Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2022 – 2023 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
Tính cấp thiết của đề tài
Sau đại dịch Covid, ngành kinh tế nói riêng và ngành du lịch nói chung đã có sự chuyển biến tốt Du lịch Việt Nam đã và đang ngày một khởi sắc nhờ phát triển và tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có Cũng chính bởi vì vừa là nơi được thiên nhiên ban tặng cho vô số cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, cảnh đẹp tuyệt trần, vừa là nơi có nhiều màu sắc dân tộc độc đáo, vừa là nơi có bề dày lịch sử đáng trân trọng nên ngành du lịch Việt Nam cũng chính là một trong những ngành mũi nhọn về kinh tế, góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế nước nhà Sau 2 năm được cho là tồi tệ nhất đối với ngành du lịch thì Đảng và Nhà Nước đã có những chính sách cũng như phương án nhằm khôi phục và phát triển những cảnh đẹp vốn có
Không những thế, du lịch còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, Nhà Nước đã có nhiều biện pháp khiến những vùng đất nghèo trở thành những nơi tuyệt đẹp, được nhiều người ghé đến Những nhà đầu tư đã có nhiều cuộc khảo sát và từ đó có nhiều phương án phát triển các điểm đến để hướng tới đúng đối tượng mục tiêu Có vẻ từ lâu, mọi người cứ nghĩ mục tiêu chủ yếu mà du lịch hướng tới là những người có tài chính và những người có tuổi, muốn đi để thư giãn… Nhưng hiện tại lại không hoàn toàn như vậy, hiện nay, có nhiều hình thức du lịch mới mẻ phù hợp với các bạn trẻ, các bạn sinh viên không có nguồn tài chính hay là tài chính thấp, đi để trải nghiệm cũng như hoàn thiện nốt phần thanh xuân của mình Đó cũng chính là lý do mà nhiều điểm du lịch đã được thay đổi sao cho phù hợp với giới trẻ với những quán cà phê phong cách vintage, những khách sạn với tầm nhìn thoáng, đẹp, phù hợp cho giới trẻ sống ảo…
Vậy, có cách nào để vừa được tận hưởng cảm giác du lịch, vừa được ngắm nhìn vô vàn cảnh đẹp với nguồn tài chính thấp? Các bạn trẻ đã “tự đi du lịch” hay “du lịch tự túc” mà không thông qua bất cứ công ty du lịch nào Hiện nay, du lịch tự túc càng ngày càng phổ biến bởi sự thoải mái về thời gian cũng như có thể chọn ra các điểm đến mình mong muốn mà không như những lịch trình có sẵn của các công ty du lịch Nó còn tiết kiệm được chi phí nhờ vào việc săn vé giá rẻ, lựa chọn các khách sạn phù hợp… Du lịch tự túc giúp du khách chín chắn hơn, hiểu biết hơn nhờ vào việc tự làm mọi thứ: lên kế hoạch, lựa chọn điểm đến, book vé xe, khách sạn…, rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp, tăng cơ hội tiếp xúc với nhiều người mới, biết cách làm chủ thời gian, tính toán chi tiêu hợp lý, và tăng sự hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của những điểm đến ở trong lịch trình của du khách… Trái lại, cũng như các hình thức du lịch khác, du lịch tự túc cũng có nhiều tồn tại của chính nó như là: Nguy hiểm, dịch vụ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi người trong đoàn dẫn đến mâu thuẫn, các tin tức về điểm đến không được cập nhật kịp thời và chính xác… Những lợi ích và hạn chế của hình thức du lịch này đã ảnh hưởng đến lựa chọn cách thức du lịch của giới trẻ nhưng không phải hoàn toàn là như thế Chính vì vậy, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ hiện nay” với mong muốn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức du lịch và đặc biệt là du lịch tự túc ở giới trẻ từ đó đề ra giải pháp cải thiện cũng như phát triển du lịch ở Việt Nam.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch tự túc ở giới trẻ từ đó đề số một số giải pháp để phát triển ngành du lịch và nâng cao trải nghiệm du lịch của khách du lịch
● Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng
● Xây dựng mô hình, tiến hành khảo sát và kiểm định sự ảnh hưởng của những nhân tố đến sự quyết định của giới trẻ
● Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch tự túc tại Việt Nam cũng như giảm thiểu các trải nghiệm xấu của khách du lịch tự túc
Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu, phân tích được thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ hiện nay, bài nghiên cứu của nhóm sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản về hoạt động du lịch tự túc từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như sách, giáo trình các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học, các thông tin trên mạng internet và được xử lí bằng các phần mềm như: Microsoft Excel, Microsoft Word…
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi, chung nhất Phương pháp này nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để phân tích chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Lập phiếu khảo sát và lấy ý kiến từ 160 người từng đi du lịch tự túc về vấn đề nghiên cứu (xem Phụ lục)
Khảo sát được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bảng những câu hỏi để khai thác các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc như thế nào
Bước 2: Thực hiện khảo sát
Bước 3: Xử lý, phân tích số liệu và đưa ra đánh giá Kết quả điều tra được tổng hợp bằng phần mềm Excel và SPSS.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài
Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ hiện nay và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch tự túc ở giới trẻư
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái niệm du lịch
Khái niệm chung: Du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi thường là xa lạ không nhằm mục đích định cư hay kiếm sống (làm việc) mà nhân thoả mãn trí tò mò, nâng cao sự hiểu biết hoặc đơn thuần chỉ là một sự giải trí, nghỉ ngơi và thư giãn
Các quan niệm về du lịch:
- Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người
Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quí tộc và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện, tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được Các giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ này sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào Quan niệm này được Hiệp hội quốc tế các chuyên gia khoa học về du lịch (AIEST) thừa nhận
Với quan niệm này, du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác người đi du lịch và là cơ sở hình thành cầu về du lịch sau này
Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison, du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới (một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực) để nhằm mục đích giải trí hoặc đi công việc và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không qua một năm Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi Du lịch có thể được hiểu “là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Du lịch dưới góc độ là khách du lịch:
Khách du lịch quốc tế: là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến
Khách du lịch nội địa: là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, đi công việc, hội họp, thăm thân nhân ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến
Theo luật du lịch Việt Nam: khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế
Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch phát triển từ hiện tượng có tính đơn lẻ của một bộ phận nhỏ trong dân cư thành hiện tượng có tính phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội Lúc đầu, người đi du lịch thường tự thỏa mãn các nhu cầu trong chuyến đi của mình Về sau, các nhu cầu đi lại, ăn ở, giải trí của khách du lịch đã trở thành một cơ hội kinh doanh và du lịch lúc này được quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách Một ngành kinh tế được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong chuyến đi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên - đó là ngành du lịch Theo các học giả Mỹ McIntosh, Goeldner và Ritchie, du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bỉ nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1971 cũng đi đến thống nhất cần phải quan niệm rộng rãi ngành du lịch như là người đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp Và thương mại cung ứng toàn bộ hoặc chủ yếu các hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa
Như vậy, khi tiếp cận du lịch với tư cách là một hệ thống cung ứng các yếu tố cần thiết trong các hành trình du lịch thì du lịch được hiểu là một ngành kinh tế cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách
- Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Du lịch tự túc
1.2.1 Khái niệm du lịch tự túc
Du lịch tự túc được dịch theo tiếng Anh là Backpacking tourism Nó chủ yếu có mặt trong giới trẻ muốn đi du lịch để trải nghiệm những chuyến phiêu lưu đích thực và tìm hiểu về văn hóa địa phương, những con đường du lịch xa xôi Các hoạt động như tham quan du lịch, ăn uống, ngủ nghỉ sẽ theo ý thích bản thân mà không hề bị gò bó như khi đi tour theo đoàn, ví như về giờ giấc, về thói quen sinh hoạt Du khách muốn trải nghiệm càng nhiều càng tốt với số tiền nhỏ Quá trình toàn cầu hóa đã góp phần làm cho hiện tượng du lịch tự túc hiện diện khắp nơi trên thế giới
Du lịch tự túc là một hình thức du lịch độc lập, chi phí thấp, thường bao gồm việc mang theo tất cả đồ đạc cần thiết và tự chuẩn bị hành trang Từng được coi là một hình thức du lịch bên lề chỉ được thực hiện khi cần thiết, hiện nay nó đã trở thành một hình thức du lịch chủ đạo Mặc dù du lịch tự túc nói chung là một hình thức du lịch của giới trẻ, chủ yếu được thực hiện bởi những người trẻ tuổi trong những năm nghỉ phép, nhưng nó cũng được thực hiện bởi những người lớn tuổi hơn trong thời gian nghỉ việc hoặc nghỉ hưu
1.2.2 Đặc điểm của du lịch tự túc
- Sử dụng các phương tiện công cộng (máy bay, xe bus…) hoặc phương tiện cá nhân (xa đạp, xe máy, ô tô gia đình…) làm phương tiện di chuyển chính cho chuyến hành trình
- Lưu trú tại các khách sạn hoặc các cơ sở lưu trú giá rẻ hoặc lều, trại
- Thời gian và lịch trình chủ động, linh động hơn so với các loại hình du lịch khác
- Tiết kiệm chi phí và đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị
1.2.3 Phân biệt du lịch tự túc với du lịch theo tour
Là 2 loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới được mọi người biết đến hiện nay Giữa 2 loại hình du lịch này có những sự phân biệt rõ ràng về một số đặc điểm như sau:
1.2.3.1 Hành lý, tư trang cá nhân
Với du lịch tự túc, do du khách phải tự túc trong mọi vấn đề nên việc phải mang theo nhiều vật dụng cần thiết là không thể tránh khỏi, vì vậy du khách thường phải mang vác theo từ 1 đến 2 balo cồng kềnh
Khác với du lịch tự túc, khách du lịch theo tour đơn giản hơn rất nhiều, họ thường chỉ mang theo 1 vali quần áo và các phụ kiện, còn các tư trang như bàn chải, khăn tắm…có thể không mang theo do các cơ sở lưu trú đã cung cấp sẵn Thay vào đó họ có thể ưu tiên cho các vật phẩm đặc biệt như mỹ phẩm,các loại kem dưỡng da, nước hoa… và tận hưởng các dịch vụ mà công ty lữ hành đã chuẩn bị theo tour
Khách du lịch theo tour thường không phải bận tâm quá nhiều về vấn đề lưu trú do dịch vụ này đã được các công ty lữ hành sắp xếp chu đáo, thường là các khách sạn từ 2-
3 sao, cá biệt với các tour hạng sang thì khách sạn cao cấp hơn Đối với khách du lịch tự túc thì họ phải tự tìm kiếm, lựa chọn và đặt phòng tại cơ sở lưu trú Cùng một cơ sở lưu trú, cùng một chất lượng nhưng có thể chi phí mà khách du lịch tự túc phải chi trả sẽ nhiều hơn so với công ty lữ hành Và đôi khi việc tìm hiểu không kỹ hoặc không tìm hiểu về các cơ sở lưu trú trước cũng khiến khách du lịch tự túc chịu cảnh dịch vụ kém chất lượng nhưng giá thành cao
1.2.3.3 Dịch vụ ăn uống Đối với khách đi du lịch theo tour, cũng giống như với lưu trú, ăn uống cũng là một dịch vụ đã được các công ty lữ hành sắp xếp Bạn thường không biết được bữa tiếp theo mình sẽ ăn gì, và ít khi được ăn theo đúng khẩu vị mình mong muốn Ngày nay, việc đặt trước bữa ăn theo thực đơn cũng đã thay đổi phần nào việc này, tuy nhiên đó cũng chỉ là giải pháp mang tính không đảm bảo vì khách hàng phải thông qua công ty lữ hành, không thể làm việc trực tiếp với nhà hàng, khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống cho mình được
Ngược lại, với khách du lịch tự túc, họ có thể tùy chọn mình được ăn gì, ăn đúng theo mong muốn, khẩu vị của mình Tuy nhiên điều đó cũng chỉ đúng đối với những người đã tìm hiểu kĩ từ trước nếu không thì khách du lịch tự túc sẽ phải trải nghiệm bữa ăn vừa có chất lượng không tốt vừa có giá cao
1.2.3.4 Phương tiện di chuyển Đối với khách du lịch theo đoàn, phương tiện di chuyển thường là ô tô du lịch đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an toàn khi di chuyển, lái xe có năng lực và kinh nghiệm Tuy nhiên bạn sẽ phải di chuyển theo đoàn, không thể tự do, chủ động tại các địa điểm mà bạn muốn đến cũng như thời gian tham quan cũng phải tuân thủ theo đoàn để đảm bảo đúng lịch trình tour Đối với du lịch tự túc, phương tiện di chuyển thường được lựa chọn là xe máy hoặc xe hơi gia đình Điều này giúp du khách có thể chủ động về mặt thời gian, địa điểm nhưng không đảm bảo về độ an toàn khi di chuyển trên các đường cao tốc, hoặc các cung đường hiểm trở, đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải được cấp lái, có kinh nghiệm lái xe và luôn luôn trong trạng thái tỉnh táo
1.2.3.5 Chi phí Đối với chi phí trong du lịch theo tour, mọi thứ đều được chuẩn bị chu đáo từ A đến Z trước khi bạn khởi hành và đi theo dịch vụ cố định nên giá thành thường cao, bạn phải chuẩn bị một khoản tiền đủ để đi, thậm chí có phần dư thừa Về hình thức thanh toán thì tùy thuộc vào từng loại hình, nhưng thường là du khách chọn mang theo thẻ tín dụng vi tính linh động và đảm bảo an toàn của hình thức thanh toán này Đối với du lịch tự túc, do du khách tự túc và phải chủ động trong thanh toán tất cả các loại chi phí nên tùy vào túi tiền mà có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân Khách du lịch tự túc thường thanh toán bằng hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt Họ luôn phải mang theo tiền mặt bên mình
Bảo hiểm luôn là một dịch vụ bắt buộc đối với du lịch theo tour Và chi phí bảo hiểm luôn là chi phí đã được tính sẵn trong giá tour, du khách chỉ việc chi trả chi phí và yên tâm rằng mình đã được mua bảo hiểm du lịch.Ngược lại, đối với du lịch tự túc thì vấn đề bảo hiểm thường không được quan tâm Mặc dù tính chất của du lịch tự túc có phần rủi ro cao nhưng bảo hiểm thường hay bị bỏ qua
1.2.3.7 Thời gian Đối với du lịch tự túc, bạn có thể xuất phát bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn vừa nảy ra ý tưởng hôm nay, chuẩn bị sẵn sàng và ngày mai bạn có thể “xách ba lô lên và đi” ngay
Ngược lại, đối với du lịch theo tour, bạn phải phụ thuộc vào thời gian mà công ty lữ hành mở tour, cũng như phụ thuộc vào chỗ trống trong tour mà bạn có ý định đặt Vì vậy bạn thường khó chủ động được về thời gian xuất phát, hoặc phải lên kế hoạch từ trước
Hành vi tiêu dùng du lịch
1.3.1 Các quan điểm về hành vi tiêu dùng du lịch
Kim YK & Worthley (2000) đã khẳng định: “hành vi tiêu dùng du lịch được quyết định bởi động cơ, hiểu biết, nhận thức, thái độ, lối sống, giá trị chuẩn mực Trong đó, hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ du lịch là cơ sở, là tiền để để du khách có những kiến thức về sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ quyết định chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch đó.”
