1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh nam định

161 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 2,61 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 3.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch (11)
    • 3.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của Nam Định (12)
    • 3.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa (14)
    • 3.4. Kết luận (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (18)
    • 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (18)
      • 5.2.1. Với dữ liệu thứ cấp (18)
      • 5.2.2 Với dữ liệu sơ cấp (18)
    • 5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (20)
  • 6. Kết cấu đề tài (21)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA (22)
    • 1.1. Khái luận về Du lịch và Du lịch văn hoá (22)
      • 1.1.1. Khái luận về Du lịch (22)
      • 1.1.2. Khái luận về Du lịch văn hoá (26)
    • 1.2. Phát triển du lịch văn hóa (30)
      • 1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch văn hóa (30)
      • 1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa (31)
      • 1.2.3. Nội dung phát triển (36)
    • 1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hoá (42)
    • 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về phát triển du lịch văn hoá (44)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa (44)
      • 1.4.2. Bài học rút ra về phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh Nam Định (49)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH (52)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Nam Định (52)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định (52)
      • 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nam Định (59)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Nam Định (61)
      • 2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (63)
    • 2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (68)
      • 2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (68)
      • 2.2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (70)
      • 2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (76)
      • 2.2.4. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (78)
      • 2.2.5. Chính sách phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (81)
      • 2.2.6. Tuyên truyền, quảng bá du lịch hóa tỉnh Nam Định (82)
    • 2.3. Kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của nội dung phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định (83)
      • 2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (83)
      • 2.3.2. Phân tích nhân tố EFA (85)
      • 2.3.3. Tương quan Pearson và quy hồi tuyến tính bội (88)
    • 2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (92)
    • 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định (101)
      • 2.5.1. Thành công và nguyên nhân (101)
      • 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân (104)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁP TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH NAM ĐỊNH (109)
    • 3.1. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (109)
      • 3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch Nam Định (109)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa Nam Định (111)
      • 3.1.3. Phương hướng, quan điểm phát triển du lịch văn hóa Nam Định (112)
    • 3.2. Nhóm các giải pháp về phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (115)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung phát triển du lịch văn hóa Nam Định (117)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp về yếu tố môi trường chủ quan và khách quan (126)
    • 3.3. Một số kiến nghị phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (130)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ (130)
      • 3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành (130)
      • 3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định (131)
  • KẾT LUẬN (134)
  • PHỤ LỤC (139)

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch

Nguyễn Thanh Tùng, Trương Trí Thông (2019), Nghiên cứu phát triển du lịch homestay vùng ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, nghiên cứu này phân tích những tiềm năng du lịch homestay ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; từ đó đưa ra một số định hướng về mô hình homestay và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để phát triển du lịch homestay tại địa bàn một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và hướng tới sự phát triển bền vững

Hà Nam Khánh Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2010), Phát triển du lịch tỉnh Đồng

Nai, nghiên cứu đã đưa ra những nội dung cần phân tích, làm rõ để phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai, bao gồm 8 nội dung sau: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, điều kiện địa phương, điểm du lịch, năng lực phục vụ, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ

Trịnh Thị Phan (2019), Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nghiên cứu đưa ra những cơ sở khoa học và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch để từ đó đưa ra đánh giá, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch

Hà Nam Khánh Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014), Thực trạng và một số giải pháp phát triển Đồng Nai, Tạp chí Kinh tế - Kĩ thuật, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA), tương quan hồi quy, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tìm ra các nhân tố tác động đến việc phát triển du lịch của tỉnh Kết quả cho thấy có 6 nhóm nhân tố tác động đến việc thu hút khách du lịch đến Đồng Nai là: tài nguyên du lịch nhân văn, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và thái độ người dân, đểm thu hút du lịch Từ đó, các giải pháp được đề xuất với tỉnh Đồng Nai nhằm phát triển du lịch

Khoa Du lịch - Đại học Huế (2019), Phát triển du lịch giáo dục ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm trọng tâm và phương pháp phân tích ma trận SWOT, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch giáo dục ở Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch giáo dục tại tỉnh nhà

Võ Thị Ngọc Hiền (2020), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển Phú Yên và định hướng phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Mở - Thành phố Hồ Chí Minh, bài báo trình bày đặc điểm các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển và bước đầu đánh giá để thấy được các mức độ thuận lợi của một số điểm tài nguyên cho phát triển du lịch và đưa ra một số đề xuất để khai thác các giá trị của các điểm tài nguyên du lịch này cho phát triển du lịch Phú Yên

Nguyễn Thị Bích Liên, Chu Thành Huy (2020), Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Trường Đại học Khoa học – Đại học

Thái Nguyên, nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên du lịch, hiện trạng khai thác tuyến, điểm, sản phẩm và các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật phát triển du lịch, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Từ đó, tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tại thị xã Đồng Triều; định hướng các giải pháp để phát triển du lịch tại địa phương, nhằm đưa thị xã Đông Triều trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế

Vũ Hương Giang, Nguyễn Thành Trung, Ngô Thị Phương Thu (2022), Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển điểm đến du lịch thông minh (nghiên cứu điển hình tại thành phố Hà Nội), Trường Đại học Mở Hà Nội, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, thống kê toán học và điều tra khảo sát để thu thập thông tin, số liệu, sau đó đưa vào xử lý và kiểm định thang đo qua phần mềm SPSS 20.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển điểm đến du lịch thông minh là thành phố Hà Nội bao gồm: Tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực; Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sự đổi mới sáng tạo và công tác quản lý điểm điến được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng Theo đó, tài nguyên du lịch là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển du lịch thông minh tại thành phố Hà Nội Từ đây, một số đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn nhằm phát triển du lịch thông minh tại thành phố Hà Nội đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Hà Nội thông qua các yếu tố ảnh hưởng.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của Nam Định

Vũ Thị Hòa (2013), Phát triển du lịch hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Nam Định về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nam Định trong phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng du lịch, đảm bảo sự đóng

6 góp của ngành Du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường

Trần Thị Diễm Hằng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển du lịch văn hóa, thực trạng phát triển du lịch văn hóa từ đó đánh giá kết quả đã đạt được, hạn chế chưa khắc phục được và giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Nguyễn Thị Thu Duyên (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh cũng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tâm linh của tỉnh

Trần Thị Lan (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã đánh giá tiềm năng các điều kiện có liên quan và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và nguyên nhân ở vùng ven biển Nam Định, trình bày định hướng và giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Định

Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Thị Diễm Tuyết (2015), Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu RAMSAR Xuân Thủy (Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định), Tạp chí khoa học đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày những ưu thế của khu Ramsar Xuân Thủy và việc khai thác những ưu thế này nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững trong hiện tại và tương lại

Hoàng Thúy Mỵ (2015), Xúc tiến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định đến thị trường khách InBound, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy trong những năm gần đây và hiệu quả của các hoạt động xúc tiến trên từ đó đề xuất giải pháp nhằm xây dựng hoạt động xúc tiến và phát triển du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy, phát triển du lịch sinh thái theo hướng chuyên nghiệp, bền vững

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa

Nguyễn Thị Huyền (2007), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc đã đưa ra những yếu tố cần thiết để phát triển du lịch văn hóa tại tiểu vùng Tây Bắc như sau: Các điểm tham quan và sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu; Những tour DLVH tiêu biểu; Vấn đề quản lý và kinh doanh du lịch vùng Tây Bắc; Nguồn nhân lực du lịch vùng; CSHT VÀ CSVC - KT du lịch; Một số kết quả kinh doanh DL Đặng Thanh Nhường (2013), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên nghiên cứu này phân tích các nội dung để phát triển du lịch tại tỉnh Điện Biên bao gồm: Thị trường khách DLVH ở Điện Biên; CSVC – KT của DLVH; Sản phẩm DLVH tỉnh Điện Biên; Các tuyến điểm DLVH tiêu biểu ở Điện Biên; Nhân lực DLVH tỉnh Điện Biên; Tuyên truyền, quảng bá DLVH; Tổ chức, quản lý DLVH; Tác động của DL đối với các di sản VH

Vũ Thị Phương Nhung (2014), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam cũng đã đưa ra các nội dung cần nghiên cứu để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam như sau: Thực trạng thị trường khách du lịch; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của DLVH; Sản phẩm DLVH; Các điểm tuyến DLVH tiêu biểu; Liên kết vùng các sản phẩm DLVH tiêu biểu; Tuyên truyền, quảng bá DLVH; Tổ chức, quản lý DLVH; Bảo tồn di sản văn hóa trong DL; Hoạt động DL cộng đồng; Nhân lực DL văn hóa Đoàn Thị Thông, Đỗ Thị Ngoan (2020), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu đưa ra các nội dung cần nghiên cứu để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam như sau: CSVC- KT du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu, nhân lực DLVH, tuyên truyền, quảng bá DLVH.

Kết luận

Nghiên cứu kế thừa những kinh nghiệm phân tích các nội dung từ các nghiên cứu đi trước về du lịch, du lịch tỉnh Nam Định và du lịch văn hóa Do nhận thấy được thị trường, môi trường kinh doanh du lịch tại Việt Nam có những đặc điểm riêng nên đã lựa chọn tham khảo các nghiên cứu trong nước để có thể phân tích các đặc điểm của nền du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa quốc gia và địa phương một cách chính xác và mang tính đặc trưng dân tộc Nghiên cứu tham khảo các nội dung đã được phân tích từ các nghiên cứu đi trước, xem xét và lựa chọn các nội dung có thể áp dụng cho tỉnh Nam Định, phù hợp với nền du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, những điều mà Nam Định đang

8 có Cụ thể, nghiên cứu kế thừa các nội dung sau: CSVC – KT về DLVH, sản phẩm DLVH, nguồn nhân lực phục vụ DLVH, tổ chức và quản lý DLVH, tuyên truyền và quảng bá du lịch văn hóa Nghiên cứu đã phân tích rõ ràng từng nội dung đã được kế thừa trong các bài nghiên cứu đi trước

Nghiên cứu đã đưa ra những nội dung phát triển du lịch văn hóa mới mẻ và chưa có so với các bài nghiên cứu trước đó Những nội dung ấy phù hợp với tình hình thực tế phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, những điều mà Nam Định đang cần có, phù hợp với nền du lịch quốc gia Nghiên cứu phân tích những nội dung đáng chú ý cần phải phát triển để xây dựng nền du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh ngày càng có chỗ đứng vững chắc của riêng mình Đó đều là những nội dung quan trọng đáp ứng tính bền vững của du lịch mà du lịch văn hóa là một phần của nó

Như vậy, nghiên cứu vừa có tính kế thừa vừa mang tính mới, không trùng lập với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó Qua đó, nghiên cứu “Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định” khẳng định không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu đi trước nào về ý tưởng, đề tài và nội dung phân tích

Tổng hợp và thừa kế từ những công nghiên cứu đã có, nhóm tác giả đề xuất bảng thang đo như sau:

Thang đo Tên biến độc lập

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Cơ sở vật chất – kĩ thuật

CSVC1 Cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa có chất lượng tốt

Factors affecting sustainable tourism development in Ba Ria- Vung tau, vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 561-572

CSVC2 Cơ sở kinh doanh lưu trú có chất lượng tốt CSVC3 Cơ sở kinh doanh ăn uống có chất lượng tốt CSVC4 Cơ sở vui chơi, giải trí thỏa mãn được nhu cầu của quý khách

Sản phẩm du lịch văn hóa

SPDL1 Lễ hội truyền thống đặc sắc tại

Factors affecting SPDL2 Các giá trị văn hóa dân gian, nếp sống đồng ruộng, vườn

9 tỉnh Nam Định tược, trang phục truyền thống đặc sắc sustainable tourism development in Ba Ria- Vung tau, vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 561-572

SPDL3 Các giá trị kiến trúc nghệ thuật tại Nam Định độc đáo

SPDL4 Các giá trị cách mạng, lịch sử tại Nam Định được lưu trữ tốt Nguồn nhân lực du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

NNL1 Số lượng lao động du lịch qua đào tạo, có trình độ vẫn còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều

Nguyen, C V (2020) Factors affecting sustainable tourism development in Ba Ria- Vung tau, vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 561-572

NNL2 Trình đồ ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế NNL3 Kinh nghiệm đội ngũ nhân viên du lịch còn hạn chế

Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

TT1 Tỉnh đã có chính sách tuyên truyền quảng bá du lịch rất tốt

Tourism development: Principles and pratices Sterling Publishers Pvt.Ltd

TT2 Tôi biết đến du lịch Nam Định qua các chương trình, hoạt động do Ngành Du lịch tổ chức TT3 Du lịch Nam Định được quảng bá nhiều qua các trang mạng xã hội

Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

TCQL1 Các khu du lịch được quản lý theo quy định của pháp luật

Tourism development: Principles and pratices Sterling Publishers Pvt.Ltd

TCQL2 Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch TCQL3 Cơ quan chính quyền của tỉnh cũng rất chăm lo cho sự phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

TCQL4 Du lịch tại tỉnh có sự tổ chức rất hợp lý Chính sách phát triển du lịch văn hóa tỉnh

CSPT1 Chính phủ có những nghị quyết, nghị định phù hợp với tình hình phát triển du lịch của Tỉnh

(2020) Sustainable tourism policy and planning in Africa Routledge

CSPT2 Các quyết định của Chính phủ và Bộ là phù hợp CSPT3 Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

DLVH1 Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định phát triển tốt

Factors affecting sustainable tourism development in Ba Ria- Vung tau, vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 561-572

DLVH2 Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định phát triển chậm DLVH3 Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định không phát triển

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu các cách tiếp cận và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

- Phương pháp tổng hợp thống kê, so sánh, quy nạp: các phương pháp này sử dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm, phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị để nâng cao phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

- Phương pháp chuyên gia: chủ yếu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia, lãnh đạo địa phương về những nội dung liên quan đến đề tài

Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau Do vậy, khi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ hỗ trợ nhau trong việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

Phương pháp thu thập dữ liệu

5.2.1 Với dữ liệu thứ cấp

Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: các văn bản, quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương có liên quan đến khu du lịch văn hóa; số liệu thực tế từ các cơ quan quản lý du lịch của ngành Du lịch, cơ quan quản lý địa phương cũng như các doanh nghiệp du lịch Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cũng đã tiến hành việc thu thập, tổng hợp, và xử lý thông tin từ việc tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, luận án có liên quan đến đề tài

5.2.2 Với dữ liệu sơ cấp

Nhóm thu thập được các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với đại diện cơ quan quản lý địa phương về du lịch văn hóa tỉnh Nam Định và phương pháp điều tra xã hội học với các doanh nghiệp, khách du lịch đến du lịch Nam Định

- Phương pháp phỏng vấn sâu (Nghiên cứu định tính)

12 Để làm rõ thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia là đại diện cơ quan quản lý du lịch tỉnh Nam Định

Do yêu cầu về hạn chế tiếp xúc nên nhóm nghiên cứu lựa chọn cách phỏng vấn qua điện thoại Thời gian phỏng vấn từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023, mỗi buổi phỏng vấn tiến hành trong khoảng 20 – 30 phút

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chính: 1) Những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (ảnh hưởng tích cực, tiêu cực) 2) Những nội dung tác động đến phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (tác động tích cực, tiêu cực) 3) Những giải pháp đã và đang được thực hiện để hạn chế những khó khăn 4) Các kiến nghị và giải pháp bổ sung để nâng cao phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn được sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến nghiên cứu yếu tố phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định được trình bày trong đề tài này

- Phương pháp điều tra xã hội học (Nghiên cứu định lượng)

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát dành cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch tại Nam Định, dân địa phương tỉnh, và khách du lịch đã đến du lịch tại Nam Định

Thời gian thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023

Thiết kế phiếu khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài Để đánh giá các thông tin dữ liệu trong phiếu khảo sát, bài luận sử dụng thang đo Likert 5 mức độ

Phiếu khảo sát được thiết kế làm 2 phần: Phần I các thông tin chung về đối tượng được khảo sát Phần II tập trung vào nội dung phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định Nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng đảm bảo được mục tiêu của nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do dịch bệnh phức tạp và liên tục chuyển biến xấu đã tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa Nam Định nói riêng, thời gian qua số lượng các doanh nghiệp trong ngành phải đóng cửa ngày càng nhiều, số lượng khách du lịch có tụt giảm và giai đoạn sau năm 2022 du lịch dần được phục hồi Vì vậy, việc xác định và đảm bảo lượng mẫu cho nghiên cứu có một số

13 khó khăn Nhóm nghiên cứu đã thảo luận và thống nhất cách xác định kích thước của mẫu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Cụ thể, theo Hair và các tác giả (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số biến quan sát là 5:1, nghĩa là biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát đủ điều kiện cần thiết, biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát Công thức chọn mẫu là: n=5*x (x: số biến quan sát)

Cách thức khảo sát: Nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát thông qua hình thức gửi phiếu Online Trong đó số phiếu phát ra là 144 phiếu, số phiếu thu về là

144 phiếu Số phiếu hoàn toàn đủ điều kiện phân tích.

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để hệ thống hóa các yếu tố nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

- Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng; phản ánh mức độ tương quan giữa các biến trong mỗi nhóm nhân tố (Hair và cộng sự, 1995) Bên cạnh đó, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ xác định được các đo lường có liên kết với nhau không Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có tổng thể lớn hơn 0,6; (2) Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: để khám phá nhân tố tác động thực sự, phân tích nhân tố EFA - Exploratory Factor Analysis là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ, tóm tắt dữ liệu Phương pháp này thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau; giúp rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0,75 (Hair và cộng sự, 2006)

Thông số Eigenvalues (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị >1 Chỉ số Cumulative (giá trị tổng phương sai trích) yêu cầu ≥50% cho biết nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát (Gerbing and Anderson, 1988; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)

Phân tích tương quan và hồi quy đa biến: Để kiểm định các nhận định đưa ra bài nghiên cứu sử dụng bằng phương pháp kiểm định tương quan và hồi quy đa biến Đây là phương pháp được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập Phân tích hồi quy là phân tích thống kê để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Thông qua mô hình phân tích sẽ xác định điều kiện nào quan trọng và tác động mạnh đến phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định.

Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch du lịch văn hoá của tỉnh Nam Định Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Nam Định

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA

Khái luận về Du lịch và Du lịch văn hoá

1.1.1 Khái luận về Du lịch

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.”

Theo I I Pyrogenic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.”

Theo Luật Du lịch (2017) tại khoản 01, Điều 3, Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

Tiếp cận dưới góc độ nhu cầu: “Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.”

Tiếp cận dưới góc độ là một ngành kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách.”

Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp, Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau:

“Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.”

Du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp Nhưng tóm lại, có thể hiểu như sau: Du lịch là một hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm… từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh bên lề

1.1.1.2 Các loại hình du lịch a Căn cứ theo mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người Do đó, cách phân loại này còn được gọi là căn cứ vào động cơ hoặc căn cứ vào nhu cầu Theo Tiến sĩ Harssel, có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này:

Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch thu hút những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động, thực vật hoang dã Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ, hùng vĩ của rừng, núi, làng xóm

Ví dụ: Du lịch vườn quốc gia Cúc Phương, du lịch Phong Nha Kẽ Bàng…

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch hấp dẫn những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến Những du khách đi với mục đích này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương Đây là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân

17 tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Ví dụ: Du lịch làng nghề, du lịch Đền Hùng

Du lịch xã hội hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng Đối với một số người, khi được đồng hành cùng với các thành viên của một nhóm xã hội trong các chương trình du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ của nơi đến Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại hình này

Ví dụ: Du lịch Homestay

Du lịch hoạt động thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài Một số khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nào đó

Du lịch giải trí được nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ Họ thường đến bờ biển đẹp, tắm dưới ánh mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới

- Du lịch dân tộc học

Phát triển du lịch văn hóa

1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch văn hóa Để đưa ra được khái niệm về phát triển du lịch văn hóa, trước hết cần phải làm rõ các khái niệm ‘‘phát triển’’, ‘‘phát triển du lịch bền vững’’

“Phát triển” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Cụm từ này đã được giải nghĩa rõ ràng trong nhiều từ điển (Từ điển tiếng Việt, Từ điển Hán Việt,

Từ điển Oxford ) Về cơ bản, “phát triển” được hiểu là việc biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, là sự gia tăng dần của mọi sự vật theo hướng tiến bộ hơn mạnh hơn nói cách khác phát triển là sự tăng lên cả về lượng và chất

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (1992) thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”

Theo UNWTO (2004) thì : “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai” Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người Đây là định nghĩa mang tính khái quát một cách trọn vẹn các nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật

Du lịch Việt Nam (2014): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”

Bên cạnh đó, phát triển du lịch hiện nay cũng được Đảng và nhà nước cùng các nhà nghiên cứu quan tâm Trong “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch Việt Nam” (2012) cũng đã xác

24 định: “Phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp”

Như vậy, có thể đưa ra về khái niệm phát triển du lịch văn hóa như sau : “Phát triển du lịch văn hóa là phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách có hiệu quả, từ đó góp phần vào phát triển du lịch”

1.2.2 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa a Thời gian nhàn rỗi

Thời gian nhàn rỗi là thời gian còn lại dùng cho mục đích nghỉ ngơi, thể thao ngoài thời gian làm việc và thời gian bị gò bó Đó là cơ sở cho việc đi du lịch của con người

Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến du lịch Song nhu cầu du lịch được hình thành còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người

Lịch sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên Xu hướng giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi, chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày/tuần; một số quốc gia khuyến khích gia tăng các ngày nghỉ trong năm cho người dân nhằm gia tăng tiêu dùng và khuyến khích đi du lịch Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức du lịch thu hút được nhiều khách du lịch đến với cơ sở của mình b Điều kiện nguồn khách

