Để tìm ra hướng đi mới cho phường rối Đào Thục, với mục tiêu vừa có thể bảo tồn, vừa có thể phát triển được loại hình nghệ thuật truyền thống này trong sự thay đổi của thị trường, đòi hỏ
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÚA RỐI
Các khái luận cơ bản
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của làng nghề
Theo từ điển Việt Nam, “Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam Trước năm 1945, các Làng nghề được tổ chức, chỉ khác các làng nông nghiệp ở chỗ nó có phường nghề và thờ cúng tổ nghề Xóm làng tuy có chợ nhưng không thành dãy phố, không có cửa hàng cửa hiệu Các gia đình tập hợp theo huyết thống dòng họ và theo quan hệ hàng xóm láng giềng, theo lứa tuổi, theo các tiết chế hành chính Các công việc làng - giáp do giáp đảm nhiệm, còn việc hàng xã, lễ hội hàng xã, bổ thuế, phu dịch, lính do hội đồng kỳ mục, lý dịch và giáp phối hợp hoạt động Ngoài việc làng giáp xã, dân thợ còn họp nhau lại thành phường nghề Cố kết trong phường nghề chủ yếu là thờ cúng tổ nghề, giúp nhau bằng cách cho vay vốn hoặc nguyên liệu, hàng hóa, phường nghề chưa được như phường hội Châu Âu.” [1]
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn Làng nghề truyền thống Việt Nam thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương” [2]
Làng nghề có thể được xem xét dưới nhiều góc độ, với nhiều cách hiểu khác nhau và cũng như phù hợp với sự phát triển hiện nay Do đó, để làm rõ khái niệm về làng nghề, Thông tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ NN&PTNT, ngày 18/12/2006 đưa những tiêu chí cụ thể sau:
- Số hộ làm nghề đó chiếm từ 25%
- Thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50%
- Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng
- Thời gian phát triển ổn định từ 2 năm trở lên
Còn theo ThS Lê Tuấn Tú viết trong Luận văn Thạc sĩ năm 2014 của mình:
Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội thì ông nhận định làng nghề như sau: “Tóm lại, khái niệm làng nghề cần được hiểu là một cụm dân cư sinh sống trong trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã phường thị trấn, có hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở tường hộ gia gia đình hoặc các cơ sở trong làng, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng (những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông).” [3]
Tóm lại ta có thể định nghĩa làng nghề theo Tiến Sĩ Phạm Công Sơn như sau:
“Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương” [2]
1.1.1.2 Đặc điểm của làng nghề a, Đặc điểm về trình độ công nghệ
Những làng nghề được hình thành và phát triển từ lâu đời nên nó mang bản chất của nền nông nghiệp nước ta Công cụ lao động từ lúc hình thành có thể chỉ là đôi bàn tay của những người nông dân chịu thương chịu khó lúc đó công cụ còn giản dị, thô sơ, dẫn đến năng suất thấp, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ, lượng nguyên liệu tiêu hao lớn Tuy nhiên sau Đại hội Toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh hơn việc phát triển làng nghề Từ đó, làng nghề nông thôn ở nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt về bộ mặt của làng nghề nói chung và trình độ công nghệ nói riêng
Theo điều tra phi nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì đến 37% doanh nghiệp đã có bước chuyển mình về công nghệ, họ đã từng bước cơ khí hóa từ đó tiết kiệm nguyên liệu và mang lại lợi nhuận lớn hơn
Trong một vài năm trở lại đây, các làng nghề liên tục đầu tư các trang thiết bị máy móc Ví dụ như làng Đa Hội với hơn 600 máy móc cho sản xuất Làng Yên Hội (Yên Phong - Bắc Ninh) ta có hơn 40 dây chuyền sản xuất với mục đích đạt được 150-
Nhưng nhìn chung, tốc độ chuyển đổi còn chậm, phạm vi còn khá hẹp, chủng loại và mẫu mã còn ít đa dạng và phong phú Kỹ thuật còn khá lạc hậu, máy móc công nghệ là hàng đã qua sử dụng (chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc) do vậy năng suất, chất lượng, kỹ thuật công nghệ vẫn thấp dẫn đến sức cạnh tranh trong thị trường còn thấp Bên cạnh đó, tính bảo thủ về nâng cấp máy móc còn thấp Thực tế cho thấy ở Bắc Ninh, số lượng trang máy móc dưới 100 triệu lên đến 47%, từ 100-500 triệu chiếm 32%, từ 500 triệu - 1 tỷ chiếm 12% và hơn 1 tỷ chỉ chiếm có 9% Có thể thấy hai tỷ lệ chênh lệch nhau khá lớn, điều đó cho thấy, người dân còn chưa muốn thay đổi về máy móc, còn bảo thủ
Những thay đổi này chính là những minh chứng quan trọng nhất cho sự phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng Từ những thay đổi đó, đã đưa chất lượng sản phẩm lên một tầm cao mới và sản lượng cũng tăng lên rất nhanh Tuy nhiên, song hành với nó là còn rất nhiều hạn chế:
- Trình độ công nghệ còn thấp, sự chuyển biến thay đổi máy móc còn chậm
- Nguồn lao động còn chưa được đào tạo về việc sử dụng máy móc một cách chuyên nghiệp Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
- Đổi mới công nghệ còn chưa chú ý đến bảo vệ môi trường và an toàn lao động
- Đổi mới công nghệ chưa có bài bản, còn tập chung vào một số vị trí trọng điểm và các khâu chính
