Không chỉ có tác động đến cách làm việc, cách quản trị doanh nghiệp mà nó cịn làm thay đổi văn hố, mơi trường làm việc của doanh nghiệp với các công nghệ mới như dữ liệu lớn, Internet vạ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ
Chuyển đổi số và vai trò của chuyển đổi số
2.1.1 Khái niệm chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Khái niệm chuyển đổi số đã được nhắc tới rất nhiều trong thập kỷ qua Nó khác với các khái niệm đã đề cập trước đó bởi vì nó không chỉ cố gắng đo lường mức độ mà một tổ chức có thể hưởng lợi từ việc sử dụng CNTT, mà còn được coi là một quá trình tiến hóa thông qua đó công nghệ trở thành một yếu tố cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của tổ chức, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh liên quan đến cả con người và chính tổ chức Tuy nhiên, có rất nhiều cách giải thích về chuyển đổi kỹ thuật số trong các tài liệu hiện có, đối với một số người nó chỉ là việc ứng dụng CNTT vào các quy trình kinh doanh, họ sử dụng một cách tiếp cận chuyên sâu hơn đối với các ứng dụng trước đó Trên thực tế, công việc của họ dựa trên mô hình trưởng thành công nghệ của Venkatraman Những người khác lại coi chuyển đổi kỹ thuật số là một điều gì đó kịch tính và đột phá hơn, có khả năng tạo ra sự hỗn loạn trong thế giới kinh doanh Các tác giả này coi chuyển đổi số là kết quả của những đổi mới kỹ thuật số nhỏ nhưng liên tục được thực hiện ở cấp độ công ty, thấm vào cấp độ ngành và từ đó, đến một hệ sinh thái công nghiệp Do đó, chuyển đổi số đạt được như một chức năng tích lũy các đổi mới kỹ thuật số
Có lẽ một trong những định nghĩa cân bằng nhất mô tả nó là một quá trình tiến hóa tận dụng các khả năng và công nghệ kỹ thuật số để kích hoạt các mô hình kinh doanh, quy trình hoạt động và trải nghiệm của người tiêu dùng tạo ra giá trị
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi số đã được đưa ra Chuyển đổi số là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp, chuyển đổi số liên quan đến những thay đổi trong công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại mô hình kinh doanh mới cho các công ty, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức sang hình thức tự động hóa các quy trình (Hess và cộng sự, 2016) Chuyển đổi số là sự chuyển đổi sâu sắc và nhanh chóng các hoạt động kinh doanh, quy trình, năng lực và mô hình kinh doanh để tận dụng những thay đổi và cơ hội do tiến bộ kỹ thuật số mang lại cho xã hội (Demirkan và cộng sự, 2016)
Ebert và cộng sự (2018) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là “chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cỏi mới và thoải mỏi chấp nhận cỏc thất bại” Theo Warner & Wọger (2019), Chuyển đổi số là việc sử dụng những công nghệ số mới như di động, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối và Internet vạn vật, để cho phép những sự cải tiến kinh doanh lớn nhằm tăng cường trải nghiệm của khách hàng, hợp lý hóa tác nghiệp, và tạo ra những mô hình kinh doanh mới Theo đó, Verhoef và cộng sự (2021) cho rằng chuyển đổi số là việc “doanh nghiệp sử dụng các công nghệ số để phát triển các mô hình kinh doanh mới, giúp tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp” Một sự chuyển đổi như vậy sẽ ảnh hưởng tới các quy trình kinh doanh, các hoạt động vận hành và tổ chức (Li và cộng sự, 2018)
Trước đây, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp thường được giới hạn trong việc áp dụng hệ thống thông tin nhằm cải thiện các quy trình kinh doanh trong phạm vi tổ chức để đạt được hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình kinh doanh bằng cách áp dụng hệ thống thông tin quản lý nội bộ như Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hay Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) Tuy nhiên, do công nghệ ngày càng phát triển nên các doanh nghiệp cũng đã có sự cải tiến trong hoạt động chuyển đổi số thông qua việc tối ưu hóa quản lý quy trình và đề cao việc định hướng thị trường bằng cách sử dụng công nghệ Big data, trí tuệ nhân tạo, blockchain, (Matarazzo và cộng sự, 2021)
Nhìn chung, tuy có một vài điểm khác biệt giữa các khái niệm trong từng nghiên cứu, nhưng hầu hết các khái niệm chuyển đổi số đều liên quan đến ứng dụng công nghệ mới để thay đổi phương thức làm việc, phương thức điều hành, thay đổi phong cách lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, văn hóa công ty để hoạt động một cách hiệu quả
2.1.2 Vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số là một quá trình quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp, chuyển đổi số liên quan đến những thay đổi trong công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại mô hình kinh doanh mới cho các công ty, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức sang hình thức tự động hóa các quy trình (Hess và cộng sự, 2016) Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiểu là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới
Theo một nghiên cứu của tập đoàn tư vấn kinh doanh McKinsey, chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và giảm chi phí, bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, nâng cao năng suất lao động và cải thiện hiệu quả hoạt động Ngoài ra, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và cải tiến, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu của hãng PwC cũng cho thấy, 45% các doanh nghiệp đã áp dụng chuyển đổi số thành công đã tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại của họ
Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như:
- Tăng khả năng tiếp thị (Marketing): Theo Phuong (2022), chuyển đổi số giúp các công ty thu thập lượng lớn dữ liệu khách hàng từ những phản hồi trực tiếp, lịch sử mua hàng, hay lịch sử trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc các phương tiện truyền thông xã hội khác Công nghệ kỹ thuật số và công cụ phân tích cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, từ đó phát triển các chiến lược tiếp thị cho phù hợp
- Tăng kết nối giữa các phòng ban: Theo Quỳnh và cộng sự (2021), sự thiếu liên kết thông tin giữa các phòng ban là vấn đề thường gặp ở các doanh nghiệp nói chung dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn công việc không rõ nguyên do và kéo theo hàng loạt các tác động xấu đến doanh nghiệp như: công việc bị trì trệ, phục vụ khách hàng bị chậm chễ, bán được ít hàng, doanh thu thấp hơn chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các phòng ban nội bộ lại với nhau Trong đó, mỗi phòng ban vẫn có công cụ để phục vụ chuyên môn,
18 nghiệp vụ riêng mà vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác Qua kết nối này, vấn đề phát sinh được nhận dạng, ngăn chặn trước khi xảy ra và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các phòng chức năng có thể nhận thấy và phối hợp cùng nhau
- Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Theo Quỳnh và cộng sự (2021), chuyển đổi số giúp các lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động của các phòng ban mà không cần đợi nhân viên gửi báo cáo Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc có khách hàng tìm hiểu sản phẩm, nhân viên kinh doanh bán hàng, kế toán ghi nhận doanh số hay biến động nhân sự ở các bộ phận như thế nào đều được thể hiện trên các công cụ số, mà cụ thể ở đây là các phần mềm quản trị doanh nghiệp Lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng truy xuất báo cáo về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, giúp việc quản lý hiệu quả hơn
- Tối ưu hóa năng suất lao động: chuyển đổi số tạo điều kiện cho nhân viên của các doanh nghiệp có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc có giá trị cao hơn là vai trò mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp mà Quỳnh và cộng sự (2021) đã đề cập Đồng thời, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình hoạt động và thống nhất dữ liệu Qua đó, doanh nghiệp tối ưu hóa được quy mô và cơ cấu tổ chức nhờ việc tiết kiệm được chi phí thuê nhân lực thực hiện những công việc có giá trị gia tăng thấp mà hệ thống có thể tự động thực hiện Bên cạnh đó, người quản lý cũng dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của nhân viên thay nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Cả Quỳnh và cộng sự (2021) cũng như Phuong (2022) đều cho rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Bởi chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, đồng thời vận hành doanh nghiệp hiệu quả và chính xác hơn Các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng nhanh hơn, chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt hơn Bởi ngày nay, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và cách tốt hơn để tiếp cận thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ so với trước đây Điều này khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ với sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn với trải nghiệm mà họ cung cấp cho khách hàng chuyển đổi số chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng bởi các công cụ
19 số hoá cho phép doanh nghiệp cải thiện điều đó Khi tất cả nhân viên hiểu được vai trò của họ trong cải thiện trải nghiệm khách hàng, họ sẽ tận dụng các công cụ số để đem đến trải nghiệm cá nhân hoá như khách hàng mong đợi (Quỳnh và cộng sự, 2021)
Các yêu cầu đối với doanh nghiệp chuyển đổi số
2.2.1 Mục tiêu chuyển đổi số
OCD Management Consulting (công ty tư vấn quản lý OCD) cho rằng “mục tiêu” là kim chỉ nam và là điểm khởi đầu tự nhiên cho mọi chiến lược mà một công ty theo đuổi Trong thời đại chuyển đổi số, khi mà mọi thứ biến đổi liên tục, một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chí: nhất quán, khả thi và linh hoạt
Bắt đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xác định cụ thể mục tiêu, chiến lược của mình là gì Việc xác định được các mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, thực hiện quá trình chuyển đổi số theo đúng lộ trình chuẩn đã được xác định Nếu doanh nghiệp không đặt ra được những mục tiêu rõ ràng, họ có thể bị mất định hướng, lãng phí thời gian, tiền bạc và tài nguyên, và cuối cùng là không thể đạt được kết quả như mong đợi
Theo thống kê của Whatfix (công ty hỗ trợ phần mềm và ứng ứng dụng web), các mục tiêu chung thường thấy của đa số doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số là nâng cao trải nghiệm khách hàng, hiệu quả quá trình cao hơn, tăng sự nhanh nhẹn, cải tiến quy trình kinh doanh, giảm chi phí, đạt được lợi thế cạnh tranh, cải thiện hiệu suất của nhân viên, tăng cường quản trị và cải thiện sự hợp tác Việc đạt được các mục tiêu có thể coi là các bước phát triển, hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Theo Gottschalk (1999), để thực hiện đầy đủ các chuyển đổi kỹ thuật số của tổ chức thì “Nhà lãnh đạo kỹ thuật số”, những người thực sự hiểu những thay đổi công nghệ mới là cần thiết ở mọi cấp độ của tổ chức, doanh nghiệp Do đó, điều quan trọng là phải nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của Nhà lãnh đạo kỹ thuật số trong tổ chức Những gì đã bị bỏ quên cho đến nay là thực hiện một chiến lược kinh doanh kỹ thuật số toàn diện hơn bằng cách đặt Nhà lãnh đạo kỹ thuật số làm trung tâm của sự chú ý trên tất cả các cấp độ tổ chức để thực hiện đầy đủ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của tổ chức từ bên trong thực thể tương ứng của họ (Bharadwaj 2013, Hansen 2011)