Sáu tháng đầu năm 2022, số khách du lịch trong nước đạt 60,8 triệu lượt, vượt mục tiêu của cả năm 2022; tăng 1,9 lần so cùng kỳ năm 2021; tăng 1,3 lần so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 Song theo đánh giá của giới chuyên môn, những con số nêu trên có thể còn cao hơn nữa, nếu thời gian qua ngành du lịch không gặp phải "bão giá"

Tình hình hoạt động du lịch trở lại, lượng khách du lịch ngày càng tăng cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành du lịch nói chung cũng như du lịch văn hóa nói riêng có đà phát triển mạnh mẽ c Điều kiện kinh tế - xã hội đất nước

Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Vì thế, ở những nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù tài nguyên rất phong phú nhưng du lịch vẫn không phát triển được

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hoá

- Kinh tế: Yếu tố kinh tế có sự ảnh hưởng rõ ràng đến phát triển du lịch văn hóa Nếu một đất nước không có đủ điều kiện kinh tế để xây dựng, phát triển, cung cấp những địa điểm, cơ sở, các nhu yếu phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch thì nền du lịch của đất nước đó khó mà tiến xa đến bền vững được

Hơn nữa, nền kinh tế đất nước phát triển sẽ nâng cao bình quân thu nhập đầu người Khi có dư thừa tiền của, con người sẽ nâng cao những nhu cầu trong cuộc sống, không chỉ là ăn no mặc ấm, mà còn chú trọng đến đời sống tinh thần, thư giãn thoải mái Và thường họ sẽ chọn du lịch để làm phong phú cuộc sống của mình Mức thu nhập cao sẽ làm tăng khả năng thực hiện chuyến đi cũng như khả năng chi trả dịch vụ du lịch của du khách Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí cho đi du lịch tăng lên 1,5% Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới đã thống kê rằng, khi thu nhập bình quân đầu người đạt 800 – 1.000 USD thì cư dân thường nảy sinh động cơ đi du lịch trong nước, khi đạt tới 4.000 – 10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ đi du lịch nước ngoài, khi vượt quá 10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ đi du lịch vượt châu lục

- An ninh, chính trị, pháp luật: Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế - khoa học – kỹ thuật – văn hóa giữa các dân tộc trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng

Sẽ không có một du khách nào chọn những nơi đang có bạo động, nội chiến, chiến tranh, cướp giật làm địa điểm du lịch An ninh xã hội chính là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho du khách (họ có thể tự do, thoải mái đi lại, gặp gỡ giao tiếp với dân cư địa phương) đặc biệt là khách nước ngoài Xây dựng an ninh ổn định vừa tránh được những rủi ro không đáng có khi đi du lịch vừa tạo tâm lý an tâm và tin tưởng cho những lần du lịch sau

- Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa:

Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa càng được nâng cao thì càng thu hút khách du lịch nội địa và nước ngoài Toàn cầu hóa là sự hội nhập thế giới về mọi mặt từ văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế… điều này giúp thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước, khi mối quan hệ liên quốc gia tốt đẹp cũng tác động đến ý định du lịch của du khách Toàn cầu hóa tạo nên sự thân thiện, gần gũi với du khách đồng thời cũng khẳng định vị trí của đất nước trên thế giới về du lịch

Nhưng để gây ấn tượng tốt đến du khách thì cần đến tính địa phương hóa Xây dựng, giữ gìn, phát triển bản sắc dân tộc của từng địa phương trên đất nước tạo nên một nền văn hóa phong phú chính là điểm mạnh trong du lịch Hòa nhập nhưng không hòa tan, kế thừa học tập những tinh hoa văn hóa của thế giới nhưng không đánh mất bản sắc của dân tộc là điều cần thiết nếu muốn phát triển du lịch văn hóa Du lịch phải được xây dựng dựa trên những yếu tố, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mang nét riêng ở tại địa phương đó nhưng phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu hóa

- Sự nhận thức về môi trường xã hội: Các yếu tố tại địa điểm du lịch từ môi trường, thiên nhiên, xã hội, sản phẩm du lịch… đều chịu sự tác động của con người Vì vậy nâng cao sự hiểu biết, ý thức, văn hóa của du khách khi đi tham quan, du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội là điều cần thiết trong việc giữ gìn, phát triển và quản lý các điểm đến Đồng thời cũng cần nâng cao ý thức và sự tự quản lý của cư dân địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến để xây dựng nền du lịch một cách khách quan và phù hợp với du khách, với thực tại

- Khách hàng: là đối tượng mà du lịch cần phục vụ, nếu nhu cầu, khả năng chi trả, thời gian nhàn rỗi của khách hàng càng tăng thì nền du lịch càng phát triển Địa điểm du lịch càng có nhiều lượt khách thì sẽ càng thu hút du khách hơn

- Hoạt động Marketing: Bất kì một điểm đến nào cũng cần truyền bá và quảng cáo Việc tận dụng những công cụ, phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho nền du lịch phát triển nhanh chóng Bởi lẽ, truyền thông sẽ tạo hiệu ứng lan rộng, thông qua các kênh internet, các nhà quản lý du lịch cũng xác định được phân khúc khách hàng, thời điểm du lịch thích hợp với điểm đến Đồng thời việc truyền thông cũng giúp xác định sự hài lòng của du khách sau khi trải nghiệm

- Sự an toàn điểm đến: Các nhà quản lý khi đảm bảo được sự an toàn cho du khách sẽ tạo được niềm tin tưởng, tâm lý an tâm, thoải mái, bởi du khách có nhu cầu thư giãn và trải nghiệm khi tìm đến du lịch Đặc biệt là các khu du lịch có công trình đồ sộ, gần sông nước, hay có khu vui chơi giải trí mạo hiểm đều phải đảm bảo độ an toàn cho du khách

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền du lịch văn hóa Công nghệ đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách mà các phương thức truyền thống không thể đáp ứng được Từ việc quảng bá du lịch, phương tiện di chuyển hay hỗ trợ hình ảnh, video cho các địa điểm đều cần đến công nghệ khoa học Công nghệ có thể tái tạo lại những sự kiện lịch sử, công trình kiến trúc, nét văn hóa đặc sắc đã bị mai một trong quá khứ và

37 sống dậy qua các màn ảnh Điều này càng được chú trọng đầu tư thì sẽ càng thu hút du khách nhất là đối với những địa điểm không có quá nhiều tài nguyên du lịch.

Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về phát triển du lịch văn hoá

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa a Trên thế giới

Thái Lan là một quốc gia nằm trong nhóm nước các quốc gia châu Á nổi lên với ngành du lịch, trong đó có ngành du lịch văn hóa Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tình hình trong nước cũng gặp nhiều bất ổn về chính trị cũng như thiên tai, thế nhưng liên tục trong gần chục năm qua, ngành du lịch Thái Lan vẫn duy trì tốc độ phát triển 30-40%/năm và vững vàng trong nhóm 10 nước của thế giới có tốc độ phát triển về du lịch nhanh nhất

- Việc bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa cũng hết sức được coi trọng tại đây Bởi đây chính là nền tảng để phát triển loại hình du lịch này Tại Chiang Mai, kinh đô của Vương quốc Lanna trước đây, nơi được biết đến là “Đóa hồng phương Bắc” của Thái, các bản sắc văn hóa cách đây hàng trăm năm còn được lưu giữ khá nguyên vẹn Đó là việc giữ gìn tiếng địa phương (tiếng Kham Muang được sử dụng song song với tiếng Thái), trang phục truyền thống, làm các mặt hàng thủ công Hàng trăm ngôi đền, chùa cũng được gìn giữ kiến trúc, cảnh quan, tạo nên nét đặc trưng riêng, không thể trộn lẫn

- Đặc biệt, trong năm 2015, Thái Lan đẩy mạnh du lịch văn hóa với trọng tâm là khám phá bản sắc, các giá trị cốt lõi của người Thái Ở đây du khách được trải nghiệm, tham gia các lớp học nấu ăn, massage theo đúng truyền thống Thái Lan mà du khách sẽ không thể tìm thấy được ở bất cứ một nơi nào khác

- Áp dụng phương châm tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa: Thông qua việc phân tích hoạt động hỗ trợ lĩnh vực du lịch văn hóa tại hai quốc gia là Hàn Quốc và Thái Lan, có thể thấy yếu tố quan trọng hàng đầu tại các quốc gia là phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa Để làm được điều đó cần định hướng chính sách của Nhà nước được luật hóa thông qua các quy định, cần nhận thức từ cộng đồng và sự góp sức của các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong xã hội

- Bài học quan trọng tiếp theo đó là hoạt động quảng bá du lịch Trong hoạt động này, sự sáng tạo, táo bạo, chuyên nghiệp là chìa khóa của thành công Thái Lan đã tận dụng được lợi thế từ việc marketing sản phẩm nhờ những chiến lược quảng bá của mình

- Bài học quan trọng cuối cùng đó là vấn đề về chính sách và chủ trương của Nhà nước trong định hướng phát triển ngành Để phát triển du lịch văn hóa, đòi hỏi sự phối hợp của các đơn vị, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch lữ hành, nhưng không thể thiếu đó là vai trò quan trọng của nhà nước và các cơ quan ban ngành

Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói chung và trên thế giới nói riêng Từ việc Hàn Quốc chỉ đón 173.335 du khách vào năm

1970, đến năm 2000 con số du khách này đã gấp 50 lần đạt hơn 5 triệu du khách Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của:

-Việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Hản Quốc Chính phủ Hàn Quốc đã xác lập định hướng chung để phát triển du lịch văn hóa như Kế hoạch phát triển văn hóa 10 năm (1990-1999), Tầm nhìn du lịch thế kỷ 21(1999-2003) và Kế hoạch phát triển du lịch lần thứ hai (2002-2011) Những kế hoạch này giúp chính phủ và các ngành được hướng dẫn để phát triển du lịch văn hóa Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng về chính sách du lịch quốc gia tại Nam Hàn Quốc

-Chính phủ xây dựng chiến lược marketing: cho từng điểm đến cũng như thiết lập thị trường phù hợp với từng giai đoạn

-Chính phủ thiết lập hệ thống bộ máy các cơ quan nhà nước: nhằm thực thi chính sách và chịu trách nhiệm về văn hóa và du lịch

-Đối với các cá nhân, Chính phủ khuyến khích công dân tham gia vào các chương trình giáo dục văn hóa và các hoạt động: để thúc đẩy chất lượng của những trải nghiệm văn hóa Bởi đây chính là sản phẩm để phát triển du lịch văn hóa Tất cả những yếu tố trên đã góp phần không nhỏ vào việc xác lập định hướng và hỗ trợ cho ngành du lịch văn hóa tại Hàn Quốc b Tại Việt Nam

Phát triển du lịch văn hóa tại Đà Nẵng trong thời gian qua cho thấy:

Một là, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút nguồn vốn

39 đầu tư cho du lịch và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: xây dựng các tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; nâng cấp Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, hệ thống các bãi tắm công cộng…

Hai là, sản phẩm du lịch thành phố ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách với nhiều sản phẩm mới

Ba là, thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; an ninh trật tự được bảo đảm và ngày càng cải thiện về chất lượng dịch vụ, tạo được môi trường sạch đẹp, gây ấn tượng tốt trong mắt khách du lịch

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trong hoạt động sai phạm được triển khai thường xuyên Công tác tuyên truyền cho người dân cùng giữ gìn môi trường du lịch Đà Nẵng được quan tâm thực hiện

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH

Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Nam Định

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát vị trí địa lý a Vị trí địa lý

Tỉnh Nam Định nằm ở tọa độ từ 19°54' đến 20°40' vĩ độ Bắc và từ 105°55' đến 106°45' kinh độ Đông, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng; cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Tây Bắc; cách cảng Hải Phòng 100 km về phía Đông Bắc; cách Tỉnh Quảng Ninh khoảng 145 km về phía Đông Bắc Nam Định có bờ biển dài 72 km Diện tích tự nhiên là 1.668,5 km2 Toàn tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính (9 huyện và 1 thành phố), trong đó thành phố Nam Định là đô thị loại I, được xác định là đô thị trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng– Quảng Ninh, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh -Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ Trên đầu mối giao thông liên vùng như tuyến đường sắt xuyên Việt đoạn qua tỉnh dài 41,2km, cao tốc Bắc Nam, QL21, QL21B, QL10, QL38B cùng hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh, hệ thống cảng sông và cảng biển Thịnh Long rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải hành khách và hàng hóa Mặt khác, tỉnh Nam Định cách không xa thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng, Quảng Ninh nên có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ Đồng thời Nam Định cũng là nơi tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, cũng như chuyển giao công nghệ từ các địa phương này

Vị trí như vậy nên tỉnh Nam Định có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế từ đó thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh b Vị thế, mối quan hệ với các tỉnh trong Vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế quan trọng của cả nước Trong giai đoạn 2011- 2020, vùng ĐBSH luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,4 lần mức tăng trưởng bình quân chung cả nước Công nghiệp phát triển nhanh, tập trung nhiều ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng của cả nước, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Trong những năm tới, vùng được định hướng tiếp tục

46 duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và bao trùm, hoàn thiện và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong vùng đồng bằng sông Hồng, vai trò của Nam Định trong các mục tiêu kinh tế được nâng cao vào giai đoạn 2021- 2030 khi nằm trên trục hành lanh kinh tế Bắc - Nam Tỉnh Nam Định sẽ được hưởng các chính sách và sự quan tâm chung của cả nước đối với vùng, ảnh hưởng lớn đến phát triển tỉnh Nam Định bao gồm các dự án, công trình quy mô quốc gia, đầu tư xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ Với kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, tỉnh có thể giúp các tỉnh phía Nam của đồng bằng sông Hồng cải thiện kết nối và tiếp cận với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh Ngoài ra, Nam Định cũng có thể tích hợp vào hệ sinh thái hiện có của các tỉnh đồng bằng sông Hồng để tạo ra chuỗi cung ứng toàn diện mang tầm thế giới Nam Định có hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch với một số tỉnh ĐBSH, tiêu biểu nhất là các tour du lịch văn hóa - tâm linh phía Bắc (Bái Đính - Tràng An - Đền Trần - Côn Sơn Kiếp Bạc - Yên Tử) Việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch và đồng phát triển các tour du lịch kết hợp sẽ thúc đẩy toàn cảnh du lịch ở mỗi tỉnh

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên a Địa hình, địa mạo

Là tỉnh ven biển, thuộc hạ lưu sông Hồng, Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng, vùng đồng bằng ven biển Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ trung bình từ 2-3m; chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất 3m so với mặt biển ở đồng bằng trũng huyện Ý Yên

- Địa hình đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, thành phố Nam Định Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đây cũng là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống

- Địa hình vùng đồng bằng ven biển: có bờ biển dài 72km, địa hình khá bằng phẳng, song bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Hà Lạn (sông Sò), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy) Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu; một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất

Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng) Vùng đồng bằng ven biển có đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển

Là tỉnh nằm tại phần tiến ra biển của châu thổ sông Hồng do vậy diện tích tự nhiên có sự thay đổi (giai đoạn trước đây trung bình hàng năm được bồi lấn 120ha/năm, trong những giai đoạn gần đây diện tích này đang giảm dần khoảng 40-50ha/năm) Hai vùng bãi bồi lớn vẫn được tiếp tục bồi lấn biển hàng năm tại cửa sông Hồng và sông Đáy, điều này cũng đã tạo nên một khu dự trữ sinh quyển thế giới theo công ước Ramsan (rừng quốc gia Xuân Thủy) với hàng ngàn loài động thực vật, loài chim quý hiếm Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá phức tạp bởi hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh, điển hình là sự chênh lệch về độ cao và sự chia ô ở vùng trung tâm vùng và ven biển do các hoạt động khai thác đất lâu đời với hệ thống đê điều, thủy lợi phức tạp, nền đất yếu gây tốn kém cho xây dựng hệ thống hạ tầng… b Khí hậu

Nam Định sở hữu đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hay mưa, có 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông

- Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Nam Định từ năm 2015 - 2020 giao động trong khoảng từ 24,5-25,4°C

- Độ ẩm không khí ở Nam Định tương đối cao, trung bình năm 82 - 83% Mùa xuân có độ ẩm trung bình cao nhất, mùa hè, mùa đông có độ ẩm trung bình thấp hơn các mùa khác; tháng có độ ẩm cao nhất là 90%, thấp nhất là 81% (tháng 11)

- Nắng: Số giờ nắng cả năm từ năm 2015-2017 có xu hướng giảm từ 1.523 giờ (năm 2015) xuống còn 1130 giờ (năm 2017), tuy nhiên từ năm 2018-2019 có xu hướng tăng từ 1378 giờ lên 1.503 giờ Số giờ nắng cao tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6 và tháng 7, tháng 5 hàng năm

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ năm 2015-2017 có xu hướng tăng từ 1354mm (năm 2015) lên 2324 mm (năm 2017) Từ năm 2018- 2019 có xu hướng giảm từ 1738mm (năm 2018) xuống 1296mm (năm 2019) Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9

- Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6m/s, những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía đông

- Nam Định nằm ở phía tây vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10) Số cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định trong năm 2015 có 2 cơn; năm 2016 có 3 cơn; năm 2017 có 4 cơn; năm 2018 có 5 cơn; năm 2019 có 3 cơn

Phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định

2.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

2.2.1.1 Cơ sở du lịch văn hóa

Trên địa bàn tỉnh có 1.345 di tích lịch sử - văn hóa được UBND tỉnh phê duyệt, công bố, trong đó 384 di tích đã được xếp hạng gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 83 di tích quốc gia và 299 di tích cấp tỉnh Nằm trong “vành nôi văn minh lúa nước sông Hồng”, Nam Định còn sở hữu kho tàng di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú, trong đó có 7 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Đền Trần, Lễ hội Phủ Dầy, Nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định, Ca trù, Nghề sơn mài truyền thống Cát Đằng Bảo tàng Nam Định cũng đang lưu giữ 4 nhóm bảo vật quốc gia quý giá

Không chỉ vậy, hàng năm, trên địa bàn tỉnh Nam Định có hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, cuối thu nổi tiếng khắp cả nước bởi sự độc đáo như: Hội chợ Viềng, Lễ hội đền Trần, Lễ hội phủ Dầy Đặc biệt, "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cuối năm 2016

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch được củng cố với việc triển khai nhiều dự án đầu tư hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý môi trường, thu gom rác thải…) và dự án

62 phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ du lịch khác và phương tiện vận chuyển khách du lịch…)

Sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương cùng với các nguồn vốn khác đã góp phần làm thay đổi diện mạo các khu du lịch trong tỉnh Việc đầu tư, xây dựng, cải tạo hạ tầng du lịch trong đó phải kể đến việc nâng cấp các tuyến đường giúp du khách tiếp cận với các địa điểm tham quan du lịch dễ dàng hơn Điều này đã thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tích cực đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch

2.2.1.2 Cơ sở kinh doanh lưu trú

Các cơ sở lưu trú tại Nam Định còn ít với quy mô nhỏ, hầu hết tập trung tại thành phố Nam Định và gần các khu vực tham quan, các di tích lịch sử văn hóa Những khách sạn tiêu biểu có thể kể đến SOJO Hotel Nam Định, Khách sạn Nam Cường, The Wilston Hotel…các dịch vụ tại cơ sở lưu trú cũng chưa đa dạng Chiếm tỷ lệ nhiều là các cơ sở lưu trú thuộc kinh doanh hộ gia đình và nhỏ lẻ, phần nhiều khác là các nhà nghỉ, số homestay chiếm tỷ lệ ít Theo thống kê, thành phố hiện có 316 cơ sở lưu trú với 5000 buồng phòng

2.2.1.3 Cơ sở kinh doanh ăn uống

Bên cạnh cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống cũng phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách Các nhà hàng tại Nam Định hầu hết đều phục vụ ẩm thực mang hương vị Việt và số ít là ẩm thực nước ngoài như các nhà hàng Nhật, tập trung lớn ở thành phố Nam Định Tuy nhiên rất ít nhà hàng có quy mô lớn để có thể phục vụ các đoàn khách du lịch đông cùng một thời điểm Thêm vào đó, các nhà hàng, quán ăn cũng là kinh doanh hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, thực đơn chưa đặc sắc, chưa đảm bảo vệ sinh và khung cảnh xung quanh cùng các thiết bị khác trong cơ sở cũng chưa được chú trọng đầu tư Vì vậy, khách đến ăn hầu hết là khách nội địa và có nguồn thu nhập tầm trung Nếu muốn phát triển hơn nữa, các cơ sở ăn uống tại Nam Định cần phải mở rộng quy mô, bình ổn giá, chú trọng đầu tư quang cảnh của nhà hàng và các thiết bị phục vụ hiện đại để thu hút đa dạng khách du lịch

2.2.1.4 Cơ sở vui chơi, giải trí

Hiện tại, Nam Định phát triển khá nhiều các trung tâm thương mại trong đó có bao gồm khu vui chơi giải trí và hầu hết dành cho trẻ em tiêu biểu là Go Nam Định Thành phố có nhiều công viên bao quanh hồ, gần đó là các quán cà phê, karaoke và bi- a Tuy nhiên, Nam Định cũng chưa có một khu vui chơi giải trí chính thức nào mở ra

63 để phục vụ khác du lịch Vì vậy, tỉnh cần xây dựng và phát triển yếu tố này để thu hút du khách, làm nên bộ mặt mới cho tỉnh, đem lại những trải nghiệm đa dạng cho khách du lịch và đồng thời cũng làm tăng thời gian lưu trú và chi trả chi phí của du khách

