Do đó, dự án sẽ thiết kế mạng đường ống cấp nước cho dự án trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động như sau: Xây dựng cho khu quy hoạch một tuyến ống cấp nước chính
Trang 1CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN VƯƠNG CUNG
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1- 1 CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DỰ ÁN 6
BẢNG 1- 2 KHỐI LƯỢNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ DỰ ÁN 13
BẢNG 1- 3 NHU CẦU ĐIỆN NĂNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 17
BẢNG 1- 4 TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG CHO DỰ ÁN NGÀY LỚN NHẤT 19
BẢNG 1- 5 :TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI PHÁT SINH TẠI DỰ ÁN 20
BẢNG 3- 2 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM – TRẠM PHAN THIẾT 26
BẢNG 3- 3 SỐ GIỜ NẮNG CÁC THÁNG TRONG NĂM - TRẠM PHAN THIẾT (ĐVT: GIỜ) 27
BẢNG 3- 4 LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG TRONG NĂM – TRẠM PHAN THIẾT 28
BẢNG 3- 5 ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM – TRẠM PHAN THIẾT 29
BẢNG 3- 6 KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN GẦN KHU VỰC DỰ ÁN 32 BẢNG 3- 7 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC DỰ ÁN 34
BẢNG 3- 8 CHẤT LƯỢNG MẪU ĐẤT TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 35
BẢNG 4- 1 THỐNG KÊ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 36
BẢNG 4- 2: TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ SAN LẤP MẶT BẰNG 40
BẢNG 4- 3: TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM 40
BẢNG 4- 4: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI DO ĐỐT DẦU DO 41
BẢNG 4- 5: HỆ SỐ DÕNG CHẢY ÁP DỤNG CHO BỀ MẶT CÓ DIỆN TÍCH MẶT PHỦ 42
BẢNG 4- 6: DỰ BÁO MỨC ỒN GÂY RA DO CÁC PHƯƠNG TIỆN THI CÔNG 44
BẢNG 4- 7: CÁC HOẠT ĐỘNG, NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 46
BẢNG 4- 8: TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM SINH RA TỪ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU 48
BẢNG 4- 9 NỒNG ĐỘ CỦA KHÍ THẢI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU 48
BẢNG 4- 10 TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ XÂY DỰNG 51
BẢNG 4- 11 TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM 51
BẢNG 4- 12 HỆ SỐ Ô NHIỄM DO MỖI NGƯỜI HÀNG NGÀY SINH HOẠT ĐƯA VÀO MÔI TRƯỜNG (NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHƯA QUA XỬ LÝ) 53
BẢNG 4- 13 TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM SINH RA TỪ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (CHƯA QUA XỬ LÝ) TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 53
BẢNG 4- 14 NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT 53
BẢNG 4- 15: CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TRUNG BÌNH TRONG 1 THÁNG 56
BẢNG 4- 16: DỰ BÁO MỨC ỒN GÂY RA DO CÁC PHƯƠNG TIỆN THI CÔNG 58
BẢNG 4- 17: ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 74
BẢNG 4- 18: HỆ SỐ Ô NHIỄM DO MỖI NGƯỜI HÀNG NGÀY SINH HOẠT ĐƯA VÀO MÔI TRƯỜNG (NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHƯA QUA XỬ LÝ- GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG) 77
BẢNG 4- 20: TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM SINH RA TỪ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (CHƯA QUA XỬ LÝ) TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 78
BẢNG 4- 21: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHI CHƯA XỬ LÝ 78
Trang 3BẢNG 4- 22 TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ SINH RA TỪ XE VẬN CHUYỂN 79BẢNG 4- 23 NỒNG ĐỘ CỦA KHÍ THẢI TỪ CÁC XE VẬN CHUYỂN TRONG DỰ ÁN 79BẢNG 4- 24: TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI MÁY PHÁT ĐIỆN 80BẢNG 4- 25: THÀNH PHẦN VÀ SÔ LƯỢNG CTNH DỰ KIẾN PHÁT SINH TRONG MỘT NĂM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 83BẢNG 4- 26: TỔNG HỢP KÍCH THƯỚC VÀ THIẾT BỊ CỦA HẠNG MỤC XỬ LÝ NƯỚC THẢI 97BẢNG 4- 27 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 108BẢNG 4- 28 ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐTM 110BẢNG 6- 1 TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI PHÁT SINH TẠI DỰ ÁN 112
Trang 4
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học;
BVMT : Bảo vệ môi trường;
BCDA ĐT : Báo cáo Dự án đầu tư
COD : Nhu cầu oxy hoá học;
PCCC : Phòng cháy chữa cháy;
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam;
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam;
TT - BTNMT: Thông tư - Bộ Tài nguyên môi trường;
UBND : Ủy ban nhân dân;
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc;
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
Trang 5CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Vương Cung
- Địa chỉ: xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Nguyễn Thanh Loan
- Giấy chứng nhận đầu tư/ đăng ký kinh doanh số: 0313180978 đăng ký lần đầu ngày 28/3/2015, và thay đổi lần thứ 18 ngày 13/6/2022
Tên dự án: “Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung”
Địa điểm: xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Quy mô dự án đầu tư: Dự án có tổng vốn đầu tư là 1.887.000.000.000 đồng là dự án
du lịch phân loại dự án nhóm A theo khoản 5, Điều 8 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14
có hiệu lực ngày 01/01/2020
2 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
2.1 Công suất của dự án đầu tư:
Quy mô dự án
Quy mô dự án gồm các hạng mục công trình chính như: Khu thương mại; Khách sạn; Khu biệt thự; phòng nhân viên; nhà hàng trung tâm; khu tiếp tân; hội nghị; phòng tiệc; phòng họp; nhà hàng; khu bếp; khu cafe và các công trình phụ trợ khác
- Mật độ xây dựng toàn khu: 24,82%
- Tầng cao xây dựng tối đa: 12 tầng, trong đó:
- Khu thương mại dịch vụ: tối đa 3 tầng;
- Khu khách sạn nghỉ dưỡng: tối đa 12 tầng;
- Khu biệt thự nghỉ dưỡng: tối đa 3 tầng;
- Hạ tầng kỹ thuật: tối đa 2 tầng;
- Cây xanh nội khu: tối đa 2 tầng
Quy mô diện tích
Dự án “Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung” với tổng diện tích đất là 305.661 m2 tọa lạc tại phường Tiến Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Với quy mô
511 căn biệt thự, phòng 250 Khu khách sạn và các hạng mục công trình dịch vụ khác Cơ cấu sử dụng đất của Dự án được thể hiện theo bảng sau:
Trang 6Bảng 1- 1 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án
1 CT
Đất cây dựng công trình (Khu khách sạn, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu thương mại dịch vụ,…)
và chiều cao công trình của dự án phù hợp với vị trí phù hợp với mục a, khoản 2 Điều 4 của Quyết định 20/2015/QĐ-UBND ngày 09/06/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận
Quy mô dân số của Dự án
Số lượng công nhân trong giai đoạn chuẩn bị
Tổng số lượng công nhân sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị ước tính khoảng 50 người, phục vụ các công việc như phát quang mặt bằng và điều khiển máy móc san lấp mặt bằng
Số lượng công nhân trong giai đoạn xây dựng
Tổng số lượng công nhân sử dụng trong giai đoạn xây dựng ước tính khoảng
200-300 người Tương tự như giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn này Chủ Dự án cũng sẽ sử dụng nguồn lao động tại địa phương
Quy mô dân số khi Dự án đi vào hoạt động
Với chức năng chính là dịch vụ du lịch nên quá trình hình thành và phát triển của
Dự án sẽ là động lực để thu hút khách du lịch tới nghĩ dưỡng và nhân viên tới làm việc tại khu vực Do đó, dân số khu vực tăng chủ yếu là do tăng cơ học theo tình hình sản xuất kinh doanh của dự án Dự tính quy mô dân số khi dự án đi vào hoạt động ngày cao điểm nhất như sau:
+ Khu khách sạn:
Trang 7- Số phòng của khối khách sạn là 250 phòng Trong đó 250 phòng dành cho khách nghỉ dưỡng và 24 phòng nhân viên, phòng chức năng khác Tiêu chuẩn mỗi phòng khách nghỉ là 02 người Nên tổng số khách nghỉ của khối khách sạn là 250 phòng x 2
người/phòng = 500 người
- Nhân viên khu khách sạn: 80 người
+ Khu biệt thự
- Tổng số Khu biệt thự trong dự án là 511căn (trung bình 4 khách/1 căn) Nên tổng
số người của khu biệt thự là 511 căn x 4 người/căn = 2.044 người
- Nhân viên khu biệt thự là: 350 người
Tổng dân số trong khu vực Dự án: 500 + 80 + 2.044 + 350 = 2.894 người
2.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chon công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Về công nghệ vận hành: Chủ Dự án đầu tư Dự án với mục tiêu xây dựng khu tổ
hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trong đó bao gồm: khu khách sạn cao cấp, khu biệt thự, khu dịch vụ, nhà hàng, các loại hình giải trí đa dạng để phục vụ cho các đối tượng du khách Chủ Dự án trực tiếp kinh doanh, cho thuê các phòng khách sạn, các căn biệt thự, cung cấp dịch vụ ăn uống, giải trí Đây là nguồn thu chủ yếu của Dự án khi đi vào hoạt động
Về loại hình: Dự án thuộc loại hình Dự án xây mới Chủ Dự án trực tiếp đầu tư xây
mới toàn bộ các hạng mục công trình của Dự án
- Kết cấu xây dựng: khung sườn BTCT, mái betong, nền gạch, vách tường gạch xây,
tô vữa, sơn nước, cửa gỗ, sử dụng kính cường lực, …;
Hình thức Kiến trúc công trình:
Công trình tạo lạc tại vị trí địa hình trên cao, có điểm nhìn hướng ra biển Định hướng thiết kế công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, hình khối hài hoà với cảnh quan thiên nhiên khu vực, đường nét kiến trúc, chi tiết, tỷ lệ hài hòa, đồng nhất để tạo điểm nhấn cho dự án
Chủ đầu tư sẽ áp dụng các phần mềm tính toán thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho công trình, đảm bảo vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng
Trang 8Khối tháp: Tường bao che chủ yếu sử dụng sơn nước màu sáng, sử dụng hệ cửa nhôm kính, sơn tĩnh điện, vách kính Hình thức khối tháp và khối đế hài hòa với nhau, vừa đáp ứng công năng cho từng tầng, khu vực trong công trình
Khu biệt thự nghỉ dưỡng
- Diện tích đất biệt thự: 110.732,49 m2;
- Diện tích sàn xây dựng: từ 200 m2/căn đến 600 m2/căn;
- Số lượng: 511 căn;
- Tổng diện tích sàn: 182.409,42m2;
- Tầng cao tối đa: 3 tầng;
- Mật độ xây dựng toàn khu là 54,91%;
- Chiều cao tối đa: 16,0m;
- Kết cấu xây dựng: khung sườn BTCT, mái betong, nền gạch, vách tường gạch xây,
tô vữa, sơn nước, cửa gỗ, sử dụng kính cường lực, …;
Khu thương mại dịch vụ
- Khu thương mại dịch vụ bố trí văn phòng điều hành, dịch vụ ăn uống, giải trí và các phòng kỹ thuật
- Diện tích sàn xây dựng là 14.560 m2;
- Tầng cao tối đa: 3 tầng;
- Mật độ xây dựng : 40%;
- Chiều cao: tối đa 16,0m;
- Kết cấu xây dựng: khung sườn BTCT, mái betong, nền gạch, vách tường gạch xây,
tô vữa, sơn nước, cửa gỗ, sử dụng kính cường lực, …;
Khu Cây xanh mặt nước
Khu công viên cây xanh là không gian mở, mảng xanh giúp tạo mỹ quan khu du lịch, góp phần cải thiện môi trường và bố trí các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao cho
du khách
- Mật độ xây dựng trong khu cây xanh là 3,5%;
- Tầng cao tối đa: 02 tầng;
- Chiều cao tối đa: 9,5m;
Công viên nội khu: trồng đa dạng chủng loại cây xanh, bố trí hồ nước, sân vườn, các điểm tiểu cảnh nhỏ tạo điểm nhấn, giúp thu hút khách du lịch, phù hợp kiến trúc biệt thự nghỉ dưỡng;
Trang 9Không gian xanh dọc các tuyến giao thông: Tổ chức trồng những loại cây xanh tạo bóng râm mát, cây xanh có tán rộng, có thể cản bụi và tiếng ồn, góp phần cải tạo vi khí hậu và cảnh quan chung
Hạn chế tối đa cây xanh trồng trong khu vực làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, gây nguy hiểm, cây dễ gãy đổ, cây có rễ ngang dể hư hại đường, cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng, làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường
Chủng loại cây trồng:
Cây xanh công viên, vườn dạo được ưu tiên lựa chọn phù hợp khí hậu địa phương, xen kẽ cây xanh bóng mát và cây bụi giúp đa dạng cấu trúc cây trồng Các loại cây nhỏ sẽ trồng thành luống, khóm theo dạng hình học,
Cây bụi cắt tỉa đa dạng Cây bụi trồng theo khóm
3 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
Nguồn cung cấp nước:
+ Khu vực dự án nằm gần dự án Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Thung lũng Đại
Dương Do đó, dự án sẽ thiết kế mạng đường ống cấp nước cho dự án trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động như sau:
Xây dựng cho khu quy hoạch một tuyến ống cấp nước chính có đường kính Ø160 kết nối vào ống cấp nước Ø250 (trên đường D5-Z2), Dự án thỏa thuận đấu nối sử dụng nguồn cấp nước từ mạng lưới cấp nước của dự án Thung lung Đại Dương Tuyến ống này cũng sẽ được kết nối với ống Ø160 trên đường D11-Z2 ở khu 6 (dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng Đại Dương) để tạo thành mạng vòng cấp nước chính cho khu quy hoạch
Từ vòng cấp nước phát triển tiếp các tuyến ống phân phối Ø110 và các tuyến ống dịch vụ Ø63 đi trên các trục đường quy hoạch đưa nước trực tiếp đến nơi tiêu thụ Các tuyến ống phân phối này cũng kết nối với nhau để tạo thành các vòng cấp nước phụ nhằm đảm bảo sự an toàn và liên tục cho mạng cấp nước
Hệ thống cấp nước được xây dựng trên lề đường cách mặt đất 0,5m – 0,7m và cách
móng công trình 1,5m
Hệ thống cấp điện:
Trang 10Thời gian đầu sử dụng nguồn điện từ tuyến trung thế 22kV đi nổi hiện hữu trên đường ĐT 719 và đường Hòn Giồ được cải tạo nâng cấp Thời gian tới sử dụng nguồn điện từ TBA 110kV Hàm Cường
Như vậy, về nguồn cung cấp điện cho khu vực dự án sẽ từ ít nhất 2 TBA 110kV trong khu vực gồm trạm Phan Thiết hiện hữu và trạm Hàm Cường trong tương lai
Với nhu cầu phụ tải của khu vực dự án khoảng 5,228 MVA (phù hợp theo qui hoạch 1/500) thì khả năng cung cấp điện từ các TBA 110kV là đáp ứng được Để đảm bảo khả năng dự phòng cao cho phụ tải điện khu vực, dự kiến cần xây dựng 2 xuất tuyến cáp ngầm 22kV – Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC - 3x240mm2, nhận điện chính từ TBA 110kV Hàm Cường và có liên kết mạch vòng, đi ngầm trong ống HDPE-TFP chịu lực Tại các vị trí rẻ nhánh cáp, chuyển hướng cáp được thực hiện ở hố ga đấu cáp thích hợp Toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm, đảm bảo mỹ quan cho khu quy hoạch Tại các điểm đấu nối cáp điện được bố trí trong hố ga điện, tủ điện phân phối
Mạng lưới cấp điện quy hoạch phải đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục
Giải pháp trạm biến áp hạ áp 22/0.4kV :
Đường dây 22kV
- Lưới điện trung áp phân phối điện cho các trạm biến áp khu vực là lưới điện có cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV, đầu tư xây dựng mạng cáp ngầm có kết cấu theo dạng mạng phân nhánh, ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất cực đại cho phép Kết cấu của lưới là dạng mạch vòng hở Phương án vận hành cụ thể sẽ được chính xác hoá khi lập dự án chi tiết
- Toàn bộ tuyến cáp ngầm trung áp có tiết diện tiêu chuẩn 240mm2, sử dụng cáp ngầm bảo vệ cách điện bằng PVC có đai thép bảo vệ và có đặc tính chống thấm dọc, được
ký hiệu là cáp 24kV-Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC, dây pha có tiết diện 3x240mm2, dây trung tính tiết diện 1x120mm2
Toàn bộ mạng cáp trung áp 22kV được đặt trong hệ thống cống bể kỹ thuật đi dọc theo các con đường chính trong phạm vi dự án Hệ thống cống bể kỹ thuật được chôn sâu dưới mặt đất tự nhiên và bố trí nằm trên vỉa hè đường thiết kế
Trạm biến áp 22/0,4kV
- Xây dựng mới 7 trạm biến thế với tổng công suất dự kiến khoảng 7.860 kVA, kết cấu trạm hợp bộ, sử dụng các máy biến thế 3 pha đặt trong nhà Riêng trạm T7 cấp điện riêng cho khu khách sạn cao cấp, dự kiến sử dụng kết cấu trạm phòng xây kín
- Đóng cắt bảo vệ phía trung thế bằng các thiết bị có thông số phù hợp; bảo vệ phía
hạ thế ba pha theo công suất từng trạm
- Trạm biến áp phân phối là loại có cấp điện áp 22/0,4kV MBA lựa chọn các gam máy 560kVA, 630kVA, 800kVA và 1000kVA Công suất trạm điện được tính toán lựa chọn đáp ứng đủ phụ tải ở qui mô đầu tư hạ tầng hoàn thiện Ở giai đoạn đầu, theo tiến độ lấp đầy phụ tải, một số TBA sẽ vận hành non tải
Trang 11- Các trạm 22/0,4kV có tủ liên kết mạch vòng 22kV (RMU) để có thể tạo mạch vòng 22kV chung cho khu qui hoạch
- Vị trí các trạm được lựa chọn sao cho gần trung tâm phụ tải dùng điện với bán kính phục vụ không quá lớn (nhỏ hơn 500m) để đảm bảo tổn thất điện áp nằm trong giới hạn cho phép và gần đường giao thông để thuận tiện cho việc thi công, vận hành, sữa chữa Vị trí trạm dự kiến sẽ được đặt tại các khu đất trống, khu công cộng (mảng xanh), riêng trạm T7 được bố trí trong khuôn viên của khu khách sạn cao cấp
- Vị trí, công suất trạm biến áp trong bản vẽ chỉ là định hướng, việc xác định cụ thể
sẽ được thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết ké bản vẽ thi công
Mạng hạ áp và đèn chiếu sáng:
Xây dựng mới mạng hạ áp cấp điện cho các công trình Thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng, chiếu sáng lối đi công cộng, sân bãi ở khu quy hoạch, dùng cáp 4 lõi bọc cách điện XLPE luồn trong ống bảo vệ đi ngầm để đảm bảo an toàn mỹ quan cho khu vực Chiếu sáng lối đi dùng đèn Led 75÷106W-220Vcó chóa và cần đèn đặt trên trụ đèn bằng tôn sắt mạ kẽm, kiểu dạng tròn côn, chiều cao 4,5÷ 8,5m
Chiếu sáng công viên, vườn hoa, bãi cỏ dùng đèn Led tiết kiệm năng lượng, có chụp trang trí đặt trên trụ đèn trang trí công viên có chiều cao và kiểu dáng thích hợp
Hệ thống thông tin liên lạc:
- Hệ thống thông tin liên lạc cho Tổ hợp Khu Du Lịch sẽ là 1 hệ thống được ghép nối vào mạng viễn thông của VNPT tỉnh Bình Thuận, Mobifone, Viettel, FPT, Vietnamobile,…,…
Hệ thống nội bộ ở đây sẽ là hệ thống điện thoại, truyền dữ liệu, truyền hình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về viễn thông cho khu vực dự án
Trang 12Bể cáp viễn thông sử dụng là loại hố cáp 4 nắp đậy bố trí toàn bộ trên vỉa hè Xây dựng phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn QCVN 33-2011 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông” và tiêu chuẩn TCVN8700-2011
“Cống bể, hầm hố, rãnh kỹ thuật và tủ đấu cáp viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật
- Yêu cầu kỹ thuật đối với hố kỹ thuật :
Vị trí hố kỹ thuật phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo đảm
an toàn, mỹ quan đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông và người đi lại Không xây dựng hố cáp tại các vị trí đường giao nhau và những nơi tập trung người đi lại
Nắp hố cáp phải ngang bằng so với mặt đường, mặt hè phố, không bập bênh, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại và phải ngăn được chất thải rắn lọt xuống hầm cáp, hố cáp
Khoảng cách giữa 2 hố cáp từ 50 đến 150m
Hệ thống chống sét:
Xác định nhóm công trình: Đây là công trình thuộc nhóm bảo vệ chống sét cấp VI
Cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật:
- Căn cứ vào số liệu thiết kế công trình
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát sơ bộ địa chất công trình
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn chống sét hiện hành như sau:
- TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện
- 20 TCN 46-84 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây dựng
- NF C17-102/1995 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp
- Đầu thu sét công nghệ mới phát xạ sớm tia tiên đạo: Đây là hệ thống chống sét trực tiếp tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay với chứng nhận bản quyền phát minh sáng chế năm 1985 Uỷ ban tiêu chuẩn an toàn của Quốc gia Pháp đã đưa ra tiêu chuẩn Quốc gia NFC 17-102/1995 Hệ thống chống sét này gồm 3 bộ phận chính:
Hệ thống PCCC:
Trang 13Khi xảy ra cháy, các đầu báo cháy tự động sẽ nhận tín hiệu Tín hiệu được chuyển
về trung tâm báo cháy đặt tại tầng 1 Trung tâm báo cháy sẽ phân vùng tín hiệu cháy để đưa ra tín hiệu điều khiển tới các hệ thống như hút khói, tăng áp cầu thang, thang máy, chuông đèn… và đưa ra tín hiệu giám sát cho hệ thống bơm chữa cháy
Các khu vực đều được bố trí đầu chữa cháy tự động Spinkler và hệ thống chữa cháy vách tường Khi đám cháy đạt đến nhiệt độ nhất định, đầu Spinkler sẽ tự động phun nước chữa cháy và áp lực trong đường ống giảm nhanh Khi áp lực trong đường ống giảm 20% thông qua rơle áp lực bơm chữa cháy sẽ được tự động kích hoạt để đảm bảo lượng nước chữa cháy Trong quá trình chữa cháy, các module giám sát bơm và dòng chảy sẽ hoạt động để đưa ra tín hiệu cảnh báo cho trung tâm điều khiển khi có sự cố xảy ra
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm các hệ thống sau:
+ Hệ thống báo cháy tự động
+ Hệ thống chữa cháy spinkler và chữa cháy vách tường, họng khô, trụ tiếp nước chữa cháy
+ Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu
+ Hệ thống chữa cháy bằng khí nitơ
+ Hệ thống đền chỉ dẫn thoát thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố
Bảng 1- 2 Khối lượng nguyên liệu phục vụ Dự án
Trang 14Stt Tên hạng mục Đơn vị Khối lượng
17 Ống nhựa xoắn HDPE D65/50 m 2.500
18 Cọc tiếp địa thép L63x63x6, dài 2,5m 117
19 Tủ điều khiển chiếu sáng PLC bộ 01
Nguồn: BCNNCKT“Dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung”
Bên cạnh đó còn có 1 lượng lớn các loại vật tư là các loại ống nhựa PVC, ống BTLT, co nối các loại, dây điện, trang thiết bị nội thất… để xây lắp và hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước, điện và nội thất cho toàn công trình theo đúng thiết kế đã được phê duyệt Khối lượng các loại nguyên vật liệu này sẽ được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết
kế tính toán chi tiết khi có hồ sơ thiết kế chi tiết cho từng hạng mục công trình của dự án
Trang 15Nguồn cung cấp: Các nguyên vật liệu này được mua từ các nhà cung cấp trong địa
bàn thành phố Phan Thiết cung cấp đến chân công trình, với khối lượng theo các hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng với đơn vị thi công hoặc chủ đầu tư Khoảng cách dự tính vận chuyển vật liệu từ nơi cung cấp đến công trình trung bình khoảng 15km Tuyến đường vận chuyển dự kiến sẽ đi theo đường chính đường Trần Hưng Đạo – Trần Quý Cáp – ĐT 719 Ngoài ra, vật liệu san lấp mặt bằng sẽ được chủ Dự án tận dụng đất cát trong khu vực Dự án để san lấp mà không lấy vật liệu san lấp bên ngoài
4.1.2 Nhu cầu cung cấp điện
Điện dùng trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là để phục vụ hoạt động xây dựng như cắt, hàn, trộn bê tông,… Nhu cầu tiêu thụ điện thay đổi tùy thời điểm xây dựng Dự án Thông thường, các Dự án có tính chất tương tự thì thực tế nhu cầu sử dụng điện dao động
từ 450kW- 500 kW/ngày
Nguồn cung cấp: lưới điện trung thế (hiện hữu) 22kv của Phan Thiết và trạm Hàm Cường trong tương lai
4.1.3 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
a Nước chữa cháy:
Nước phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ Theo mục 9, bảng 14 của TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế:
Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 2,5 l/s/vòi phun
Số vòi phun hoạt động đồng thời: 2 vòi
Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 2,5 lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 2 vòi = 54.000 lít = 54 m3 Lượng nước chữa cháy không phát sinh thường xuyên nên sẽ không tính đến lượng nước phát sinh hàng ngày
Giai đoạn chuẩn bị:
Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu sử dụng nước cho công nhân ước tính 70 lít/ngày.người
