1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề đề xuất thi hsg trại hè hùng vương lần thứ xv năm 2019 tại chuyên sơn la (1)

53 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV NĂM 2019 TẠI CHUYÊN SƠN LA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI Câu 1 (8 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến dưới đây: Nếu sự sống là cây thì lòng tự trọng là rễ; nếu sự sống là nước thì lòng tự trọng là dòng chảy; nếu sự sống là lửa thì lòng tự trọng là sự bùng cháy; nếu sự sống là chim ưng thì lòng tự trọng là đôi cánh. Lòng tự trọng thực sự còn cao hơn cả mạng sống. (Theo Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ Quang Tịnh, Phạm Thị Thanh Dung biên dịch, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2014, trang 267) Câu 2 (12,0 điểm) “Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách. Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người chúng ta nói chung”. (Nguyễn Minh Châu Báo Văn nghệ, số ra ngày 18 tháng 7 năm 1987) Bằng hiểu biết về tác giả Nam Cao và các sáng tác của ông trước cách mạng Tháng Tám 1945 anhchị hãy làm rõ ý kiến trên. Hết

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV NĂM 2019 TẠI CHUYÊN SƠN LA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI Câu 1 (8 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến dưới đây: Nếu sự sống là cây thì lòng tự trọng là rễ; nếu sự sống là nước thì lòng tự trọng là dòng chảy; nếu sự sống là lửa thì lòng tự trọng là sự bùng cháy; nếu sự sống là chim ưng thì lòng tự trọng là đôi cánh Lòng tự trọng thực sự còn cao hơn cả mạng sống (Theo Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ - Quang Tịnh, Phạm Thị Thanh Dung biên dịch, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2014, trang 267) Câu 2 (12,0 điểm) “Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người chúng ta nói chung” (Nguyễn Minh Châu - Báo Văn nghệ, số ra ngày 18 tháng 7 năm 1987) Bằng hiểu biết về tác giả Nam Cao và các sáng tác của ông trước cách mạng Tháng Tám 1945 anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên -Hết - Câu 1 (8 điểm) 1 Giải thích Nếu sự sống là cây thì lòng tự trọng là rễ; nếu sự sống là nước thì lòng tự trọng là dòng chảy; nếu sự sống là lửa thì lòng tự trọng là sự bùng cháy; nếu sự sống là chim ưng thì lòng tự trọng là đôi cánh Lòng tự trọng thực sự còn cao hơn cả mạng sống - Lòng tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình - Một loại các hình ảnh so sánh trùng điệp: sự sống – cây, nước, lửa, chim ưng; tự trọng – rễ, dòng chảy, sự bùng cháy, đôi cánh đã nhấn mạnh tô đậm vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống của con người, lòng tự trọng là điều quan trọng nhất, như là rễ của cây, như là dòng chảy của nước, là sự bùng cháy của lửa, là đôi cánh của chim ưng; nếu như không có tự trọng thì sự sống trở nên vô nghĩa hoặc không còn là nó nữa Lòng tự trọng còn cao hơn cả mạng sống 2 Bình luận: * Khẳng định ý kiến đúng đắn, gợi suy ngẫm sâu xa về vai trò của tự trọng và việc giữa gìn lòng tự trọng trong cuộc đời mỗi người * Lý giải: - Lòng tự trọng là phẩm chất vốn có của mỗi người có danh dự, phẩm cách, giữ gìn tự trọng, tự tôn, sự tôn nghiêm của bản thân là giữ gìn giá trị của mình, mất đi lòng tự trọng, con người sẽ dám làm những điều khủng khiếp tệ hại nhất, họ không còn gì để mất vì không có gì để gìn giữ 1 - Lòng tự trọng xuất phát từ niềm tin vào giá trị bản thân; khả năng nhận thức để xác định điều cần gìn giữ; khả năng hành động để tạo ra và bảo vệ các giá trị của bản thân mình - Ý nghĩa của lòng tự trọng: ngăn cản những việc làm sai trái; tạo ý thức trách nhiệm; thúc đẩy hành động