1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ đề ôn hsg lớp 12 sưu tầm

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Về Văn Học Việt Nam Giai Đoạn 1945 – 1975
Tác giả Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề Ôn HSG
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 39,84 KB

Nội dung

Đề 5: Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008) Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo), anhchị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. I. Mở bài : + Giới thiệu bài thơ Sóng và thi sĩ Xuân Quỳnh + Giới thiệu bài thơ Đàn ghi ta của LOr ca và nhà thơ Thanh Thảo +Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi :“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” +Nêu vấn đề cần nghị luận : Sức mạnh của thơ II. Thân bài : 1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi: – Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). – Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 2. Chứng minh nhận định qua hai bài thơ Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. a. Bài thơ Sóng: Ý khái quát : Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường bình dị. Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc.

Trang 1

Dề 1 : Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng (SGK Ngữ

văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích

các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).

1 Giải thích nhận định

- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và

có tính chất toàn dân tộc Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và

hướng tới lí tưởng Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn

làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ

mà lịch sử, thời đại đặt ra

2 Phân tích, chứng minh

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 – 1975

- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác

phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:

- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…

- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:

Trang 2

- Phản ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống

Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước

- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…

- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp

nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”,

“Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.

3 Đánh giá chung

- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút

- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại

- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc

- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

- Bài học sáng tạo và tiếp nhận

Đề 2: Sách Ngữ văn 12 có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường” Và có ý kiến cho rằng: “Sóng

là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh”

          Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên. 

I Mở bài

Tham khảo những đề trên

II Thân bài

1 Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm:

Trang 3

- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường

- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển

Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

2 Giải thích

- Ý kiến thứ nhất:

+ Vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của

người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…

+ Tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy

tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi

- Ý kiến thứ hai: Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

+  Sóng viết về tình yêu - đề tài nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh.

+ Sóng rất tiêu biểu cho hồn thơ  Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát

khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính

3 Chứng minh

a Về nội dung:

- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính –  Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu

+ Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu

+ Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu

+  Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.

- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”. 

+ Bài  thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn

da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời

+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng

b Về nghệ thuật:

-  Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo  thể

hiện sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ

nữ đang yêu

- Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau,

nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của “sóng” và phù hợp với cảm xúc của

nhân vật trữ tình

 - Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những

trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu.

Trang 4

4 Bình luận chung về các ý kiến:

- Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh Ý kiến thứ

nhất cụ thể hóa hồn thơ Xuân Quỳnh với những nhận định thật sâu sắc, xác đáng.

Ý kiến thứ hai là đánh giá mang tính khái quát về bài thơ Sóng ở góc nhìn về hồn

thơ, về phong cách tác giả Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau và khẳng định

vị trí bài thơ Sóng trong thơ Xuân Quỳnh.

- Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về

tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng và

ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối… Sóng là tiếng nói rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ Với Sóng, Xuân

Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề tài tình yêu

- Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng

Đề 3:

"Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy."

(Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi)

Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Hướng dẫn trả lời:

1 Nêu vấn đề cần nghị luận

2 Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi

- Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi)

- Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy

=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm

ở sức gợi

3 Chứng minh

Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những

Trang 5

câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.

Cụ thể:

- Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ

- Về nghĩa:

+ Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu…

+ Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc ): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân

=> Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ

=> Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng

tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm

4 Đánh giá chung

- Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn

- Về giá trị bài thơ Sóng

- Bài học sáng tạo và tiếp nhận:

+ Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn

+ Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ

Đề 4 Viết về cảm xúc trong thơ, nhà phê bình Hoài Thanh từng có ý kiến: Dòng

cảm xúc quá chừng sôi nổi khiến cho câu chữ không thể đi theo những đường viền

có sẵn, ý thơ xô đẩy làm cho khuôn khổ câu thơ cũng phải lung lay.

Anh/ chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu.

