1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việcxuất hiện nội dung xấu độc trên facebookđến tâm lý của sinh viên đại học côngnghiệp hà nội

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc xuất hiện nội dung xấu độc trên Facebook đến tâm lý của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tác giả Trần Trung Hiếu, Nguyễn Hải Đăng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 399,99 KB

Cấu trúc

  • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (6)
  • 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (6)
  • 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.4 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.8 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (7)
  • 1.9 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN (8)
  • 1.10 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI. 10 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
  • 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI DUNG TRÊN (0)
    • 1.1.1 Tổng quan về thói quen sử dụng mxh facebook của (11)
    • 1.1.2 Tổng quan về hành vi tâm lý của sinh viên khi tiếp nhận các thông tin tiêu cực (11)
  • 2.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ (0)
  • Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (13)
      • 2.1.1 Khái niệm nội dung xấu độc (13)
      • 2.1.2 Khái niệm “ảnh hưởng” (13)
      • 2.1.3 Khái niệm “sinh viên” và “sinh viên ” (14)
      • 2.1.4 Khái niệm tâm lý (14)
      • 2.1.5 Khái quát về mạng xã hội facebook (14)
    • 2.2 LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU (14)
      • 2.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định (14)
      • 2.2.2 Thuyết Thiên kiến tiêu cực (Negativity Bias) (15)
      • 2.2.3 Thiên kiến xác nhận. (Confrmation Bias) (15)
      • 2.2.4 Lý thuyết đám đông (15)
      • 2.2.5 Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi (Behavioral (15)
  • Chương 3 TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (17)
      • 3.1.1 Tổng quát (17)
      • 3.1.2 Kết luận về cuộc phóng vấn (21)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT QUA MẠNG (24)
      • 3.2.1 Tổng quát (24)
      • 3.2.2 Kết quả (27)
  • Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (30)
    • 4.1 KẾT LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN (30)
    • 4.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI NỘI DUNG XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI (31)
      • 4.2.1 Đối với cá nhân (31)
      • 4.2.2 Đối với xã hội (31)

Nội dung

Tuy nhiên, từ khi cuộc cách mạng công nghệ số bùng nổ với số lượng các MXH phát triển nhanh,thêm vào đólà số lượng người dung tăng trong đó học sinh, sinh viên là đối tượng sử dụng chiếm

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao Và sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chính là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy Cũng từ đó, mạng xã hội Facebook dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên Thông tin xấu, độc trên internet đã xuất hiện từ lâu Tuy nhiên, từ khi cuộc cách mạng công nghệ số bùng nổ với số lượng các MXH phát triển nhanh,thêm vào đó là số lượng người dung tăng trong đó học sinh, sinh viên là đối tượng sử dụng chiếm tỉ lệ cao, các thế lực phản động đã sử dụng MXH để thực hiện âm mưu của mình.

Với tư cách là những người nghiên cứu cũng như là sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội mà chúng tôi đang sử dụng và tìm hiểu những tác động của sự xuất hiện các nội dung xấu độc trên mạng xã hội Facebook đối với nhận thức của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội - những người đang coi mạng xã hội như là một “thực đơn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống của mình.

Theo quan sát của nhóm tác giả, chúng tôi nhận thấy thời điểm hiện tại, nội dung hiển thị trên Facebook đã bị trộn lẫn quá nhiều các thông tin, ngoài nội dung tích cực mà Facebook muốn truyền tải, ở đâu đó, những nội dung xấu vẫn len lỏi vào nên tảng này Việc đăng tải những nội dung tiêu cực, như một “liều thuốc độc” khiến chúng ta mệt mỏi, tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới sinh viên nói chung và người trẻ nói riêng Tuy nhiên nó vẫn thu hút được sự chú ý của các sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội, và các bạn đã và đang bị cuốn vào những nội dung này Do đó, bài tiểu luận này bước đầu xác định những tác động của sự xuất hiện của nội dung xấu, độc trên mạng xã hội Facebook đối với sinh viên Đại học Công Nghiệp

Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và các cách đối mặt với nội dung này, hướng sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội sử dụng Facebook lành mạnh hơn.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Làm rõ sức ảnh hưởng của việc xuất hiện các video chưa nội dung xấu, độc trên mạng xã hội Facebook đến nhận thức và tâm lý của sinh viên Đại học Công Nghiệp

Hà Nội, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp hạn chế sự ảnh hưởng của nội dung tiêu cực đến sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội.

KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mức độ ảnh hưởng của việc xuất hiện thông tin tiêu cực đến tâm lý của sinh viên ĐHCNHN như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu từ sinh viên về trải nghiệm và phản ứng của họ khi xem video tiêu cực trên mạng xã hội Câu hỏi khảo sát có thể tập trung vào các yếu tố như tâm lý, quan điểm, hành vi và ảnh hưởng của nội dung tiêu cực.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp điều tra nhằm thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và những lý do ảnh hưởng đến hành vi này Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ là khoa học truyền thống mà còn cả nghiên cứu thị trường

Các phương pháp nghiên cứu định tính không chỉ trả lời cho câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào mà còn trả lời cho câu hỏi lý do tại sao và làm thế nào Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nội dung xấu trên mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức của sinh viên Facebook tạo ra một thế giới phẳng - nơi không còn khoảng cách địa lý cho phép tất cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với người khác, kể cả những nội dung không phù hợp với lứa tuổi, vùng miền cũng không được kiểm duyệt trên đây

Nhìn chung, giới trẻ tiếp thu những thông tin không phù hợp nhanh hơn những kiến thức bổ ích vì những lí do sau:

- Mối quan tâm đến gây sự chú ý: Nội dung xấu thường có xu hướng gây chú ý nhanh chóng và dễ lan truyền Điều này có thể do tính chất gây sốc, tranh cãi hoặc phê phán của nó Ngược lại, nội dung tốt thường đòi hỏi thời gian và sự đầu tư để tiếp thu và hiểu rõ hơn.

- Tác động của yếu tố xã hội: Trên mạng xã hội, một phần quan trọng của trải nghiệm là thu hút được sự chú ý và sự thích của người khác Do đó, giới trẻ có thể có xu hướng tiếp thu nội dung xấu để được công nhận và tương tác tích cực từ cộng đồng mạng.

- Thiếu kiến thức và nhận thức: Một số giới trẻ có thể thiếu kiến thức và nhận thức về hậu quả của việc tiếp thu nội dung xấu Họ có thể không nhận ra tác động tiêu cực của nội dung này đến tâm lý, hành vi và giá trị cá nhân.

- Thuận tiện và dễ dàng truy cập: Nội dung xấu có thể dễ dàng tiếp cận trên mạng xã hội và được lan truyền nhanh chóng Trong khi đó, nội dung tốt có thể đòi hỏi sự tìm kiếm hoặc đầu tư thời gian để tìm hiểu và tiếp thu.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Phản ứng của sinh viên đối với video tiêu cực có thể cung cấp thông tin quan trọng về các quy trình tâm lý và hành vi Nghiên cứu này có thể giúp hiểu rõ hơn về cơ chế tâm lý khi tiếp xúc với nội dung tiêu cực và tác động của nó đến cảm xúc, tư duy và hành vi của sinh viên.

- Phản ứng của sinh viên liên quan đến video tiêu cực trên mạng xã hội có thể mang lại những thông tin quan trọng về cách truyền thông xã hội và truyền thông trực tuyến tác động đến quan điểm, giá trị và hành vi của cá nhân và cộng đồng Nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về sự lan truyền của nội dung tiêu cực và vai trò của mạng xã hội trong việc hình thành quan điểm và hành vi của sinh viên.

- Phản ứng của sinh viên liên quan đến video tiêu cực trên mạng xã hội có thể mang lại những thông tin quan trọng về cách truyền thông xã hội và truyền thông trực tuyến tác động đến quan điểm, giá trị và hành vi của cá nhân và cộng đồng Nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về sự lan truyền của nội dung tiêu cực và vai trò của mạng xã hội trong việc hình thành quan điểm và hành vi của sinh viên.

- Phản ứng của sinh viên đối với video chứa nội tiêu cực có thể tạo ra nhận thức về tác động tiêu cực của nội dung trực tuyến và khuyến khích các cuộc thảo luận về an toàn trực tuyến và trách nhiệm cá nhân Nó có thể đóng góp vào việc đề xuất các giải pháp như tăng cường giáo dục trực tuyến, xây dựng chính sách bảo vệ và tạo ra môi trường trực tuyến an toàn hơn

- Có thể tác động đến việc xây dựng chính sách và quy định liên quan đến nội dung tiêu cực trên mạng xã hội Các nghiên cứu này có thể cung cấp căn cứ khoa học để đề xuất và thúc đẩy sự thay đổi chính sách để giảm thiểu tác động tiêu cực của nội dung trực tuyến đối với sinh viên và đảm bảo môi trường an toàn hơn trên mạng xã hội

- Phản ứng của sinh viên đối với video tiêu cực có thể giúp xây dựng nhận thức và kỹ năng cá nhân trong việc đối phó với nội dung tiêu cực trên mạng xã hội.Qua việc hiểu rõ hơn về tác động tiêu cực và cách ảnh hưởng đến bản thân, sinh viên có thể tự trang bị những kỹ năng giải quyết xung đột, xác định nội dung đáng tin cậy, và bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 10 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài triển khai theo 3 vấn đề:

I Nội dung xấu trên mạng xã hội Facebook đã tiếp cận chúng ta và sinh viên đã đón nhận nõ

II Những ảnh hưởng của nội dung xấu trên mạng xã hội Facebook đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

III Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực và giảm ảnh hưởng tiêu cực của mạng Facebook đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người tiếp nhận; làm cho người tiếp nhận có cách nhìn nhận lệch chuẩn Từ đó, những người tiếp nhận sẽ có những hành động gây bất lợi cho nhà nước ở các phương diện mà họ tiếp cận Dần dần, những thông tin xấu, độc đó không chỉ bị tiêm nhiễm với người thiếu bản lĩnh mà như một chất xúc tác, thúc đẩy họ chống lại những giá trị cốt lõi được các thế hệ cách mạng đã hy sinh máu xương, trí lực để dựng xây nên Trên MXH nước ta thời gian vừa qua liên tục xuất hiện tình trạng một số cá nhân đăng tải, chia sẻ,bình luận trên MXH, nhất là facebook, những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng, hoặc thông tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức dẫn đến tâm lý hoang mang,phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động,cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc,chống phá gây mất ổn định chính trị, kinh tế,xã hội.Trước thực trạng trên, trước hết cần nhận diện rõ thông tin xấu, độc,từ đó đẩy lùi tác động của nó đối với nhận thức của mỗi người.

