Phương pháp và mục đích nghiên cứu
• Xem xét các tài liệu lịch sử, hồ sơ quốc tế và nội địa để hiểu rõ về bối cảnh lịch sử của Việt Nam và Mỹ trong thời kỳ nghiên cứu
• Phân tích chiến lược chiến tranh mà Mỹ đã sử dụng trong quá trình xâm lược miền Nam Việt Nam, bao gồm chiến lược quân sự, kinh tế, chính trị, và tâm lý b Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu có thể bao gồm việc hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử và chính trị của chiến tranh Việt Nam, đồng thời phân tích cách Mỹ đã sử dụng các chiến lược và vũ khí để đạt được mục tiêu chính trị và quân sự của họ trong khu vực này.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Đường lối chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Chương 2: Bốn chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ và một số loại vũ khí, phương tiện chiến tranh
Chương 3: Liên hệ thực tiễn
ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Hoàn cảnh nước ta 1954 - 1975
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bền bỉ và anh dũng của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7 - 1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Thế nhưng, sau ngày Hiệp định được ký kết, đế quốc Mỹ đã gạt thực dân Pháp, trực tiếp viện trợ và giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng quân đội, hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH xuống Đông Nam Á, răn đe phong trào giải phóng dân tộc đang trên đà phát triển Đất nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước qua chặng đường dài 21 năm (1954 - 1975), với vô vàn gian khổ, hy sinh, khó khăn, phức tạp.
Đường lối chiến tranh của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ - một kẻ thù có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự đứng đầu phe chủ nghĩa đế quốc cùng với bè lũ tay sai, trên cơ sở đánh giá đúng bản chất, âm mưu và hành động của kẻ thù; đánh giá lực lượng so sánh đôi bên với quan điểm cách mạng và khoa học; bám sát diễn biến thực tế của tình hình chiến trường trong nước, khu vực và thế giới; vững tin vào lòng yêu nước và sức mạnh to lớn của nhân dân, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc Đường lối ấy của Đảng không ngừng được bổ sung, ngày càng hoàn chỉnh, là nhân tố quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đường lối chiến tranh nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các Đại hội, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị từ năm 1954 đến năm
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc, đế quốc Mỹ đã từng bước thực hiện âm mưu xâm lược nước ta Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương
6 khóa II (6 - 1954) Đảng ta đã xác định: Kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mỹ Về sách lược cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt Đến tháng 9 năm 1954, Nghị quyết của Bộ Chính trị về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung Trong điều kiện đó, Hội nghị Trung ương 7 khóa II (3 - 1955) và Trung ương 8 khóa II (8 - 1955) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ của cuộc chiến tranh: “Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”1
Tiếp đến Hội nghị Trung ương 13 khóa II (12 - 1957) của Đảng xác định đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”2
Cuối năm 1958 đầu năm 1959, Mỹ - Diệm tiến hành chính sách cai trị tàn bạo, phát xít hóa, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở miền Nam Thực tiễn đòi hỏi nhân dân miền Nam phải vùng lên đấu tranh với kẻ thù Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II tổ chức Hội nghị Trung ương 15 (1 - 1959) họp bàn về cách mạng miền Nam Nghị quyết phân tích rõ tính chất, mâu thuẫn trong xã hội miền Nam
Từ đó, xác định rõ lực lượng cách mạng, kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam; xác định phương pháp cách mạng và con đường mới; dự kiến về khả năng phát triển của tình hình, xây dựng mặt trận để tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai, khẳng định sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là yếu tố quyết định giành thắng lợi của cách mạng miền Nam Đại hội đại biểu lần thứ III (9 - 1960), của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh đất nước vẫn tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc quá độ lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến tới thống nhất đất nước Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng Việt Nam: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”3
Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước
Mục tiêu chiến lược: Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình, thống nhất Tổ quốc
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 11 (3 - 1965) và Hội nghị Trung ương 12 (12
- 1965) đã phân tích âm mưu, bản chất của đế quốc Mỹ, đã đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch, đi tới kết luận: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch không thay đổi lớn Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định quyết tâm và nhiệm vụ chung của cả nước lúc này là: Kiên quyết giữ vững thế chiến lược tiến công, động viên lực lượng cả nước, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ Tập trung lực lượng cả nước, kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên chiến trường chính là miền Nam Đối với chiến trường chính miền Nam, Nghị quyết xác định phương châm chiến lược là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời hết sức tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế Đối với miền Bắc, phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Phải tích cực đề phòng để đánh địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước Thực hiện chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh phá hoại Động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện đắc lực cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam
Trước những thất bại liên tiếp của địch trên chiến trường, Đảng ta chủ trương: Cùng với các mũi tiến công quân sự và chính trị, cần mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao, nhằm tố cáo, vạch trần thủ đoạn hòa bình kiểu lừa bịp của đế quốc Mỹ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (khóa III) (tháng 01 - 1967) quyết định triệt để tận dụng thời cơ, mở mặt trận ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nhằm đưa cuộc kháng chiến lên bước phát triển mới
Sau khi Hiệp định Pari được ký (1 - 1973), địch tiến hành nhiều hoạt động lấn chiến và phá hoại Hiệp định Trước tình hình đó, tháng 7 - 1973, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 21, khoá III họp và ra Nghị quyết lịch sử: "Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”; Hội nghị xác định: “con đường của cách mạng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, bất kể trong tình huống nào phải nắm vững thời cơ, giữ vững chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt”4
Hội nghị Bộ Chính trị (đợt 1) bàn về chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam
(10 - 1974), và Hội nghị Bộ Chính trị (đợt 2) (từ ngày 8 - 12 - 1974 đến ngày 7 - 1 -
1975), chỉ rõ: Nắm vững thời cơ lịch sử, mở nhiều chiến dịch tổng hợp liên tiếp, đánh những trận quyết định, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
Như vậy, đường lối chiến tranh nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các Hội nghị và Đại hội của Đảng từ năm 1954 đến năm 1975, đó là đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, và được tập trung trên những nội dung chủ yếu: Xác định mục đích, đối tượng, nhiệm vụ chiến tranh là đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc; về chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp hai miền Nam, Bắc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; và chủ trương tiến hành phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân với đặc trưng nổi bật kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi cuối cùng, cả nước hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội Đường lối chiến tranh độc đáo, sáng tạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và vận dụng sáng tạo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng với truyền thống và tinh hoa về nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của tổ tiên và những kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của các nước xã hội chủ nghĩa và của thế giới Đó cũng là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trong thế kỷ XX.
