Kỹ thuật xử lý chất thải rắn đề tài sản xuất giấy vệ sinh từ giấy tái chế

37 1 0
Kỹ thuật xử lý chất thải rắn đề tài sản xuất giấy vệ sinh từ giấy tái chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ---o0o--- BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG o0o BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT GIẤY VỆ SINH TỪ GIẤY TÁI CHẾ LỚP L01 - NHÓM 04 - HK 222 GVHD: ThS Dương Thị Thành Sinh viên thực hiện: STT Họ và tên MSSV 2011716 1 Trương Khải Nguyên 1914315 2015139 2 Nguyễn Huỳnh Nghĩa 2012629 2013107 3 Nguyễn Thị Kim Yến 2012833 2014137 4 Trần Sơn Ánh 5 Đoàn La Gia Hân 6 Phạm Đăng Duy 7 Lưu Đình Phú Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Dương Thị Thành đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua của môn học Những bài giảng của Cô không những mang đến cho em những kiến thức chuyên môn mà còn cả những kiến thức thực tiễn ngoài đời sống, giúp em có động lực hơn để học hỏi, tìm tòi nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho công việc sau này Một lần nữa em xin cảm ơn Cô, xin chúc Cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống Nhóm thực hiện 2 Mục lục 1 Tổng quan 5 1.1 Tái chế 5 1.2 Cơ sở pháp luật 5 1.3 Ưu điểm và nhược điểm 5 1.3.1 Ưu điểm 5 1.3.2 Nhược điểm 7 1.4 Tình hình ở Việt Nam 8 1.5 Mô hình tái chế giấy 9 2 Thu gom nguyên liệu đầu vào 9 2.1 Nguyên liệu 9 2.2 Tính chất 9 3 Quy trình tái chế 9 3.1 Thu gom giấy 10 3.2 Nghiền thành bột 11 3.3 Ngâm và khử trùng 12 3.4 Tách kim loại và phân loại bằng bộ phận tách kim loại 13 3.5 Tách lọc nhựa và nylon 14 3.6 Tách mực 15 3.7 Làm sạch bột 16 3.8 Sản xuất giấy 16 3.9 Dập hoa văn, cắt cuộn theo tiêu chuẩn gia công giấy 17 3.10 Thành phẩm được đóng gói trước khi thành phẩm 18 3.11 Hệ thống xử lý nước thải sau sản xuất 18 3.12 Cơ sở pháp luật thực hiện dự án tái chế 19 4 Mô hình kinh doanh 19 4.1 Đối tượng 19 4.1.1 Đối tượng phát thải 19 4.1.2 Đối tượng thu gom 20 4.2 Đánh giá định lượng số liệu 20 3 4.3 Phân tích thứ bậc 23 4.4 Tính toán 25 4.5 Cơ hội về nguồn vốn 30 4.5.1 Nguồn đầu tư từ đối tác hoặc khách hàng 30 4.5.2 Vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với lãi suất ưu đãi (hiện tại là 2,6% - 3,6%) 30 4.5.3 Vay tín dụng đầu tư dự án từ ngân hàng 30 4.5.4 Phát hành trái phiếu xanh 31 5 Kết luận và kiến nghị 35 5.1 Kết luận 35 5.2 Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 4 1 Tổng quan 1.1 Tái chế Là quá trình biến rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới đem lại lợi ích cho con người, giúp tiết kiệm vật liệu cũng như giảm việc phát thải Là chìa khóa thành công trong việc giảm thiểu chất thải và là thành phần trong mô hình phân loại rác hiện nay: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế 1.2 Cơ sở pháp luật Chấp hành theo điều Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Điều 72: Yêu cầu về quản lý chất thải rắn …hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế - Điều 141: Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường 1 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được quy định như sau: Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi… 2 Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm: Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải 1.3 Ưu điểm và nhược điểm 1.3.1 Ưu điểm Một là, bảo tồn rừng tự nhiên Lợi ích của giấy tái chế dễ nhận thấy nhất đó là giúp bảo tồn nguồn tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt của chúng ta Gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy, ngành công nghiệp giấy sử dụng rừng nguyên liệu để khai thác, tức là khi đốn hạ cây trong rừng lấy gỗ sản xuất giấy, ngành công nghiệp giấy đã trồng rừng thay thế 5 Tuy nhiên, khi nhu cầu về giấy tăng mạnh, nguồn rừng nguyên liệu không thể cung ứng kịp thì việc khai thác bắt đầu chuyển sang rừng tự nhiên và chúng miễn nhiên bị biến thành rừng sản xuất Việc khai thác gỗ lâu dần sẽ làm cạn kiệt rừng tự nhiên Kéo theo nhiều ảnh hưởng bất lợi đến tính đa dạng sinh học, môi trường sống của động, thực vật hoang dã và tính toàn vẹn của hệ thống sinh thái rừng tự nhiên Khi tái chế giấy, lượng gỗ phải chặt hạ để sản xuất bột giấy sẽ giảm kéo theo rất nhiều vấn đề được giải quyết từ chính lợi ích của giấy tái chế Hai là, giảm lượng khí thải CO2 Đây được coi là một trong những lợi ích bất ngờ của việc dùng giấy tái chế, bởi cây có khả năng hấp thụ CO2 Khả năng trữ CO2 của cây sẽ giúp giảm sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển Nếu lợi ích của giấy tái chế được phát huy, số lượng chặt hạ cây lấy gỗ để sản xuất giấy sẽ giảm, lượng CO2 trữ trong cây sẽ tăng Khi không tái chế, giấy sẽ trở thành rác bị chôn vùi trong các bãi rác thải, sau khi phân hủy sẽ tạo ra khí độc metan gây ảnh hưởng đến bầu khí quyển Tái chế giấy giúp giảm lượng giấy cần chôn lấp, từ đó giảm khí nhà kính thoát ra Ngoài ra, còn làm giảm ô nhiễm không khí và nước; đồng thời tiết kiệm diện tích đất lớn sử dụng vào việc chôn rác; cắt giảm sự phát sinh của các khí độc Ba là, giảm chất thải rắn Giảm thiểu trực tiếp chất thải rắn là một lợi ích của giấy tái chế nữa được đề cập đến Bạn có biết rằng một tờ giấy mới sau khi được sử dụng lần đầu có thể tái chế và tái sử dụng tới 6 lần Vậy thì tại sao chúng ta lại chôn lấp và vứt bỏ chúng một cách lãng phí Tái sử dụng giấy nhiều lần sẽ giúp giảm lượng chất thải rắn một cách đáng kể so với một tờ giấy chỉ sử dụng một lần Khi giảm được chất thải rắn, diện tích đất dùng chôn lấp giấy cũng giảm theo Bốn là, giảm nước thải, cải thiện chất lượng nước 6 Mọi ngành công nghiệp sản xuất đều có chất thải ra môi trường và ngành công nghiệp giấy cũng thải ra môi trường một lượng lớn khối lượng nước thải Và ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người Nếu tận dụng các sản phẩm giấy tái chế thì lợi ích của giấy tái chế được nhận thấy một cách rõ ràng Ngành công nghiệp sản xuất giấy cần rất nhiều nước trong quá trình sản xuất Khi nhu cầu sản xuất tăng mạnh thì sẽ cần tiêu tốn khá nhiều nước, gây lãng phí, nhất là thời kỳ hạn hán hoặc mùa màng khô kiệt Đồng thời cũng khiến lượng nước thải chứa độc tố thải ra môi trường nhiều hơn so với việc tái chế giấy Bốn là, tái chế góp phần tạo ra việc làm Để tăng thêm lợi ích mà nó mang lại cho môi trường , việc tái chế mở ra cơ hội việc làm Tái chế có nghĩa là nhiều nhà máy tái chế sẽ được thành lập, do đó, dẫn đến một chuỗi thu gom và giao hàng dài Tất cả những hoạt động này được thực hiện bởi con người, vì vậy điều này cũng sẽ kích hoạt bùng nổ các cơ hội 1.3.2 Nhược điểm Một là, chi phí vốn trả trước cao Việc tái chế không phải lúc nào cũng tiết kiệm chi phí Xây dựng một cơ sở tái chế chất thải mới cần rất nhiều vốn Các chi phí đi kèm bao gồm mua các loại phương tiện tiện ích khác nhau, nâng cấp đơn vị tái chế, xử lý chất thải, hóa chất và giáo dục người dân địa phương bằng cách bắt đầu các chương trình và hội thảo hữu ích Hai là, địa điểm tái chế luôn không hợp vệ sinh, không an toàn và không đẹp mắt Đến bất kỳ địa điểm tái chế rác thải nào, và hầu như bạn sẽ luôn vấp phải tình trạng không hợp vệ sinh, không lành mạnh và không đẹp mắt Các địa điểm, nơi mọi loại chất thải được chất thành đống, là cơ sở tốt cho việc hình thành các mảnh