Bảng 3:Bảng tổng hợp và so sánh cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh Nam Định năm 2021 và năm 2022

Năm Tổng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Cơ sở kinh doanh dịch vụ khác

(Nguồn Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

2.2.2 Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

2.2.2.1 Các di tích tôn giáo (Phật giáo, thiên chúa, đình, chùa, miếu mạo…)

Theo số liệu kiểm kê của Sở VH, TT và DL, toàn tỉnh có 1.359 di tích, đa dạng về quy mô, độc đáo về kiến trúc nghệ thuật; trong đó có 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt (khu di tích Đền Trần - Chùa Phổ Minh và di tích Chùa Keo Hành Thiện),

87 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 301 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, 963 di tích nằm trong danh mục kiểm kê Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 400 nhà thờ Thiên chúa giáo; trên 3.000 từ đường dòng họ; gần 100 làng nghề truyền thống; 4 nhóm bảo vật quốc gia, hơn 25 nghìn tài liệu, hình ảnh, hiện vật được lưu giữ, trưng bày, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh và các địa phương trong tỉnh Cùng với đó là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt;

9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm các lễ hội: Đền Trần, Phủ Dầy, Chùa Keo Hành Thiện, Chùa Đại Bi, Đền thờ Đức Thánh tổ làng Tống Xá, Đền - Chùa Linh Quang, nghệ thuật ca trù, nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định, nghề sơn mài Cát Đằng cùng nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn, diễn xướng dân gian như: hát chèo, hát văn, hát xẩm, múa rối nước, rối cạn, cà kheo, múa lân - sư - rồng, nhạc kèn, trống hội…

Một số di tích tiêu biểu:

-Đền Trần: Đền Trần là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng Đền gồm các hạng mục: ngũ môn, sân trước, hồ nước, nghi môn, sân trong, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần Trong đó, có hai kỳ lễ hội quan trọng nhất là lễ khai Ấn đầu xuân và lễ hội tháng Tám - kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc, Đức thánh Trần Hưng Đạo Một điều rất khác biệt so với cấu trúc đối với các đền chùa khác là đền được chia thành 3 nơi, chính cung, chánh cung và hậu cung cùng với lối hoa văn kiến trúc cổ xưa đậm chất của thời nhà Trần là điều mà thu hút khách du khách khi đến với nơi đây Du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần tỉnh Nam Định nổi tiếng bao nhiêu năm qua vẫn thế, dấu ấn linh thiêng cầu sự may mắn bình an cho bách gia trăm họ là điều mà mà thu hút lượng khách du lịch đến nơi đây rất lớn Tiêu biểu là những tháng đầu năm tháng 1, 2, 3 tháng của mùa xuân tháng của sự sung túc hạnh phúc của mọi gia đình và cũng là tháng mà mọi người đi du xuân đầu năm rất nhiều, vì vậy qua số lượng thống kê thực tế của toàn tỉnh trong những năm gần đây xu hướng chọn đền Trần là điểm đến tăng khá nhanh góp phần xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa của tỉnh ngày càng đa dạng phong phú hơn đó là một tín hiệu đáng mừng và là sự gõ cửa

“thần tài” trong sự phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

-Chùa Phổ Minh: thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, là cụm di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Phổ Minh gắn liền với những nhân vật lịch sử thời Trần Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400), đã để lại cho dân tộc ta những thành tựu to lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quân sự…Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh là Di tích quốc gia đặc biệt Nhắc đến Chùa Phổ Minh mọi người đều liên tưởng đến Nam Định đó là niềm tự hào về mảnh đất Thành Nam luôn có một dấu ấn đặc biệt như vậy

-Nhà thờ Bùi Chu: Xuân Trường - Nam Định, ngoài các điểm tham quan mang giá trị tâm linh tín ngưỡng ra thì kiến trúc tôn giáo là một phần không thể thiếu đối với du lịch văn hóa Nam Định tiêu biểu nhất là nhà thờ Bùi Chu với lối kiến trúc đậm chất của Pháp Nhà thờ Bùi Chu nằm trong quần thể các công trình của Tòa Giám Mục Bùi Chu Hàng năm thường có rất nhiều du khách thập phương về thăm nhà thờ và chiêm

Kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của nội dung phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định

2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Sau khi nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách đưa phiếu trực tiếp cho du khách trải nghiệm thực tế tại tỉnh Nam Định cùng vơsi việc chúng tôi sử dụng phần mềm chạy dữ liệu SPSS để kiểm tra mức độ tin cậy thì chúng tôi đưa ra một số kết quả như sau:

Thang đo Cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch văn hóa (CSVC): Thang đo CSVC có

4 biến quan sát, ký hiệu từ CSVC1 – CSVC4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.906 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Sản phẩm du lịch văn hóa (SPDL): Thang đo SPDL có 4 biến quan sát, ký hiệu từ SPDL1 – SPDL4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.918 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào ohaan tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa (NNL): Thang đo NNL có 3 biến quan sát, ký hiệu từ NNL1 – NNL3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.892 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Chính sách phát triển du lịch văn hóa (CS): Thang đo CS có 3 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 – CS3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.918 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa (TT): Thang đo Thang đo TT có 3 biến quan sát, ký hiệu từ TT1 – TT3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.876 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa (TCQL): Thang đo TCQL có 4 biến quan sát, ký hiệu từ TCQL1 – TCQL4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.892 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định bằng biến phụ thuộc Du lịch văn hóa (DLVH): Thang đo DLVH có 3 biến quan sát, ký hiệu từ DLVH1 – DLVH3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.802 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Tóm lại, qua sự kiểm định đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định đã cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Cụ thể:

Bảng 6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo các điều kiện phát du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định

STT Thang đo Mã hóa Cronbach’s Alpha

1 Cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch văn hóa (4 biến quan sát)

2 Sản phẩm du lịch (4 biến quan sát)

3 Nguồn nhân lực (3 biến quan sát)

4 Chính sách phát triển du lịch văn hóa (3 biến quan sát)

5 Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa (3 biến quan sát)

6 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa (4 biến quan sát)

7 Du lịch văn hóa (3 biến quan sát)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu)

Tổng kết: Như vậy các biến quan sát trong các thang đo đều thỏa mãn, không có biến nào bị loại, đảm bảo độ tin cậy các bước phân tích tiếp theo Không biến nào loại nên mô hình ban đầu vẫn giữ nguyên

2.3.2 Phân tích nhân tố EFA

Bảng 7:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared Loadings

Extraction Method: Principal Component Analysis

Kết quả của phân tích EFA như sau: hệ số KMO = 0.943 > 0.5; sig = 0.000 Giá trị

Eigenvalue = 1.102 > 1; phương sai trích đạt 69.853% > 50%, như vậy đều thỏa mãn nhu cầu kiểm định

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization

Có 7 nhân tố được trích ra từ nhân tố phân tích khám phá EFA chung với phép trích Principle Component và phép xoay Varimax, 7 yếu tố đó xuất hiện gồm có 21 biến quan sát

(CSVC1,CSVC2,CSVC3,CSVC4,SPDL1,SPDL2,SPDL3,SPDL4,NNL1,NNL2,NNL3,CSPT1,CSPT2,CSPT3,TCQL1,TCQL2,TCQL3,TCQL4,TT1,TT2,TT3,DLVH1,DLVH2, DLVH3)

2.3.3 Tương quan Pearson và quy hồi tuyến tính bội

Bảng 8:Bảng tính giá trị trung bình của các nhân tố đại diện

Nhân tố đại diện Mã hóa Cách tính

Cơ sở vật chất CSVC =MEAN(CSVC1,CSVC2,CSVC3,CSVC4) Sản phẩm du lịch SPDL =MEAN(SPDL1,SPDL2,SPDL3,SPDL4)

Nguồn nhân lực NNL =MEAN(NNL1,NNL2,NNL3)

CSPT =MEAN(CSPT1,CSPT2,CSPT3)

Tổ chức, quản lý TCQL =MEAN(TCQL1,TCQL2,TCQL3,TCQL4) Tuyên truyền,quảng bá

TT =MEAN(TT1,TT2,TT3)

Du lịch văn hóa DLVH =MEAN(DLVH1,DLVH2,DLVH3)

Trước khi kiểm định kết quả nghiên cứu từ phép phân tích hồi quy đa biến, mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến quan sát trong mô hình cũng cần được xem xét

Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng của du khách) với các biến độc lập Phân tích tương quan Pearson được sử dụng trong phần này để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy Hệ số tương quan Pearson (r) dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính r = 0.5: mối tương quan chặt chẽ

Giá trị sig cho biết mối quan hệ giữa các biến quan sát có ý nghĩa thống kê hay không Ở đây giá trị sig đều < 0.01 cho thấy các biến độc lập đều có mối quan hệ với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 99% và đều là các mối quan hệ thuận chiều Biến phụ thuộc du lịch văn hóa có mối tương quan chặt chẽ với các biến: CSVC, SPDL, NNL, CSPT, TCQL, TT, DLVH

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy yếu tố “Cơ sở vật chất” (CSVC), “sản phẩm du lịch” (SPDL), “Nguồn nhân lực” (NNL), “Chính sách phát triển” (CSPT), “Tổ chức, quản lý” (TTQL), “Tuyên truyền quảng bá” (TT), “Du lịch văn hóa” (DLVH) có mức ý nghĩa sig

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định xác định, phát triển du lịch là một chuỗi kết nối liên tục, rộng mở Không gian du lịch là không gian phải được giao thoa, hòa quyện bản sắc vùng miền mới khơi gợi được sự hấp dẫn của du lịch Nam Định Do đó, thời gian qua, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân Đồng thời, tỉnh cũng ban hành Quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh với tinh thần đơn giản hóa, không phát sinh thêm thủ tục, gọn đầu mối giải quyết, giảm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư

Xây dựng danh mục, ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, khai thác các giá trị di sản văn hóa, văn hóa ẩm thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch; chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch…

Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với đóng góp 5 - 8% GRDP Đến năm 2050, du lịch Nam Định trở thành ngành kinh tế trụ cột của tỉnh với đóng góp 8 -10% GRDP; du lịch Nam Định trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của vùng ĐBSH và

Bắc Bộ; có chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, nổi bật tính thương hiệu, có sức cạnh tranh cao với các tỉnh trong vùng và các tỉnh Bắc Bộ khác Phấn đấu đến năm 2030, đón và phục vụ 3-3,75 triệu lượt khách đến Nam Định (trong đó khách du lịch chiếm khoảng 30%) Tổng doanh thu du lịch ước đạt 15-20% GRDP Tăng khoảng 30% số lao động hoạt động trong ngành du lịch (trong đó ít nhất 50% lao động có trình độ đại học trở lên)

Bên cạnh đó, các ngành, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp về mặt pháp lý, bảo đảm nhanh, gọn, hiệu quả cho các bên Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch liên quan trực tiếp đến công tác xúc tiến, thu hút đầu tư Nhờ đó, du lịch Nam Định ngày càng khởi sắc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh b An ninh, chính trị, pháp luật Để việc tổ chức các hoạt động du lịch văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,