BỐN CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ, PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH
Chiến tranh đơn phương
Chiến tranh đơn phương diễn ra trong hoàn cảnh Pháp gặp thất bại, Mỹ trực tiếp can thiệp vào tình hình Việt Nam Vào tháng 7/11/1954, Mỹ cử tướng Cô – Lin chính thức sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam Thực tế, tướng Cô – Lin sang Việt Nam mang theo âm mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới Từ đó, chúng sẽ làm bàn đạp để tiến hành kế hoạch tấn công ra miền Bắc và đồng thời ngăn chặn làn sóng cách mạng đang diễn ra ở Đông Nam Á
Cố vấn Mỹ đến miền Nam Việt Nam để trực tiếp huấn luyện và chỉ huy quân đội Chính quyền Sài Gòn, tháng 10/1954
Cùng lúc đó, dựa vào thế lực của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài nhằm chống phá cách mạng nước ta một cách trắng trợn Vì thế, đến giữa năm 1954, Diệm đã lập ra đảng có tên là Cần Lao nhân vị làm đảng cầm quyền Tiếp đó, đến cuối năm 1954, tiếp tục thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu hoạt động đó là “chống cộng, đả thực, bài phong”
2.1.2 Âm mưu và thủ đoạn a Âm mưu
Chiến lược chiến tranh đơn phương được diễn ra từ năm 1954 cho đến năm 1960 với âm mưu đó là tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam.Tuy nhiên, âm mưu chính của cuộc chiến tranh này đó là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới Sau đó sẽ dùng nó để làm bàn đạp tiến công trực tiếp ra miền Bắc với mục đích ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN đang bùng nổ ở Đông Nam Á Do vậy, cuộc chiến này được diễn ra trong tình hình vô cùng bất lợi cho cách mạng Việt Nam b Thủ đoạn
Bắt đầu chiến lược chiến tranh đơn phương, Diệm đã ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” Kể từ đó, đến tháng 5/1959, Diệm ra đạo luật 10/59 và lê máy chém đi khắp miền Nam và giết hại hàng loạt người dân vô tội
Bên cạnh đó, với chiến lược này, chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa với mục đích lấy lại ruộng đất mà trước đó cách mạng đã giao cho nhân dân Chúng lấy lại ruột đất này nhằm phục vụ cho việc lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân ta đến mức tột cùng Từ đó, khiến cho nhân dân ta buộc phải tách hoàn toàn khỏi mối liên hệ với cách mạng, giúp chúng dễ dàng thực hiện chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam
2.1.3 Diễn biến của chiến lược
Chiến lược của chiến tranh đơn phương từ năm 1955 – 1960 được Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và thực hiện kế hoạch thành lập đoàn cố vấn quân sự Đoàn cố vấn này có nhiệm vụ đó là giúp Ngô Đình Diệm tiến hành cuộc “chiến tranh đơn phương” (hay còn gọi là “chiến tranh vành đai) của tổng thống Mỹ vô cùng tàn bào và độc ác
Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm cùng đại diện các nước thuộc khối Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) bàn kế hoạch thực hiện âm mưu xâm lược của Mỹ tại Sài Gòn, tháng 7/1955
Trong thời điểm đó, Trung ương ta vẫn chưa đưa ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh Vì vậy, cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào ta ở miền Nam vẫn chống chiến tranh đơn phương bằng hình thức đấu tranh chính trị và không dám dùng vũ trang để tự vệ Đứng trước tình hình đó, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong cảnh nghẹt thở Đồng thời, cách mạng miền Nam dần bị đẩy vào thế bế tắc chưa từng thấy
Trước tình hình chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam bắt đầu diễn ra, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị lúc bấy giờ đang hoạt động tại miền Nam đã nhận thấy rõ ngụy quyền miền Nam được Mỹ hỗ trợ Vì vậy, chúng điên cuồng đàn áp, tàn phá và xóa bỏ phong trào cách mạng miền Nam Do đó, mục tiêu chống cuộc chiến này lúc bấy giờ đó chính là “phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ – Diệm” Đó cũng chính là tư duy mới của đồng chí Lê Duẩn được đưa ra trong “Đề cương cách mạng miền Nam”
Tài liệu mà đồng chí Lê Duẩn đưa ra đã góp phần lớn soi sáng cho Đảng viên cũng như các bộ và nhân dân miền Nam con đường đấu tranh chống chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam Đồng thời, đồng chí Lê Duẩn còn xác định đây là con đường đấu tranh đầy gian khổ, ác liệt nhưng đóng góp không nhỏ trong việc nêu lên những luận điểm cơ bản để xây dựng đường lối cách mạng miền Nam Cụ thể đó là”Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”
Cùng với đó, để chống chiến tranh đơn phương của Mỹ – Diệm, Nghị quyết 15 đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của mọi tầng lớp quần chúng cách mạng Đặc biệt, nó đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh cách mạng của toàn dân, góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản và nhảy vọt cho phong trào cách mạng miền Nam nước ta trong suốt một thời gian từ năm 1959 – 1960 Trong đó, đỉnh cao phải kể đến phong trào Đồng khởi trong cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam.
