Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
395,13 KB
Nội dung
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2005-2006 Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 1 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ TrườngQuảntrị cơng John F. Kenedy Đại học Harvard Loạt bài nghiên cứu của đội ngũ giảng viên SửdụngcácthịtrườngđểquảntrịquốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan Tháng 8, 2001 RWPO2-010 Bài này có thể lấy xuống miễn phí từ trang web của Thư viện điện tử của Mạng lưới Nghiên cứu Khoa học Xã hội: http://ssrn.com/abstract_id=310862 Những quan điểm trình bày trong loạt bài nghiên cứu của đội ngũ giảng viên KSG là thuộc về tác giả và khơng nhất thiết phản ánh quan điểm của TrườngQuảntrị cơng John F. Kenedy hay Đại học Harvard. Tất cả những bài được đăng đều thuộc quyền sở hữu và được đăng ký bản quyền bởi tác giả. Có thể lấy xuống từ mạng các bài nghiên cứu này nếu chỉ dùng riêng cho mục đích cá nhân. SửdụngcácthịtrườngđểquảntrịquốcgiatốthơnởSingapore Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 2 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Của John W. Thomas và Lim Siong Guan 1 Singapore là một ví dụ thành cơng nổi bật về phát triển. Chỉ riêng dữ kiện GNP bình qn đầu người đã tăng từ 921 USD vào lúc giành độc lập năm 1965 lên 23.285 USD năm 2000 là một bằng chứng hùng hồn cho điều này. 2 Càng đáng ấn tượng hơn là Singapore đạt được thành cơng này trong lúc phải đối mặt với những trở ngại to lớn. Thành cơng này được mang lại bởi các thiết chế có đủ năng lực và kỷ cương đểhồn thành chức năng của mình và thúc đẩy tăng trưởng cùng với chất lượng cuộc sống cao, và sự ra đời của các chính sách tạo năng lực, điều kiện để thành cơng diễn ra nhanh như thế. Trong tác phẩm kinh điển gồm ba bảng Asian Drama của mình, Gunnar Myrdal phân biệt rõ giữa nhà nước “cứng” và nhà nước “mềm”. Các nhà nước cứng có năng lực để đạt được phát triển bởi vì họ có thể đưa ra các quyết định chính sách cần thiết và thực thi chúng, áp đặt ngay cả những nghĩa vụ ít ai ủng hộ lên cơng dân của mình, trong khi các nhà nước mềm khơng thể làm điều đó. 3 Theo kinh điển, Singapore là một nhà nước cứng. Nó được sinh ra từ khủng hoảng. Nó là một thuộc địa của Anh đã trở thành một bộ phận của nước Malaysia độc lập vào năm 1959 nhưng vào tháng 8 năm 1965 nó bị cắt ra khỏi Malaysia và bị ép buộc, trước sự chống đối của Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore và nhóm lãnh đạo chính trị cao nhất của ơng, phải trở thành một nhà nước độc lập. Năm 1965, khi Singapore tách ra khỏi Malaysia, các triển vọng đểSingapore tồn tại trơng rất mong manh. Nó có rất ít đất và chẳng có tài ngun thiên nhiên gì; các nước láng giềng lại có thái độ q sức thù địch, và nó phụ thuộc nặng nề vào trợ cấp từ Anh Quốcđể đổi lại việc cho phép Anh Quốc duy trì căn cứ qn sự chính của mình tại châu Á. Ngồi ra, nó còn có một cơ cấu dân số có tiềm năng nổ tung gồm người Hoa, người Mã và người Ấn. Tài sản duy nhất của nó là một ví trí chiến lược và giới lãnh đạo mạnh mẽ, thực dụng. Các lãnh đạo Singapore nhanh chóng đi đến kết luận rằng, để tồn tại, quốcgia của họ phải cứng rắn hơn, kỷ luật hơn, và có đầu óc thực dụnghơn những quốcgia khác. Nếp tư duy này đã thấm sâu vào quan điểm của giới lãnh đạo nước này từ năm 1965 cho đến ngày hơm nay. 1 John W. Thomas là Giảng viên ngành Chính sách Cơng tại TrườngQuảntrị cơng John F. Kenedy, Đại học Harvard, và Lim Siong Guan là Bí thư Thường trực về Tài chính và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Chính phủ Singapore. Bài này được viết cho dự án Tầm nhìn Quảntrịquốcgia vào thế kỷ 21 của TrườngQuảntrị cơng John F. Kenedy. 