Do đó, lượng nước sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị là 70 lít/ngày.người x 50 người = 3,5
m3/ngày
- Lượng nước tưới đường giảm thiểu bụi: Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, áp dụng nhu cầu sử dụng nước cho tưới bồn hoa và thảm cỏ là 6 lít/m2 Tổng diện tích khu đất dự án là 305.661 m2, do đặc thù dự án tận dụng địa hình tự nhiên để xây dựng nên chỉ san nền cục
bộ từng khu vực, san nền tới đâu thì tiến hành xây dựng tới đó Do đó sẽ tưới giảm bụi mỗi ngày trên từng khu vực khoảng là 2.000 m2 Như vậy, lượng nước dùng để giảm bụi trong quá trình san gạt cho 1 lần tưới thấp nhất là 6 lít/m2
x 2.000 m2 = 12 m3/lần tưới
Trang 16Ngày cao điểm có thể tưới 3 lần, như vậy, lượng nước sử dụng để tưới giảm thiểu bụi một ngày lớn nhất gồm 3 lần tưới: 12 m3/lần tưới x 3 lần/ngày = 36 m3/ngày
Như vậy, lượng nước sử dụng cho giai đoạn chuẩn bị ngày lớn nhất khoảng 39,5
m 3 /ngày
Giai đoạn xây dựng:
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của công nhân: Giai đoạn xây dựng Dự án dự kiến có khoảng 200-300 công nhân làm việc tại Dự án, tuy nhiên công nhân xây dựng là người địa phương không sinh hoạt trực tiếp tại Dự án, chỉ làm việc trong giờ hành chính Chỉ sử dụng nước trong quá trình rửa tay chân và đi vệ sinh trong giờ làm việc Do đó nhu cầu
sử dụng nước được áp dụng theo tiêu chuẩn TCXD 33:2006 thì nhu cầu sử dụng nước cho công nhân khoảng 70 lít/ngày.người Do đó lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng là: 70 lít/ngày.nguời x 300 người = 21m3/ngày
- Nước dùng để xây dựng: Theo TCXDVN 33:2006, điều 2.4 – Mục 2 bảng 3.1 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và nhu cầu xây dựng: phối trộn xi măng, phun nước tưới để đầm đất, cát, rửa xe,…là 22m3/ha/ngày Do Dự án tiến hành theo hình thức cuốn chiếu nên ước tính mỗi ngày tiến hành xây dựng 10% diện tích Dự án là 30,5661 ha Vậy tổng lượng nước cần để xây dựng là: (30,5661 ha x 22 m3nước/ha/ngày)x10% ≈ 67,2 m3
nước/ngày Tuy nhiên quá trình thi công diễn ra trong thời gian dài, từng khu vực nhỏ nằm rãi rác toàn khu và từng giai đoạn khác nhau do phụ thuộc vào từng hạng mục xây dựng, nguồn vốn xây dựng của Dự án Do đó lượng nước phục vụ cho quá trình xây dựng ước tính ngày sử dụng nhiều nhất chỉ khoảng 67,2m3/ngày, trong đó 60,2 m3/ngày sử dụng cho trộn hồ, vữa xây dựng, rửa thiết bị, dụng cụ và 7m3/ngày phục vụ cho quá trình xịt rửa bánh xe vận chuyển ra vào Dự án
- Nước để tưới giảm bụi thi công: Tổng diện tích xây dựng Dự án là 305.661m2 Quá trình xây dựng Dự án diễn ra trong thời gian dài, từng khu vực nhỏ nằm rãi rác toàn khu và từng giai đoạn khác nhau do phụ thuộc vào từng hạng mục xây dựng Tổng diện tích tưới khu vực đang xây dựng, đoạn đường vận chuyển, sân bãi ước tính khoảng 3.000m2 Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, áp dụng nhu cầu sử dụng nước cho tưới bồn hoa và thảm
cỏ là 6 lít/m2 Như vậy, lượng nước dùng để giảm bụi trong quá trình xây dựng khi tưới 3 lần/ngày là: 6 lít/m2 x 3.000 m2 x 3 = 54 m3/ngày
Vậy tổng lượng nước sử dụng trong quá trình xây dựng là: 142 m3/ngày.đêm
b Nguồn cung cấp nước trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Vị trí Dự án hiện nay chưa có nguồn nước cấp của địa phương đi qua, do đó nguồn
cung cấp nước của dự án trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng (không gồm nước giảm
thiểu bụi) sẽ được sử dụng nguồn nước máy được đấu nối chung với khu du kịch thung
lũng Đại Dương Riêng nước uống phục vụ công nhân được mua nước đóng chai loại 20
lít từ các đại lý nước đóng chai cung cấp đến công trường và nước tưới giảm bụi Chủ dự
Trang 17án sẽ hợp đồng với các Công ty có chức năng vận chuyển nước bằng các xe bồn tới trực tiếp tưới giảm bụi cho khu vực dự án với tần suất 3 lần/ngày tùy tình hình thời tiết
4.2 Trong giai đoạn hoạt động
a Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của Dự án
Nguyên vật liệu của Dự án chủ yếu là các thực phẩm tươi sống dùng để chế biến thức ăn Thành phần chủ yếu là gạo, bún, mỳ, thịt các loại, hải sản tươi sống, rau quả các loại Tùy theo quy mô, số lượng khách mà nhu cầu sử dụng khác nhau, vì vậy khối lượng nguyên liệu hàng ngày cũng khác nhau Nguồn cung cấp nguyên liệu được lấy trực tiếp tại địa phương
Ngoài ra, tham khảo số liệu thực tế từ các khu du lịch khác đã hoạt động với quy mô tương tự như các KDL ở Hàm Tiến, Mũi Né, Tiến Thành, Kê Gà,… Dự án còn sử dụng phân bón và thuốc BVTV với khối lượng ước tính 200kg/tháng (phân bón vi sinh), 3 lít thuốc BVTV/tháng (thuốc trừ sâu, thuốc ra rễ, )
b Nhiên liệu phục vụ Dự án
Nhiên liệu phục vụ Dự án chủ yếu là dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng và gas dùng để phục vụ nấu nướng Nhiên liệu phục vụ Dự án tham khảo số liệu thực tế từ các khu du lịch khác đã hoạt động với quy mô tương tự như các KDL ở Hàm Tiến, Mũi
Né, Tiến Thành, Kê Gà,…
- Đối với dầu DO: Do máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên và
chỉ hoạt động khi hệ thống điện lưới quốc gia cúp nên lượng dầu sử dụng không nhiều và khó ước tính con số cụ thể
- Đối với gas: Với quy mô dân số tối đa khoảng 2.134 người, nhu cầu sử dụng gas
trung bình ước tính là 1,5 kg/người/tháng thì tổng lượng gas tiêu thụ tại Dự án là 3.201 kg/tháng
- Đối với hóa chất Clorin xử lý hồ bơi, nước thải: Với tiêu chuẩn lượng hóa chất cho
vào nước hồ bơi từ 2-3gram/100m3
Đối với việc dùng hóa chất Clorin xử lý nước thải tại
bể khử trùng, còn tùy thuộc vào môi trường pH của nước tại bể khử trùng, khả năng tiếp xúc, thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và những vi sinh gây bệnh mà châm lượng Clorin
tương thích Do đó khối lượng hóa chất Clorin xử lý hồ bơi, nước thải sẽ được thống kê
khi dự án đi vào hoạt động thực tế
c Nhu cầu điện năng cung cấp cho hoạt động của Dự án
Bảng 1- 3 Nhu cầu điện năng phục vụ Dự án
Số
2 ) Qui mô
Chỉ tiêu cấp điện
Hệ số cosø
Phụ tải
1 Khu biệt thự nghỉ dưỡng 511 lô 5kW/lô 0,85 2.555 3.005,88
Trang 182 Cây xanh nội khu 101.062m2 0,5W/m2 0,85 50,53 59,45
Nguồn cung cấp điện:
Đấu nối với lưới điện trung thế (hiện hữu) 22kv trên đường Hòn Giồ, thông qua 2 trạm biến áp 22/0,4kV-2500 KVA Bên cạnh đó Chủ đầu tư còn trang bị 1 máy phát điện
dự phòng với công suất 2.500KV để phục vụ cho các hoạt động cơ bản của dự án trong trường hợp bị cúp điện
d Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
Quy mô dự án:
- Khu khách sạn
+ Số phòng khách nghỉ: 250 phòng x 2 người/phòng = 500 người
+ Khu biệt thự: 511 căn x 4 người = 2044 người
- Nhân viên phục vụ : 430 người
Khu thương mại, dịch vụ: 14.560m2
Định mức sử dụng nước
- Khách sạn, biệt thự : 150 lít/người/ngày
- Nhân viên: 50 lít/người/ngày
- Khu thương mại, dịch vụ: 2 lít/m2/ngày
- Nước Rửa đường: 0,5 L/m2/ngày
- Tưới cây: 3 L/m2/ngày
- Nước dự phòng: 10% Qsh
Trang 19Căn cứ TCXDVN 33: 2006 – Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, quy mô và định mức dùng nước Nhu cầu cấp nước cho Dự án được tính toán như sau:
Bảng 1- 4 Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng cho dự án ngày lớn nhất
Stt Hạng mục
nước (l/ngày)
Tổng nhu cầu nước (m 3 /ngày)
lượng
1 Khách khách sạn Người 500 150 75,0
2 Khu Biệt thự Người 2.044 150 306,6
3 Nhân viên phục vụ Người 430 50 21,5
4 Khu thương mại, dịch
Nước dùng để phòng cháy chữa cháy:
Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ Theo mục 9, bảng 14 của TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế:
+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 20 l/s/vòi phun
+ Số vòi phun hoạt là 3 vòi
Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 20 lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 03 vòi = 648.000 lít = 648 m3