Chiến tranh đặc biệt
Vào cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đã đề ra và thực hiện một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Đó là chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam Trong thời điểm đó thì trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, đe dọa đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
2.2.2 Âm mưu và thủ đoạn a Âm mưu Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của Mỹ Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của
Mỹ, đế nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta b Thủ đoạn
- Đề ra kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
- Tăng viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn
- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, sử dụng các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”
- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam
- Nhiều cuộc hành quân càn quét được mở ra nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển Tất cả để nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
2.2.3 Diễn biến của chiến lược
Phong trào “Đồng khởi” năm 1960 của quân và dân ta ở miền Nam giành thắng lợi to lớn đã đẩy chính quyền Ngụy Sài Gòn vào thế bế tắc nghiêm trọng Chiến lược
“Chiến tranh đơn phương” (chiến tranh một phía) của Aixenhao đến đây hoàn toàn phá sản
Sơ đồ tổ chức của phái đoàn Cố vấn viện trợ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Trước tình hình đó, ngày 20/11/1961, khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ Kennedy đã công bố học thuyết quân sự mới “Chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn thất bại ở miền Nam Việt Nam Mục đích là dùng lực lượng quân Ngụy do Mỹ trang bị và chỉ huy, tăng cường viện trợ tiền bạc, vũ khí, đồng thời Mỹ đã đưa 19.000 quân chiến đấu dưới tên gọi cố vấn quân sự sang Việt Nam Để thực hiện cuộc chiến tranh này, Mỹ - Diệm dùng nhiều thủ đoạn: dồn dân lập “ấp chiến lược”, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc chi viện, mở nhiều cuộc càn quét quy mô, tăng mạnh lực lượng chiến đấu của quân đội Ngụy, xây dựng lực lượng bình định nông thôn…
Mỹ và chính quyền Sài Gòn phá nhà dồn dân vào ấp chiến lược
Ngày 31/01/1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp ra Nghị quyết về “Những nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng Việt Nam” Bộ Chính trị nhận định: Thời kì tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua, thời kì khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu Do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt: chính trị và quân sự Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị nêu rõ:
“Ra sức xây dựng lực lượng ta cả về chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh chính trị ở đô thị”
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”, cuối tháng 01/1961 Trung ương Cục miền Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc) làm Bí thư Ngày 15/02/1961, tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam được hợp nhất thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trao cho Quân giải phóng quân kì mang dòng chữ “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng” Để chi viện cho cách mạng miền Nam, Đảng ta đã đề ra và thực hiện những quyết sách quan trọng Ngày 5/5, đoàn cán bộ quân sự gồm 500 người, hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu theo đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tiếp đó ngày 01/6, đoàn cán bộ quân sự thứ hai gồm 400 người do đồng chí Hoàng Văn Lâm (Nguyễn Văn Bửa), Lê Quốc San dẫn đầu vào tăng cường cho chiến trường miền Nam Tháng 6/1961, Quân ủy trung ương chỉ thị mở đường vận tải cơ giới nối đường 12 với đường số 9 (đường 129) Sau 2 tháng lao động khẩn trương, lực lượng công binh, bộ binh đã hoàn thành tuyến đường, kịp thời vận chuyển một số vũ khí và hàng quý vào chiến trường Ngày 23/10, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 vận tải quân sự đường biển chi viện cho cách mạng miền Nam
Trên chiến trường, để tăng cường sức mạnh quân sự và công tác chỉ huy, ta đã thành lập Bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 6, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 bộ đội chủ lực miền tại chiến khu Dương Minh Châu (Đông Nam Bộ)
Bằng 3 mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận, tiến công địch trên 3 vùng rừng núi, đồng bằng, đô thị, quân và dân ta ở miền Nam đã đẩy “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy vào thế lúng túng, bị động, giành nhiều thắng lợi to lớn Quân và dân ta đã tiến hành đấu tranh chính trị, vũ trang rộng khắp, vượt qua cuộc phản kích điên cuồng của địch Đánh địch 15.525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3 vạn tên địch, bắt hơn 3.200 tên, thu nhiều vũ khí Một số trận đánh cấp tiểu đoàn của Quân giải phóng đạt hiệu quả cao về tiêu diệt sinh lực địch ở quận lỵ Đắc Hà (Bắc thị xã KonTum), tỉnh lỵ Phước Vĩnh (nay thuộc tỉnh Bình Dương)… Song song với tiến công quân sự, 33,8 triệu lượt người đấu tranh chính trị trực diện với địch Phong trào công nhân có 1.500 cuộc đấu tranh, tập trung ở Sài Gòn - chợ Lớn Công tác binh vận, làm cho 14.500 binh sĩ của Diệm đảo ngũ Vùng giải phóng được giữ vững với hơn 1 vạn thôn, xã, gần 6 triệu dân; hơn 12.000 thanh niên các vùng giải phóng gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, hậu cần tại chỗ được tăng cường Kế hoạch nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, con át chủ bài của “chiến tranh đặc biệt” bị quân và dân miền Nam giáng cho những đòn nặng nề
Chi viện và cổ vũ quân dân miền Nam, miền Bắc - hậu phương lớn đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, các phong trào thi đua lớn ra đời: “Đại phong” (nông nghiệp),
“Duyên hải” (công nghiệp), “Ba nhất” (quân đội), “Bắc Lý” (giáo dục), “Thành công” (thủ công nghiệp).