Theo Solomon (2006), hành vi tiêu dùng du lịch là "quá trình các cá nhân hoặc nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, sử dụng hay hủy bỏ các sản phẩm du lịch, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch"
Woodside and Lysonski (1989); Woodside and MacDonald (1994); Hyde (2008); Oppewal và cộng sự (2015), “Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch là nghiên cứu cách thức mà người tiêu dùng đưa ra quyết định để sử dụng nguồn lực sẵn có của mình như tiền bạc, thời gian đến việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân (Kotler, 2000) Tiến trình ra quyết định tiêu dùng của du khách là một chuỗi phức tạp của các quyết định như lựa chọn điểm đến nào, tham quan ở đâu, tham quan cái gì, khi nào đi du lịch, đi với ai, đi bao lâu, chi phí khoảng bao nhiêu.”
Theo Nguyễn Văn Mạnh (2007): “hành vi tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà lữ khách/du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ.”
Theo Nguyễn Phượng (2020) đã viết “hành vi tiêu dùng du lịch là quá trình của các cá nhân hoặc nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm sản phẩm – dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch.”
Các khái niệm về hành vi tiêu dùng du lịch nêu trên cũng đã kế thừa lý thuyết về hành vi tiêu dùng Đều là những hành động, quy trình hay việc ra quyết định của cá nhân hoặc nhóm chỉ khác ở chỗ các khái niệm về hành vi tiêu dùng du lịch được xây dựng trong một lĩnh vực cụ thể là du lịch còn khái niệm về hành vi tiêu dùng được xây dựng chung trong nhiều lĩnh vực khác nhau
1.3.2 Mô hình về hành vi tiêu dùng du lịch
Trong Maketing có rất nhiều mô hình hành vi người tiêu dùng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng Nghiên cứu mô hình hành vi người tiêu dùng sẽ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu những phản ứng của người tiêu dùng trước các tính năng khác nhau của sản phẩm, giá cả, quảng cáo, khuyến mại, cách trưng bày sản phẩm nơi bán, Trong đó tiêu biểu nhất là 2 mô hình sau: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert,
1991), Mô hình hành vi của người tiêu dùng (Philip Kotler, Kevin Kelle, 2013)
Gilbert (1991) đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn và tiêu dùng của khách hàng gồm hai nhóm tương đương với 2 mức độ ảnh hưởng là nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân như động cơ, cá tính hay tính cách, nhận thức cũng như kinh nghiệm của khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dich vụ Nhóm yếu tố ảnh hưởng thứ hai thuộc về yếu tố môi trường như sự tác động của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, sự tham vấn của nhóm tham khảo và gia đình trong việc quyết định lựa chọn mua một sản phẩm, dịch vụ bất kì, trong đó có sự lựa chọn sản phẩm du lịch
Hình 1.1: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng
Kotler (2017) cho rằng người tiêu dùng đưa ra nhiều quyết định mua hàng mỗi ngày và quyết định mua là tâm điểm của những nhà marketing Hầu hết các nghiên cứu đều hướng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng một cách chi tiết để trả lời các câu hỏi về những gì người tiêu dùng họ ở đâu, như thế nào và mua bao nhiêu, khi nào họ mua và tại sao họ mua Nhưng việc tìm hiểu về các vấn đề đẳng sau hành vi mua
Hình 1.1: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng ( Gilbert, 1991)
Kinh tế- xã hội Văn hóa Động cơ Nhận thức
Du khách-người đưa ra quyết định
Cá tính, tính cách Kinh nghiệm
Nhóm tham khảo Gia đình hàng của người tiêu dùng không dễ dàng như vậy, các câu trả lời thường bị khóa sâu trong tâm trí người tiêu dùng Theo Kotler (2017) thì thông thường, chính người tiêu dùng cũng không biết chính xác những gì ảnh hưởng đến việc mua hàng của họ Câu hỏi trọng tâm cho các nhà marketing là: Làm thể nào để người tiêu dùng phản ứng với các nỗ lực tiếp thị khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng? Điểm khởi đầu là mô hình kích thích - phản hồi của hành vi người mua được thể hiện trong mô hình của Kotler
(2017) cho thấy rằng tiếp thị và yếu tố khác kích thích của người tiêu dùng và tạo ra những phản hồi nhất định về sản phẩm dịch vụ đó Để có thể hiểu làm thế nào các kích thích được thay đổi thành các phản ứng bên trong hộp đen của người tiêu dùng cần dựa vào hai khía cạnh: Đầu tiên, đặc điểm của người mua ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận và phản ứng với các kích thích Những đặc điểm này bao gồm một loạt của các yêu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Thứ hai, chính quá trình ra quyết định của người mua ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người đó Quyết định này là kết quả từ sự công nhận nhu cầu, tìm kiếm thông tin và đánh giá các sản phẩm dịch vụ thay thế cho quyết định mua hàng và sau mua
Hình 1.2: Mô hình hành vi của người tiêu dùng Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler,Kevin Keller(2013)
− Các tác nhân marketing: Kotler đã chỉ ra rằng trong hộp đen của người tiêu dùng, các kích thích bao gồm sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và địa điểm được xử lý chống lại các kích thích khác để đáp ứng nhu cầu của người mua Phản ứng này chi phối sự lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thương hiệu, lựa chọn địa điểm bán lẻ, lựa chọn đại lý, thời gian mua, số lượng mua và tần suất mua
− Các tác nhân khác: Bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ
-Công nghệ -Chính trị -Văn hóa Đặc điểm của người mua
Tiến trình quyết định của người mua
-Văn hóa -Xã hội -Cá tính -Tâm lý
-Đánh giá -Quyết định -Hành vi mua
Các đáp ứng của người mua
-Chọn sản phẩm -Chọn nhãn hiệu -Chọn nơi mua -Chọn lúc mua -Chọn số lượng
− Các đặc điểm của người mua: Lý thuyết của Kotler nói rằng sự khác biệt trong hành vi của người mua phụ thuộc vào nội dung của hộp đen bao gồm các đặc điểm của người mua và ra quyết định Các đặc điểm bao gồm: thái độ, động lực, nhận thức, nhân cách, lối sống, hiểu biết
− Quy trình ra quyết định mua: Quy trình ra quyết định bao gồm các bước: nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá thay thế, quyết định mua và hành vi sau mua Như vậy, sự khác nhau giữa các mô hình trên chỉ khác về số lượng các giai đoạn, nhân tố hoặc các nhóm nhân tố ảnh hưởng và năm nghiên cứu Các mô hình về hành vi tiêu dùng là cơ sở để các nhà nghiên cứu đề xuất mô hình cho các đề tài của mình Tuy nhiên, mô hình ra quyết định người tiêu dùng (Gilbert, 1991) và mô hình hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler,Kevin Keller (2013) là các mô hình nghiên cứu trong marketing truyền thống và được thực hiện đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nước ngoài nên thang đo và các nhân tố trong các mô hình này chưa thật sự phù hợp với môi trường trong nước
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng du lịch
Hành vi mua của khách du lịch có thể được xem xét từ ba góc độ lý thuyết, bao gồm: Ra quyết định; kinh nghiệm; và ảnh hưởng hành vi (Mowen John, 1988) Quan điểm ra quyết định cho rằng hành vi mua là kết quả của việc người tiêu dùng tham gia vào quá trình đặt vấn đề - tìm giải pháp cho vấn đề mà họ đối mặt Trong một số trường hợp nhất định, người tiêu dùng thực hiện mua hàng để tạo cảm giác, trải nghiệm và cảm xúc hơn là để giải quyết vấn đề Cách tiếp cận ảnh hưởng hành vi đề xuất rằng trong các trường hợp khác, người tiêu dùng hành động để đáp ứng với sự kích thích hay áp lực môi trường