Việc tìm hiểu những ảnh hưởng của nội dung xấu, độc trên Facebook vẫn đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế do sự phổ biến và liên kết chặt chẽ của nó đối với các cá nhân trong xã hội.

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI DUNG TRÊN MXH

Trong các nghiên cứu, có nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016) “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” cũng chỉ ra những vấn đề sinh viên gặp phải khi tham gia vào nền tảng này, đó là việc sinh viên dễ bị mắc chứng nghiện mạng xã hội Facebook.

Ngoài ra còn có các bài báo nói về hiện trạng này, như “Phòng chống thông tin độc, hại trên mạng xã hội” của tác giả An Nguyên (2020), giúp chúng ta nhận diện ra được sự nghiêm trọng của vấn đề, qua đó có cách nhìn tổng quát và tránh những thông tin trái chiều trên MXH hiện nay.

Cùng với rất nhiều bài báo trong nước nói về sự xuất hiện tràn lan của nội dung xấu độc trên MXH Facebook Qua đó, đánh một hồi chuông cảnh báo về nhận thức, tâm lý của người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng ở Việt Nam hiện nay khi tiếp nhận các thông tin độc hại.

Không chỉ ở trong nước, các nhà báo, nhà nghiên cứu quốc tế cũng thể hiện mối

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI DUNG TRÊN

Tổng quan về thói quen sử dụng mxh facebook của

Theo nghiên cứu của Trần Minh Đức(2014) về “Sử dụng MXH trong sinh viên Việt Nam” có 4.205/4.247 Sinh viên tham gia phỏng vấn là sử dụng mạng Facebook thường xuyên, còn lại là sử dụng các mạng xã hội khác nhiều hơn Trong cùng nghiên cứu đó của tác giả, cũng đã chỉ ra nguyên nhân sinh viên sử dụng Facebook là do Nhu cầu muốn chia sẻ (bao gồm: Bày tỏ cảm xúc, ý kiến; thăm dò, hỏi đáp ý kiến,…) Nhu cầu thể hiện bản thân và tìm kiếm việc làm, Nhu cầu giải trí, Nhu cầu kinh doanh và cuối cùng là do Nhu cầu tương tác (bao gồm: giao lưu, kết bạn, nhắn tin,…)

Cùng chủ đề còn có nghiên cứu của Lê Thanh Hòa (2020), đã thống kê ra được Thời gian sử dụng MXH hàng ngày của học sinh, sinh viên thể hiện 3 khoảng thời gian chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); trong khi sử dụng ít hơn 1 tiếng chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,0%) Những số liệu cho thấy học sinh, sinh viên đang dành khá nhiều thời gian cho MXH Thực tế này đã được nhiều chuyên gia cảnh báo, rằng việc sử dụng không hợp lý quỹ thời gian cho MXH chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện” MXH đang ngày càng phổ biến trong một bộ phận giới trẻ

Tổng quan về hành vi tâm lý của sinh viên khi tiếp nhận các thông tin tiêu cực

Thiên kiến tiêu cực lần đầu được xuất hiện vào năm 2001 bởi Tiến sỹ Paul Rozin, Khái niệm này chỉ ra rằng sự không cân xứng giữa mặt tích cực và tieu cực Trong lúc tương tác xã hội, thiên kiến này làm chúng ta cảm thấy những sự kiện tiêu cực quan trọng hơn và ghi nhớ chúng rõ nét hơn Nó ảnh hưởng đến quyết định, cảm xúc và khả năng tiếp nhận thông tin của con người

1.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ được một số nội dung như sau:

Thứ nhất, khẳng định sự gia tăng phát triển không ngừng của nội dung trên các nền tảng Cho tới thời điểm hiện tại có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, cũng như nội dung được đăng tải trên các nền tảng.

Thứ hai, mạng xã hội đang có những tác động không tích cực đến với nhận thức, tâm lý của sinh viên, nhiều sinh viên bị mắc phải chứng bệnh “nghiện Mạng xã hội”, không tập trung trong công việc của mình, đây là một hiện trạng cảnh báo, nếu không có các biện pháp hạn chế sẽ làm chậm quá trình phát triển của quốc gia khi nguồn nhân lực được đào tạo ở thời điểm hiện tại không phát huy hết được khả năng của mình

Thứ ba, sự lan tỏa thông tin trên mạng xã hội ngày này tăng theo cấp số nhân, chỉ cần nội dung được tiếp cận với 1 người thì sẽ được phát tán nhanh chóng, tùy thuộc vào độ ảnh hưởng của người đó trên MXH Và thông tin xấu độc còn lan truyền nhanh hơn nữa, bởi vì con người ta sẽ tự tìm kiếm thông tin về chủ đề đó do chúng ta luôn tập trung vào các thông tin tiêu cực.

