1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng wrfcmaq mô phỏng ô nhiễm bụi pm2 5 cho tp hcm, bình dương, đồng nai tháng 11, 122019

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng WRF/CMAQ Mô Phỏng Ô Nhiễm Bụi PM2.5 Cho TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai Tháng 11, 12/2019
Tác giả Đoàn Ngọc Danh, Phạm Thanh Sun
Người hướng dẫn PGS.TSKH. Bùi Tỏ Long, Nguyễn Châu Mỹ Duyền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Thể loại báo cáo đồ án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Tổng quan về bụi Thuật ngữ PM2.5 có thể được hiểu là một hỗn hợp các hạt rắn và các giọt chất lỏng lơ lửng, có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5µm.. POA có dạng hạt chất lỏng hoặc chất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-o0o - KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BỘ MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG WRF/CMAQ MÔ PHỎNG Ô NHIỄM BỤI PM2.5

CHO TP.HCM, BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI THÁNG 11, 12/2019

LỚP L01 - NHÓM 02 - HK 212 NGÀY NỘP 09/02/2022

Nguyễn Châu Mỹ Duyên

Đoàn Ngọc Danh 1912637 danh.doan1196320@hcmut.edu.vn

Phạm Thanh Sun 1914978 sun.pham2001@hcmut.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với những ai chọn tri thức làm “sự nghiệp” để sống và cống hiến đều phải trảiqua nhiều quá trình học tập lâu dài Trong đó đối với sinh viên ngành kỹ thuật không thểthiếu đồ án môn học Chúng tôi sinh viên khoa Môi Trường và Tài Nguyên - Trường đạihọc Bách Khoa Tp.HCM đang phải trải qua giai đoạn nhiệt huyết này

Đồ án môn học đã giúp chúng tôi có cái góc nhìn của người làm nghiên cứu, đóchính là sự say mê tìm hiểu và học hỏi với mục đích cuối cùng là giải quyết câu hỏi, bàitoàn rất thực tế nhưng không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận và giải đáp, cũng như nắm rõ

về cơ sở lý thuyết toán học và khai triển bằng mô hình toán học với sự trợ giúp excel,ArcGIS, CMNQ, WCT từ đó mô phỏng mức độ ô nhiêm và lan tỏa của bụi PM2.5 bằngbức hình chi tiết và trực quan Dưa ra câu trả lời rằng tại điểm đó, khu vực đó có ô nhiễmbụi không? Và ô nhiễm với nồng độ bao nhiêu, với mức thời gian khác nhau nó phát tánthế nào?

Khi chúng tôi hoàn thành báo cáo cho thầy PGS.TSKH Bùi Tá Long, chúng tôi rấthành phúc khi thành quả báo cáo cơ bản đáp ứng yêu cầu của thầy đưa ra Để trong 2tháng chạy thành công mô hình, chúng tôi được với sự giúp đỡ của rất nhiều người đặcbiệt là chị Nguyễn Châu Mỹ Duyên, giúp chúng tôi từ bươc đi đầu tơi khi kết thúc đồ ánnày Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Long, các anh chị và các bạn đã hỗtrợ và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi để hoàn thành đồ án môn học này

Tuy vậy, đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi hy vọng quý thầy

cô, anh chị và các bạn cho ý kiến đóng góp, sửa chữa để kiến thức trong đồ án này đượchoàn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

II PHẦN NỘI DUNG 5

1 Tổng quan về bụi 5

2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 6

3 Giới thiệu mô hình sử dụng 7

4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu/ Data and methods 8

4.1 Dữ liệu 9

4.2 Phương pháp nghiên cứu/ Methods 9

5 Kết quả/ Results 14

6 Giải pháp 18

6.1 Về kỹ thuật 18

6.2 Về quản lý 20

PHẦN KẾT LUẬN 22

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chi cục BVMT Tp Hồ Chí Minh – 2007 cho biết, có tới 98% hộ dân thành phố có

sở hữu xe máy Và tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trongnội thành Hà Nội (Nguồn: Sở TNMT&NĐ Hà Nội-2006) Phương tiện giao thông và cơgiới tăng nhanh dần đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng Đó cũngchính là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu(Hg, C, VOC, chì, …) Ngoài ra, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn,bụi đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép với mỗi lần đo đáng kể nhất là bụi PM 2.5 có nồng