26 Đối với người lãnh đạo của doanh nghiệp chuyển đổi số, nghiên cứu về truyền thông điện tử (Balthazard 2009) chỉ ra rằng lãnh đạo cho chuyển đổi kỹ thuật số khác với lãnh đạo cho những thay đổi thông thường và rằng họ rất quan trọng để thực hiện chiến lược kinh doanh kỹ thuật số của tổ chức Các học giả đã nhấn mạnh rằng để chuyển đổi kỹ thuật số thành công các nhà lãnh đạo có kỹ năng và hiểu biết về kỹ thuật số (Hunt 2015, Schwarzmüller 2018) với tư duy cụ thể (El Sawy 2016), và các thuộc tính cụ thể để phù hợp với suy nghĩ này, là vô cùng cần thiết Chuyển đổi kỹ thuật số tự nó hình thành một bối cảnh tổ chức mới (Eberly và cộng sự 2013), đòi hỏi sự lãnh đạo phù hợp và “lãnh đạo kỹ thuật số” có thể được mô tả là phong cách lãnh đạo sắp tới cho thời đại kỹ thuật số này
Theo El Sawy (2016) “chìa khóa thành công trong thời kỳ hỗn loạn của chuyển đổi kỹ thuật số là kỹ năng và lãnh đạo có năng lực”, do đó cần có một nhà lãnh đạo kỹ thuật số thực sự Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một cơ sở rõ ràng về việc điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo kỹ thuật số như vậy và vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề này, đáng chú ý nhất là quan điểm của Collin (2015) cho rằng được đào tạo chuyên sâu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số là cơ hội để tạo ra những nhà lãnh đạo phù hợp với thời đại chuyển đổi số
Một mô hình 4 thuộc tính của một nhà lãnh đạo trong thời kỳ chuyển đổi số đã được đề xuất bao gồm đồng cảm (Empathic), sáng tạo (Innovative), cởi mở (Open) và nhanh nhẹn (Agile) Dựa vào các thuộc tính này các nhà lãnh đạo có thể chia làm 2 nhóm, nhóm A là những nhà lãnh đạo thiên về trí tuệ tư duy và nhóm
B là những nhà lãnh đạo thiên về trí tuệ cảm xúc (xem Hình 2.3) Việc phân loại các nhà lãnh đạo kỹ kỹ thuật số theo mô hình này không chỉ thể hiện các thuộc tính mà mọi người tin rằng một nhà lãnh đạo nên có trong bối cảnh chuyển đổi số, mà còn có thể cung cấp cho các nhà lãnh đạo những hiểu biết về các đặc điểm mà cấp dưới của họ mong đợi họ có để được xem như là một nhà lãnh đạo kỹ thuật số điển hình Theo Benjamin Pabst von Ohain (2019): “Chỉ khi xác định được người lãnh đạo số hóa mẫu mực thông qua các thuộc tính tương ứng, chúng ta mới có thể phù hợp mục tiêu chuyển đổi số của tổ chức với những đặc điểm, kỹ năng và năng lực được mong đợi của những người lãnh đạo được giao phó thực hiện chiến lược kinh doanh số”, điều này cho thấy trong chiến lược kinh doanh số hóa, sự phù hợp giữa các thuộc tính của người lãnh đạo chuyển đổi số với tiến trình chuyển đổi số của
27 doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc đặt mục tiêu và kết quả của việc chuyển đổi của doanh nghiệp
Nguồn: Các thuộc tính của nhà lãnh đạo để chuyển đổi kỹ thuật số thành công,
Benjamin Pabst von Ohain (2019) 2.2.3 Nhân lực
Theo Becker và Huselid (2006) trong nghiên cứu của họ nhấn mạnh rằng trọng tâm chính là quản lý nguồn nhân lực và hiệu suất của nguồn nhân lực vì vai trò của nhân viên là giải pháp thực sự cho vấn đề kinh doanh Trong thời đại kỹ thuật số, nghiên cứu của Palmer và cộng sự (2017) chỉ rõ vai trò đó của quản lý nguồn nhân lực tức là nhân viên nên tích cực tham gia những công việc mới, những thách thức về mặt con người với trách nhiệm Bên cạnh đó, sự hiểu biết về sự đa dạng các ứng dụng kinh doanh và tạo ra nơi làm việc tốt hơn và giữ cho nhân viên
Hình 2.3 Hồ sơ thuộc tính nhà lãnh đạo kỹ thuật số
28 gắn bó với nhiều các quy trình tổ chức có xu hướng thay đổi do chuyển đổi kỹ thuật số
Một nghiên cứu của ManpowerGroup Solutions cho thấy rằng đa số các nhà quản lý cấp cao đã xác nhận rằng nhân lực là một trong các yếu tố chính đối với sự thành công của chuyển đổi số Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp, vì họ cần phải đảm bảo rằng nhân viên của họ có đủ kỹ năng và trang bị kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi số
Schroeder (2013) trong nghiên cứu của mình nói rằng nguồn nhân lực chất lượng là đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp để có lợi thế cạnh tranh trong chuyển đổi số so với những doanh nghiệp khác Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tìm kiếm, xây dựng cho mình một lực lượng nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong cuộc đua chuyển đổi số
Payne (2010) đã chỉ chỉ ra trong nghiên cứu của của mình rằng nguồn nhân lực quản lý những thay đổi trong doanh nghiệp, nhân viên có chức năng như một loại tài nguyên và nếu họ không hoạt động tốt sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp
Có thể thấy, nhân lực một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp và đồng thời một trong những thách thức lớn nhất của chuyển đổi số chính là tìm kiếm và giữ chân nguồn nhân lực tài năng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp đã được đưa ra Theo Gartner, các doanh nghiệp nên tập trung vào việc đào tạo và phát triển nhân viên hiện có để giúp họ phát triển các kỹ năng cần thiết trong chuyển đổi số Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm các nhân viên mới có kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến công nghệ thông tin và chuyển đổi số Một nghiên cứu khác của McKinsey & Company khuyến khích các doanh nghiệp nên tạo ra một môi trường làm việc thu hút nhân lực tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số Điều này có thể bao gồm tạo ra một môi trường lành mạnh, có cơ hội phát triển rõ ràng cùng với đó là những đãi ngộ hấp dẫn người tài
Christof Ebert và Carlos Henrique (2022) cho rằng chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ đột phá để tăng năng suất, giá trị sáng tạo và phúc lợi và vì thế công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số
Theo OCD Management Consulting, công nghệ phải luôn được chú trọng phát triển, đây là công cụ quan trọng để phân tích cơ sở dữ liệu, biến đổi và từ đó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Trên thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng đã thay đổi, ngày càng mạnh lên, sở hữu nền tảng số hóa cho phép họ có thể triển khai vận hành hiệu quả nhanh hơn, tiết kiệm hơn, chất lượng hơn Đồng thời, công nghệ trên thế giới thay đổi từng ngày và mang lại nhiều tiềm năng, lợi ích to lớn Để luôn đứng vững hoặc tạo ra bước đột phá, doanh nghiệp cần phải luôn chú trọng và không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung
Các yêu cầu đối với nhà quản trị trong chuyển đổi số
2.3.1 Nhận thức về chuyển đổi số
Klaus Schwab (2016) đã đưa ra một khái niệm: “Nhận thức chuyển đổi số là khả năng hiểu rõ và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và nền kinh tế số hiện đại Đây là một quá trình trực quan hóa, tạo ra nhận thức và giúp định hướng cho những thay đổi trong các mô hình kinh doanh, quy trình và năng lực công nghệ để tận dụng những cơ hội kinh doanh mới mà số hóa mang lại” Nhận thức chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là hiểu được sức mạnh của công nghệ số, mà còn là sự nhận thức rõ ràng về sự thay đổi của cách thức làm việc, cách tiếp cận khách hàng, và cách sử dụng dữ liệu trong môi trường kinh doanh hiện đại Việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội liên quan đến chuyển đổi số giúp các nhà quản trị tìm ra cách để cải thiện hiệu quả kinh doanh và định hướng phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp với thời đại số
Theo Quyen Le (2021), nếu không có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, việc cố gắng thực thi sẽ trở thành chạy theo phong trào và hầu hết là thất bại Thất bại của chuyển đổi số sẽ dẫn đến hao phí nguồn lực của doanh nghiệp, đánh mất cơ hội, và quan trọng nhất là đánh mất niềm tin của cả lãnh đạo và nhân viên công ty đối với hành trình chiến lược này Để nhận thức về chuyển đổi số, lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải là một chuyên gia công nghệ, không cần phải biết viết những dòng code Nhận thức có thể xuất phát từ việc hiểu được khách hàng của công ty đang và sẽ được công nghệ phục vụ như thế nào, khách hàng muốn gì
31 và công ty có thể ứng dụng công nghệ gì để phục vụ họ tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn
Taruté và cộng sự (2018) cho rằng “Một trong những yếu tố thuộc về người chủ có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số của doanh nghiệp đó là nhận thức và quan điểm của họ về vấn đề này” Người khởi nghiệp cần hiểu được vai trò của chuyển đổi số, những lợi ích và rủi ro đối với doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số Những lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư khi thực hiện số hóa là một trong những trở ngại đối với người khởi nghiệp và doanh nghiệp khi chuyển đổi số (Piccinini và cộng sự, 2016)
Nhận thức về chuyển đổi số giúp nhà quản trị nhận ra tầm quan trọng của việc thích nghi với sự thay đổi của công nghệ và kinh tế số hiện đại, và từ đó tạo ra một chiến lược chuyển đổi số hợp lý Ngoài ra, nó còn giúp nhà quản trị định hình lại những kỳ vọng và kế hoạch đối với quá trình chuyển đổi số, từ đó giúp họ tạo ra những giải pháp hiệu quả và đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực của mình
2.3.2 Năng lực phân tích bối cảnh
Trong cuốn sách có tựa đề "Leading Digital: Turning Technology into Business Transformation" xuất bản năm 2014, Didier Bonnet và George Westerman đã đề cập đến khái niệm năng lực phân tích bối cảnh của nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số rằng: “Trong quá trình chuyển đổi số, năng lực phân tích bối cảnh của nhà quản trị là khả năng đánh giá, hiểu và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó”
Theo Thomas và các cộng sự (2019) trong quá trình phát triển doanh nghiệp, nhận thức về các yếu tố bối cảnh là vô cùng quan trọng Để phát triển được sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng thì bối cảnh mà sản phẩm sẽ được tiêu thụ sẽ phải được cân nhắc ngay từ giai đoạn ban đầu trong việc thiết kế và cụ thể hoá sản phẩm Cũng theo nhóm tác giả, năng lực phân tích bối cảnh giúp cụ thể hoá được các hoàn cảnh, mục đích mà một sản phẩm được sử dụng, giúp cụ thể hoá những yêu cầu về khả năng sử dụng của sản phẩm, giúp phát triển sản phẩm,…
Theo Nguyễn Đặng Tuấn Minh (2019), doanh nghiệp cần nhìn lại toàn bộ mô hình kinh doanh của mình từ góc độ nội bộ, sau đó đặt lại nó trong bối cảnh của những thay đổi hiện tại Các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần phải có tầm nhìn rộng và xa hơn, tự nâng cao năng lực phân tích bối cảnh, xây dựng mô hình, chiến lược kinh doanh Doanh nghiệp cần tìm hiểu và trả lời chính xác được 9 câu hỏi cơ bản sau, từ đó, xây dựng mô hình kinh doanh và các giải pháp kinh doanh thích hợp:
(1) Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai ?
