệt các mùi tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập

- Cơ quan phân tích xúc giác có vai trò quan trọng trong sự nhận thức thế giới xung

quanh, là nguồn gốc của những phản xạ, đặc biệt là những phản xạ tự vệ Có 2 loại thụ quan chính là thụ quan cơ học (đụng chạm và áp lực) và thụ quan nhiệt (nóng và lạnh) Đối với trẻ em, xúc giác có vai trò rất quan trọng vì kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tạo cho trẻ cảm giác an toàn Cảm giác xúc giác của trẻ tăng dần theo lứa tuổi và còn phụ thuộc vào sự luyện tập tự nhiên hay nhân tạo

Ngoài các cơ quan phân tích trên, trong cơ thể còn có các thụ quan thu nhận cảm giác ở các cơ quan bên trong như: Tim, phổi, gan, dạ dày, thận, khớp xương Các cơ quan thu nhận cảm giác này còn gọi là thụ quan bên trong hay thụ quan bản thể Các thụ quan này là các đầu tận cùng tự do của dây thần kinh cảm giác Các kích thích ở các cơ quan bên trong cũng được truyền lên vỏ não và ảnh hưởng đến các phản ứng của cơ thể

Câu hỏi và bài tập

1 Vì sao nói hệ thần kinh có vai trò quan trọng nhất trong cơ thể con người? Vì sao nói

nơron là đơn vị cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh?

3 Thảo luận về hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ Vận dụng những đặc điểm của thần kinh cấp cao trong giáo dục học sinh tiểu học?

4 Các quan điểm về các loại hình thần kinh ở trẻ? Vì sao người giáo viên cần hiểu biết các loại hình thần kinh ở trẻ?

5 Phân tích vai trò của giấc ngủ, bản chất của giấc ngủ và thời gian ngủ ở các độ tuổi Vì sao trẻ em cần được ngủ đủ giấc Dựa trên bản chất của giấc ngủ hãy phân tích các điều kiện cần thiết để giúp trẻ có giấc ngủ ngon

6 Cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thị giác ở trẻ Phân tích vai trò của Vitamin A đối với cơ quan thị giác Thế nào là cận thị học đường, Cách phòng chống? 7 Phân tích cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác Đặc điểm các cơ quan phân tích này ở trẻ em

Trang 29

Chương 3 HỆ VẬN ĐỘNG (2 tiết LT + 3 tiết TH) 3.1 Vai trò của hệ vận động

- Là điểm tựa hay là cột trụ cho toàn bộ cơ thể, tham gia chức năng bảo vệ: Hộp sọ bảo vệ não bộ, lồng ngực bảo vệ tim phổi tham gia chức năng dự trữ khoáng (canxi)

- Tham gia chức năng tạo máu vì tuỷ xương có khả năng tạo ra hồng cầu và bạch cầu - Tham gia chức năng phát âm, biểu lộ tình cảm, thực hiện các chức năng dinh dưỡng và sinh sản

- Là cơ quan vận động chính của cơ thể, giúp cơ thể di chuyển trong không gian, chinh phục, cải tạo thiên nhiên, duy trì nòi giống

- Tạo hình dáng điển hình cho cơ thể, giúp phân biệt giữa nam và nữ

3.2 Cấu tạo hệ vận động: Hệ vận động bao gồm hệ xương và hệ cơ

3.2.1 Hệ xương: Ở người trưởng thành có khoảng 206 xương, trong đó có 85 xương

chẵn và 36 xương lẻ

Xương có cấu tạo 3 phần từ ngoài vào trong là: Màng xương, nhu mô xương và ống

tủy Lớp màng xương có các tế bào sinh xương làm cho xương lớn lên và khi xương bị gãy chúng sẽ sinh sản giúp cho xương liền lại Nhu mô xương tạo nên lớp xương chắc và xương xốp gồm nhiều tấm xương Trụ giữa xương chứa tủy xương, ở trẻ em tất cả các khoang xương đều chứa tủy đỏ có khả năng sinh hồng cầu, ở người lớn một số tủy đỏ chuyển thành tủy vàng không có khả năng tạo máu

Hình 3.1 Sự tạo máu từ tuỷ xương

Thành phần hoá học của xương: Xương tươi có gần 50% nước, 15,2% mỡ,

12,45% chất hữu cơ (osêin) và 21,8% các muối vô cơ (CaCO3, Ca3(PO4)2) Tỷ lệ Ca/ P tương đối ổn định trong xương Hữu cơ thường chiếm độ 1/3 và vô cơ 2/3 là khá điển