Nội dung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ hiện nay
1.4 1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ
Quyết định đi du lịch tự túc là kết quả của quá trình xem xét và lựa chọn dựa trên việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa du lịch tự túc và các hình thức du lịch khác Việc đánh giá và lựa chọn sẽ dựa trên các tiêu chí mà du khách cho là quan trọng hoặc phù hợp với nhu cầu của họ hoặc dựa trên động cơ cá nhân của họ Trong suốt thời gian qua, các nhà nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định đi du lịch tự túc được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch tự túc
STT Tác giả Các yếu tố ảnh hưởng
1 Binder, J (2004) Toàn bộ quan điểm của du lịch tự túc: Quan điểm nhân học về các đặc điểm của du lịch tự túc
2 Belk (1975) Các yếu tố vật chất, nhóm tham khảo, động cơ, mục đích chuyến đi, điều kiện tài chính
Lysonski (1989) Các yếu tố marketing, các yếu tố tình huống, đặc điểm tâm lý cá nhân, kinh nghiệm đi du lịch
(1990,1992) Chi phí, khả năng tiếp cận, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, an ninh an toàn
Wilson, J (2004) Động cơ và hành vi của khách du lịch tự túc trên toàn thế giới
Các mô hình phát triển trong quyền tự chủ ra quyết định
(2013) Các mong đợi về điểm đến, động cơ mục đích, đặc trưng liên quan đến chuyến đi
Mong đợi của du khách về các giá trị chức năng, thuộc tính về các giá trị thuộc về cảm xúc và lý trí, các giá trị có điều kiện, các giá trị xã hội
(2011) Du lịch tự túc như một hình thức du lịch tiết kiệm
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Từ việc tổng hợp và thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của các nhà nghiên cứu, nhóm đã nghiên cứu tiến hành chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng dựa trên 2 căn cứ:
(1) Các nhóm yếu tố phải nhận được sự chấp nhận chung của các nhà nghiên cứu đề xuất trong mô hình nghiên cứu
(2) Các nhân tố phải phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và đối tượng là giới trẻ
Dựa trên 2 căn cứ trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ gồm các yếu tố: Động cơ du lịch; Kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm; Hình ảnh điểm đến; Nhóm tham khảo; Chi phí; Hoạt động truyền thông, marketing và Đặc điểm chuyến đi được thể hiện thông qua bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ được nhóm nghiên cứu lựa chọn
STT Yếu tố ảnh hưởng Nguồn trích dẫn
1 Động cơ du lịch Belk (1975); Crompton (1979); Hsu và cộng sự
(2009); Um & Crompton (1990,1992); Chen & Tsai (2007); Mlozi và cộng sự (2013); In Richards, G and Wilson, J (2004)
2 Đặc điểm chuyến đi Chen & Tsai (20); Mlozi và cộng sự (2013); Binder,
3 Kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm Crompton (1979); Hsu và cộng sự (2009); Woodside và Lysonski (1989)
4 Hình ảnh điểm đến Lin và cộng sự (2007); Majstorović, V (2011)
5 Chi phí Um & Crompton (1990,1992); Phau và cộng sự
6 Hoạt động truyền thông, marketing Woodside và Lysonski (1989), Chen & Tsai (2007),
7 Nhóm tham khảo Crompton (1979); Hsu và cộng sự (2009)
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu dữ liệu thứ cấp nhóm nghiên cứu xét thấy những yếu tố này phù hợp với đặc điểm khách du lịch là giới trẻ, cụ thể là giới trẻ Việt Nam, có tác động đến nhân tố phụ thuộc là Quyết định đi du lịch tự túc
Quyết định đi du lịch tự túc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau và động cơ du lịch là một trong số đó Những động cơ thúc đẩy quá trình này thay đổi dựa vào nét khác biệt ở mỗi cá nhân và những đặc trưng mà điểm đến mang lại ( Tezak và cộng sự, 2010) Hay động cơ chính là tập hợp các yếu tố phi lý tính thúc đẩy con người như mong muốn, nhu cầu, cảm xúc, niềm tin, thói quen… Bản chất của hành vi chính là kết quả của tiến trình động cơ Khách du lịch là một cá nhân tiêu dùng được xem xét ở khía cạnh tâm lý như: động cơ thúc đẩy, xúc cảm và lối sống ( Decrop,2006) Trong đó, động cơ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Quyết định đi du lịch; nó được xem như là lý do, nguyên nhân, động lực và mục đích nhằm chỉ đạo hành động của du khách đi theo một hướng nhất định ( Mlozi và cộng sự, 2013) Các chỉ báo cụ thể được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu của Crompton (1979); Goodall (1991); Mrinmoy K Sarma(2004); Youngsun Shin (2008); Woodside và McDonald (1994); Thrane (2008); Daud Mohamad, Rozana Mohd Jamil (2012) bao gồm: Để giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức về điểm đến mới; Để khám phá và tìm hiểu văn hóa/lịch sử; Gặp gỡ người mới; Để nghỉ ngơi và thư giãn; Để thăm thân
Du lịch tự túc như một loại hình thức du lịch 'thay thế' có thể nhận ra một cách rõ ràng ở Thế giới phương Tây, với những người du lịch tự túc và các cấu trúc hỗ trợ họ được ghi trong hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, tường thuật, văn bản, video lưu hành và truyền tải trên các tờ báo, thiết bị di động, rạp chiếu phim và màn hình tivi Du lịch tự túc đã trở thành một lĩnh vực được hình dung trong xã hội phương Tây như một lĩnh vực có tổ chức, với các khối xây dựng, mạch truyện chính, tường thuật, đại diện văn hóa, mối quan hệ, quy ước biểu diễn, sự hiểu biết, quy tắc, đặc tính và thông lệ vững chắc trong phạm vi công cộng Trong khi những cuốn sách hướng dẫn như Lonely Planet đóng vai trò quan trọng trong việc hệ thống hóa và tự nhiên hóa về mặt tư tưởng cho diễn ngôn của khách du lịch tự túc đã biến mất, thì hình dạng linh hoạt và bất thường của du lịch tự túc vẫn tương đối nguyên vẹn và kiên cường Nó vẫn được đặc trưng bởi tính di động không gian rộng rãi, tính linh hoạt về thời gian và không gian, cũng như các tương tác và cam kết xã hội và văn hóa thay thế (Chen và Huang, 2019)
1.4.1.3 Kiến thức và trải nghiệm
Theo C V Vuuren &E Slabbert (2011) kiến thức và trải nghiệm bao gồm làm mới bạn bè, gặp gỡ những người mới, để có thêm kiến thức về đất nước và đi du lịch để tăng sự tương tác Khách du lịch cảm thấy cần phải gặp gỡ những người mới và để có thêm kiến thức liên quan đến đất nước của họ Thông qua hoạt động du lịch nói chung và du lịch tự túc nói riêng để khám phá địa điểm mới và tìm hiểu thoả mãn sự ham muốn hiểu biết nhiều hơn, để kết bạn, mở rộng quan hệ xã hội và muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ Chính vì vậy mà nó trở thành yếu tố động cơ tác động đến quyết định đi du lịch tự túc Các chỉ báo cụ thể được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu của Woodside và Lysonski’s (1989); Hwang (2006);
Baloglu & McCleary (1999); Fakeye & Crompton (1991); Woodside, MacDonald, & Trappey (1997) bao gồm: Hài lòng khi đến điểm đến này ở chuyến đi trước đó; Đã thu được nhiều kiến thức và trải nghiệm mới tại điểm đến; Chuyến đi trước đây vượt quá kỳ vọng
Theo Lin và cộng sự (2007) cho rằng hình ảnh điểm đến là nhận thức của du khách về một điểm đến cụ thể, một vùng miền nào đó, là yếu tố khách quan mà khách du lịch cảm nhận về một điểm đến du lịch Theo J.L Crompton hình ảnh điểm đến đại diện cho sự mong đợi về một điểm đến và có thể thúc đẩy họ thực hiện chuyến đi Như vậy hình ảnh điểm đến được hiểu là tất cả những ấn tượng, nhận thức của du khách đối với địa điểm họ trải nghiệm Hình ảnh chiếm một vai trò chủ chốt trong quá trình lựa chọn điểm đến, đặc biệt đối với khách du lịch thuần tuý Đối với những người chưa từng đến thăm một điểm đến nào đó, sản phẩm du lịch không hiện hữu và vì thế họ không thể quan sát, chạm vào và cảm nhận trước được Đây chính là lý do khiến những đối tượng khách du lịch này thường dựa vào hình ảnh để đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến này hay điểm đến khác Hình ảnh điểm đến có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch của địa phương Hình ảnh điểm đến tốt giúp thu hút du khách du, làm tăng mức chi tiêu (Chi & Qu,