(2) Doanh nghiệp mình mang lại những giá trị gì cho khách hàng ? Có khác biệt gì so với các doanh nghiệp khác ?
(3) Các kênh cung ứng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình tới khách hàng ?
(4) Cách thức quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp ?
(5) Các dòng doanh thu chính của doanh nghiệp ?
(6) Cấu trúc chi phí của doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp?
(7) Các hoạt động chính của doanh nghiệp hiện nay và sau đổi mới ? Mối quan hệ giữa các hoạt động và các dòng doanh thu, các chi phí nói trên ?
(8) Các nguồn lực chính doanh nghiệp đang sở hữu như thế nào ?
(9) Các đối tác chính của doanh nghiệp hiện nay ?
Năng lực phân tích bối cảnh đòi hỏi nhà quản trị có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những quyết định thông minh và đúng đắn Để phát triển năng lực này, nhà quản trị cần có sự hiểu biết rộng về các yếu tố bối cảnh, kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy phân tích
2.3.3 Năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi
Didier Bonnet và George Westerman (2014) cho rằng “Năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi là khả năng của một tổ chức hoặc cá nhân để thích nghi và phát triển trong môi trường công nghệ liên tục thay đổi” Để có năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, các tổ chức cần tạo ra một môi trường đổi mới liên tục, đầu tư vào các kỹ năng và nguồn lực để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới, cải thiện quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực vận hành Ngoài ra, các tổ chức cũng cần sử dụng các phương pháp
33 quản lý dự án linh hoạt và có khả năng thích ứng để đảm bảo rằng các dự án của họ có thể thích nghi với các thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh Theo một nghiên cứu đánh giá mức độ sẵn sàng về công nghệ do Đại học Extension (Bang Oregon - Hoa Kỳ) thực hiện năm 2009 thì thời gian, tiền bạc và đào tạo "được xác định là những rào cản và hạn chế chính khiến nhân viên không thể áp dụng công nghệ, nhất là các công nghệ mới như một công cụ hữu ích" Từ đó có thể thấy việc thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi trong thời đại chuyển đổi số là một việc không dễ dàng, nhưng đây là điều một nhà quản trị doanh nghiệp buộc phải làm được nếu như muốn thực hiện việc chuyển đổi số thành công
Trong bài nghiên cứu “Adapt or withdraw? Evidence on technological changes and early retirement using matched Worker-firm data” của H.Torbjorn, Dag Ronningen và K G Salvanes (2007) chỉ ra rằng “Thay đổi công nghệ ảnh hưởng đến người lao động theo nhiều cách Nó thay đổi yêu cầu về kỹ năng của công việc và làm cho một số nhân sự hiện tại trở nên lỗi thời”, bằng chứng họ đưa ra là số lượng người lớn tuổi nghỉ hưu sớm ở Na Uy đang ngày càng tăng do không đáp ứng được việc sử dụng những công nghệ mới Điều này đúng với cả các nhân sự cấp thấp cho tới những nhà quản trị cấp cao, việc không thể thích ứng với những thay đổi liên tục của công nghệ là một vấn đề lớn, những người như vậy thường sẽ bị đào thải trong một doanh nghiệp chuyển đổi số, một nhà quản trị thực hiện chuyển đổi số cần có khả năng thích ứng với công nghệ mới ở một mức độ nhất định để hiểu về các công nghệ mới trong chuyển đổi số và ứng dụng nó vào công việc
Năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi là một yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị có thể đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp Năng lực thích ứng này giúp nhà quản trị:
(1) Cập nhật với xu hướng công nghệ mới
(2) Định hướng chính sách và chiến lược
(3) Xây dựng môi trường làm việc đổi mới
(4) Hiểu được nhu cầu và tạo giá trị cho khách hàng
2.3.4 Năng lực quản lý sự thay đổi
Trong bài nghiên cứu "Dynamic capability: a review and research agenda" của Teece, Pisano, và Shuen (1997), nhóm đã nêu khái niệm Năng lực quản lý sự thay đổi: “Bản chất của năng lực quản lý sự thay đổi là khả năng cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi Khả năng đó được cho là căn bản trên khả năng của tổ chức để tạo ra, mở rộng và thay đổi cách thức hoạt động Những thứ đó có thể bao gồm các thói quen, tài sản và sự hiểu biết về các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả Năng lực quản lý sự thay đổi có thể được coi như khả năng của công ty để tích hợp, xây dựng và cấu hình lại các năng lực nội và ngoại vi để giải quyết môi trường thay đổi nhanh chóng”
Theo Quyen Le (2021), lịch sử và kinh nghiệm chứng minh rằng mỗi khi ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất điều hành của doanh nghiệp, bên cạnh sự hào hứng và kỳ vọng của nhóm quản lý luôn có sự lo lắng bất an của nhóm trực tiếp thực thi Do đó, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi là yếu tố vô cùng quan trọng trong bước chuẩn bị và cả quá trình chuyển đổi số Mặc dù mục tiêu kết quả của chuyển đổi số là tăng năng suất và đạt hiệu quả tốt hơn về quản trị và kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp, và bản thân mỗi cán bộ công nhân viên cũng được hưởng lợi từ kết quả này, nhưng thực tế không diễn ra đơn giản như vậy Tâm lý người lao động sợ sự cạnh tranh, luôn lo lắng sẽ bị thay thế, cảm thấy bị đe dọa bởi sự không chắc chắn cho kết quả tương lai Đối phó với trường hợp này, một số người rời bỏ công việc, một số chống đối và có người chỉ làm việc cầm chừng dò xét Trong nhiều trường hợp, quan điểm và cách làm việc của những người này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và năng suất của cả đội nhóm Một hiện tượng phổ biến nữa là con người vốn quen với cách làm cũ sẽ ngại phải chuyển sang cách làm việc mới Đối với chuyển đổi số, cách làm việc mới cũng có nghĩa là họ bị quản lý chặt hơn về mặt thời gian, năng suất, sự chính xác và minh bạch thông tin Điều này cũng gây cho họ tâm lý thiếu thoải mái đối với quá trình chuyển đổi số
Một số thách thức cơ bản đối với doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã dần nhận thức được chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là thách thức trong sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 Đây không còn là việc lựa chọn mà dần trở thành xu thế phát triển tất yếu để doanh nghiệp thực sự đứng vững trước thời đại Cơ hội chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tồn tại và bứt phá, tuy nhiên để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cũng cần phải trải qua nhiều thách thức
Thời gian qua đã có nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế chỉ rõ những rào cản, hạn chế đối với chuyển đổi số của các doanh nghiệp Theo quan điểm của Kọọriọinen và cộng sự, chuyển đổi số là cần thiết để cú khả năng cạnh tranh và cỏc công ty lớn dường như đang nắm bắt tốt điều đó, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại đang gặp khó khăn Điển hình, Trịnh Xuân Hưng (2020) phân tích các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số tại các doanh
37 nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy, yếu tố “Tổ chức đổi mới kinh doanh kỹ thuật số” có tác động lớn nhất đến việc sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp, theo sau lần lượt là các yếu tố “Con người và văn hóa doanh nghiệp”, “Mô hình kinh doanh nền tảng” và “Các công nghệ đột phá” Ở góc nhìn của định chế tài chính quốc tế, World Bank (2021) đã công bố kết quả từ cuộc khảo sát doanh nghiệp về đo lường việc sử dụng và áp dụng công nghệ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Theo đó, World Bank đã chỉ ra các rào cản đối với chuyển đổi số như sau:
(1) Doanh nghiệp có mức độ sẵn sàng về kỹ thuật số thấp và tỷ lệ các doanh nghiệp có trang web riêng, các phương tiện truyền thông xã hội và điện toán đám mây vẫn còn thấp
(2) Việc sử dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ mới ở giai đoạn đầu
(3) Khoảng cách về công nghệ sử dụng trong kiểm soát chất lượng, lập kế hoạch sản xuất, bán hàng, tìm nguồn cung so với các công nghệ tiên phong còn khá lớn
(4) Khoảng cách về công nghệ ở các ngành công nghiệp sản xuất là lớn hơn so với trong ngành nông nghiệp và dịch vụ
Còn theo Chun-Liang Chen và cộng sự (2021), với nguồn lực và khả năng hạn chế, doanh nghiệp dịch vụ quy mô nhỏ phải đối diện với một số rào cản và thách thức như: Thiếu nhân viên có kỹ năng kỹ thuật số; thiếu chuỗi cung ứng được hỗ trợ kỹ thuật số; giá thiết bị tự động hóa hoặc công cụ kỹ thuật số cao; thiếu sự hợp tác của mạng lưới với các cơ quan du lịch; hạn chế về kinh phí để thực hiện các ý tưởng đổi mới; thiếu kiến thức về thiết bị và công nghệ,
Tại Hội thảo Khoa học Quốc gia Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số
(2022), các chuyên gia cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp thực hiện chuyển đối số như sau:
(1) Yếu tố về con người: Tư duy ngại thay đổi; Năng lực nhà quản trị chưa đáp ứng; Năng lực nhân viên chưa đáp ứng; Hạn chế văn hóa chia sẻ trong tổ chức;…
(2) Yếu tố về quy trình: Sản phẩm kinh doanh không cần chuyển đổi số; Quy mô của doanh nghiệp nhỏ, ít cạnh tranh; Chuyển đổi số đòi hỏi sự minh bạch về mọi khâu trong quy trình kinh doanh;