Trang 30

hình bảo đảm xương vừa thực hiện chức năng chống đỡ vững chắc, vừa đảm bảo bền dẻo, đàn hồi

Các xương gắn với nhau nhờ các khớp xương có 3 loại khớp cơ bản: khớp bất

động, khớp bán động và khớp động Khớp bất động có chủ yếu ở xương sọ và xương mặt Khớp bán động có chủ yếu ở xương cột sống và khớp động có nhiều ở các xương chi Bộ xương người chia làm ba phần: Xương sọ, xương thân và xương chi

a) Xương sọ: Gồm sọ mặt và sọ não

- Sọ não: Gồm 8 xương là xương trán, chẩm, bướm, sàng (lẻ), xương thái dương, xương

đỉnh (chẵn) Các xương khớp với nhau bởi khớp bất động để tạo hộp sọ bảo vệ não bộ

- Sọ mặt: Gồm 15 xương là xương lá mía, hàm dưới, xương móng (lẻ), xương hàm trên,

xương gò má, xương lệ, xương mũi, xương xoăn dưới, xương khẩu cái (xương chẵn) Các xương chủ yếu khớp kiểu bất động tạo nên các đặc điểm nét mặt, riêng xương hàm dưới khớp bán động giúp hoạt động nhai và nói

b) Xương thân: Gồm xương cột sống và xương lồng ngực

- Xương cột sống: Gồm 33 - 34 đốt xếp chồng lên nhau Dài độ 60 -70 cm Chiếm 4/10

chiều dài cơ thể Cột sống người có tính phân đốt (7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4 - 5 đốt cụt dính liền nhau) giữa các đốt sống có đĩa sụn gian đốt

- Xương lồng ngực: Gồm 12 đôi xương sườn, xương ức và 12 đốt sống ngực Trong 12

đôi xương sườn có 7 đôi xương sườn thật, 3 đôi xương sườn giả và 2 đôi xương sườn lửng Các xương sườn một đầu dính với đốt sống, một đầu có sụn nối với xương ức tạo khoang ngực chứa tim và phổi

Hình 3.2 Bộ xương người

c) Xương chi: Gồm xương chi trên và xương chi dưới

- Xương chi trên: Có hai phần là đai vai (xương đòn và xương bả vai), phần tự do

(xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay: xương cổ tay, xương đốt bàn và xương đốt ngón tay)

Trang 31

- Xương chi dưới: Gồm phần đai hông (gồm có xương chậu nối với xương cùng và xương cụt) và phần tự do (xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn chân: xương cổ

chân, xương đốt bàn và xương đốt ngón chân)

3.2.2 Hệ cơ: Ở người có khoảng 600 cơ Có 3 loại là cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ

tim Ngoài ra còn có cơ bì nằm ở các tuyến nước bọt hay tuyến mồ hôi

a) Thành phần hóa học của cơ: Trong cơ có nước chiếm 75%, prôtêin chiếm 20%, còn

lại là các chất vô cơ như ion K, ion Na, ion Mg và chất hữu cơ như glycozen, lipit

- Cơ vân: chiếm 42% trọng lượng cơ thể, phân bố ở tay, chân, bề mặt ngoài của thân (trừ

cơ hoành) Cơ vân hoạt động theo ý muốn con người

Hình 3.3 Cấu tạo sợi cơ vân

+ Cấu tạo: Tập hợp thành từng bó có màng mỏng bao bọc gọi là bắp cơ Hai đầu bắp cơ có gân rất chắc và dai bám vào xương Dưới kính hiển vi điện tử người ta còn thấy cấu tạo nên các sợi cơ là các tơ cơ Có hai loại tơ là miozin và actin Khi các sợi này trượt lên nhau sẽ gây nên hiện tượng cơ co Khi cơ co các sợi actin chui sâu vào khoảng giữa các sợi miozin làm cho bắp cơ ngắn lại Cơ co giãn cần năng lượng chủ yếu lấy từ ATP ATP

Actin + miozin Actomiozin (Sợi cơ co lại) ATP

Actomiozin Actin + miozin (Sợi cơ giãn ra khi hết kích thích)