2008), thúc đẩy việc ra quyết định (Bigne & Sanchez, 2001; Chen & Tsai, 2007), có thể ảnh hưởng đến việc khách du lịch có quay lại điểm đến và liệu họ có thể giới thiệu địa điểm đến với những người khác hay không Nhiều đặc điểm của địa phương có thể tạo ra hình ảnh điểm đến hay nói cách khác hình hành điểm đến gồm nhiều thành phần (Beerli, 2004; Martin, & del Bosque, 2008) như: đặc điểm tự nhiên; tiện nghi du lịch; cơ sở hạ tầng và con người Trong đó: Đặc điểm tự nhiên là những khía cạnh về môi trường tự nhiên, danh lam thắng cảnh, khí hậu điểm đến.v.v.; Tiện nghi du lịch là thuộc tính về sự tiện nghi cho du khách tại điểm đến Tiện nghi du lịch thuộc về yếu tố dịch vụ của điểm đến, phụ thuộc các nhà cung cấp dịch vụ và dân cư địa phương Nó thường được đánh giá dưới các khía cạnh: sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ được cung cấp đầy đủ tại điểm đến; Cơ sở hạ tầng là hệ thống hạ tầng cơ bản như đường sá, phương tiện vận chuyển, sự thuận tiện về giao thông, số lượng cư dân (Lin và cộng sự, 2007)
Hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ bản để thu hút những khách hàng của địa phương như nhà đầu tư (Nguyễn Đình Thọ, 2009; Đào Trung Kiên và cộng sự, 2014), du khách hay người lao động (Nguyễn Đình Thọ, 2009); Con người được đánh giá dưới các khía cạnh: Cởi mở, thân thiện, mến khách, không có tình trạng chèo kéo, thách giá khách du lịch.v.v Các chỉ báo cụ thể được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu củaGartner (1993); Morgan &Pritchard, (1998); Nicolau và Mas (2004); Molina & Esteban (2006); Croy (2010); Trần Hà Mai Ly (2013) bao gồm: Điểm đến hấp dẫn; Môi trường xanh sạch đẹp; Ẩm thực ngon và đa dạng; Chất lượng nơi lưu trú tốt; Người dân địa phương thân thiện; Điểm đến an toàn, an ninh cao
Thu nhập của khách du lịch phản ánh mức độ quyết định đi du lịch tự túc Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm cho một chuyến đi lớn, vì chi tiêu trung bình gần bằng thu nhập hàng năm thông thường của những người được hỏi trong nhiều trường hợp (In Richards, G and Wilson, J (2004)) bao gồm: Mức thu nhập cá nhân; Mức giá của sản phẩm, dịch vụ phải chăng; Các chương trình khuyến mãi Như
Cooper, O’Mahony và Erfurt đã chứng minh trong Chương 11, làm việc để kiếm tiền trong chuyến đi đã trở thành một phần quan trọng trong trải nghiệm du lịch tự túc 1.4.1.6 Hoạt động truyền thông, marketing
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển kéo theo đó là công nghệ thông tin và truyền thồng phát triển vượt bậc và phủ sóng đến tất cả mọi người thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại, các trang mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử, Như vậy ngoài các cách quảng bá sản phẩm du lịch thông qua phương thức truyền thống là các tấm áp phích, tờ rơi, tiếp thị trực tiếp thì người tiêu dùng còn được tiếp cận với các thông tin quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng Thông qua các nguồn thông tin cụ thể nhiều khía cạnh như vậy cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách du lịch Các chỉ báo cụ thể được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu của Woodside và Lysonski’s (1989); Gartner (1993); Molina & Esteban (2006); Moyle & Croy (2009); Allsop, Bassett, & Hoskins, (2007); Oppermann (2000); Kaplan & Haenlein (2010) bao gồm: Các chương trình quảng cáo về điểm đến qua Internet và mạng xã hội; Các chương trình quảng cáo về điểm đến thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác; Quảng cáo về điểm đến thông qua truyền thông trực tiếp
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH TỰ TÚC Ở GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bối cảnh, tình hình du lịch của thế giới và Việt Nam
Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới
Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế – xã hội trên toàn cầu Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển UNWTO dự báo, hoạt động du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019 Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới
Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây hệ luỵ, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế trên phạm vi toàn cầu, trong đó có ngành du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID-
19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%)… Trước tình hình đó, du lịch toàn cầu đã buộc phải có những thay đổi để thích ứng với tình hình mới
Theo dự báo của UNWTO, thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với xu hướng chủ đạo sau:
- Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng nổ, đặc biệt là trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á
- Nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hằng năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới
- Trung Quốc là thị trường nguồn lớn nhất thế giới sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia
-Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn là mục đích của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới hình thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi)
- Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững Cũng theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí chiếm 54% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích thăm hỏi, sức khỏe và tôn giáo chiếm khoảng 31%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15% Trong đó, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới đều bị hấp dẫn bởi giá trị văn hoá truyền thống, giá trị về tự nhiên, giá trị sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cao…
- Sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành Du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch bằng đường hàng không Theo dự báo đến năm 2030, phương tiện đi lại bằng đường hàng không vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 52% so với 48% các phương tiện mặt đất Bên cạnh đó, xu hướng du lịch tàu biển tiếp tục gia tăng với các du thuyền hiện đại, sang trọng
- Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu
- Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế và khu vực đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới
- Vai trò của thị trường khách nội địa ngày càng lớn đối với sự phát triển du lịch do thu nhập ngày càng tăng, sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu là động lực lớn thúc đẩy tiêu dùng du lịch
Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy, những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…ngày càng được ưa chuộng hơn UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15% Trên thực tế, ngành Du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại… Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần; khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương Khách du lịch thế hệ mới, đặc biệt là giới trẻ – là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang thịnh hành Du lịch công nghệ cao như du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo, du lịch điện tử… thông qua các khu vui chơi giải trí hiện đại, các công viên, tổ hợp giải trí cũng ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch Theo số liệu từ trang statista.com, mỗi năm doanh thu từ tổ hợp công viên giải trí Disney Land của tập đoàn Walt Disney trên toàn cầu thu về hơn 50 tỷ USD, con số khiến nhiều nhà đầu tư muốn tập trung khai thác loại hình du lịch này Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, sự bùng nổ của mạng xã hội cũng khiến cho kinh nghiệm du lịch ngày càng được tích lũy, dòng khách tự túc theo đó càng tăng mạnh…