độ 50µg/m3, trở thành quốc gia đang phát triển có mức độ ô nhiễm không khí nghiêmtrọng trên thế giới Chính những chất khí độc hại này là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễmmôi trường, đe dọa sự sống của toàn hệ sinh thái

Thực tế, ô nhiễm không khí đã và đang là một hiểm họa to lớn đối với sức khỏe củacon người Nó gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm trong đó có 600.000 ca tửvong là trẻ em (theo WHO) Chỉ riêng phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thìước tính ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu lên tới 2,9 nghìn tỷ

đô la mỗi năm (3,3% GDP toàn cầu) và gây ra một loạt các vấn đề môi trường nghiêmtrọng như sự biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng Ozone, mưa axit và

“hiệu ứng nhà kính”

Với đề tài là “Ứng dụng WRF/CMAQ mô phỏng ô nhiễm bụi PM2.5 cho TP.HCM,Bình Dương, Đồng Nai tháng 11, 12/2019”, nhóm chị Duyên dẫn dắt với góc nhìn củangười kỹ thuật, về chuyên ngành môi trường là giới thiệu tổng quan về loại bụi PM2.5,trình bày cơ sở lý thuyết mô hình WRF/CMAQ mô phỏng ô nhiễm và đưa ra kết quả môhình thể hiện nồng độ, liều lượng mức độ phát tán bụi PM2.5 giá trị được định lượngkhoảng nhỏ nhất và lớn nhất Để hiểu thôi thì không đủ mà còn phải biết để phòng tránh

và hạn chế vấn đề tiêu cực mà chất những chất độc ô nhiễm này, và đây là nội dung trọngtâm mà thành viên nhóm chị Duyên muốn đề cập tới thầy và người đọc

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bụi PM2.5

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

1 Tổng quan về bụi

Thuật ngữ PM2.5 có thể được hiểu là một hỗn hợp các hạt rắn và các giọt chất lỏng

lơ lửng, có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5µm Bụi mịn PM2.5 là sản phẩm thứ cấpđược sinh ra từ các hợp chất như Nitơ, Carbon và các hợp chất kim loại khác Chúngđược sinh từ các hoạt động đốt (như từ động cơ, phương tiện đi lại, hoạt động từ cácngành công nghiệp, và cháy) Các thành phần đóng góp

Thành phần vô cơ: Gồm các ion vô cơ Al3+, Ca2+, Cr2+, Fe2+, K+, Mg2+, Mn2+, Na+,

Pb2+, Si2+, Zn2+, Ni2+, Se2+, As2+, NO3-, SO42-, Cl-, Br-, NH4

Thành phần hữu cơ: Gồm POA và SOA

POA (Primary Organic Aerosol): Sol khí hữu cơ sơ cấp, POA có thể được tạo thành

từ các hỗn hợp cực kỳ phúc tạp của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các chấthữu cơ hòa tan trong nước (WSOC) từ quá trình đốt cháy sinh khối (đốt rơm, lá khô, giấy,cháy rừng,…) POA có dạng hạt chất lỏng hoặc chất rắn trong không khí (POA sinh học

có thể được tìm thấy dưới dạng phấn hoa, vi khuẩn, bào tử nấm và mảnh vụn thực vật).Một số thành phần của POA: Isopren, Monoterpen ( α-, β-Pinen), Sesquiterpenes (β-Caryophyllene) và Hydrocacbon (Toluen, m-Xylen, Pentadecan và Naphthalene)

SOA (Secondary Organic Aerosol): Sol khí hữu cơ thứ cấp, SOA có tiền thân làPOA, SOA là một phần của PM2.5 chất hữu cơ trong Aerosol xung quanh SOA đượchình thành trong quá trình phản ứng quang Oxygen hóa của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi(VOC) với Ozone (O3), gốc Hydroxyl (OH-) và Nitrate (NO3-) trong tầng đối lưu (quanghóa Isoprene 2-Metyl-1,3-Butadien C5H8) SOA có nguồn gốc sinh học (các quá trìnhthực vật) và nhân sinh (đốt sinh khối, đốt nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu xăng, hoạt độngsinh hoạt trong gia đình,…) SOA có dạng hạt chất lỏng hoặc chất rắn trong không khí.Một số thành phần hóa học của SOA: 2-Metylthreitol, 2-Metylerythriol, 2-Me-Thylglyceric Acid, Cis-acid Pionic, Acid Pinic, Acid 3-Hydroxyglutaric Bên cạnh đó còn

có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành SOA dạng hạt: nhiệt độ, nồng độ chất oxy

