1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN: Ứng dụng phương pháp STEM vào chủ đề “ Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” thuộc chương trình Vật Lý 10 cơ bản

35 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Phương Pháp STEM Vào Chủ Đề “ Lực Đàn Hồi Của Lò Xo. Định Luật Húc”
Chuyên ngành Vật Lý
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Ở các trường THPT chương trình vật lý bao gồm các phần: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học và vật lý hạt nhân. Mỗi phần, mỗi chương có đặc thù riêng về cả hiện tượng lẫn công thức nên phương pháp học từng phần cũng khác nhau. Mặt khác, công thức nhiều và mỗi một phần lại có rất nhiều dạng bài tập, mỗi một dạng bài tập có thể có rất nhiều trường hợp xảy ra… Vì vậy học sinh vận dụng công thức máy móc (học vẹt) là không tránh khỏi. Với một huyện miền núi tôi nghĩ việc “Ứng dụng thử nghiệm mô hình giáo dục STEM trong dạy học và bài Lực đàn hồi Vật Lý 10” là mô hình hữu ích. Mô hình giáo dục STEM dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

Trang 1

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

I – ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.1 Lí do chọn đề tài 3

1.2 Mục tiêu của đề tài 5

1.3 Đối tượng của đề tài 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

1.5 Nhiệm vụ của đề tài 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu 6

1.7 Giả thiết khoa học 6

1.8 Những đóng góp của đề tài 6

1.9 Tính mới của đề tài 7

II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8

2.1 Cơ sở thực hiện đề tài 8

2.1.1 Cơ sở khoa học 8

2.1.1.1 Cơ sở lý luận 8

2.1.1.2 Cơ sở thực tiễn 8

2.1.2 Phân tích đánh giá tình hình thực tiễn 9

2.2 Khái niệm STEM 9

2.3 Giáo dục STEM 10

2.4 Tiến trình bài học STEM 11

2.5 Ứng dụng phương pháp STEM vào chủ đề “ Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc” thuộc chương trình Vật Lý 10 cơ bản 14

2.6 Kết quả thu được 28

2.7 Đánh giá kết quả thu được 30

III KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1 1 Lí do chọn đề tài

Mục tiêu giáo dục được xác định theo hướng hình thành, phát triển phẩmchất và năng lực Khi xác định mục tiêu của GDPT cần tập trung khẳng định yêucầu về sự phát triển hài hòa giữa: Con người cá nhân và con người xã hội, conngười truyền thống và con người hiện đại, con người Việt Nam và công dân toàncầu, đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ (Đức, Trí, Thể, Mỹ)

Vận dụng tất cả các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy họcmột cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạtmục tiêu, yêu cầu của chương trình và có hiệu quả cao Tập trung vào các phươngpháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức học tập có ưu thế trong việc hình thành và pháttriển năng lực người học như: Dạy học theo nhóm; dạy học giải quyết vấn đề; dạyhọc theo dự án, …Đổi mới từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Sự thay đổicăn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và bắt buộc tất cả các khâu của quátrình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý…

Ở cấp THPT, trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giaiđoạn giáo dục cơ bản, chương trình môn Vật lý lựa chọn phát triển những vấn đềcốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến những vấn đề mang tính ứng dụngcao là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật, khoa học và công nghệ

Ở bậc học phổ thông, thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lý Vì vậy, bên cạnh việc sửdụng các mô hình vật lý và toán học, chương trình môn Vật lý chú trọng thích đángđến việc hình thành năng lực tìm tòi khám phá các thuộc tính của sự vật, hiệntượng vật lý thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khácnhau

Chương trình môn Vật lý coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng vậndụng tri thức vật lý vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn

đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lựctrên nền tảng những năng lực chung và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hìnhthành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào một sốngành nghề cụ thể