Xu hướng tiêu dùng du lịch cũng có thay đổi mới mẻ từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh Khách đi du lịch theo phương thức trả sau với 82% ứng từ lương cũng đang là xu hướng được ưa chuộng Các dịch vụ đặt chỗ vé máy bay, khách sạn thông qua điện thoại thông minh tăng mạnh Nền tảng công nghệ số và dữ liệu sẽ chi phối tăng trưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 80% chuyến đi du lịch được booking online và 87% thế hệ trẻ cho rằng, điện thoại thông minh là công cụ cần thiết cho du lịch Theo nhiều chuyên gia trong ngành dịch vụ, công nghệ thông tin và mạng xã hội sẽ là tương lai của ngành du lịch
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi rõ rệt Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển…) chiếm phần lớn Hiện nay, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan giải trí…) tăng lên Theo các nhà kinh tế học, nếu trước đây du khách dành cho ăn, ở, đi lại là 7 phần chi tiêu, thì nay chỉ còn 3 phần và ngược lại, có đến 7 phần dành cho vui chơi giải trí, mua sắm
Sự phát triển của công nghệ thông tin đang làm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động tác động rất lớn đến việc lựa chọn điểm đến, nơi lưu trú, địa điểm ăn uống của khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ
Thực trang du lịch tự túc tại Việt Nam
Hiện nay, không chỉ ở thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, du lịch giới trẻ đang bùng nổ và là một ngách đầy triển vọng phát triển của ngành du lịch Theo UNFPA, Việt Nam đang ở trong thời kỳ tỉ lệ dân số vàng với thành phần thanh thiếu niên (từ 15 đến 35 tuổi) chiếm đến gần 30% tổng dân số và là bộ phận đông đảo nhất trong cơ cấu dân số cả nước
Nhiều báo cáo và dữ liệu trên khắp thế giới khẳng định giới trẻ, hay thanh niên, được coi là thế hệ giàu tiềm năng du lịch nhất, vì họ rất thích đi chơi và khám phá những điều mới mẻ, sẵn sàng chi “mạnh tay” cho những trải nghiệm du lịch Du lịch giới trẻ là bộ phận đặc biệt vì tính chất, tâm lý và động cơ đi du lịch của thanh niên rất khác biệt
Người trẻ đi du lịch không quá chú trọng vào việc chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ du lịch thông thường Thay vào đó, họ đi du lịch vì mong muốn được thỏa mãn những cảm xúc và hoạt động thể chất mang tính trải nghiệm Ở khu vực Đông Nam Á, một bộ phận lớn du khách trẻ chọn hình thức du lịch ba lô hay phượt nhằm mục đích “đi để trải nghệm”, cảm nhận những giá trị mới
Với thời đại công nghệ, giới trẻ Việt Nam cũng bắt nhịp rất nhanh với các xu hướng du lịch của giới trẻ thế giới
Từ đầu năm đến nay, xu hướng du lịch tự túc không thông qua các công ty du lịch đang lên ngôi sau khi ngành du lịch được hoạt động trở lại Số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, lượng khách nội địa đã tăng dần đều và đang bùng nổ trong dịp cao điểm hè Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã đón được 60,8 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 265.000 tỷ đồng Song, thực tế số du khách có thể cao hơn rất nhiều so với số được thống kê, bởi có rất nhiều du khách đi du lịch theo phương thức tự túc bằng xe cá nhân hoặc theo dạng chỉ mua dịch vụ combo phòng, vé máy bay Theo Traveloka, từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, mặc dù hầu hết các đường biên giới chưa được mở cửa hoàn toàn cho đến ngày 1.4, nhưng lượng đặt chỗ đưa đón sân bay cho khách du lịch tự túc đã tăng lên mức 96,35% Bên cạnh đó, theo khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch phối hợp với một cơ quan báo chí thực hiện mới đây với 10.717 người cho thấy, du khách Việt Nam ưa chuộng du lịch ngắn ngày và nhóm nhỏ Khoảng 45% số người trả lời lựa chọn tour 2 - 3 ngày; 78% chọn đi theo nhóm gia đình hoặc nhóm bạn bè Đặc biệt, theo khảo sát, khách trẻ tuổi và lớn tuổi vẫn có xu hướng lựa chọn đi máy bay (62%) Khách trung tuổi giảm lựa chọn đi máy bay (56%) và lựa chọn đi xe riêng nhiều hơn (32%)
Có thể thấy, ngay cả khi hầu hết các nước trên toàn cầu đã dỡ bỏ các hạn chế vào năm đầu năm 2022, mở cửa du lịch trở lại “như chưa từng có đại dịch”, vẫn sẽ phải mất một khoảng thời gian để mọi người cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi ở trên những con phố đông đúc hoặc điểm tham quan, trên phương tiện giao thông công cộng hoặc chen chúc trong một phòng ăn khách sạn với vài chục người Hơn hết, phần nhiều do sự phổ biến các thông tin du lịch trên mạng, mọi người dễ dàng "săn" được các voucher giá tốt, đồng thời khi đi du lịch tự túc du khách có thể chủ động hành trình, chủ động dịch vụ và thậm chí là sự khẳng định năng lực của bản thân
Tuy nhiên, du lịch tự túc cũng luôn tiềm ẩn nhiều hệ lụy về tắc đường, kẹt xe, khi mà lượng xe tư nhân đổ về các điểm du lịch quá lớn Du khách tự túc đến các điểm cũng có thể dẫn đến tình trạng bị chặt chém ép giá tại một số địa phương Đơn cử, trong những tháng gần đây đã xuất hiện không ít bài viết về tình trạng chặt chém du khách tại các khu du lịch Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành là bên được đào tạo căn bản về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm về cung đường, tuyến điểm để lựa chọn những hành trình phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian nhất cho du khách mà vẫn có được giá trị lớn nhất về trải nghiệm cho du khách Khách cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhờ ưu đãi của các nhà cung cấp dành cho phía công ty lữ hành.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Nhóm tác giả đã tiến hành phương pháp thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp khảo sát nhằm thu thập thông tin ý kiến về quyết định đi du lịch tự túc ở giới trẻ Việt Nam hiện nay
Phương pháp khảo sát đã được nhóm nghiên cứu thực hiện như sau:
+ Mục tiêu khảo sát: Nhằm thu thập thông tin, đánh giá của khách hàng về trải nghiệm đi du lịch tự túc
+ Mẫu khảo sát: bao gồm mô tả mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu
+ Mô tả mẫu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên 01 mẫu nghiên cứu là giới trẻ tại Việt Nam
2.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng
- Cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong mỗi loại kiểm đinh có mức độ tối khác nhau để đạt được độ tin cây trong khảo sát Theo Brunrs và Bush (1995), ba nhân tố cần được chú ý khi xét đến quy mô của mẫu là số lượng các thay đổi của tổng thể; độ chính xác yêu cầu và mức độ tin cậy trong ước lượng giá trị tổng thể Ta có công thức quy mô mẫu tại một mức tin cậy như sau:
Trong đó: N: là quy mô mẫu
Z: là độ lệnh chuẩn với mức tin cậy cho phép p: Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (thường là 50%) q = 100-p e: là sai số cho phép: ±5%
Nhóm nghiên cứu với mức tin cậy cho phép là 95% khi áp dụng vào công thức có được quy mô mẫu N = 1,962
Ngoài ra, Theo Hair và các cộng sự (1998), thì quy tắc thông thường, kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5*k, trong đó k là số lượng các biến quan sát tương đương với số lượng câu hỏi nghiên cứu Mặt khác, theo Roger (2006) cỡ mẫu tối thiểu áp dụng trong nghiên cứu thực hành là
- Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi có trật tự dựa trên sự thống nhất về tâm lý, logic và các nội dung cần thu thập thông tin cho đối tượng nghiên cứu (theo Maholtra – 1999) Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bảng hỏi như sau:
+ Kết cấu bảng hỏi: bảng hỏi với kế cấu được chia làm 3 phần:
+ Nội dung bảng hỏi: bảng hỏi được xây dựng với nội dung đánh giá về nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Việt Nam hiện nay
+ Thang đánh giá sử dụng trong bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tương ứng với 5 khoảng điểm trung bình Với việc sự dụng thang đo Likert 5 điểm Theo Nguyễn Đình Thọ, với việc sử dụng thang Likert 5 điểm, các giá trị
Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng [-1,+1] vậy nên trong kĩ thuật thống kê thì có thể chấp nhận do phân bố được xem như là phân bố chuẩn Thang đo Likert 5 điểm được phân bố từ mức 1 tương ứng với hoàn toàn không đồng ý đến mức 5 tương ứng hoàn toàn đồng ý Ta có giá trị khoảng cách như sau: kc= (Max - Min)/5 = 4/5=0,8
Giá trị trung bình của các biến đo lường được phân thành 5 tổ như sau:
Khoảng thứ nhất: từ 1 đến 1,8: rất không quan trọng/rất không hài lòng
Khoảng thứ hai: từ 1,81 đến 2,6: không quan trọng/không hài lòng
Khoảng thứ ba: từ 2,61 đến 3,4: bình thường/ trung bình
Khoảng thứ tư: từ 3,41 đến 4,2: Quan trọng/hài lòng
Khoảng thứ năm: từ 4,2 đến 5: Rất quan trọng/rất hài lòng
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các dữ liệu khảo sát sau khi được thu về sẽ được làm sạch và sử dụng phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu SPSS phiên bản 20.0 để xử lý Mục đích của việc xử lý định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra cũng như kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Các bước kiểm đinh được thực hiện cụ thể như sau:
- Thống kê mô tả các biến quan sát Đề tài nghiên cứu sử dụng phân tích mô tả bước đầu phản ánh tổng quan thực trạng dữ liệu thu thập dược Dữ liệu được phân tích khái quát và chi tiết thông qua các bảng và biểu đồ được tính toán và thể hiện bằng Excel Trong đó dữ liệu được diễn tả theo các tiêu chí phân loại gồm các đặc điểm nhân khẩu học ( giới tính, độ tuổi, thu nhập, ) hoặc đặc điểm chuyến đi du lịch ( thời gian lưu trú, phương thức đi du lịch, )
Thống kê mô tả các biến quan sát bước đầu nhằm loại bỏ những câu trả lời không hợp lệ đối với các phát biểu thể hiện thang đo các biến quan sát Các ý kiến từ “ rất không đồng ý” đến ý kiến “ rất đồng ý” tương ứng với giá trị nhỏ nhất (minimun) và lớn nhất (maximum) của các thang đo Likert từ 1 đến 5 Thống kê mô tả cho thấy mức độ giới hạn về mặt biến động đối với thang đo được sử dụng
Nghiên cứu tiến hành phân tích mô tả thống kê các biến quan sát trong mô hình qua các tiêu chí gồm: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.( xem phụ lục 3 )
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lường từng tiêu chí được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Những tiêu chí hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên được coi là đánh giá tốt (đạt độ tin cậy) Nếu nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh mới thì hệ số Cronbach Alpha >= 0.6 vẫn được chấp nhận (Hoàng & Chu, 2008)
Hệ số tin cậy thang đo (CA) được quy định như sau:
Thang đo cho các biến sẽ không thỏa mãn nếu CA < 0.6
Thang đo đủ độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu nếu 0.6 < CA < 0.7
Thang đo đạt chuẩn cho nghiên cứu nếu 0.7 < CA < 0.8
Thang đo rất tốt nếu 0.8 < CA < 0.95
Thang đo ảo do có hiện tượng trùng biến hoặc do mẫu giả nếu CA > 0.95
Theo Hair và cộng sự, (1998) nếu hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì sẽ bị loại khỏi thang đo
- Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nhân tố khám phá EFA (Explore Factor Analysis) với phép trích nhân tố PAF (Principal Axis Factoring) với phép quay vuông góc Promax để đánh giá mối tương quan giữa các biến với nhau Mục tiêu đầu tiên của phân tích EFA là loại bỏ những thang đo không có ý nghĩa hoặc không có mức độ tương quan biến tổng cao Hơn nữa, phân tích này còn giúp tóm gọn các biến quan sát có cùng xu hướng thành một tập biến (hay nhân tố) (Hair, 1998)
Tiêu chí được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần và là cơ sở để khẳng định dữ liệu nghiên cứu phân tích là phù hợp và có độ tin cậy cao Đề tài nghiên cứu sử dụng những tiêu chí sau:
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) để kiểm tra xem phân tích nhân tố có thích hợp không Nếu 0.5 < KMO < 1 và P-vale < 0.05 thì phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp (Hoàng và Chu, 2008)
Đánh giá về kết quả nghiên cứu
Sau khi tham khảo nhiều tài liệu, hiệu chỉnh lại các biến thang đo nhóm nghiên cứu tổng hợp lại các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tự túc, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và rút ra các nhân tố như sau:
Bảng 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn du lịch tự túc
Các nhân tố thang đo Mã hóa thang đo Các biến quan sát Động cơ đi du lịch DC1 Đi du lịch tự túc giúp tôi khám phá và tìm hiểu văn hóa/lịch sử DC2 Đi du lịch tự túc giúp tôi gặp gỡ những người bạn mới DC3 Tôi đi du lịch tự túc để nghỉ ngơi và thư giãn
DC4 Tôi đi du lịch tự túc để thăm viếng bạn bè, người thân
DC5 Tôi đi du lịch tự túc để giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức Đặc điểm chuyến đi DD1 Khi đi du lịch tự túc, tôi có thể chủ động về mặt thời gian
DD2 Khi đi du lịch tự túc, tôi quan tâm đến khoảng cách giữa nơi ở và điểm đến DD3 Trong chuyến đi du lịch tự túc, tôi có thể tự do thay đổi lịch trình Kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm
KT1 Trước khi đi du lịch tự túc, tôi đã tìm hiểu các thông tin cần thiết cho chuyến đi
KT2 Tôi hài lòng với trải nghiệm du lịch tự túc ở chuyến đi trước đó KT3 Đi du lịch tự túc giúp tôi thu được nhiều kiến thức và trải nghiệm
Hình ảnh điểm đến HA1 Những điểm đến mà tôi đã từng và sẽ đi du lịch tự túc là những điểm đến hấp dẫn HA2 Những điểm đến mà tôi đã từng và sẽ đi du lịch tự túc là những điểm đến có môi trường xanh sạch đẹp
HA3 Khi đi du lịch tự túc, tôi bị ấn tượng bởi ẩm thực ngon và đa dạng tại điểm đến đó
HA4 Khi đi du lịch tự túc, tôi bị ấn tượng bởi chất lượng nơi lưu trú tốt HA5 Khi đi du lịch tự túc, tôi bị ấn tượng bởi sự thân thiện của người dân địa phương HA6 Tôi muốn đi du lịch tự túc tại điểm đến an toàn, an ninh cao Chi phí CP1 Mức giá sản phẩm dịch vụ tại điểm đến là hợp lý
CP2 Tôi có thể dự trù được chi phí của chuyến đi du lịch tự túc CP3 Du lịch tự túc giúp tôi tiết kiệm chi phí
Truyền thông và hoạt động
TT1 Điểm đến mà tôi đã từng và muốn đi du lịch tự túc được quảng cáo qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác
TT2 Tôi đi du lịch tự túc vì bị hấp dẫn bởi các chương trình quảng cáo về điểm đến thông qua Internet và mạng xã hội
TT3 Điểm đến mà tôi đã từng và muốn đi du lịch tự túc được quảng cáo thông qua truyền thông trực tiếp
Nhóm tham khảo TK1 Tôi quyết định đi du lịch tự túc vì nhận được lời khuyên, sự tư vấn của người thân, bạn bè
TK2 Các thông tin phản hồi của cộng đồng khách du lịch giúp tôi đưa ra quyết định chính xác hơn khi đi du lịch tự túc
TK3 Trong chuyến đi du lịch tự túc của mình, những lời đề nghị của người dân địa phương giúp tôi tiêu dùng dịch vụ du lịch tại điểm đến một các hợp lý Quyết định đi du lịch tự túc QD1 Du lịch tự túc đang ngày càng trở nên phổ biến