Vậy nhu cầu sử dụng nước cấp lớn nhất của Dự án là 769,6
m 3/ngày.đêm.(không bao gồm lượng nước PCCC)
Nguồn cung cấp nước trong giai đoạn vận hành:
Nước sinh hoạt: Chủ Dự án sẽ tiến hành thỏa thuận với Khu du lịch thung lũng Đại Dương để đấu nối cấp nước cho mục đích sinh hoạt cho từng giai đoạn của dự án
Trang 20Nước tưới cây, rửa đường: Từ nguồn nước ngầm, nguồn nước mưa dự trữ thông qua các hồ chứa nước và nguồn nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT
Lưu lượng nước thải phát sinh:
Dựa vào lưu lượng nước sinh hoạt hàng ngày của dự án trong giai đoạn hoạt động
và căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của
Chính phủ, theo đó đối với nước thải sinh hoạt: “khối lượng nước thải được tính bằng
100% khối lượng nước sạch tiêu thụ cho sinh hoạt” Vì vậy, đối với nước thải sinh hoạt
được tính bằng 100% lượng nước cấp cho sinh hoạt Kết quả tính toán nước thải sinh hoạt vào thời điểm cao nhất được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1- 5 :Tổng hợp lưu lượng nước thải phát sinh tại dự án Stt Hạng mục
nước (l/ngày)
Tổng nhu cầu nước (m3/ngày)
2 Khu Biệt thự Người 2.044 100 306,6
3 Nhân viên phục vụ Người 430 50 21,5
4 Khu thương mại, dịch
Hệ số không điều hòa (k=1,1) Q max = k x Q tổng (áp dụng cho
vùng khô hạn, lượng mưa ít)
475,42
4 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
Trang 21Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040;
Quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư cho công ty TNHH Đầu
tư Bất động sản Vương Cung;
Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết dự án Khu Tổ hợp
du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết;
Công văn số 2924/STNMT-CCQLĐĐ ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết dự án Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Vương Cung;
Công văn số 2233/SXD-QHKT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Sở Xây dựng góp ý
hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung;
Công văn số 4726/PC07 ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Thuận về việc góp ý về Phòng cháy chữa cháy đối với
đồ án quy hoạch chi tiết của dự án Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung;
Công văn số số 3715/SXD-QHKT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Sở Xây dựng góp ý hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung (lần 2)
Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo môi trường tương tác qua lại giữa các khu du lịch xung quanh đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như: “Khu du lịch thung lũng Đại Dương”,…và các khu du lịch, dân cư trên trục đường ĐT 719 Khi
Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo tạo môi trường tương tác qua lại giữa các khu du lịch và khu dân cư xung quanh như: đường giao thông liên kết giữa các khu du lịch, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, thoát nước… và tạo nên không gian cảnh quan hài hòa, kết
Trang 22hợp các khu thương mại dịch vụ, cảnh quan cây xanh của toàn khu vực, góp phần phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành du lịch của địa phương
Đất xây dựng Dự án là đất thương mại dịch vụ, diện tích đất xây dựng không nằm trong quy hoạch phát triển khu dân cư, đô thị, khu cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận, đường giao thông, quy hoạch khoáng sản, quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng của tỉnh
Bình Thuận và các quy hoạch khác
Trang 23Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
Nguồn dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực Dự án được
sử dụng để phục vụ báo ĐTM bao gồm:
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2020
- Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2015-2020;
- Các báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật khu vực Dự án;
- Báo cáo Đa dạng phân bố loài thực vật phân bố ở Đồi Hồng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận- Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học trái đất và môi trường;
- Dữ liệu khảo sát thực tế về môi trường và tài nguyên sinh vật do Chủ Dự án kết hợp Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận thực hiện
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận qua các năm (2017, 2018, 2019; 2020) thì chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước biển khu vực Dự
án vẫn đảm bảo và chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cụ thể, các chỉ tiêu phân tích tại các vị trí lấy mẫu như: không khí tại khu du lịch Tiến Thành, nước biển ven bờ tại khu du lịch Tiến Thành,…vẫn nằm dưới mức cho phép của quy chuẩn hiện hành Đồng thời, xung quanh cách bán kính 1,0km so với khu đất của Dự án không có các yếu tố sau:
- Không có môi trường nước mặt;
- Không có đa dạng tài nguyên sinh học nằm trong danh sách cần bảo tồn cũng như không có sinh học nào bị tác động bởi thực hiện của dự án
- Không có các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất, diện tích các loại rừng
- Không có các loài thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu Chủ yếu là các loài cây bụi không có giá trị về mặt kinh tế, động vật trên cạn chủ yếu là các loài bò sát và các loài chim nhỏ
- Không có đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển bị tác động bởi dự án
Do không có các yếu tố trên nên chủ dự án không đề cập các nội dung trên trong báo cáo này
Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Hiện nay, khu vực Dự án chưa có tài liệu nguyên cứu khoa học nào liên quan đến hiện trạng tài nguyên sinh vật Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực địa cho thấy tài nguyên sinh vật ở khu vực Dự án được thể hiện như sau:
a Hệ sinh thái trên cạn
Tài nguyên thực vật
Trang 24Qua khảo sát hiện trạng khu vực thực hiện Dự án, xung quanh khu vực Dự án không
có loài thực vật nào quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần phải bảo vệ Các cây chủ
yếu có trong vùng Dự án và khu vực lân cận chủ yếu là: cỏ dại và một số cây bụi nhỏ
Tài nguyên động vật
Qua khảo sát hiện trạng khu vực thực hiện Dự án, xung quanh và trong khu vực Dự
án với các loại động vật như một số loài chim nhỏ, côn trùng và không có loài động vật
quý hiếm nào nằm trong danh sách bảo tồn
b Hệ sinh thái dưới nước
Qua khảo sát hiện trạng khu vực thực hiện Dự án, cách Dự án khoảng 60m theo
hướng Nam là biển Đông nên có một số động vật dưới nước trên 100 loài động vật phù
du Nhóm động vật giáp xác vô cùng phong phú, với nhiều loài có giá trị kinh tế như tôm
hùm, ghẹ, cua, sò điệp,…, các loài da gai có Hải sâm, cầu gai, sao biển, là điều kiện
thuận lợi thu hút các hoạt động du lịch đồng thời là nguồn thực phẩm phong phú đáp ứng
nhu cầu ẩm thực của khách du lịch Ngoài ra, vùng biển khu vực gần Dự án còn là nơi tập
trung nhiều trứng cá con và sinh sản mạnh vào mùa gió Tây – Nam Trứng cá, cá con
không những có ý nghĩa về duy trì đa dạng sinh học mà bảo vệ nguồn lợi này nhằm phát
triển bền vững nguồn lợi cá nổi nhỏ cho tỉnh Bình Thuận
Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật,
động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Trong khu vực dự án cũng như cách dự án 1km không có thực vật, động vật trong
diện quý hiếm cần bảo tồn Do đó, nội dung này không đề cập
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
+ Đặc điểm về địa hình
Khu vực Dự án chia làm 2 phần: phía Tây đường Hòn Giồ và phía Đông Khu thung
lũng Đại Dương Phần phía Tây đường Hòn Giồ nằm trong vùng địa hình đồi dốc cao
Hình thành do cồn cát kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam Trong khu vực này, chủ yếu