- Chưa có lực lượng nghiên cứu, triển khai phát triển đến các làng nghề mà chủ yếu do nghệ nhân tự tìm hiểu và phát triển b, Đặc điểm về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất Đơn vị cơ bản của sản xuất tại các làng nghề chính là các hộ gia đình, với nguồn nhân lực chính là thành viên trong gia đình và nguồn vật lực chính là những cơ sở vật lực sẵn có Những ngành nghề cơ bản ít công đoạn thì các hộ gia đình tự đảm bảo tất cả các công đoạn Còn các nghề phức tạp, có nhiều công đoạn, chi phí lớn thì dễ được chuyên môn hóa hơn Và lúc đấy mỗi gia đình sẽ đảm nhiệm một giai đoạn
Việc quy hoạch và định hướng phát triển cho các làng nghề ở các tỉnh còn thấp Chậm nhất là về vấn đề mặt bằng và quản lý nhà nước còn khá nhiều hạn chế và thiếu chặt chẽ Cho đến nay, ở các địa phương còn tình trạng buông lỏng không kiểm soát và chưa phân cấp rõ ràng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Do các chỉ tiêu về làng nghề chưa có cơ quan nào quản lý nên gây ra sự việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các làng nghề Tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ đều do các nghệ nhân, các hộ gia đình trong làng tự lo liệu mà chưa có hệ thống chính quyền địa phương giúp đỡ Từ đó dẫn đến tình trạng địa phương nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng nghề đó sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại
Chính cái hình thức đơn lẻ chưa có sự phối hợp giữa nghệ nhân và các tổ chức địa phương đã tạo ra không ít khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc tìm đầu đầu ra cho những sản phẩm đó Đặc biệt, khó khăn hơn cả là việc xử lý chất thải đưa ra ngoài môi trường Nếu lượng chất thải đưa ra môi trường được đảm bảo thì môi trường sẽ được cải thiện khá nhiều điển hình là ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh đã xây dựng khu vực sản xuất riêng tách hẳn với khu dân cư từ đó đã tạo điều kiện cho việc thu gom và xử lý rác thải Nếu tất cả các làng nghề đều làm được như vậy thì môi trường sẽ được cải thiện, con người sẽ không phải chứng kiến hậu quả của biến đổi khí hậu c, Đặc điểm về quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất của các làng nghề Việt Nam hiện nay đều chỉ ở mức nhỏ, quy mô gia đình, hộ gia đình Trước đây, khi mới xuất hiện, quá trình sản xuất hầu như được làm thủ công nên quy mô sản xuất lúc đó còn nhỏ và hẹp và mục đích lúc đó chỉ là tận dụng thời gian rảnh rỗi cùng sức lao động nông nhàn và duy trì nghề truyền thống mà các làng nghề được tạo ra Và từ khi kinh tế phát triển theo nền kinh tế thị trường thì hàng hóa có thị trường tiêu thụ thì quy mô sản xuất đã được mở rộng tăng gấp nhiều lần so với trước đó Công nghệ truyền thống đang và đã từng bước được hiện đại hóa góp phần nâng cao chất lượng cũng như là sản lượng đem lại rất nhiều lợi ích cho các làng nghề Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vốn đã phức tạp nay càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết
1.1.2 Khái quát về làng nghề múa rối nước
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của làng nghề múa rối nước
Khái niệm múa rối nước
Nội dung phát triển làng nghề múa rối nước
1.2.1 Tình hình phát triển chung của múa rối
Ra đời cách đây hàng nghìn năm cùng với nền văn minh lúa nước, múa rối nước Việt Nam vẫn tồn tại đến hôm nay nhờ sự kế thừa qua bao thế hệ của ông cha ta Nhìn vào thực tại, ta có thể thấy hiện nay múa rối nước đang ngày một phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam Múa rối nước vốn có nguồn gốc và phát triển tại khu vực đồng bằng sông Hồng; sau đổi mới 1993, phong trào biểu diễn múa rối nước đã phát triển khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam a, Về hình thức tổ chức hoạt động
Múa rối nước hiện nay được phát triển cả hình thức phường múa rối nước dân gian và nhà hát múa rối chuyên nghiệp, mà tập trung chủ yếu vẫn ở đồng bằng Bắc Bộ Theo thống kế của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng, thì đến hiện nay còn 15/28 phường rối nước dân gian còn đang duy trì hoạt động Hầu hết các phường rối đều thể hiện cơ chế tổ chức và hoạt động bền vững dưới hình thức ở nhà thuỷ đình cố định Ngoài ra, cả rối hiện có 6 đơn vị múa rối chuyên nghiệp, trong đó Nhà hát múa rối Thăng Long đang là đơn vị tiên phong trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước hiện nay Mấy năm gần đây, xuất hiện thêm một mô hình sân khấu rối nước thu nhỏ - di động do nghệ nhân Phan Thanh Liêm, phường rối nước Nam Chấn (Nam Trực - Nam Định) thiết kế, khắc phục một số nhược điểm của sân khấu lớn truyền thống, đã thể hiện tinh thần kế tục và phát huy truyền thống của con cháu Việt Nam b, Về sân khấu biểu diễn
Sân khấu rối nước có những đặc điểm khác với sân khấu của múa rối thông thường, được gọi là thuỷ đình Thuỷ đình được dựng lên giữa ao hồ với mặt nước chính là sân khấu để các nghệ nhân biểu diễn múa rối nước Khoảng không gian trước và hai bên sân khấu là nơi để khán giả đứng xem Nghệ nhân rối nước đứng bên trong buồng trò, sau tấm mành treo cửa, ngâm nửa mình trong nước để điều khiển quân rối Ông cha ta đã sáng tạo ra nghệ thuật rối nước độc đáo này, lợi dụng nước, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển quân rối hoạt động