Trang 6

hóa, hàm lượng nước trong Sol khí và độ Acid của hạt (dữ liệu thí nghiệm trong buồng vàquan sát hiện trường cho thấy các chất ô nhiễm do con người gây ra như O3, NOx và SO2

có tác động đáng kể đến sự hình thành SOA sinh học và có thể đẩy nhanh quá trình oxyhóa VOCs sinh học)[1]

Tác hại bụi PM2.5 gây cản trở tầm nhìn, nhất là buổi sáng gây hiện tượng sương mùhay còn gọi chúng là Sol khí làm cản trở tầm nhìn, mất mĩ quan đô thị Về sức khỏe bụimịn PM2.5 xâm nhập vào cơ thể người thông qua hệ thống hô hấp khi con người hít thở,chúng có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoànmáu của người bệnh [2] gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệtvới các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch, thậm chí gây tử vong

2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Về địa hình: Về phía Nam nằm trong vùng trọng tâm Đông Nam bộ, giáp với đồngbằng sông Cửu Long, về phía Bắc giáp với Lâm Đồng và Bình Phước địa hình thành phốthấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc,xen kẽ có một số gò đồi, ngược lại vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam

Về hướng gió theo nhiều hướng khác nhau tùy theo mùa với hai hướng gió chủ yếu

là chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây Tây Nam và Bắc Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng

-6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,-6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trungbình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng

11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - ÐôngNam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản Tp.HCM thuộcvùng không có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão

số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ[3]

Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai là 3 khu vực đóng góp kinh

tế (GDP) nhiều nhất miền Nam, đi đầu cả nước về tốc độ đô thị hóa với mật độ dân sốcao, lượng phương tiện tham gia giao thông dày đặc cũng như số lượng lớn các khu công

Trang 7

nghiệp tập trung dẫn đến sự suy giảm chất lượng không khí xung quanh, trong đó đáng kể

là bụi PM2.5

Do đó, quan trắc và thành lập bản đồ phân bố bụi PM2.5 là nhiệm vụ cấp thiếtnhằm phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm bụi PM2.5

3 Giới thiệu mô hình sử dụng

WRF - The Weather Research and Forecasting Model

Hệ thống mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết là một hệ thống mô hình thời tiếtquy mô vừa, được nghiên cứu và phát triển với hai mục đích là nghiên cứu các hoạt độngdiễn ra tại khí quyển và mục đích dự báo về thời tiết Mô hình đặc trưng bởi lõi động lực(lõi phi thủy tĩnh WRF-NMM), hệ thống đồng hóa số liệu, cùng với các hệ điều hànhsong song khi thực hiện tính toán Quy mô mô phỏng trạng thái của khí quyển trong môhình WRF có phạm vi từ 10m đến hàng nghìn km Hệ thống máy chủ Tại Trung tâm Ứngdụng Vật lý Địa cầu, đã được thiết lập với mô hình WRF tối ưu nhất được công bố trêntrang chủ của hệ thống mô hình WRF Hiện tại AGPC đang chạy dự báo thời tiết hàngngày trên hệ thống máy chủ sử dụng mô hình WRF phiên bản 3.7[4]

Là một hệ thống dự báo thời tiết số trung bình thế hệ tiếp theo được thiết kế cho cảcác ứng dụng nghiên cứu khí quyển và dự báo hoạt động Nó có hai lõi động, một hệthống đồng hóa dữ liệu và một kiến trúc phần mềm hỗ trợ tính toán song song và khảnăng mở rộng hệ thống Mô hình này phục vụ một loạt các ứng dụng khí tượng trên phạm

vi từ hàng chục mét đến hàng nghìn km Nỗ lực phát triển WRF bắt đầu vào cuối nhữngnăm 1990 và là sự hợp tác hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia(NCAR), Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (đại diện là Trung tâm Dựbáo Môi trường Quốc gia (NCEP) và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hệ thống Trái đất ),Không quân Hoa Kỳ, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân, Đại học Oklahoma và CụcHàng không Liên bang (FAA) Đối với các nhà nghiên cứu, WRF có thể tạo ra các môphỏng dựa trên các điều kiện khí quyển thực tế (tức là từ các quan sát và phân tích) hoặccác điều kiện lý tưởng hóa WRF cung cấp dự báo hoạt động một nền tảng linh hoạt và