TT và DL) đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, góp phần đưa các hoạt động du lịch văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn hoạt động lành mạnh, đúng mục đích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thanh tra Bộ VH, TT và DL, Thanh tra tỉnh về đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực VH, TT và DL, Thanh tra Sở VH, TT và DL đã phối hợp với Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh), Phòng VH-TT, Công an các huyện, thành phố và một số cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, từng bước chấn chỉnh, đưa các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp

Năm 2019, Thanh tra Sở VH, TT và DL đã tiến hành 9 cuộc kiểm tra chuyên ngành; 2 cuộc kiểm tra liên ngành với 171 lượt kiểm tra cơ sở bao gồm kiểm tra 40 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ quảng cáo, 23 lễ hội,

60 cơ sở lưu trú, 16 cơ sở TDTT, 5 cơ sở lữ hành và 12 di tích lịch sử - văn hóa Các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác tổ chức lễ hội tại các huyện: Ý Yên, Vụ Bản; hoạt động biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ văn hóa tại các huyện: Xuân Trường, Trực Ninh; công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Nam Trực; công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh

87 Đặc biệt, trong khoảng thời gian cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (từ tháng 2 đến tháng 3), thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và giãn cách, cách ly xã hội, Sở VH, TT và DL đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra việc dừng tổ chức các lễ hội, hoạt động tại các di tích và thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại các di tích Phủ Dầy (Vụ Bản), Đền Trần (thành phố Nam Định); Đền Bảo Lộc, Đền Lựu Phố, Đền Cây Quế (Mỹ Lộc)…; phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra việc tạm dừng tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch trên địa bàn

Tuy nhiên, Ở các địa phương có nhiều lễ hội quy mô cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa nhân văn của các lễ hội, đoàn kiểm tra cần tập trung kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời các hành vi lợi dụng, biến tướng lễ hội để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi tiêu cực trong việc tổ chức các dịch vụ, lôi kéo tranh giành khách gây mất an ninh trật tự; ngăn chặn kịp thời các hình thức: bói toán, cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan… c Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa

Di lịch văn hóa Nam Định đã và đang từng bước phát triển, thu hút được nhiều nguồn du khách nhờ các hoạt động thương mại hóa, địa phương hóa, xây dựng giữ gìn bản sách dân tộc từng địa phương, và một trong số điển hình có thể kể đến huyện Vụ Bản Đồng chí Phạm Văn Quyết, Bí thư Huyện ủy Vụ Bản cho biết: Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, những thành quả của các thế hệ đi trước, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Việc xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới đã tạo được nhiều nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị; Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO vinh danh Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của quê hương được phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng khắp Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, làm cơ sở nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư được phát động và triển khai hiệu quả Đến nay, có 414/416 khu dân cư (đạt 99,5%), 31/31 trạm y tế (đạt 100%),

31/31 xã, thị trấn (đạt 100%), 100% cơ quan huyện, 95/95 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt 100% đạt tiêu chuẩn văn hóa; 62.353 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 85,06%); 348/416 thôn/xóm có nhà văn hóa, 211/416 thôn/xóm/tổ dân phố có khu thể thao

Với mục tiêu “Xây dựng Vụ Bản vững về chính trị, mạnh về kinh tế, đẹp về lối sống văn hóa, tương xứng với vị thế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch tâm linh đặc sắc của tỉnh và cả nước”, BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản đã ban hành Nghị quyết

04 ngày 5/5/2021 về xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đất Thiên Bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo Huyện phấn đấu đến năm 2020: 100% các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị; 100% hương ước, quy ước thôn, xóm, tổ dân phố được rà soát bổ sung và thực hiện tốt; 100% khu dân cư văn hoá, 93-95% gia đình văn hoá, 100% thôn, xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa và khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo tiêu chí nông thôn mới Đến năm

Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định

2.5.1 Thành công và nguyên nhân

Thứ nhất, về điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Điều kiện về vị trí địa lý của tỉnh khá thuận lợi cho việc di chuyển để du khách có thể đến tham quan một cách dễ dàng

Các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đều mang sắc thái riêng của tỉnh, của địa phương

Về các điều kiện này, một phần tỉnh nhận được quà tặng từ thiên nhiên và lịch sử những phần nhiều là sự cố gắng của tỉnh để bảo vệ, bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị từ các giai đoạn trước

Thứ hai, về nội dung phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Các nội dung phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trong giai đoạn từ 2021-2022 vừa qua khá thuận lợi

Nội dung về TNDL văn hóa: Các di tích tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa, đình, chùa, miếu mạo…) Đền Trần, Phủ Dầy, Nhà thờ Bùi Chu, … Các lễ hội như lễ hội Phủ Dầy, hội chùa Cổ Lễ, … Các làng nghề như nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất, làng nghề cây cảnh Vị Khê, … đều có giá trị khai thác cao, ẩn chứa những tích lịch sử, câu chuyện ý nghĩa của vùng và địa phương đáng để khám phá, tìm hiểu, đáng để quảng bá và vươn tầm quốc tế

Nội dung về CSVC và CSHT phục vụ du lịch: CSVC và CSHT đang từng bước được chú trọng và phát triển, mở rộng điều kiện này, vừa thuận lợi giao lưu kinh tế - văn hóa của tỉnh, vừa phát triển du lịch văn hóa địa phương Hệ thống giao thông, các trục đường chính của tỉnh cùng các trục đường dẫn về địa phương đã được xây dựng hoàn thiện, hệ thống thoát nước, cầu cống, hệ thống điện, bưu chính viênc thông và mạng internet đã được phổ cập và phổ biến trên toàn tỉnh Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, nhiều phân cấp, phục vụ được nhiều tầng lớp du khách khác nhau Điều đó đã cho thấy sự tận dụng tối đa các nguồn lực của tỉnh để phát triển du lịch văn hóa

Nội dung về chính sách PTDL văn hóa: Tỉnh đã phối hợp cùng địa phương để phát triển du lịch văn hóa một cách toàn diện, nâng cao bộ mặt du lịch văn hóa của tỉnh và tạo điều kiện phát triển sinh sống cho người dân địa phương Đồng thời tỉnh cũng chú trọng đầu tư bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn nét cổ kính và nguyên vẹn nhất cho kiến trúc hạ tầng Trong năm 2022, việc thu hút du khách tham quan các di tích lịch sử văn hóa đã có khởi sắc, mang lại nét tâm linh vùng đất Nam Định đến du khách hiệu quả

Hoạt động quảng bá, tuyên truyền và marketing cũng được tỉnh chú trọng và mở rộng dưới mọi hình thức để tăng hiệu quả truyền thông, giới thiệu nét nổi bật, thú vị đến du khách, nhằm thu hút nhiều du khách hơn và tăng khả năng quay lại vào lần sau

Thứ ba, về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Kinh tế, an ninh chính trị,sự an toàn điểm đến, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đều được tỉnh phát huy tối đa và tận dụng để phát triển du lịch văn hóa Đảm bảo du khách có kỳ du lịch thoải mái, thư giãn nhất, được đáp ứng mọi nhu cầu đầy đủ, tiện lợi và hiện đại

Tỉnh cũng đã lên kế hoạch dự thảo du lịch từ năm 2023-2030, trong đó chiến lược phát triển du lịch văn hóa được đặc biệt chú ý, vì đây là thế mạnh của tỉnh Quản lý nhà nước quy định phát triển du lịch văn hóa theo kế hoạch rõ ràng theo tững giai đoạn, có quy hoạch, hiệu quả, bền vững và nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của ban quản lý nhà nước

Giao thông thuận lợi là một yếu tố ít nhiều góp phần thúc đẩy đến du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định

Nam Định là vùng đất vốn nổi tiếng với nền văn hóa và đời sống tâm linh thiêng liêng, mang đậm nét đặc sắc địa phương, gắn với các giai thoại, câu chuyện cổ tích, sự tích mang đầy ý nghĩa nhân văn và có tác động sâu sắc đến tâm lý tâm linh của người dân địa phương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung Đó cũng chính là giá trị, nền tảng và là điều thu hút du khách khi đến với vùng đất này

CSVC và CSHT được chú trọng, có thể phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước, hoặc trong giai đoạn cao điểm du lịch, đem lại trải nghiệm tốt cho du khách

Tỉnh đã nhận ra công tác phục hồi nền du lịch sau đại dịch Covid 19 cần được thực hiện nhanh chóng, với các chính sách và chiến lược hiệu quả, quy hoạch du lịch, mở rộng phạm vi du lịch, hình thức du lịch đồng thời kết hợp với quảng bá tận dụng tốt và tối đa các nguồn lực của nhà nước, của tỉnh, của xã hội Vì thế, nền du lịch văn hóa được phục hồi nhanh chóng, đem lại doanh thu khả quan

Tỉnh đã thực hiện khá tốt trách nhiệm và vai trò của mình trong quản lý, định hướng, chỉ đạo phát triển du lịch văn hóa trên bước đường phát triển của tỉnh

Tỉnh khuyến khích địa phương và người dân địa phương tham gia phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, đảm bảo quyền lợi cho người dân, giữ gìn văn hóa địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với cả nước và thế giới Đồng thời, tỉnh cũng tạo điều kiện, hỗ trợ hết sức đối với các dự án phát triển du lịch và du lịch văn hóa

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Các tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hầu hết chưa có điểm nổi bật, chỉ có một vài bãi tắm biển phát triển hơn so với các địa phương khác, nhưng cũng chưa đạt đến điểm ấn tượng và chưa thể có khả năng đem ra để so sánh với với các khu du lịch biển khác Điều đó, vô hình chung khiến cho thời gian du lịch của du khách bị giảm xuống khi đến với Nam Định nếu chỉ để tham quan, khám phá các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề Các tài nguyên du lịch nhân văn phát triển, đa dạng từ đền chùa đến các kiến trúc tôn giáo Thiên Chúa, lễ hội, làng nghề, … giúp du khách có trải nghiệm hòa mình vào nếp văn hóa của dân địa phương Nhưng hầu hết hình thức du lịch chỉ dừng lại là tự tham quan, cúng bái, … chưa có hoạt động văn hóa nào thật sự đặc sắc ngoài các lễ hội Phủ Dầy, lễ hội chùa Cổ Lễ Vì vậy, một lần nữa, thời gian lưu trú của du khách có thể bị giảm xuống, khoảng thời gian du khách tham quan có thể chỉ diễn ra trong một ngày Điều đó khiến cho các điểm đến tham quan có thể gặp tình trạng quá tải về sức chứa, nhất là vào thời gian cao điểm của lễ hội, dẫn đến kiến trúc xuống cấp, một số bảo vật, đồ cổ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực Điều kiện về nguồn khách còn hạn chế Hầu hết khách tham quan, du lịch là khách nội địa, trong nước, đối tượng khách cũng thu hẹp thường là những người trung niên đến cao tuổi có thu nhập trung bình, rất ít khách quốc tế Tính mùa vụ của du lịch văn hóa được thể hiện rõ nét, thường là vào mùa xuân và các dịp lễ lớn Tỷ lệ “tiện ghé thăm” của du khách khi đến với du lịch văn hóa của tỉnh còn cao