Thứ tư ,nội dung độc hại ở thời điểm hiện tại quá tràn lan, rất khó để phân biệt đâu là thông tin thật hay giả, đây là vấn đề nhức nhối của không chỉ của Việt Nam mà còn là vấn đề của các nước đang phát triển Chúng ta phải mạnh tay đưa ra các quy định xử phạt để đầy lùi sự phát tán của nội dung tiêu cực này.

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

2.1.1 Khái niệm nội dung xấu độc.

Nội dung xấu độc đã được thể hiện tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP và trong Luật An ninh mạng vừa mới được thông qua Đó là:

(a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;(b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;(c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;(d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;(đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;(e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, còn một khía cạnh khác của thông tin xấu độc, đó là “Content bẩn”, Content bẩn, content rác hay rác văn hóa, được định nghĩa trên website toctoc.vn

“Content bẩn, content rác, rác văn hóa là những từ ngữ chỉ những nội dung tiêu cực không lành mạnh được truyền tải trên không gian mạng Những content này có nhiều mục đích khác nhau Nhưng đều có chung mô típ là tạo nên những sự sai lệch trong nhận thức, “dắt mũi” người dùng Gây ra những cuộc khẩu chiến, tranh cãi trên không gian mạng Từ đó thu hút được thêm nhiều sự chú ý của cộng đồng.”

Chúng ta, có thể hiểu đơn giản, đó là Content bẩn bao gồm các video, nội dung, không chuẩn thuần phong mỹ tục, nhằm dắt mũi, lôi kéo mọi người để tăng tương tác trên mạng xã hội.

Về khái niệm của “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người” Với cách hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của Thông tin xấu độc là những tác động do Thông tin xấu độc tạo ra và để lại kết quả nhất định nào đó (Tích cực/ Tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. tạo ra và để lại kết quả nhất định lên một đối tượng nào đó.

2.1.3 Khái niệm “sinh viên” và “sinh viên ”.

Sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp Họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Sinh viên thường mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng cũng có những đặc điểm riêng như tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Có thể hiểu Sinh viên đại học công nghiệp Hà nội là những người đã và đang theo học các ngành đào tạo tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, có tri thức và được đào tạo chuyên môn.

Tâm lý là một lĩnh vực nghiên cứu và khoa học về những quá trình tư duy, cảm xúc, ý thức và hành vi của con người Nó liên quan đến việc hiểu và giải thích cách mà con người suy nghĩ, cảm nhận, học tập, tương tác xã hội và thích ứng với môi trường xung quanh.

Tâm lý nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của trí tuệ, như nhận thức, xử lý thông tin, học tập, nhớ, suy luận, sáng tạo và ngôn ngữ Nó cũng nghiên cứu về cảm xúc, như niềm vui, sợ hãi, tức giận và buồn bã, và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người.

2.1.5 Khái quát về mạng xã hội facebook.

Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người dùng mạng xã hội này có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với người khác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việc truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Faecbook

2.2 LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU.

2.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Khái niệm nội dung xấu độc.

Nội dung xấu độc đã được thể hiện tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP và trong Luật An ninh mạng vừa mới được thông qua Đó là:

(a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;(b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;(c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;(d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;(đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;(e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, còn một khía cạnh khác của thông tin xấu độc, đó là “Content bẩn”, Content bẩn, content rác hay rác văn hóa, được định nghĩa trên website toctoc.vn

“Content bẩn, content rác, rác văn hóa là những từ ngữ chỉ những nội dung tiêu cực không lành mạnh được truyền tải trên không gian mạng Những content này có nhiều mục đích khác nhau Nhưng đều có chung mô típ là tạo nên những sự sai lệch trong nhận thức, “dắt mũi” người dùng Gây ra những cuộc khẩu chiến, tranh cãi trên không gian mạng Từ đó thu hút được thêm nhiều sự chú ý của cộng đồng.”

Chúng ta, có thể hiểu đơn giản, đó là Content bẩn bao gồm các video, nội dung, không chuẩn thuần phong mỹ tục, nhằm dắt mũi, lôi kéo mọi người để tăng tương tác trên mạng xã hội.

Về khái niệm của “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người” Với cách hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của Thông tin xấu độc là những tác động do Thông tin xấu độc tạo ra và để lại kết quả nhất định nào đó (Tích cực/ Tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. tạo ra và để lại kết quả nhất định lên một đối tượng nào đó.

2.1.3 Khái niệm “sinh viên” và “sinh viên ”.

Sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp Họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Sinh viên thường mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng cũng có những đặc điểm riêng như tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Có thể hiểu Sinh viên đại học công nghiệp Hà nội là những người đã và đang theo học các ngành đào tạo tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, có tri thức và được đào tạo chuyên môn.

Tâm lý là một lĩnh vực nghiên cứu và khoa học về những quá trình tư duy, cảm xúc, ý thức và hành vi của con người Nó liên quan đến việc hiểu và giải thích cách mà con người suy nghĩ, cảm nhận, học tập, tương tác xã hội và thích ứng với môi trường xung quanh.