2 Cục Thống kê Singapore, trang web. 3 Myrdal, Gunnar, Kịch bản Á châu: Đào sâu vào Nghèo đói của cácquốc gia, Bảng 1, 2, 3. New York, 1968, Vị thần cho Twentieth Century Fund. Ngược lại, ởcác nhà nước mềm “các chính sách đã được quyết định lại thường khơng được thực thi, dù chúng đã được ban hành …. Các chính phủ nặng tính quốcgia dân tộc hơn đòi hỏi …. ít nghĩa vụ dù đó là phải làm những điều vì lợi ích của cộng đồng hoặc dù đó là tránh các hành động chống lại lợi ích đó”. Bảng 1 trang 66, Bảng 2 trang 895 đến 896. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 3 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Năm 1965, Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn rõ ràng về các triển vọng của Singapore và phải làm gì để tồn tại: “Tơi đúc kết rằng một ‘nước đảo quốc đơ thị nhỏ’ ở Đơng Nam Á khơng thể được phép là ‘bình thường’ nếu nó muốn tồn tại. Chúng ta phải nỗ lực ‘phi thường’ để trở thành một dân tộc đồn kết chặt chẽ, mạnh mẽ và thích nghi tốt, có thể làm nhiều việc tốthơn và với giá rẻ hơncác nước láng giềng của chúng ta, bởi vì họ muốn bỏ qua chúng ta và biến thành lỗi thời vai trò của chúng ta như cảng trung chuyển và bước trung gian cho thương mại của vùng này. Chúng ta phải khác biệt”. 4 Trong những năm gần đây một xu thế phổ biến là chuyển đổi từ mơ hình chính phủ xã hội chủ nghĩa mơ hồ với nhà nước là trung tâm sang mơ hình chấp nhận rằng các chính phủ phải khuyến khích doanh nghiệp/cơng ty tư nhân theo mơ hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cho dù dễ nhận thấy nhất ở những quốcgia đang phát triển, nó cũng là một xu thế có thể cảm nhận được ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nó là một sự dịch chuyển đã mang lại nhiều thay đổi, trong đó có hai điều đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, cácquốcgia chịu sự cạnh tranh quốc tế ngày càng cao, điều này có nghĩa là các chính phủ và các nền kinh tế đất nước phải trở thành hiệu quả hơn rất nhiều để cạnh tranh một cách hữu hiệu; và thứ hai, sự tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực tư nhân đã đẩy một cách tất yếu doanh nghiệp tư nhân vào các hoạt động mà theo truyền thống được xem là thuộc lĩnh vực của chính phủ. Vậy mà, rất lâu trước khi có các thay đổi của những năm gần đây, Singapore đã nhận biết rằng nó phải trở thành hiệu quả và đủ sức cạnh tranh quốc tế để có thể tồn tại. Một bộ phận của chiến lược này là sửdụngcác cơ chế thịtrườngđể làm cho chính phủ trở nên hiệu quả hơn, và để mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh tồn cầu. Đối với nhiều quốc gia, sự thâm nhập của thịtrường vào những khu vực trước đây được xem là lãnh địa của chính phủ đã bị xem là xói mòn năng lực và ảnh hưởng của chính phủ. Tuy thế, Singapore đã nhận biết tiềm năng của cácthịtrường có thể nâng cao qui trình quảntrịquốcgia và đã khai thác một cách có chọn lọc các cơ chế thịtrường như những cơng cụ của chính phủ trong một khoản thời gian. Rất hiếm có những quốcgiaở đó thịtrường được sửdụng một cách rộng rãi như thế trong việc quảntrị những chức năng cơng truyền thống; và khơng một quốcgia nào đã từng suy nghĩ chín chắn hơn (là Singapore) trong tiếp cận của mình đối với vấn đề này, có tính chọn lọc hơn về phương cách sửdụngthịtrường vào quảntrịquốc gia, hay cẩn trọng hơn trong việc đánh giá tác dụng của cácthịtrường và tác động của chúng lên chất lượng của quảntrịquốc gia. Bài này xem xét kinh nghiệm của Singapore trong việc sửdụngcác cơ chế dựa trên thịtrườngđể đẩy mạnh các mục tiêu của mình. Nhìn từ góc độ của Singapore bài này xem xét chín (9) tình huống trong đó chính phủ đã sửdụngcác cơ chế thịtrườngđể cải thiện việc quảntrịquốc gia. Những tình huống này tạo ra cơ hội để người các nước khác có thể xem xét và học hỏi từ kinh nghiệm của Singapore. II. BỐI CẢNH: THỊTRƯỜNG và CHÍNH PHỦ 4 Lee Kuan Yew, Tiến từ Thế giới Thứ ba lên Thứ nhất: Câu chuyện Singapore: 1965-2000, Singapore 2000, NXB Times Media Pte. Ltd. trang 24. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 4 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Trong cơng cuộc đeo đuổi mục tiêu trở thành có sức cạnh tranh quốc tế cao, bảo đảm tăng trưởng kinh tế và duy trì chất lượng cuộc sống cao, chính phủ Singaporesửdụng mọi cơng cụ có sẵn. Thành cơng của mình đã được khẳng định bởi Báo cáo Sức cạnh tranh Tồn cầu 2000, cho thấy rằng trong mục “Xếp hạng Tăng trưởng, Cạnh tranh” Singapore xếp hàng thứ nhất tồn cầu năm 1999 và hàng thứ hai năm 2000. 5 Một phần, sức cạnh tranh của Singapore đã tiến triển bởi vì nước này đã khơng chờ mãi đến thập niên 1980 hay 1990 mới sửdụngcác cơ chế thị trường, thời đại mà tư nhân hóa và thịtrường trở thành mốt thời thượng như giải pháp cho những vấn đềquảntrịquốc gia. Ngược lại, Singapore đã đưa thịtrường vào trong việc quảntrịquốcgia của mình ngay từ hồi những năm 1960, khi mà ý tưởng này rõ ràng là chưa được mấy ai ưa chuộng. Điều then chốt tuyệt đối để hiểu được thành cơng của Singapore trong việc áp dụngcác hệ thống thịtrường vào các vấn đề cơng chính là vai trò trung tâm của nhà nước trong việc đánh giá, kiểm sốt, và điều tiết thị trường. Việc sửdụngthịtrường của Singapore mang dấu ấn của chính phủ kiểm sốt và giám sát mạnh mẽ. Các sáng kiến của tư nhân khơng thay thế cho chính phủ một cách bất ngờ hoặc bừa bãi – tư nhân hóa chỉ diễn ra vào thời điểm và khu vực mà Chính phủ đã tin chắc rằng khu vực tư nhân có thể làm việc đó tốt hơn. Chính phủ sẽ thử nghiệm và xác định khu vực nào cácthịtrường có thể hồn thành chức năng với các mục tiêu xã hội. Chính phủ áp dụng cùng những tiêu chuẩn ngặt nghèo để thử nghiệm và đánh giá thành quả của thịtrường cũng như đối với các chính sách của chính phủ. Thơng thường, điều này có nghĩa là cả một qui trình thử nghiệm các phương án khác nhau và thực hiện các điều chỉnh, như đã làm với định giá cầu đường điện tử. Cũng cần phải lưu ý rằng các cơng cụ thịtrường thường được sửdụng kết hợp với sự tham gia và điều tiết của khu vực cơng như trong trường hợp chính sách giao thơng vận tải. Chính phủ có thể sửdụngcác cơ chế thịtrườngđể cải thiện quảntrịquốcgia theo nhiều phương cách. Singaporesửdụng khu vực tư nhân hay thịtrườngđể đạt được bốn nhóm mục tiêu. 1. Để phân bổ các nguồn lực khan hiếm – đặc biệt là mặt bằng, một tài ngun rất khan hiếm ở một đảo quốc nhỏ; 2. Để thực hiện một số chức năng và dịch vụ thiết yếu mà khu vực tư nhân có thể làm tốthơn khu vực cơng; 3. Để tạo ra trách nhiệm trong quần chúng bằng cách trao cho họ quyền làm chủ đối với quốcgia và sự thành cơng của nó; và 4. Để tạo ra các động cơ khuyến khích hành vi kinh tế và khuyến khích các cơng ty đa quốcgia đầu tư vào Singapore. Còn có các biến thể khác nhau trong mỗi nhóm mục tiêu trên. Người ta thừa nhận một cách rộng rãi rằng các hệ thống thịtrường là hiệu quả hơncác hệ thống của chính phủ trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Thị trường, thơng qua qui trình tối đa hóa lợi nhuận, nhìn chung tạo cho các chủ sở hữu nguồn lực và các hãng kinh doanh một động cơ khuyến khích mạnh mẽ để tiến hành các dự án tạo ra giátrị