Thứ hai, về nội dung phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

CSVC - KT của tỉnh đa dạng nhưng hầu hết chưa đạt chuẩn chất lượng, có ít các cơ sở lưu trú cao cấp, hạng sang, hầu hết là các khách sạn nhỏ và nhà nghỉ, chưa được du khách đánh giá cao Cơ sở kinh doanh ăn uống nhiều, hầu hết đoạn đường nào cũng có, nhưng chưa có cơ sở nào thực sự mang dấu ấn của tỉnh Nam Định, mang quy mô tầm cỡ và đặc biệt các cơ sở còn hạn chế trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan không gian của quán Cơ sở vui chơi giải trí nhiều nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là các quán karaoke, billiards, cà phê và duy nhất một trung tâm thương mại BigC Nam Định… chưa có các công viên, khu vui chơi giải trí, sở thú, … được quy hoạch, tổ chức, xây dựng hay mở rộng

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁP TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

Phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch Nam Định a Phát triển kinh tế

Về đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Triển khai quyết liệt, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu, để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển nông nghiệp Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/06/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tính Khóa XX về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-

Về phát triển công nghiệp, tập trung thu hút, phát triển ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại; giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Cơ khí chế tạo, linh kiện điện tử, thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may… Tạo điều kiện để ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dịch chuyển về nông thôn thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và chuyển đổi lao động khu vực nông nghiệp Tập trung huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa, để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp- vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Phấn đấu sớm lấp đầy giai đoạn I Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông; hoàn thành đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận; mở rộng khu công nghiệp Bảo Minh, triển khai Khu công nghiệp Hồng Tiến và các khu công nghiệp theo quy hoạch

Về phát triển thương mại và dịch vụ, thực hiện đồng bộ các giải phát thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại nhất là các doanh nghiệp lớn; quan râm phát triển hệ thống chợ, mạng

103 lưới thương mại truyền thông Đảm bảo lưu thông hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư, nhất là vùng nông thôn Tăng cường công tác quản lý thị trường; đảm bảo ổn định và lành mạnh hóa thị trường Tăng cường xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng, phát triển du lịch; khai thác tiềm năng, thế manhj về du lịch của địa phương trong mối tương quan với du lịch của vùng, trong đó phát triển và tăng cường quản lý hoạt động du lịch văn hóa tâm, sinh thái, lịch sử b Phát triển văn hóa- xã hội

Về Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong giai đoạn mới Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa, phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa Tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhất là Di sản văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đẩy mạnh quảng bá các đặc sản, văn hóa truyền thống của địa phương Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục, thể thao quần chúng, giáo dục thể chất trong các trường học; tập trung phát triển các môn thể thao thành tích cao có thế mạnh của tỉnh để góp đóng góp với nhân lực có chất lượng cho các hoạt động thi đấu thể thao quốc tế và khu vực

Về Y tế, tăng cường quản lý nhà nước về y tế, nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân Đẩy mãnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của hệ thống y tế; tăng cường quản lý các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân Đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế tuyến xã hội với vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe Đẩy nhanh công tác chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên Chú trọng phát triển mạng lưới ý tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kháo học- kỹ thuật, công nghệ trong khám, chữa bệnh Chú trọng giáo dục nâng cao y đức trong toàn ngành y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh Đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân

Về Lao động- Xã hội, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công và đảm bảo an sinh xã hội Tăng cường thực thi pháp luật về lao động, việc làm, an toàn- vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp Lồng ghép thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững với đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao Tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nhân dân, khuyến khích cộng dồng doanh nghiệp tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội

Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định và xử lý nghiêm các vi phạm Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT- TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất rắn thải Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư để thực hiện các công trình cung cấp nước sạch; các dự án thu gom, xử lý nước thải, rác thải tập trung Đầu tư, nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống đê sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền tránh trí bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, các công trình phòng chống thiên tai

3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa Nam Định a Mục tiêu tổng quát

Phát triển du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm đưa tỉnh Nam Định trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn b Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

(1) Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh đóng góp 5-8 % GRDP Đến năm 2050, du lịch Nam Định trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của vùng ĐBSH và Bắc Bộ; có chất lượng và tính chuyên nghiêp cao, nổi bật tính thương hiệu, có sức cạnh tranh cao với các Tỉnh trong vùng và các Tỉnh Bắc Bộ khác Phấn đấu đến năm 2030, đón và phục vụ 3- 3,75 triệu lượt khách đến Nam Định (trong đó khác du lịch chiếm khoảng 30%) Tổng doanh du lịch ước đạt 15-20% GRDP Tăng khoảng 30% số lao động hoạt động trong ngành du lịch (trong đó ít nhất 50% lao động có tình độ đại học trở lên)

(2) Phát triển du lịch văn hóa Nam Định trên cơ sở kế thừa, phát huy và hoàn chỉnh với hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp Phấn đấu đến năm 2030 du lịch văn hóa Nam Định trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo; bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

(3) Giai đoạn 2021-2030: Tập trung cơ cấu lại du lịch văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ Xây dụng và khẳng định thương hiệu du lịch văn hóa như các khu di tích lịch sử (đền Trần, Chùa Keo, Hành thiện ), du lịch tôn giáo, chứng tích chiến tranh… Đẩy mạnh hình thành và xây dựng hạ tầng dịch vụ tại các khu di lịch đã có và các đô thị trọng điểm trong Tỉnh; Thúc đẩy đào tạo nhân lực và chuyển đổi sổ trong ngành du lịch văn hóa; phát triển du lịch thông minh vận hành hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số

(4) Giao đoạn 2030-2050:Tiếp tục xây dụng thương hiệu và hoàn chỉnh hạ tầng dịch vụ các khu, điểm, tuyến du lịch; hoàn chỉnh thiết chế du lịch và vận hành hiệu quả các khu, cụm du lịch trong mối liên hết du lịch thành các tour, tuyến; đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch nội địa và quốc tế Phấn đấu đưa Nam Định trở thành một điểm đến trong chiến lược “điểm đến hấp dẫn” của du lịch Việt Nam giai đoạn 2030-2050

3.1.3 Phương hướng, quan điểm phát triển du lịch văn hóa Nam Định

3.1.3.1 Phương hướng phát triển du lịch văn hóa Nam Định

Tiềm năng phát triển du lịch Văn hoá Nam Định có thể chia làm 5 nhóm: (1) Lễ hội truyền thống đặc sắc tại Nam Định (lễ hội Đền Trần, Phủ dày, Chùa Keo Hành Thiện, 351 chùa Cổ Lễ, Chợ Viềng…); (2) Các giá trị kiến trúc, nghệ thuật, Nam Định (gồm có 1.360 di tích lịch sử - văn hóa, 02 di tích quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia, 301 di tích cấp Tỉnh và 970 di tích trong danh mục kiểm kê Bảo tàng Tỉnh đang trưng bày bảo quản hơn 25.000 tài liệu, hiện vật, trong đó có 04 nhóm bảo vật quốc gia); (3) Các giá trị văn hoá dân gian, nếp sống đồng ruộng, vườn tược, trang phục truyền thống (như các điểm cộng đồng Homstey tìm hiểu văn hoá, lối sống, tôn giáo, tập tục, nhạc cụ, nông cụ, trang phục với hệ thống di sản phi vật thể như: tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (di sản UNESCO) và 9 di sản quốc gia) (4) Các giá trị lịch sử, cách mạng tại Nam Định (Nhà lưu niệm cố tổng bí thư Trường Trinh, Tỉnh ủy Nam Định và nhiều di tích khác); (5) Các di tích tôn giáo (Phật giáo, thiên chúa, đình, chùa, miếu mạo…v.v) Vì thế, Nam Định là địa danh có đủ các tài nguyên du lịch văn hóa và các hệ thống hạ tầng xã hội đủ điều kiện để phát triển du lịch theo hướng sau: a Phát triển các sản phẩm du lịch

Tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu là quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần, quần thể di tích văn hóa Phủ Dầy, chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh; tham dự lễ hội: các lễ hội tiêu biểu như

Nhóm các giải pháp về phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Nghiên cứu từ các bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển du lịch văn hóa Tỉnh Nam Định; dựa vào kết quả phân tích thực trạng các điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định; giá trị trung bình các thang đo của điều kiện phát triển du lịch văn hóa và theo mô hình hồi quy:

PTDLVH = 0.240*TCQL + 0.098*TT + 0.054*CSPT + 0.011*CSVC +

Có thể thấy tất cả các điều kiện đều tác động thuận chiều đến phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Trong đó, yếu tố “Phát triển kinh tế - xã hội” có tương quan mạnh nhất với “Du lịch văn hóa” vì có hệ số tương quan Pearson lớn nhất (0.773) và yếu tố “Nguồn nhân lực” yếu nhất vì có hệ số tương quan nhỏ nhất (0.583)

Trên cơ sở các kết quả trên, các giải pháp được đề xuất dưới đây nhằm phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến Mù Cang Chải, Yên Bái

3.2.1 Nhóm giải pháp về điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định a Giải pháp về điều kiện tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa là điều kiện quan trọng hàng đầu để có thể khai thác, phát triển du lịch văn hóa vì thế cần phải bảo tồn và phát huy chúng một cách hiệu quả Tỉnh cần có chính sách hiệu quả để khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương tự nguyện và tích cực tham gia giữ gìn văn hóa truyền thống Nâng cao ý thức toàn dân, nhất là đối với những người dân đang là chủ sở hữu các công trình văn hóa hoặc các tác phẩm văn hóa có giá trị, về tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích phục vụ phát triển du lịch thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, phổ biến Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch Đẩy mạnh công tác xã hội hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đi đôi với bảo tồn di tích, di sản văn hóa và phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đồng thời quan tâm đến việc phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo Bên cạnh đó, địa phương cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung tiếp tục đưa công tác giáo dục di sản và tuyên truyền về du lịch vào trường học để nâng cao nhận thức của học sinh Chỉ đạo các đơn vị trường tích cực triển khai xây dựng mô hình trường học du lịch vừa bổ sung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ giáo viên và học sinh, góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo, ý nghĩa

Trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với những khủng hoảng nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, về suy thoái môi trường, về mô hình tăng trưởng không bền vững…tài nguyên văn hóa cần được huy động và phát huy hiệu quả để có thể trở thành nền tảng, "chất xúc tác", hạt nhân cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, mà trực tiếp là gắn với du lịch theo định hướng tăng trưởng xanh; đồng thời qua đó cũng góp phần làm giàu đẹp thêm tài nguyên văn hóa của dân tộc và làm phong phú thêm văn hóa của nhân loại Đầu tư khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch: đầu tư xây dựng phục hồi, nâng cấp các làng quê, làng vườn, làng nghề truyền thống điển hình của tỉnh Nam Định Đầu tư tôn tạo và phục hồi các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống: lễ hội Khai ấn Đền Trần, Lễ hội chùa Cổ Lễ,