(3)Yếu tố về công nghệ: Công nghệ cho chuyển đổi số ứng dụng và triển khai phức tạp, chi tiết, liên quan đến nhiều thành phần theo chuỗi; Tốn kém chi phí đầu tư; Kiến thức, kỹ năng cần có cho chuyển đổi số mang tính đặc thù, không dễ dàng cập nhật, biến đổi nhanh;
(4)Yếu tố bên ngoài: Đối thủ cạnh tranh không ứng dụng công nghệ số; Đối tác và khách hàng không thiện chí với mô hình chuyển đổi số của doanh nghiệp; Không có cộng đồng doanh nghiệp chuyển đối số cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau; Không nhận được sự hỗ trợ hay yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước;
Theo tinh thần của Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số Tại Việt Nam, còn nhiều chủ doanh nghiệp chưa có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, chưa quen với quy trình số hóa Đây chính là một trong những điểm yếu, là khó khăn thường gặp của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
Trong thời gian qua, nguồn nhân lực Việt Nam phát triển cả về quy mô lẫn số lượng Tuy nhiên nguồn nhân lực có kỹ thuật số tại lại bị hạn chế về chất lẫn lượng Ông Lê Xuân Bính, Tổng giám đốc nhà máy BITJ, một nhà máy chuyên gia công các sản phẩm nhựa cho Nhật Bản chia sẻ, trong công cuộc chuyển đổi số, doanh nghiệp của ông không thể đứng ngoài cuộc nhưng có một vấn đề vướng mắc, chính là nhân lực Máy móc, trang thiết bị có thể đầu tư bằng tiền nhưng nguồn nhân lực có đủ trình độ tiếp cận với trang thiết bị mới, có hàm lượng công nghệ cao thì không phải một sớm một chiều có được Đó là bài toán đau đầu mà doanh nghiệp của ông và các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải
Theo khảo sát của VCCI (2020) có 55,6% doanh nghiệp cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí cao trong ứng dụng công nghệ số Theo Quyên (2022), tại Việt Nam có hơn 98,1% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 99% doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn Do đó nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là mảnh đất của các doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp còn lại sẽ ưu tiên trong việc đầu tư để tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn Hiện nay
39 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chọn chọn công nghệ “đám mây” giúp họ không phải đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng
Tóm lại, nhìn chung có thể thấy chuyển đổi số ở nước ta hiện nay đã và đang diễn ra ở các lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau Có khá nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm công nghệ vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản trị kênh phân phối, Một số doanh nghiệp đã nhìn nhận chuyển đổi số như một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet cao trên thế giới, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số ở nước ta còn chưa cao, nhiều chủ doanh nghiệp chưa có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, chưa quen với quy trình số hóa và các hoạt động cần triển khai trong quá trình chuyển đổi số Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số Nguồn nhân lực ở nước ta mặc dù dồi dào song lực lượng lao động qua đào tạo còn chưa cao, đặc biệt nhân lực có trình độ và kỹ năng kỹ thuật số còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng Quá trình chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp diễn ra còn chậm, chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị nguồn nhân nhân lực (HRM), E-Office,
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khái quát về các doanh nghiệp khảo sát
3.1.1 Công ty TNHH Tiger logistics & trading
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Tiger Logistics & Trading được thành lập từ năm 2017, có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội Với phương châm "Khách hàng là trung trung tâm", công ty TNHH Tiger Logistics & Trading luôn hướng đến việc cung cấp các dịch vụ logistics tốt nhất cho khách hàng, từ việc vận chuyển hàng hóa tới dịch vụ kho bãi và dịch vụ đóng gói Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, công ty đã đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại, đồng thời liên tục nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ với sứ mệnh cung cấp cho khách hàng những giải pháp logistics toàn diện, đảm bảo chất lượng dịch vụ cao và giá cả cạnh tranh
- Sản phẩm và dịch vụ:
Công ty TNHH Tiger Logistics & Trading cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình Đây bao gồm các dịch vụ vận chuyển đường bộ, vận tải đường biển, vận tải hàng không, dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng và nhiều dịch vụ khác liên quan đến logistics và vận chuyển hàng hóa Công ty cam kết đem lại cho khách hàng những giải pháp vận chuyển hàng hóa tốt nhất, đảm bảo chất lượng và an toàn, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển
- Tầm nhìn và chiến lược phát triển:
Trong kế hoạch phát triển của công ty TNHH Tiger Logistics & Trading, việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất Công ty đã đầu tư mạnh vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và tăng cường khả năng giám sát các chuyến vận tải, giúp khách hàng có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất Với mục tiêu mở rộng mạng lưới hoạt động, công ty TNHH Tiger logistics & trading đã liên kết với nhiều đối tác trong và ngoài nước để mở rộng khả năng cung
41 ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa Điều này giúp công ty có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu
3.1.2 Công ty TNHH Eq Logis - chi nhánh Hà Nội
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Eq Logis là một công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuyển phát nhanh tại Việt Nam Công ty bắt đầu hoạt động vào ngày 01/01/2018 và có trụ sở chính tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh và có nhiều văn phòng đại diện tại các thành phố lớn khác trên toàn quốc Với cam kết cung cấp các dịch vụ vận chuyển chất lượng cao và chi phí hợp lý, Công ty TNHH Eq Logis đã thu hút một số lượng lớn khách hàng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại điện tử, sản xuất và bán lẻ Công ty luôn tìm cách cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tạo ra giá trị bền vững cho người tiêu dùng và cộng đồng
- Sản phẩm và dịch vụ:
Công ty Eq Logis cung cấp các dịch vụ vận chuyển đa phương thức bao gồm đường bộ, đường thủy và hàng không cho khách hàng trong và ngoài nước Công ty cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt như dịch vụ bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ tư vấn về logistics cho khách hàng của mình
- Tầm nhìn và chiến lược phát triển:
Thông tin về tầm nhìn và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Eq Logis không được công bố công khai Tuy nhiên, theo thông tin trên trang web của công ty, Eq Logis đang tập trung vào việc tối ưu hóa dịch vụ của mình thông qua sự đầu tư vào công nghệ và quản lý chất lượng Với sự phát triển đáng kể của thị trường logistics tại Việt Nam, Eq Logis cũng đang tập trung vào việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Ngoài ra, công ty cũng tập trung vào việc đầu tư vào đội ngũ nhân viên và phát triển các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực của nhân viên, giúp họ phục vụ khách hàng tốt hơn Tóm lại, Công ty TNHH Eq Logis tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới và đầu tư vào nhân lực, hướng
42 tới việc cung cấp các dịch vụ logistics chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng
3.1.3 Công ty cổ phần Tesla Việt Nam
- Lịch sử hình thành và phát triển:
CTCP Tesla Việt Nam được thành lập từ năm 2007 bởi các sáng lập viên là cựu du học sinh của chính phủ Úc, có trụ sở tại quận Thành Xuân thành phố Hà Nội TESLA Vietnam là công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT với nòng cốt là các chuyên gia đến từ các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới
- Sản phẩm và dịch vụ:
Với phương châm “cung cấp dịch vụ luôn đi kèm tình yêu và đam mê” và khát vọng được chứng kiến sự thành công của mỗi khách hàng, CTCP Tesla Việt Nam đem tới cho khách hàng của mình những dịch vụ như xây dựng Website, App, Online Marketing, Online sales, Seeding và nhiều dịch vụ khác liên quan tới CNTT và phần mềm
- Tầm nhìn và chiến lược phát triển:
Với việc hiện là đối tác công nghệ của rất nhiều công ty hàng đầu thế giới, có doanh thu hàng tỷ USD/năm như Scholastic, Apollo, Annies hay là đối tác trong nước của DOJI - một công ty luôn nằm trong top các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và rất nhiều công ty, tổ chức khác CTCP Tesla Việt Nam đã đề đề ra chiến lược phát triển bao gồm tập trung vào phát triển mảng dịch vụ và công nghệ, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng Bên cạnh đó, Tesla Việt Nam cũng đang tập trung vào việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh.
Thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp khảo sát
3.2.1 Công ty TNHH Tiger Logistics & Trading
Tại công ty TNHH Tiger Logistics & Trading, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra từ khoảng 4 năm trước với những thay đổi từ từ cho tới hiện tại Xuất phát từ mục tiêu kỳ vọng ban đầu của giám đốc đó là tất cả các bộ phận đều đẩy dữ liệu lên một phần mềm để dễ theo dõi và đánh giá ngay lập tức, ví dụ như trong một ngày có bao nhiêu lô hàng đã đi, thu về bao nhiêu tiền, chi phí hết bao nhiêu,
Công ty đã tiến hành số hóa dữ liệu bằng cách mua một máy chủ (Server) về để lưu trữ dữ liệu của toàn bộ công ty và thậm chí còn thuê Cloud Server để tăng khả năng lưu trữ Tiếp theo, vào năm 2021 công ty đã bỏ ra vài trăm triệu để mua một phần mềm chuyên dùng trong ngành logistics, sau đó đã có từ 3 đến 4 lần thuê chuyên viên IT về hướng dẫn nhân viên cách sử dụng nhưng đáng tiếc phần mềm này chỉ đáp ứng được một vài yêu cầu làm việc của Tiger Logistics chứ không thể thỏa mãn được toàn bộ các vấn đề trong công việc của doanh nghiệp, cụ thể là phần mềm này không thể hiện được nhiều loại chi phí khác như tỷ giá của hàng hóa, mất nhiều thời gian và công đoạn nhập dữ liệu hơn so với trước đây vì vậy hiện nay doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần chức năng của phần mềm cụ thể là chỉ có 2 bộ phận trong doanh nghiệp còn sử dụng phần mềm đó là bộ phận Customer và Operation, còn các bộ phận khác như kế toán, Sale, lại quay trở lại nhập dữ liệu lên Excel như trước đó Điều này cho thấy mặc dù đã bỏ ra nhiều thời gian và chi phí nhưng việc không tìm được công nghệ thích hợp với nhu cầu làm việc của doanh nghiệp đã khiến cho việc chuyển đổi của Tiger Logistics không đem lại nhiều lợi ích rõ ràng 3.2.2 Công ty TNHH Eq Logis
Quá trình chuyển đổi số tại Công ty TNHH Eq Logis đã đem tới nhiều thay đổi cho doanh nghiệp trong những năm gần đây, khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi công ty đặt ra mục tiêu tối ưu hóa quy trình vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng và đến hôm nay mục tiêu đó vẫn đang được tập thể lãnh đạo, nhân viên của công ty từng bước hoàn thành Một số thay đổi khi thực hiện chuyển đổi số mà công ty Eq Logis thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh:
(1) Sử dụng phần mềm quản lý vận chuyển: Eq Logis sử dụng phần mềm quản lý vận chuyển để quản lý và theo dõi các lô hàng, đặt lệnh vận chuyển, quản lý kho hàng và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến vận chuyển Việc áp dụng phần mềm quản lý vận chuyển giúp công ty tối ưu hóa quy trình vận chuyển, giảm thiểu sai sót và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
(2) Sử dụng công nghệ điện toán đám mây: Eq Logis sử dụng các dịch vụ đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu bằng cách mua và thuê các máy chủ (Server)
(3) Đào tạo nhân viên: Eq Logis thuê đội ngũ IT về để đào tạo nhân viên của mình về các công nghệ mới được ứng dụng vào công việc kinh doanh của công ty và cải tiến quy trình để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi số
(4) Tăng cường trải nghiệm khách hàng qua nền tảng điện tử: Eq Logis lên kế hoạch xây dựng nền tảng điện tử để khách hàng có thể đặt hàng và theo dõi trạng thái đơn hàng một cách dễ dàng Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến như chăm sóc khách hàng qua chatbot, tổng đài điện thoại hoặc email Những cải tiến này sẽ giúp Eq Logis nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Việc thực hiện chuyển đổi số của Eq Logis rất tốn kém cả về chi phí, thời gian cũng như công sức, ngoài ra còn gặp phải nhiều khó khăn về việc tìm kiếm công nghệ phù hợp, hiện tại công ty vẫn đang từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi với mục tiêu tối đa hiệu quả làm việc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng bằng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất từ đó đưa công ty phát triển bền vững trong thời đại số
3.2.3 Công ty cổ phần Tesla Việt Nam Đối với một công ty thuộc lĩnh vực CNTT như Tesla Việt Nam thì việc chuyển đổi số không những là tất yếu mà còn phải đi đầu, tiên phong thực hiện áp dụng các công nghệ mới Tuy nhiên do quy mô của công ty khá nhỏ nên đã gặp phải không ít khó khăn về mặt tài chính và nhân lực Dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã tiến hành chuyển đổi ở các khía cạnh như:
(1) Tối ưu hóa website: công ty tiến hành tối ưu hóa website của mình, bao gồm tối ưu hóa trang chủ, từ khóa, tốc độ tải trang, giao diện, Nhờ đó, website của công ty được đẩy lên top trên các kết quả tìm kiếm và tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng
(2) Áp dụng công nghệ mới: CTCP Tesla Việt Nam rất sôi nổi trong việc áp dụng các công nghệ mới như IoT, Big Data, Cloud, để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất dịch vụ
(3) Đầu tư trang thiết bị: công ty mua các thiết bị hiện đại mới và nâng cấp các thiết bị cũ như máy chủ mới, các phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý dự án và phần mềm bảo mật, các thiết bị mạng như bộ định tuyến, switch và
45 modem Các thiết bị này đã được đầu nâng cấp mạnh mẽ để quá trình làm việc của nhân viên nhanh chóng và dễ dàng hơn
Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng CTCP Tesla Việt Nam vẫn đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số với mục tiêu là người đi tiên phong trong thời đại 4.0.
Phân tích dữ liệu điều tra về năng lực của nhà quản trị trong chuyển đổi số
3.3.1 Phân tích về chuyển đổi số tại các doanh nghiệp
Gần như tất cả các nhà quản trị tầm trung nếu không làm việc ở lĩnh vực CNTT đều chỉ có những hiểu biết rất chung chung về chuyển đổi số như chuyển đổi số là số hóa dữ liệu, dùng các công nghệ mới để làm việc thuận tiện và nhanh chóng hơn Điều mà các nhà quản trị tập trung vào đó là phần chiến lược và hướng phát triển của doanh nghiệp trong chuyển đổi số, còn về việc thực hiện chuyển đổi và hướng dẫn nhân viên thì sẽ được giao cho bộ phận công nghệ hoặc thuê các chuyên viên bên ngoài
Khi được hỏi về các bước trong lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp thì các đáp viên là các nhà quản trị đang làm việc tại các doanh nghiệp đã – đang chuyển đổi số đều đồng ý rằng bước đầu tiên cần phải có đó là “Xác định thực trạng doanh nghiệp và mục tiêu chuyển đổi số” Ở mỗi doanh nghiệp cụ thể sẽ có một số điểm khác biệt khi thực hiện chuyển đổi số, có một số bước mà hầu hết các đáp viên đều trả lời rằng doanh nghiệp có thực hiện như “Chuẩn bị dữ liệu”, “Lựa chọn nền tảng công nghệ”, “Số hóa dữ liệu”, “Đầu tư, áp dụng công nghệ mới” và
“Theo dõi, đánh giá và cải thiện lại quy trình” Điều này cho thấy để chuyển đổi số thì các doanh nghiệp thường thực hiện theo một lộ trình khá giống nhau, chủ yếu là số hóa dữ liệu và đưa công nghệ mới vào làm việc
Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, những vấn đề chung mà gần như tất cả doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đều gặp phải đó là chi phí cao, mất nhiều thời gian hoặc không tìm được công nghệ phù hợp Do chi phí cao nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường không có nhiều khả năng và nhu cầu để thực hiện chuyển đổi số Thời gian hướng dẫn cho nhân sự áp dụng được công nghệ mới vào quá trình làm việc một cách
46 hiệu quả phụ thuộc vào công nghệ mà doanh nghiệp đó đưa vào áp dụng, một phần mềm phức tạp, ở quy mô châu lục hay toàn cầu thường yêu cầu doanh nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm để hướng dẫn cho toàn bộ nhân viên trước khi đưa vào sử dụng chính thức; những phần mềm đơn giản, quy mô nhỏ thường chỉ cần vài ngày đến một tuần hay thậm chí là chỉ 1 cuốn sổ tay hướng dẫn là đủ để cho nhân viên sử dụng thành thạo
Chuyển đổi số có nhiều ảnh hưởng đến công tác quản trị của nhà quản trị ở trong và sau quá trình chuyển đổi, các nhà quản trị mong đợi rằng việc chuyển đổi số sẽ giúp việc quản lý thông tin, dữ liệu; điều hành, giám sát dễ dàng hơn bất kể thời gian địa điểm như thế nào Thực tế đã cho thấy việc chuyển đổi số đã hỗ trợ các nhà quản trị ở một mức độ nào đó trong các khía cạnh trên, việc có phụ thuộc vào thời gian, địa điểm hay không thì còn phụ thuộc vào vị trí và vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp, có những vị trí có thể làm việc ở bất cứ đâu mà không cần một văn phòng cụ thể nhưng có những vị trí yêu cầu nhà quản trị và cả nhân viên phải làm việc trực tiếp như thủ kho, Chuyển đổi số cũng giúp việc liên lạc, giao tiếp với nhân viên, đối tác, khách hàng trở lên thuận tiện và dễ dàng hơn mặc dù trước khi chuyển đổi đã có nhiều công cụ hỗ trợ giao tiếp như Zalo, Messenger, Wechat, Viber, ngoài ra chuyển đổi số còn khiến việc giao tiếp online trở nên chuyên nghiệp, có hệ thống và khả năng lưu trữ, bảo mật tốt hơn rõ rệt
3.3.2 Phân tích về năng lực nhà quản trị trong chuyển đổi số
3.3.2.1 Năng lực nhận thức chuyển đổi số
Nhận thức chuyển đổi số được đánh giá là một trong những năng lực cần có trước tiên của một nhà quản trị, nhà quản trị cần phải có những hiểu biết nhất định về chuyển đổi số và ý thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong thời đại 4.0 hiện nay mới có thể bắt đầu đưa doanh nghiệp vào quá trình thực hiện chuyển đổi Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả như Taruté, Piccinini và cộng sự của họ, năng lực này giúp nhà quản trị cải thiện mô hình kinh doanh, sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp; tăng khả năng ra quyết định của nhà quản trị