Tâm lý nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của trí tuệ, như nhận thức, xử lý thông tin, học tập, nhớ, suy luận, sáng tạo và ngôn ngữ Nó cũng nghiên cứu về cảm xúc, như niềm vui, sợ hãi, tức giận và buồn bã, và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người.

2.1.5 Khái quát về mạng xã hội facebook.

Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người dùng mạng xã hội này có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với người khác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép việc truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ dung lượng đa dạng Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Faecbook.

LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Lý thuyết hành vi hoạch định

Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành động theo dự tính/theo kế hoạch) Lý thuyết hành vi hoạch định do Azjen (1991) đề xướng, là một lý thuyết tổng quát của hành vi con người trong bộ môn tâm lý xã hội, có thể được sử dụng để nghiên cứu một loạt các hành vi cá nhân Nó giả định rằng hành vi của cá nhân là kết quả của quá trình lựa chọn có ý thức, bị chi phối bởi năng lực nhận thức cá nhân và áp lực xã hội Lý thuyết này cho rằng hành vi cá nhân bị chi phối bởi kế hoạch hành động của họ trong một tình huống cụ thể, kế hoạch này sẽ tác động đến thái độ của người đó đối với tình huống, chuẩn mực chủ quan (subjective norm) và cách thức kiểm soát tình huống đó

2.2.2 Thuyết Thiên kiến tiêu cực (Negativity Bias).

Thiên kiến tiêu cực lần đầu được xuất hiện vào năm 2001 bởi Tiến sỹ Paul Rozin, Khái niệm này chỉ ra rằng sự không cân xứng giữa mặt tích cực và tieu cực Trong lúc tương tác xã hội, thiên kiến này làm chúng ta cảm thấy những sự kiện tiêu cực quan trọng hơn và ghi nhớ chúng rõ nét hơn Nó ảnh hưởng đến quyết định, cảm xúc và khả năng tiếp nhận thông tin của con người

2.2.3 Thiên kiến xác nhận (Confrmation Bias).

Thiên kiến xác nhận là một hiện tượng tâm lý xảy ra khi chúng ta có xu hướng tìm kiếm và tin vào những thông tin phù hợp với quan điểm của chúng ta, thay vì tìm kiếm và tin vào những thông tin khách quan Theo Wikipedia tiếng Việt, thiên kiến xác nhận được mô tả như là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ Liên quan đến tin giả, điều này có nghĩa là chúng ta có nhiều khả năng tin vào thông tin hơn nếu những người khác cũng tin như vậy Khi chúng ta thấy một bài đăng trên mạng xã hội có nhiều lượt chia sẻ và thích, chúng ta có xu hướng tin tưởng vào trí thông minh bầy đàn giống như những người khác.

Tâm lý học đám đông là một nhánh của Tâm lý học xã hội nghiên cứu về tâm lý và hành xử của một người bình thường trong những hoạt động mang tính chất tập thể Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thủy, hành động theo bản năng, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

2.2.5 Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi (Behavioral Cognitive Therapy) :

Là một trong các biện pháp can thiệp xã hội tập trung chủ yếu vào việc thách thức và tiếp nhận các biến dạng nhận thức không có ích (như thái độ, niềm tin, suy nghĩ và hành vi), giúp cải thiện điều tiết cảm xúc và phát triển những chiến lược để đối phó cá nhân nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề của hiện tại Lý thuyết được khởi xướng bởi Aaron T Beck vào năm 1960.

TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU

Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 8 đối tượng trong khoảng thời gian gần 30 phút trên một người phỏng vấn và tất cả đều được phỏng vấn độc lập, không biết tới chủ đề của nhóm trước khi phỏng vấn, với bộ câu hỏi

STT Câu hỏi Ghi chú

1 Bạn có sử dụng MXH Facebook không?

2 Tần suất sử dụng của bạn là bao lâu một ngày?

3 Bạn có biết về thông tin xấu độc trên mạng xã hội?

4 Theo bạn, thế nào là thông tin xấu độc trên mạng xã hội?

5 Nội dung xấu độc có xuất hiện nhiều trên FB của bạn không?

6 Bạn làm gì khi thấy nội dung đó xuất hiện?

7 Bạn cảm thấy như thế nào khi xem các nội dung đó?

8 Bạn có hay chia sẻ, nói chuyện với bạn bè về các sự kiện hot trên mạng xã hội không?

Nhóm đã xây dựng một tin tức dành cho mỗi người tham gia, nội dung xoay quanh những người mà người tham gia hâm mộ, yêu thích trên

MXH, Nhóm đã tạo lên một câu chuyện rằng Idol của họ dính vào những vụ lùm xùm không đáng có trong quá khứ, để xem phản ứng của các bạn sẽ như thế nào?

Ví dụ: Người mà bạn hâm mộ từng dính vào lùm xùm bắt nạt học đường khi còn đi học? Tại sao bạn vẫn hâm mộ họ?

Rõ ràng rằng, Thần tượng nước ngoài của bạn tỏ ra quá ngôi sao, phớt lờ fan hâm hộ Sao bạn vẫn thần tượng người đó.