Trang 6

Hướng dẫn trả lời :

1 Giải thích ý kiến của Hoài Thanh 

- “Cảm xúc” là những rung động, là tình cảm- đây là yếu tố quan trọng nhất của thơ Khởi nguồn của thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc “Sôi nổi” chỉ mức độ của cảm xúc: nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt dâng trào “Ý thơ” chỉ tư tưởng, tình

cảm

- “Những đường viền có sẵn”, “khuôn khổ câu thơ”: Những quy định có sẵn từ trước, những hình thức có tính chất khuôn mẫu, ổn định “Xô đẩy”, “không đi theo”, “lung

lay” đều chỉ sự bứt phá, vượt ra khỏi những quy định.

=> Khi cảm xúc, tình cảm trong thơ đến mức mãnh liệt nó sẽ phá vỡ những khuôn mẫu, những hình thức có tính chất ổn định Từ đó cho thấy trong mối quan hệ giữa nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật của thơ thì nội dung cảm xúc đóng vai trò chi phối

2 Bình luận:

- Nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật trong thơ phải có sự hài hòa, phù hợp với nhau Tuy nhiên, trong mối tương quan giữa nội dung và hình thức thì nội dung

là cái có trước và bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo Thông qua ý thức năng động

và tích cực chủ quan của người nghệ sĩ, nội dung cố gắng đi tìm một hình thức thể hiện phù hợp với nó, để bộc lộ một cách đầy đủ nhất, hấp dẫn nhất bản chất của nó Khi tiếng nói cảm xúc, tình cảm trong thơ nồng nhiệt đến độ cao trào thì nó sẽ vượt

ra khỏi khuôn khổ hình thức bình thường để rồi lại đi tìm một cách thể hiện khác

phù hợp với nó Đó chính là sự “phá vỡ những đường viền có sẵn”.

- Khi cảm xúc phá vỡ những giới hạn, những hình thức cũ thì sẽ có một hình thức mới ra đời Đây cũng chính là hành trình đi tìm sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Nghệ thuật cũng vì thế mà luôn sáng tạo, luôn mới mẻ, hấp dẫn

- Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng: Không phải cứ có cảm xúc mãnh liệt thì sẽ có

sự phá cách và tạo nên cái mới trong nghệ thuật thơ ca Việc sáng tạo nên những hình thức mới mẻ còn phải phụ thuộc vào cái tài của người nghệ sĩ Cảm xúc chỉ là phần “xương thịt”, là yếu tố khơi nguồn và thúc đẩy Hơn nữa, không chỉ thơ mà

Trang 7

đối với loại hình nghệ thuật nào cũng vậy nội dung cảm xúc, tư tưởng luôn đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với hình thức thể hiện

3 Cảm nhận bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu:

a Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

- Sóng là dòng cảm xúc “quá chừng sôi nổi”, là tiếng nói tình cảm mãnh liệt của

một trái tim phụ nữ yêu chân thành, da diết Cái “tôi” trữ tình khi thì hóa thân vào

“em”, khi thì soi mình vào “sóng” “Sóng” và “em” cùng song song tồn tại để

bộc lộ những

cảm xúc của nhân vật trữ tình

+ Những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp có lúc tưởng mâu thuẫn mà lại thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu

+ Khát vọng tự nhận thức, khát vọng tình yêu

+ Nỗi nhớ cháy bỏng, da diết trong tình yêu

+ Tình cảm thủy chung gắn bó

+ Những dự cảm âu lo và niềm tin vào tình yêu chân chính

+ Khát vọng bất tử hóa tình yêu

- Ở Sóng có sự phá vỡ những hình thức, khuôn mẫu có tính chất ổn định “câu chữ

không đi theo đường viền có sẵn, khuôn khổ câu thơ bị lung lay”