là đất trống, độ cao so với mực nước biển giảm dần từ 78,60m đến 10,45m, đất vùng này
chủ yếu là đất cát trắng, cây tạp
+ Địa chất công trình:
- Theo Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình Địa tầng trong khu vực tương
đối đơn giản, đồng nhất, không xuất hiện lớp đất yếu hoặc các điều kiện địa chất bất lợi
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm thì địa tầng khu vực phân chia thành các lớp như sau:
* Lớp 1: Cát bụi/cát cấp phối kém lẫn bụi sét(SM/SP-SM), màu nâu đỏ, nâu vàng,
kết cấu rời rạc, xuất hiện trên bề mặt, chiều dày lớp tháy đổi từ 0,2m -:- 6,2m Thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn hiện trường cho giá trị N=3÷10 búa Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của
lớp theo bảng thống kê sau:
Trang 25Stt Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Giá trị trung bình
* Lớp 2: Cát bụi/cát cấp phối kém lẫn bụi sét(SM/SP-SM), màu nâu đỏ, nâu vàng,
kết cấu chặt vừa Bề dày thay đổi từ (2,1m÷12,4)m Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn hiện trường cho giá trị N=11÷29 búa Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của lớp theo bảng thống kê sau:
* Lớp 3: Cát bụi/cát cấp phối kém lẫn bụi sét(SM/SP-SM), màu nâu đỏ, nâu vàng,
kết cấu chặt Bề dày chưa xác định Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn hiện trường cho giá trị N=31÷49 búa Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của lớp theo bảng thống kê sau:
Trang 26Nguồn: Báo cáo địa chất công trình dự
Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Bình Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, trên bờ biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo Khí hậu hàng năm ở khu vực này chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Theo Niên giám thống kê năm 2020 đo tại trạm Phan Thiết, điều kiện khí hậu tại khu vực như sau:
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2020
Nhiệt độ trung bình cả năm của khu vực vào năm 2018: 27,50
C
Trang 27Trong năm 2020, tháng 4, tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất với nhiệt
độ là 28,90C; 30,20C và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 với nhiệt độ
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2020
Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Số giờ nắng bình quân trong năm 2015 là 265 giờ
Số giờ nắng cao nhất trong năm 2020 vào tháng 3 với thời gian nắng trong tháng là
330 giờ và số giờ nắng thấp nhất là 135,3 giờ vào tháng 10
Trang 28Năm 2020, từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa tập trung nhiều Trong đó lượng mưa vào tháng 6 nhiều nhất, vào khoảng 305,1 mm Từ tháng 11 đến tháng 3 lượng mưa ít hơn
và xuất hiện thưa thớt
Bảng 3- 3 Lượng mưa các tháng trong năm – Trạm Phan Thiết
(ĐVT: mm)
Tháng 1 - - 40,7 1,8 8,8 - Tháng 2 - - 0,4 - 1,2 - Tháng 3 - - - 0,5 0,5 - Tháng 4 - 1,1 17,5 - 16,3 - Tháng 5 66,5 253,7 44,8 28,2 66,5 45,4 Tháng 6 158,5 144,2 73,3 131,5 106,4 305,1 Tháng 7 201,4 185,1 159,5 151,7 186,7 75,9 Tháng 8 80,5 122,3 148,1 203,7 166,1 121,1 Tháng 9 145,0 97,5 98,3 257,5 181,8 77,7 Tháng 10 164,7 310,2 273,5 121,4 1,9 140,0 Tháng 11 7,6 70,1 63,5 144,6 130,6 51,6 Tháng 12 72,0 140,8 5,3 15,2 - 28,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2020
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động
Số liệu trong bảng dưới đây cho thấy rằng độ ẩm không khí tương đối cao và thay đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm Độ ẩm không khí cao vào mùa mưa khoảng 87% và thấp nhất vào mùa khô khoảng 72 – 77% Trong ngày, độ ẩm tương đối của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và cao nhất vào khoảng 6 – 8 giờ sáng và thấp nhất vào khoảng 1 – 3 giờ chiều
Trang 29Bảng 3- 4 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm – Trạm Phan Thiết
Tháng 1 75,0 78,0 78,0 78,0 74,8 76,1 Tháng 2 77,0 73,0 77,0 75,0 76,8 72,9 Tháng 3 76,0 78,0 79,0 75,0 77,9 78,8 Tháng 4 74,0 81,0 80,0 77,0 75,8 77,5 Tháng 5 78,0 79,0 81,0 77,0 78,4 78,2 Tháng 6 79,0 84,0 82,0 82,0 79,0 79,8 Tháng 7 83,0 85,0 83,0 84,0 78,1 79,4 Tháng 8 82,0 85,0 89,0 84,0 85,3 82,1 Tháng 9 82,0 86,0 86,0 83,0 82,7 81,0 Tháng 10 82,0 87,0 86,0 79,0 77,2 85,2 Tháng 11 79,0 83,0 84,0 80,0 77,8 78,2 Tháng 12 79,0 84,0 76,0 78,0 76,2 79,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2020
Gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí Khi vận tốc gió càng lớn, thì chất ô nhiễm lan tỏa càng xa nguồn
ô nhiễm, khả năng pha loãng không khí sạch càng nhanh chóng Ngược lại, khi tốc độ gió càng yếu hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải, làm cho nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh khu vực nguồn thải đạt giá trị lớn nhất, tức gây nên tình trạng ô nhiễm Hướng gió thay đổi làm cho khu vực ô nhiễm thay đổi
Hai hướng gió chủ đạo trong năm tại khu vực Dự án là Đông – Đông Bắc từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau và hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 với vận tốc gió trung bình từ 1,3 – 2,0m/s
2.1.1.3 Điều kiện thủy văn/hải văn
Trang 30Tham khảo báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2020, tóm tắt điều kiện thủy văn, hải văn khu vực Dự án trong 03 năm gần nhất như sau:
+ Điều kiện thủy văn
Khu vực dự án và xung quanh không có ao hồ và sông suối chảy qua Khu vực phía đồi của dự án có địa hình cao, không bị chia cắt bởi sông suối nên theo kết quả khảo sát cho thấy khu vực dự án không chịu ảnh hưởng ngập lụt Tuyến đường thoát nước được dọc the đường Hòn Giồ và băng qua đường ĐT 719 chảy ra biển Do đó việc thoát nước của dự án và khu vực xung quanh ra biển một cách nhanh chóng và không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt
+ Điều kiện hải văn:
Thủy triều
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Vượng, Lê Mạnh Hùng, đề tài cấp Nhà nước,
Giải pháp khoa học công nghệ nhằm ổn định cửa sông và bờ biển tỉnh Bình Thuận, 2016
Sóng và dòng chảy ven bờ
Theo tài liệu nghiên cứu của Ông Nguyễn Đình Vượng, Đánh giá quá trình xâm
thực bờ biển tỉnh Bình Thuận phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống,
Viện khoa học thủy lợi Miền Nam, 2012 Cho thấy: Sóng (trường sóng, dòng năng lượng)
và dòng chảy ven bờ (dòng chảy sóng, dòng bùn cát, dòng triều) là các tác nhân trực tiếp trong việc phá hủy đường bờ và di chuyển vật liệu gây nên hiện tượng xâm thực bờ biển trong cả 2 mùa gió Đông-Bắc và Tây-Nam Hoạt động phá hủy bờ đạt đến trạng thái cực đại xảy ra khi có sự cộng hưởng cùng lúc của những đợt sóng lớn, ảnh hưởng của bão kết hợp với triều cường Kết qủa đo đạc quan trắc, tính toán cho thấy vận tốc dòng chảy sóng khá lớn đối với độ dốc bãi biển 5% (0,71 m/s), vận tốc này đủ sức để công phá, vận chuyển bùn cát, kéo theo đất từ trong đường bờ ra biển gây nên hiện tượng xâm thực Bờ biển Bình Thuận thường xuất hiện dòng ven bờ theo hai mùa có hướng ngược nhau, thể hiện rõ nhất là có những đoạn bờ bị xói vào mùa gió Tây Nam thì lại được bồi về mùa gió Đông, Đông Bắc
Hiện trạng xói lỡ bờ biển
Trang 31Theo tài liệu nghiên cứu của Ông Nguyễn Đình Vượng, Đánh giá quá trình xâm
thực bờ biển tỉnh Bình Thuận phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống,
Viện khoa học thủy lợi Miền Nam, 2012 Cho thấy: Cung bờ Mũi Né đến mũi Đá Dựng
có rất nhiều mũi đá nhô ra biển tạo nên các cung bờ nhỏ thường kín gió một mùa Nhìn chung xói lở mức độ nhỏ, tương đối ổn định
Ngoài ra, Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Vượng, Lê Mạnh Hùng, đề tài cấp Nhà
nước, Giải pháp khoa học công nghệ nhằm ổn định cửa sông và bờ biển tỉnh Bình Thuận,
2016 Cho thấy: Tình hình xói lở, bồi lắng bờ biển và khu vực của sông tỉnh Bình Thuận diễn biến khá phức tạp Đặc biệt là tại bờ biển thuộc địa phận thành phố Phan Thiết, thị