Trang 8

hiệu quả về mặt tính toán, đồng thời phản ánh những tiến bộ gần đây trong vật lý, số học

và đồng hóa dữ liệu do các nhà phát triển từ cộng đồng nghiên cứu mở rộng đóng góp.WRF hiện đang được sử dụng tại NCEP và các trung tâm khí tượng quốc gia khác cũngnhư trong các cấu hình dự báo thời gian thực tại các phòng thí nghiệm, trường đại học vàcác công ty

WRF có một cộng đồng lớn người dùng đã đăng ký trên toàn thế giới (tổng cộngtích lũy hơn 48.000 tại hơn 160 quốc gia) và NCAR cung cấp các hội thảo và hướng dẫnthường xuyên về nó Hệ thống WRF chứa hai bộ giải động, được gọi là lõi ARW(Advanced Research WRF) và lõi NMM (Nonhydrostatic Mesoscale Model) ARW đãđược phát triển một phần lớn và được duy trì bởi Phòng thí nghiệm Khí tượng họcMesoscale và Microscale của NCAR, và trang dành cho người dùng của nó là: TrangNgười dùng WRF-ARW Lõi NMM được phát triển bởi Trung tâm Quốc gia về Dự báoMôi trường (NCEP) và hiện đang được sử dụng trong hệ thống HWRF (Hurricane WRF)của họ[5]

CMAQ: The Community Multiscale Air Quality Modeling System

Hệ thống mô hình chất lượng không khí đa lớp một dự án phát triển nguồn mở đanghoạt động của EPA Hoa Kỳ bao gồm một bộ các chương trình để tiến hành mô phỏng môhình chất lượng không khí CMAQ kết hợp kiến thức hiện tại về khoa học khí quyển và

mô hình chất lượng không khí, kỹ thuật tính toán đa bộ xử lý và khuôn khổ mã nguồn mở

để cung cấp các ước tính nhanh, đúng kỹ thuật về ôzôn, các hạt, chất độc và sự lắng đọngaxit[6]

Hệ thống mô hình CMAQ sẽ tiến hành mô phỏng nhiều quá trình vật lý và hóa họcđược đánh giá là quan trọng cho sự hiểu biết về sự phân phối và biến đổi các chất khítrong khí quyển Hệ thống mô hình CMAQ sẽ chứa ba thành phần mô hình hóa chính: hệthống mô hình kiểm tra mô tả trạng thái và sự chuyển động của khí quyển, ác mô hìnhphát thải mô tả các nguồn thải tự nhiên và nhân tạo đưa chất gây ô nhiễm vào bầu khíquyển, hệ thống mô hình vận chuyển hóa chất mô tả sự vận chuyển và biến đổi của các

Trang 9

chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển Hệ thống mô hình CMAQ được phân phối và hỗtrợ thông qua Trung tâm CMAS.

4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu/ Data and methods

4.1 Dữ liệu

4.1.1.Dữ liệu khí tượng thực đo/ Measured meteorological data

4.1.2.Dữ liệu chất lượng không khí quan trắc/ Observed air quality data

Bộ dữ liệu quan trắc chất lượng không khí năm 2019 để đánh giá hiệu quả của môphỏng WRF/CMAQ được thu thập từ CEM HCMC [7] và CEM Bình Dương [8] Toàn bộquy trình quan trắc và kiểm soát chất lượng đều tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường ViệtNam (No.55/2014/QH13) [9], Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường Việt Nam(No.24/2017/TT-BTNMT) [10] và Thông tư quy định báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉthị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường (No.43/2015/TT-BTNMT) [11].Trong nghiên cứu này, nồng độ bụi PM2.5 được chuyển đổi từ nồng độ TSP quan sát sẵn cóthu thập tháng 12/2019 với thời điểm đo đạc lúc 07.00 được thu thập từ 16 điểm đo đạc tạitỉnh Bình Dương (gồm N, NT1, DT1, DT2, DT3, DT4, DT5, DT6, GT1, GT2, GT3, CN1,CN2, CN3, CN4, và CN5) cho 4 thời điểm quan sát lúc 02/12(trạm GT1, CN2); 03/12(trạmCN3, ĐT6); 04/12(trạm N, GT3); 05/12(,ĐT3, ĐT4); 06/12(trạm NT1, ĐT5), 10/12(trạmCN4, CN5); 11/12(trạm ĐT2, GT2) và 12/12(trạm ĐT1, CN1) Fig 2 và Table S1 thể hiện

sự phân bố, đặc điểm của các điểm quan trắc và thống kê mô tả về kết quả nồng độ PM2.5được chuyển đổi từ các mẫu TSP đo đạc tại các trạm đo đạc Từ 2016 – 2019, số lượng điểmquan trắc thủ công đã tăng lên và theo quy hoạch mạng lưới quan trắc của HCMC đến năm