mới. Tính hiệu quả của cơ chế này, tuy 5 Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Đại học Harvard, Báo cáo Sức cạnh tranh Tồn cầu 2000, New York, NXB Oxford University Press, 2000, trang 11, Bảng 1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 5 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ thế, lại phụ thuộc vào thịtrường cạnh tranh. Cácthịtrường khơng cạnh tranh thường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và chính phủ phải bước vào để sửa sai các hậu quả. Thất bại thịtrường có nhiều hình thức. Một ví dụ điển hình là trường hợp có “ngoại tác”. Chính phủ muốn kiềm chế các ngoại tác tiêu cực như ơ nhiễm và thúc đẩy các ngoại tác tích cực như giáo dục cơ sở bằng biện pháp điều tiết, đánh thuế hay trợ cấp, hoặc chính phủ trực tiếp cung cấp dịch vụ đó. Thịtrường còn thất bại trong việc cung cấp các hàng hóa “cơng”. Các tính chất “khơng-tranh giành” và “khơng-loại trừ” của hàng hóa từ quốc phòng cho đến đèn đường (và hậu quả là khơng thể nào tính tiền vào người sử dụng) ngầm cho thấy rằng khu vực tư nhân sẽ thiếu động cơ khuyến khích để cung cấp các hàng hóa này. Dù chính phủ có tiềm năng để cải thiện tính hiệu quả kinh tế bằng cách sửa sai những thất bại thịtrường này, chẳng có gì bảo đảm rằng xã hội sẽ thu lợi từ những hành động đó. 6 Thất bại của chính phủ cũng có thể xảy ra do những lý do như: • “Hội chứng tiệc buffet”: Tiêu dùng q mức các dịch vụ của chính phủ mà việc tài trợ lại có tính tập thể (thơng qua thuế), do thiếu cơ chế hạch tốn phí trên người sửdụng trực tiếp. • Tác động quyền lợi-đặc biệt: Vận động hành lang của các nhóm có quyền lợi riêng để thúc đẩy chi tiêu trong lĩnh vực chọn lọc, điều này làm cho việc phân bổ nguồn lực bị lệch khỏi các kết cục hiệu quả. • Thiếu dòng lãi/lỗ hay cơ chế chấm dứt: Sản lượng của chính phủ nhìn chung khơng được gắn liền với bất kỳ dòng kết tốn lãi/lỗ nào để đánh giá thành quả. Hơn nữa, chẳng có cơ chế đáng tin cậy nào để chấm dứt các hoạt động của chính phủ khi chúng khơng thành cơng. Một khi chi tiêu cơng đã được cam kết cho một dòng hạn mục nào đó, thì rất khó để rút lại. Nói cho cùng, sự chọn lựa giữa thịtrường và chính phủ là vấn đề phức tạp. Thơng thường nó khơng có tính thuần khiết hay nhị phân, mà ngược lại đó là một vấn đề về mức độ và sự chú trọng. 7 Lý do để chính phủ can thiệp biến đổi khác nhau tùy theo tình hình, phụ thuộc vào hồn cảnh và nhóm hành động liên quan. Để hiểu đầy đủ hơn kinh nghiệm của Singapore chúng ta cần xem xét cụ thể những phương cách mà Singapore đã thực sựsửdụngcác hệ thống thịtrườngđể bảo đảm quảntrịquốcgiatốt hơn, chúng ta sẽ làm điều này trong phần IV. 6 Lời nhận xét cách đây một thế kỷ của nhà kinh tế học người Anh Henry Sidgwick vẫn còn phù hợp với ngày hơm nay: “Khơng nhất thiết rằng khi nào thịtrường tự do khơng đáp ứng được thìsự can thiệp của chính phủ là có lợi; vì những hạn chế tất yếu của chính phủ lại có thể, trong những trường hợp cụ thể, còn tệ hại hơncác khiếm khuyết của doanh nghiệp tư nhân”. 7 Charles Wolf Jr., trong sách của ơng “Thị trường hay Chính phủ” nêu lên tính chất của sự chọn lựa như ‘chọn lựa giữa các phương án khơng hồn hảo’. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 6 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ III. CÁCH TIẾP CẬN CỦA SINGAPORE Nền tảng của quảntrịquốcgia Kể từ những ngày đầu mới độc lập, Singapore đã phải vừa làm vừa học, ln ln tỉnh táo trước cơ hội cũng như trước cácđe doạ, đồng thời sửa sai và điều chỉnh chính sách trên suốt đường đi. Kết quả là, nhu cầu phải cứng rắn, kỷ luật, và có đầu óc thực dụng đã thấm sâu vào nếp tư duy của lãnh đạo Singapore. Điều này đã biến thành những nguyền tắc cơ bản của quảntrịquốc gia. Thứ nhất: ngun tắc tự lực cánh sinh. Chẳng có ai mắc nợ Singapore về sự tồn tại của nó. Singapore phải tạo dựng cuộc sống bằng sự siêng năng và khéo léo của người dân nước mình. Thứ hai: một niềm tin vững chắc vào tầm quan trọng của “Phần thưởng cho cơng việc; Làm việc để giành phần thưởng”. Chính phủ ngăn chặn tham nhũng và bè phái và thúc đẩy chế độ nhân tài để khai thác tốt nhất tài năng của con người. Các phúc lợi xã hội rất thấp, và tiền trợ cấp của chính phủ được tập trung vào giáo dục, y tế và nhà ở chung cư, kèm những điều kiện ‘cùng-chi trả’ để ngăn chặn việc sửdụng q mức. Thứ ba: kiểm tra đánh giá kết quả, chứ khơng dựa vào sự đồng tình của quần chúng. Khơng được phép quyết định chính sách bằng ý thức hệ hay giáo điều. Cuối cùng, áp dụng những phương pháp nào cho ra kết quả có hiệu quả cao nhất. Thịtrường trong quảntrịquốcgia Những ngun tắc cơ bản ở trên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phân tích hợp lý và các ngun lý kinh tế trong việc hoạch định chính sách. Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo Singapore đã nhận biết cả tính hiệu quả của hệ thống thịtrường trong việc thưởng cơng cho nỗ lực, sáng kiến và kinh doanh, lẫn tiềm năng sửdụngcác sức mạnh thịtrườngđể cải thiện hoạt động chức năng của chính phủ. Qua thời gian, Singapore đã phát triển đến mức dựa vào thịtrường như phương cách chủ yếu để phân bổ nguồn lực. Chính phủ chỉ can thiệp khi nào xảy ra thất bại thị trường, nghĩa là khi có các ngoại tác tích cực hay tiêu cực, hoặc thiếu sự canh tranh và người bán và/hoặc người mua thiếu thơng tin. Tuy nhiên, hình thức can thiệp mà chính phủ sửdụng lại tn theo các ngun tắc và qui trình của thịtrường như trong Sơ đồ 1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 7 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Sơ đồ 1: Sửdụngcácthịtrường vào quảntrịquốcgiaởSingapore Hành động của Chính phủ: Cơ chế dựa trên thịtrường Cơ chế phi thịtrường Thất bại Thịtrường Tiếp cận theo cầu Tiếp cận theo cung Hệ thống tính tiền người sử dụng: Người dân chỉ trả tiền cho những dịch vụ họ trực tiếp sửdụng Chính phủ điều tiết : - Khuyến khích thịtrường cạnh tranh - Phân bổ nguồn lực bằng cơ chế thịtrường Chính phủ phân bổ: Tiền thu thuế tài trợ cho các cơ quan chính phủ nào cung cấp dịch vụ miễn phí Cùng-chi trả; Cùng-đầu tư Chính phủ trợ cấp cho cơng ty và cá nhân trên cơ sở cùng chi trả hoặc cùng đầu tư Nâng cao hiệu năng hoạt động bằng thái độ kinh doanh và giải pháp quảntrị Ngoại tác tích cực Ngoại tác tiêu cực Thiếu sự cạnh tranh Thơng tin khơng hồn hảo Có thể chia việc sửdụngcác cơ chế thịtrường thành hai nhóm biện pháp chính: phía cầu và phía cung. Các ngun tắc chính yếu làm nền tảng cho mỗi nhóm có thể được liệt kê như sau: Phía cầu: Liên quan đến cách Chính phủ tính tiền các dịch vụ. Các ngun tắc chính yếu là: • Nếu có thể xác định người sử dụng, áp dụng ngun tắc “người sửdụng trả tiền”, với giá được định theo cầu của người sử dụng. • Trong trường hợp có các ngoại tác tích cực đáng kể (ví dụ trong trường hợp hàng hóa cơng), Chính phủ sẽ bước vào để trợ cấp. • Chính phủ trợ cấp dựa trên cơ sở cùng-đầu tư/cùng-chi trả. Điều này tạo ra các động cơ thịtrườngđúng đắn, vì nó dựa trên ngun tắc độ sẵn lòng chi trả, theo đó giá phù hợp sẽ phát tín hiệu để đạt sự phân bổ/phân phối hiệu quả. • Mức độ trợ cấp của chính phủ (và mức cùng-chi trả tương ứng) phụ thuộc vào mức độ thiết yếu của dịch vụ liên quan và mức độ của các ngoại tác đi kèm. Ví dụ, dịch vụ nhà ở, giáo dục và y tế nhận được lượng trợ cấp lớn nhất trong ngân sách của chính phủ. Phía cung: Liên quan đến cách Chính phủ cung cấp các dịch vụ cơng. Các ngun tắc chính yếu là: • Việc cung cấp dịch vụ sẽ được giành cho khu vực tư nhân nếu có sẵn các giải pháp thị trường. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 8 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ • Nếu sẽ hiệu quả hơnđể duy trì chỉ một ít nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (do Singapore có qui mơ nhỏ và bị giới hạn về đất đai và mặt bằng), chính phủ sẽ phân bổ thơng qua các cơ chế thịtrường (ví dụ, đấu thầu để giành giấy phép hoạt động). Điều này cho phép chính phủ thu lại khoản tơ kinh tế (rent: tiền th = siêu lợi nhuận) và sau đó tái phân phối cho cơng chúng. Điều này được ưa chuộng hơn là các cơng ty độc quyền tư nhân, vì họ có thể khai thác tơ kinh tế từ người tiêu dùng dưới hình thức tỷ lệ lãi cao. • Cácthịtrường nội bộ được lập ra bên trong khu vực chính phủ để đưa vào các sức mạnh thịtrường và áp đặt kỷ cương cùng những động cơ khuyến khích lên người cung cấp và người tiêu dùngcác dịch vụ nội bộ. • Thái độ kinh doanh và giải pháp quảntrị được áp dụngđể nâng cao hiệu năng hoạt động của các tổ chức cơng. Sơ đồ 2 trình bày dưới dạng sơ đồ các ngun tắc trên, tóm lược phương cách chúng được áp dụng như một bộ phận của bộ khung hoạch định chính sách chung. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 9 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Sơ đồ 2: Áp dụng thực tế của các Ngun tắc thịtrường IV. CÁC VÍ DỤ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORECác ngun tắc thịtrường được kết hợp vào nhiều chính sách, chương trình và hoạt động của chính phủ. Một số ví dụ như bảo hiểm xã hội; nhà ở chung cư; y tế; giáo dục; tắc nghẽn giao Khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ Chính phủ can thiệp Trung ương tài trợ thơng qua thu thuế Chính phủ phân bổ thơng qua cơ chế thịtrường Người sửdụng trả tiền; giá tính theo cầu sửdụng và khả năng chi trả Cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ Có ngoại tác khơng? Tính đủ chi phí, khơng trợ cấp Triển khai cácthịtrường nội bộ và áp dụng thái độ kinh doanh vào quảntrị (ví dụ, tính tiền giữa các ban ngành, EVA), lấy cầu làm ngun tắc hạch tốn Chính phủ trợ cấp, trên cơ sở cùng- chi trả Xác định được từng người sửdụng khơng? Có thể mua ngồi từ các nhà cung cấp cạnh tranh khơng? Có thất bại thịtrường khơng? Phía cầu Phía cung KHƠNG CĨ CĨ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 10 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ thơng và sở hữu và sửdụng xe ơtơ; thuế đối với lao động người nước ngồi; cơng nghệ của những cơng ty có liên kết với chính phủ và phát triển chuỗi xí nghiệp; và cácthịtrường bên trong các cơ quan chính phủ. Ta sẽ thấy rõ thêm vấn đề khi tìm hiểu những chính sách này đã được xây dựng như thế nào, và lưu ý việc sửdụngcác ngun tắc thịtrường trong từng loại chính sách. Bảo hiểm xã hội - Quỹ Tiết kiệm Trung ương Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF) là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc tiết kiệm khi có thu nhập, dựa trên ngun tắc tiết kiệm, tự lực và cá nhân tự chịu trách nhiệm. CPF được thành lập năm 1955 nhằm khuyến khích tiết kiệm để có thu nhập cơ bản khi nghỉ hưu. Đây là quỹ tiết kiệm bắt buộc đối với tất cả người lao động ăn lương của chính phủ và tư nhân, nhưng được phép tùy chọn đối với các cá nhân làm nghề tự do. Hiện nay CPF có 2,8 triệu thành viên, và chỉ có 40.000 người Singaporeở độ tuổi trưởng