- Cơ trơn: Phân bố trong các nội quan, thành mạch máu Các sợi cơ trơn có nhiều tơ cơ

mảnh đồng nhất Cơ trơn hoạt động không theo ý muốn con người

- Cơ tim: Nó chỉ phân bố ở tim Trên cơ tim còn có yếu tố thần kinh Cơ tim hoạt động

không theo ý muốn

c) Sự mỏi cơ: Khi cơ hoạt động lâu và nặng nhọc, sự co cơ giảm dần hay ngừng hẳn gọi

là sự mỏi cơ Khi nhiều nhóm cơ trong cơ thể mỏi gọi là sự mệt mỏi

Trang 32

Nguyên nhân chính gây mỏi cơ là do sự tích tụ axít lactic gây nhiễm độc Cơ mỏi còn do thiếu dinh dưỡng, do yếu tố thần kinh và tâm lý Vì vậy để chống mỏi cơ cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; bồi dưỡng cơ thể đồng thời xoa bóp cơ khi hoạt động nhiều Trong dạy học cần thay đổi động hình nhằm chống mệt mỏi cho trẻ bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và tăng cường hoạt động trải nghiệm, tính tích cực của học sinh trong học tập

3.3 Sự phát triển hệ vận động ở trẻ em

3.3.1 Sự phát triển hệ xương

Ở lứa tuổi mầm non và tiểu học bộ xương đang thời kỳ phát triển và có nhiều biến đổi Về thành phần hóa học, tỉ lệ chất hữu cơ chiếm nhiều hơn 1/3 và vô cơ ít hơn 2/3, nên xương trẻ em mềm dẻo và đàn hồi hơn, dễ uốn cong theo các tư thế

Sự cốt hoá của xương tăng dần theo tuổi Các trung tâm cốt hoá ở đầu các xương cánh tay xuất hiện khi trẻ 1 - 2 tuổi, ở các xương trụ lúc trẻ 5 - 8 tuổi, đến 18 - 20 tuổi đầu xương đòn mới cốt hoá Sự cốt hoá của xương ngón tay kết thúc lúc 9 tuổi, xương cổ tay lúc 12 uổi Phần lớn ở xương dài và xương đốt sống, giữa thân xương và đầu xương vẫn còn sụn nên xương trẻ em liên tục dài ra cho đến khi thân xương gắn vào đầu xương thì xương không dài được nữa (ở nữ là lúc 18 - 22 tuổi và ở nam là lúc 22 - 25 tuổi) Sọ não tiếp tục phát triển nhưng chậm dần Khi trẻ 3 tuổi, dung tích sọ não bằng 80% người trưởng thành, 7 - 8 tuổi gần bằng 90% Sọ mặt tiếp tục phát triển trong nhiều năm, khi trẻ 13 - 14 tuổi những đặc điểm cơ bản của nét mặt được hình thành

Xương cột sống trẻ em cũng như người trưởng thành gồm nhiều đốt sống khớp với nhau bởi khớp bán động Cột sống trẻ em chưa ổn định Ở trẻ sơ sinh, cột sống gần như thẳng Khi trẻ 1 - 2 tháng biết ngẫng đầu các đốt sống cổ cong về phía trước hình thành đoạn cong cổ Trẻ tập ngồi (6 tháng) các đốt sống ngực cong về phía sau hình thành đoạn cong ngực Trẻ tập đi (12 tháng) các đốt sống vùng thắt lưng cong về phía trước Do đó 4 đoạn cong của đốt sống được hình thành, song các đoạn cong này chưa ổn định, đến 7 tuổi đoạn cong cổ và đoạn cong ngực ổn định, đoạn cong thắt lưng ổn định ở tuổi dậy thì (12 - 13 tuổi) Nhìn chung, cột sống trẻ em chưa ổn định, còn nhiều phần sụn nên nếu trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế dễ bị gù, vẹo cột sống

Xương chi ở trẻ sơ sinh hơi cong đến 1 - 2 tháng thì hết Xương cổ tay và xương ngón tay nhỏ, cốt hóa muộn từ sơ sinh đến 2 tuổi Sự phát triển của xương cổ chân mạnh hơn xương cổ tay nên ở trẻ em các động tác còn vụng về

Xương chậu gồm hai xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt Các xương này bắt đầu dính liền nhau lúc trẻ 7 tuổi và kết thúc quá trình đó vào lúc 20 - 21 tuổi Trẻ dưới 6 tuổi, xương chậu của nam và nữ gần giống nhau Đến tuổi dậy thì chậu hông của nữ thường rộng và nông hơn, điều này liên quan đến chức năng sinh sản ở nữ