Chiến tranh cục bộ
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã chuyển sang chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam này được thành lập để cứu vãn tình hình ở miền Nam Thời gian từ giữa 1965- 1968
2.3.2 Âm mưu và thủ đoạn a Âm mưu
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới Được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn Mục đích để nhằm tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường
Nhờ vào một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Mỹ đã nhanh chóng áp đảo về binh lực, hỏa lực quân ta, cố giành thắng lợi để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường Chúng đã đẩy quân dân ta về thế phòng ngự và buộc ta phải phân tán lực lượng, rút về biên giới, cho chiến tranh lụi tàn b Thủ đoạn
Liên tục đổ quân viễn chinh Mỹ và các phương tiện chiến tranh tân tiến, hiện đại vào miền Nam Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam đã lên tới hơn 50 vạn
Thực hiện tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và
1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”
Tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, để ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam Và đồng thời làm lung lay quyết tâm chống
Mỹ của nhân dân ta
2.3.3 Diễn biến của chiến lược
Sau thất bại tại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Nội dung của chiến lược này là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta; quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25
- 30 tháng (từ giữa 1965 đến 1967) Để thực hiện chiến lược này, chúng đã đưa vào miền Nam Việt Nam số lượng quân Mỹ lên đến hơn nửa triệu người, chưa kể quân đội một số nước chư hầu Đồng thời, chúng đẩy mạnh sử dụng không quân và hải quân mở nhằm đánh phá ác liệt với mưu đồ "Đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá", hòng ngăn chặn chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam
Trước tình hình leo thang chiến tranh của địch và những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Đảng họp các hội nghị lần thứ 11 (3-1965), lần thứ 12 (12-1965), trên cơ sở phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, Trung ương khẳng định sự thất bại không tránh khỏi của đế quốc Mỹ và hạ quyết tâm động viên lực lượng cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử, kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước Người khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" Trên chiến trường miền Nam, các phong trào "Dũng sĩ diệt Mỹ", "tìm
Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt", "Bám thắt lưng địch mà đánh", "Căng địch ra mà đánh, vây chúng lại mà diệt", dấy lên khắp các chiến trường và các địa phương miền Nam Tiêu biểu là chiến thắng mở đầu tại Vạn Tường (18-19/8/1965) Cụ thể là vào mờ sáng 18/8/1965, Mỹ huy động 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của dịch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay Vạn Tường đã mở đầu cao trào
"Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 -
1969), với 720.000 quân, trong đó có 220.000 quân Mỹ, địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng
Bước vào mùa khô thứ hai, với lực lượng được tăng lên hơn 980.000 quân, riêng quân Mỹ và quân đồng minh đã chiếm hơn 440.000 quân, Mỹ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt" và "bình định", lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi- ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta Tuy nhiên, Mỹ vẫn nhận lấy thất bại trong chiến dịch này Kết quả sau hai mùa khổ, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2200 xe tăng và xe bọc thép, hơn
3400 ô tô Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược" Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn đấu tranh đòi Mỹ rút về nước đòi tự do dân chủ Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên chiến trường quốc tế Có thể nói, các chiến công vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967) của Mỹ ở miền Nam và những chiến thắng khác đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược
Các nhân vật cấp cao của Mỹ và chính quyền Sài Gòn họp bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, ngày 19/04/1965
Trên hậu phương miền Bắc đã diễn ra sôi nổi các phong trào thi đua như: "Ba sẵn sàng" của thanh niên, "Ba đảm đang" của phụ nữ, "Tay búa, tay súng" của công nhân,
Việt Nam hóa chiến tranh
Việt Nam hóa chiến tranh là cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ nhằm xâm lược Việt Nam Được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai Đây là cuộc chiến tranh có lực lượng và quy mô vô cùng lớn, đầu tư về phương tiện chiến tranh, có tính ác liệt
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời bắt đầu do thất bại trong chiến tranh cục bộ Sau thất bại cuộc chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã bị khủng hoảng về tinh thần, tình hình chính trị, kinh tế suy yếu, nội bộ chia rẽ
Năm 1969 để cứu vãn tình hình đó, Tổng thống Mỹ Nixon sau nửa năm cầm quyền đã đề ra chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế Chiến lược này chính là một phần quan trọng trong chiến lược đó của Mỹ
2.4.2 Âm mưu và thủ đoạn a Âm mưu
Người Mỹ đã tiếp tục thực hiện chính sách tương tự với chiến lược “da vàng hóa chiến tranh”, dùng người Việt trị người Việt Nhằm bù đắp những tổn thất về lực lượng cũng như để giảm tối thiểu xương máu của người Mỹ trên chiến trường
Thực chất của cuộc chiến này chính là sự kết hợp của ba loại chiến tranh của mỹ là chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt Chiến lược này nhằm xoa dịu dư luận của người dân Mỹ và nhân dân thế giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược b Thủ đoạn