Trước đây, thuỷ đình thường được dựng bằng tre nứa trước khi biểu diễn và tháo dỡ trước khi kết thúc Từ năm 2000 - 2010, được chính quyền cấp đất, quỹ Ford và các tổ chức tài trợ, các phường rối nước đã lần lượt khởi công xây dựng thuỷ đình cố định tại phường c, Về nghệ nhân
Tại Hội thảo Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước trong thời kỳ hội nhập diễn ra tại Nhà hát múa rối Việt Nam ngày 22/07/2016, phần lớn các diễn giả tham dự đều bày tỏ lo lắng về tình trạng kép về nhân lực: vừa không có lực lượng nghệ sĩ, diễn viên trẻ kế cận, vừa tồn tại tình trạng lão hoá diễn viên rất nhanh Hầu hết các nghệ nhân tại các phường rối đều ở độ tuổi cao và trung niên; còn lớp trẻ ở ngành này thì chẳng có mấy ai Thế hệ trẻ mặc dù có vài người yêu văn hoá nghệ thuật múa rối nước nhưng ít ai kiên trì đến cùng vì thu nhập không đều Tình trạng này xảy ra ở cả các phường múa rối nước dân gian, cả ở các đơn vị múa rối chuyên nghiệp, là một trong những câu hỏi khó đặt ra cho việc thu hút nhân lực tham gia đào tạo và cống hiến cho ngành này d, Về con rối
Tạo hình con rối ngày nay đã có nhiều sự đổi mới qua sự sáng tạo của nghệ nhân Những con rối không chỉ được làm duy nhất bằng gỗ điêu khắc, mà được các nghệ sĩ sử dụng những chất liệu khác: Nhựa, xốp, hay chất liệu gỗ mới thay cho gỗ sung (như nghệ nhân làng Đào Thục đã dùng gỗ sữa thay thế)
Nhưng trong việc tạo hình, thiết kế mỹ thuật lại bộc lộ một số điều không thể bỏ qua Bộ mặt mỹ thuật của sàn diễn múa rối dân gian trở nên lổn nhổn Có những phường tạc những con rối trông khá “ghê ghê”, vì nó thật quá, làm ảnh hưởng đến sự thăng hoa hồn nhiên của sân khấu múa rối nước Thêm vào đó là màu sắc nhạt nhoà với hàng loạt các chi tiết vụn vặt, người xem chỉ có thể “xem” được khi ngồi gần; những gì là ước lệ, là khái quát, là mô phỏng,v.v của tạo hình rối dân gian không còn, sự hòa hợp, gây ấn tượng và duyên dáng của ngũ sắc cũng mất e, Về thị trường
Trước đây, Múa rối nước chỉ được biểu diễn tại các lễ hội, dịp đặc biệt của làng, xã Hiện nay, các phường múa rối ngày càng phát triển hoạt động, đưa múa rối vào hoạt động thương mại, du lịch Hoạt động biểu diễn của các phường ngày càng thường xuyên, ổn định, phát triển, không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn mang tiếng tăm múa rối nước Việt Nam tới đông đảo du khách nước ngoài Thậm chí, một số phường rối đã cải tiến, phát triển sân khấu lưu động để tham gia lưu diễn ở nước ngoài như các phường Đào Thục, Nam Chấn, f, Về tổ chức biểu diễn
Hiện nay, hầu hết các phường đều đang biểu diễn 17 tích trò rối nước dân gian
Về việc nghiên cứu, sáng tạo những trò mới cho rối nước, cả những cá nhân nghệ nhân hay những nhà hát múa rối chuyên nghiệp đều có xu hướng tìm tòi, đổi mới rối nước Một số vở diễn tiêu biểu như: Hồn quê, Truyện cổ An-đéc-xen, Huyền thoại Rồng - Tiên Mỗi vở diễn đều thể hiện được những nét mới lạ, đặc sắc, với sự kết hợp giữa nghệ thuật Múa rối nước truyền thống và nét nghệ thuật hiện đại
Dù nhìn vào có thể thấy phong trào múa rối nước hoạt động mạnh mẽ, nhưng sự thực, sâu bên trong, nghệ thuật rối nước truyền thống của ông cha ta đang ngày một mai một
Số lượng buổi biểu diễn rối nước tăng lên nhưng chất lượng, mục đích của buổi biểu diễn lại đang đi xuống và sai hướng Phần lớn các đơn vị nghệ thuật hay các phường rối nước chỉ diễn đi diễn lại 17 tích trò rối nước xưa Dù về tạo hình chế tác quân rối có chút thay đổi, nhưng nhìn chung vẫn không có sự khác biệt, không chỉ người xem nhàm chán mà các nghệ sĩ cũng mất đi cảm hứng sáng tạo Nhiều nghệ nhân cố gắng tìm cách đổi mới, cách tân, muốn đem lại sinh khí mới cho nghệ thuật múa rối nước nhà nhưng không hề đơn giản, thực chất vẫn chỉ là “đang gieo vừng ra ngô”
Mục đích của những buổi múa rối cũng không hẳn còn là để tiếp nối truyền thống, bảo tồn nghệ thuật và phục vụ người dân mà chủ yếu nhằm mục đích thương mại, và chủ yếu phục vụ cho hoạt động du lịch Cũng vì mục đích thương mại mà chất nghệ thuật dân gian tiềm ẩn trong các hoạt động biểu diễn rối nước ngày càng bị mai một Tuy nhiên, mục đích của bộ môn nghệ thuật này bị biến chất và chủ yếu hướng đến khách du lịch là điều dễ hiểu, bởi một hoạt động biểu diễn nghệ thuật chỉ thực sự tồn tại khi có khán giả thưởng thức; và đáng buồn là người dân nước ta không mấy mặn mà với bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc này, đặc biệt là thế hệ trẻ
Những vấn đề trên đang đặt ra những câu hỏi khó cho các phường rối, các đơn vị rối nước trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc
1.2.2 Vai trò của phát triển làng nghề múa rối nước
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương
Việc phát triển làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động địa phương Khi sản xuất các sản phẩm của làng nghề sẽ tạo cho người lao động có việc làm trong thời điểm nghỉ giữa các vụ nên lao động được sử dụng triệt để hơn trong gia đình, nâng cao tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng triệt để hơn trong gia đình, nâng cao tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn Hơn nữa, một số làng nghề còn sử dụng được lao động cao tuổi, khuyết tật và trẻ em Phát triển làng nghề truyền thống là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Ngoài ra, làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát phát triển của nhiều ngành nghề khác, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho dân cư nhiều vùng nông thôn
Tăng thu nhập cho hộ gia đình
Các hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm làng nghề sẽ có thêm nguồn thu nhập, từ đó tăng mức sống cho người dân nông thôn Thu thập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề thường cao hơn so với thu nhập từ sản xuất thuần nông Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khái quát về tình hình phát triển của làng nghề múa rối nước Đào Thục 21 1 Lịch sử hình thành và phát triển làng Đào Thục
2.1.1.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành làng Đào Thục
Hình 1: Bản đồ hành chính làng Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Làng múa rối nước Đào Thục tọa lạc ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội; cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km Phía Bắc giáp đường đê sông Cà
Lồ, phía Nam giáp thôn Hà Lâm 3, phía Đông giáp thôn Cổ Miếu, phía Tây giáp thôn Xuân Nộn (thuộc xã Xuân Nộn) Đào Thục là một làng cổ có từ thời Hậu Lê, có tên Nôm là làng Đầu đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888) mới đổi thành Đào Thục như hiện nay, "Đào" tên gốc là Đào Xá còn "Thục" ý nói là các cô gái, cô đào nơi đây đều hát hay, rất xinh đẹp và hiền thục Đầu thế kỷ XIX, làng là một xã độc lập thuộc tổng Hương La, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (năm 1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh) Năm 1876, làng được chuyển về tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh (từ năm 1903 huyện này cắt về tỉnh Phúc Yên) Trong kháng chiến chống Pháp, làng nằm trong xã Tiến Bộ, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (từ năm 1950 là tỉnh Vĩnh Phúc) Từ năm 1961 xã Tiến Bộ và huyện Đông Anh được cắt về Hà Nội Tháng 11 năm 1965, xã đổi tên thành Thụy Lâm
Người có công lớn với làng Đào Thục, hay còn được nhân dân gọi là ông tổ làng nghề Đào Thục, ông Đào Tướng Công (Tự Phúc Khiêm) tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê ở Đào Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh (nay là Đào Thục, xã Thụy lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Sau khi đỗ bảng Tiến Sĩ được bổ nhiệm làm quan Tổng Nội Giám dưới thời nhà Lê Sau khi về quê với tâm huyết của mình, ông đã lập ra được các Phường hội như: Phường Võ – Dạy võ để đẩy mạnh An ninh bảo vệ, Phường Thầy – dạy chữ, Phường Thợ - Dạy nghề xây dựng, thợ mộc, Phường Cối – nghề đóng cối xay xát thóc gạo…và đặc biệt là Phường Rối Nước Và từ đó nghề rối nước Đào Thục chính thức được ra đời Ông làm quan trong Triều Lê đã sớm tiếp thu Nghệ thuật Múa Rối Nước từ các địa phương vào biểu diễn trong cung đình, chọn lọc những nghệ thuật đỉnh cao nhất của rối nước rồi đem về truyền bá cho dân làng Đào Thục Ngoài dạy múa rối nước, tương truyền trong dân gian, quan Nội Giám còn truyền dạy cho nhân dân Đào Thục 2 nghề nữa là dệt vải và làm mộc Nghề dệt vải đã thất truyền hoàn toàn, hiện nghề mộc – một nghề tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi sự khéo tay của người thợ đang được Đào Thục khôi phục lại, giúp nhân dân có thêm việc làm, nâng cao thu nhập
Và sau khi ông mất, người dân làng nghề Đào Thục đã phong thần, lập bia đá để vinh danh công lao to lớn của ông Minh chứng: Tấm bia đá Hậu Thần Bia Ký đã ghi: Ông Nguyễn Đăng Vinh tức Đào Đăng Khiêm làm quan Nội Giám, được dân làng lập đơn bầu Hậu Thần ngày 20 tháng 6 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1 (1740) dưới thời Vua Lê Ý Tông (1735-1740) vì có công với dân làng Đào Thục Trên bia có ghi ông tạ thế ngày 24 tháng 2 năm Nhâm Tý (1732) Vợ ông Đào Đăng Khiêm là bà Nguyễn Thị Cảnh Ngày lập bia mồng 10 tháng Bảy năm Vĩnh Hựu thứ IV -1738, lập đơn bầu Hậu Thần ngày 20 tháng 6 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1 (1740) Lúc bấy giờ là xã Đào Xá, đại diện nhân dân tất cả những người có chức sắc đứng ra ký tên, ai không biết chữ thì điểm chỉ về việc khắc tấm bia này lưu truyền mãi mãi về sau nhắc nhở con cháu dân làng đời đời ghi nhớ (Bia đá hiện nay đã được xây thành nhà bia để tưởng niệm)
Ngày nay để tưởng nhớ công lao to lớn của ông bà là người có công đầu trong việc hình thành xây dựng Phường rối nước làng Đào Thục, dân làng cứ đến ngày mất của ông 24 tháng 2 âm lịch hàng năm làm Lễ thờ ông Tổ nghề rối Trong Văn Bia của dân làng lập, gọi tên ông là Đào Đăng Khiêm – có ý nói lấy tên làng làm họ để coi ông bà như thần hoàng làng vậy
(Biên soạn: Nguyễn Thế Nghị (sinh năm 1973) Phường múa rối nước dân gian Đào Thục.)
