VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓASố: /NCLSBTDSVH-BTDS V/v nghiên cứu, đề xuất ý kiến về hồ sơ thiết kế cơ sở tu bổ, tôn tạo đền Ngư Ông và hồ sơ thiết kế BVTC tu bổ, tôn tạo đền Thanh Khê, ph
Trang 1VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Số: /NCLSBTDSVH-BTDS
V/v nghiên cứu, đề xuất ý kiến về hồ sơ
thiết kế cơ sở tu bổ, tôn tạo đền Ngư
Ông và hồ sơ thiết kế BVTC tu bổ, tôn
tạo đền Thanh Khê, phường Quảng Cư,
thành phố Sầm Sơn
Thanh Hoá, ngày tháng năm 2022
Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá Thực hiện Công văn số 3674/SVHTTDL-DSVH ngày 16/8/2022 của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc giao nghiên cứu, đề xuất ý
kiến về hồ sơ thiết kế cơ sở tu bổ, tôn tạo đền Ngư Ông và hồ sơ thiết kế BVTC
tu bổ, tôn tạo đền Thanh Khê, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn và giao
Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá căn cứ
chức năng nhiệm vụ của đơn vị để nghiên cứu, đề xuất ý kiến về: (1) Hồ sơ thiết
kế cơ sở, tu bổ, tôn tạo Đền Ngư Ông, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn
do Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Khánh Đăng lập (kèm theo Hồ sơ
thiết kế cơ sở, thuyết minh, dự toán, Biên bản họp Hội nghị, Tờ trình số
3966/TTr-UBND ngày 04/8/2022 của UBND thành phố Sầm Sơn); (2) Hồ sơ
thiết BVTC tu bổ, tôn tạo Đền Thanh Khê, phường Quảng Cư, thành phố Sầm
Sơn do Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Khánh Đăng lập (kèm theo
hồ sơ: Thuyết minh, báo cáo kết quả khảo sát, Thiết kế BVTC, Dự toán, Văn bản
số 4006/UBND-QLRĐ ngày 05/8/2022 của UBND thành phố Sầm Sơn và các tài
liệu có liên quan)
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ và các văn bản có liên quan,Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hoá Thanh Hoá tham gia ý kiến gồm những
nội dung như sau:
I Về di tích Đền Ngư Ông, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn:
1 Di tích lịch sử Đền Ngư Ông, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn được xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1321/QĐ-CT ngày
21/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Hiện nay, trong khuôn viên của
Đền Ngư Ông, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn gồm có các hạng mục
công trình: Đền chính, 02 Miếu nhỏ, Nhà hóa vàng, Cổng đền, Sân vườn và hệ
thống tường rào Đền chính cấu trúc hình chữ Đinh (J) gồm 03 gian Tiền đường
được xây bằng bê tông cốt thép, mái đổ bằng; 02 gian Hậu cung được xây dựng
năm 1994 có kết cấu theo chiều dọc, đòn tay rui mè bằng luồng, mái lợp ngói;
02 miếu nhỏ (không rõ thờ ai) Các công trình nêu trên chủ yếu là xây tạm
không kiên cố, để làm nơi thờ cúng tâm linh của cư dân vùng ven biển
Trang 2Nhìn chung, các hạng mục công trình của di tích không đồng nhất về kiểu dáng kiến trúc cũng như quy hoạch không gian chung Vì vậy, chính quyền địa phương lập hồ sơ thiết kế cơ sở nhằm tu bổ, tôn tạo di tích đền Ngư Ông để phát huy giá trị của di tích là cần thiết
2 Đối với Hồ sơ thiết kế cơ sở tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền Ngư Ông: 2.1 Thống nhất Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích gồm các hạng mục: Đền chính (xây mới-1), Bồn hoa (xây mới-2), Bể nước (xây mới-3), giếng (4), Nhà sắp lễ (xây mới-5), Miếu đốt vàng mã, sửa lại thành Lầu hoá vàng (xây mới-6), Tường rào (xây mới-7), Sân (xây mới-8), Nghinh môn (xây mới-9), tại bản vẽ CT-01
2.2 Đối với các hạng mục công trình tu bổ, tôn tạo đền Ngư Ông:
- Đền chính (Đền Thượng): Thống nhất xây mới Đền chính có cấu trúc hình chữ Đinh, kiến trúc theo kiểu “Giá chiêng, chồng rường”, gồm 3 gian Tiền