2030 sẽ có 34 điểm thủ công, 20 điểm tự động cố định, và 1 điểm tự động đi động [12] Tuynhiên, cho đến năm 2019 thực trạng hoạt động quan sát bụi PM2.5 vẫn chưa được triển khaitại các điểm đo, hầu như chỉ là TSP và PM10 [12]

4.2 Phương pháp nghiên cứu/ Methods

Thiết lập mô hình WRF/CMAQ kết hợp/ The coupled WRF/CMAQ setup

Trang 10

Miền tính toán PM2.5 mô phỏng lồng nhau ba cấp D01, D02 và D03 được thiết lậptrong mô hình WRF/CMAQ, trong đó miền tính D01 có độ phân giải không gian xấp xỉ30,43 km × 30,43 km là miền tính lớn nhất, với 76 cột và 94 hàng, diện tích miền D01khoảng ~ 5,41 × 106 km2; miền tính D02 có độ phân giải không gian xấp xỉ 9,55 km ×9,55 km là miền tính thứ 2 lồng trong miền tính D01, với 55 cột và 3 hàng, diện tích miềnD02 khoảng ~ 2,11 × 105 km2 và miền tính D03 có độ phân giải không gian xấp xỉ 3,14

km × 3,14 km là miền tính nhỏ nhất lồng trong 02 miền tính D01 và D02, với 55 cột và 49hàng, diện tích miền D03 khoảng ~ 2,64 × 104 km2 Các thông số kỹ thuật của các miềntính toán D01, D02 và D03 được trình bày trong Table S2 bên dưới Miền tính D01 baophủ hết toàn bộ Việt Nam; miền tính D02 bao gồm hầu hết các tỉnh phía Nam, bao gồmcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, một phần các tỉnh Nam Trung Bộ vàTây Nguyên và miền tính D03 bao phủ toàn bộ HCMC cùng một phần các tỉnh giáp ranhBến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, LâmĐồng, Long An, Tây Ninh và Tiền Giang (Table S2), đây là các khu vực có thể có ảnhhưởng đáng kể nhất đối với khu vực nghiên cứu Các điều kiện biên của D02 và D03được xác định theo D01

Trang 11

Table S1 Thời gian lấy mẫu 16 trạm quan trắc Bình Dương

Trang 12

Figure 1 Các bước làm dữ liệu

Trang 13

Table S2 Miền không gian tính toán mô phỏng PM2.5 cho hệ thống mô hình kết hợp

WRF/CMAQ/

(Computing domain to simulate PM2.5 in HCMC for the coupled WRF/CMAQ model

system)

Thông số Miền tính D01 Miền tính D02 Miền tính D03

Phạm vi miền tính Toàn bộ Việt

Nam

Các tỉnh phíaNam Việt Nam

Tp HCM và các tỉnhphụ cận

Kích thước không gian

o; 106.953o)

Hệ tọa độ thiết lập Asia Lambert

ConformalConic

Asia LambertConformalConic

Conformal Conic

Loại miền tính thiết lập The nested

modellingdomain

modellingdomain

modelling domain

Trong nghiên cứu này, để thực hiện hiệu chỉnh kết quả mô phỏng ban đầu, phươngpháp đồng nhất dữ liệu (fusion data) giữa các kết quả quan trắc và các kết quả mô phỏngđược thực hiện [18], [19] Công thức Eq (1) ước lượng hai tham số hồi quy α và β phản