Một nghiên cứu của Deloitte (2020) cho thấy rằng năng lực nhận thức chuyển đổi số của nhà quản trị đang được cải thiện Theo nghiên cứu, 56% số nhà quản trị cho rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng để triển khai chuyển đổi số trong
47 doanh nghiệp của mình Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực nhận thức chuyển đổi số là yếu tố cần thiết để tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp tiên tiến và các doanh nghiệp đang dần bị lạc hậu
Từ kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các đáp viên đều đồng ý rằng “Nhận thức chuyển đổi số” là một năng lực rất cần thiết với nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số, thậm chí đa số còn cho rằng đây là năng lực quan trọng nhất trong số 5 năng lực được nghiên cứu, nó được xác nhận là đem lại nhiều lợi ích cho nhà quản trị cụ thể như tạo ra các sản phẩm - dịch vụ mới, thậm chí một số ít doanh nghiệp còn tạo ra cả mô hình kinh doanh mới cho doanh nghiệp; thúc đẩy các nhà quản trị thực hiện tự động hóa một số quy trình trong khâu quản lý, nhà quản trị có thể ra quyết định nhanh, chính xác hơn và tăng khả năng kiểm soát, tối ưu năng suất làm việc của nhân viên do mình quản lý Như vậy, nhận thức chuyển đổi số là yếu tố cơ bản đầu tiên mà nhà quản trị cần phải có để bắt đầu thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp Do đó các đáp viên đều nêu quan điểm rằng họ mong muốn nâng cao khả năng nhận thức về chuyển đổi số của bản thân để có thể bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thời đại kinh doanh kỹ thuật số
3.3.2.2 Năng lực phân tích bối cảnh
Việc phân tích bối cảnh bên trong và ngoài doanh nghiệp luôn rất quan trọng dù có là trước, trong hay sau khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, một nhà quản trị cần có khả năng này để xác định được các yếu tố tích cực – tiêu cực từ môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định giúp đem tới lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài ra, theo Syed Imran Ali và cộng sự (2021), nhà quản trị cần phân tích bối cảnh để đảm bảo tính bền vững của chuyển đổi số Các quyết định và hành động của nhà quản trị phải phù hợp với tình hình thực tiễn và hướng đi của doanh nghiệp Trong thời đại chuyển đổi số, việc phân tích bối cảnh của nhà quản trị cũng đã có nhiều thay đổi về cách thu thập thông tin và các công cụ phân tích, đánh giá thị trường
Năng lực phân tích bối cảnh được các đáp viên xác nhận là cần thiết đối với một người lãnh đạo khi thực hiện chuyển đổi số với các lý do như quản trị rủi ro tốt hơn; xác định được điểm mạnh – yếu, những khó khăn – thuận lợi của doanh nghiệp khi chuyển đổi số; giúp tìm kiếm thị trường hoặc khách hàng tiềm năng
48 cho doanh nghiệp cũng như kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp; ngoài ra, 1 nhà quản trị làm việc trong ngành logistics còn cho biết thêm: “Phân tích thị trường để đưa ra những hướng đi cụ thể giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp” Các nhà quản trị được phỏng vấn cũng cho rằng trong quá trình chuyển đổi số thì việc phân tích bối cảnh đã có những sự khác biệt so với trước đây, cụ thể là môi trường kinh doanh biến đổi liên tục và mạnh mẽ hơn; có nhiều nguồn thông tin hơn cho các nhà quản trị, đây là một điều vừa tốt nhưng cũng vừa xấu, việc có nhiều nguồn tin hơn sẽ giúp nhà quản trị thu thập được lượng thông tin lớn hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ phải xử lý nhiều thông tin hơn và nguy cơ thông tin không chính xác cũng tăng lên; tuy khối lượng thông tin tăng lên nhưng đa số các nhà quản trị cho rằng hiện nay vẫn còn thiếu các công cụ giúp phân tích, đánh giá thị trường do đó dẫn đến nhiều khó khăn cho nhà quản trị trong việc phân tích thông tin
3.3.2.3 Năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi
Việc thích ứng liên tục với các công nghệ mới trong thời đại chuyển đổi số là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị do các công công nghệ mới được tạo ra và cải tiến hàng ngày Một nhà quản trị có khả năng thích ứng cao với công nghệ trong quá trình chuyển đổi số sẽ có thể đưa ra những quyết định kịp thời phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, hoặc cũng có thể tìm ra các cơ hội thị trường mới cho doanh nghiệp
Hầu hết các đáp viên cho rằng việc có khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi là cần thiết đối với một nhà quản trị khi thực hiện chuyển đổi số, việc có thể thích ứng với các công nghệ mới giúp nhà quản trị có hiểu biết cũng như kiến thức để đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số; bên cạnh đó còn giúp nhà quản trị tìm kiếm thị trường, đưa ra những ý tưởng, sản phẩm mới từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Để thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi hầu hết các đáp viên nói rằng họ học hỏi bằng cách cập nhật các thông tin liên quan đến công nghệ và học thêm các kỹ năng sử dụng công nghệ mới, chỉ có số ít đáp viên làm việc trong ngành CNTT nói rằng họ sẽ tìm hiểu về xu hướng của thị trường công nghệ Một số đáp viên thừa nhận rằng họ mong muốn có khả
Kết luận chung
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị của các doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn
Hà Nội bao gồm Công ty TNHH Tiger Logistics & Trading, Công ty TNHH Eq Logis và Công ty cổ phần Tesla Việt Nam Sau quá trình phỏng vấn, nhóm đã thu được những dữ liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, cụ thể là về thực tiễn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên, quan điểm của các nhà quản trị về những năng lực của nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số Đầu tiên, về thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp khảo sát, những doanh nghiệp này đều đang thực hiện chuyển đổi số và các nhà quản trị của những doanh nghiệp này đều nói rằng họ gặp phải nhiều khó khăn khi chuyển đổi và việc chuyển đổi chưa đem lại những lợi ích thực sự lớn cho doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp Khi chuẩn bị tiến hành chuyển đổi, các nhà lãnh đạo đều đã phân tích, đánh giá các nhu cầu của bản thân doanh nghiệp để tìm kiếm hướng đi phù hợp trong quá trình chuyển đổi, đặt ra các mục tiêu cụ thể cần tiến hành nâng cấp và thay đổi Dù vậy khi đi vào tiến hành thực hiện, có nhiều vấn đề đã diễn ra không như dự kiến của các nhà quản trị, cụ thể là chi phí thực hiện bị đội lên so với kế hoạch, thời gian tiến hành của một vài bước chuyển bị đổi kéo dài, một số phần mềm được mua về thực hiện chuyển đổi số không đáp ứng được nhu cầu làm việc của doanh nghiệp khiến cho việc chuyển đổi số ở bộ phận đó bị đình trệ thậm chí dừng lại Đối với quy trình chuyển đổi số, câu trả lời của các đáp viên cho thấy các doanh nghiệp của họ đều phải thực hiện một số bước giống nhau, điều này cho thấy quy trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp là tương đối giống nhau, đều phải trải qua một số bước nhất định Đối với ý kiến của các đáp viên về các năng lực của nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số, họ có cả những quan điểm giống và khác nhau Đối với năng lực nhận thức chuyển đổi số, các đáp viên đều cho rằng đây là một trong những
52 năng lực quan trọng đầu tiên cần có của nhà quản trị khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi, do đó các đáp viên đều thể hiện rằng họ có ý định liên tục nâng cao năng lực này của bản thân Thứ hai là năng lực phân tích bối cảnh, các đáp viên cho rằng đây luôn là một năng lực cần cần thiết của nhà quản trị dù họ có thực hiện chuyển đổi số hay không, năng lực này giúp họ giảm tối thiểu rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, tăng khả năng cạnh tranh Trong quá trình chuyển đổi số thì các nhà quản trị càng cần nâng cao năng lực này hơn nữa do những biến đổi liên tục của môi trường kinh doanh cùng với đó là việc thu thập và phân tích thông tin đã có những khác biệt so với trước kia Thứ ba, năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, trên thực tế các nhà quản trị không làm việc trong ngành IT không thực sự thể hiện được năng lực này một cách rõ ràng, dù vậy họ vẫn phải cập nhật những thông tin về các công nghệ mới liên quan đến ngành của họ để có thể đưa ra các quyết định phù mới với những thay đổi của môi trường kinh doanh, các đáp viên cũng cho biết họ phải học thêm một số kỹ năng mới khi doanh nghiệp của họ áp dụng những công nghệ mới vào quá trình làm việc Thứ tư là năng lực quản lý sự thay đổi, ý kiến thu được từ các đáp viên cho thấy đây là một năng lực vô cùng quan trọng của nhà quản trị khi thực hiện chuyển đổi số, họ cần kiểm soát được những thay đổi diễn ra bên trong doanh nghiệp từ đó kịp thời ngăn chặn những chuyển biến xấu và giúp doanh nghiệp có những thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh Cuối cùng là năng lực chuyên môn về khoa học công nghệ, đối với các nhà quản trị không thuộc ngành IT, họ không đầu tư quá nhiều vào các kỹ năng công nghệ mà vẫn tập trung vào vai trò quản lý của mình, họ chỉ cần có khả năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng và một số kiến thức cơ bản về công nghệ mà doanh nghiệp yêu cầu
