1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc dao huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

87 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Kế Bền Vững Cho Hộ Dân Tộc Dao Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Đặng Chiều Phụng
Người hướng dẫn TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG CHIỀU PHỤNG SINH KẾ BỀN VỮNG CHO HỘ DÂN TỘC DAO HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trang 2 ĐẠ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG CHIỀU PHỤNG

SINH KẾ BỀN VỮNG CHO HỘ DÂN TỘC DAO

HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG CHIỀU PHỤNG

SINH KẾ BỀN VỮNG CHO HỘ DÂN TỘC DAO

HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển nông thôn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Lệ Thị Bích Hồng

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa

hề được công bố hoặc sử dụng

Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

Thái Nguyên, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Đặng Chiều Phụng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều

cơ quan, tổ chức và cá nhân Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Trần Lệ Thị Bích Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc và các xã, các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy, cô, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những

lý do chủ quan và khách quan cho nên luận văn c ũ n g không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Đặng Chiều Phụng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững cho hộ dân tộc thiểu số 4

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Khái niệm về hộ dân tộc thiểu số 7

1.1.3 Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc thiểu số 8

1.1.4 Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số 9

1.1.5 Kết quả sinh kế của hộ dân tộc thiểu số 10

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc 11

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 14

1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 18

1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 19

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

Trang 6

2.1.2 Các nguồn tài nguyên của huyện Bảo Lạc 22

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 27

2.1.4 Cơ sở hạ tầng của huyện 31

2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho sinh kế hộ dân tộc Dao tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 32

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu 33

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 33

2.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu 34

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 35

2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 35

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 36

2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu về đặc điểm tự nhiên, KTXH 36

2.4.2 Các chỉ số thể hiện kết quả phát triển sinh kế 37

2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động phát triển sinh kế 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 39

3.1 Khái quát chung về hộ dân tộc Dao và nguồn kinh phí hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Dao tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 39

3.1.1 Tình trạng dân cư của dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 39

3.1.2 Thực trạng kinh phí hỗ trợ sinh kế các hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 40

3.2 Thực trạng nguồn lực sinh kế của các hộ dân tộc Dao tại nhóm hộ điều tra 42

3.2.1 Nguồn lực con người 44

3.2.2 Nguồn vốn tự nhiên của hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc 46

3.2.3 Nguồn vốn vật chất của hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc 48

3.2.4 Nguồn vốn tài chính của hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc 50

3.2.5 Nguồn lực xã hội của hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo lạc 51

Trang 7

3.3 Thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ dân tộc Dao tại điểm nghiên cứu 52

3.3.1 Tổng thu từ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc 52

3.3.2 Đầu tư cho chi phí sản xuất của các hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc 54

3.3.3 Kết quả sản xuất của hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc 56

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân tộc Dao tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 57

3.4.1 Chính sách của Nhà nước 57

3.4.2 Đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo 58

3.4.3 Vai trò của cấp huyện, cấp xã trong công tác giảm nghèo 58

3.5 Một số giải pháp sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng 60

3.5.1 Quan điểm, phương hướng 60

3.5.2 Giải pháp sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 67

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT : An toàn giao thông CNH - HĐH : Công nghệ hóa - Hiện đại hóa CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ĐBDT : Đồng bào dân tộc

DTTS : Dân tộc thiểu số GTSX : Giá trị sản xuất

KT- XH : Kinh tế - xã hội MTQG : Mục tiêu quốc gia SKBV : Sinh kế bền vững XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình phân bố sử dụng đất đai huyện Bảo Lạc giai đoạn

(2020-2022) 24

Bảng 2.2 Tình hình biến động giá trị sản xuất ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 27

Bảng 2.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 29

Bảng 3.1 Thực trạng dân cư và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Dao huyện Bảo lạc năm 2022 39

Bảng 3.2 Thực trạng hỗ trợ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 41

Bảng 3.3 Thông tin cơ bản của chủ hộ dân tộc Dao được điều tra 43

Bảng 3.4 Độ tuổi lao động của các hộ điều tra 44

Bảng 3.5 Tình trạng sức khỏe và Bảo hiểm y tế 45

Bảng 3.6 Nguồn gốc đất ở và đất canh tác 46

Bảng 3.7 Nguồn nước và lượng nước tưới tiêu 47

Bảng 3.8 Diện tích đất và tình trạng nhà ở 48

Bảng 3.9 Tài sản sinh hoạt trong gia đình 49

Bảng 3.10 Các nguồn vay vốn của hộ dân tộc Dao 50

Bảng 3.11 Sự tham gia của hộ dân tộc Dao vào các tổ chức đoàn thể tại địa phương 51

Bảng 3.12 Kết quả thu từ sản xuất Nông - Lâm nghiệp ở hộ điều tra năm 2022 52

Bảng 3.13 Cơ cấu CPSX nông - lâm nghiệp của hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc 55

Bảng 3.14 Thu nhập từ sản xuất Nông - Lâm nghiệp ở hộ điều tra năm 2022 56

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Đặng Chiều Phụng

1.2 Tên đề tài: Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

1.3 Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.16

1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Lệ Thị Bích Hồng

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Lý do chọn đề tài

Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào Dao còn ở mức rất cao, tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của 26 xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Dao sinh sống là trên 54%; đặc biệt có 4 xóm có tỷ lệ hộ nghèo 100% (xóm Lũng Vài, xã Đình Phùng; xóm Lũng Pành, xóm Cốc sì xã Huy Giáp; xóm Nà Khuổi xã Sơn Lộ); có 5 xóm tỷ lệ hộ nghèo từ 70 - 85% (xóm Bản Chồi xã Đình Phùng 85%; xã Huy Giáp có 3 xóm Nặm Cốp: 71%, xóm Lũng Pán: 75%, xóm Lũng Lài: 77%; xóm Bản Khuông xã Sơn Lộ: 78,38%); có 13/47 xóm có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Dao nghèo 100% (UBND tỉnh Cao Bằng năm 2021)

Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng” làm luận văn thạc sĩ

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế cho đồng bào dân tộc

- Đánh giá thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2022

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Trang 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương phápthu thập thông tin (thu thập thông tin thứ cấp; thu thập thông tin sơ cấp); Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin (phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống

kê so sánh)

2.4 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Hiện nay theo thống kê trên toàn tỉnh Cao Bằng có 228 xóm có dân tộc Dao sinh sống, trong đó huyện Bảo Lạc có đến 82 xã có dân tộc Dao sinh sống Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Dao trên toàn tỉnh Cao Bằng chiếm 80%, tại huyện Bảo Lạc là 85,52% Trong đó các xã có dân tộc Dao sinh sống nhiều nhất là 3 xã Đình phùng; Phân Thanh và Thượng Hà Tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã này chiếm tỷ lệ cao ( xã Đình Phùng và xã Phân Thanh là 90%; xã Thượng

Hà chiếm 80%)

Tổng nguồn kinh phí huyện Bảo Lạc nhận được ở giai đoạn 2020-2022

để hỗ trợ các hộ dân tộc Dao trên địa bàn toàn huyện là 26.545 triệu đồng, tốc

độ phát triển bình quân đạt 95,80% Trong đó nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho

cả giai đoạn 2020-2022 là 9.195 triệu đồng, trong đó năm 2020 là 2.969 triệu đồng; năm 2021 là 3.070 triệu đồng; năm 2022 là 3.156 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân cho cả giai đoạn là 103,10% Từ năm 2020-2022 số kinh phí hỗ trợ cho sản xuất chủ yếu mua giống Ngô lai, hỗ trợ chăn nuôi trâu bò

và hỗ trợ cây ăn quả như cây Mận, cây Nê

Tác giả phản ánh được thực trạng sinh kế người dân tộc Dao thông qua 5 nguồn lực sinh kế: nguồn lực xã hội; nguồn lực con người; nguồn lực tài chính; nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất

Phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu

Trang 12

Hai Là: Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo lạc đưa ra những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc cải thiện sinh kế

Ba là: Làm rõ được phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dung các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; Phương pháo xử lý và phân tích số liệu qua đó sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận văn

Bốn là: Phản ánh tổng nguồn kinh phí huyện Bảo Lạc nhận được ở giai đoạn 2020 - 2022 để hỗ trợ các hộ dân tộc Dao trên địa bàn toàn huyện là 26.545 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 95,80% Trong đó nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho cả giai đoạn 2020 - 2022 là 9.195 triệu đồng, trong đó năm 2020 là 2.969 triệu đồng; năm 2021 là 3.070 triệu đồng; năm 2022 là 3.156 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân cho cả giai đoạn là 103,10%

Năm là: Đánh giá được thực trạng các nguồn lực sinh kế của các hộ điều tra: Nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội nguồn lực tài chính và nguồn lực tự nhiên

Sáu là: Luận văn đã đề xuất được 4 giải pháp cải thiện sinh kế bền vững đối với từng nhóm giải pháp cho hộ dân tộc Dao để phát triển ổn định sinh kế

2.6 Kiến nghị

Đối với nhà nước

Cần có chủ chương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tạo điều kiện giúp hộ DTTS đầu tư vào phát triển sản xuất Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn để tạo điều kiện cho hộ dân giao thương buôn bán giữa các

vùng với nhau

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức người dân Cần có những

chính sách đặc thù cụ thể cho từng vùng như: chính sách thuế; trợ giá…

Đối với tỉnh Cao Bằng

Cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh

tế cao Cần có những chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng

nguồn nước…

Trang 13

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao tay nghề, tăng cường thăm cho người

dân tộc đi thăm quan học tập mô hình kinh tế giỏi ở một số địa phương khác

Tăng cường huy động các nguồn lực nhất là nguồn vốn cho các hộ DTTS trong sản xuất nông nghiệp, có nững chính sách vay vốn ưu đãi, ít thủ

tục để tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất, ổn định sinh kế

Người hướng dẫn khoa học

(Họ, tên và chữ ký)

Học viên

(Họ, tên và chữ ký)

Đặng chiều Phụng

Trang 14

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Student: Đặng Chiều Phụng

1.2 Thesis title: Sustainable livelihood for Dao ethnic households in Bao Lac

district, Cao Bang province

1.4 Academic instructor: Dr Tran Le Thi Bich Hong

1.5 Educational Organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

2 Abstract

2.1 Rationale:

The poverty rate in the Dao ethnic area is still very high, the average poverty rate of 26 extremely difficult hamlets where many Dao ethnic people live is over 54%; In particular, there are 4 hamlets with a poverty rate of 100% (Lung Vai hamlet, Dinh Phung commune; Lung Panh hamlet, Coc si hamlet, Huy Giap commune; Na Khuoi hamlet, Son Lo commune); There are 5 hamlets with a poverty rate of 70 - 85% (Ban Choi hamlet, Dinh Phung commune, 85%; Huy Giap commune has 3 hamlets: Nam Cop: 71%, Lung Pan hamlet: 75%, Lung Lai hamlet: 77%; Ban hamlet: Son Lo commune: 78.38%); There are 13/47 hamlets with a rate of 100% poor Dao ethnic households (Cao Bang Provincial People's Committee 2021)

Recognizing this problem, the author chose the topic "Sustainable livelihoods for Dao ethnic households in Bao Lac district, Cao Bang province" as a master's thesis

2.2 Research Objectives

Trang 15

- Systematize the theoretical and practical basis for livelihoods for ethnic minorities

- Assessing the current livelihood situation of the Dao ethnic people in Bao Lac district, Cao Bang province in the period of 2020 - 2022

- Proposing directions and some solutions to develop sustainable livelihoods of the Dao ethnic people in Bao Lac district, Cao Bang province

2.3 Materials and Method

The author uses the following methods: Information collection method (secondary information collection; primary information collection); Methods of processing and analyzing data and information (descriptive statistics method; comparative statistics method)

2.4 Main findings

Currently, according to statistics, throughout Cao Bang province, there are 228 hamlets inhabited by the Dao ethnic group, of which Bao Lac district has 82 communes inhabited by the Dao ethnic group The rate of poor households of the Dao ethnic group in Cao Bang province is 80%, and in Bao Lac district is 85.52% Among the communes where the Dao ethnic group lives the most are 3 Dinh Phung communes; Phan Thanh and Thuong Ha The poverty rate of these three communes is high (Dinh Phung commune and Phan Thanh commune are 90%; Thuong Ha commune accounts for 80%)

The total funding Bao Lac district received in the period 2020-2022 to support Dao ethnic households in the entire district is 26,545 million VND, the average growth rate reached 95.80% Of which, the production support capital for the whole period 2020-2022 is 9,195 million VND, of which 2020 is 2,969 million VND; In 2021, it is 3,070 million VND; in 2022 is 3,156 million VND, the average growth rate for the whole period is 103.10% From 2020-2022, the funding to support production will mainly buy hybrid corn varieties, support cattle raising and support fruit trees such as Plum and Ne trees

Trang 16

The author reflects the current situation of Dao ethnic people's livelihood through 5 livelihood resources: social resources; human resources; financial resource; natural resources and material resources

Reflects factors affecting the livelihoods of Dao ethnic people in the study area

2.5 Conclusion

For the state

There needs to be programs and policies to support economic development to create conditions to help ethnic minority households invest in production development Build rural transport infrastructure to create conditions for households to trade between regions

Promote training and fostering people's knowledge There needs to be specific policies for each region such as: tax policy; price subsidy…

For Cao Bang province

It is necessary to choose a suitable production economic model that brings high economic efficiency There needs to be policies to improve the efficiency of land use and water resource use

Organize training classes to improve skills, increase visits for ethnic people to visit and study good economic models in some other localities

Strengthen the mobilization of resources, especially capital for ethnic minority households in agricultural production, have preferential loan policies and few procedures to create conditions for people to expand production and stabilize their livelihoods

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo, do đó có rất nhiều những chính sách hỗ trợ người dân thoát nghèo, những chính sách này đã tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho người nghèo cải thiện được thu nhập, nâng cao đời sống từ đó giúp họ tiếp cận được các dịch vụ xã hội, cải thiện sinh kế, qua đó đạt được những thành tựu trong công tác giảm nghèo

Vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, vấn đề này có

vị trí chiến lược trong công tác Đảng Do đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền núi, vùng sâu, vùng xa luôn là đối tượng là nhiệm vụ trong công tác giảm nghèo bời vì đại đa số người DTTS có trình độ văn hóa thaaos, phong tục tập quán lạc hậu, thiếu thông tin về sản xuất Do vậy thực hiện công tác XĐGN là một trong những yếu tố cơ bản để thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội

Cao Bằng là tỉnh miền núi, dân số có 275.000.000 người, gồm 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc dân số trên 2.000 người là: Kinh, Tày, Nùng, Sán chỉ, Lô lô, Dao, H’Mông Đồng bào dân tộc Dao là 1 trong 7 dân tộc thiểu số có dân số khá đông sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Dân tộc Dao của huyện Bảo Lạc sống chủ yếu ở vùng cao biên giới, có đời sống vô cùng khó khăn, giao thông đi lại khó khăn, đường liên xã, liên thôn chưa được đầu tư

Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào Dao còn ở mức rất cao, tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của 26 xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Dao sinh sống là trên 54%; đặc biệt có 4 xóm có tỷ lệ hộ nghèo 100% (xóm Lũng Vài, xã Đình Phùng; xóm Lũng Pành, xóm Cốc sì xã Huy Giáp; xóm Nà Khuổi xã Sơn Lộ); có 5 xóm tỷ lệ hộ nghèo từ 70 - 85% (xóm Bản Chồi xã Đình Phùng 85%; xã Huy Giáp có 3 xóm Nặm Cốp: 71%, xóm Lũng Pán: 75%, xóm Lũng Lài: 77%; xóm Bản Khuông xã Sơn Lộ: 78,38%); có 13/47

Trang 18

xóm có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Dao nghèo 100% (UBND tỉnh Cao Bằng năm 2021)

Huyện Bảo Lạc là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng với 16 xã, 01 thị trấn có 12 xóm và 1245 hộ với 6.575 khẩu có đồng bào dân tộc Dao sinh sống (UBND huyện Bảo Lạc, 2021) Để nhằm mục đích phát triển kinh tế cho các hộ dân tộc Dao thì sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có là hết sức cần

thiết Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” để làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

- Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho

hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sinh kế của đồng bào dân tộc tộc Dao huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Trang 19

5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

5.1 Ý nghĩa trong khoa học

Luận văn góp phần tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về sinh kế bền vững của người dân tộc thiểu số, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân, qua các kinh nghiệm thực tiễn về sinh kế người DTTS đã rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn nhằn nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế cho hộ dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

5.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Về mặt thực tiễn luận văn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần xác lập căn cứ khoa học cho việc phát triển sinh kế bền vững cho hộ DTTS tại địa bàn nghiên cứu

Những kết quả nghiên cứu sẽ mang đến nguồn tư liệu đa dạng và khả thi trong việc triển khai sinh kế bền vững cho hộ DTTS

Kết quả nghiên cứu và những định hướng giải pháp có ý nghĩa đối với cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương trong việc triển khai các mô hình sinh kế bền vững cho hộ DTTS và được ứng dụng cho các khu vực có điều kiện tương đồng

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững cho hộ dân tộc thiểu số

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm Sinh kế

Có nhiều khái niệm về sinh kế được các tác giả đề cập khác nhau

Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản (assets) - (các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) - và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống

Theo Ellis: Một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất,con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được

Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã hội)

1.1.1.2 Sinh kế bền vững

Sinh kế bền vững là sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 21

Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua được áp lực cũng như những thay đổi bất ngờ

Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho thế

hệ tương lai

1.1.1.3 Khung sinh kế bền vững

Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển Một sinh kế được cho

là bền vững khi con người có thể đố phó và khắc phục được những áp lực và

cú sốc Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững

(Nguồn: DFID, 2002)

Trang 22

Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh

kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại Cụ thể là:

- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối liên hệ giữa những thành phần này;

- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng;

- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng đến sinh kế

* Khái niệm các nguồn vốn sinh kế

Để tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người Cần cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích

Hình 1.2 Nguồn vốn sinh kế

(Nguồn: DFID, 2002)

Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những sinh kế:

Trang 23

Nguồn vốn con người (Human capital)

Nguồn vốn xã hội (Social capital)

Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital)

Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital)

Nguồn vốn tài chính (Financial capital)

Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản:

Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản

Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó

Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng…

Tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian

1.1.2 Khái niệm về hộ dân tộc thiểu số

"Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: (a) Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; (b) Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; (c) Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; (d) Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (e) Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ" (Phan Xuân Lĩnh, 2017)

Trang 24

Có thể thấy “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm được sử dụng phổ biến

ở nhiều lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau trên thế giới, trong đó có khoa học pháp lý Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc Ở Việt Nam, khái niệm DTTS được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động 7 thực tiễn Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong các bản hiến pháp Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại K2- Đ4 "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm

vi lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; K3- Điều 4: "Dân tộc

đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia" Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2009, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, trong

đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân 12,253 triệu người (chiếm 14,3%) Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc Song, những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới

1.1.3 Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc thiểu số

Thứ nhất, hộ dân tộc thường có vị thế yếu trong xã hội và trong kinh tế thị trường hiện nay do các yếu tố có tính đặc trưng của DTTS cũng như do mối quan hệ tương quan về kinh tế, chính trị, trình độ học vấn với dân tộc đa

số Vì thế, khi bàn tới sinh kế của gia đình DTTS người ta thường chú ý đến khía cạnh hỗ trợ để họ vươn lên bình đẳng với dân tộc đa số

Thứ hai, hộ dân tộc thường duy trì truyền thống và kỹ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp, khó hòa nhập vào kinh tế thị

Trang 25

trường hiện đại, nên khi bàn về sinh kế của hộ gia đình DTTS người ta thường tiếp cận theo hướng hỗ trợ họ cải tiến phương thức tổ chức sản xuất có lợi cho họ và hòa nhập với kinh tế thị trường

Thứ ba, đa phần hộ dân tộc ở Việt Nam nói chung, ở huyện Bảo Lạc nói riêng, chủ yếu sống bằng nghề nông, lĩnh vực thường có thu nhập thấp, nhiều rủi ro trong nền kinh tế thị trường hiện đại Chính vì thế, phát triển sinh

kế của hộ gia đình DTTS, ngoài việc hỗ trợ họ chuyển nghề, đa phần liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững, một lĩnh vực rất khó khăn hiện nay ở nước ta

Ngoài ra, khi phân tích sinh kế của hộ gia đình DTTS, cần chú ý đến sự thay đổi nhu cầu của người dân do các biến động xã hội tạo ra cũng như những ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, điều kiện tự nhiên đến hoạt động sinh kế của họ Để tồn tại, con người luôn phải thực hiện các hoạt động đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, các nhu cầu văn hóa tinh thần, phát triển bản thân, xã hội ngày càng phát triển thì càng tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn, cao hơn nhu cầu của con người Do đó, mục tiêu của sinh kế, không hiểu theo nghĩa hẹp là đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở tối thiểu để tồn tại,

mà phải là đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức trung bình và trên trung bình của xã hội

1.1.4 Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số

Hoạt động sinh kế là tập hợp những lựa chọn và hành động của hộ gia đình nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế Nói cách khác, hoạt động sinh kế là những hoạt động nhằm kiếm sống của hộ gia đình Để thực hiện hoạt động sinh kế, các hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế

Tùy thuộc vào mức độ sở hữu/tiếp cận và chất lượng của các nguồn lực

hộ gia đình có thể lựa chọn các hoạt động sinh kế khác nhau Những nghiên cứu gần đây cho thấy người DTTS có hoạt động sinh kế rất đa dạng và một hộ gia đình có thể đồng thời thực hiện nhiều hoạt động sinh kế Một hộ gia đình

Trang 26

có thể có các thành viên sống và làm việc ở các địa điểm khác nhau, với những hoạt động kiếm sống khác nhau Khi nghiên cứu hoạt động sinh kế của

hộ gia đình DTTS, cần phải trả lời các câu hỏi: Để kiếm sống, hộ thực hiện những hoạt động gì? tỷ trọng thu nhập từ từng hoạt động, thời gian và nguồn lực dành cho từng hoạt động và sự thay đổi của chúng qua thời gian? Đâu là tập hợp hoạt động sinh kế tốt nhất? Mục tiêu sinh kế nào không thể đạt được với các hoạt động sinh kế hiện tại?

Để giúp hộ gia đình DTTS lựa chọn và theo đuổi các hoạt động sinh kế, cần hỗ trợ họ trên 2 mặt:

- Tiếp cận tới các nguồn lực sinh kế: sở hữu và tiếp cận các nguồn lực khác nhau cho phép hộ gia đình có những lựa chọn hoạt động sinh kế khác nhau Mỗi hoạt động sinh kế đòi hỏi những nguồn lực riêng Tuy nhiên, nguyên tắc chung là nếu hộ tiếp cận được nhiều nguồn lực hơn thì có khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế tốt hơn, đem lại kết quả sinh kế cao hơn

- Thể chế và chính sách: Thể chế và chính sách có thể củng cố các lựa chọn hoạt động sinh kế tích cực Chúng có thể thúc đẩy di chuyển lao động, giảm rủi ro và chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả của đầu tư, Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thể chế và chính sách lại là cản trở đối với tiếp cận nguồn lực và hiệu quả hoạt động sinh kế của hộ gia đình

1.1.5 Kết quả sinh kế của hộ dân tộc thiểu số

Kết quả sinh kế là những thành quả thu được từ việc thực hiện các hoạt động sinh kế Nếu hoạt động sinh kế là hoạt động kiếm sống của hộ gia đình DTTS thì kết quả sinh kế trước hết là thu nhập từ các hoạt động này Mục tiêu của hoạt động sinh kế, trước hết, là gia tăng thu nhập cho hộ Tuy nhiên, thu nhập không phải là mục tiêu duy nhất của hoạt động sinh

kế Bên cạnh thu nhập, hộ gia đình cũng hướng tới các mục tiêu sinh kế bền vững khác Một số mục tiêu/kết quả sinh kế chủ yếu của hộ gia đình DTTS là:

Trang 27

- Nâng cao thu nhập: Nâng cao thu nhập là mục tiêu của hoạt động sinh

kế của hộ gia đình Mặc dù thu nhập không phải là tiêu chí hoàn hảo để đánh giá nghèo đói và phúc lợi, nó vẫn là mục tiêu mà các hộ gia đình hướng tới và

là cơ sở để đem lại sinh kế bền vững

- Nâng cao phúc lợi: bên cạnh thu nhập, hộ gia đình còn hướng tới các mục tiêu phi tài chính khác như sự an toàn, sức khỏe, uy tín, vị trí chính trị, văn hóa tinh thần,… cùng với thu nhập, chúng tạo thành phúc lợi của hộ gia đình

- Giảm rủi ro tổn thương: người nghèo thường không có điều kiện chống đỡ các rủi ro do bối cảnh dễ tổn thương gây ra Chính vì vậy, sinh kế của họ thường kém ổn định và bền vững Vì thế, một kết quả sinh kế mà người nghèo hướng tới là giảm rủi ro dễ tổn thương nhằm tăng cường tính bền vững của sinh kế

- Cải thiện an ninh lương thực: an ninh lương thực là một trong những khía cạnh cơ bản của rủi ro dễ tổn thương Việc tách an ninh lương thực ra thành một mục tiêu riêng là nhằm thể hiện tầm quan trọng của nó và giúp các hoạt động hỗ trợ sinh kế tập trung hơn vào an ninh lương thực

- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững: sử dụng tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu của xã hội nhằm duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ cho thế hệ này mà còn cho các thế hệ mai sau

Một vấn đề đặt ra là các kết quả sinh kế có thể không tương thích với nhau Chẳng hạn, tăng thu nhập đôi khi đi kèm với phá hủy môi trường tự nhiên Hoặc các thành viên trong gia đình lại theo đuổi các kết quả sinh kế khác nhau Chính vì vậy, việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động sinh kế hài hòa giữa các mục tiêu sinh kế là yêu cầu của sinh kế bền vững

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc

1.1.6.1 Nhóm yếu tố khách quan

- Chính sách của nhà nước tại cơ sở: Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm đối với những chính sách xã hội, theo đó bảo đảm SKBV đối với

Trang 28

những người DTTS là nội dung thiết yếu Chính sách SKBV là tập hợp những chính sách và biện pháp để bảo đảm rằng những người nghèo khó có được công ăn việc làm và thu nhập cho cuộc sống của họ và lợi ích đất nước được biến thành công cụ giúp nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế và xã hội của mình Nó là phần thuộc chuỗi chính sách an sinh xã hội SKBV tuỳ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật và chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà nước; mức độ trách nhiệm pháp lý của nhà nước, quyết tâm chính trị và năng lực lãnh đạo của nhà nước trong thực thi pháp luật và năng lực chống tham nhũng Nếu những điều kiện trên hợp lý và thực thi nghiêm khắc hơn sẽ góp phần gia tăng ngân sách và tạo thuận cho phát triển SKBV (Nguyễn Thị Hoa, 2009)

- Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của hộ dân tộc thiểu số Hộ dân tộc thiểu số thường sống trong những vùng địa lý hẻo lánh, núi cao, biên giới, hay các khu vực khó khăn khác Điều này thường làm cho

họ gặp nhiều thách thức về kinh tế, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng Khi một địa phương phát triển kinh tế xã hội, có thể có những tác động tích cực đến sinh kế của hộ dân tộc thiểu số như: Sự phát triển kinh tế tạo ra cơ hội việc làm mới và mở rộng các ngành nghề đa dạng Điều này giúp hộ dân tộc thiểu

số có thể có thu nhập ổn định và cải thiện đời sống của mình Khi kinh tế địa phương phát triển, chính phủ thường đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, điện lực, nước sạch và viễn thông Việc cải thiện hạ tầng này sẽ giúp giảm bớt cách biệt phát triển giữa các khu vực và tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ quan trọng cho hộ dân tộc thiểu số Sự phát triển kinh tế xã hội thường đi đôi với việc nâng cao chất lượng giáo dục và y tế Hộ dân tộc thiểu số sẽ được tiếp cận tốt hơn với các cơ sở giáo dục và dịch vụ y tế, cung cấp cho họ cơ hội phát triển cá nhân và duy trì sức khỏe

- Điều kiện tự nhiên: Những hộ dân DTTS nghèo khó phải sống phụ thuộc chủ yếu vào những nguồn lực tự nhiên Cuộc sống của người dân chủ

Trang 29

yếu gắn liền với hoạt động từ sản xuất và nông nghiệp hoặc các nguồn lợi tự nhiên từ tài nguyên đất và hồ chứa như sông và biển cả Tuy nhiên, những hoạt động từ sản xuất công nghiệp cũng ít sử dụng những nguồn lực tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp Chẳng hạn như các hoạt động khai thác và chế biến

có nguồn nguyên liệu chính từ nông sản và những hoạt động sử dụng tài nguyên như đất đai, sử dụng nguồn nước ngầm, Có thể thấy, nguồn lực tự nhiên có vai trò lớn hơn nữa đối với hoạt dộng sinh kế của các hộ gia bản DTTS nghèo khó sinh sống dựa trên tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên không những ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động sinh kế mà còn có ảnh hưởng đối với những nguồn lực sinh kế nói chung Chẳng hạn như sinh kế (nguồn lực tự nhiên) bị ảnh hưởng tới những nhân tố tự nhiên như hạn hán, ô nhiễm không khí và thiên tai Nguồn lực thiên nhiên cung bị ảnh hưởng từ những nhân tố tự nhiên như lũ lụt, khô hạn Thông qua ảnh hưởng của những nguồn lực sinh kế khác và nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới quyết định hoạt dộng sinh kế và hiệu quả sinh kế của hộ gia bản DTTS

Trang 30

và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên Ví dụ, các phương pháp truyền thống của họ có thể có quy định về việc trồng cây mới sau khi chặt phá rừng hoặc cách đánh bắt cá để đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên Sự thay đổi trong cách sống và phát triển kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì và thực hiện các quy tắc này

- Năng lực của bản thân hộ gia đình: Muốn phục hồi sinh kế thì mỗi hộ gia đình cần đề ra bộ chiến lược sinh kế mới cho bản thân cùng với chiến lược sinh kế tổng thể của chính khu vực đã chịu tác động Đây là yếu tố cốt lõi và cũng có ý nghĩa quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn mô hình phát triển sinh kế và lợi ích các hộ gia đình thu được Việc tăng năng lực nhận diện và quản lý sự biến động của mô hình sinh kế của cộng đồng sẽ đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ tốt nguồn gốc sinh kế cũng như tránh được sự bất ổn trong cơ cấu sinh kế của người dân

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Dao tại một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có 07 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 06 huyện), có 138 xã, phường thị trấn với 1.739 thôn,

tổ nhân dân; là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống (46 thành phần dân tộc) Dân số của tỉnh hiện nay là 784.811 người, trong đó DTTS 445.488 người, chiếm 56,76% dân số toàn tỉnh Trong những năm vừa qua, bằng nguồn vốn của một số chương trình, chính sách của Trung ương và địa phương, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quan được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 24,05%, bình quân giảm 6,01%/năm Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện kiên cố hóa 1.004 km kênh mương; xây dựng 934 nhà văn hóa xã, thôn, tổ dân phố;

bê tông hóa 633 km đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất và nhiều các

Trang 31

công trình hạ tầng khác…qua đó phục vụ tốt cho quá trình phát triển KT-XH, nâng cao đời sống và thực hiện giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh năm 2021 gồm 7 mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới đối với 3 xã khu vực III và 1 xã khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%/năm; Hỗ trợ 255 hộ làm nhà ở đảm bảo 3 cứng theo quy định, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho gần 2.000 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 205 hộ; Thực hiện di chuyển, ổn định dân cư cho 30 hộ; Phấn đấu đến hết năm 2021 có 3 tuyến đường trung tâm xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư theo hướng

đô thị; Chuyển đổi 5 trường phổ thông thành Trường Phổ thông dân tộc bán trú; Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thôn bản theo tiêu chí nông thôn mới, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em

Để thực hiện được những mục tiêu, tỉnh đã xây dựng 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tổng nguồn vốn dự kiến năm 2021 là trên 491 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện đợt 1 năm 2021 là trên 171 tỷ đồng

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Là một hộ nghèo của xã Ngòi A, huyện Văn Yên, chị Trần Thị Nguyệt

ở thôn Làng Quạch được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho người nghèo với số tiền 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên Có được sự hỗ trợ này, vợ chồng chị đã đầu tư toàn bộ số vốn vay được vào trồng cây quế Đến nay, đồi quế của gia đình chị bắt đầu cho thu và mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình chị giảm bớt khó khăn và từng bước thoát nghèo

Đồng hành trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Văn Yên, thời gian qua, các chương trình tín dụng, chính sách do phòng giao dịch Ngân

Trang 32

hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên triển khai cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân, đặc là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

Huyện Văn Yên đã huy động mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo Năm 2022, huyện Văn Yên đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm

528 hộ Để đạt mục tiêu xác định, huyện Văn Yên đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn…cho các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Từ đó, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo

Cùng với đó, huyện đã triển khai và sử dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo Tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

1.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, những chương trình, dự án giảm nghèo của tỉnh Lào Cai đã giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa Và một trong những yếu tố quan trọng để giải bài toán thoát nghèo và giảm nghèo bền vững

đó là hỗ trợ phát triển sinh kế thay cho những ưu đãi trực tiếp

Mường Khương là một trong ba huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của tỉnh Lào Cai Với địa hình có 80% diện tích đất tự nhiên là đồi, núi, các

đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa để giảm nghèo bền vững Huyện tập trung khai thác thế

Trang 33

mạnh tài nguyên đất đai, phát triển trồng rừng và nông nghiệp hàng hóa được

ưu tiên, nhất là cây ăn quả, từng bước hình thành vùng sản phẩm cây ăn quả với các cây đặc sản như dứa, quýt, chè, sa nhân, hồi Qua đó, huyện đã từng bước giảm được tỷ lệ hộ nghèo với mức giảm bình quân đạt 10/% năm và được đánh giá là địa phương có tỷ lệ giảm nghèo ấn tượng nhất tỉnh Lào Cai

Tả Ngải Chồ là một trong 5 xã khó khăn nhất của huyện Mường Khương và nằm trong danh sách 10 xã nghèo nhất tỉnh Lào Cai Toàn xã hiện có 592 hộ, với 3.100 khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 70%

Với quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóa hộ đói, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đồng thuận của người dân, việc xóa đói giảm nghèo của xã đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, xã tập trung đưa các giống cây, con có giá trị vào nuôi trồng theo hướng hàng hóa như cây quýt, sa nhân, lợn đen bản địa; cùng với diện tích trồng ngô, lúa, xã Tả Ngải Chồ còn phát triển được 80ha quýt, gần 90ha cây sa nhân, gần 3.000 con lợn…Từ những quyết tâm đó người dân tộc thiểu số huyện Mường Khương đã có sinh kế ổn định, nâng cao đời sống nông thôn

1.2.1.4 Kinh nghiệm của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có hơn 93% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo bền vững Để tiếp cận nguồn vốn, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn theo chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng của Chính phủ đã được thay thế bằng hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 28/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2015 (80 nghìn đồng/khẩu tại xã khu vực II, 100 nghìn đồng/khẩu tại xã khu vực III) Năm qua huyện Tràng Định đã chú trọng và ban hành các

Trang 34

đề án phù hợp với thực tế của huyện, để tập trung phát triển kinh tế, sản xuất theo hướng hàng hóa chủ lực gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đến nay toàn huyện Tràng Định đã xây dựng được một số mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình trồng Quýt ở Kim Đồng, Tân Tiến; mô hình Quế tại Đoàn Kết, Cao Minh; mô hình phát triển cây Lê tại Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh; cây khoai môn ở xã Quốc Việt; mô hình chăn nuôi gia súc tại Đại Đồng, Đề Thám

1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tầm quan về nghiên cứu sinh kế đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của một đất nước được xét ở nhiều góc độ khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là sinh kế nông hộ Ở Việt Nam sự tham gia của nghiên cứu về sinh kế nông hộ luôn gắn chặt với những chương trình xoá đói giảm nghèo trước kia hay chương trình phát triển nông thôn mới hiện tại và các hỗ trợ ấy cho việc tăng trưởng của Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng suốt giai đoạn vừa qua là khó phủ định Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh kế nông hộ tại miền núi Việt Nam vẫn đi kèm với những chương trình nhà nước

và tập trung chủ yếu tại miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên Có thể nói đến một số đề tài sau đây

Luận án của Nguyễn Đức Thắng (2016) trong "Thực hiện công tác sinh kế tại các tỉnh Tây Bắc sau năm 2020" đã xây dựng được mô hình phân tích sinh kế Tác giả mới chủ yếu đi sâu phân tích tiềm năng sinh kế của các dân tộc tiểu số và tìm thấy yếu tố con người cùng đất đai có tác động sắc nét trong quá trình phát triển sinh kế ở khu vực nghiên cứu Vấn đề hỗ trợ sinh kế đối với nông hộ bộc lộ nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước

Bài viết khác của Lý Cẩm Tú (2017) đã nghiên cứu "Sông Năng đối với sinh kế của đồng bào Dân tộc thiểu số tại xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn" Xuất phát từ vấn đề môi trường sông Năng ngày càng suy

Trang 35

giảm cũng đã tác động xấu đối với sinh kế của nông hộ khi vấn đề tưới tiêu cho cây trồng không bảo đảm và nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt Nghiên cứu trên đã gợi mở đến vấn đề về hệ sinh thái của sông Năng, nhưng nghiên cứu mới thực hiện trên phạm vi 1 xã và vấn đề sinh kế không được phân tích kỹ

Luận án của Phan Xuân Lĩnh (2017) nghiên cứu đề tài "Nguồn lực sinh

kế của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" đã sử dụng cả các nghiên cứu sinh

kế của DFID và IFAD nhằm chú trọng vào nguồn lực sinh kế của 3 nhóm dân tộc trên địa bàn nghiên cứu Trọng tâm của nghiên cứu là nguồn lực sinh kế theo giai đoạn và những hợp phần chính của nguồn lực sinh kế bao gồm yếu tố dễ bị tác động của môi trường và sự thay đổi có thể xem là yếu tố tác động

Luận án tiến sĩ của Dương Viết Tân (2021) về "Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế" Kết quả nghiên cứu xác định rõ nguồn lực sinh kế của từng nhóm nông hộ khác nhau tại khu vực miền núi và xây dựng các chiến lược sinh kế nhằm đảm bảo cuộc sống cho từng nông hộ phục vụ quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế trên địa bàn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế Đề tài đã chỉ ra các mục tiêu nghiên cứu chiến lược sinh kế của từng nhóm nông hộ có tính chất đặc trưng và khác biệt (tuỳ theo dân tộc thiểu số và đời sống) tại nông thôn miền núi nhằm bổ trợ cho nghiên cứu chiến lược sinh kế dựa trên đặc điểm (sinh thái và văn hoá nông thôn) của mỗi địa phương theo từng cấp chính quyền tại các địa phương Chiến lược sinh kế của từng nhóm nông hộ đã được xây dựng và phát triển (đa dạng và chuyển đổi) không chỉ dựa trên yếu tố sinh thái và phát triển kinh

tế nông thôn mà còn dựa trên đặc trưng kinh tế xã hội và sinh thái văn hoá cùng đa dạng các sinh kế truyền thống

1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Từ những nghiên cứu nêu trên, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng như sau

- Mô hình sinh kế cho giảm nghèo được xây dựng dựa trên nhu cầu và năng lực của người nghèo đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số

Trang 36

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực, xây dựng cơ chế ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Tập trung phát triển các loại hình sinh kế được coi là thế mạnh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng biên giới và đảm bảo an sinh xã hội

- Cần thông tin đầy đủ, kịp thời và hướng dẫn, giải thích thấu đáo, để người cộng đồng các dân tộc thiểu số có thể tiếp cận tốt nhất các chính sách như: Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất hàng hoá; chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân sống ở các thôn, bản; chính sách kết nối thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức và cần hướng cộng đồng các dân tộc thiểu số chủ động, tích cực trong nắm bắt thông tin, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất

Trang 37

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm Thành phố Cao Bằng 134 km theo quốc lộ 34 Phía bắc giáp Quảng Tây, Trung Quốc, phía nam giáp Pác Nặm (Bắc Kạn), phía Tây giáp Bảo Lâm, phía Đông giáp Thông Nông, phía Đông Nam giáp Nguyên Bình

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Bảo Lạc có địa hình rất phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi mạnh

hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn núi phja dạ cao 1980m so với mực nước biển toàn huyện có độ cao trung bình so với mục nước biển là 100m

- Tiểu vùng I: Bao gồm các xã,Thị trấn Bảo Lạc, xã Huy Giáp với tổng diện tích vùng này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Tiểu vùng III: Bao gồm 15 xã phía Bắc của huyện là xã Đình Phùng; Sơn Lộ; Sơn Lập; Hưng Thịnh; Kim Cúc; Hưng Đạo; Xuân Trường; Hồng An; Cô Ba; Phan Thanh; Cốc Pằng; Thượng Hà; Bảo Toàn; Khánh Xuân, Hồng Trị, với tổng diện tích 250.780,7 (chiếm 85,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối

rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái

2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu và thủy văn

Khí hậu Bảo Lạc mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 4

Trang 38

đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa bình quân năm 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Cao Bằng (2.050 - 2.500) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Bảo Lạc dao động từ 80

- 87 %, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11,12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đông

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

Bảo Lạc là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện nay đang có nhiều chương trình nhằm trồng và bảo vệ rừng Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2016 cho thấy đất rừng hiện có của huyện là 66.042,20ha

Tài nguyên khoáng sản

+ Kim loại mầu: Chì, kẽm, được tìm thấy ở ,quy mô, trữ lượng nhỏ

+ Vàng tìm thấy ở khu vực Đình Phùng, Sơn Lộ nhưng chỉ là vàng xa khoáng có hàm lượng thấp

+ Khoáng, vật liệu xây dựng như đá xây dựng cát sỏi… chứa lượng nhỏ + Nhóm khoáng sản lớn nhất phải kể đến là đá cacbonat, bao gồm đá vôi xây dựng

2.1.2 Các nguồn tài nguyên của huyện Bảo Lạc

2.1.2.1 Tài nguyên đất

* Nhóm đất phù sa:

- Đất phù sa ở Bảo Lạc hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các sông: Sông Gâm, sông Neo, Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù sa bồi đắp rất khác nhau nên đặc điểm của chúng cũng rất đa dạng

Trang 39

- Hầu hết diện tích nhóm đất phù sa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp để trồng các cây ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, rau quả Do đất thoát nước tốt lại nằm ven sông suối nên rất thích hợp để trồng cây trồng cạn

* Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D):

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Nhóm đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện trừ xã Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, Phan Thanh và Hồng Trị

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích nhỏ, nhưng do tình trạng rất thiếu đất trồng lúa nước nên ở nhiều nơi nhân dân đã cải tạo trồng lúa

* Đất xói mòn trơ sỏi đá (E):

Đất xói mòn trơ sỏi đá cần được sử dụng hợp lý Trước hết phải nhanh chóng phủ xanh bằng thảm thực vật đa dạng phù hợp với môi trường của từng tiểu vùng sinh thái, nhằm mục đích bảo vệ môi trường giữ đất, giữ ẩm, giữ màu, phục hồi độ phì nhiêu của đất

Huyện Bảo Lạc là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vùng đất cao núi non phía Bắc Việt Nam Tài nguyên đất của huyện Bảo Lạc chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng và đất trồng cây lâu năm

Trang 40

Bảng 2.1 Tình hình phân bố sử dụng đất đai huyện Bảo Lạc giai đoạn (2020-2022) Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2021/2020 2022/2021 BQC

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 92.072,89 100,00 92.072,89 100,00 92.072,89 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Đất Nông nghiệp 87.965,88 95,54 88.014,49 95,59 86.871,34 94,35 100,06 98,70 99,38 1.1 Đất SXNN 16.734,99 19,02 16.783,64 19,07 16.320,11 18,79 100,29 97,24 98,75 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15.364,87 91,81 15.050,80 89,68 14.654,17 89,79 97,96 97,36 97,66 Đất trồng lúa 3.979 25,90 3.978,99 26,44 3.896,27 26,59 100,00 97,92 98,95 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 172,89 1,13 185,42 1,23 189,09 1,29 107,25 101,98 104,58 Đất trồng cây hàng năm khác 11.212,98 72,98 10.886,39 72,33 10.568,81 72,12 97,09 97,08 97,09 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.918,30 11,46 1.918,35 11,43 1.855,03 11,37 100,00 96,70 98,34 1.2 Đất Lâm nghiệp (DT đất

có rừng) 71.209,10 80,95 71.209,08 80,91 70.529,50 81,19 100,00 99,05 99,52 Rừng tự nhiên (phòng hộ) 33.861,80 47,55 33.861,78 47,55 33.538,74 47,55 100,00 99,05 99,52 Rừng trồng 37.347,30 52,45 37.347,30 52,45 36.990,76 52,45 100,00 99,05 99,52

Ngày đăng: 27/03/2024, 18:07

w