Ngoài ra, địa phương cũng cần có chính sách sắp xếp nơi sinh hoạt, hỗ trợ tài chính để trang bị vật dụng đầy đủ giúp người dân có nơi, có phương tiện để sinh hoạt, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương b Nhóm giải pháp về điều kiện nguồn khách Để giảm thiểu tính thời vụ và đảm bảo lượng khách trong cả năm, tỉnh Nam Định có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây:

Tỉnh tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Nam Định tại các sự kiện du lịch, hội chợ triển lãm, lễ hội, các hoạt động giao lưu văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh việc hợp tác liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội Cùng với đó, địa phương tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch; xây dựng hình ảnh du lịch Nam Định- điểm đến an toàn

Xây dựng các tour du lịch xuyên suốt, tổ chức các tuần lễ du lịch, kích cầu du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa có chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi, hấp dẫn khách du lịch Chương trình hành động với các giải pháp kích cầu, khuyến mại, giảm giá của ngành du lịch và các ngành liên quan cho thấy một sự chuyển biến mạnh mẽ Lần đầu một chiến dịch khuyến mại lớn được thực hiện trong phạm vi cả nước một cách đồng bộ với sự cam kết tham gia của các ngành liên quan, các địa phương và các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, thương mại, hàng không, vận chuyển Bên cạnh đó, việc được lựa chọn tham gia chương trình khuyến mại quốc gia cũng là sự khẳng định thương hiệu, uy tín và tiềm lực, đồng thời là cơ hội quảng bá cho mỗi doanh nghiệp Nâng cao sức cạnh tranh Quy hoạch các điểm thu hút khách du lịch đến để thăm quan và chụp ảnh, tạo cảnh quan thu hút khách du lịch trong cả năm Tổ chức các cuộc thi tìm ý tưởng hay cuộc thi ảnh về các di tích khi ngoài thời vụ du lịch

3.2.2 Nhóm giải pháp về nội dung phát triển du lịch văn hóa Nam Định a Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…Đối với các khách sạn nhỏ, nhà nghỉ tư nhân cần rà soát, hợp nhất hoặc đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tiện nghi đảm bảo nhu cầu của khách du lịch tạm trú qua đêm Đối với mô hình làng văn hóa du lịch thì nên xây dựng những nhà nghỉ làng quê, hoặc phát triển loại hình nhà nghỉ trong dân nhưng vẫn đảm bảo sinh hoạt để du khách có điều kiện thưởng thức, tham gia vào đời sống, sinh hoạt của người dân Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách đủ mạnh, từ đó đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, có kinh nghiệm vào khu vực di tích Đây là những dự án thu hút khách quốc tế vào địa phương một cách nhanh và hiệu quả nhất, góp phần xây dựng thương hiệu khu di tích, du lịch văn hóa

*Về nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn Nhà nước bao gồm ngân sách của tỉnh và xin hỗ trợ từ Trung ương, nguồn này dùng chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Sở Văn hóa - Thể thao và

Du lịch xây dựng các đề án liên quan phát triển du lịch thuộc danh mục ưu tiên để xin hỗ trợ từ trung ương

Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh của các DN ở các khu, điểm du lịch Tỉnh cần hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch

*Các lĩnh vực nên ưu tiên đầu tư

Xây dựng, nâng cấp, cải tạo mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, bến xe, bến tàu Đầu tư bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các di tích mang tầm quốc gia Đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống đã được công nhận Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao, như các khách sạn cao cấp, kết hợp trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, trung tâm có khả năng tổ chức hội nghị, hội thảo quy mô lớn, Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kết hợp lưu trú, với dịch vụ ăn uống, dịch vụ hội nghị, bar, phòng thể hình, spa, Đầu tư xây dựng các trung tâm giải trí, mua sắm như khu vui chơi, trung tâm thương mại, thể thao, khu hội trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, phố đi bộ, ẩm thực đêm, b Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Phát triển sản phẩm phải phù hợp với từng thị trường khách mục tiêu, từ đó có những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thị trường hiệu quả Các thị trường được xác định tại Nam Định là thị trường khách du lịch quốc tế (bao gồm khách quốc tế và khách là người Việt Nam ở nước ngoài), khách du lịch nội địa (khách là người Việt Nam và khách là người nước ngoài sống ở Việt Nam)

Liên kết sản phẩm du lịch chính với sản phẩm bổ trợ để tạo nên những sản phẩm tổng hợp mang lại giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch Một số liên kết có thể tạo ra như: Văn hóa – Sinh thái – Nghỉ dưỡng; Sinh thái – Nghỉ dưỡng; Văn hóa – Vui chơi giải trí; Nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí; MICE – Văn hóa – Vui chơi giải trí…Từ những định hướng và yêu cầu trên, một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn và sức cạnh tranh cho du lịch Nam Định được đề xuất, tập trung vào phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng hóa hệ thống sản

112 phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch

Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hoá Nam Định: Xác định văn hoá là điểm nhấn trọng tâm trong phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến của Nam Định; đầu tư phát triển nâng cao chất lượng thăm quan các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp thành phố (hướng dẫn viên tại điểm, thuyết minh viên, hệ thống chỉ dẫn cung cấp thông tin…); đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tại các làng nghề văn hoá truyền thống, làng cổ (chương trình thăm quan, hướng dẫn viên địa phương, các hoạt động tại làng…); đầu tư xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống và đương đại biểu diễn trên đường phố, tại các nhà hát; đầu tư bảo tồn hệ thống di tích văn hoá lịch sử Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, thân thiện với người tàn tật Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử; bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác an ninh an toàn cho khách du lịch và người dân thành phố, triển khai hoạt động của nhóm cảnh sát du lịch, tăng cường hỗ trợ của đường dây điện thoại nóng cho khách du lịch

Một số kiến nghị phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

- Chỉ đạo mạnh mẽ hơn đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương về việc phát triển du lịch văn hóa, giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn, khai thác, mở rộng các nét văn hóa truyền thống đặc sắc, các di tích lịch sử văn hóa Các tỉnh thành xây dựng quy mô, quy hoạch, chiến lược du lịch cụ thể, hợp lý theo hướng bền vững

- Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, có chiến lược và tầm nhìn sâu rộng, lâu dài và bền vững đối với ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa và các ngành khác để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển Các Sở tiếp tục thực hiện và mở rộng khai thác giá trị các điểm đến tâm linh, điểm đến lịch sử văn hóa

- Chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành có cơ chế hỗ trợ thu hút khách du lịch quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội chính trị

- Có các chính sách thiết thực và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch

- Tiếp tục tuân theo các điều luật liên quan đến du lịch trong khu vực và toàn cầu, hợp tác phát triển giao lưu kinh tế - văn hóa làm cơ sở vững mạnh trong việc phát triển du lịch sâu rộng

3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành

- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch: Xây dựng các chính sách phù hợp với các địa phương để phát triển du lịch và du lịch văn hóa Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị định hướng phát triển du lịch; tổ chức các lớp tập huấn, mời

124 chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ chuyên môn, giới thiệu các mô hình phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững để giúp các Sở Du lịch địa phương tiếp cận đúng các cơ sở luận, các phương pháp đúng đắn phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững Từ đó, các địa phương dễ dàng hơn trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững hiệu quả

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chú trọng đào tạo các ngành dịch vụ, du lịch, lữ hành, nhà hàng - khách sạn, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao tại các cơ sở giáo dục uy tín có giấy cấp phép của Bộ, xây dựng nguồn lao động tham gia hoạt động du lịch có kiến thức, kinh nghiệm cơ bản và chất lượng cao

- Bộ Công an: Ổn định trật tự, an ninh, an toàn xã hội tại các địa phương và người dân địa phương ở vùng đồng bằng sông Hồng; tìm kiếm và bắt giữ nhanh chóng các đối tượng phạm tội nguy hiểm, giảm thiểu các việc gây án, gây tội, tệ nạn xã hội tại địa phương; xiết chặt các quy định về vũ khí, thuốc nổ và các dụng cụ, thiết bị nguy hiểm khác

- Bộ Giao thông vận tải: Kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, đa dạng các loại hình giao thông tại các trung tâm đô thị, các điểm đến văn hóa lịch sử ở các địa phương; xây dựng các tuyến đường liên kết các tỉnh, các vùng, các điểm đến du lịch, thuận lợi cho việc di chuyển phục vụ cho du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng; phổ biến, phổ cập hệ thống đường cái, cầu cống tại các địa phương còn kém phát triển, nông thôn, vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa; mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc tại các vùng nông thôn; ổn định hệ thống điện nước và xử lý rác thải ở vùng đồng bằng sông Hồng

3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp, các dự án quy hoạch về phát triển du lịch và du lịch văn hóa của địa phương tầm nhìn đến năm 2030, xác định rõ các nhiệm vụ, bước đi cụ thể để phát triển du lịch văn hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các dự án phát triển du lịch, du lịch văn hóa, đồng thời xây dựng các quy định để đảm bảo phát triển du lịch bền vững

- Chú trọng kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí đảm bảo đều đã được cấp phép và không vi phạm pháp luật; thường xuyên giám sát và kiểm tra; có thể tổ chức các hội nghị để phát triển chất lượng của các cơ sở

- Gia tăng nguồn nhân lực trong ngành du lịch và du lịch văn hóa của tỉnh, khuyến khíc các công ty du lịch, lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đào tạo nguồn nhân lực bài bản và có nguồn nhân lực chất lượng cao Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục khuyến khích sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương, cùng phối hợp với ban quản lý địa phương bảo tồn, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đảm bảo nguồn lợi cho người dân Tỉnh tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện các kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ cơ bản cần có cho những người dân địa phương nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn đến khách du lịch

- Mở rộng và phát triển, hướng đến chuyên nghiệp và hiệu quả của công tác truyền thông, quảng bá du lịch; xây dựng kế hoạch truyền thông làm nổi bật vẻ đẹp và hình ảnh riêng của tỉnh đến với khách du lịch

- Mở rộng, tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh để lại hình ảnh xấu trong lòng du khách; bảo vệ các tài nguyên nhân văn của tỉnh, tránh làm méo mó hay mai một các nét văn hóa truyền thống

Chương 3 nêu rõ phương hướng phát triển du lịch cũng như phương hướng và mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, gồm:

(1) Nhóm giải pháp về điều kiện phát triển du lịch văn hóa Nam Định

(2) Nhóm giải pháp về nội dung phát triển du lịch văn hóa Nam Định

(3) Nhóm giải pháp về yếu tố môi trường chủ quan và khách quan Đồng thời, nhóm cũng đưa ra kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành và Chính quyền địa phương về phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w