vụn và lây lan các bệnh truyền nhiễm Các hóa chất độc hại từ những chất thải này cũng có thể nguy hiểm Ngoài việc gây ra ô nhiễm lớn , toàn bộ quá trình tái chế còn gây ra những rủi ro về sức khỏe cho những cá nhân chuyên trách tái chế những sản phẩm thải này Ngoài ra, nếu các chất thải đó tiếp xúc với nước, nó sẽ dẫn đến việc hình thành nước rỉ rác và cuối cùng gây ô nhiễm các nguồn nước , chưa kể đến nước uống 7 Ba là, sản phẩm từ chất thải tái chế có thể không bền Chất lượng của các sản phẩm được sản xuất từ chất thải tái chế có thể không ngang bằng Những loại sản phẩm này hầu như luôn được làm từ phế liệu được thu gom từ hàng núi phế liệu khác đã được sử dụng quá mức Điều này làm cho các sản phẩm từ chất thải tái chế kém bền và giá thành thấp Ngoài ra, không có gì đảm bảo rằng các sản phẩm chất lượng cao sẽ thu được từ việc tái chế chất thải nếu nguyên liệu thô đầu vào có bản chất kém hơn Một số mặt hàng được đánh giá để tái chế cuối cùng sẽ bị đốt hoặc chôn lấp nếu chất lượng không đạt tiêu chuẩn Bốn là, việc tái chế không phổ biến trên quy mô lớn Mặc dù tái chế đóng một vai trò lớn hơn trong việc giảm tỷ lệ ô nhiễm , quy trình này vẫn chưa được chấp nhận và phát triển rộng rãi Thật không may, việc tái chế vẫn chỉ là một phần nhỏ của thành công lâu dài Việc tái chế chủ yếu phổ biến ở trường học và gia đình và chưa đạt được cột mốc quan trọng nào; ví dụ, nó đã không được sử dụng hoàn toàn trong các ngành công nghiệp địa phương hoặc tổng thể ở giai đoạn toàn cầu Việc bảo tồn cây xanh ở trường học không thể so sánh được với sự tàn phá hàng loạt của cây cối và sự cố tràn dầu xảy ra ở cấp độ công nghiệp Năm là, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và ô nhiễm Việc tái chế hàng tấn rác sẽ yêu cầu chất thải phải được vận chuyển, phân loại, làm sạch và xử lý trong các nhà máy riêng biệt, tất cả đều cần năng lượng và có thể tạo ra các sản phẩm phụ có thể gây ô nhiễm đất, không khí hoặc nước Ngay cả các phương tiện được sử dụng để nhặt các sản phẩm tái chế cũng sẽ làm tăng ô nhiễm không khí do thải ra các chất độc có trong không khí 1.4 Tình hình ở Việt Nam Giấy thu hồi có vai trò rất quan trọng là nguyên liệu không thể thay thế trong sản xuất giấy của Việt Nam Tỷ lệ sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất giấy các loại đạt tỷ lệ 87%, sử dụng trong sản xuất giấy bao bì đạt tỷ lệ 98% Hoạt động thu gom giấy thu hồi đã phát triển mạnh và đạt được tỷ lệ 43% Tuy nhiên tăng trưởng mạnh về sản xuất trong 2 năm 8 gần đây, đặc biệt là giấy bao bì dẫn đến tỷ lệ thu gom trong nước không theo kịp Kết hợp với đó là hoạt động thu gom mang tính tự phát, manh mún, lạc hậu nên chưa mang lại hiệu quả cao Từ đó thấy rằng, việc thu hồi và tái chế giấy ở Việt Nam còn mới mẻ và chưa được triển khai rộng rãi Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh tăng cao và tình trạng ô nhiễm môi trường Vì vậy, tái chế giấy vệ sinh trở thành giải pháp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường 1.5 Mô hình tái chế giấy Hình 1: Mô hình tái chế 2 Thu gom nguyên liệu đầu vào 3 Quy trình tái chế Thu hồi và tái chế giấy vệ sinh theo công nghệ Nhật Bản Giấy có thể tái chế sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ mang lại lợi ích kinh tế lớn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường 9 3.1 Thu gom giấy Thu gom giấy: Giấy loại sau khi được thu gom sẽ tập trung tại kho nguyên liệu chính Hình 2: Nguyên liệu chính  Sơ đồ sản xuất giấy vệ sinh từ rác thải giấy Hình 3: Quy trình sản xuất giấy vệ sinh từ giấy tái chế 10

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30