3.3.2 Sự phát triển của hệ cơ

Hình dáng và cấu trúc bắp cơ có sẵn từ thời kỳ thai, sau đó phát triển dần về chiều dài và độ dày Sự lớn lên của cơ phụ thuộc vào mức độ vận động và tập luyện Dưới 6 tuổi, trẻ hoạt động nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn nên cơ phát triển chậm và yếu Ở trẻ 6 tuổi

Trang 33

khối lượng cơ chỉ chiếm 20 - 22%, 8 tuổi khối lượng cơ đã chiếm 28% khối lượng toàn thân, 14 tuổi chiếm 30% và 18 - 20 tuổi cơ chiếm 40 - 42% Tốc độ phát triển của cơ tăng dần theo sự vận động và luyện tập

Sức dẻo dai của cơ ở giai đoạn 6 - 8 tuổi bắt đầu chậm lại và kéo dài trong nhiều năm nên trẻ dễ mệt mỏi nếu duy trì lâu một tư thế Khả năng duy trì tư thế ngồi học tăng dần, trẻ mẫu giáo ngồi được khoảng 15 - 20 phút, trẻ 6 - 7 tuổi không quá 30 phút Do đó, cần bố trí thời gian ngồi học của trẻ phù hợp

Sự phối hợp cử động của các cơ bàn tay, ngón tay khéo léo và đa dạng từ lúc trẻ 3 - 5 tuổi, sự khéo léo hoàn thiện dần khi trẻ lớn lên Sự phối hợp vận động của nhiều loại cơ như ở người trưởng thành hình thành từ 6 tuổi Tuy nhiên, sự tiếp thu thói quen vận động còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi cá thể và nhất là sự tập luyện thích hợp

Cơ trẻ em có màu nhạt và có nhiều nước, ít chất đạm và mỡ nên khi trẻ bị tiêu chảy hay bị mất nước thì sụt cân rất nhanh Các cơ phát triển không đồng đều Các cơ lớn (cơ đùi, cơ lưng, cơ vai ) phát triển trước, các cơ nhỏ (cơ ngón tay, cơ bàn tay ) phát triển sau nên trẻ chưa làm được các động tác khéo léo, tỉ mỉ

Sự phát triển của cơ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của chúng Cơ nào hoạt động càng nhiều thì càng phát triển Các bắp cơ được phát triển cả về chiều dài và độ dày Sự tăng chiều dài là do sự kéo dài của từng sợi cơ, sự tăng bề dày nhờ sự lớn lên, ngoài ra cũng có sự hình thành một số sợi cơ mới nhưng không đáng kể

3.4 Vệ sinh hệ vận động ở trẻ em

3.4.1 Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Hệ xương và hệ cơ của trẻ phát triển mạnh, sự tạo thêm mô xương, sự cốt hoá của xương, sự lớn lên của các sợi cơ về bề dài và bề dày, sự tạo tế bào xương, tế bào cơ mới đều cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm và các chất khoáng như Ca, P vậy nên trẻ em cần được cung cấp thức ăn đủ chất, đủ lượng thì hệ cơ xương mới phát triển bình thường

3.4.2 Luyện tập cơ xương

Ở trẻ em, sự cốt hoá của xương đang diễn ra, chất sụn hoá dần thành chất xương làm sức chịu đựng của xương tăng lên và xương vẫn dài ra, giúp trẻ cao lớn lên Lao động và luyện tập thể dục thể thao vừa sức có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ, đồng thời xương cốt hoá dần, các mấu xương hình thành làm chỗ bám cho cơ và làm xương thêm vững chắc Không cho trẻ lao động và luyện tập thể dục thể thao quá sức (như mang vác, gánh gồng nặng) vì sẽ làm cho xương cốt hoá sớm, trẻ sẽ còi cọc không lớn lên được

Quan tâm đến tư thế của trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi trẻ ngồi học, ngồi ăn, đứng đi để phòng bệnh cong vẹo cột sống Muốn vậy bàn ghế phải có kích thước vừa tầm với trẻ, Không cho trẻ nằm nệm quá cứng hay quá mềm, không mang vác cặp nặng hay bắt trẻ lao động quá sớm hoặc quá sức

Trang 34

Hình 3.4 Tư thế ngồi học đúng

3.4.3 Chống mệt mỏi cho trẻ

Sức dẻo dai của cơ tăng chậm nên trẻ dễ mệt mỏi Vì vậy không được phép kéo dài thời gian của mỗi tiết học Ngay trong tiết học cũng cần có nhiều hoạt động khác nhau để trẻ có thể thay đổi tư thế, đỡ mệt mỏi