+ Âm điệu của bài thơ: Bài thơ có âm điệu của sóng Sóng biển hay cũng chính là sóng lòng của người con gái đang yêu Âm điệu đó được tạo nên do thể thơ (thể thơ năm chữ, gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh linh hoạt); phương thức tổ chức ngôn

từ và hình ảnh

+ Kết cấu của bài thơ độc đáo thể hiện “dòng cảm xúc quá chừng sôi nổi”: Cả bài thơ có 9 khổ Bốn khổ đầu và bốn khổ cuối mỗi khổ đều có 4 câu, riêng khổ giữa (khổ 5) có 6 câu Kết cấu đó khiến người ta liên tưởng tới hai chân sóng và đỉnh sóng

+ Hình tượng thơ: Có hai hình tượng song song tồn tại: Sóng và em, lúc thì phân thân soi chiếu vào nhau, lúc lại hòa với nhau làm một Sóng biển và sóng lòng hòa quyện trong nhau

+ Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được sử dụng linh hoạt nhằm diễn

tả những cảm xúc trong tâm hồn người con gái đang yêu

Trang 8

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên như tiếng lòng chân thành của người phụ nữ, không màu mè, kiểu cách

b Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu:

- Vội vàng là dòng cảm xúc “quá chừng sôi nổi”, là tiếng nói tình cảm mãnh liệt

của một trái tim trẻ tuổi thèm yêu, khát sống đến cuồng nhiệt, mãnh liệt

+ Khao khát được níu giữ, ngưng đọng vũ trụ để chiếm lĩnh và tận hưởng

+ Đắm say, nồng nàn, cuồng nhiệt với một “mâm cỗ thiên đường trên mặt đất” + Nhạy cảm với dòng trôi chảy một đi không trở lại nên hối thúc giục giã tận hưởng

+ Tâm thế sống vội vàng, cuống quýt, gấp gáp, vồ vập tận hưởng tất cả những gì là tươi đẹp, ngọt ngào đắm say nhất của cuộc sống, của tuổi trẻ

- Ở Vội vàng có sự phá vỡ những hình thức, khuôn mẫu có tính chất ổn định “câu

chữ không đi theo đường viền có sẵn, khuôn khổ câu thơ bị lung lay”

+ Cấu trúc thơ theo mạch triết luận trả lời các câu hỏi: Vì sao phải sống vội vàng? Sống vội vàng là như thế nào?

+ Thể thơ tự do phù hợp cảm xúc sôi nổi, rạo rực, náo nhiệt của nhân vật trữ tình + Hình ảnh thơ tân kì, hấp dẫn, độc đáo

+ Sự kết hợp đan xen giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận một cách hài hòa, nhuần nhuyễn. 

+ Nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt kết hợpvới sự phong phú trong việc sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

4 Đánh giá :

- Ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh là ý kiến xác đáng, đúng đắn, đầy biện chứng về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ

- Sóng và Vội vàng là những thi phẩm đặc sắc hội tụ những giá trị nội dung và

hình thức mang vẻ đẹp nghệ thuật thơ ca

- Bài học sáng tạo và tiếp nhận

Đề 5 Bàn về thơ, Lưu Quang Vũ viết rằng:

Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu

Trang 9

(Liên tưởng tháng hai)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về bài thơ

Sóng của Xuân Quỳnh và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử hãy làm sáng tỏ nhận

định trên

Hướng dẫn trả lời:

a Giải thích ý kiến:

– Ô cửa – là nơi ngăn cách hai thế giới bên trong và bên ngoài -> So sánh mỗi bài

thơ như một ô cửa, nhà thơ muốn nói đến chức năng của thơ ca, là phương tiện giúp nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu kín của cá nhân mình đến mọi người

– Mở tới tình yêu – Đằng sau cánh cửa thơ ca chính là tình yêu- tình cảm của nhà

thơ với con người, cuộc đời; tình yêu – còn là tình cảm của con người với con người dành cho nhau

-> Ý kiến của Lưu Quang Vũ bàn về giá trị của thơ ca: Thơ ca là phương tiện để nhà thơ mở cánh cửa lòng mình đến với mọi người, và hơn thế thơ ca còn là cầu nối tâm hồn của mọi người tìm đến với nhau

b Bình luận:

+ Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả Các nhà thơ làm thơ khi tình cảm dâng trào mãnh liệt trong trái tim, họ có nhu cầu muốn được sẻ chia, tìm được sự đồng điệu từ phía người đọc Mỗi bài thơ được tạo ra như một cánh cửa mở tâm hồn là bởi thế!