Khi nhắc đến sự hỗ trợ của chính phủ, các đáp viên đều nói rằng họ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ trực tiếp nào và mặc dù họ cũng muốn có được sự trợ giúp của chính phủ nhưng cũng không có nhiều kỳ vọng vào điều này đồng thời một số nhà quản trị cho rằng chính phủ vẫn sẽ ko có nhiều hỗ trợ trong tương lai Mặc dù vậy việc nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng như Internet, công nghệ, cũng gián tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển đổi số
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực của quá trình chuyển đổi số Để nâng cao năng lực của doanh nghiệp và thích ứng với sự phát triển của thời đại thì các doanh nghiệp nên áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số tại các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo, các tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về chuyển đổi số, các bài nghiên cứu về chuyển đổi số trên các tạp chí khoa học hay các bài báo Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vai trò của chuyển đổi số trong nền kinh tế hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo AI, những sáng kiến, phát minh tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều, đem lại nguồn hàng hoá và dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú; Nhờ đó mà các doanh nghiệp tự tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho riêng bản thân mình Để không bị tụt xa khỏi cuộc chạy đua về thị phần trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức về chuyển đổi số, đặc biệt là tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với bản thân doanh nghiệp, để từ đó, doanh nghiệp có thể tự đưa ra các quyết định, chính sách, chiến lược cụ thể, rõ ràng và chính xác, đem lại các giá trị to lớn cho doanh nghiệp
Thông qua quá trình đào tạo, tập huấn và học hỏi, nhà quản trị và các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có thể tự trang bị cho bản thân những kiến thức của mình về chuyển đổi số, từ đó giúp cho quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp trở nên dễ dàng và có thể đạt được kết quả cao
Thứ hai, các doanh nghiệp nên chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về CNTT, về chuyển đổi số nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình Năng lực của đội ngũ nhân lực chính là một yếu tố thuộc năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, có thể hiểu năng lực cốt lõi chính là sở trường, thế mạnh của doanh nghiệp Đó là một lợi thế cạnh tranh mang tính chất nền tảng vì nó rất khó bị các đối thủ sao chép để nhằm gây ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Do vậy, việc tuyển dụng nguồn nhân lực có kiến thức về lĩnh vực chuyển đổi số sẽ là bước đầu giúp cho quá trình số hoá doanh nghiệp diễn ra thuận lợi
Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư cho việc đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng CNTT cho nhân lực trong doanh nghiệp phù hợp với chiến lược đã đặt ra Nguồn nhân lực ngày càng có vị trí quan trọng trong nỗ lực chinh phục mục tiêu của doanh nghiệp Ngày nay, giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân lực có mối quan hệ hai chiều, được khẳng định từ thực tiễn của các công ty đã thành đạt hàng đầu trên thế giới như Wal-Mart, Microsoft…Trước hết, sứ mệnh và chiến lược của của doanh nghiệp đã đặt ra những nhu cầu cũng như yêu cầu về nguồn nhân lực như kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc Khi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chúng sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để giúp nhà quản trị theo đuổi các mục tiêu chuyển đổi số có tính thách thức cao hơn
Thứ ba, doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng như là CNTT quốc gia, tốc độ phát triển và độ phủ sóng của internet, các ứng dụng công nghệ mới Với tác động vô cùng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia luôn được cải thiện không ngừng, cụ thể như là sự phủ sóng vô cùng rộng lớn của hệ thống mạng Internet trên khắp cả nước đã góp phần đẩy mạnh nền kinh tế số đa nền tảng, tiêu biểu là các sản thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… hay là các dịch vụ như Grab, Be, đã làm xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới; Sự phát triển của hệ thống đường xá, cầu cống đem lại sự thuận tiện trong ngành vận tải, sản xuất, thương mại, Từ đó ta có thể thấy được rằng sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia đã đem lại những giá trị to lớn cho ngành kinh tế Do vậy, để tận dụng những giá trị ấy trở thành lợi thế to lớn cho các doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách phù hợp để tận dụng những giá trị mà chúng mang lại, cụ thể là: nghiên cứu các yếu tố cơ sở hạ tầng, xem xét và đánh giá các giá trị có thể mang lại đối với bản thân doanh nghiệp, để từ đó lựa chọn được những công nghệ phù hợp, đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển
Thứ tư, cần có sự cân đối giữa năng lực tài chính và chất lượng nhân lực, công nghệ để có thể thu lại được lợi ích trong tương lai khi đã phát triển doanh nghiệp trong hệ thống chuyển đổi số Khả năng tài chính là một trong những rào cản lớn nhất để doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số Bên ngoài nguồn “vốn” về
55 con người, thì tài chính doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của chuyển đổi số tại doanh nghiệp Hầu như tất cả mọi quy trình, hoạt động trong doanh nghiệp đều có sự xuất hiện của tiền, từ việc mua các trang thiết bị, máy móc, công nghệ đến tuyển dụng nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng của các doanh nghiệp Ngoài ra, cũng cần có sự cân bằng giữa chất lượng nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp Các thành viên trong doanh nghiệp cũng cần phải được đào tạo về chuyên môn một cách bài bản, có hệ thống về lĩnh vực đặc thù của bản thân, để từ đó gia tăng sự tương thích với công nghệ, đem lại khả năng đạt được những mục tiêu cao hơn cho các doanh nghiệp.
Giải pháp nâng cao năng lực nhà quản trị trong chuyển đổi số
Thứ nhất, nâng cao năng lực định hướng tầm nhìn và khả năng hoạch định, đưa ra các mục tiêu chiến lược chính xác Ta có thể hiểu tầm nhìn chính là hình ảnh, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều tổ chức nên đạt tới hoặc trở thành, thông qua các khẩu hiệu hoặc lời nói, tầm nhìn tạo ra nguồn cảm hứng bất tận, giúp các hoạt động bình thường của các thành viên trong tổ chức đạt tới mức cao hơn; tạo ra những cách suy nghĩ mới, cách sản xuất mới, cách tương tác và cách làm việc mới; hướng mọi người đến sự phát triển tiềm năng của bản thân Khi đã có một tầm nhìn chiến lược cho tương lai tổ chức, trách nhiệm của nhà quản trị là phải truyền tầm nhìn đó đến mọi thành viên trong tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung được tất cả mọi thành viên, qua đó họ sẽ có thể có được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Từ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, nhà quản trị cần đưa ra những mục tiêu chiến lược dựa trên thực tiễn, hướng nhân sự của mình đi theo chiến lược mà bản thân nhà quản trị đưa ra Từ đó, định hướng được cách thức tiến hành và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý nhân sự Tạo môi trường thuận lợi cho các nhân viên, biết cách lãnh đạo, tạo động lực cho họ để họ có được điều kiện thuận lợi nhất để làm việc Như đã đề cập từ trước, nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, họ đóng vai trò nòng cốt, là năng lực cốt lõi của các doanh nghiệp, biểu hiện nên sở trường, thế mạnh của doanh nghiệp Do vậy, để có thể sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực, các nhà quản trị trước
56 tiên cần nâng cao năng lực quản lý nhân sự của bản thân, hiểu được họ muốn gì, làm gì để từ đó tạo môi trường thuận lợi cho họ hay là đáp ứng những nhu cầu cần thiết của họ bằng các chính sách đãi ngộ hợp lý
Việc quản lý nhân sự không chỉ là việc giám sát các nhân viên mà còn phải quan tâm đến vấn đề nâng cao các năng lực cho nhân viên Nhà quản trị cần có những cái nhìn toàn diện về nguồn nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp, đưa ra đánh giá và cách khắc phục các yếu điểm thông qua các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực để từ đó cải thiện được chất lượng nhân sự
Ngoài ra, việc tuyển dụng nhân sự và giữ chân những nhân viên có kinh nghiệm và đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp cũng cần được xem trọng Từ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, nhà quản trị cần tìm ra những ứng viên tốt nhất, phù hợp với những yêu cầu về năng lực, thái độ và kiến thức phù hợp Cùng với đó, là việc xem trọng những nhân tài, đưa ra các chính sách đãi ngộ hợp lý để thỏa mãn các nhân viên, giúp cho họ có thể cống hiến toàn bộ khả năng của bản thân để phát triển doanh nghiệp
Thứ ba, cải thiện các năng lực liên quan đến CNTT Nhà quản trị cần có sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá các công nghệ mới, lựa chọn các công nghệ số phù hợp với nhu cầu và thực trạng tại doanh nghiệp Không phải mọi công nghệ đều phù hợp với doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều có những nhu cầu đặc thù riêng Do vậy, việc tìm hiểu, đánh giá khả năng thích ứng về công nghệ có liên quan đến doanh nghiệp là điều cần thiết Bản thân nhà quản trị cũng cần phải trang bị những kiến thức liên quan đến CNTT, kịp thời tìm hiểu những xu hướng chung về công nghệ hoặc cụ thể hơn là cách công nghệ đang được khai thác trong lĩnh vực kinh doanh của mình để có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường kinh doanh Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định chính xác cho doanh nghiệp của mình.