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Y. Zhong, J. Chen, Q. Zhao, N. Zhang, J. Feng, and Q. Fu, “Temporal trends of the concentration and sources of secondary organic aerosols in PM2.5 in Shanghai during 2012 and 2018,” Atmospheric Environment, vol. 261, Sep. 2021, doi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Temporal trends of the concentration and sources of secondary organic aerosols in PM2.5 in Shanghai during 2012 and 2018,” "Atmospheric Environment
[2] VINMEC, “Tìm hiểu bụi mịn pm 1.0 và pm2.5 trong không khí ô nhiễm,” https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-bui-min-pm-10-va-pm25-trong-khong-khi-o-nhiem/?link_type=related_posts, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu bụi mịn pm 1.0 và pm2.5 trong không khí ô nhiễm,” "https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-bui-min-pm-10-va-pm25-trong-khong-khi-o-nhiem/?link_type=related_posts
[3] Web Archive, “Thành phố Hồ Chí Minh,” https://web.archive.org/web/20090525034618/http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thieu/gioi_thieu_chung/tong_quan/xa_hoi/dia_ly_thu_muc/khi_hau_thoi_tiet?left_menu=1, Dec. 25, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Hồ Chí Minh,” "https://web.archive.org/web/20090525034618/"http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thieu/gioi_thieu_chung/tong_quan/"xa_hoi/dia_ly_thu_muc/khi_hau_thoi_tiet?left_menu=1
[4] Geophysics Center (AGPC), “Hệ thống mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết WRF,” http://www.igp-vast.vn/agpc/dichvu/pages/thoitiet/mo-hing-nghien-cu-du-bao-thoi-tiet-wrf.php, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết WRF,” "http://www.igp-vast.vn/agpc/dichvu/pages/thoitiet/mo-hing-nghien-cu-du-bao-thoi-tiet-wrf.php
[5] National Center for Atmospheric Research, “WEATHER RESEARCH AND FORECASTING MODEL,” https://www.mmm.ucar.edu/weather-research-and-forecasting-model, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WEATHER RESEARCH AND FORECASTING MODEL,” "https://www.mmm.ucar.edu/weather-research-and-forecasting-model
[6] EPA, “CMAQ: The Community Multiscale Air Quality Modeling System,” https://www.epa.gov/cmaq, Mar. 07, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CMAQ: The Community Multiscale Air Quality Modeling System,” "https://www.epa.gov/cmaq
[7] HCMC CEM, “Report on the current state of air environment in Ho Chi Minh city in 2018,” Ho Chi Minh City, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report on the current state of air environment in Ho Chi Minh city in 2018
[8] Binh Duong CEM, “Report on the current state of air environment in Binh Duong province in 2018,” Thu Dau Mot city, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report on the current state of air environment in Binh Duong province in 2018
[9] Vietnam NA, “Law on Environmental Protection.” The National Assembly, Ha Noi Capital, p. 73, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Law on Environmental Protection
[10] Vietnam MNRE, “Circular on Environmental Monitoring Techniques,” vol. 1. The Ministry of Natural Resources and Environment, Ha Noi Capital, Vietnam, p. 143, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circular on Environmental Monitoring Techniques
[11] Vietnam MNRE, “Circular on state of the Environment Report, Set of Environmental Indicators and Management of Environmental Monitoring Data.” The Ministry of Natural Resources and Environment, Ha Noi Capital, p. 52, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circular on state of the Environment Report, Set of Environmental Indicators and Management of Environmental Monitoring Data
[12] HCMC DNRE, “Current status of air quality in Ho Chi Minh City,” Ho Chi Minh City, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current status of air quality in Ho Chi Minh City
[13] HCMC Statistical Office, Ho Chi Minh City Statistical Yearbook 2018. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Statistical Office, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ho Chi Minh City Statistical Yearbook 2018
[14] GSO, “Completed results of the 2019 Vietnam population and housing census,” Ha Noi Capital, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Completed results of the 2019 Vietnam population and housing census
[16] C. Abbafati et al., “Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019,” The Lancet, vol. 396, no. 10258, pp. 1204–1222, 2020, doi: 10.1016/S0140- 6736(20)30925-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019,” "The Lancet
[17] X. Lin et al., “Global, regional, and national burden and trend of diabetes in 195 countries and territories: an analysis from 1990 to 2025,” Scientific Reports, vol. 10, no. 1, pp. 1– Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Global, regional, and national burden and trend of diabetes in 195 countriesand territories: an analysis from 1990 to 2025,” "Scientific Reports
[19] M. D. Friberg et al., “Method for Fusing Observational Data and Chemical Transport Model Simulations to Estimate Spatiotemporally Resolved Ambient Air Pollution,”Environmental Science and Technology, vol. 50, no. 7, pp. 3695–3705, 2016, doi:10.1021/acs.est.5b05134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Method for Fusing Observational Data and Chemical Transport Model Simulations to Estimate Spatiotemporally Resolved Ambient Air Pollution,” "Environmental Science and Technology

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w