Sự cốt hoá của đốt ngón tay kết thúc lúc 9 tuổi, còn ở cổ tay lúc 10 - 12 tuổi, nên bàn tay trẻ chóng mỏi, không thể viết nhanh và quá lâu Không nên giao cho trẻ đặc biệt là học sinh lớp 1, 2 quá nhiều bài tập viết

3.4.4 Rèn luyện đôi bàn tay khéo léo

Việc cho học sinh nhỏ luyện tập các kỹ năng, kỹ xảo, các công việc đòi hỏi sự khéo léo của hai bàn tay là rất cần thiết Những kỹ năng đan lát, thêu thùa, cắt may thủ công, vẽ nặn, chơi đàn đều có tác dụng tốt cho việc rèn đôi bàn tay khéo léo ở học sinh nhỏ

Câu hỏi và bài tập

1 Phân tích các vai trò hệ vận động ở người

2 Phân tích đặc điểm các phần của bộ xương người phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận Vì sao xương ở trẻ em có tính đàn hồi, mềm dẻo hơn xương người lớn

4 Đặc điểm của các loại cơ ở người Phân tích cơ chế co cơ và các nguyên nhân gây mỏi cơ ở người Đặc điểm hệ cơ ở trẻ em

5 Thảo luận các biện pháp giáo dục vệ sinh hệ vận động cho trẻ, tổ chức cho trẻ thực hành ngồi học đúng

6 Thảo luận về nguyên nhân, tác hại, các dạng cong vẹo cột sống ở học sinh lứa tuổi tiểu học và cách phòng tránh

Trang 35

Chương 4 HỆ TUẦN HOÀN – MÁU (2 tiết LT + 1 tiết TH)

4.1 Máu

4.1.1 Chức năng của máu

Máu là nguồn gốc tạo ra các dịch lỏng khác trong cơ thể như: Dịch bạch huyết, dịch não tủy, dịch gian bào, dịch màng bụng, màng phổi, màng khớp tất cả các dịch đó tạo ra môi trường bên trong cơ thể gọi là nội môi Trong đó máu là quan trọng nhất và nó tham gia nhiều chức năng sinh lý khác nhau trong cơ thể

- Chức năng hô hấp: Vận chuyển khí O2 từ phổi đến tê bào và khí CO2 từ tê bào đến phổi để thải ra ngoài

- Chức năng dinh dưỡng: Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các ion và nước của quá trình tiêu hóa và hấp thu ở nhung mao ruột đến các tế bào

- Chức năng bài tiết: Vận chuyển các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất đến thận, da thải ra ngoài

- Máu có chức năng vận chuyển các chất như hoocmon, enzym, vitamin đi khắp cơ thể cung cấp cho các tế bào, tham gia điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể

- Máu có chức năng bảo vệ cơ thể: Chức năng này do tế bào bạch cầu đảm nhiệm Một nhóm bạch cầu thực hiện quá trình thực bào các vi khuẩn, các vật lạ, các độc tố xâm nhập vào cơ thể Một nhóm bạch cầu sinh ra kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể Protein hoà tan trong huyết tương loại globulin cũng tham gia chức năng này Ngoài ra máu có chức năng bảo vệ khi mạch máu và mô bị tổn thương Sự hình thành cục máu đông chống lại sự mất máu khi mạch máu bị tổn thương

- Máu còn có chức năng điều hòa nước, độ pH trong cơ thể và tham gia điều hoà thân nhiệt, đặc biệt là ở những động vật đẳng nhiệt Duy trì sự ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể và thích ứng với nhiệt độ môi trường ngoài

Vậy trong cơ thể máu có nhiều vai trò quan trọng đối với các hoạt động sống nên nếu mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong

4.1.2 Thành phần của máu

a) Huyết tương: Có 90% là nước, 7,5% là prôtêin, gluxit 0,08 - 0,12%, lipit 0,5 - 1%,

muối khoáng 1% (chủ yếu là NaCl) và một số chất khác Trong thành phần prôtêin thường có các chất: Albumin, globumin, fibrinogen

b) Các yếu tố hữu hình: Gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

- Hồng cầu: Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt không nhân Đường kính khoảng 7,5 – 8

m ; dày 2-3 m Màng hồng cầu là màng lipôprôtêin nên có tính thấm chọn lọc, chỉ cho

nước, glucô, urê và một số ion qua Màng có tính đàn hồi nên có thể biến đổi hình dạng