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây làng Đào Thục đã có một số thành quả nổi bật về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, chùa, tu sửa sân khấu múa rối nước
Tuyến đường dẫn từ trung tâm huyện Đông Anh về làng rối Đào Thục ngày này đã được xây dựng mới thuận lợi, rộng đẹp Bên cạnh đó ngôi chùa Thánh Phúc thuộc làng Đào Thục đã được tu sửa lại với khuôn viên rộng lớn, khang trang hơn, nơi đây là một trong những địa điểm tổ chức rất nhiều những sự kiện của làng Đào Thục Đặc biệt làng múa rối nước Đào Thục đã được nhà nước đầu tư xây dựng lại “thủy đình” (khu vực thực hiện các buổi biểu diễn rối nước) nhằm phục vụ các buổi biểu diễn được tổ chức chuyên nghiệp hơn, góp phần phát triển kinh tế tại làng
Trong năm tới đây làng Đào Thục đang ngày càng phục hồi và được nhiều người biết tới hơn với nghề múa rối nước truyền thống Làng Đào Thục cũng đang hướng đến phát triển trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về thăm làng cũng như xem các tích trò múa rối nước tại làng
Bên cạnh việc nổi tiếng với nghề truyền thống múa rối nước làng Đào Thục còn được biết đến với nghề làm Mộc Theo quan sát thực tế với bán kính trung bình là 300m sẽ có một xưởng mộc, qua đó cho thấy nghề mộc ở làng Đào Thục phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một trong những nghề đem lại thu nhập chính cho người dân sinh sống tại làng
2.1.2 Thực trạng phát triển múa rối tại làng Đào Thục a, Hình thức tổ chức hoạt động
Phường rối nước Đào Thục hoạt động theo 1 phường múa rối không chuyên, không có lịch biểu diễn cố định mà chỉ biểu diễn khi có lịch đặt trước ở 2 hình thức: diễn cố định tại thuỷ đình của phường và lưu diễn ở nội thành và ngoại thành Hà Nội Vào dịp lễ tết (khoảng từ tháng 12 âm lịch đến tháng 2 âm lịch), phường thường có lịch biểu diễn dày đặc (15-20 buổi diễn/tháng); tuy nhiên các tháng còn lại thường có tần suất lịch diễn thấp (từ 3-4 buổi diễn/ tháng)
Hình 2: Hình ảnh lưu diễn của phường Đào Thục tại Văn miếu Quốc Tử Giám từ mùng 2 đến mùng 5 Tết Xuân Quý Mão (Nguồn: Tác giả tự sưu tầm)
Hình 3: Hình ảnh lưu diễn của phường Đào Thục tại Văn miếu Quốc Tử Giám từ mùng 2 đến mùng 5 Tết Xuân Quý Mão (Nguồn: Tác giả tự sưu tầm)
Theo ông Nghị, phó phường rối Đào Thục cho biết, trước khi dịch covid diễn ra, Đào Thục có lịch lưu diễn nước ngoài vài lần/ năm ở các nước: Thái Lan, Lào, Campuchia, Tuy nhiên, sau dịch, phường rối vẫn chưa có buổi lưu diễn nước ngoài nào b, Sân khấu biểu diễn
Năm 2000, được chính quyền cấp đất, quỹ Ford tài trợ 1.000USD và những quỹ đóng góp từ Bộ Văn hoá, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long và người dân thôn Đào Thục, thuỷ đình phường rối nước Đào Thục chính thức được khởi công xây dựng
Hình 4: Thuỷ đình phường rối nước Đào Thục (năm 2022)
Hình 5: Hình ảnh du khách xem biểu diễn (Nguồn: Tác giả sưu tầm)
Phường rối Đào Thục sử dụng thuỷ đình cố định có cấu trúc như những thuỷ đình thông thường: dựng lên giữa ao làng với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam; gồm 2 tầng: tầng trên được dùng để thờ tổ, tầng dưới được dùng làm hậu trường, có màn che là nơi mà các nghệ nhân ngâm mình biểu diễn Xung quanh sân được trang trí cắm các cờ, quạt Thuỷ đình nằm trong khuôn viên đình làng Đào Thục nên có diện tích khán đài là sân lát gạch rộng, thuận tiện cho người dân đứng xem biểu diễn
Tuy nhiên, phần chòi cho người xem có mái che có diện tích khá nhỏ, sức chứa
60 - 70 người Vì vậy diễn ra tình trạng, khi du khách đến quá đông, họ sẽ phải đứng sang hai bên ao để quan sát Như vậy, du khách khó xem được buổi biểu diễn một cách trọn vẹn c, Về nghệ nhân
Qua quá trình phỏng vấn bác Nguyễn Văn Phi- một nghệ nhân làm rối tại làng múa rối nước Đào Thục thì hiện nay ở làng múa rối nước Đào Thục chỉ còn tồn tại 2 nghệ nhân tạo ra con rối nước, một trong số đó chính là bác Được hỏi lý do bác làm nghề này thì bác chia sẻ vui rằng: “Nếu là nghệ nhân múa rối nước thì dễ quá nên bác lựa chọn lên bờ làm nghề khó hơn là nghề tạo ra con rối” Và cũng qua bác Phi chia sẻ thì bác làm nghề này chủ yếu là vì đam mê chứ cũng không kiếm được thu nhập từ nghề này mà vẫn phải làm các công việc khác Đối với nghệ nhân múa rối nước thì hiện nay tại làng Đào Thục con số nghệ nhân biểu diễn rối nước lên đến 45 nghệ nhân, con số này nhằm đảm bảo làng Đào Thục có thể diễn được 2 buồi cùng một lúc tại hai nơi khác nhau mà không thiếu người Trong làng những nghệ nhân muốn tham gia vào phường rối trước tiên cần phải làm đơn đăng ký xin tham gia, nếu Trưởng phường chấp nhận và đủ điều kiện thì sẽ được đi học, tham gia các khóa kiểm tra nếu đạt thì sẽ được vào phường rối Tuy nhiên với nghề múa rối này thì phường rối nước Đào Thục này thường sẽ ưu tiên con trai vì họ quan niệm con gái học khi đi lấy chồng sẽ mất nghề Chính vì vậy, khi muốn gia nhập phường rối thì sẽ phải tuyên thệ không được truyền nghề cho người khác hoặc người ngoài phường rối nước