Một số thông tin cho rằng, năm nay sẽ là cuối cùng Việt Nam ăn tết nguyên đán, Quốc hội đang xem xét một kiến nghị của 1 vị Giáo sư nói rằng chúng ta muốn văn minh hơn thì phải bỏ tết giống như Nhật Bản. Sắp tới quốc hội sẽ đưa ra quyết định chính thức về sự việc này? Bạn có cảm thấy tiếc không? Bạn sẽ làm gì năm sau khi không còn Tết nữa?

Sau khi các bạn đã trả lời xong 2 câu hỏi tình huống trên, nhóm đã xác nhận lại thông tin rằng 2 tình huống bên trên chỉ là được tạo nên nhằm mục đích nghiên cứu, và tin thứ 2 chính là một thông tin xấu độc. Nhóm cho các bạn biết về sự thật, tiếp đó hỏi các bạn cảm thấy như thế nào sau khi biết thông tin chính xác.

Nhận xét các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng:

Câu hỏi 1 sử dụng Không sử dụng câu hỏi 2 dưới 1 琀椀ếng Từ 1 đến 2 琀椀ếng

2 đến 3 琀椀ếng Trên 3 琀椀ếng

Qua 3 câu hỏi đầu tiên, xác định được thói quen sử dụng mạng xã hội FB của người phỏng vấn, và tất cả đều biết qua về thông tin xấu độc.

Tuy nhiên, ở câu hỏi thứ 4 chúng ta bắt đầu có sự khác biết giữa các đối tượng khi nói cách hiểu về đặc điểm của nội dung xấu độc.

Câu hỏi 4: Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc

Hình ảnh, nội dung phản cảm

Video Bạo lực học đường

Giật title, câu tương tác.

Mục đích Kích động chính trị

Sử dụng ngôn từ không chuẩn mực

Nhận xét: Cuộc phỏng vấn được diễn ra độc lập giữa những người tham gia nhưng, đa số mọi người đều có nhận định chung rằng nội dung xấu độc là thông tin sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc sự thật, sử dụng nhiều hình ảnh, nội dung phản cảm và sử dụng ngôn từ không chuẩn mực thường sử dụng mục đích để câu like, câu view.

Nhưng tuy nhiên, chỉ có 1/3 số người tham gia bổ sung vào đặc điểm là video chưa nối dung Bạo lực học đường Và cũng chỉ có 1/3 cho biết thêm ngoài ra nội dung xấu độc còn nhằm mục đích Kích động chính trị Và chỉ có một người duy nhất tham gia phỏng vấn thêm mục đích lừa đảo vào nội dung xấu độc Những tỷ lệ nhỏ này lại phản ảnh 1 vấn đề nghiêm trọng trong việc nhận thức nội dung tiêu cực, nhóm sẽ phân tích ở bên dưới phần kết quả.

Câu hỏi thứ 5 nội dung xấu độc có xuất hiện nhiều trên bảng tin của bạn không STT Câu trả lời

1 Không nhiều, lần cuối là vài tuần trước

2 Có, do sử dụng fb nhiều, nên bắt nhiều nội dung như vậy, thường là các vụ lùm xùm cá nhân, drama xã hội.

3 Cũng bình thường, không chú ý lắm, lần gần nhất là đợt đăng kí tín chỉ ở trường.

5 Có thi thoảng, lần cuối là vài tuần trước.

6 Thỉnh thoảng, không bắt gặp nhiều.

7 Không bắt gặp nhiều, nội dung trên fb đa số là về các chủ đề mình quan tâm.

8 Có, cũng rất hay bắt gặp và có xem các nội dung đó, về chủ đề bạo lực học đường.

Nhận xét, đa số mọi người cũng đã từng bắt gặp nội dung xấu độc trên mạng Tuy nhiên các cá nhân cho rằng mình rất hiếm khi bắt gặp, liệu có phải rằng facebook của những người tham gia này toàn những thông tin đúng sự thật không? Hay điều này liệu có tốt cho những người này không? Nhóm sẽ phân tích ở bên dưới.

2 Tương tác, hóng drama và kể cho các bạn.

3 Có bình luận nếu là chủ đề mình quan tâm, ví dụ đăng kí tín chỉ.

4 Lướt sang một video khác.

5 Báo cáo video cho Facebook.

8 Thả phẫn nộ vào video.

Nhận xét: chúng ta nhận thấy có 3 hành vi của người tham gia khi nhìn thấy nội dung xấu độc trên mạng:

Nhóm 1: Tương tác 1 , thả phẫn nộ vào video (37.5%)

Nhóm 3: Báo cáo nội dung lên Faceboook (12.5%).

1 Tương tác: là việc thả like, cảm xúc, bình luận hay chia sẻ n

Tâm trạng lúc nhìn thấy nội dung xấu, độc

Tò mò xem phẫn nộ

Lo lắng nó xảy ra với mình

Không quan tâm vì điều này đã bắt gặp nhiều

Có nhiều cảm xúc khi người tham gia nhìn nội dung xấu độc.

Số lượng người tham gia kể chuyện hoặc nghe bạn kể về các sự việc trên mạng xã hội đạt tỷ lệ 100% Đây cũng là việc bình thường khi chúng ta gặp gỡ bạn bè và kể về cuộc sống xung quanh Tuy nhiên, lại có sự khác nhau về xu hướng kể chuyện, điều này có thể khiến câu chuyện gốc ban đầu đi theo một chiều hướng khác, có thể gây ra những tác dụng nghiêm trọng hơn.

Câu 9: Khi nhận được tình huống và câu hỏi của nhóm nghiên cứu Phản ứng đầu tiên của các bạn là shock, và hỏi lại thông tin từ nhóm, tuy nhiên nhóm đã luôn khẳng định câu chuyện là có thật từ trước đó nhưng không nhớ rõ là thời gian nào Đa số, người được phỏng vấn đã tin tưởng vào câu chuyện mà nhóm đã tạo nên và dần mất hình ảnh đối với thần tượng của mình.

Câu 10: Là một chủ đề hot, khi mà tết gần tới, nhóm sử dụng hình ảnh đáng tin cậy đó chính là Thời sự của kênh truyền hình VTV, và năm bắt tâm lý không chú ý tới tin tức của sinh viên hiện nay Nhóm liên tục củng cổ lại niềm tin, kéo suy nghĩ của sinh viên sang chủ đề khác đó chính là bạn sẽ làm gì vào dịp tết cuối cùng này Và cái kết là 5 trên tổng số 6 sinh viên được hỏi tin vào câu chuyện này, một người còn lại vẫn còn sự nghi ngờ.

Câu 11: Sau khi nhóm tiết lộ rằng mọi chuyện chỉ là hư cấu, và tạo nên đa số mọi người đều cảm thấy vui sướng, mãn nguyện vì tất cả chỉ là đánh lừa, nhưng những tâm lý này có phản ánh 1 việc nhóm sẽ trình bày bên dưới.

3.1.2 Kết luận về cuộc phóng vấn:

Qua cuộc phỏng vấn với những người tham gia, nhóm có đưa ra một số kết luận:

1 Đa số mọi người cũng đã có nhận thức về thông tin xấu độc trên mạng xã hội, tuy nhiên đa số mọi người mới nhận thức ra được đăch điểm của nó là thông tin sai sự thật, giật title câu view hay ngôn từ không đúng mực Họ đã bỏ qua những nội dung chứa hình ảnh bạo lực, bạo lực học đường, gia đình, hay mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kích động chính trị,… Những thứ người tham gia đa phần bỏ qua mới là thực sự nguy hiểm của nội dung xấu độc, bởi nội dung xấu độc thường được thế lực thù địch,phản động sử dụng những ngôn từ lập lờ, xuyên tạc bản chất của đảng và tư tưởng xã hội chủ nghĩa với giọng điệu thuyết phục nhằm dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin, tin tưởng vào những luận điệu ấy, điều này là hết sức vô cùng nguy hiểm Hay như việc bạo lực học đường và gia đình, các bạn có thể cho rằng nội dung đó là bình thường, tuy nhiên đây là những hành động cần đáng lên án, bới nó không chỉ ảnh hưởng về mặt thể xác, mà còn là những cái sẹo lớn ở bên trong tâm lý người bị hại.

2 Có hơn nửa số người tham gia cho biết đã rất lâu họ không bắt gặp thông tin xấu độc trên mạng xã hội của họ Tuy nhiên, khi được hỏi các câu hỏi liên quan đến nội dung xấu độc như “bạn có thấy Facebook của bạn đề xuất những nội dung quảng cáo thuốc gia truyền với các nội dung như 3 đời điều chế thuốc, dúng phát khỏi ngay hay tham gia các hội nhóm để được nhận tiền mỗi ngày không?” Câu trả lời một cách ngạc nhiên là “Có”. Điều này có nghĩa là, các bạn chưa thật sự nhận thức được nội dung xấu độc gồm có những gì, hoặc là nó đã trở nên quá bình thường với các bạn, hay đơn giản hơn nữa là các bạn tin rằng ai cũng biết đó là lừa đảo rồi nên không ai bị mắc bẫy đâu Tuy nhiên, theo VTV đưa tin ngày 24/01/2024 vừa qua, trong năm 2023, 10.000 tỷ đồng đã được trình báo nên cơ quan chức năng là do bị lừa đảo qua mạng, đây là một con số quá lớn, và việc coi lừa đảo qua mạng là một việc vô cùng bình thường đã giúp cho nhóm tội phạm thực hiện hành vi của mình bởi những người sử dụng khác đã không được thông báo, không nhận thức được việc lừa đảo này.

3 Chúng ta thấy có 3 hành vi của người tham gia phỏng vấn khi gặp những nội dung xấu độc trên MXH, đó là phớt lờ, báo cáo nội dung và cuối cùng là tương tác với nội dung đó.

Phân tích 3 hành vi đó của người dùng:

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT QUA MẠNG

Khảo sát được thực hiện bằng cách gửi Form khảo sát trên Google đến các bạn sinh viên trong trường Dưới đây là thống kê câu trả lời của sinh viên.