Trên màng có các kháng nguyên A và B tạo nên các nhóm máu ở người

+ Số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi Trẻ trên 1 tuổi số lượng hồng cầu dần dần ổn định và gần tương đương người lớn và khoảng 4.000.000 HC/ mm3 máu Ở người lớn

Trang 36

nam trung bình có 4.200.000  210.000 tr/mm3 máu; ở nữ là 3.800.000  160.000 tr/mm3

máu Nếu xếp các hồng cầu cạnh nhau sẽ tạo chuỗi dài gấp 3 - 5 lần vòng xích đạo của trái đất

+ Tuổi thọ của hồng cầu ngắn, trung bình 100 - 120 ngày, tối đa 150 ngày Hồng cầu già được tiêu hủy chủ yếu ở gan, tì, lách Hồng cầu non được sinh ra ở tủy đỏ của xương Trung bình cứ 1 giây có 150 triệu hồng cầu già chết đi và được thay thế bằng hồng cầu mới Trong cơ thể hồng cầu chiếm 1/4 số tế bào của cơ thể

Hình 4.1 các loại tế bào máu

+ Thành phần hồng cầu: 63,3% nước; 36,7% là các chất khô gồm hemoglobin (Hb) chiếm 85 - 95% còn lại là muối vô cơ, hữu cơ và ít men phân giải Khi thủy phân Hb người ta thấy:

Hb thủy phân Globin (96%) + Hem (4%)

Khi hồng cầu bị phá hủy thì phần globin và sắt được thu hồi lại để đưa về tủy xương dùng tái tạo hemoglobin, phần Hem biến thành sắc tố mật

+ Chức năng của hồng cầu: Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển khí nhờ Hb Hb + O2  HbO2 (Oxyhemoglobin)

Hb + CO2  HbCO2 (Carbaminohemoglobin) Hb + CO HbCO (Carboxyhemoglobin)

Phản ứng Hb kết hợp với CO là phản ứng bền vững, khí này sinh ra khi sự cháy thiếu oxy, trong các đám cháy thường sinh ra khí này làm cho con người bị ngạt Do đó, khi thoát khỏi đám cháy nên cúi thấp người để tránh hít phải khí CO gây đầu độc cơ thể

- Bạch cầu: Là những tế bào có nhân, hình dạng không ổn định và di động được

+ Số lượng: Ở trẻ em số lượng bạch cầu thay đổi nhiều, nhìn chung trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao Trẻ trên 1 tuổi số lượng bạch cầu giảm dần và gần giống như người lớn, trung bình từ 6000 - 8000 BC/mm3 máu Người lớn số lượng bạch cầu ở nam là: 7000  700BC/mm3 và nữ là 6000  550BC/mm3 Số lượng bạch cầu có thể thay đổi tùy theo một số trạng thái sinh lý Chẳng hạn khi trẻ khóc nhiều, sau bữa ăn, khi lao động

Trang 37

nặng, khi cơ thể bị nhiễm trùng hay khi phụ nữ có thai số lượng bạch cầu tăng Còn khi cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm phóng xạ, suy tủy, số lượng bạch cầu giảm

+ Đời sống bạch cầu rất ngắn Bạch cầu ở trong máu độ 6 - 8 giờ Sau đó xuyên qua mạch máu vào các mô ở trong đó 2- 3 ngày Bạch cầu limphocid sống 100 - 300 ngày Bạch cầu thường chết nhiều khi bị viêm mủ, viêm đường hô hấp

+ Chức năng: Bạch cầu bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tiết ra kháng thể Bạch cầu limphocid có hai loại là B và T sản xuất kháng thể chống vi trùng Đây là đối tượng tấn công của virut HIV Có 2 loại bạch cầu:

Bạch cầu không hạt: Bào chất không có hạt bắt màu, nhân không chia múi Loại

này gồm hai loại là: BC đơn nhân (monocid) và BC đa nhân (limphocid)

Bạch cầu có hạt: Bào chất có hạt bắt màu và nhân thắt lại chia làm nhiều múi Loại

này gồm 3 loại là: BC trung tính bắt cả hai màu xanh và đỏ; BC ưa axit bắt màu đỏ và BC ưa bazơ bắt màu xanh Mỗi loại bạch cầu chiếm một tỉ lệ nhất định gọi là công thức bạch cầu