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức Nhà thơ không chỉ muốn chia sẻ, bộ lộ tình cảm của cá nhân mình, mà muốn lan truyền những xúc cảm ấy tới trái tim người đọc, đem đến cho họ những xúc cảm mới Từ đó, thơ kết nối những tâm hồn người đọc đến với nhau, cùng hướng đến những giá trị tốt đẹp Bởi thế mà mỗi bài thơ phải mở tới tình yêu, đưa con người đến với nhau

c Chứng minh:

- Bài thơ Sóng chứa đựng những cảm xúc riêng tư mà nhà thơ muốn được chia sẻ

với mọi người

+ Mở ô cửa “Sóng” ta bắt gặp những cung bậc cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt, say

đắm; những băn khoăn lí giả về nguồn gốc tình yêu; nỗi nhớ cồn cào da diết và

Trang 10

khát vọng thủy chung gắn bó; những dự cảm âu lo về cuộc đời, số phận; khát vọng dâng hiến, bất tử trong tình yêu

+ Người đọc khi đến với Sóng cũng sẽ đồng cảm nhận ra những cung bậc cảm xúc

ấy để thấu hiểu nhà thơ rồi thấu hiểu chính mình và hiểu con người nhiều hơn

+ Sóng sẽ giúp người đọc mở ra cánh cửa của tình yêu chân chính, khám phá

những cảm xúc của chính bản thân mình, để sống thật ý nghĩa là chính mình, được sống dâng hiến, tận hưởng

- “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử):

+Trước hết là tình yêu sâu sắc của nhà thơ dành cho Vĩ Dạ, cho cuộc đời; khát khao được sống mãnh liệt, được yêu thương, chia sẻ

+ Người đọc mở ô cửa “Đây thôn Vĩ Dạ” sẽ bắt gặp những xúc cảm đáng trân

trọng ấy, đồng cảm sẻ chia với nhà thơ tài hoa bạc mệnh, từ đó mà thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người quanh mình…

d Mở rộng, nâng cao:

-Thơ ca có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người Mỗi bài thơ là những tâm tư tình cảm sâu sắc mãnh liệt của người nghệ sĩ gửi gắm tới con người, cuộc đời Qua những xúc cảm của cá nhân, mỗi bài thơ lại đánh thức những xúc cảm trong lòng người đọc, hướng con người tới những giá trị Chân – Thiện – Mĩ Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung

- Bài học:

+ Với nhà thơ: Cần cảm nhận cuộc sống bằng tất cả tâm hồn, để khi trái tim rung lên những xúc cảm mãnh liệt có thể tạo nên những vần thơ sâu sắc Nhà thơ cần ý thức về sứ mệnh của mình là người mở cánh của tâm hồn con người, đưa con người đến với nhau, cùng sống trong một thế giới ngập tràn tình yêu Để ô cửa thơ

ca hấp dẫn, lôi cuốn hơn với người đọc, ngoài những xúc cảm sâu sắc, phong phú gửi trong nội dung, nhà thơ còn cần có những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật

+ Với người đọc: cần cảm nhận tác phẩm bằng tất cả tâm hồn để hiểu được tiếng lòng mà người nghệ sĩ gửi gắm Hãy mở những ô cửa thơ ca để hiểu người, hiểu mình, để được sống trong một thế giới ấm áp, yêu thương,…

Đề 4: Song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng trong bài Sóng – Xuân Quỳnh

1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Ngày đăng: 29/03/2024, 19:50

w