thành khơng có tài khoản CPF. Ý định ban đầu chỉ thuần túy là tiết kiệm cho nghỉ hưu, CPF từ đó đã tiến triển thành một chương trình tiết kiệm tồn diện giúp tài trợ cho thành viên CPF về y tế, nhà ở, giáo dục và các nhu cầu khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, tính chất quan trọng nhất của nó đã khơng thay đổi kể từ 1955. Suất sinh lợi trên số dư tài khoản CPF của các thành viên phản ánh lãi suất thị trường, 8 và có mối liên kết trực tiếp giữa tiền đóng vào và lợi ích tích lũy, vì tất cả tiền đóng vào đều được ghi vào tài khoản riêng của cá nhân, khơng có tái phân phối giữa các thành viên, điều này ngăn chặn những ý nghĩ cho rằng tiền hưu trí là một hàng hóa cho khơng. Mọi người lao động ăn lương phải đóng góp 20% thu nhập của mình vào CPF, và người sửdụng lao động phải góp thêm một khoản tương đương. 9 Chính phủ khơng đóng góp gì cho CPF ngồi tiền phải đóng với vai trò là người sửdụng lao động trong khu vực cơng, và các ưu đãi về thuế – với CPF tiền đóng góp, tiền tích lũy và tiền rút ra đều được miễn thuế. Mặc dù tỷ lệ đóng góp CPF tổng cộng cho thấy một khoản chênh lệch lớn giữa chi phí lao động và tiền lương người lao động mang về nhà, nó vẫn được thực hiện thành cơng với sự bóp méo rất nhỏ đối với thịtrường lao động do được chấp nhận rộng rãi bởi người sửdụng lao động và người lao động ăn lương. Ngồi ra, tính linh hoạt của thịtrường lao động được bảo đảm bằng các biện pháp khác như áp dụng lương trọn gói khả biến và thành lập Hội đồng Tiền lương Quốcgia vào năm 1973 – một cơ quan gồm ba bên để củng cố những mối quan hệ giữa chính phủ, người lao động và người sửdụng lao động (giới chủ) và đưa ra các chỉ đạo về điều chỉnh tiền lương hàng năm. Ngồi việc tạo ra một cơ chế để khuyến khích tiết kiệm cho nghỉ hưu, thiết kế của CPF còn bảo đảm rằng các nhu cầu cơ bản như nhà ở, y tế và giáo dục được đáp ứng. Các thành viên được tự do rút tiền tiết kiệm CPF của mình cho mục đích mua nhà, đầu tư tài 8 Lãi suất trên tài khoản của thành viên được tính dựa trên trung bình với trọng số 20% là lãi suất tiết kiệm và 80% là lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng thương mại. 9 Phần đóng góp CPF từ người sửdụng lao động đã được cắt giảm còn 10% vào tháng 01 năm 1999 để đáp ứng với sựtrì trệ kinh tế trong giai đoạn 1997-1999, nhưng đã được phục hồi một phần lên 12% vào tháng 4 năm 2000 và sau đó lên 16% vào tháng 01 năm 2001. Nó sẽ được phục hồi hồn tồn về mức 20% khi nền kinh tế phục hồi. [...]... đọc Sửdụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingaporeSingapore đều chịu sự đánh giá theo “Mơ hình Trường học Xuất sắc” gắn liền với Giải thưởng Chất lượng Singapore giành cho Tổ chức Xuất sắc, một giải thưởng quốcgiahồn tồn tương đương với giải thưởng Malcolm Baldridge Award của Hoa Kỳ Tắt nghẽn giao thơng và Sở hữu và sửdụng xe ơtơ Đất là một nguồn lực rất khan hiếm ở Singapore, ở. .. chính công Bài đọc Sử dụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore nước có thể sửdụngthịtrường một cách hiệu quả đểquảntrịquốcgia hiệu quả hơn, tuy nhiên, cần phải nêu thêm một cảnh báo cho những ai làm theo kinh nghiệm của Singapore Câu hỏi thường xun được đặt ra là: Singapore đã làm những gì và bằng cách nào chúng ta có thể làm cùng những điều đó để đạt được các kết quả tương... Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Sử dụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore Thuế đối với Lao động Người nước ngồi Singapore vẫn ln ln sửdụng đòn bẩy nhân lực nước ngồi ở mọi cấp độ để nâng cao tăng trưởng kinh tế Sửdụng nhân lực nước ngồi là một chiến lược có chủ định để giúp Singapore có thể tăng trưởng vượt xa hơn mức mà nguồn lực bản địa có thể tạo ra Hệ thống... và hành động khi sửdụngcác cơ chế thịtrườngđể tăng cường quảntrịquốcgia Bắt chước hay là các bài học chung Do thành quả có một khơng hai của Singapore, nhiều quốc gia, tổ chức quốcgia lẫn quốc tế, và học giả trên khắp thế giới thường xun nhìn vào Singapoređể tìm những bài học phát triển thành cơng Chúng tơi đã sửdụngSingapoređể minh họa những phương cách mà một John W Thomas và Lim Siong... đó hầu như là khơng bao giờ đúng – các cơ chế thịtrường được sửdụng phối hợp chặt chẽ với và hợp nhất với các chương trình chính sách cơng VII KẾT LUẬN Sửdụngcác cơ chế thịtrườngđể cải thiện chất lượng quảntrịquốcgia đã trở thành một ý tưởng phổ biến trong những năm gần đây Nó được thúc đẩy bởi nhu cầu phải làm cho chính phủ có hiệu năng cao hơn về mặt tài chính và hiệu quả hơn trong việc... ởSingapore diễn ra theo nhiều cách ở nhiều quốcgia trên thế giới, thơng qua tư nhân hóa, khu vực tư nhân đang thay thế khu vực cơng do hiệu quả hơn trong một số hoạt động cụ thể, và thơng qua sáng kiến của chính phủ được thúc đẩy bởi nhu cầu phải có hiệu năng cao hơn và hiệu quả hơn Khi xem xét cách sửdụngcác thị trườngđểquảntrịquốcgiatốt hơn, Singapore cho ta những bài học q giá Lý do là... SAO QUẢNTRỊQUỐCGIA DỰA TRÊN THỊTRƯỜNG LẠI CĨ HIỆU QUẢ ỞSINGAPORE Cho dù cơ chế thịtrường có các ưu điểm, dựa q mức vào thịtrường có nghĩa là mọi thứ đều dựa trên khả năng chi trả và thu nhập Bất bình đẳng cả về cơ hội lẫn kết quả lại có thể phát sinh từ con ngựa khơng cương của các sức mạnh thịtrường Rất có khả năng mất định hướng của các mục tiêu chính sách cơng lớn hơn Cuối cùng, giá trị. .. cộng do tắt nghẽn giao thơng và hậu quả tổn thất hiệu năng trong nền kinh tế Nếu khơng có sự can thiệp của chính phủ, sẽ tồn tại thịtrường khơng hiệu quả, vì các nguồn lực (trong trường hợp này, diện tích mặt đường) được định giá q thấp, sửdụng q mức và phân bổ khơng tối ưu Hiện nay chính phủ đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế việc sở hữu và sử dụngcác loại xe ơtơ đểquản lý cầu đối với... Bài đọc Sử dụngcác thò trườngđềquản trò quốcgiatốthơnởSingapore định thực hiện hệ thống GST để đa dạng hóa và mở rộng cơ sở chịu thuế theo một cơ cấu đóng góp cân bằng hơn từ cả nguồn thuế trực thu và gián thu Trạng thái thặng dư ngân sách làm cho việc thực hiện một chính sách cứng rắn như GST trở nên dễ dàng hơn Thuế suất GST được định ở mức 3%, nằm trong mức thấp nhất trên thế giới Để giảm... kiếm các kỹ thuật dựa trên thịtrườngđể nâng cao chất lượng của hoạt động chính phủ Để giúp tiếp cận tốthơn với kinh nghiệm quan trọng này, bài nghiên cứu này đã xem xét những cách thức mà Singapore đã sửdụngthịtrường và các kỹ thuật dựa trên thịtrườngđể cải thiện chất lượng của hoạt động chính phủ Bài nghiên cứu này đã làm bốn việc Chúng tơi bắt đầu với việc xem xét mơi trường chính sách Singapore, . đọc Sử dụng các thò trường đề quản trò quốc gia tốt hơn ở Singapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 7 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Sơ đồ 1: Sử dụng các thị trường vào quản trị quốc gia. lọc hơn về phương cách sử dụng thị trường vào quản trị quốc gia, hay cẩn trọng hơn trong việc đánh giá tác dụng của các thị trường và tác động của chúng lên chất lượng của quản trị quốc gia. . Sử dụng các thò trường đề quản trò quốc gia tốt hơn ở Singapore John W. Thomas và Lim Siong Guan 5 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ thế, lại phụ thuộc vào thị trường cạnh tranh. Các thị trường