Bảng 4.1 Công thức bạch cầu ở các độ tuổi Tuổi Bạch cầu không hạt Bạch cầu có hạt

monocid limphocid trung tính ưu axit ưu bazơ

Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo từng loại bệnh Chẳng hạn, khi bị sởi, cúm, quai bị, thương hàn, sốt xuất huyết bạch cầu trung tính giảm Còn khi bị nhiễm khuẩn cấp tính bạch cầu trung tính tăng Khi bị dị ứng, hen xuyển, ký sinh trùng đường ruột bạch cầu ưu axit tăng Khi bị viêm mãn tính bạch cầu ưu bazơ tăng

- Tiểu cầu: Tiểu cầu là những thể nhỏ không nhân, hình dáng không ổn định (tròn, thoi, sao ) và dễ bị phá hủy

+ Số lượng tiểu cầu nói chung ít thay đổi Trẻ sơ sinh có từ 100.000 - 400.000 TC/mm3

máu Ngoài ra ở các lứa tuổi khác tiểu cầu có từ 200.000 - 400.000 TC/ mm3 máu Tuy nhiên, số lượng này có thể dao động Chẳng hạn, sau bữa ăn nhiều thịt, khi bị dị ứng, chảy máu số lượng tiểu cầu tăng Khi bị nhiễm trùng hay thiếu máu ác tính, bị ban, xuất huyết tiểu cầu giảm Đời sống của tiểu cầu rất ngắn từ 4 - 6 ngày

+ Chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng enzim tromboplastin để giúp quá trình đông máu, góp phần bảo vệ cơ thể

4.1.3 Tính chất chung của máu a) Nhóm máu và sự truyền máu

Trang 38

Căn cứ vào ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu và ngưng kết tố trong huyết tương để chia thành các nhóm máu Khi truyền máu cần tránh các ngưng kết nguyên và ngưng kết tố đối lập gặp nhau, vì khi chúng gặp nhau sẽ gây dính bết hồng cầu tạo cục máu đông làm tắt mạch dẫn đến tử vong

Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra loại ngưng kết nguyên mới là yếu tố Rhezut (Rh) có ở khỉ Macacus Rhezut Người có Rhezut gọi là Rh+ (ở người Việt Nam chiếm tỷ lệ là 99,93%), người không có yếu tố Rhezut gọi là Rh- Hai nhóm này cũng không thể truyền cho nhau và còn ảnh hưởng đến việc sinh con

Hình 4.2 Các nhóm máu ở người và cơ chế truyền máu

b) Miễn dịch: Là khả năng cơ thể chống lại sự nhiễm bệnh một cách có hiệu quả các yếu

tố gây bệnh hoặc các chất độc khi chúng xâm nhập vào cơ thể Có hai loại miễn dịch

- Miễn dịch tự nhiên: Là miễn dịch được tạo ra sau khi mắc bệnh Đa số các bệnh truyền

nhiễm có thể gây miễn dịch nhưng có bệnh tạo được miễn dịch bền vững như bệnh sởi, quai bị, thủy đậu Có bệnh tạo miễn dịch không bền vững nên thời gian miễn dịch kém như bệnh cúm

- Miễn dịch nhân tạo: Miễn dịch do con người tạo ra bằng cách tiêm chủng phòng bệnh

nhờ đưa vào cơ thể những vi khuẩn gây bệnh, hay những độc tố của chúng đã làm yếu đi

Trang 39

(kháng nguyên) để cơ thể tiết ra kháng thể chống bệnh hoặc tiêm vào cơ thể những chất kháng bệnh đã chế sẵn

Khả năng miễn dịch phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, vì vậy việc giáo dục trẻ rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống là những yếu tố rất quan trọng đối với việc phòng chống bệnh

c) Cơ chế đông máu: Đông máu là khả năng máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc khi ra

khỏi thành mạch tạo thành cục máu đông chống mất máu, quá trình này gồm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Giải phóng tromboplastin Khi mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu va vào

vết thương, vỡ ra giải phóng tromboplastin và dưới tác động của Ca++ tromboplastin chuyển thành dạng tromboplastin hoạt động

* Giai đoạn 2: Sự hoạt hóa protrombin Dưới tác động của tromboplastin hoạt động, chất

protrombin có trong huyết tương ở dạng không hoạt động biến thành dạng trombin hoạt động

* Giai đoạn 3: Sự tạo thành sợi fibrin Dưới tác dụng của trombin và Ca++, hợp chất fibrinogen có trong huyết tương ở dạng hòa tan chuyển thành dạng sợi huyết và tạo thành mạng lưới bao lấy các yếu tố hữu hình tạo thanh cục máu đông