đường, Hậu cung kết cấu dọc gồm 2 gian; hệ thống khung kèo bằng làm bê tông cốt thép sơn màu giả gỗ; hai tường hồi nhà Tiền đường lắp dựng cửa sổ chữ Thọ tròn bằng bê tông đúc sẵn, phía trên đắp phù điêu hổ phù; mái nhà đổ bê tông cốt thép, dán ngói mũi hài; bờ dải, bờ nóc đắp vuông, hai bên bờ mái đắp đấu trụ gắn phù điêu kìm nóc; giữa đỉnh nóc gắn lưỡng long chầu nguyệt; Cửa đi làm bằng gỗ nhóm 2 đã ngâm tẩm xử lý mối mọt, cánh cửa làm theo kiểu cửa
“Thượng song hạ bản”; nền nhà lát gạch bát màu nâu đỏ 400x400 (bản vẽ từ
CT-12 đến CT-18); Tam cấp lát bằng đá xanh Thanh Hoá nguyên khối đục nhám mặt
Thống nhất Mặt bằng cấp điện (bản vẽ CT-28); Mặt bằng PCCC (bản vẽ CT-30); Mặt bằng chống mối (bản vẽ CT-31)
- Nhà sắp lễ: Thống nhất xây mới Nhà sắp lễ có cấu trúc hình chữ Nhất
(-), bằng bê tông cốt thép, mái dán ngói mũi hài; bờ dải, bờ nóc đắp vuông, hai bên bờ mái đắp đấu trụ (không gắn mặt nguyệt ở đỉnh mái như bản vẽ thể hiện), nền nhà lát gạch bát màu nâu đỏ 400x400; cửa đi làm bằng gỗ nhóm 2 đã được
ngâm tẩm xử lý mối mọt, cánh cửa làm theo kiểu “Thượng song hạ bản” (bản vẽ
CT-36, CT-37, CT-38)
- Nghi môn: Thống nhất phương án thôn tạo Nghi môn theo kiểu tứ trụ,
đầu cột lớn đắp hình phượng lật, phía dưới trang trí hình trái giành, bên trên trang trí đèn lồng (bản vẽ CT-48) Đề nghị không làm cửa kéo bằng đường ray
Trang 3- Tường rào: Thống nhất tường rào xây bằng gạch nung, vữa xi măng #
50, trát tường vữa xi măng # 75 (bản vẽ từ CT-52 đến CT-57), tường sơn màu ghi hoặc màu vàng thổ (không sơn màu trắng)
II Về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu tổ, tôn tạo di tích Đền Thanh Khê: 2.1 Thống nhất bản vẽ quy hoạch Mặt bằng tổng thể di tích gồm các hạng mục công trình: Đền thượng (1), đền Hạ (2), Nhà kho 1 (3), Nhà kho 2 (4), Nhà chuẩn bị đồ lễ (5), Nhà xe 1 (6), Nhà xe 2 (7), Cổng vào (8), Bồn hoa (9), Sân (10), Tường rào (11) tại bản vẽ QH-01
2.2 Đối với hạng mục đền Chính (đền Thượng):
- Thống nhất hạ giải toàn bộ phần mái nhà, thay thế 100% hệ thống rui,
mè, 50% hệ thống hoành sơn theo màu hiện trạng Hệ thống ngói mũi hài căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại, tận dụng tối đa ngói cũ còn sử dụng được lợp về mái trước, bổ sung ngói mới theo mẫu ngói hiện tồn (bản vẽ 03, 04, CT-05)
- Thống nhất tháo dỡ toàn bộ hệ thống tường nhà và xây lại bằng gạch, vữa xi măng mác # 50, trát tường vữa xi măng mác # 75, đề nghị không khôi phục lại bức pha sát phía trước; xây hai mái thoải, để lộ tàu mái; tường nhà sơn 1 lớp lót, 2 lớp phủ theo màu hiện trạng; sửa chữa lại hệ thống cột bằng phương pháp nối, vá trên cơ sở đánh giá cấu kiện sau hạ giải, thay thế cột bê tông 1B, 1C bằng cột gỗ lim; thay mới cột gỗ 3A, 2C, 3D, 9C, 11C (bản vẽ từ 09 đến CT-12); sửa chữa lại hệ thống cửa (bản vẽ từ CT-17 đến CT-20); Bóc bỏ toàn bộ nền gạch cũ, lát lại bằng gạch bát màu nâu đỏ (không lát nền bằng gạch COTTO Hạ Long) Chi tiết rồng nóc, nên đắp theo phong cách rồng thời Nguyễn; Bậc tam cấp làm bằng đá xanh đục nhám mặt (không làm lưỡi bậc thềm như trong bản vẽ CT-21)
Thống nhất Mặt bằng chống mối (CT-25), Mặt bằng cấp điện (CT-26), Mặt bằng PCCC (CT-28)
Trên đây là đề xuất ý kiến về hồ sơ thiết kế cơ sở tu bổ, tôn tạo đền Ngư Ông và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích đền Thanh Khê, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn; Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa kính trình Giám đốc Sở xem xét, chỉ đạo./
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng QLDSVH Sở (để Ph/h);
- Lưu VT, BTDS
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hải