Mỹ đã tăng viện trợ cho quân Ngụy để cho quân Ngụy tự mình gánh vác chiến tranh
Mỹ đã tăng cường việc đầu tư thêm các kĩ thuật phát triển kinh tế miền Nam Nhằm tăng cường sức mạnh để bóc lột vừa giảm gánh nặng cho Mỹ
Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, do hậu cần Mỹ và do Mỹ chỉ huy Với chiến lược này quân Mỹ đã rút dần khỏi chiến tranh để giảm tổn thất về quân đội trên chiến trường Thêm vào đó là tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng quân đội người Việt Nam, sử dụng âm mưu người Việt đánh người Việt
Với thủ đoạn ngoại giao bắt tay câu kết với các nước xã hội chủ nghĩa để gây sức ép và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, Mỹ đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc nên đã thỏa thuận với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô để không cho các nước tăng viện trợ giúp đỡ Việt Nam
Mở rộng đánh cả ba nước Đông Dương, cả Campuchia (1970) và Lào (1971) mà lại sử dụng lực lượng chủ yếu là quân Ngụy Đó là việc sử dụng âm mưu dùng người Đông Dương đánh Đông Dương
2.4.3 Diễn biến của chiến lược
Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Giai đoạn này được dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm
1972 Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất với 3 bước chính như sau:
Bước 1 (1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng đông dân quan trọng, đồng thời sẽ xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát Ngoài ra, cũng rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên
Bước 2 (1970 – 1971): Giai đoạn này sẽ làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ, đồng thời rút phần lớn quân Mỹ về nước
Bước 3 (1971 – 1972): Lúc này sẽ bình định xong miền Nam Lúc này thì lực lượng vũ trang quân giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia Đồng thời quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Ngoài ra cũng sẽ rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước
Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, trang bị cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và không rơi vào tay cộng sản
Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh Củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2 quốc gia riêng biệt.
So sánh 4 chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ
Giống nhau - Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Đều cùng mục tiêu hướng đến là cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la của Mĩ
- Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều bị thất bại
- Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Đều cùng mục tiêu hướng đến là cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la của Mĩ
- Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều bị thất bại
Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh
- Về lực lượng tham chiến:
Chủ yếu là quân Ngụy
• - Về địa bàn diễn ra: Miền
- Về thủ đoạn cơ bản: Mĩ –
Diệm tiến hành các chiến dịch tố cộng diệt cộng, luật 10-
- Về lực lượng tham chiến: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn
- Về địa bàn diễn ra: Miền
- Về thủ đoạn cơ bản: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên
- Về lực lượng tham chiến: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ
- Về địa bàn diễn ra: Vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc
- Về thủ đoạn cơ bản:
Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định
- Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh
- Về lực lượng tham chiến: Chủ yếu là quân
Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước
- Về địa bàn diễn ra: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương
- Về thủ đoạn cơ bản:
Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, rút dần quân Mĩ để giảm xương máu cho người Mĩ thực
59, lê máy chém khắp miền Nam để tiêu diệt cộng sản thành quốc sách xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam
Bên cạnh đó, quân Mỹ cũng tăng cường bắn phá miền bắc Thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri hiện âm mưu “thay màu da đổi xác chết”
- Về tính chất ác liệt : Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
Một số loại vũ khí
2.6.1 Giới thiệu các loại vũ khí Mỹ dung trong chiến tranh tại Việt Nam a Trực thăng AH-64 Apache
Trớ trêu thay, vũ khí tốt nhất của Lục quân Mỹ là máy bay trực thăng AH-64 Apache (được sản xuất loạt và đưa vào trang bị từ 1982), nhưng do các cuộc xung đột mà quân đội Mỹ gần đây đã tham gia và có khả năng tham gia, không quân là yếu tố quyết định nhất
Máy bay trực thăng AH – 64 Apache( Hình ảnh mang tính minh họa) Được trang bị pháo 30mm, tên lửa Hellfire và các cảm biến tinh vi, Apache kết hợp tốc độ, hỏa lực và tầm bắn cho phép Lục quân tấn công kẻ thù từ xa, trước khi chúng tiến vào tầm hỏa lực của lực lượng mặt đất
Apache cũng hữu ích không kém trong việc săn lùng quân nổi dậy, hoặc tiêu diệt các phương tiện bọc thép của kẻ thù Trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, ngày 17/1/1991, tám chiếc AH-64A được bốn chiếc MH-53 Pave Low III dẫn đường đã phá hủy một phần mạng lưới radar của Iraq trong cuộc tấn công đầu tiên của chiến dịch, giúp các máy bay tấn công không bị phát hiện Trong cuộc chiến trên mặt đất kéo dài 100 giờ, tổng cộng 277 chiếc AH-64 đã tham gia, phá hủy 278 xe tăng, nhiều xe bọc thép và các phương tiện khác kỹ thuật khác của Iraq
Có lẽ rất quan trọng, Apache do Lục quân quản lý nên lực lương này không phải dựa vào hỗ trợ từ trên không của Không quân hoặc Hải quân Trực thăng tấn công không và sẽ không bao giờ có thể thay thế bộ binh trên mặt đất, nhưng các binh sĩ mặt đất đánh giá cao sự chi viện mà trực thăng tấn công có thể cung cấp