xã La Gi và huyện Tuy Phong Các khu vực xói lở trọng điểm tỉnh Bình Thuận: thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, Phường Hàm Tiến, phường Phú Hài, phường Đức Long
và phường Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; xã Tân Thuận, huyện Hàm Tân; Ngãnh Tam Tân, Tân Tiến; Phước Lộ - Tân Phước, thị xã La Gi Do đó, tình hình xói lở tại khu vực dự án ở mức độ nhỏ và tương đối ổn định
2.2 Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải
2.2.1 Chọn nguồn tiếp nhận và vị trí xả nước thải đảm bảo phù hợp về lưu lượng nước thải:
Trong khu vực nguồn tiếp nhận nước thải không có sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm,
ao nơi tiếp nhận nước thải mà chỉ có vùng biển cách Dự án khoảng 60m theo hướng Nam trong khu vực dự án Vì vậy, Công ty lựa chọn nguồn tiếp nhận là biển Đông khu vực xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuậnlà phù hợp Đồng thời với lưu lượng xả nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, k=1, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt với lưu lượng xả nước thải lớn của thực tế hiện nay với tổng lượng nước thải của hai hệ thống là 476 m3/ngày đêm được dẫn bằng ống uPVC D114 chôn ngầm dưới đất và chảy ra biển Do đó, việc lựa chọn vị trí xả nước thải là đảm bảo
mỹ quan và phù hợp với mạng lưới thoát nước của khu vực
2.2.2 Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng nước khu vực nguồn tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả thải
Nguồn tiếp nhận của nước thải sau xử lý là vùng biển ven bờ với mục đích vùng bãi tắm, thể thao dưới nước cho khách du lịch của Cơ sở và các cơ sở xung quanh Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, k=1,0 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
2.2.3 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Nước thải sau xử lý thải ra với lưu lượng ít nên ảnh hưởng không đáng kể đến chế
độ thuỷ văn của nguồn tiếp nhận Đồng thời qua kết quả phân tích các chỉ tiêu của nguồn tiếp nhận tại Bảng 3-6 cho thấy chất lượng nước biển tại khu vực của Cơ sở có các thông
số phân tích nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước Vì vậy chất lượng nước nguồn tiếp nhận còn khả năng tiếp nhận nước thải
Trang 322.2.4 Các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho việc xả nước thải
- Yếu tố thuận lợi: Nguồn nước biển ven bờ nằm ngay cạnh Cơ sở nên việc đưa nước thải ra biển dễ dàng, không tốn kém chi phí nhiều; việc quản lý chất lượng nước dễ dàng và chủ Cơ sở luôn chăm lo cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải do khu vực bãi tắm phía sau Cơ sở phục vụ cho khách trong cơ sở tắm biển, vì vậy nếu chất lượng nước thải sau xử lý không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến du khách của Cơ sở
- Yếu tố bất lợi: Việc đưa đường ống ra nguồn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm
mỹ của khu vực bãi tắm Tuy nhiên, đường ống ra nguồn tiếp nhận được chủ Cở sở chạy dọc bãi đá, chôn ngầm dưới cát và chảy thẳng ra biển nên không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của Cở sở
2.2.5 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
- Căn cứ theo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước Do đó, phần đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước được nêu trên
Cơ sở không phải thực hiện hướng dẫn tại Mẫu 36 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của nội dung Mục này
- Nguồn tiếp nhận của Cơ sở là nguồn nước biển Qua kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước Do đó nguồn tiếp nhận còn khả năng tiếp nhận nước thải
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
Để đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực Dự án trước khi đi vào hoạt động làm cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường, cũng như chương trình giám sát môi trường sau này Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Vương Cung kết hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận tiến hành lấy mẫu và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường chung cho dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung Kết quả được thể hiện như sau:
Hiện trạng chất lượng nước biển khu vực xung quanh Dự án
Để đánh giá hiện trạng nước ngầm khu vực dự án Chủ dự án phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận tiến hành 3 đợt lấy mẫu nước biển gần khu vực dự án để phân tích đánh giá hiện trạng, chất lượng nước biển khu vực Kết quả được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 3- 5 Kết quả kiểm tra chất lượng nước biển gần khu vực Dự án
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
10-MT:2015/BTNMT (vùng bãi tắm, thể thao dưới nước)
Trang 33Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN
10-MT:2015/BTNMT (vùng bãi tắm, thể thao dưới nước)
- Vị trí đo đạc, lấy mẫu của các lần: Cả 3 đợt đều lấy mẫu tại cùng 1 vị trí là vùng
nước biển ven bờ khu vực Dự án có tọa độ theo VN2000 : X = 1.198.920; Y = 449.330
- Thời gian lấy mẫu: 9h30 phút, lần 1 ngày 28/4/2021, lần 2 ngày 04/5/2021và lần 3 ngày 05/5/2021
- Hiện trạng tại thời điểm lấy mẫu: biển ít sóng, nước biển trong, không mùi, lân cận không có các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường nước biển
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích qua các đợt quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ không có giao động nhiều qua các đợt quan trắc và vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ Chỉ tiêu TSS vượt qui chuẩn do thiểm lấy mẫu các chất phù du trong biển cao Tuy nhiên, nồng độ không đáng ngại đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng mục đích tắm và thể thao dưới nước cho dự án
b Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án:
Để đánh giá hiện trạng môi trường nền của dự án trước khi xây dựng và đi vào hoạt động, làm cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường, cũng như chương trình giám sát môi trường hiện tại và sau này Chủ dự án kết hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
Trang 34và môi trường Bình Thuận tiến hành 3 đợt lấy mẫu và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng sau:
- Thời gian, vị trí và hiện trạng tại thời điểm lấy mẫu:
- Thời gian lấy mẫu: 10h30 phút, lần 1 ngày 28/4/2021, lần 2 ngày 04/5/2021và lần 3 ngày 05/5/2021
Cả 3 đợt lấy mẫu đều tiến hành lấy tại 1 vị trí trong khu vực dự án có tọa độ theo
hệ tọa độ VN2000; X = 1.198.875 ; Y = 449.732
Hiện trạng tại thời điểm cả 3 đợt lấy mẫu đều nằm trong khu đất của dự án, tại thời điểm lấy mẫu không có xe cộ qua lại và không có tác động của con người
Nhận xét: Theo kết quả phân tích qua các đợt quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ không
có giao động nhiều qua các đợt quan trắc và vẫn nằm trong trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ ồn
d Hiện trạng môi trường đất
Trang 35Chủ dự án kết hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu trong mẫu đất trong khu vực dự án để đánh giá hiện trạng môi trường đất khu vực Kết quả phân tích thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3- 7 Chất lượng mẫu đất tại khu vực Dự án
03-MT:2015/BTNMT (Đất thương mại, dịch vụ)
- Tọa độ lấy mẫu: X = 1.119.930; Y = 449.332;
- Thời gian lấy mẫu: ngày 28/4/2021
- Vị trí lấy mẫu: đất trong khu vực Dự án
- Hiện trạng tại thời điểm lấy mẫu: đất có màu vàng nhạt, hạt rời, độ kết dính thấp, xung quanh không có các hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng đất
Trang 36Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