xây dựng giá trị bản thân Lòng tự trọng là cơ sợ để con người hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, tự tin, bản lĩnh ý chí vượt khó vượt khổ… Lòng tự trọng khiến chúng ta vươn lên sống người hơn, tự trọng là cơ sở của nhân tính - Lòng tự trọng còn cao hơn cả mạng sống vì con người có tự trọng sẽ không bao giờ chịu đánh mất nó, dù phải đối diện với những cám dỗ khủng khiếp và cả cái chết Lòng tự trọng bị xúc phạm cũng là tổn thương đau đớn nhất đối với con người Lưu ý: Học sinh cần bám sát vào quan điểm của tác giả để thể hiện khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân Học sinh đưa ví dụ từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề 3 Mở rộng, nâng cao - Phê phán những người đánh mất lòng tự trọng của mình, đó là điều khủng khiếp vì con người sẽ dám làm những điều xấu nhất ác nhất hoặc chấp nhận bị chà đạp, vùi dập tàn nhẫn - Không nên quá đề cao thổi phồng lòng tự trọng của bản thân bởi vì: “Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình.” (Theo Bill Gates) - Giữ gìn lòng tự trọng của mình đồng thời phải đi đôi với việc tôn trọng, đề cao lòng tự trọng của người khác Không làm thương tổn đến tự trọng của người khác, cũng như biết đánh giá cao, trân trọng lòng tự trọng của con người 4 Rút ra bài học nhận thức và hành động: HS rút ra những bài học nhận thức và hành động phù hợp; nêu bài học của bản thân hợp lý, chân thật, không hô hào sáo rỗng Câu 2 ( 12 điểm) 1 Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu nhà văn Nam Cao; nội dung cốt lõi trong các sáng tác của ông là vấn đề nhân cách, nhân phẩm của con người 2 Giải thích câu nói của Nguyễn Minh Châu khi đánh giá về các sáng tác của nhà văn Nam Cao: - Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách: mối quan tâm hàng đầu và quan trong nhất, tư tưởng cốt lõi trong cách sáng tác của nhà văn là vấn đề nhân cách của con người ( Nhân cách: là tư cách làm người, là hệ thống phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ giữa người đó với bản thân và với xung quanh ) - Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người chúng ta nói chung: Ông tìm hiểu, nhận thức lí giải, phân tích và nêu lên quan điểm của mình một cách gay gắt, khẩn thiết Để nhận thức, khai thác hiện thực nhà văn đào sâu vào thế giới tinh thần của chính mình, lấy mình làm đối tượng tìm hiểu làm cái máy để kiểm nghiệm, phân tích, lí giải và sáng tạo ra các nhân vật để mổ xẻ, phân tích; các nhân vật của Nam Cao thường được đặt trước những hiện trạng, những tình huống có liên quan đến vấn đề bảo vệ, gìn giữ nhân cách.Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, có ý nghĩa triết lí về vấn đề nhân cách, phẩm giá con người nói chung Và 2 điều đó cũng xuất phát từ chính ý thức của con người trước quy luật vươn tới sự hoàn thiện nhân cách trong cuộc đời này 3 Đánh giá, bàn luận - Câu nói của Nguyễn Minh Châu là một ý kiến sâu sắc bàn về con người và tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao, về một khía cạnh giá trị tư tưởng trong các sáng tác của nhà văn Điều mà Nam Cao quan tâm suốt cuộc đời cầm bút của mình là “nhân cách” của con người, tức là phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người Ông có tâm huyết và hứng thú tìm hiểu “con người trong con người” – thế giới nội tâm, phẩm chất và đức hạnh của con người - Nhận xét của Nguyễn Minh Châu là một phát hiện đúng đắn và sâu sắc về con người và tác phẩm Nam Cao Đối tượng của văn học nghệ thuật là con người xã hội với đời sống tinh thần vô cùng phong phú Trong đời sống tinh thần của con người, nhân cách là yếu tố quan trọng và sâu sắc nhất để khẳng định con người với ý