Một số đề xuất đối với nhà nước
Nhà nước đóng một vai trò rất lớn trong quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước là một trong các mắt xích quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của từng doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, tiến tới việc
57 hoàn thiện quá trình chuyển đối số quốc gia Theo bài nghiên cứu của TS Chử Bá Quyết (2021) được đăng trên “Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng” đã chỉ ra rằng sự thành công chuyển đổi số của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào sự hỗ trợ của chính phủ
4.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về triển khai các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp
4.3.1.1 Chính sách về tài chính
Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện triển khai các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp và mang lại nhiều kết quả tích cực, như: Singapore, Thái Lan, Malaysia Cụ thể, năm 2017, Singapore đã dành 4,5 tỷ USD vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đối với 23 ngành nghề, chiếm gần 80% GDP của nước này, bao gồm cả các giải pháp tài chính và phi tài chính (Nguyễn Hòa, 2021) Thông qua các chương trình chuyển đổi số, Chính phủ Singapore hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau lộ trình chuyển đổi phù hợp; đồng thời tư vấn cụ thể về hỗ trợ giải pháp công nghệ đã được kiểm chứng thực tế và các chuyên gia tư vấn hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số
Chính phủ Malaysia cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc có một môi trường chính sách mạnh mẽ để hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Đặc biệt, Chiến lược chuyển đổi số của Malaysia nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới Để thực hiện Chiến lược này, Chính phủ Malaysia đã phân bổ 40 triệu Ringgit Malaysia (tương đương khoảng 9,6 triệu USD) để giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm tiếp cận các thị trường lớn hơn thông qua nền tảng thương mại điện tử có thể tăng thu nhập của họ Chương trình nâng cấp công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ của Philippines cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn Quỹ Hỗ trợ đổi mới (lên đến 5 triệu Peso Philippines, tương đương gần 100 nghìn USD) được giải ngân thanh toán trong 3 - 5 năm, và doanh nghiệp còn nhận được hỗ trợ mua sắm thiết bị cần thiết, cũng như đào tạo nhằm tăng khả năng cạnh tranh
58 Úc đã dành 28 triệu đô la Úc trong ngân sách giai đoạn 2021- 2022 để giúp các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi số và tham gia tốt hơn vào nền kinh tế kỹ thuật số Úc đầu tư thêm 2 tỷ đô la Úc thông qua các ưu đãi thuế dành cho các khoản chi tiêu cho R&D dưới hình thức bù trừ thuế có hoàn lại và không được hoàn lại (The Global Partnership for Financial Inclusion, 2021)
Trung Quốc khuyến khích chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ tài chính cho việc số hóa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tinh thần chia sẻ giữa các bên tham gia gồm doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ và Chính phủ, mỗi bên sẽ chịu 1 phần chi phí để thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp Ví dụ: Tại các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Thượng Hải đều hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Quỹ đặc biệt dành cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Sunonlinetech, 2020)
4.3.1.2 Chính sách thuế, phí hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Việc đầu tư vào khoa học & công nghệ, đặc biệt là hoạt động R&D được coi là yếu tố quan trọng nhất tạo nền tảng thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế quốc gia nói chung và hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng Xác định được tầm quan trọng đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng những chính sách ưu đãi cùng các công cụ hỗ trợ tài chính khác nhau để thúc đẩy R&D Tính đến năm 2020, 33 trong tổng số 37 quốc gia thành viên OECD và 21 trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU và một số nền kinh tế đối tác khác (Argentina, Brazil, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nam Phi và Thái Lan) đề nghị giảm thuế cho chi tiêu cho R&D ở cấp chính phủ trung ương hoặc cấp địa phương Năm 2020,
32 trong tổng số 37 quốc gia OECD cung cấp ưu đãi thuế R&D ở cấp chính quyền trung ương, và con số này lên đến 27 ở khu vực EU, với việc Đức đưa ra ưu đãi thuế R&D lần đầu tiên vào năm 2020 Điều này có nghĩa là tăng hơn 50% ở OECD và tăng gần 100% ở các nước EU cung cấp ưu đãi thuế R&D cho các doanh nghiệp so với năm 2000 (Nguyễn Hữu Tuấn, 2021)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ CSDL của OECD (2019) 4.3.2 Một số giải pháp đề xuất cho Chính phủ Việt Nam
Chính phủ các nước đã áp dụng kết hợp nhiều biện pháp can thiệp để hỗ trợ chuyển đổi số của doanh nghiệp Một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, phối hợp phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ và các chính sách khác Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều chính sách tài chính, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp chuyển đối số trong nhiều ngành nghề về những nội dung hỗ trợ nhất định, như hỗ trợ lộ trình, giải pháp công nghệ (Singapore), tiếp cận thị trường lớn thông qua thương mại điện tử (Malaysia), mua máy móc thiết bị sản xuất (Malaysia, Philippines, Tây Ban Nha), đầu tư vào phần mềm và phần cứng (Đức) Cùng với đó, Chính Phủ cũng có thể hỗ trợ hoạt động R&D trong lĩnh vực CNTT - truyền thông, hỗ trợ phát triển, thử nghiệm các công nghệ mới, đưa ra các mức thuế đặc biệt cho các doanh nghiệp thực hiện R&D, thành lập các quỹ đầu tư, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới
Hình 4.1 Hỗ trợ của Chính phủ thông qua ưu đãi thuế cho R&D tại một số quốc gia, %GDP
Thứ hai, Chính phủ có thể tập trung đầu tư một cách trực tiếp, chủ yếu là hoạt động R&D, một số lĩnh vực cần nhiều tri thức và thúc đẩy hình thành các kỹ năng cho nhà quản trị (bao gồm cả kỹ năng làm việc và quản lý) Việc sử dụng các công cụ như là các khoản tín dụng thuế R&D và trợ cấp thuế cho các khoản tín dụng chi tiêu cho giáo dục và đào tạo nhân lực sẽ không chỉ giúp phát triển nguồn lực trong các doanh nghiệp mà còn nâng cao nguồn tài chính quốc gia, đảm bảo sự phát triển vững chắc của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và khuôn khổ thị trường Thứ ba, Chính phủ nên đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo môi trường cho các doanh nghiệp chuyển đối số hoạt động Việc thực hiện nhanh chóng Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" sẽ tạo nên một môi trường chuyển đối số lành mạnh cho các doanh nghiệp Đây cũng chính là kỳ vọng lớn nhất của các doanh nghiệp, bởi Chính phủ với khả năng định hướng, tổ chức quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số một cách thuận lợi và thành công Các hỗ trợ của chính phủ như: số hóa quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, các nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, nhân sự , chuyển đổi số toàn diện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới cho doanh nghiệp cần được nhanh chóng thực hiện trên quy mô rộng.
Hạn chế và phương hướng nghiên cứu trong tương lai
Nhóm tác giả đã nỗ lực trong việc thực hiện nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các yêu cầu về năng lực của nhà quản trị” Tuy nhiên, do chủ đề của đề tài có phạm vi khá rộng và nội dung tương đối phức tạp nên mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo như sau:
Thứ nhất, phạm vi mẫu nghiên cứu vẫn còn hẹp khi nhóm tác giả chỉ phỏng vấn được một số nhà quản trị làm việc tại các công ty liên quan đến ngành logistics và công nghệ kỹ thuật phần mềm, CNTT, chưa mở rộng ra được các nhóm ngành, lĩnh vực khác Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các năng lực cần thiết trong thời kỳ chuyển đổi số của các nhà quản trị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đó, tính đại diện chưa cao
Vì vậy nên các nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả cần tiếp cận các đối tượng ở nhiều nhóm ngành, lĩnh vực khác nhau và ở phạm vi các khu vực địa lý khác nhau để có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn Bên cạnh đó, nghiên cứu cần so sánh, đối chiếu các năng lực liên quan đến chuyển đổi số của nhà quản trị tại Việt Nam và các nhà quản trị ở một số quốc gia khác cũng cần được thực hiện
Thứ hai, quy mô mẫu của nghiên cứu vẫn còn hạn chế khi mới chỉ phỏng vấn được 5 nhà quản trị, trong đó phần lớn là nhà quản trị cấp trung Trong các nghiên cứu tiếp theo, cần có sự gia tăng về số lượng mẫu, phỏng vấn thêm nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở để tăng tính đa dạng và độ rộng của thông tin thu được cũng như mẫu nghiên cứu
Thứ ba, các năng lực đối với nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số là vô cùng đa dạng và phong phú, và các năng lực được nêu ra trong bài nghiên cứu này chỉ là một trong số những năng lực đó Trong những nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả có thể nghiên cứu thêm các nội dung lý thuyết khác cũng như năng lực khác để xây dựng nên mô hình về năng lực nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số đầy đủ và chính xác hơn
Thứ tư, ở từng năng lực cụ thể, nhóm tác giả mới chỉ đưa ra được năng lực đó có cần thiết đối với nhà quản trị trong quá trình chuyển đổi số hay không chứ chưa đưa ra được mức độ quan trọng của từng năng lực đối với từng cấp bậc nhà quản trị Đây cũng là một hướng đi mới và cần được nghiên cứu cụ thể để có cái nhìn chính xác hơn trong tương lai