Biểu đồ về số sinh viên đã nghe qua tên chủ đề

Hình 3.3 Tỷ lệ sinh viên đã nghe qua tên chủ đề

Biểu đồ về tần suất sử dụng Facebook

Dưới 1 giờ Từ 1h - 3h Trên 3h Trên 4h

Biểu đồ thể hiện sự xuất hiện của nội dung xấu trên

Hình 3.2 Tỷ lệ suất hiện nội dung xấu độc trên Facebook của Sinh viên

Hình 3.4 Đặc điểm chung của nội dung xấu, độc trên Facebook đối với sinh viên

Hình 3.5 Cảm xúc của sinh viên khi gặp những nội dung xấu, độc

Hình 3.6 Hành động của sinh viên khi phát hiện nội dung xấu trên Facebook

Biểu đồ thể hiện số sinh viên kể cho bạn bè về nội dung xấu

Có Không Thỉnh thoảng Không nhớ

Hình 3.7 Tỷ lệ sinh viên trò chuyện với bạn bè về chủ đề nội dung xấu độc trên Facebook

Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên đã nhận thức được và có một số biện pháp, thái độ bảo vệ mình trước nội dung xấu trên Facebook:

-Sinh viên ngày nay nhận thức rõ ràng về việc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Họ được khuyến nghị không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm và hạn chế việc cung cấp dữ liệu cá nhân cho Facebook.

- Sinh viên ngày nay thường có nhận thức về sự tồn tại của tin tức giả mạo và tin đồn trên Facebook Họ học cách kiểm tra nguồn gốc tin tức, xác minh thông tin trước khi tin tưởng và chia sẻ nó với người khác.

- Một số sinh viên đã phát triển sự nhạy bén đối với nội dung xấu trên Facebook và có xu hướng phản ứng tích cực Họ có thể báo cáo và chặn nội dung bất hợp pháp, bạo lực hoặc gây hại, tạo ra một môi trường an toàn hơn trên nền tảng.

- Giới trẻ cũng thường nhận thức về tác động tiêu cực của việc chia sẻ và lan truyền những nội dung nhạy cảm Họ có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chia sẻ những nội dung nhạy cảm đó.

Theo kết quả khảo sát, sinh viên cũng có chia sẻ lại những nội dung xấu đã thấy trên Facebook dưới đây là một số thái độ khuyến nghị để họ có thể tương tác một cách tích cực và xây dựng một môi trường thảo luận phù hợp

-Sinh viên nên hướng đến việc khám phá và tìm hiểu thêm về nội dung xấu Họ có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, nghiên cứu các quan điểm khác nhau và cố gắng hiểu rõ hơn về tác động và hậu quả của nội dung đó Điều này giúp họ xây dựng một cách nhìn tổng thể và đánh giá một cách khách quan.

- Sinh viên có thể chia sẻ thông tin hữu ích về cách nhận biết, đối phó hoặc báo cáo nội dung xấu Họ có thể chia sẻ các nguồn tài nguyên, khuyến nghị các bước cần làm hoặc đưa ra lời khuyên để giúp bạn bè đối mặt với nội dung xấu trên Facebook.

- Khuyến khích bạn bè tham gia xây dựng một môi trường an toàn trên mạng xã hội Họ có thể chia sẻ lợi ích và tác động tích cực của việc đánh giá, báo cáo hoặc tránh tiếp xúc với nội dung xấu Đồng thời, họ cũng nên khuyến khích bạn bè thực hiện các biện pháp bảo mật và an ninh trực tuyến để bảo vệ bản thân.

- Cuối cùng, giới trẻ nên tạo ra không gian mở và không phê phán để bạn bè có thể chia sẻ và thảo luận về nội dung xấu một cách tự do Họ nên khuyến khích sự thảo luận, đặt câu hỏi và cung cấp sự hỗ trợ cho nhau trong việc hiểu và đối phó với những thách thức liên quan đến nội dung xấu trên mạng xã hội.

Theo kết quả đánh giá, vẫn còn một số sinh viên có thái độ hời hợt và không quan tâm đến nội dung xấu trên Facebook, đó có thể hiểu là một cách tiếp cận để giảm bớt tác động tiêu cực của nội dung đó đối với tâm lý và trạng thái tinh thần của mình Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau:

-Tác động tiêu cực: Mặc dù có thể hời hợt, nhưng nội dung xấu trên Facebook có thể ảnh hưởng đến tư duy, quan điểm và suy nghĩ của một người Nếu không quan tâm hoặc không đánh giá nội dung này, có thể dẫn đến việc không nhận thức được sự lan truyền thông tin sai lệch hoặc độc hại.

-Tác động xã hội: Nội dung xấu có thể gây ra những hệ lụy xã hội như đánh mất lòng tin, gây rối trật tự công cộng hoặc gây hại đến danh dự và uy tín cá nhân Việc bỏ qua hoặc không quan tâm đến nội dung xấu này có thể góp phần vào việc lan truyền thông tin sai lệch và gây thêm hỗn loạn trong cộng đồng mạng.

- Mỗi người dùng Facebook đều có trách nhiệm cá nhân trong việc xác minh và đánh giá tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ hoặc tin tưởng vào nó Bỏ qua nội dung xấu có thể làm giảm khả năng hiểu biết và nhận thức về các vấn đề quan trọng trong xã hội.

Thay vì thái độ hời hợt và không quan tâm, một cách tiếp cận tốt hơn là:

-Hãy dành ít thời gian để đánh giá và lọc nội dung trên Facebook Học cách nhận biết và tránh những nội dung không có căn cứ hoặc gây hại.

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w