nghĩa đích thực của nó Nam Cao đã đặt vấn đề nhân cách, nhân phẩm con người một sâu sắc, róng riết với một tầm cấp bách và bao quát trong các tác phẩm, qua những điển hình nghệ thuật sinh động Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của phong cách nghệ thuật Nam Cao Ý kiến của Nguyễn Minh Châu giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những giá trị trong sáng tác của Nam Cao - Tại sao Nam Cao lại quan tâm hàng đầu đến vấn đề nhân tính, nhân cách của con người một cách “róng riết” ? Bởi vì ông tâm niệm nghệ thuật phải làm cho người gần người người hơn, nghệ thuật không chỉ miêu tả cái bề ngoài; hơn nữa vấn đề nhân tính cũng là vấn đề nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ 4 Chứng minh - Nhà văn Nam Cao đã không chỉ đề cập đến vấn đề nhân cách, mà đã mổ xẻ, phân tích và đi sâu tìm hiểu số phận, tính cách con người với những biểu hiện cùng diễn biến có khi là rất tinh vi, phức tạp hình thành và làm biến đổi nhân cách, không phải chỉ là biểu hiện hời hợt bề ngoài mà là những nguyên cớ bên trong, nguyên nhân sâu xa nào đã tạo ra những kiểu người và con người như vậy Điều quan tâm nhất của Nam Cao khi xây dựng hình tượng các nhân vật không đơn thuần là những vấn đề ngặt nghèo khốn khổ, thiếu thốn vật chất mà còn là những đau đớn, giằng xé, trăn trở về tinh thần Thế nên ám ảnh trong sáng tác của Nam Cao đâu chỉ là con người đói khát, con người hành động mà điều làm cho người đọc phải trăn trở, suy ngẫm là những điều đang diễn ra nơi thế giới bên trong; nhân vật của Nam Cao là con người của những cảm giác - Trong giai đoạn sáng tác trước cách mạng, ở cả hai đề tài viết về người trí thức hay người nông dân, nhà văn đều đã phản ánh những tấn bi kịch tinh thần của họ Người trí thức nghèo có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão tâm huyết lại phải sống cuộc đời thừa Nhưng dẫu phải sống cuộc đời thừa vẫn đau đớn, xót xa trước nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người bị đe dọa, hủy hoại Người nông dân bị đày đọa, bị hắt hủi, bị lăng nhục bị đẩy vào con đường lưu manh, dẫu thế thì con người vẫn cố gắng đấu tranh chống chọi lại ( dẫn chứng), đồng thời nhà văn lên tiếng khẩn thiết hãy cứu lấy nhân cách, đừng để cái xấu cái ác làm thay đổi nhân tính, đừng biến con người ta trở thành tha hóa, thành sống mòn (dẫn chứng) 3 - Ông phát hiện nâng niu và trân trọng những đốm sáng nhân tính còn le lói, chưa lụi tắt trong tâm hồn họ; diễn tả sâu sắc, tinh tế khát vọng cũng như những bi kịch tinh thần của con người Chỉ ra nỗi đau tột cùng của con người không chỉ có nhu cầu ăn no, mặc lành mà quan trọng hơn là có nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng… Nghĩa là được thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần, bởi đây mới chính là bằng chứng căn bản nhất để phân biệt loài người với loài vật Ông rất bất bình với vấn đề con người bị lăng nhục và đứng lên để bảo vệ họ đòi lại lẽ sống cho họ, khẳng định con người có thể bị tiêu diệt nhưng nhân tính con người là bất diệt Đặt ra vấn đề khinh trọng với con người lên tiếng khẩn thiết thay đổi hoàn cảnh để họ được sống với đúng nghĩa con người (dẫn chứng) - Nam Cao khái quát được những quy luật của đời sống xã hội: vật chất và ý thức, hoàn cảnh và môi trường, môi trường và tính cách, luôn trăn trở và đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong nghèo đói, vùi dập ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần; con người bị xói mòn về nhân phẩm, đức hạnh, hủy hoại cả nhân tính (dẫn chứng) - Nhà văn không nhìn bao giờ nhìn nhân vật bằng “con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”, mặt khác nhà văn luôn nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống bằng nguyên tắc của tình thương Trong những con người bất hạnh vẫn âm ỉ cháy những đốm lửa nhân tính Phát hiện ra một điều họ là những người “đáng kính”, bậc chí thiện, những thiên lương cao quý dù có lúc nhân tính, nhân hình bị cướp đi Nỗi đau thê thảm của họ là bị khinh bỉ, bị cướp đi giá trị làm người Vì thế trên những trang văn chua xót ấy, người đọc vẫn cảm nhận được ân tình của nhà văn đối với các nhân vật của mình Chính điều đó làm nên chiều sâu giá trị nhân đạo và hiện thực trong các sáng tác của Nam Cao ( dẫn chứng) ( Học sinh có thể chỉ chứng minh bằng các tác phẩm đã học trong chương trình: Lão Hạc, Chí Phèo, Đời thừa ; có khuyến khích đối với học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm khác Cách chứng minh có thể không theo luận điểm mà theo vấn đề trong tác phẩm, nhưng về cơ bản vẫn phải đảm bảo những ý trên) TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG Câu 1 (8.0 điểm) Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau cho rằng: "Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ những điều bạn mang đến cho bản thân mình" Nhưng ý kiến khác lại khẳng định: "Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác" Những ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ và quan niệm như thế nào về hạnh phúc ? Câu 2 (12.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Phần lớn nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tác đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống 4 Bằng trải nghiệm của bản thân về một số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 , anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên NGƯỜI RA ĐỀ: Nguyễn Thị Hoàn SĐT: 0912127154 CÂU 1 (8.0 điểm) 1 Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm) Suy nghĩ, quan niệm về hạnh phúc: do bản thân tạo dựng; muốn có hạnh phúc cá nhân trước hết cần biết sống vị tha 2 Giải thích hai ý kiến (1,5 điểm) 2.1 Giải thích ý kiến của Henry David Thoreau: "Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ những điều bạn mang đến cho bản thân mình" - Giải thích từ khóa: Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui sướng, mãn nguyện của con người khi được đáp ứng những mong ước, khát vọng => Ý kiến khẳng định vai trò, giá trị của bản thân trong việc tạo ra hạnh phúc cho chính mình 2.2 Giải thích ý kiến: "Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác" - Giải thích các cụm từ: + Chỉ nghĩ đến bản thân : ích kỉ, chỉ sống cho mình, chỉ quan tâm tới quyền lợi cá nhân + Phải sống vì người khác: sống vị tha, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì mọi người => Ý kiến nhấn mạnh muốn có hạnh phúc cho cá nhân thì trước hết phải biết sống vì người khác, biết cho đi trước khi đòi hỏi nhận về 2.3: Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, là hai quan niệm tích cực về hạnh phúc và cách tạo dựng hạnh phúc của cá nhân trong cuộc đời 3 Bàn luận (5.0 điểm) * Hạnh phúc không phải là cái gì xa xôi, trừu tượng mà hiện diện trong những gì bình dị nhất của cuộc sống Tùy thuộc khả năng, hoàn cảnh, sự nỗ lực không ngừng, mỗi người có thể tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể) * Hạnh phúc thực sự là khi ta biết quan tâm, mang tình yêu thương và sự sẻ chia chân thành để trao niềm vui cho mọi người, biết sống vì người khác Khi ấy hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bội (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể) * Hướng tới và tạo ra hạnh phúc cho bản thân không có nghĩa là trục lợi, vun vén cho cá nhân mà là cống hiến, hi sinh vì mọi người, tạo dựng môi trường cuộc sống cộng đồng nhân văn (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể) * Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, chà đạp lên người khác để tìm hạnh phúc của bản thân; lấy bất hạnh của người khác làm niềm vui cho mình; lối sống dựa vào người khác; ảo tưởng kiếm tìm hạnh phúc viển vông 4 Liên hệ mở rộng và rút ra bài học cho bản thân (1.0 điểm) - Cần xây dựng phương châm, thái độ sống tích cực để đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác 5 - Cần nỗ lực phấn đấu bằng tất cả khả năng của mình để kiến tạo hạnh phúc bền vững thực sự - Để có được hạnh phúc mỗi người cần trang bị cho mình những phẩm chất đạo đức, tâm hồn cao đẹp, vốn tri thức mọi lĩnh vực và những kỹ năng mềm để xử lý linh hoạt mọi tình huống của cuộc sống CÂU 2 (12.0 điểm) 1 Giới thiệu chính xác vấn đề nghị luận (0,5 điểm) Một trong những biểu hiện của phong cách nhà văn là cá tính sáng tạo Điểm nổi bật của cá tính sáng tạo là đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống 2 Giải thích (1.5 điểm) - Cá tính sáng tạo của nhà văn chính là nét riêng, sự độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống để đưa đến cho độc giả một cái nhìn mang tính khám phá mới mẻ về cuộc đời và con người thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật biểu hiện mang tính đặc thù của cá nhân, thể hiện trong hàng loạt tác phẩm, hình thành phong cách văn học của tác giả Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ biểu hiện trên cả hai phương diện; nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm - Ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại: Sự nỗ lực tìm tòi, khám phá, sáng tạo bằng công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc của tác giả để đem đến cho văn học những cái mới về đề tài, thể loại, ngôn ngữ, cách biểu đạt, quan điểm tư tưởng chưa hề xuất hiện trong văn học trước đó hay trong tác phẩm của bất kì tác giả nào - Thể hiện cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống: Trên cơ sở những đề tài cũ, phương tiện nghệ thuật quen thuộc nhưng lại được soi chiếu bằng cái nhìn mới, tư tưởng mới, đánh giá bằng quan điểm tích cực của thời đại văn học mới cùng với cách thức phản ánh mới mẻ in dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của tác giả => Ý kiến trên đúc kết từ thực tiễn sáng tác của nhà văn, quá trình tiếp nhận của người đọc, quá trình thẩm định, phê bình văn học của các nhà nghiên cứu để đi đến sự khẳng định: Cá tính sáng tạo là phẩm chất quan trọng hàng đầu của nhà văn, là yếu tố cốt lõi hình thành phong cách tác giả Hoạt động sáng tác văn chương thực chất là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ của những người nghệ sĩ tâm huyết Đó là quá trình vận động tự giác để hoàn chỉnh phong cách trên cơ sở kế thừa và cách tân, tự làm mới ngòi bút của chính mình, làm mới văn chương, làm mới thị hiếu thẩm mĩ của người đọc 3 Chứng minh (8.0 điểm) Học sinh tự chọn ít nhất hai tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (nên đủ diện thể loại: thơ và văn xuôi) để làm rõ luận đề: Phần lớn nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tạo đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống Dù chọn tác giả, tác phẩm nào để chứng minh cũng cần bám sát các ý sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm chọn chứng minh - Cái mới, cái không lặp lại thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả trong tác phẩm là ở những yếu tố nào ? (Đề tài và chủ đề / Cái nhìn và tư tưởng nhận thức / Phương thức phản ánh và phương tiện nghệ thuật biểu hiện / ) 6 - Bên cạnh sự sáng tạo cái mới không lặp lại, tác phẩm thể hiện sự lặp lại có tính kế thừa truyền thống phong cách nghệ thuật của chính tác giả như thế nào ? - Để tạo nên sự thành công của tác phẩm, tác giả đã phát huy những phẩm chất gì? Phẩm chất nào quan trọng nhất ? 4 Bình luận và liên hệ mở rộng vấn đề (2,0 điểm) - Ý kiến trong đề bài là chân lí phổ quát của hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật, có ý nghĩa sâu sắc, vừa nhắc nhở người sáng tác mài sắc ngòi bút bằng khả năng sáng tạo và khát vọng kiếm tìm cái mới cho văn chương, vừa định hướng cho người đọc khi khám phá tác phẩm chú ý phát hiện, trân trọng cá tính sáng tạo, ý thức "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" (Nam Cao - Đời thừa) của mỗi tác giả - Ý kiến đã khẳng định một nhà văn có phong cách độc đáo phải là người nghệ sĩ có cá tính sáng tạo, vừa nỗ lực kiếm tìm cái mới, vừa lặp lại những yếu tố tinh hoa truyền thống trong phong cách của mình để in dấu "vân chữ" trong tác phẩm, tạo tấm "giấy thông hành" trong làng văn chương và có chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả - Để vươn tới tầm độ đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải rèn luyện, mài giũa cái tài, cái tâm, vốn sống và sự trải nghiệm sâu sắc để hiểu người, hiểu đời, hiểu chính mình mà sáng tạo những tác phẩm văn chương chân chính, có sức sống trường tồn - Khẳng định vai trò, đóng góp của các tác giả và tác phẩm đã chọn chứng minh ý kiến TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN Câu 1 (8,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: Đừng để đi đến cuối cuộc đời rồi mới nhận ra rằng bạn chỉ sống theo chiều dài của nó Hãy sống theo cả chiều rộng nữa Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu: Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng (Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985) Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Chọn và phân tích một tác phẩm hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ Hết - Câu 1 (8,0 điểm) 1 Dẫn dắt – nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 2 Giải thích ý kiến (2,0 điểm) - Sống theo chiều dài của nó: cuộc đời đơn thuần chỉ tính theo số năm có mặt trên cuộc đời, không để lại dấu ấn, không mang nhiều ý nghĩa - Sống theo cả chiều rộng: sống cuộc đời phong phú, ý nghĩa, đầy màu sắc => Câu nói mang ý nghĩa sâu sắc, khi đánh giá một đời người, người ta sẽ không căn cứ vào tuổi thọ, căn cứ vào lượng thời gian sống mà chủ yếu căn cứ vào thực tế người đó đã sống 7 như thế nào Từ đó, câu nói khuyên con người ta đừng để cuộc đời trôi qua một cách nhạt nhẽo, vô vị, chỉ đơn thuần là tồn tại trên cõi đời này mà hãy luôn làm cho cuộc đời mình trở nên thật nhiều ý nghĩa, thật phong phú, nhiều màu sắc 3 Bình luận, chứng minh (4,0 điểm) a Thế nào là một cuộc sống có chiều rộng? (2,0 điểm) - Cuộc đời nhiều trải nghiệm: Con người dám thử thách bản thân, dám thực hiện những điều mới mẻ, không ngại dấn thân, ngại khó khăn, gian khổ để tích lũy nhiều kinh nghiệm cho chính mình - Cuộc đời nhiều ước mơ, khát vọng: Con người giàu mơ ước, hoài bão và luôn nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thực - Cuộc đời nhiều nghị lực: con người luôn mạnh mẽ, kiên cường trước muôn vàn khó khăn và sóng gió trong cuộc đời, không nhụt chí, không dễ dàng gục ngã - Cuộc đời nhiều cống hiến: con người luôn nỗ lực học tập, lao động để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời Không phân biệt mỗi người làm công việc gì, giàu nghèo, sang hèn, ai cũng có thể tận hiến cho cuộc đời, cho mọi người bằng khả năng của mình Tất cả những cống hiến ấy đều ý nghĩa - Cuộc đời giàu lòng nhân ái: con người luôn sống với nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ Mang đến điều tốt đẹp cho người khác đồng nghĩa chúng ta cũng sẽ hạnh phúc và cuộc sống của chúng ta cũng trở nên nhiều ý nghĩa, rộng hơn, sâu hơn b Vì sao phải sống cuộc sống có chiều rộng? (2,0 điểm) - Mỗi con người sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều tuyệt diệu của tạo hóa, lớn lên được nhận bao ân huệ của những người đi trước, của gia đình, xã hội Vì vậy, chúng ta không thể sống tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa Sống có ý nghĩa chính là một cách để ta trả ơn đối với những gì ta nhận được của những người đi trước và những người xung quanh - Cuộc đời của bất kỳ ai cũng chỉ sống có một lần và nó cũng trôi qua rất nhanh chóng kể cả người thọ nhất Do đó phải sống như thế nào để thực sự có ích cho đời, cho xã hội Có những người sống không được lâu nhưng để lại cho đời rất nhiều giá trị quý báu; tên tuổi của họ được lưu mãi đến bao đời sau Song cũng có không ít người thời gian sống rất dài nhưng những ngày sống cho thật có ý nghĩa thì chẳng bao nhiêu Rõ ràng cách sống, chất lượng sống mới thực sự là tiêu chí, mới là căn cứ để đánh giá một đời người - Cuộc sống là vô cùng phong phú, có biết bao nhiêu miền đất mời gọi ta đặt chân đến, có biết bao nhiêu thử thách cần ta chinh phục, có bao nhiêu tri thức cần ta tích lũy và có biết bao điều tốt đẹp đang chờ ta khám phá và trân trọng Bởi vậy, không có lí do gì ta lại cho phép mình sống một cuộc đời chật hẹp và đơn điệu Đi và trải nghiệm là cách để ta làm giàu có thêm vốn tri thức cũng như làm giàu thêm tâm hồn mình, từ đó ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và sống có ích hơn - Những con người chỉ sống theo chiều dài thì cuộc đời sẽ thật vô vị, tẻ nhạt, sẽ bỏ lỡ bao nhiêu điều ý nghĩa và tuyệt vời trong cuộc sống này * Chú ý với mỗi lí lẽ, học sinh cần đưa ra một số dẫn chứng thuyết phục để chứng minh 4 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Câu nói khuyên nhủ con người ta từ bỏ nếp sống lạc hậu cũ kỹ, từ bỏ lối sống bó hẹp, nhỏ bé, thụ động, nhàm chán để khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, tạo cho cuộc 8 sống những điều lý thú chưa bao giờ trải qua Hãy tự dấn thân để có những trải nghiệm thú vị, để xây dựng cho mình một cuộc sống thật nhiều ý nghĩa và đáng giá - Phê phán những con người có lối sống quẩn quanh, nhàm chán, tẻ nhạt, thu mình cũng như những kẻ sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng - Khi chúng ta sống bằng những trải nghiệm không đồng nghĩa với lối sống vất vưởng, nay thế này mai thế khác mà là sống – tận hưởng – cống hiến, tạo nên một cuộc sống đa màu sắc và có chiều sâu 5 Kết thúc vấn đề (0,5 điểm) Câu 2 (12,0 điểm) I Yêu cầu chung - Học sinh có kiến thức lý luận về đặc trưng của văn học, biết vận dụng hiểu biết về tác phẩm, đoạn trích văn học (lớp 11 đã học và đọc) để minh họa hợp lý cho vấn đề nghị luận - Thể hiện rõ năng lực bình luận, nhìn nhận vấn đề chặt chẽ - Hành văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc II Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể làm theo nhiều cách, người chấm tham khảo gợi dẫn dưới đây: 1 Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề (0,5 điểm) 2 Giải thích ý kiến (3,0 điểm) - Tác phẩm văn học: Chỉ chung tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên trong nhận định này, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải thiên về văn xuôi nhiều hơn mà xác đáng nhất ở đây chính là thể loại truyện ngắn - Lõi: chỉ nội dung, ý nghĩa bên trong của tác phẩm Lõi dày nghĩa là tác phẩm phải chứa đựng những ý nghĩa thiết thực, sâu sắc - Vỏ: chỉ hình thức bên ngoài Vỏ mỏng nghĩa là tác phẩm nên