Các phương pháp giáo dục của môn Vật lý góp phần phát huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành năng lực tìm hiểu khoa học

tự nhiên dưới góc độ Vật lý (năng lực Vật lý) cũng như góp phần hình thành cácphẩm chất và năng lực chung được quy định trong chương trình giáo dục phổthông tổng thể

Chương trình Vật lý phổ thông được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho giáoviên vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vớimục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể

Trang 4

Tùy theo yêu cầu cần đạt, có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phươngpháp dạy học trong một chủ đề Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyếttrình, đàm thoại, ) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động củahọc sinh Tăng cường sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiêntiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự

án, theo trạm, theo góc ) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng

và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự

án học tập, tự học, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy học vật lý

Để thực hiện mục tiêu phát triển các năng lực thành phần của năng lực vật

lý, chương trình tạo điều kiện để giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp giáodục phù hợp, có ưu thế đối với việc phát triển từng năng lực thành phần cụ thể

Chương trình môn Vật lý có cấu trúc nội dung cũng như yêu cầu cần đạt về

cơ bản là giống nhau cho tất cả các vùng, miền Tuy vậy, trong quá trình thực hiệnnhững kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá đối tượng vật lý, giáo viên có thểchủ động tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm và thực hành một số nội dungmang sắc thái riêng của địa phương mình

Đối với các vùng còn khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị học tập, có thểthực hiện một số yêu cầu cần đạt ở mức độ đơn giản hơn Ví dụ, với yêu cầu cầnđạt: “Mô tả được/thực hiện được thí nghiệm minh họa hiện tượng cảm ứng điệntừ”, các trường không đủ điều kiện trang thiết bị học tập có thể chỉ thực hiện việc

mô tả mà không tiến hành thí nghiệm minh họa

Ở các trường THPT chương trình vật lý bao gồm các phần: cơ học, nhiệthọc, điện học, quang học và vật lý hạt nhân Mỗi phần, mỗi chương có đặc thùriêng về cả hiện tượng lẫn công thức nên phương pháp học từng phần cũng khácnhau Mặt khác, công thức nhiều và mỗi một phần lại có rất nhiều dạng bài tập,mỗi một dạng bài tập có thể có rất nhiều trường hợp xảy ra… Vì vậy học sinh vậndụng công thức máy móc (học vẹt) là không tránh khỏi

Với một huyện miền núi tôi nghĩ việc “Ứng dụng thử nghiệm mô hình giáo dục STEM trong dạy học và bài Lực đàn hồi Vật Lý 10” là mô hình hữu ích.

Mô hình giáo dục STEM dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụngcác kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn

đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể

Dưới góc độ giáo dục và vận dụng trong bối cảnh Việt Nam, giáo dụcSTEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương trình giáodục phổ thông, mặt khác giáo dục STEM nhằm:

– Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM choHS: Đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn họcKhoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Trong đó HS biết liên kết các kiếnthức

Trang 5

Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn Biết sử dụng, quản lí

và truy cập Công nghệ HS biết về quy trình thiết kế kĩ thuật và chế tạo ra các sảnphẩm

– Phát triển các năng lực chung cho HS: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho

HS những cơ hội, cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu củathế kỉ 21 Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩthuật, Toán học, HS sẽ được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học

– Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có nhữngkiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũngnhư cho nghề nghiệp trong tương lai của HS

1.2 Mục tiêu của đề tài

Giới thiệu, ứng dụng thành công mô hình giáo dục STEM vào giảng dạymôn Vật lý ở trường THPT huyện miền núi, qua đó rèn luyện kĩ năng, phát triểnnăng lực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh Từ đó, góp phần xâydựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt, đặc biệt là lao động trong lĩnhvực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước

1.3 Đối tượng của đề tài

Chương trình vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12 THPT

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu hệ thống chương trình vật lý 10, 11 và 12 theo mô hình STEM, tậptrung vào những bài có khả năng tiến hành thí nghiệm như: Sự rơi tự do, Lực đànhồi của lò xo, Lực ma sát, Cân bằng của một vật có trục quay cố định – Momenlực, các dạng cân bằng, Cơ năng, Phương trình trạng thái của khí lý tưởng, Xácđịnh hệ số căng bề mặt của chất lỏng, Phản xạ toàn phần, Tán sắc ánh sáng

1.5 Nhiệm vụ của đề tài

- Khái quát chung về STEM

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc triển khai giáo dục STEM

- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của mô hình giáo dục STEM trong dạy học

- Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông

- Định hướng xây dựng chủ đề/bài học STEM

- Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM

- Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn khi xây dựng và thực hiện chủ đề giáodục STEM

- Vận dụng cơ sở lý thuyết để thiết kế chủ đề dạy học và bài học “Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc” theo mô hình STEM

Trang 6

- Đưa ra một số phương pháp dạy học hiệu quả trong giáo dục STEM trên cơ

sở kết quả của đề tài

1.6 Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp lý thuyết, bài tập từ các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo

- Dựa trên thực tiễn dạy và học về bài vật lý có liên quan đến mô hình

STEM

- Điều tra, tổng hợp và xử lí số liệu, đánh giá kết quả thu được từ thực

nghiệm sư phạm

1.7 Giả thiết khoa học

Học xong chương trình học sinh làm được gì? Làm thế nào đổi mới đồng bộ

hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; đểtăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và gópphần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học?

Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bàihọc với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu

và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động Giáodục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thànhcác chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽgiúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài họcSTEM nêu ra

STEM là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; là quy trình sử dụng kiếnthức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; là công cụđược sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác

1.8 Những đóng góp của đề tài

- Về mặt lí luận: Đề tài đã góp phần giới thiệu về ứng dụng mô hình STEMtrong việc giải bài tập cũng như lựa chọn được một số dạng bài tập vận dụng từ dễđến khó, thông qua mỗi ví dụ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, củng cố, nắm vữngcác kiến thức vật lý hiểu rõ ý nghĩa của các đại lượng Vật lý

- Về mặt thực tiễn: Áp dụng mô hình STEM, thông qua tiến trình khoa học,học sinh có thể sử dụng các nghiên cứu khoa học để tự khám phá thế giới tự nhiên.Đây là một cách để đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi khoa học bằng cách quan sát

và thực hiện các thí nghiệm Tiến trình khoa học cung cấp cho học sinh cơ hộiđược thực hiện các hoạt động:

(1) Đặt câu hỏi về những gì học sinh muốn tìm hiểu thêm

(2) Dự đoán hoặc đưa ra giả thuyết trả lời câu hỏi

(3) Kiểm tra giả thuyết bằng cách lập kế hoạch và tiến hành các thí nghiệmhoặc quan sát

Trang 7

(4) Theo dõi và ghi lại những gì xảy ra

(5) Sử dụng thông tin thu được từ các quan sát/thí nghiệm và phân tích vàrút ra kết luận

(6) Chia sẻ và phổ biến kết quả

1.9 Tính mới của đề tài:

- Giới thiệu cho giáo viên một số vấn đề chung về giáo dục STEM tronggiáo dục phổ thông

- Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM trong chương trình giáodục phổ thông

- Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học các chủ đề STEMtheo định hướng phát triển năng lực

- Thực hành xây dựng, tổ chức thực hiện một số chủ đề giáo dục STEMtrong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông

- Giới thiệu quá trình triển khai xây dựng và dạy học chủ đề giáo dục STEMbài “Lực đàn hồi” ở vật lý lớp 10

Trang 8

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Cơ sở thực hiện đề tài

2.1.1 Cơ sở khoa học

2.1.1.1 Cơ sở lý luận

Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việcnâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế…

Để cạnh tranh trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, giáo dục và nghề nghiệpSTEM (Science Technology Engineering Maths) phải ưu tiên quốc gia Điều nàyđặt ra cho GD-ĐT sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực chất lượng cao đểđáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thựchiện Chỉ thị số 16/CT-TTG ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ V/v tăng

cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần “ thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo

ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong

đó cần tập trung vào cuộc thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông ”

Triển khai chương trình đào tạo ứng dụng mô hình giáo dục STEM là sự lựachọn tất yếu, phù hợp với đào tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh,đáp ứng nhu cầu xã hội Bên cạnh đó, năng lực phát triển chương trình đào tạo vàphương pháp giảng dạy cũng như nhận thức của giáo viên về mô hình giáo dụcSTEM được nâng cao

Việc ứng dụng mô hình giáo dục STEM là chủ trương lớn của nhà trường.Chủ trương này đã được Đảng ủy, BGH chỉ đạo một cách quyết liệt, các tổ bộ mônvào cuộc thực hiện một cách khẩn trương, căng cơ, có đầu tư cả về trí lực lẫn vậtlực và đã thu được một số thành tựu đáng kể Có thể xem đây là bước đột phátrong phát triển, nâng cao hiệu quả giáo dục của trường THPT Tương Dương 1

2.1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Năm học 2019 – 2020 Sở Giáo Dục Nghệ An tổ chức tập huấn cho giáo viênTHPT cốt cán nội dung: “Xây dựng và thực hiện chủ đề giáo dục STEM trongtrường trung học” Với tinh thần đó, trường chúng tôi đã bước đầu triển khai đếncác tổ, nhóm chuyên môn đưa giáo dục STEM vào giảng dạy

Tuy nhiên, đối với một trường THPT thuộc huyện nghèo miền núi, việc tiếpcận với giáo dục STEM đang còn nhiều khó khăn, bất cập

Trang 9

Trong SKKN này, tôi đề xuất tiến trình dạy học theo tài liệu “Định hướnggiáo dục STEM trong trường trung học” của Bộ GD&ĐT và vận dụng tiến trìnhdạy học đó để phù hợp với HS trường THPT miền núi.

2.1.2 Phân tích đánh giá tình hình thực tiễn

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạyhọc và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy họctrong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh trung học Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàngnăm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tìnhhuống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đềtích hợp dành cho giáo viên trung học” Đặc biệt, cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dànhcho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho học sinh phổthông đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực…

Trường THPT Tương Dương 1 đã 2 năm tham dự cuộc thi “Khoa học kĩ thuậtdành cho học sinh trung học” do Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức Cụ thể năm học

2017 – 2018 đạt giải 3 với dự án “Máy mài đa năng”, năm học 2019-2020 đạt giải

tư với dự án “Máy phát điện sử dụng kết hợp năng lượng Mặt Trời và năng lượngGió” Cuộc thi này bước đầu đã có những lan tỏa, tác động tích cực, làm chuyểnbiến trong dạy và học tại nhà trường

Các hoạt động giáo dục STEM trong trường THPT, nhất là các trường miềnnúi còn khá mới mẻ Có thể nhận thấy những hoạt động này hầu như chỉ xuất hiện

ở các cuộc thi Khoa Học Kỹ Thuật, các buổi ngoại khóa, thao giảng…mà chưa trởthành hoạt động thường xuyên, phổ biến và tự nguyện của GV phổ thông Bởi hiệnnay, về cơ bản giáo dục STEM mới chỉ là hoạt động ngoài lề, chưa được “chươngtrình hóa”; trình độ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có sự phối hợp tốtgiữa trường phổ thông với trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức,doanh nghiệp; kiểm tra, đánh giá còn là “rào cản” vì học sinh phải “thi gì, họcđấy”; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra

2.2 Khái niệm STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Côngnghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng

khi bàn đến các chính sách phát triển

về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và

Toán học của mỗi quốc gia Sự phát

triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ

thuật và Toán học được mô tả bởi chu

trình STEM (Hình 1), trong đó

Science là quy trình sáng tạo ra kiến

thức khoa học; Engineering là quy

trình sử dụng kiến thức khoa học để

thiết kế công nghệ mới nhằm giải

Trang 10

2.3 Giáo dục STEM

Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn đềthực tiễn ("công nghệ" hiện tại) cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếmlĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải phápgiải quyết vấn đề ("công nghệ" mới) Như vậy, mỗi bài học STEM sẽ đề cập vàgiao cho học sinh giải quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phảihuy động kiến thức đã có và tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng Quátrình đó đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo "Quy trình khoa học" (để chiếm lĩnhkiến thức mới) và "Quy trình kĩ thuật" để sử dụng kiến thức đó vào việc thiết kế vàthực hiện giải pháp ("công nghệ" mới) để giải quyết vấn đề Đây chính là sự tiếpcận liên môn trong giáo dục STEM, dù cho kiến thức mới mà học sinh cần phảihọc để sử dụng trong một bài học STEM cụ thể có thể chỉ thuộc một môn học Như vậy, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho họcsinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn,qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng vớinhững năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế –

xã hội

Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông như sau:

a) Dạy học các môn học theo phương thức giáo dục STEM

Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường Theo cáchnày, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình

Trang 11

dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn Các chủ đề, bài học, hoạt độngSTEM bám sát chương trình của các môn học thành phần Hình thức giáo dụcSTEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.

b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM

Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các ứng dụngkhoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống Qua đó, nhận biết được ý nghĩa củakhoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng caohứng thú học tập các môn học STEM Đây cũng là cách thức để thu hút sự quantâm của xã hội tới giáo dục STEM

Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia,hợp tác của các bên liên quan như trường trung học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,các trường đại học, doanh nghiệp

Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trườngtrung học với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp Theo cách này, sẽkết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học

và giáo dục nghề nghiệp

Các trường trung học có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câulạc bộ Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triểnkhai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM Đây làhoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh

c) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoahọc và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Hoạt động này khôngmang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thúvới các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thựctiễn

Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề phát triển hoạt độngsáng tạo khoa học kỹ thuật và triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổcuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học Bên cạnh đó, tham gia câulạc bộ STEM và nghiên cứu khoa học, kĩ thuật là cơ hội để học sinh thấy được sựphù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vựcSTEM

2.4 Tiến trình bài học STEM

Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đề cập đến một vấn

đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc cácmôn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó

Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật(Hình 2), trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" (background research) trongtiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung

Trang 12

kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giảiquyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáokhoa,

tài liệu bổ trợ, tiến hành

các thí nghiệm theo

chương trình học (nếu có)

dưới sự hướng dẫn của

giáo viên; vận dụng kiến

thức đã học để đề xuất, lựa

chọn giải pháp giải quyết

vấn đề; thực hành thiết

kế,chế tạo, thử nghiệm

mẫu; chia sẻ, thảo luận,

điều chỉnh thiết kế Thông

qua quá trình học tập đó,

học sinh được rèn luyện

nhiều kĩ năng để phát triển

phẩm chất, năng lực Tiến

trình bài học STEM tuân

theo quy trình kĩ thuật nêu

trên nhưng

Hình 2: Tiến trình bài học STEM

các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọmới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫnnhau Cụ thể là việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đềxuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm vàđánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bướckia Vì vậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựngvấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêuchí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựnggiải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành Tiêu chí của sảnphẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể

cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinhphải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cầnlàm

– Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.

– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện

tượng, sản phẩm, công nghệ

Trang 13

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội

dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặtcâu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ)

Trang 14

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương

tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm

vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian,địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ)

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sựhướng dẫn của giáo viên Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thôngthường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh Thay vào đó,học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sảnphẩm cần hoàn thành Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồngthời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tươngứng

– Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.

– Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp

nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội

dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giảipháp/thiết kế)

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu

đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thứcmới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân,nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS

đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệbản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có);

đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề Dưới sự trao đổi, góp ýcủa các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảođảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm

– Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế.

– Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và

hoàn thiện

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được

lựa chọn/hoàn thiện

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS

trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảoluận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết

kế mẫu thử nghiệm

Trang 15

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đãhoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm

và đánh giá Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế banđầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi

– Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.

– Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế;

thử nghiệm và điều chỉnh

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ

vật… đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/

thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp vàthử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đãhoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện

– Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.

– Nội dung: Trình bày và thảo luận.

– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ

vật đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo

– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và

sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video,dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưngbày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướngtiếp tục hoàn thiện

2.5 Ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào chủ đề “ Lực đàn hồi của lò xo– Chế tạo lực kế lò xo” thuộc chương trình Vật Lý 10 cơ bản.

Địa điểm tổ chức: Lớp học

Môn học phụ trách chính: Vật Lý

Trang 16

Bài 9 Lực đàn hồi (Vật Lý 6).

Bài 12 Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc (Vật Lý 10)

Kiến thức nền cần tìm hiểu của chủ đề:

- Lò xo là một vật đàn hồi Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụnglực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của nó

- Những đặc điểm của lực đàn hồi: Phương, chiều, điểm đặt

- Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỷ lệthuận với độ biến dạng của lò xo

- Trình bày được định luật Húc đối với lò xo

- Vận dụng kiến thức về lực đàn hồi của lò xo chế tạo được lực kế lò xo đơngiản

+ Kỹ năng: - Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo

- Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và khi bị nén

- Sử dụng được lực kế để đo lực, chỉ ra được các bộ phận chính của lực kế

- Làm việc nhóm: Thiết kế, lắp ráp được lực kế, thuyết trình, phản biện ý kiếnthảo luận

- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm

* Thái độ

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học

- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giảiquyết các nhiệm vụ được giao

- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp

- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và giữ gìn về sinh chung khi thựcnghiệm

*Về định hướng phát triển năng lực

– Năng lực thực nghiệm

Trang 17

– Năng lực giải quyết vấn đề (thiết kế và chế tạo lực kế một cách sáng tạo) – Năng lực giao tiếp và hợp tác (làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ họctập).

2.5.4 Thiết bị

- Các thiết bị dạy học: Giấy A0, bút lông, nam châm…

- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Lực kế lò xo đơngiản”:

Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường

Sản phẩm sử dụng được, cho kết quả chính xác cao

Thiết kế đẹp mắt, có tính thẩm mỹ

- Hs hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức lực đàn hồi của lò xo – định luật Húc

để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu để chếtạo và thử nghiệm

B Nội dung

- Nêu vấn đề: Phòng thí nghiệm thiếu lực kế Là trường THPT miền núi, điềukiện cơ sở vật chất, dụng cụ phòng thí nghiệm thực hành còn thiếu thốn, mua chiphí lại cao Tự làm lực kế lò xo đơn giản từ những vật liệu có sẵn ở miền núi vàthân thiện với môi trường như tre, gỗ để phục vụ cho nhu cầu học tập

- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về 1 số loại lực kế lò xo đơn giản để xác địnhđược kiến thức về lực đàn hồi được ứng dụng trong chế tạo lực kế lò xo

- GV giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo lực kế lò xo

- GV tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu và tự đề xuất các thông số phù hợp vớiyêu cầu đặt ra của sản phẩm: Lực kế lò xo

- GV và HS thống nhất các tiêu chí của sản phẩm dự án:

 Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường

 Sản phẩm sử dụng được, cho kết quả chính xác cao

 Thiết kế đẹp mắt, có tính thẩm mỹ

- GV hướng dẫn học sinh về tiến trình thực hiện dự án và yêu cầu học sinh ghi

nhận vào nhật kí học tập

Bước 1: Nhận nhiệm vụ

Ngày đăng: 28/03/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w