1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chú ý trongTLH Đại cương

7 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chú Ý Trong Tâm Lý Học Đại Cương
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 98,52 KB

Nội dung

Chú ý là quá trình hành vi và nhận thức của việc tập trung có chọn lọc vào một khía cạnh riêng biệt của thông tin, cho dù được coi là chủ quan hay khách quan, trong khi bỏ qua các thông tin có thể nhận biết khác. Đây là một trạng thái phấn khích. Chú ý là sự chiếm hữu của tâm trí dưới hình thức rõ ràng và sống động của một trong những thứ dường như một số đối tượng hoặc đoàn tàu tư tưởng đồng thời. Sự tập trung của ý thức, là bản chất của chú ý. Sự chú ý cũng được mô tả là sự phân bổ các nguồn lực xử lý nhận thức hạn chế.1 Chú ý là một lĩnh vực điều tra chính trong giáo dục, tâm lý học, khoa học thần kinh, khoa học thần kinh nhận thức và tâm lý học thần kinh. Các lĩnh vực điều tra tích cực liên quan đến việc xác định nguồn gốc của các tín hiệu và tín hiệu cảm giác tạo ra sự chú ý, ảnh hưởng của các tín hiệu và tín hiệu cảm giác này đến các đặc tính điều chỉnh của các tế bào thần kinh cảm giác, và mối quan hệ giữa sự chú ý và các quá trình nhận thức và hành vi khác như trí nhớ làm việc và tâm lý làm việc cảnh giác. Một cơ quan nghiên cứu tương đối mới, mở rộng dựa trên nghiên cứu trước đó về tâm lý học, đang điều tra các triệu chứng chẩn đoán liên quan đến chấn thương sọ não và ảnh hưởng của nó đối với sự chú ý. Sự chú ý cũng khác nhau giữa các nền văn hóa.2 Các mối quan hệ giữa sự chú ý và ý thức đủ phức tạp để bảo đảm việc nghiên cứu và khám phá chúng quy mô dài hạn. Khám phá như vậy vừa cổ xưa vừa liên tục, vì nó có thể có tác dụng trong các lĩnh vực từ sức khỏe tâm thần và nghiên cứu về rối loạn ý thức đến trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực nghiên cứu liên quan.

Trang 1

Chương 4: CHÚ Ý 4.1 Khái niệm chú ý

4.1.2 Khái niệm Tại sao phân biệt chú ý và sự chú ý?

Chú ý (v): là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Sự chú ý (attention) (n): là một quá trình tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường, điều này dẫn đến một loạt các nét đặc trưng khác trong môi trường đó có thể bị loại trừ.

Ví dụ: Khi đang lái xe thì chúng ta chú ý đến làn đường, đèn tín hiệu giao thong, tốc độ, biển báo…và chúng ta có thể loại trừ những căn nhà ở 2 bên đường

=>Như vậy, không phải mọi trường hợp của sự chú ý là giống nhau và nó có lien quan đến những cơ chế khác nhau Từ những nghiên cứu cho thấy sự chú ý không phải là một khái niệm đơn giản, mà bao gồm một số những hiện tượng tâm lý khác Chú ý đóng vai trò trung tâm trong nhiều khía cạnh khác của nhận thức Chú ý có liên quan đến tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.

Vd: cần để ghi nhớ một kiến thức đã học chúng ta cần phải chú ý trong lúc học, không bị sao nhãng mới có khả năng ghi nhớ ngôn ngữ, kiến thức đó.

4.1.2 Chức năng, vai trò của chú ý

-Chú ý là cái phông, cái nền để cho các quá trình tâm lý diễn ra Chú ý là một quá trình tâm lý luôn đi kèm với quá trình nhận thức để giúp cho các quá trình đó diễn ra tốt hơn.

-Chú ý là cánh cửa mà qua đó các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài đi vào con người -Nhờ chú ý mà con người mới có thể phản ánh chính xác các sự vật hiện tượng.