Việc đánh giá tác động môi trường của dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vương Cung tới môi trường và kinh tế xã hội khu vực được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động và từng đối tượng bị tác động và được xem xét theo các giai đoạn:
- Giai đoạn việc chiếm dụng đất
- Giai đoạn triển khai xây dựng dự án (giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng);
- Giai đoạn dự án đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm HTXLNT, Dự án đi vào hoạt động ổn định)
Việc thực hiện Dự án sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực Dự án ở các mức độ khác nhau Một số tác động ở mức
độ không đáng kể mang tính tạm thời trong giai đoạn xây dựng, bên cạnh đó một số tác động lại mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của Dự án
1.1.1 Đánh giá việc chiếm dụng đất
Dự án đang tiến hành chuyển đổi quyền sử sụng đất trên toàn bộ dự án Do đó, tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư tại khu vực dự án là không xảy ra và không tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh
1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Các tác động
Mức độ và phạm vi tác động
Phát quang
thảm thực
vật
Môi trường không khí khu vực dự án
- Khí thải và bụi:
+ Do hoạt phát quang thảm thực vật + Do sử dụng các phương tiện thi công phát quang
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong giai đoạn GPMB
Trang 37Stt Nguồn gây
tác động
Đối tượng có thể
bị tác động trực tiếp/gián tiếp
Các tác động
Mức độ và phạm vi tác động
Môi trường đất, nước
- Chất thải rắn thông thường: Bao gồm:
+ Thảm thực vật, cây bụi…
- Chất thải nguy hại:
Phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị thi công phát quang
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong giai đoạn GPMB
Công nhân lao động trực tiếp
Tiếng ồn: Phát sinh từ việc vận hành máy móc thi công phát quang tại công trường;
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong giai đoạn GPMB
và xung quanh khu vực dự án
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong giai đoạn san lấp mặt bằng
- Công nhân lao động trực tiếp
- Tiếng ồn: Phát sinh từ hoạt động của phương tiện san lấp mặt bằng
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong khu vực dự án
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt
- An ninh trật tự khu vực dự án
Nhỏ, cục bộ
và tạm thời trong giai đoạn GPMB
6 Rà phá
bom mìn
Môi trường đất, không khí
- Phát sinh đất do đào bới
- Sự cố nổ bom mìn (Trường hợp còn tồn lưu bom mìn)
Nhỏ, cục bộ trong khu vực rà phá bom mìn giai đoạn GPMB
Nguồn : Đơn vị tư vấn tổng hợp
Trang 38a) Tác động đến môi trường không khí
+ Bụi phát sinh trong quá trình san gạt mặt bằng
Hiện trạng phía đồi khu vực dự án là các đồi cát cao, thấp nhấp nhô với cốt địa hình
tự nhiên từ +10,45m đến + 69,37 m, với sự chênh lệch cao địa hình tự nhiên này không thuận lợi cho xây dựng các công trình Do đó, khi xây dựng các công trình tại khu vực này cần phải san nền giật cấp, san ủi cục bộ từ nơi cao xuống nơi thấp tạo mặt bằng tại vị trí xây dựng, hạn chế phá vỡ mặt phủ tự nhiên Tại những khu vực có độ dốc nền >10% thì tiến hành san nền giật cấp, các cấp nền xây dựng liên hệ với nhau bằng các bậc cấp đồng thời kết hợp xây dựng kè chắn đất hoặc kè trồng cây xanh bảo vệ mặt phủ tại các bậc cấp nền này để chống hiện tượng sạt lở đất nền giữa các bậc nền với nhau
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của khu vực xây dựng Dự án (Dựa vào cao độ quy hoạch chung Dự án, cao trình và hướng dốc tự nhiên của khu vực) Phương án san nền khu vực Dự án được thiết kế tính toán theo mô hình lưới ô vuông 20m x 20m, tính toán được khối lượng đào đắp như sau:
+ Khối lượng đất đào tính toán: 505,102 m³
+ Khối lượng đất đắp tính toán: 472,566 m³
+ Chênh lệch khối lượng đào đắp: 32,536 m³
+ Hệ số đầm chặt k=0,85
+ Độ dốc san nền: 5%, 10% tuỳ khu vực thể hiện trên bản đồ định hướng san nền
- Vật liệu san lấp: Tận dụng đất đào đắp nội bộ trong khu vực dự án Theo cao độ thiết kế và tận dụng địa hình tự nhiên của khu vực, đào đất từ khu vực cao xuống đắp tại khu vực trũng thấp và san gạt đảm bảo độ dốc theo thiết kế các khu chức năng, không sử dụng đất bồi nền từ nơi khác tới Khối lượng đất dôi dư do chênh lệch khối lượng đào đắp còn lại là 35m3 không chở ra ngoài mà chủ dự án tận dụng lượng đất dư này để đắp các tiểu cảnh tạo cảnh quan cho dự án
Quá trình san lấp mặt bằng phát sinh lượng bụi, theo AIR CHIEF của Cục Môi trường Mỹ, năm 1995, hệ số phát thải do quá trình san lấp được tính theo công thức:
2
2 , 2 0016 , 0
E
Trang 39(kg/tân) )
, ( ,
,
0012,0
2
30,0
2,2
5,00016035
Thời gian san gạt mặt bằng của Dự án ước tính khoảng 60 ngày Mỗi ngày sẽ đào đắp với khối lượng ước tính khoảng 1,65 tấn/m3 Với hệ số ô nhiễm là 0,0012 kg/tấn, tải lượng bụi phát sinh ra môi trường không khí mỗi ngày trong quá trình san nền của dự án là: 0,0012 kg/tấn x 1.613,152 tấn = 1,93 kg/ngày = 80,65 mg/h (tính cho mỗi ngày làm việc 8 giờ)
Khi đó, nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san lấp nền của dự án là:
SxH
Lx V
3
m x
SxH
S: Diện tích san nền của khu đất Dự án là: 305.661m2
H: Chiều cao trung bình (m); chọn H = 4,5 m;
Theo công thức trên nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng khu vực dự án là 0,0014 (mg/m3.h) = 1,4 g/m3.h
So sách với QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh trung bình 1 giờ là 300 g/m3.h, cho thấy lượng bụi phát sinh mỗi giờ trong quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng tại dự án cao hơn 10,4 lần tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên số liệu tính toán ở đây chỉ mang tính lý thuyết, tương đối và cục bộ vì phụ thuộc vào từng thời điểm máy móc đào đắp đất hoạt động trong phạm vi hẹp sẽ làm phát sinh lượng bụi đáng kể và ảnh hưởng tới đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp làm việc tại công trường, trong thực tế có thể ít hơn do áp dụng các biện pháp giảm thiểu một cách chặt chẽ
+ Ô nhiễm khí thải do các máy móc hoạt động trong quá trình san lấp mặt bằng
Trang 40Ô nhiễm khí thải do hoạt động của các phương tiện thi công để san lấp mặt bằng sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí Thành phần chủ yếu là COx, NOx, SOx, CxHy, bụi
Lượng dầu DO của các thiết bị, phương tiện được tham khảo theo Phụ lục Dữ liệu cơ
sở xác định giá ca máy và thiết bị thi công được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT – BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình
Bảng 4- 2: Tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị san lấp mặt bằng
Stt Thiết bị,
phương tiện
Đặc tính (kW/rpm)
Định mức tiêu hao nhiên liệu 1 ca làm việc (8h) (lít DO/ca/1 máy móc, thiết bị)
Số lượng
Quá trình tính toán chỉ với giả thiết các thiết bị máy móc hoạt động tập trung, nồng
độ ô nhiễm xác định ở đây là nồng độ tại khu vực công trường thi công xây dựng
Tổng lượng dầu DO sử dụng để vận hành máy móc là 469,3 lít/ngày x 0,87 (tỷ trọng dầu DO) = 408,3 kg/ngày = 51 kg/giờ (ngày làm 8 giờ) =0,051 tấn/giờ
Thông thường, lượng khí dư trong quá trình đốt nhiên liệu là 30% Khi nhiệt độ khí thải là 200°C, thì lượng khí thải sinh ra khi đốt cháy 1kg nhiên liệu là 38 m3 Lượng dầu
DO tiêu tốn cho 1 giờ là 51 kg Lưu lượng khí thải phát sinh là 581,4 m3
/h = 0,16m3/s
+ Tải lượng và nồng độ ô nhiễm:
Theo sách Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 3 của giáo sư Trần Ngọc Chấn ta
có công thức:
Tải lượng = Tổng lượng dầu DO sử dụng x HSÔN
Nồng độ = Tải lượng /lưu lượng khí thải
Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO được trình bày như sau:
Bảng 4- 3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm