1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Lý Hoàng Nguyên
Người hướng dẫn PGS. TS. Đỗ Xuân Luận
Trường học Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 734,51 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM --- LÝ HỒNG NGUN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành:

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

LÝ HOÀNG NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Xuân Luận

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Lý Hoàng Nguyên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS TS Đỗ Xuân Luận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông Thôn, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Lý Hoàng Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

THESIS ABSTRACT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

3.1 Ý nghĩa khoa học 4

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu quốc tế và trong nước 6

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế 6

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 11

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 17

1.2 Cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với các hộ DTTS 18

1.2.1 Khái niệm về hộ, hộ dân tộc thiểu số 18

1.2.2 Một số vấn đề liên quan tới tín dụng chính thức 20

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 29

Trang 5

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 34

2.3 Nội dung nghiên cứu 34

2.4 Phương pháp nghiên cứu 35

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 35

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

3.1 Hiện trạng về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai 40

3.1.1 Tình hình chung của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai 40

3.1.2 Đặc điểm của các hộ tham gia điều tra 41

3.1.3 Hiện trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ DTTS tại huyện Võ Nhai 44

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

4.1 Kết luận 54

4.2 Kiến nghị 55

4.2.1 Đối với chính quyền địa phương 55

4.2.2 Đối với Chính phủ 56

4.2.3 Đối với các hộ DTTS trên địa bàn 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 6

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ hộ DTTS tham gia trong nghiên cứu 42

Hình 3.2 Biểu đồ nghề nghiệp của các chủ hộ DTTS tham gia

trong nghiên cứu 43

Hình 3.3 Biểu đồ trình độ học vấn của các chủ hộ DTTS 44

Hình 3.4 Biểu đồ các nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình có vay 45

Hình 3.5 Biểu đồ mục đích vay vốn của các hộ gia đình DTTS

tại huyện Võ Nhai 47

Hình 3.6 Biểu đồ mức độ thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn tín dụng

chính thức 48

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 38 Bảng 3.1 Nguồn vay của các hộ gia đình DTTS tại huyện Võ Nhai 46 Bảng 3.2 Nguyên nhân các hộ gia đình chưa tiếp cận được tín dụng chính thức.48 Bảng 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ DTTS 49

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả luận văn: Lý Hoàng Nguyên

Tên luận văn: Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc

thiểu số tại Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên

Ngành khoa học của luận văn: Kinh tế Nông nghiệp; Mã số: 8620115

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá hiện trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, nhằm đề xuất một số kiến nghị tiêu biểu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo của các cơ quan địa phương và các tổ chức tín dụng chính thức để thu thập số liệu thứ cấp Dữ liệu sau đó được phân tích,

sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích mô hình Probit, sử dụng phần mềm Stata

Kết quả chính và kết luận:

Các hộ DTTS có thể tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức, lớn nhất là từ ngân hàng CSXH, sau đó là từ ngân hàng NN&PTNT và các ngân hàng khác Đây hiện là các nguồn vay vốn tín dụng đang có hoạt động chính thức trên địa bàn nghiên cứu Việc tiếp cận với các nguồn TDCT là hoàn toàn phù hợp với các

hộ DTTS khi Chính phủ Việt Nam hiện có nhiều chương trình, chính sách ưu đãi đối với các hộ DTTS trong việc vay vốn để ổn định và phát triển sinh kế tại các khu vực khó khăn của đất nước Mục đích vay vốn của các hộ gia đình DTTS tại địa bản nghiên cứu tập trung vào việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho các

Trang 10

hoạt động giáo dục, chi tiêu hàng ngày (mua nhà đất, thiết bị gia dụng, chữa bệnh…), phát triển kinh doanh… Một số hộ DTTS gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, do không có tài sản thế chấp, việc thiếu hiểu biết và thông tin trong quá trình vay vốn hay nỗi e ngại do lãi suất từ các nguồn vay lớn

Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, bao gồm các nhóm nhân tố có liên quan tới con người như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, dân tộc; cơ sở vật chất như đất đai, nhà cửa, tài sản; và khả năng tài chính như thu nhập… nổi bật lên là các nhân tố

về diện tích đất ở, đất canh tác, cũng như các yếu tố về chủ hộ và thu nhập của hộ Trong số đó, nhân tố về việc sở hữu diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất ở

có ảnh hưởng quan trọng nhất tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình Điều này cũng hoàn toàn khớp với việc một trong những nguyên ngân lý giải khi các hộ gia đình khác có nhu cầu vay vốn nhưng không thể tiếp cận được là do thiếu tài sản thế chấp Thu nhập của các gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định hộ gia đình có thể tiếp cận được với các nguồn vốn chính thức hay không

Trang 11

THESIS ABSTRACT Author: Ly Hoang Nguyen

Thesis title: Assessing the Assessing the official credit accessibility of ethnic

minority households in Vo Nhai district, Thai Nguyen province

Major: Agricultural Economics; Code: 8620115

Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen

University

Research objective:

Assessing the current situation and analyzing the factors influencing the access to formal credit for ethnic minority households in Vo Nhai district, Thai Nguyen province, in order to propose exemplary solutions to enhance the access

to formal credit for ethnic minority households in Vo Nhai district, Thai Nguyen

province

Research materials and methodology:

The study utilized a questionnaire survey method to collect primary data and conducted research on documents and reports from local agencies and formal credit institutions to gather secondary data The collected data was then analyzed using descriptive statistics and model analysis methods using Stata software

Main findings and Conclusion:

Households of ethnic minorities have access to formal credit sources, with the largest being the Social Policy Bank, followed by the Agricultural and Rural Development Bank and the People's Credit Funds These are the main formal credit sources operating in the research area The access to these credit sources is entirely appropriate for ethnic minority households as the Vietnamese government has implemented various programs and preferential policies to support borrowing for stabilizing and developing livelihoods in disadvantaged areas of the country

The purpose of borrowing for ethnic minority households in the research area is focused on expanding production scale, investing in education activities,

Trang 12

daily expenses (such as purchasing land, household appliances, and medical treatment), and business development However, some ethnic minority households face difficulties in accessing formal credit due to the lack of collateral assets, lack of knowledge and information during the borrowing process, or concerns about high-interest rates from major lending institutions

The study identified factors influencing the access to formal credit for rural households, including human-related factors, physical infrastructure, and financial capabilities Among these factors, the area of residential and agricultural land ownership, as well as household characteristics and income, stood out Specifically, the factors of owning agricultural land and residential land had the most significant impact on the ability of households to access credit This aligns with the explanation that households with collateral assets can meet the requirements for borrowing Household income is also an important factor in determining whether a household can access formal credit sources or not

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề dân tộc và ổn định đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn

là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam, đất nước được đặc trưng bởi sự đa dạng văn hoá của 54 dân tộc anh em Cuối năm

2019, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết tán thành, chính thức thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Đề án đề

ra mục tiêu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người DTTS sẽ tăng gấp đôi so với thu nhập bình quân năm 2020 và phấn đấu sẽ bằng 50% bình quân chung của cả nước vào năm 2030 (Quốc hội Việt Nam, 2019)

Các cộng đồng DTTS tại Việt Nam thường định cư tại khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện không thuận lợi cho các hoạt động kiếm sống của người dân Do

đó, đời sống của người DTTS còn nhiều hạn chế so với cộng đồng người dân tộc Kinh Để có thể phát triển tổng thể kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS, rất cần có sự quan tâm tới việc tạo dựng, củng cố và phát triển sinh kế và hỗ trợ về đào tạo, chính sách và tiếp cận tín dụng để đồng bào có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, dân trí, mở rộng cơ hội tiếp cận với cuộc sống hiện đại, hội nhập quốc tế Huyện Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi mà 8 nhóm cộng đồng DTTS cùng chung sống, chiếm hơn 70% dân số toàn huyện Đời sống nhân dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, do sinh kế truyền thống, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Khoảng cách giàu nghèo giữa người DTTS và người Kinh còn khá lớn Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo đã được áp dụng trên địa bàn huyện Tuy rằng, tỷ lệ hộ

Trang 14

nghèo đã giảm, đời sống kinh tế từng bước được nâng cao, phát triển sinh kế trong toàn huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của toàn huyện

Tình trạng tiếp cận tài chính của các hộ dân tộc thiểu số trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết Trong đó, tình trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số luôn là một thách thức lớn cho chính phủ và các tổ chức tài chính Nghiên cứu "Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên" là một nghiên cứu đáng chú ý nhằm giải quyết vấn đề trên Nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp thông tin về tình trạng tiếp cận tài chính của các hộ dân tộc thiểu số ở huyện

Võ Nhai, giúp chính phủ và các tổ chức tài chính hiểu rõ hơn về yêu cầu và nhu cầu của họ Đồng thời, nghiên cứu này cũng sẽ đưa ra các đề xuất và kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các hộ dân tộc thiểu số, từ đó giúp họ phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống

Huyện Võ Nhai là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, với đa số dân

số là người DTTS, chiếm tới hơn 70% dân số toàn huyện, thuộc 8 nhóm DTTS Đây là một con số lớn, thuộc một trong những địa phương có tỷ lệ DTTS cao nhất của cả nước Tình trạng tiếp cận tài chính của các hộ DTTS ở đây rất khó khăn, do vùng đất này cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khá xa, thông tương đối khó khăn, các cơ sở hạ tầng không đầy đủ và các dịch vụ tài chính không phát triển Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các hộ dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận tài chính, đặc biệt là tín dụng chính thức Những năm trở lại đây, các hộ dân tộc tại huyện đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất cũng như chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi truyền thống sang các giống cây trồng vật nuôi mới, có giá trị thương phẩm cao hơn hoặc chuyển đổi mô hình kinh tế Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, nguyên

Trang 15

nhân chính là do những hộ này còn nghèo không đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của tổ chức tín dụng khi cho vay như: tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay… Hay như số tiền vay từ các tổ chức tín dụng còn bị hạn chế không đủ để phục

vụ sản xuất

Với việc thực hiện nghiên cứu này, các nhà quản lý chính sách, các tổ chức tài chính và cộng đồng dân tộc thiểu số tại Võ Nhai có thể hiểu rõ hơn về tình hình tiếp cận tài chính của cộng đồng và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp cải thiện tình hình này Với mục đích phân tích hiện trạng tiếp cận tổ chức tín dụng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tổ chức tín dụng để đồng vốn tín dụng trở thành đòn bẩy kinh tế với các hộ nông dân, để ngân hàng gắn bó với nhà nông thì đề tài

“Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là một đề tài thực sự có ý nghĩa cấp thiết để tiến hành nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm hướng tới mục tiêu chung là đánh giá hiện trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các

hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số khuyến nghị tiêu biểu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các

hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Cụ thể, các mục tiêu của nghiên cứu này như sau:

− Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng chính thức của hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

− Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân tộc

Trang 16

thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

− Kiến nghị kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

− Cung cấp thông tin hữu ích để nghiên cứu các mối liên hệ giữa khả năng tiếp cận tín dụng và các yếu tố xã hội, kinh tế, địa lý và văn hóa của địa phương, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về đặc thù của các đối tượng khó khăn và từ đó đề xuất các kiến nghị cải thiện tình hình

− Tạo ra cơ sở để nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề liên quan đến tài chính và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là với các đối tượng khó khăn,

từ đó cải thiện đời sống của người dân và phát triển bền vững địa phương

Với những đóng góp như trên, nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học lớn, đóng góp vào việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, đặc biệt là với các đối tượng khó khăn, giúp xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp và tăng cường phát triển bền vững

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 17

Nghiên cứu về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa thực tế lớn trong việc:

− Đánh giá thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ dân tộc thiểu số tại khu vực nghiên cứu là huyện Võ Nhai, giúp các đơn vị chức năng, tổ chức tài chính hiểu rõ về hoàn cảnh kinh tế, nhu cầu tài chính của người dân tộc thiểu số ở địa phương và đưa ra các kiến nghị hỗ trợ phù hợp

− Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà lập chính sách, định hướng cho các chương trình, chính sách tài chính, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với những đối tượng khó khăn, bao gồm cả hộ dân tộc thiểu số, đặc biệt là tại những khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa

− Giúp các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là những doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ tại khu vực nghiên cứu hiểu rõ về thị trường tiêu dùng, nhu cầu tài chính của hộ dân tộc thiểu số để có thể cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho mình

− Là cơ sở để các nhà nghiên cứu, đối tác tài trợ, tổ chức phi chính phủ hoặc các chuyên gia khác tiếp cận và đề xuất các kiến nghị cải thiện tình trạng tiếp cận tín dụng cho hộ dân tộc thiểu số

Như vậy, nghiên cứu này đem lại những giá trị lớn trong việc cải thiện tình hình tiếp cận tín dụng cho hộ dân tộc thiểu số, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu là đối tượng yếu thế, gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế

hộ gia đình, do đó, nghiên cứu càng có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự công bằng trong xã hội

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan nghiên cứu quốc tế và trong nước

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế

Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các nghiên cứu về tài chính, kinh tế đến các nghiên cứu về phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm một số các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2018), Nghiên cứu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) về khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân tại các nước đang phát triển, Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (SDRC) về khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam Các nghiên cứu đi trước này tạo dựng một cơ sở khoa học lớn cho nghiên cứu ”đánh giá về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”

1.1.1.1 Khả năng tiếp cận tín dụng ở các quốc gia đang phát triển

Nghiên cứu bởi World Bank (2018) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người dân tại các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả vấn đề địa lý, kinh tế, chính trị và văn hóa Kết quả cho thấy hộ dân tộc thiểu số thường đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc tiếp cận tín dụng như khả năng tiếp cận thấp, lượng tiếp cận không cao

Sự phát triển của các thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính: các quốc gia phát triển hơn thường có các thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính phát triển hơn, giúp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh

Trang 19

nghiệp Nguyên nhân của việc này là do điều kiện kinh tế và chính trị tại các quốc gia với một môi trường kinh tế ổn định, chính trị ổn định, các chính sách hỗ trợ phát triển tài chính và đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp cận tín dụng Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhu cầu về tài chính và có khả năng trả nợ tốt sẽ dễ dàng tiếp cận được tín dụng Điều này là một cản trở đối với các quốc gia đang hoặc kém phá triển, bao gồm các hộ DTTS tại Việt Nam bởi khả năng trả nợ thấp (World Bank, 2018)

Một số các hạn chế và rào cản trong hoạt động tài chính bao gồm các hạn chế

và rào cản như tiêu chuẩn tín dụng cao, phí giao dịch cao, quy định pháp lý phức tạp và thị trường tài chính không minh bạch cũng làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình và doanh nghiệp Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng cho các quốc gia đang phát triển để cải thiện hệ thống tài chính của mình, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và giảm nghèo

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) đã có nhiều hoạt động đóng góp cho việc phát triển kinh tế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam Cụ thể, FAO đã triển khai các chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân, giúp họ nâng cao sản xuất và sản lượng nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ phát triển các ngành nghề chế biến nông sản và tiếp cận thị trường Ngoài ra, FAO cũng hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường và bền vững hóa sản xuất nông nghiệp tại các khu vực dân tộc thiểu số Tất cả các hoạt động này nhằm đem lại sự phát triển bền vững và cải thiện đời sống cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Nghiên cứu của tổ chức FAO (năm 2011) đã chỉ ra rằng, khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân đang phát triển còn hạn chế do nhiều yếu tố, bao gồm:

Trang 20

không đủ tài sản thế chấp, thiếu thông tin và kỹ năng quản lý tài chính, và quy định pháp lý liên quan đến tài chính không rõ ràng Đồng thời, các hộ nông dân thường không có nhiều lựa chọn cho vay từ các ngân hàng truyền thống, vì họ thường không đáp ứng được các yêu cầu thế chấp và các tiêu chuẩn khác của ngân hàng Một số kiến nghị để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân được FAO đề xuất bao gồm việc tăng cường năng lực và kỹ năng quản lý tài chính của các hộ nông dân, phát triển các sản phẩm tài chính dành riêng cho nông dân, và cải thiện quy định pháp lý và chính sách liên quan đến tài chính cho nông dân Các công nghệ tài chính mới, chẳng hạn như dịch vụ tài chính di động và các nền tảng tài chính số, có thể giúp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân đang phát triển, nhất là ở những khu vực khó tiếp cận truyền thống