-Các thuộc tính của chú ý: sức tập trung, tính bền vững, sự phân phối chú ý, sự di chuyển chú ý 4.2 Mối quan hệ giữa tri giác và chú ý

Quan hệ giữa tri giác và chú ý thường được nghiên cứu ở rất nhiều mặt: Nghiên cứu chú ý và hành vi định hướng, Vd:

Nghiên cứu sự chuyển chú ý như là một quá trình lựa chọn nội tâm, Vd: Nghiên cứu sự tự vệ khi tri giác, Vd:

Nhờ có chú ý mà tri giác mang tính tích cực, chủ động hơn, sự vật hiện tượng được phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn.

Nhờ có chú ý mà tính mục đích, tính ý nghĩa của tri giác được rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

Trang 2

-Chú ý có chọn lọc, hay còn gọi là sự tập trung chú ý, đề cập đến khả năng của một sinh vật tập trung tâm trí của mình vào một kích thích hoặc nhiệm vụ cụ thể, bỏ qua các kích thích từ môi trường Đó cũng giải thích cho các giới hạn ngưỡng kích thích gây chú ý.

Vd: khi bạn cần một đôi giày để chạy, bạn tập trung chú ý để lựa và đeo dây cho đôi giày -Các lý thuyết giải thích sự chú ý có chọn lọc

Có một số mô hình lý thuyết nhằm giải thích hoạt động của sự chú ý có chọn lọc như mô hình của Broadbent, Treisman và Mackay Tất cả các mô hình này được gọi là mô hình bộ lọc vì nó giải thích tại sao các cảm giác có thể đi qua bộ lọc và họ cho rằng tất cả cảm giác không thể tiếp nhận cùng một lúc *Mô hình bộ lọc của Broadbent:

-Broadbent nhận thấy rằng khi các chúng ta đón nhận các tin tức báo nguy hiểm cùng một lúc, người ta thường có xu hướng chú ý giải quyết với tin tức nguy hiểm nhất Vì vậy,ông đã làm thử nghiệm với việc "lắng nghe nhị phân" để điều tra các quá trình có liên quan khi thay đổi trọng tâm của sự chú ý.

Broadbent nghĩ rằng thông tin của tất cả các kích thích xuất hiện tại một thời điểm nhất định nhập vào "bộ đệm cảm giác" (trung tâm đệm), cũng được gọi là kho ngắn hạn Một trong những đầu vào được chọn bởi các đặc tính vật lý của nó để vượt qua bộ lọc Các cảm giác không được chọn vẫn tồn tại trong bộ đệm cảm giác và không biến mất nhanh chóng.

Thí nghiệm nghe phân đôi (Dichotic Listening Task)

-Ông gửi hai tin nhắn cùng một lúc qua hai tai trái và tai phải của người tham gia, hai tin nhắn mang hai kí tự khác nhau Sau đó họ được yêu cầu lặp lại những gì họ nghe được.

-Có người lặp lại kí tự bên tai phải trước, có người lặp lại kí tự bên tai trái trước, nhưng hai kí tự luôn độc lập mà không xen kẽ lộn xộn với nhau.

=>Ông khẳng định rằng chúng ta chỉ có thể chú ý đến một kênh tai một thời điểm Thông tin bị mất sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của kích thích và nhu cầu của sinh vật Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lý khác như loại giọng nói, loại thông tin nhập vào…

*Nhược điểm : Mô hình không xác định chính xác bản chất và chức năng của hệ thống xử lý, không cung cấp đủ thông tin liên quan đến cách thông tin có thể được chuyển từ kênh này qua kênh khác và coi bộ nhớ làm việc 1 cách thụ động.

*Mô hình bộ lọc của Treisman

Sự chú ý có chọn lọc đòi hỏi các kích thích môi trường phải được lọc để chú ý diễn ra dễ dàng hơn Một ví dụ cho việc lọc kích thích môi trường đó là giảm âm lượng, nếu bạn ở trong căn phòng có bốn kích thích âm thanh diễn ra cùng một lúc (một đứa bé đang khóc, tivi, một người nói chuyện qua điện thoại và radio), bạn có thể giảm âm lượng của ba cái để tập trung vào kích thích còn lại.

Trang 3

=>Các chú ý có liên quan đi qua bộ lọc, còn các chú ý không liên quan và có cách giảm thiểu sẽ ít đi qua bộ xử lý trung tâm Điều đó giúp chúng ta có thể tập trung hơn vào vùng mình cần chú ý.

Nhược điểm: Chưa giải thích cặn kẽ và có thí nghiệm khoa học chi tiết cho quan điểm này *Lý thuyết về tải nhận thức của John Sweller

-Lý thuyết về tải nhận thức của John Sweller cho thấy việc học tập diễn ra tốt nhất trong các điều kiện phù hợp với quá trình nhận thức của con người.

Tải nhận thức liên quan đến lượng thông tin mà bộ nhớ làm việc có thể lưu trữ cùng một lúc. Sweller nói rằng, do bộ nhớ làm việc có khả năng hạn chế, các phương pháp hướng dẫn nên tránh làm quá tải nó với việc học.

Sweller cho rằng các bảng hướng dẫn có thể làm giảm nhận thức cho sinh viên.Ngoài ra, ông còn cho rằng tải nhận thức nặng có thể có tác động tiêu cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ, và lượng tải nhận thức ở mỗi người là khác nhau, và ảnh hưởng tới khả năng nhận thức vấn đề của người đó như thế nào Ví dụ, người già, học sinh và trẻ em trải nghiệm lượng tải nhận thức khác nhau và có người nhiều ở lĩnh vực này, ít ở lĩnh vực kia

Lý thuyết về tải nhận thức của J Sweller

Đối với tâm lý học nhận thức, tải nhận thức dung để khuyến khích tham gia hoạt động vận động trí óc để tang cường khả năng nhận thức của mình.

Sự khác biệt giữa một chuyên gia và một người mới là một người mới chưa có được kế hoạch của một chuyên gia Học tập đòi hỏi một sự thay đổi trong cấu trúc sơ đồ của bộ nhớ dài hạn và được thể hiện bằng hiệu suất học tập của đối tượng Sự hiệu suất tăng, chúng ta sẽ quen dữ liệu hơn, làm cho quá trình chú ý và nhận thức diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn.

4.4 Sự phân tán chú ý (sự phân chia chú ý)4.4.1 Sự phân tán chú ý

-Sự phân tán chú ý (divided attention): con người có thể chú ý vào một số việc cùng một lúc Vd: chúng ta có thể vừa nấu ăn vừa nghe nhạc

-Khả năng sự chú ý được phân chia phụ thuộc vào một số nhân tố: + Sự tập luyện

+Độ khó của nhiệm vụ +Loại nhiệm vụ

4.4.1.1 Ảnh hưởng của việc tập luyện:

-Tại sao chúng ta có thể chú ý nhiều điều khi lái xe ????

Trang 4

->Vd: khi mới tập chạy xe máy chúng ta không thể dễ dàng vừa thắng xe vừa chạy xe vừa quan sát biển báo và phương tiện giao thông khác, nhưng sau một thời gian tập luyện và đi quen thì chúng ta sẽ kết hợp những việc đó cùng một lúc.

-Những nghiên cứu cho thấy với sự luyện tập, chúng ta có thể học làm 2 việc khó như nhau trong cùng một lúc

+TN Spelke (1976): lúc đầu cho 2 sv vừa đọc một câu chuyện vừa viết chính tả, họ không thể làm 2 việc cùng 1 lúc Sau 85 giờ tập luyện, kéo dài 17 tuần, họ có thể đọc nhanh một câu chuyển và vừa làm bài kiểm tra phân loại từ.

+TN Schneider và Shiffrin (1977):

 Người tham gia sẽ thấy một bộ nhớ có những con số và chữ cái(bộ nhớ là số còn nhân tố gây nhiễu là chữ cái)

 Sau đó họ xem nhanh liên tục 20 khung(trong 2,4s)

 Có mục tiêu xuất hiện trong 1/20 khung,1 nửa còn lại không có mục tiêu xuất hiện  Họ trả lời câu hỏi: Có phải mục tiêu xuất hiện trong khung không???

 Khi mới bắt đầu: có 55% trả lời đúng câu hỏi  Sau 900 lần thử nghiệm thì mới được 90% chính xác

 Khoảng 600 lần đầu, họ cho rằng họ phải tiếp tục lặp đi lặp lại mục tiêu trong bộ nhớ để ghi nhớ chúng, sau đó nhiệm vụ này trở nên tự động

=> Schneider và Shiffrin đưa ra nhận định rằng, việc thực hành giúp những người tham gia phân chia sự chú ý của họ để đối phó với nhiều mục tiêu và thử nghiệm một cách thuần thục

Kết luận: -Sự luyện tập gây ra một sự xử lý tự động

-Khi loại xử lý tự động xuất hiện, nó diễn ra mà không làm người ta chủ ý đến thực hiện nó Loại xử lý này sử dụng ít khả năng nhận thức

4.4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệm vụ khó

-Nếu nhiệm vụ trở nên khó khăn thì sự chú ý không thể phân chia được -Phần 2 thí nghiệm khó của Schneider và Shiffrin, nhiệm vụ được thay đổi: +Chữ cái vừa là dữ liệu bộ nhớ vừa là gây nhiễu

+Dữ liệu trong bộ nhớ lần này trở thành nhân tố gây nhiễu trong thử nghiệm khác, có thể hoán đổi cho nhau

+Qúa trình tự động không thể xảy ra

+Người tham gia phải thật chú ý và tìm mục tiêu giữa nhân tố gây nhiễu

+Điều kiện và độ khó tăng khiến cho việc phân chia chú ý là không thể Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng hoàn toàn không thể phân chia chú ý, nhưng vẫn làm giảm sút đi khả năng chú ý.

Trang 5

Vd: Nguy cơ của việc tai nạn giao thông khi sử dụng điện thoại cao hơn hoàn toàn so với việc không sử dụng điện thoại khi lái xe (đọc kĩ hơn ở thí nghiệm của David Strayer và William Johnston)

4.4.1.3 Ảnh hưởng của loại nhiệm vụ

*Phản ứng phụ thuộc vào sự chú ý của Lee Brooks: Cho câu sau, và hãy thực hiện 2 nhiệm vụ:

Mẹ chạy xe ra chợ mua đồ ăn Con khỉ nhảy từ dưới đất lên cây

1.Đọc câu sau, ghi nhớ sau đó đọc lại và nói “Yes ” nếu từ đó là danh từ và “No” nếu không là danh từ

2.Sau khi nhớ, nhìn vào hình ghi sẵn chữ Yes, No, xem xét từng chữ trong câu và chỉ vào Y nếu đó là danh từ ngược lại với N

Nhiệm vụ nào khó hơn ????

+Do chúng ta vừa phải nói Yes No (phản ứng có lời), vừa phải nhớ câu (nhiệm vụ có lời) => tương hợp => phản ứng cạnh tranh nhau

+Do chúng ta chỉ vào Yes No (phản ứng không gian) vừa phải nhớ câu (nhiệm vụ có lời) => không tương hợp => không cạnh tranh nhau

Kết luận: Phản ứng khó hơn khi chúng ta thực hiện cùng loại nhiệm vụ, tương hợp với nhau dẫn tới cạnh tranh nguồn nhận thức của ta.

4.4.2 Chú ý và nhận thức trực quan:

-Sự chú ý là một thành phần quan trọng trong nhiều công việc mà ta thực hiện hàng ngày Không có chú ý chúng ta không thể nhận thức được những thứ có thể nhìn thấy rõ ràng trong góc nhìn của ta.

4.4.2.1 Sự mù không chủ động (mù thay đổi/ mù không chủ ý, mù thoáng qua)a Khái niệm:

Hiện tượng suy giảm khả năng tri giác các sự vật hiện tượng do hướng sự tập trung chú ý vào một đối tượng cụ thể gọi là sự mất thị giác không chủ định (Hay còn gọi là mù do lơ đễnh)

b Biểu hiện

-Con người chỉ chú ý một phần nhỏ kích thích trong tổng thể sự vật và hiện tượng

-Khi chú ý vào một chuỗi các sự kiện, họ có thể không nhận thấy một sự kiện khác, ngay cả khi nó trước mặt.

Vd: khi bạn đi qua đường mà quá tập trung vào điện thoại, bạn sẽ không thấy chiếc xe đang đỗ trước mặt mình

Trang 6

c Thí nghiệm:

-Daniel Simons và Christopher Chabris (1999) đã tạo ra một tình huống tại 1 cửa hang bách hóa, họ tạo ra một bộ phim dài 75s có 2 đội, mỗi đội có 3 người chơi Đội mặc áo trắng đang chuyền quả bóng và đội áo đen đang chạy quanh Những người quan sát được yêu cầu đếm số lần chuyền banh của đội trắng Sau 45s (trong đó có 1 sự kiện diễn ra mất 5s, 1 sự kiện là có người mặc đồ gorilla đi qua)

-Sau khi xem video, người quan sát được hỏi có thấy điều gì bất thường không thì gần một nửa 46% không nhận ra sự kiện gorilla

=> Thí nghiệm chứng minh người quan sát tham gia vào chuỗi sự kiện, họ có thể không nhận thấy một sự kiện khác ngay cả khi trước mặt họ => Mù không chủ ý

=> Con người thường gặp vấn đề để phát hiện sự thay đổi, thậm chí khi nó rõ ràng, nhưng chúng ta giỏi nhận thấy thông tin có liên quan tới chúng ta (không phải lúc nào cũng đúng)

=> Nguyên nhân gây ra mù thay đổi: thiếu sự chú ý

4.4.2.2 Phát hiện thay đổi

-1997, Ronald Rensink và các đồng nghiệp đã thực hiện 1 thí nghiệm

+Đưa ra một bức tranh, ô trống Rồi đưa bức tranh t2 nhưng thiếu 1 mục, theo sau là ô trống,…các bức tranh xen kẽ theo cách trên cho đến khi người quan sát có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai bức tranh.

+Ông nhận ra các bức tranh phải được thay đổi luân phiên nhiều lần trước khi họ phát hiện ra sự khác biệt.

+Khi ông them một dấu hiệu cho biết phần nào của cảnh đã được thay đổi thì những người tham gia sẽ phát hiện thay đổi nhanh hơn nhiều

+Theo Rensink (2002) sự khó khăn trong việc phát hiện những thay đổi trong cảnh là mù thoáng qua -Tất cả những thử nghiệm trên chứng minh chú ý là cần thiết cho nhận thức Nhận thức xảy ra mọi lúc trong ngày, vì có rất nhiều kích thích hiện diện trongn môi trường mà chúng ta chỉ chú ý đến 1

Trang 7

-Chúng ta nhìn tổng quát rất nhanh nhưng phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm của 1 thứ cụ thể thì mới có thể thấy nó chi tiết hơn Nếu hệ thống nhận thức của chúng ta ghi lại tất cả những chi tiết của mọi thứ sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải

(Vd: Con người có thể nhanh chóng thấy toàn cảnh, có thể diễn tả ý chính của bức tranh thậm chí khi nó chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian phân số của giây nhưng lại khó khăn khi xác định 1 chi tiết riêng lẻ trong bức tranh ấy)

-Chúng ta quá quen thuộc với môi trường nên thường tự "điền vào chỗ trống" dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ

(Vd: chúng ta dự đoán những cái có thể xuất hiện trong một cảnh nào đó trong phim dựa trên kinh nghiệm của mình khi xem những bộ phim tương tự trước đó)

4.6) Vai trò của chú ý với hoạt động nhận thức:

-Sự chú ý là quá trình xử lý từ trên xuống (đôi khi từ dưới lên), hầu hết sự chú ý của chúng ta được thúc đẩy bởi ý nghĩ và sự hiểu biết của chúng ta trong tình huống.

(Vd: Nếu nghe thấy ai nhắc tên mình trong một căn phòng, dù phòng ồn ào đến mức nào thì bằng mọi giá mình cũng phải chú ý đến người đó)

-Chú ý liên kết với quá trình nhận thức khác

(Vd: thuyết của Treisman về chú ý liên quan đến sự liên kết các nét đặc trưng với nhau)-Chú ý là cần thiết cho tri giác và ảnh hưởng đến tri giác

(Vd: Hiện tượng "Mù thay đổi")

-Chú ý có mối quan hệ chặt chẽ với trí nhớ(Vd: thí nghiệm của Schneider và Shiffrin)

 Đề đóng, đề mở sự chú ý khác nhau ntn?

-Đề mở: chú ý tới yêu cầu đề bài (ngôn ngữ) -> so sánh những nội dung giống trong sách để làm bài

-Đề đóng:đọc đề -> chú ý nhớ lại những gì đã học (trí nhớ) để làm bài.

Ngày đăng: 29/03/2024, 16:26

w