Apache có nhiều biến thể khác nhau, đã tham gia nhiều xung đột và chiến tranh như Panama, Vùng Vịnh, Kosovo, Afganistan và Iraq; hiện có trong trang bị quân đội
16 nước Việc sản xuất nó vẫn được Tập đoàn Boeing Defense, Space & Security tiếp tục; cho đến năm 2020, hơn 2.400 chiếc AH-64 đã được sản xuất b Xe tăng M-1 Abrams
M-1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba của Mỹ được Chrysler Defense (nay là General Dynamics Land Systems) thiết kế dùng cho chiến tranh hiện đại mặt đất, được trang bị động cơ tuabin đa năng, hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính hóa, lưu trữ đạn dược riêng biệt trong khoang riêng và thiết bị bảo vệ NBC để đảm bảo an toàn cho kíp xe; được đưa vào trang bị cho Quân đội Mỹ từ năm 1980
Xe tăng M – 1 Abrams ( Hình ảnh mang tính minh họa)
M-1 Abrams có phải là xe tăng tốt nhất thế giới hay không có thể phải bàn cãi, nhưng chắc chắn nó nằm trong số ít xe tăng tốt nhất thế giới
Với trọng lượng 60 tấn, M-1A2 được trang bị pháo Rheinmetall 120mm L/44, có vỏ thép chứa uranium nghèo với độ dày 90cm và tốc độ tối đa hơn 65km/h Abrams đã chọc thủng vỏ giáp xe tăng do Liên Xô sản xuất vào năm 1991 tại Iraq, và hoàn toàn có thể làm điều tương tự với xe tăng Type 99 tiên tiến của Trung Quốc
Rất ít tăng Abrams bị phá hủy trong chiến đấu mặc dù đã từng thử lửa trong chiến tranh Vùng Vịnh, Afganistan, Iraq, chống phiến quân IS và nội chiến ở Yemen Hiện nay, M-1 có trong trang bị quân đội 7 nước và 3 nước có khả năng sẽ là khách hàng tiếp theo trong tương lai gần
Có ba phiên bản Abrams hoạt động chính là M-1, M-1A1 và M-1A2, khác nhau về vũ khí, mức bảo vệ và thiết bị điện tử Các nội dung hiện đại hóa mở rộng đã được triển khai cho phiên bản M-1A2C và D mới nhất (Gói cải tiến hệ thống M-1A2 phiên bản 3 hoặc SEPv3 và M-1A2 SEPv4, tương ứng) như vỏ giáp composite cải tiến, thiết bị quang học tốt hơn, các hệ thống kỹ thuật số và đạn pháo
Quân đội Mỹ đã chọn phương án tiếp tục duy trì và vận hành M-1 trong tương lai gần bằng cách nâng cấp hệ thống quang học, vỏ giáp và cải thiện hỏa lực c Pháo tự hành M-109A6 Paladin
Các pháo tự hành mạnh của Quân đội Mỹ đã không tham gia các cuộc chiến nhỏ gần đây của nước này, tuy nhiên, chúng vẫn là vũ khí rất mạnh M-109 là pháo hạm tự hành cỡ nòng 155mm của Mỹ, được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1960 để thay thế pháo M-44
Paladin M-109 có thể bắn đến cự ly đến 32km khi sử dụng động cơ bỗ trợ Nó cũng có thể bắn đạn chính xác Excalibur được điều khiển bằng GPS hoặc laser Dòng M-109 là vũ khí yểm trợ hỏa lực gián tiếp phổ biến nhất của phương Tây gồm các lữ đoàn cơ động của các sư đoàn bộ binh và cơ giới
M-109 đã được nâng cấp một số lần, gần đây nhất là M-109A7 M-109A6 ("Paladin") sẽ vẫn là pháo tự hành chính cho Mỹ trong tương lai gần cho đến khi M-
1299 mới được đưa vào sử dụng
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu sử dụng M-109 Paladin bắn các tên lửa siêu thanh (HyperVelocity Projectiles - HVP, có khả năng bắn xa đến 93km từ một khẩu pháo thường) để phòng thủ tên lửa đạn đạo, vì các tên lửa đánh chặn truyền thống đắt tiền và trong phòng thủ tên lửa, dùng pháo để phòng thủ điểm có chi phí thấp hơn nhiều d Tên lửa chống tăng TOW
Nga (hay Liên Xô) dường như là vua của các tên lửa chống tăng, và điều này cũng phản phản ánh việc bán vũ khí, cũng như sự đe dọa của vỏ giáp do phương Tây thiết kế đối với Nga và các khách hàng của nước này Vì vậy, tên lửa chống tăng của Quân đội
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Ý nghĩa thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ giải phóng đất nước
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh Đó cũng là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta (1954 - 1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, so sánh thế và lực giữa ta và địch, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đề ra đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo và tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với điều kiện cụ thể và sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
Chủ trương đúng đắn đó của Đảng đã tạo ra “làn gió mới”, khí thế mới, trở thành động lực thúc đẩy cách mạng miền Nam vững bước tiến lên Mở đầu là phong trào Đồng khởi vào cuối năm 1959, sau đó nhanh chóng phát triển thành cao trào Đồng khởi trên khắp miền Nam Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã tạo bước ngoặt, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Đây là sự mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất độc đáo, sáng tạo; đồng thời, là cơ sở để Đảng ta tiếp tục phát triển chiến tranh toàn dân, toàn diện và đánh bại các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của đế quốc Mỹ, “đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết (27/1/1973), quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam (29/3/1973), cục diện chiến trường chuyển biến có lợi cho ta Nắm vững thời cơ chiến lược được mở ra sau gần hai mươi năm chiến đấu, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (khóa III) họp 2 đợt (đợt I từ ngày 19/6 - 6/7/1973, đợt II từ ngày 1/10 - 4/10/1973) đã khẳng định và củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong thời gian sớm nhất Năm 1974, quân và dân ta mở các cuộc tiến công tạo thế trên khắp các chiến trường miền Nam, làm cho đối phương bị động, đối phó Sau chiến thắng Thượng Đức, Đồng Xoài, nhất là thắng lợi của chiến dịch Đường 14 - Phước Long, đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng hạ quyết tâm, thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 và
1976), đồng thời có phương án nếu thời cơ xuất hiện thì giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, thậm chí trước mùa mưa năm 1975
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao Nhân tố bảo đảm cho sự phát triển không ngừng của chiến tranh nhân dân đó là lực lượng vũ trang nhân dân, gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng vững mạnh, bố trí rộng khắp; trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch, thực hiện tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn Nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, chúng ta đã từng bước chuyển hóa cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ Nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân còn được thể hiện ở chỗ đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt, làm cho địch không thể lường được các hướng, mũi, lực lượng và sức mạnh tiến công của ta Đó là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Đảng ta đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, trong các chiến dịch Kế thừa kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị được tiến hành từ khi quân đội ta mới thành lập và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác Đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được phát triển lên một bước mới, phong phú về nhiều mặt, thực sự là “linh hồn, mạch sống” của quân đội ta Căn cứ vào tình hình thực tế trên chiến trường, công tác Đảng, công tác chính trị đã tập trung xây dựng quyết tâm chiến đấu, làm cho toàn quân nhất trí cao với đường lối, chủ trương của Đảng, cả về mục tiêu chiến lược, thời cơ chiến lược, phương châm chỉ đạo chiến lược, phương thức tác chiến để giành thắng lợi Chủ động chỉ đạo làm tốt chức năng “đội quân công tác” ở vùng mới giải phóng, phát huy vai trò của lực lượng vũ trang địa phương, nhân dân trên địa bàn tác chiến chiến dịch Công tác Đảng, công tác chính trị đã trực tiếp định hướng tư tưởng bộ đội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt ở miền Bắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của đồng bào miền Nam “thành đồng Tổ quốc” Qua đó, tạo động lực chính trị - tinh thần to lớn cho đồng bào và chiến sỹ cả nước trong cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù xâm lược Hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị còn góp phần xây dựng cho cán bộ, chiến sỹ phương pháp tư duy quân sự cách mạng, khoa học; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí; giữa chính trị và quân sự; giữa dân chủ, kỷ luật và đoàn kết
Về công tác tổ chức, xây dựng Đảng, đã tập trung xây dựng “Chi bộ 4 tốt” kết hợp với xây dựng các trung đoàn, sư đoàn vững mạnh; tăng cường rèn luyện đảng viên gắn với rèn luyện cán bộ; duy trì nghiêm các nền nếp sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức đảng trong điều kiện chiến tranh; thường xuyên chăm lo bảo đảm chính sách đối với bộ đội và hậu phương quân đội Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp được kiện toàn, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực nên có sự phát triển nhanh chóng và khẳng định vai trò quan trọng trong thực tiễn chiến đấu Đặc biệt, Đảng ta hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược có đủ “tâm”, đủ “tầm” và kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến Hình ảnh những vị tư lệnh, chính ủy các binh đoàn chủ lực mẫu mực, xông xáo, quyết đoán, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc mãi mãi để chúng ta tôn vinh và học tập
Hoạt động hiệu quả của công tác Đảng, công tác chính trị cùng với các mặt công tác khác đã thực sự làm cho đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng đi vào thực tiễn chiến đấu của quân và dân ta, tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn, nhất là trong những thời điểm bước ngoặt, có tính quyết định Đại thắng mùa Xuân 1975 là thành quả vĩ đại của nhân dân ta, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh Với đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, Đảng ta đã huy động được cao nhất sức mạnh của cả nước, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị - tinh thần, sức mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước ngàn năm văn hiến cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược lâu dài, cam go, quyết liệt Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng, Đảng ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô, Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta; đặc biệt là sự đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia Sự ủng hộ to lớn cả vật chất và tinh thần của cộng đồng quốc tế là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng ta
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh mặt thuận lợi, vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn rất gay gắt, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố và các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống có chiều hướng gia tăng, tạo ra thách thức với nhiều quốc gia Ở trong nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực sau 30 năm đổi mới; tiềm lực mọi mặt của đất nước được tăng cường, uy tín, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức Các thế lực thù địch vẫn đang đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn lâu dài, không ít khó khăn Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất nặng nề, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến lược này, chúng ta phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt Để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh” như tâm nguyện của Bác Hồ, toàn Đảng phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng; cán bộ của Đảng phải thực sự là công bộc của dân, quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân; khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng,