1.1.1.2 Khả năng tiếp cận tín dụng của cộng đồng yếu thế tại một số quốc gia đang phát triển

Trên thế giới, có nhiều cộng đồng yếu thế với trình độ phát triển kinh tế xã hội thường thấp hơn sơ với các cộng đồng đa số trong xã hội Chủ đề về tiếp cận tín dụng của các cộng đồng yếu thế tại một số quốc gia đang phát triển là một trong những chủ đề được nhiều tổ chức và học giả nghiên cứu chuyên sâu Theo nghiên cứu "Tiếp cận tài chính của cộng đồng bản địa tại Châu Mỹ La Tinh: Tổng quan về minh chứng và thách thức chính sách” do Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ (IDB) tiến hành năm 2015, các nguyên nhân gây ra sự khác biệt trong việc tiếp cận tài chính giữa cộng đồng bản địa và người dân thành thị đã được chỉ rõ Những nguyên nhân chính bao gồm sự khác biệt trong khả năng tiếp cận thông tin và giáo dục tài chính: Các cộng đồng bản địa thường thiếu thông tin và kiến thức về tài chính, điều này khiến cho họ khó khăn trong việc truy cập các sản phẩm tài chính; Sự khác biệt

về cơ sở hạ tầng: Các cộng đồng bản địa thường định cư ở những khu vực xa trung

Trang 21

tâm thành phố, điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do thiếu hạ tầng vận chuyển; Sự thiếu hụt về sản phẩm tài chính: Các cộng đồng bản địa thường không có đủ lựa chọn về các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của họ, điều này khiến cho họ không thể tiếp cận các sản phẩm tài chính cần thiết; Sự kém phát triển của các thị trường tài chính địa phương: Các cộng đồng bản địa thường sống ở những khu vực có nền kinh tế yếu và thị trường tài chính chưa phát triển, điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm tài chính; Sự kém tin cậy của hệ thống tài chính: Các cộng đồng bản địa thường không tin tưởng vào hệ thống tài chính do thiếu hiểu biết về các sản phẩm tài chính và sự thiếu minh bạch của các tổ chức tài chính

Từ những sự phân tích trên, nghiên cứu của (IDB) năm 2015 đưa ra một số khuyến nghị về các chính sách và biện pháp cần được thực hiện để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của cộng đồng bản địa, bao gồm việc xây dựng các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của cộng đồng bản địa, tăng cường giáo dục tài chính và xây dựng mạng lưới dịch vụ tài chính đến với các khu vực hẻo lánh, đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần tăng cường đối tác giữa các tổ chức tài chính và cộng đồng bản địa để đảm bảo tính bền vững của các chương trình tài chính dành cho cộng đồng này

Tại Đông Nam Á, khả năng tiếp cận tín dụng tại khu vực nông thôn cũng là một chủ đề được nhiều tổ chức và các học giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu Ở một số quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc gần với Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận tín dụng tại khu vực nông thôn Đông Nam Á vẫn gặp nhiều thách thức và cần có những kiến nghị thích hợp như cải thiện thông tin, hỗ trợ đào tạo cho người dân và phát triển các dịch vụ tài chính số để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính tại khu vực nông thôn

Trang 22

Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB (2018) về năng lực tài chính và tiếp cận tài chính ở Đông Nam Á cho thấy rằng các khu vực nông thôn ở Đông Nam Á có tỷ lệ tiếp cận tài chính thấp hơn so với các khu vực đô thị Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB năm 2018 về năng lực tài chính và tiếp cận tài chính ở Đông Nam Á nhằm mục đích đánh giá khả năng tiếp cận tài chính và tình trạng phát triển các dịch vụ tài chính tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam Nghiên cứu này cho thấy rằng các nước Đông Nam Á đã có những bước phát triển tích cực trong lĩnh vực tài chính trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ người dân trong khu vực tiếp cận các dịch vụ tài chính vẫn còn thấp Tỷ lệ người tiếp cận tài chính trong khu vực Đông Nam Á đạt 35%, thấp hơn so với trung bình toàn cầu

là 50% Trong đó, tỷ lệ tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn thấp hơn so với các khu vực đô thị và khu vực sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận tài chính

Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù việc phát triển các dịch vụ tài chính và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính là rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế và giảm bớt đói nghèo trong khu vực, còn nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan tới khả năng tiếp cận tín dụng tại các nước Đông Nam Á Các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch từ các dịch vụ tài chính truyền thống sang các dịch vụ tài chính số, tuy nhiên việc triển khai các dịch vụ này vẫn còn chậm Việc thiếu thông tin và yếu tố

an ninh tài chính được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng tại khu vực nông thôn Các nước Đông Nam Á cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính và phát triển nhân lực có chuyên môn để tăng cường năng lực tài chính

Trang 23

Nghiên cứu "Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Phillipines" được tác giả Gan và cộng sự tiến hành năm

2019 xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ tại Philippines Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu từ 600 hộ nông dân đang sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức tại Philippines (Gan & cộng sự, 2019) Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân, bao gồm: tình trạng đăng ký kinh doanh của hộ gia đình,

sử dụng các dịch vụ tài chính truyền thống, trình độ học vấn, mức thu nhập và tình trạng sử dụng đất Đặc biệt, kết quả cho thấy rằng việc đăng ký kinh doanh của hộ gia đình có mối liên hệ mạnh mẽ với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tài chính chính thức của các hộ nông dân tại Philippines, bao gồm việc nâng cao giáo dục tài chính cho nông hộ, giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính, các khoản vay và quản lý tài chính; tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động nông nghiệp, bao gồm cả quản lý rủi ro thời tiết, để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng trả nợ; cải thiện hệ thống thông tin tín dụng để nông hộ có thể truy cập thông tin về các sản phẩm tài chính và quy trình đăng ký vay; và tăng cường hỗ trợ chính sách từ chính phủ, bao gồm cả chính sách về tín dụng nông nghiệp và hỗ trợ cho các nông hộ có thu nhập thấp

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, với tầm quan trọng của việc tiếp cận tín dụng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng DTTS, đã có nhiều học giả và nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu có liên quan tới việc tiếp cận tín dụng nói chung và việc tiếp cận tín dụng của các hộ DTTS ở khu vực khó khăn nói riêng

Trang 24

Các nghiên cứu này tập trung vào việc xác định tầm quan trọng của khả năng tiếp cận tín dụng, thực trạng, khó khăn và đề xuất kiến nghị cho các nhóm đối tượng trong việc tiếp cận tín dụng

1.1.2.1 Đánh giá tình hình tiếp cận tài chính tại các địa phương khó khăn của Việt Nam

Nghiên cứu "Đánh giá tình hình tiếp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam" (2016) của Tổng cục Thống kê tập trung vào việc đánh giá tình hình tiếp cận dịch

vụ tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ một số nguồn như Báo cáo nghiên cứu phát triển tài chính của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức phát triển quốc tế (IFC), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN, và Báo cáo tài chính quốc gia

Các chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm tỷ lệ người sử dụng dịch

vụ ngân hàng, tỷ lệ sở hữu bảo hiểm, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng, số lượng người sử dụng thẻ ATM và điểm giao dịch tại các địa phương khó khăn, cũng như các hạn chế và thách thức đối với tiếp cận dịch vụ tài chính ở Việt Nam Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tình hình tiếp cận dịch vụ tài chính ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế Các địa phương khó khăn như các vùng nông thôn và miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính Nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị để nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính cho các địa phương này

Năm 2015, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tiến hành nghiên cứu "Tiếp cận dịch vụ tài chính tại các địa phương khó khăn tại Việt Nam" tập trung vào việc đánh giá tình hình tiếp cận dịch vụ tài chính tại các địa phương khó khăn ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một số nguồn như Công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Công trình nghiên cứu

Trang 25

của Tổ chức phát triển quốc tế (IFC), Báo cáo tài chính của Chính phủ và Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nghiên cứu cho thấy rằng, tình hình tiếp cận dịch

vụ tài chính ở các địa phương khó khăn ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2015, đã có nhiều cải thiện trong tình hình này, nhưng các địa phương khó khăn vẫn đang gặp phải những thách thức như: thiếu nguồn vốn, không

đủ chuyên môn về tài chính, giảm sản xuất và lạm phát

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2015) cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính tại các địa phương khó khăn như: phát triển hệ thống tài chính đa dạng và phù hợp với các địa phương khó khăn, tăng cường đào tạo nhân lực về tài chính, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy các hoạt động tài chính, tăng cường quản lý chặt chẽ, giảm rủi ro tín dụng và tăng cường thông tin về dịch vụ tài chính đến cộng đồng

"Đánh giá tình hình tiếp cận tài chính tại các địa phương nghèo, miền núi và biên giới" của tác giả Đặng Thị Thanh Tâm (2012) là một nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình tiếp cận tài chính tại các địa phương nghèo, miền núi và biên giới của Việt Nam Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích và đánh giá tình hình tiếp cận tài chính của các hộ nghèo, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu

số, trong các vùng đói khó và miền núi Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích các tài liệu thống kê và khảo sát trực tiếp tại các địa phương nghèo, miền núi và biên giới của Việt Nam Kết quả cho thấy rằng, tình hình tiếp cận tài chính của các hộ nghèo, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số, vẫn rất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của họ Cụ thể, trong tổng số 193 hộ gia đình được khảo sát, chỉ có 28% hộ đã có tài khoản ngân hàng và chỉ có 20% trong số đó được cấp tín dụng Tỷ

lệ tiếp cận tài chính của các hộ dân tộc thiểu số và các hộ nông dân ở vùng miền núi và biên giới còn thấp hơn so với các vùng khác tại Việt Nam

Trang 26

Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể bao gồm việc tăng cường hỗ trợ và đào tạo cho các tổ chức tín dụng địa phương, đẩy mạnh sự phát triển của các hình thức tài chính phi ngân hàng và nâng cao nhận thức của người dân về tiếp cận tài chính; tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về tài chính và tín dụng; tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để mở rộng hoạt động và mở thêm chi nhánh tại các vùng miền núi, biên giới

và các vùng nghèo khó khăn khác; thúc đẩy việc hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tài chính để xây dựng các sản phẩm tài chính phù hợp với điều kiện của người dân nghèo, miền núi và biên giới; nâng cao năng lực quản lý và điều hành của các tổ chức tài chính và đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực tài chính; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính khác để tham gia vào hoạt động cho vay và hỗ trợ tài chính cho người dân nghèo, miền núi và biên giới Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị khác như nâng cao hiệu quả của các chương trình tài trợ tài chính, tạo điều kiện cho người dân nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính trực tuyến, phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng và phù hợp hơn với điều kiện của người dân nghèo, và nghiên cứu đưa ra các kiến nghị mới để hỗ trợ tài chính cho người dân nghèo

1.1.2.2 Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình yếu thế ở Việt Nam

Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (SDRC) tiến hành nghiên cứu về tầm quan trọng của tiếp cận tín dụng đối với sự phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, tập trung vào khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam Nghiên cứu này đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 1.200 hộ gia đình nghèo ở 6 tỉnh miền núi và miền nông thôn của Việt Nam Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc cải thiện tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình nghèo có thể giúp tăng năng suất lao động, giảm nghèo và tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro

Trang 27

kinh tế Nghiên cứu cũng đề xuất những kiến nghị cụ thể để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình nghèo, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính, tăng cường hỗ trợ và đào tạo cho các nhà cung cấp tín dụng, và tăng cường giáo dục tài chính cho các hộ gia đình nghèo

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù các chính sách tài chính và ngân hàng của Việt Nam đang được triển khai rộng rãi tại các khu vực nông thôn và miền núi, nhưng các hộ gia đình nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các sản phẩm tài chính như vay tiền hoặc mở tài khoản tiết kiệm Một số nguyên nhân chính bao gồm: khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu và thủ tục của các tổ chức tài chính,

sự thiếu thông tin về các sản phẩm tài chính, và khả năng trả nợ của các hộ gia đình nghèo Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nghèo, bao gồm tăng cường việc giáo dục về tài chính, đơn giản hóa các thủ tục vay tiền và mở tài khoản, và cải thiện khả năng trả nợ của các hộ gia đình nghèo

Nghiên cứu "Khả năng tiếp cận tài chính của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp

ở Việt Nam" (2014) của Viện Kinh tế và Chính sách Kinh tế tập trung vào đánh giá khả năng tiếp cận tài chính của hộ gia đình nghèo và hộ có thu nhập thấp tại Việt Nam Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát tiêu dùng gia đình năm

2010 và cuộc khảo sát về tình hình sống của hộ gia đình năm 2012 để phân tích khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính của các hộ gia đình nghèo và hộ có thu nhập thấp ở Việt Nam

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận tài chính của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi Các sản phẩm tài chính được cung cấp cho hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp chủ yếu là vay tín dụng, tuy nhiên, mức lãi suất của các khoản vay này thường

Trang 28

cao hơn so với các khoản vay của các hộ khác Khả năng tiếp cận tín dụng của các

hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm và khả năng thẩm định của các tổ chức tài chính Các chính sách ưu đãi và các chương trình vay vốn của chính phủ và các tổ chức tài chính có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tài chính của các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp ở Việt Nam, tuy nhiên, việc triển khai các chính sách này còn nhiều hạn chế và khó khăn

Cũng liên quan tới chủ đề này, tác giả Đỗ Xuân Luận (2017) đã tiến hành nghiên cứu có tựa đề "Đánh giá thực trạng và đề xuất kiến nghị nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội tại Việt Nam" Nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Luận tập trung vào việc đánh giá tình hình tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội tại Việt Nam và đề xuất kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của những đối tượng này Tác giả

đã tiến hành phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu từ khảo sát trực tiếp với các hộ gia đình

Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù đã có nhiều chính sách và các chương trình

hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội tại Việt Nam, nhưng tình hình tiếp cận tín dụng của nhóm này vẫn còn nhiều hạn chế Các hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ tài chính do nhiều nguyên nhân, bao gồm thiếu kiến thức về tài chính, tài sản thế chấp không đủ, và các rào cản về quy định và thủ tục Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo và các hộ chính sách xã hội, tác giả Đỗ Xuân Luận đề xuất một số kiến nghị cụ thể, bao gồm tăng cường giáo dục và tư vấn tài chính cho các hộ gia đình, tăng cường hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng địa phương, cải thiện quy trình vay vốn và thủ tục giải quyết nợ xấu, và tăng cường cơ

Trang 29

chế đảm bảo tài sản thế chấp

Năm 2015, tác giả Phạm Phi Hùng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tại xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam Mục tiêu của nghiên cứu là hiểu rõ tình hình tiếp cận tài chính của nông hộ và nhận biết các rào cản và thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát trên một mẫu ngẫu nhiên các hộ nông dân tại xã Đại An Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nông hộ ở xã Đại An gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tín dụng chính thức Những rào cản và thách thức chính bao gồm: (1) yếu kém về thông tin và giáo dục tài chính, (2) quy trình phức tạp và rườm rà trong việc đăng ký vay vốn, (3) yêu cầu bảo đảm và tài sản thế chấp đáng kể, (4) sự kém linh hoạt trong việc xem xét và phê duyệt hồ sơ vay, và (5) những rủi ro về tài chính mà nông hộ đối mặt Dựa trên các kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Các kiến nghị bao gồm cung cấp thông tin và giáo dục tài chính cho nông hộ, đơn giản hóa quy trình vay vốn, tăng cường linh hoạt và tốc độ xét duyệt hồ sơ vay, và cung cấp hỗ trợ tài chính và bảo đảm rủi ro cho nông hộ

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng hộ gia đình nói chung và hộ gia đình yếu thế nói riêng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ DTTS, đặc biệt là các hộ DTTS tại khu vực khó khăn của Việt Nam Những khoảng trốn đó được thể hiệu ở các điểm sau:

Trang 30

Thiếu dữ liệu: Thiếu thông tin đầy đủ về tình hình tiếp cận tín dụng của các hộ dân tộc thiểu số, bao gồm số lượng, đặc điểm kinh tế-xã hội, tình hình tài chính và nhu cầu tín dụng của họ

Rào cản và thách thức: Cần nghiên cứu các rào cản và thách thức mà các hộ dân tộc thiểu số gặp phải khi tiếp cận tín dụng Điều này có thể bao gồm sự tụt hậu

về giáo dục tài chính, quy trình phức tạp và yêu cầu tài sản thế chấp, sự kém linh hoạt trong việc xét duyệt hồ sơ vay và thiếu thông tin hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức tài chính

Kiến nghị và chính sách thích hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ dân tộc thiểu số Điều này có thể bao gồm việc cải thiện giáo dục tài chính, đơn giản hóa quy trình vay vốn, tăng cường linh hoạt trong việc cung cấp tín dụng và cung cấp hỗ trợ tài chính từ các tổ chức chính phủ và tài chính

Các khoảng trống trên cần được điền vào thông qua nghiên cứu chi tiết và thu thập dữ liệu liên quan để có cái nhìn rõ ràng và toàn diện về tình hình tiếp cận tín dụng cho người DTTS mà nghiên cứu về ”Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai” là một trong số các nghiên cứu đó

1.2 Cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với các hộ DTTS

1.2.1 Khái niệm về hộ, hộ dân tộc thiểu số

1.2.1.1 Hộ gia đình

Trong cuốn sách Nhân trắc học (Anthropology), tác giả Haviland (2003) định nghĩa hộ gia đình là một nhóm người sống cùng nhau và có mối quan hệ thân tình với nhau Những thành viên trong hộ gia đình có thể có mối quan hệ huyết thống hoặc bằng hôn nhân, những mối quan hệ này thể hiện sự kết nối và tương tác

Trang 31

xã hội giữa các thành viên trong hộ gia đình Haviland (2003) cũng nhấn mạnh rằng định nghĩa hộ gia đình có thể khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm xã hội và giá trị văn hóa của từng nền văn hóa

Hộ gia đình tại Việt Nam được định nghĩa là một tập thể gồm một hoặc nhiều người có mối quan hệ vợ chồng, cha con, mẹ con, anh chị em ruột hoặc những người có quan hệ với nhau như vậy, cùng sinh hoạt chung dưới một mái nhà

và chia sẻ chi phí sinh hoạt Hộ gia đình tại Việt Nam được xác định và thống kê theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn liên quan Ở Việt Nam,

hộ gia đình được coi là một đơn vị kinh tế độc lập, không thuộc vào thành phần kinh tế cá thể Mối quan hệ của hộ gia đình thường bị ảnh hưởng bởi kinh tế tập thể Kinh tế hộ gia đình được hình thành từ một nhóm người có thể có hoặc không

có quan hệ huyết thống nhưng chung một nguồn ngân quỹ, nguồn này được sử dụng để sản xuất kinh doanh, sinh lời và cung cấp thu nhập cho các thành viên trong hộ (Thơ, 2010)

1.2.1.2 Dân tộc thiểu số

Dân tộc là một nhóm người có chung một số đặc điểm và được phân biệt với các nhóm người khác cũng bởi các đặc điểm đó, bao gồm: truyền thống, tổ tiên, ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, xã hội, quốc gia, tôn giáo trong khu vực sinh sống Đôi khi dân tộc có thể được sử dụng với hàm ý chỉ về quốc gia nói chung hoặc về các chủng tộc người khác nhau Theo định nghĩa của Chính phủ Việt Nam, DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc Trong khi đó, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% dân số của cả nước Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 của Việt Nam, với tỷ lệ 85,3% dân số, dân tộc Kinh là dân tộc đa số tại

Trang 32

Việt Nam và 53 dân tộc khác, chiếm 14,7% dân số của cả nước, là DTTS (GSO, 2019)

Cộng đồng DTTS tại Việt Nam thường sinh sống tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa lý, địa hình không thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển thương mại (Tùng và cộng sự, 2016) Điều này khiến cho việc tiếp cận cơ sở vật chất của người DTTS có nhiều hạn chế, đời sống kinh tế khó khăn so với người dân tộc Kinh Trong cùng 1 địa bàn làng, xã, có thể có nhiều nhóm DTTS cùng sinh sống chung, tạo nên những nét giao thoa văn hoá Do sinh sống tại các vùng đồi núi, sâu xa, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là những hoạt động sinh kế chính của đại đa số bộ phận DTTS tại Việt Nam (World Bank, 2018)

Kết hợp giữa khái niệm về hộ và DTTS, hộ DTTS được hiểu là một hoặc một nhóm người sống chung một nhà và ăn chung trong đó các thành viên là người DTTS Trong trường hợp trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân giữa các nhóm dân tộc khác nhau, hộ DTTS là hộ có chủ hộ là người DTTS thuộc vào một trong

53 nhóm DTTS tại Việt Nam Các hộ DTTS tại Việt Nam chủ yếu sinh sống và làm việc ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đảo xa của đất nước Họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ, chính sách hỗ trợ của nhà nước và xã hội (Tùng và cộng sự, 2016)

1.2.2 Một số vấn đề liên quan tới tín dụng chính thức

1.2.2.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng được định nghĩa là một hình thức cho vay tiền hoặc tài sản khác để người vay có thể sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng Tín dụng thường được cung cấp bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư và cá nhân (Gertler & Gilchrist, 1994) Tín

Trang 33

dụng cũng được hiểu là sự cho phép một bên tạm thời sử dụng tài sản, tiền bạc hoặc dịch vụ của bên khác, với cam kết trả lại những gì đã được sử dụng và thêm một khoản phí (lãi suất hoặc phí dịch vụ) vào trong một khoảng thời gian cụ thể Tín dụng được sử dụng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng và các mục đích khác Khi sử dụng tín dụng, bên nhận tín dụng được cho phép sử dụng tài sản hoặc tiền bạc mà họ chưa có, trong khi bên cho tín dụng được hưởng lợi từ khoản phí được cộng thêm

Các hình thức tín dụng phổ biến bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng mua nhà, tín dụng mua ô tô, tín dụng thương mại và tín dụng sản xuất Thông thường, khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng, người vay sẽ phải trả lại số tiền đã vay cùng với lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giúp các cá nhân và tổ chức có thể đầu tư vào các

dự án mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động của mình Tuy nhiên, tín dụng cũng mang lại rủi ro và có thể gây ra các vấn đề tài chính nếu không quản lý và sử dụng đúng cách (Hubbard, 1998)

Chức năng đầu tiên của tín dụng là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Tín dụng giúp điều hòa các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội từ nơi thừa sang nơi thiếu để

sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả, do đó tín dụng có ưu thế rõ rệt khi kích thích

Trang 34

mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng

Chức năng tiếp theo của tín dụng là tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán, thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển bảo quản tiền Thông qua ngân hàng các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để

sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên

Cuối cùng, chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế là một chức năng quan trọng của tín dụng Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn qua mục đích vay của họ và giám sát việc sử dụng vốn Từ đó, Nhà nước có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết

Tóm lại, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia Ba chức năng của tín dụng gồm tập trung phân phối lại vốn tiền tệ, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội và kiểm soát các hoạt động kinh tế

1.2.2.3 Nguyên tắc tín dụng

Tín dụng là quá trình cung cấp tiền cho người vay và được trả lại trong tương lai với một khoản lãi suất nhất định Nguyên tắc của tín dụng là người cho vay cung cấp khoản tiền cho người vay dựa trên sự tin tưởng vào khả năng và cam kết của người vay trả lại khoản tiền này trong tương lai Khi người vay nhận được khoản tiền này, họ sẽ phải trả lại khoản tiền này kèm theo lãi suất đã được đồng ý

Trang 35

trước đó Người/ tổ chức cho vay sẽ đưa ra quyết định cấp tín dụng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm năng lực tài chính của người vay, khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng

và mục đích sử dụng khoản tiền vay (Ninh & Hùng, 2011)

Về phía người/ tổ chức cho vay tín dụng, nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve, kd) cũng chỉ ra một số nguyên tắc tín dụng bao gồm việc xác định rủi ro, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và quản lý nợ Trong

đó, bên cho vay xác định và đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay để đảm bảo tính khả thi của khoản vay Các rủi ro này bao gồm rủi ro về tài chính, rủi ro về tín dụng và rủi ro về hoạt động kinh doanh Đồng thời, bê cho vay cần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách xem xét khả năng thu nhập, lịch sử tín dụng

và các khoản nợ khác của khách hàng Theo Quỹ Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve), quản lý nợ chặt chẽ cũng là một nguyên tắc trong tín dụng khi người/ tổ chức cho vay cần phải theo dõi các khoản nợ, đòi nợ đúng thời hạn và cung cấp kiến nghị cho khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ

1.2.2.4 Phân loại tín dụng

Phân loại tín dụng theo hình thức

Theo Nghiên cứu về về tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức ở các quốc gia đang phát triển của các tác giả Beck, Demirgüç-Kunt và Levine (2003), tín dụng chính thức được định nghĩa là các khoản vay được cấp bởi các tổ chức tài chính đầy đủ giấy tờ và thực hiện các quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ Các khoản vay này thường được cấp cho các doanh nghiệp và cá nhân đáng tin cậy, có khả năng trả nợ và được đánh giá đầy đủ về rủi ro tín dụng Tín dụng chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và xây dựng một hệ thống tài chính bền vững trong các quốc gia đang phát triển Theo đó, khoản vay

Trang 36

được cấp bởi các tổ chức tài chính truyền thống như các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác Tín dụng chính thức yêu cầu người vay phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tín dụng và thẩm định rủi ro, và thường được bảo đảm bằng tài sản như nhà đất, tài sản kinh doanh hoặc tài sản cá nhân của người vay để đảm bảo trả nợ Các khoản vay chính thức thường có mức lãi suất cố định hoặc biến động, thời hạn vay cụ thể và các khoản trả nợ phải được đáp ứng theo kế hoạch

Cũng theo nghiên cứu của Beck và cộng sự (2003), tín dụng không chính thức bao gồm các khoản tín dụng được cung cấp bởi các tổ chức tài chính không chính thức như chợ đen, các nhà băng hoặc những người cho vay cá nhân Những khoản tín dụng này không được quản lý hoặc điều chỉnh bởi các cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan giám sát tài chính, và thường không được bảo đảm bởi tài sản đảm bảo Đây là các hình thức tín dụng phổ biến trong các khu vực nông thôn và các quốc gia đang phát triển, với các nguồn tài nguyên tài chính không phát triển đầy đủ Các hình thức tín dụng không chính thức bao gồm các hoạt động cho vay nặng lãi, cho vay tại chỗ, vay tín dụng từ người thân, vay tín dụng từ các tổ chức phi chính phủ và các hình thức tín dụng dân sự không chính thức khác Các hình thức tín dụng này thường có rủi ro cao hơn và có thể gây ra các vấn đề về tính bền vững của nền kinh tế

Phân loại theo kỳ hạn

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mận (2011), tùy thuộc vào mục đích và khả năng thanh toán của bên vay, các loại tín dụng trên sẽ được sử dụng phù hợp với tình hình kinh doanh và tài chính của bên vay để đảm bảo hoạt động hàng ngày hoặc sản xuất kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả

Trang 37

Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay có kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn của bên vay, chẳng hạn như thanh toán cho các khoản mua hàng, trả lương cho nhân viên hoặc thanh toán các khoản phải trả ngay

Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có kỳ hạn từ 1 năm trở lên Tín dụng dài hạn thường được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sản xuất dài hạn của bên vay, chẳng hạn như mua sắm tài sản cố định, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm Tín dụng trung hạn thường được bên vay sử dụng để đầu tư vào các hoạt động có thời gian trung bình như nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào thiết bị sản xuất mới, mở rộng thị trường hoặc đào tạo nhân viên

1.2.2.5 Vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế - xã hội

Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội bởi vì nó cung cấp tài nguyên tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức để đầu tư và tiêu dùng Tín dụng còn là cách thức để giải quyết các rủi ro tài chính và tạo ra sự chuyển đổi tài sản giữa các bên Với vai trò này, tín dụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư, tăng cường sản xuất

và tiêu thụ, tạo ra việc làm và cải thiện mức sống của người dân

Theo nghiên cứu của Muhumuza và Businge (2017), tín dụng có vai trò cụ thể trong việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nông nghiệp Tín dụng giúp cho người nông dân có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, mua sắm hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các thiết bị khác Điều này giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Đồng thời tín dụng có

Ngày đăng: 27/03/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w