có dung lượng gọn nhẹ, không nên phức tạp, cồng kềnh - Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng, minh bạch - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành, mãnh liệt => Nguyễn Khải đã đưa ra quan niệm về một tác phẩm văn học hay trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, đó là phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt 3 Bàn luận (4,0 điểm) Khẳng định ý kiến của Nguyễn Khải là đúng đắn vì nó nói lên được đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật và bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật: * Vì sao tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng? (đảm bảo tính hàm súc) Một tác phẩm cô đọng, hàm súc là tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn về nội dung, mang đến những ý nghĩa sâu sắc, khơi gợi nhiều suy tư, trăn trở nơi người đọc về cuộc đời, về cõi nhân sinh nhưng lại được biểu hiện trong một dung lượng ngôn ngữ ngắn gọn, vừa đủ, không rườm rà, tràng giang đại hải (HS lấy ví dụ minh họa) * Vì sao mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng ( Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) 9 Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng Cũng chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó Một tác phẩm văn học có giá trị trước hết nó phải đề xuất được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa nhân sinh Tư tưởng đó phải được bày tỏ một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, không được trung lập, mập mờ, giấu diếm (HS tự lấy ví dụ) * Vì sao những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc) Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim sôi sục của người nghệ sĩ, đó là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành Tình cảm đẩy lên đến cao trào chính là lúc tài năng của nhà văn được tỏa sáng Mọi sự hờ hững, hời hợt sẽ không bao giờ khơi gợi được những giá trị cho văn chương (HS lấy dẫn chứng minh họa) 4 Chứng minh (3,0 điểm) Học sinh chọn tác phẩm hoặc đoạn trích bất kì, tuy nhiên phải làm rõ được vấn đề lí luận trên các phương diện: + Tính cô đọng, hàm súc được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm là gì?) + Tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm là gì? + Thái độ, tình cảm tác giả bộc lộ trong tác phẩm ra sao? + Để đạt đến thành công đó, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào? 5 Bài học (1,0 điểm) Nhận định của Nguyễn Khải là vô cùng xác đáng, để lại cho chúng ta bài học về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ và quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc: - Về sáng tạo: + Người nghệ sĩ phải luôn có tư tưởng rõ ràng, mang triết lí nhân sinh sâu sắc, cùng với đó là một trái tim nóng hổi, tha thiết, khắc khoải với cuộc đời + Sáng tạo nghệ thuật cần có độ tinh luyện, cô đọng, hàm súc cao, làm sao để một tác phẩm hài hòa giữa nội dung và hình thức, không có các yếu tố dư thừa, không cần thiết - Về tiếp nhận: Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc không nên lạnh lùng, thờ ơ mà cần thưởng thức bằng cả trái tim và khối óc để cảm nhận được những trăn trở, nỗi niềm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm thông qua tác phẩm, từ đó trở thành những người đồng sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng tâm hồn mình, hướng đến giá trị Chân – Thiện – Mĩ 6 Kết thúc vấn đề (0,5 điểm) TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG Câu 1 (8,0 điểm) “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa Lửa là kết quả của số nhiều Nước Việt hình chữ S, hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ 10

Ngày đăng: 25/03/2024, 19:30

w