Đánh giá chung
2.2.1 Kết quả đạt được a, Thị trường
Làng múa rối Đào Thục được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Độ phủ sóng của Làng nghề không còn chỉ ở Miền Bắc nước ta mà nó còn lan rộng ra khắp cả nước và hơn thế nữa là bạn bè quốc tế như Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia,
Theo ông Nguyễn Thế Nghị chia sẻ: “Thời trước Covid một chút, đỉnh điểm năm 2018 làng đã đón 5000 khách quốc tế, bắt đầu khách người ta tìm đến rất là nhiều
Và hi vọng rằng trong một vài năm tới số lượng 5000 đấy nó lại quay trở lại thậm chí còn 10000 và hơn nữa là hàng triệu khách
Hình 7: Hình đoàn khách học sinh đi theo trường đến xem biểu diễn rối nước tại làng Đào Thục (Nguồn: Tác giả sưu tầm)
Hình 8: Hình ảnh gia đình khách nước ngoài xem biểu diễn rối nước tại làng Đào
Thục (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Có lẽ con số 5000 không phải là quá lớn tuy nhiên với một làng nghề truyền thống ta có thể nhìn thấy được tiềm năng phát triển trong tương lai của làng nghề Làng nghề đã chiếm được đông đảo niềm yêu thích của các vị khách du lịch chiếm được lượng khách không hề nhỏ Chính những nét mộc mạc đơn sơ mang đậm nét truyền thống của người Việt Nam ta đã giúp cho làng níu chân và thu hút được khách hàng Và từ đó nó tạo điều kiện cho làng có những ưu điểm để cạnh tranh với phường múa rối khác
Nhờ vận dụng những ưu điểm đó, Làng đã tiếp cận được rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cả trong và ngoài nước Thông qua việc quảng cáo và hợp tác với các công ty du lịch, Làng đã được biết đến với nhiều vị khách nước ngoài, đó là những người yêu văn hóa, yêu bản chất con người Việt Nam Còn trong nước, đó là những em học sinh độ tuổi từ 4-10 tuổi, thông qua các hoạt động trải nghiệm, học tập ngoại khóa mà biết tới làng, biết tới múa rối Chính việc hợp tác với các công ty du lịch đã đưa các vị khách đến với làng b, Sân khấu biểu diễn
Như đã nói ở trên chính nét đơn sơ mộc mạc những nét truyền thống ấy đã níu chân khách du lịch ở lại với phường, làm cho khách khi đến với đất Thủ đô là muốn đến làng xem múa rối ngay Và Thủy đình của làng chính là một nơi còn giữ được nét truyền thống ấy
Theo Ông Nguyễn Văn Phi chia sẻ “Phường rối tại làng là phường rối dân gian không phải xây dựng phường rối kinh doanh mà làm một cái phường rối ghế ngồi cao lên như vậy mà phường rối mang đặc trưng nghệ thuật phường dân gian của người dân nên là chỉ được như vậy thôi”
Mỗi vị khách đến làng nơi đầu tiên nhìn thấy chính là thủy đình Xuyên suốt một thập kỉ qua, nơi đây đã đón tiếp hàng chục nghìn vị khách đến làng Nó mang đậm nét truyền thống của làng nghề múa rối nói riêng và làng nghề nói chung Nó được xây dựng như một cái mái đình xa phía trước là khu vực ngồi xem Không xây dựng theo mô hình hiện đại mà nó còn mang những nét truyền thống nhất c, Tích trò
Làng nghề được biết đến đặc biệt với những tích trò nổi tiếng bắt đầu từ những vở rối truyền thống từ khi mới thành lập Hiện nay làng đang diện tất cả 22 tích trò:
“Đốt pháo bật cờ, Ba khí giáo trò, Múa rồng, Nhà nông cày cấy, Câu ếch, Cá bơi cá lội, Đánh cáo bắt vịt, Phùng Hưng đánh hổ, Trâu chui ống, Múa phượng, Múa Tứ linh, Hát văn, Múa lân, Thạch sanh chém trăn tinh, Lên ngựa xuống võng, Hà Nội 12 ngày đêm ĐBP trên không, Trầu cau quan họ, Tễu bắt ác, Anh pháo nước, Chiến sĩ biên phòng, Tặng hoa ngày hội, Huyền thoại Cổ Loa thành” Tất cả các tích trò đều đến từ chính cuộc sống của người dân nơi đây, nó gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động như là cấy lúa, câu cá, chăn trâu, hay những tích trò vô cùng nổi tiếng với nhiều truyền thuyết như Thạch Sanh,
Hình 9: Hình ảnh tích trò “Múa tứ linh” (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bên cạnh đó, làng nghề không ngừng có thêm những tích trò mới để có thể phục vụ nhu cầu thị yếu của khán giả Nhưng không vì thế mà mất đi tính lịch sử bởi đa phần các tích trò đó đều có nguồn gốc lịch sử như Rước ảnh Bác Hồ, Quan họ mời trầu, Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không,
Mỗi tích trò đều mang một câu chuyện và đều có một ý nghĩa riêng biệt Mỗi vở rối chính là những “thước phim” tuyệt vời nhất để tái hiện cuộc sống lao động của nhân dân qua cac các thời kỳ Từ thời kỳ hồng hoang dựng nước và giữ nước, từ thời kỳ dân gian, rùi trung đại và còn có thời kỳ hiện đại, Và tất cả đều thể hiện sự lạc quan vui nhộn trong đời sống xưa và song song với đò là thể hiện lòng nồng nàn yêu nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc với những hi sinh họ đã bỏ ra d, Con rối