Để có thể tiếp máu cho người bệnh, khi lấy máu ra khỏi cơ thể máu phải được chống đông bằng cách:

- Dụng cụ chứa máu và truyền máu phải thật nhẵn, được tráng silicon và sử dụng các chất chống đông máu như xitrat natri hay xitrat acmoni

- Trong phẫu thuật có dùng máy tim – phổi nhân tạo hay thận nhân tạo, người ta thường dùng chất chống đông là heparin

4.2 Sự tuần hoàn máu

4.2.1 Tim

a) Cấu tạo: Tim nằm trong lồng ngực, hơi chếch sang trái và ra phía trước Có hình nón,

đáy hướng lên trên và đỉnh quay xuống dưới Có khối lượng là 240g ở nữ và 267g ở nam Độ lớn của tim bằng nắm tay trái của mỗi người Ngoài có màng tim bao bọc Tim là một khối cơ rỗng gồm hai nửa Nửa trái chứa máu đỏ, nửa phải chứa máu đỏ thẩm ở giữa có vách dọc Mỗi nửa có tâm nhĩ ở trên, tâm thất ở dưới Tâm nhĩ và tâm thất thông nhau qua van nhĩ thất Bên trái tim là van 2 lá, bên phải là van 3 lá, các van này làm cho máu chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất Giữa tâm nhĩ và tĩnh mạch, động mạch cũng có van bán nguyệt và van tổ chim có tác dụng không cho máu chảy ngược

Tim hoạt động liên tục nhờ hệ thống động mạch vành và tĩnh mạch vành, đó là những mạch máu nuôi tim Khi tim bị cắt rời nó vẫn có khả năng co bóp một thời gian, đó gọi là tính tự động của tim Tim có khả năng hoạt động tự động nhờ các yếu tố thần kinh có trên tim (hạch xoang, hạch nhĩ thất, bó Hiss và mạng lưới các sợi Purkinje)

Trang 40

Hình 4.3 Cấu tạo tim bổ dọc

b) Hoạt động sinh lý của tim: Tim hoạt động từ lúc thai 3 tuần tuổi Sự hoạt động của

tim theo chu kỳ tim Một chu kỳ tim gồm có 3 pha:

- Pha co tâm nhĩ: Kéo dài 0,1 giây Lúc này van nhĩ thất mở Máu chảy từ tâm nhĩ vào tâm thất, tâm thất vào thời gian này ở trạng thái giãn

- Pha co tâm thất: Kéo dài 0,3 giây Lúc này van nhĩ thất đóng, máu từ tâm thất chảy vào động mạch chủ và động mạch phổi, tâm nhĩ ở trạng thái giãn

- Pha nghĩ chung: Kéo dài độ 0,4 giây Trong thời gian này toàn bộ quả tim đều ở trạng thái giãn Trong pha này van bán nguyệt đóng, van nhĩ thất mở máu từ các tĩnh mạch chủ chảy về tim

Sự đóng mở các van tạo nên tiếng đập của tim nên, việc nghe tiếng tim có ý nghĩa lớn trong kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán lâm sàng về tim

4.2.2 Mạch máu: Có 3 loại mạch là:

- Động mạch vận chuyển máu từ tim đến các mô

- Tĩnh mạch là những mạch dẫn máu từ các mô, cơ quan về tim Tĩnh mạch thường đi kèm với động mạch

- Mao mạch dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất Thành mao mạch thường rất mỏng gồm một lớp tế bào dẹt có những lỗ nhỏ đường kính khoảng 30 A0 Máu vận chuyển trong mao mạch rất chậm độ 0,5 mm/s nên giúp cho quá trình trao đổi chất được thuận lợi

4.2.3 Sự tuần hoàn máu: có 2 vòng tuần hoàn

Bên cạnh vòng tuần hoàn máu còn có vòng tuần hoàn bạch huyết hỗ trợ cho việc vận chuyển mỡ Khi máu vận chuyển trong hệ mạch sẽ tác động vào thành mạch một lực gọi là huyết áp Có 2 loại huyết áp là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu là huyết áp đo được khi tim co, huyết áp tối thiểu là huyết áp tâm trương đo được khi tim giãn Chỉ số huyết áp trung bình ở các độ tuổi như bảng 4.3

Ngày đăng: 30/03/2024, 12:51