“lợi ích nhóm”, mất đoàn kết nội bộ Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Quân đội nhân dân với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc, nhân dân, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” quân đội cần chủ động nắm chắc tình hình, dự báo chính xác xu hướng phát triển, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh của đất nước; trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, đối ngoại để tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc và có đối sách, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, góp phần tạo môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước Là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, quân đội phải tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, tô thắm thêm truyền thống phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” Để làm được điều đó, phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; tập trung xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao; kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trong đó, trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ và các phương án, kế hoạch phòng thủ đất nước Thường xuyên chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ
Lịch sử ra đời và phát triển của Đảng ta cho thấy, càng trong những thời điểm khó khăn, phức tạp thì bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, năng lực lãnh đạo của Đảng càng được khẳng định Chúng ta tin tưởng rằng, bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong Đại thắng mùa Xuân 1975, cũng như toàn bộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước sẽ tiếp tục được phát huy trong tình hình mới.
Liên hệ bản thân
3.2.1 Trách nhiệm của sinh viên trong học tập
Trách nhiệm của mỗi sinh viên chính là trách nhiệm trong học tập Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý nghĩa hơn Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức
Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt
Hãy sống có trách nhiệm với chính cuộc đời các em, đừng bao giờ để chính bản thân mình chịu hậu quả vì sự buông thả, vô trách nhiệm của mình Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, các em sẽ mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống
3.2.2 Trách nhiệm với những người thân quanh ta
Chúng ta có rất nhiều mối quan hệ, đó là quan hệ với cha mẹ, những người đã tạo ra hình hài và dạy dỗ ta nên người; thầy cô, từng nét chữ, từng phép tính cộng trừ, bao tri thức khoa học của nhân loại đến với ta hàng ngày từ sự tận tâm của những người thầy; bạn bè, chia sẻ niềm tin, khát vọng, mơ ước để cùng tiến bộ
Mọi người đều nhìn chúng ta với biết bao niềm tin yêu và ước vọng Tin ở sự vươn lên hàng giờ hàng ngày, ước vọng thành đạt Tin nên dõi theo từng bước chân, ước vọng thành nhân Chúng ta phải có trách nhiệm với những mối quan hệ đó, gìn giữ và bảo vệ Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân
Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình Vì thế nên đối với gia đình, chúng ta phải rèn luyện cho mình thật sự ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình
Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình
3.2.3 Trách nhiệm với việc mình làm, những gì mình nói, với từng hành vi
Với công việc các em đừng làm qua loa, đừng làm chỉ để làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn Đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng
Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, ta dễ cảm thấy an lòng hay trăn trở về một lời nói của một ai đó, tất khó để có thể quên được Nếu chúng ta không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu Vậy nên, trước khi nói, các bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình
Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc
Tóm lại, trong quá trình tìm hiểu về cuộc Chiến tranh Việt Nam, có bốn chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã áp dụng để thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của họ Đầu tiên, chiến lược "Rolling Thunder" tập trung vào các cuộc không kích và ném bom nhằm tiêu diệt năng lực quân sự và kinh tế của Bắc Việt Nam Thứ hai, chiến lược "Search and Destroy" tập trung vào việc tìm kiếm và tiêu diệt các đối tượng quân sự của Việt Cộng trong miền Nam
Ngoài ra, chiến lược "Strategic Hamlet" nhằm kiểm soát dân cư bằng cách chuyển động họ vào các khu dân cư kiểm soát được, nhằm cản trở sự hỗ trợ và tăng cường cho lực lượng du kích Cuối cùng, chiến lược "Phoenix Program" tập trung vào các hoạt động tình báo và ám sát để triệt hạ cấp lãnh đạo và cản trở mạng lưới hỗ trợ của Việt Cộng Để thực hiện những chiến lược này, Mỹ sử dụng một loạt vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, bao gồm máy bay ném bom, trực thăng, vũ trang hạng nặng như súng máy, tên lửa, và cả chất độc hại như da cam Những chiến lược và vũ khí này đã góp phần làm gia tăng cảm giác chống đối và đau khổ trong cộng đồng dân cư, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực lâu dài cho phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, do còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo, thời gian nghiên cứu đề tài khá ngắn cùng với kiến thức, hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, em hy vọng nhận được những nhận xét, góp ý để bài tiểu luận ngày một hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!