Thay vì đặt con rối từ các làng nghề khác, làng nghề lại lựa chọn việc tự dùng chính đôi bàn tay của các nghệ nhân Theo ông Nguyễn Văn Phi và cũng là một trong hai nghệ nhân của Làng còn có thể sản xuất con rối chia sẻ; “Để chế tác những con rối đòi hỏi người nghệ nhân không những phải thật khéo léo mà còn phải biết biết thể hiện cái hồn của con rối Con rối chính là khối sống, khối cử động được, mỗi con rối sẽ đại diện cho một thân phận, một con người Tuy vậy, việc tạo hình con rối vẫn phải giữ được nét truyền thống”
Những con rối này được tạo nên từ gỗ sung Theo Ông Phi chia sẻ: “Gỗ để làm con rối có hai yêu cầu đó là về mặt ý nghĩa và về mặt chất lượng Và loại gỗ được chọn là “gỗ sung” Về mặt ý nghĩa, nó là mang ý nghĩa biểu tượng của sự sung túc sung mãn Về chất lượng, đó phải là gỗ sung vì gỗ sung nhẹ, có thể nổi trên mặt nước, bên cạnh đó, gỗ sung khi phơi khô khả năng thấm nước rất ít, cùng với đó là khả năng bị nứt rất nhỏ, giảm thiểu thời gian làm mới cũng như là sửa chữa con rối
“Con rối của Đào Thục thô sơ, đơn giản bởi vì mình đang gìn giữ nét nghệ thuật cổ qua hình ảnh này để biết con người Việt xưa nó như thế, cái thứ hai là ngày xưa các cụ chỉ đục được như thế, còn bây giờ đục đẹp như tượng thì ai gọi là rối nữa”
Với 300 năm hình thành và phát triển làng đã và đang gìn giữ một nét đẹp của nghệ thuật dân gian đương đại mà không phải nơi đâu cũng có sự bảo tồn và phát triển
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÚA RỐI NƯỚC ĐÀO THỤC
Định hướng
Muốn khắc phục những hạn chế xuất phát từ thực trạng của phường rối nước Đào Thục nói riêng và thực trạng của nghệ thuật múa rối nói chung, nhằm bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị theo những định hướng dưới đây:
Thứ nhất, Đào Thục định hướng chú trọng phát triển thị trường khán giả trong nước Nhìn vào thực trạng hiện nay ở phường Đào Thục, mỗi tháng phường có ít nhất
10 ngày biểu diễn tại làng và diễn lưu động, nhưng chủ yếu biểu diễn phục vụ du khách nước ngoài (theo hợp đồng với các công ty du lịch), có thể thấy phát triển nghệ thuật rối nước cho thị phần khách du lịch nước ngoài rất có tiềm năng Tuy nhiên, như câu nói “dân ta phải biết sử ta”, cần có những giải pháp thực tế đưa loại hình nghệ thuật này được biết đến rộng rãi hơn đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam
Thứ hai, định hướng phát triển phường rối Đào Thục theo hướng phát triển bền vững Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay Để thực hiện phát triển bền vững làng nghề phải đảm bảo đồng thời phát triển cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường Mọi hoạt động du lịch, sản xuất cần hướng vào cân bằng 3 mục tiêu: bền vững về kinh tế, bền vững về văn hoá và xã hội, bền vững về môi trường
Thứ ba, vấn đề bảo tồn và phát triển múa rối cần đặt trong bối cảnh thời đại hội nhập, trong bối cảnh văn hóa đang “chuyển đổi” Múa rối nước Việt Nam nói chung hay rối nước Đào Thục nói riêng đã khẳng định qua thời gian với những giá trị văn hoá riêng Tuy nhiên để phát triển trong bối cảnh thời đại hội nhập như ngày nay thì việc giao lưu văn hoá là không thể tránh khỏi Vì vậy, cần chú ý phát triển nghệ thuật truyền thống trong một nền văn hoá chuyển biến mà không làm mất đi tính độc đáo và bản sắc vốn có của nó Những giải pháp vừa tiếp thu cái mới từ bên ngoài, phải vừa có bộ lọc riêng để loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp, để hòa nhập chứ không hoà tan trong quá trình sáng tạo văn hoá mới Phải biết tận dụng những thành tựu về khoa học - công nghệ, các kênh thông tin trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế để mang vào phát triển văn hoá
Ngày nay, khi mà văn hoá trở thành một ngành công nghiệp (công nghiệp văn hoá) thì văn hoá không còn chỉ nhìn nhận trên phương diện là yếu tố tinh thần hay của cải tinh thần nữa, mà văn hoá với các sản phẩm đa dạng, độc đáo của nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Một quốc gia có thể phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào quốc gia đó có giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc hay không Rõ ràng văn hoá đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước, là sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển, như Édouard Herriot, nhà khoa học và chính khách, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp đã tổng kết trong câu nói: “Văn hoá là cái còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta học được tất cả.”
Giải pháp
3.2.1 Giải pháp về nhận thức (tuyên truyền, giáo dục, )
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục liên quan đến múa rối nước, ngay tại địa phương làng Đào Thục cần phải đầu tư chú trọng và đặt nhiều sự quan tâm hơn trong việc đưa múa rối nước đến với thế hệ trẻ trong làng hiện nay
Giáo dục trên trường, lớp
Giáo dục múa rối nước cần nên được đưa vào các bài học cố định trong các buổi giáo dục địa phương để giới thiệu về lịch sử, đặc điểm và những yếu tố liên quan đến con rối tại làng Đào Thục Đặc biệt chú tâm đến ý nghĩa mà rối nước được tạo ra trong quá khứ và ngày nay Ví dụ như với từ “con rối” tại sao lại gọi là rối và hình ảnh con rối thường trông ngộ nghĩnh ở một vài chi tiết như mắt, mũi, miệng mà không được làm hoàn chỉnh như một con tượng hoặc ý nghĩa các tích trò được biểu diễn có ý nghĩa sâu xa như nào và bắt nguồn từ đâu
Rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian lâu đời của Việt Nam chính vì vậy nếu chỉ giảng dạy theo cách truyền thống sẽ gây ra sự nhàm chán nên cần được kích thích sự tư duy và tò mò của người nghe qua việc đào sâu các ý nghĩa của rối nước để người nghe hiểu và gây ra hứng thú muốn tìm hiểu và bảo tồn nghề rối nước của ông cha ta
Giáo dục qua trải nghiệm thực tế
Bên cạnh việc được nghe người khác nói về múa rối nước thì ta có thể cho người nghe tham gia trực tiếp các lớp học như làm rối hoặc múa rối dưới nước để trải nghiệm đây là một trong những hình thức dễ gây nên cảm giác hứng thú đối vì người học
Thay đổi nhận thức của giới trẻ là một vấn đề không hề dễ chính vì vậy ta cần phải giáo dục, tuyên truyền thường xuyên, hàng ngày để vấn đề bảo tồn và phát triển nghề làm rối ăn sâu vào tiềm thức của giới trẻ Có thể sử dụng hình thức “mỗi ngày một câu chuyện về rối” để kể cho những người nghe từ đó không chỉ giúp ích cho kiến thức rối nước được trở nên đầy đặn hơn mà còn tạo ra thói quen gắn liền cuộc sống của bản thân với những câu chuyện về rối
Tuyên truyền qua qua các hoạt động thường xuyên tại địa phương
Tận dụng loa phường, phát thanh về lịch sử, ý nghĩ, giá trị của rối nước vào một khung giờ cố định mỗi ngày để tăng tính tiếp cận với thế hệ trẻ tại địa phương Loa phường là phương tiện truyền thông tin truyền thống tại các làng, xã, cung cấp các thông tin thiết yếu đến người dân, là nguồn cung cấp thông tin chủ lực của cơ quan địa phương Nhờ hệ thống truyền tải thông tin này, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, việc cấp căn cước công dân trong dịp cao điểm thời gian qua… cũng được triển khai rộng khắp, giúp người dân nắm bắt thông tin và thực hiện Sử dụng loa phát thanh để tuyên truyền vào khung giờ nhất định trong ngày đã có hiệu quả rất lớn Ở những khung giờ nhất định này, người dân sẽ hình thành thói quen tiếp nhận thông tin và ít bị ảnh hưởng
Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn múa rối vào các dịp lễ tết, hội làng tại địa phương Những năm gần đây, phường rối nước Đào Thục đã gần như không còn tục lệ biểu diễn rối nước vào những dịp lễ hội đặc biệt Địa phương cần khôi phục công tác biểu diễn này, để giới trẻ địa phương có thể nhận thức được tầm quan trọng của rối nước - nghề tổ của địa phương, cần bảo tồn và phát triển
3.2.2 Giải pháp tổ chức quản lý của địa phương
Chuyên nghiệp hơn trong khâu tổ chức quản lý tại địa phương
Người đứng đầu phường rối nước cần tổ chức công tác xây dựng và quản lý các buổi múa rối nước một cách chuyên nghiệp và có kế hoạch hơn Đưa ra được các mục tiêu, mục đích, sứ mệnh, tầm nhìn rõ ràng cho nghề múa rối nước tại làng Đào Thục từ đó định hướng rõ ràng hơn trong phương hướng phát triển múa rối nước
Cần họp ban lãnh đạo cấp cao của làng để đưa ra sứ mệnh cũng như tầm nhìn trong 5-10 năm tới Cần xác định rõ cách thức và nhiệm vụ của mỗi bên, ví dụ như Bên Các nghệ nhân: tập luyện trau dồi thêm khả năng múa, Bên Bác Nghị cần tập trung phát triển tiếp cận khoảng 10000 khách đến,
Tăng cường công tác tổ chức quảng bá múa rối nước
Các bên, ban ngành cần đưa ra những kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, tìm kiếm, thực hiện các dự án với mục đích làm tăng độ nhận diện công chúng với múa rối nước tại làng Đào Thục
Tiếp tục mở những cuộc họp để phát đưa ra các kế hoạch truyền thông theo tháng cũng như theo quý và theo năm Cần xác định rõ kế hoạch truyền thông như chạy Ads, phát triển mở rộng nhiều hơn với các công ty du lịch trong và ngoài nước, lập kênh youtube, hay lập kênh Tiktok, Instagram- những trang mạng đang được giới trẻ Việt Nam sử dụng nhiều, Đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm tạo ra nguồn thu nhập
Bên cạnh việc tạo ra con rối phục vụ cho các buổi biểu diễn của làng nghề thì tổ chức quản lý địa phương cần phải thực hiện các phương án như tạo hình con rối làm đồ chơi, đồ lưu niệm, đồ trang trí, để gia tăng nguồn thu nhập về tài chính cho người dân, cũng như đưa hình ảnh con rối trở nên gần gũi hơn với đời sống thường ngày
3.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Mở thêm các lớp học đào tạo các thế hệ sau này
Từ trước đến nay, các cụ có câu “trẻ em là tương lai của đất nước” và các nghệ nhân tương lai cũng chính là tương lai của làng nghề Cần có nhiều lớp đào tạo hơn về các con rối về cách múa rối hay cách làm con rối,
Hiện nay đã có một vài lớp đào tạo tuy nhiên số lượng còn hạn chế, nên mở lớp dạy quanh năm Bên cạnh đó, cần phân lớp theo trình độ cũng như độ tuổi, phân lớp theo khả năng tiếp thu, từ đó tính cạnh tranh giữa các lớp cũng như giữa các thành viên trong lớp
Nâng cao chất lượng đào tạo
Cần nâng cao chất lượng giáo viên bởi giáo viên ở đây chủ yếu là các nghệ nhân không có chuyên môn cao trong lĩnh vực đào tạo Vì thế khi nâng cao chất lượng giáo viên cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo Cần bổ sung thêm nhiều giáo viên vừa có năng lực sư phạm vừa có năng lực chuyên môn