QD2 Quyết định lựa chọn đi du lịch tự túc vì phù hợp với điều kiện của bản thân QD3 Quyết định đi du lịch tự túc vì phù hợp với xu thế ngày nay
2.4.1 Th ống kê mô tả mẫu
2.4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 2.4 Giới tính của người tham gia khảo sát
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Bảng 2.5 Độ tuổi của người tham gia khảo sát
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent Dưới 5 triệu đồng/tháng 104 65.0 65.0 65.0
Qua bảng số liệu thể hiện, có thể khái quát sơ lược về một số thông tin khách du lịch tự túc mà nhóm đã khảo sát Trong số 160 khách du lịch được khảo sát thì có 95 khách du lịch nữ và 65 khách du lịch nam Trong đó phần lớn là du khách với độ tuổi từ 18 – 25 (chiếm 81.3%) tiếp đó là dưới 18 tuổi (8.8%) và 10% còn lại là những người trên 25 tuổi Với mức thu nhập ở mức độ thấp với 65% người điền khảo sát có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/ tháng do mục tiêu của cuộc nghiên cứu chủ yếu là vào giới trẻ nên điều này khá hiển nhiên 21.9% người khảo sát có mức thu nhập 5 – 10 triệu đồng/ tháng và thu nhập 10 triệu đồng/ tháng chiếm 13.1% còn lại
Bảng 2.7 Tần suất đi du lịch tự túc của anh/chị
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Với 160 du khách tham gia khảo sát, có 12 người chưa từng đi du lịch tự túc do đó có thể thấy chỉ số Missing là 12 Điều này thể hiện du lịch tự túc khá là phổ biến với các du khách ở thời điểm hiện tại 148 người còn lại có 30 người thường xuyên đi du lịch tự túc tương ứng với 20.3% Chiếm nhiều nhất là 65.5% du khách với tần suất đi du lịch tự túc nằm ở mức thi thoảng Chắc đây là con số khác dễ hiểu, bởi vì du lịch nói chung và du lịch tự túc nói riêng là hoạt động mang tính giải tỏa, nghỉ ngơi, mọi người chủ yếu vẫn dành thời gian cho việc học cũng như công việc Những du khách còn lại có tần suất du lịch tự túc khá thấp Cũng có thể là do du lịch tự túc chưa thực sự phổ biến tới mọi người hoặc cũng có thể họ chưa có thời gian để đi du lịch
Bảng 2.8 Phương tiện dùng để đi du lịch tự túc
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Phương tiện mà du khách chủ yếu sử dụng để đi du lịch tự túc là xe máy Bởi vì giá thành hợp lý, tính nhỏ gọn, đa năng của xe máy rất hợp với kiểu du lịch này Ngoài ra đối tượng chủ yếu của bài khảo sát là giới trẻ nên xe máy là phương tiện chủ yếu mọi người sử dụng để đi du lịch tự túc (chiếm 73%) Xe máy vừa giúp du khách cảm nhận rõ rệt khung cảnh thiên nhiên, vừa có giá thành rẻ Kế đó là ô tô với 18.9% Tuy xe máy thuận tiện như vậy, nhưng với những điểm du lịch xa, ô tô là một sự lựa chọn phù hợp hơn Du khách có thể tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như dễ dàng trò chuyện trên chuyến đi khi ngồi trên xe ô tô Xe khách chiếm 8.1% còn lại Xe khách cũng phù hợp với những điểm du lịch đường dài nhưng khá hạn chế ở các vùng cao do địa hình hiểm trở…
2.4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua việc tính toán hệ số Cronbach’s Alpha cho 7 nhân tố Các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6; điều này cho thấy thang đo sử dụng cho nghiên cứu là tốt, có độ tin cậy cao (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Bảng 2.9 Cronbach’s Alpha của các nhân tố
Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha
DC Động cơ đi du lịch 0.838
DD Đặc điểm chuyến đi 0.763
KT1 Kiến thức và trải nghiệm 0.819
HA Hình ảnh điểm đến 0.898
TT Truyền thông và hoạt động Marketing 0.817
2.4.2.1 Kiểm định nhân tố Động cơ du lịch Để kiểm định nhân tố Động cơ du lịch có phù hợp với mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định du lịch tự túc ở giới trẻ hay không nên nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha:
Bảng 2.10 Cronbach’s Alpha của nhân tố Động cơ du lịch
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted Động cơ du lịch [Đi du lịch tự túc giúp tôi khám phá và tìm hiểu văn hóa/lịch sử]
15.72 6.191 664 799 Động cơ du lịch [Đi du lịch tự túc giúp tôi gặp gỡ những người bạn mới]
15.87 6.126 664 798 Động cơ du lịch [Tôi đi du lịch tự túc để nghỉ ngơi và thư giãn]
15.78 6.048 674 795 Động cơ du lịch [Tôi đi du lịch tự túc để thăm viếng bạn bè, người thân]
15.91 5.727 634 809 Động cơ du lịch [Tôi đi du lịch tự túc để giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức]
Kết quả điều tra trong bảng cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Động cơ du lịch là 0.838 lớn hơn 0.6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn Ngoài ra, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến đều đạt dộ tin cậy và phù hợp, không bị loại
2.4.2.2 Kiểm định nhân tố Đặc điểm du lịch
Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Việt Nam hiện nay
2 5.1 Những ảnh hưởng mang tính tích cực đến quyết định đi du lịch tự túc của giớ i trẻ Vi ệt Nam hiện nay
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức độ có ảnh hưởng đạt được 4/5 điểm trong thang đo Likert Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ được chia ra như sau:
− Nhóm yếu tố bên trong gồm có động cơ du lịch, kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn đi du lịch tự túc hay không Trong đó nhân tố động cơ du lịch là cơ sở nền tảng ảnh hưởng đến suy nghĩ và tính toán của giới trẻ khi lựa chọn đi du lịch tự túc, quyết định có đi du lịch tự túc hay không, những yếu tố cần thiết khi đi du lịch tự túc Việc hiểu sâu sắc về động cơ của du khách mang lại nhiều lợi ích cho chiến lược tiếp thị du lịch, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển sản phẩm, đánh giá chất lượng dịch vụ, phát triển hình ảnh cũng như các hoạt động khuyến mại Yếu tố kiến thức và trải nghiệm có mức độ ảnh hưởng rất cao đến quyết định đi du lịch tự túc vì vậy để nâng cao mức độ ảnh hưởng của yếu tố này cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, để cho sau chuyến đi du lịch tự túc, giới trẻ sẽ cảm thấy thỏa mãn và hài lòng, từ đưa ra quyết định du lịch tự túc cho chuyến du lịch tiếp theo Nhìn chung, kết quả nghiên cứu thể hiện rõ vai trò quan trọng của nhóm yếu tố bên trong với sự cam kết quyết định đi du lịch tự túc
− Nhóm yếu tố bên ngoài gồm hình ảnh điểm đến, nhóm tham khảo, giá cả, truyền thông, đặc điểm chuyến đi Đây là nhóm yếu tố có sức ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Đây là những yếu tố bên ngoài mà giới trẻ tham khảo, căn cứ vào đó để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình Đối với nhóm khách du lịch đã từng đi du lịch tự túc thì yếu tố đặc điểm chuyến đi rất quan trọng vì ở chuyến đi trước đó họ đã xây dựng cho mình các trải nghiệm, nếu như có ấn tượng tốt về trải nghiệm củ chuyến đi thì đó chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc Đi du lịch tự túc hiện tại ở Việt Nam cũng đang là loại hình du lịch phát triển, tiếp cận nhiều với giới trẻ vì vậy yếu tố truyền thông không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định đi du lịch tự túc, nhưng các chiến lược marketing của điểm đến, doanh nghiệp lại ảnh hưởng rất lớn đến sự của du khách, đặc biệt là khi kết hợp với những ưu đãi về giá cả dịch vụ du lịch sẽ thu hút được số lượng đông đảo giới trẻ khi lựa chọn du lịch tự túc Trước khi quyết định đi du lịch tự túc giới trẻ có xu hướng tham khảo người thân và bạn bè – những người đã từng trải nghiệm đi du lịch tự túc trước đó để xem nhận xét và trải nghiệm của họ sau đó mới đưa ra sự lựa chọn Cũng có nhiều đối tượng phụ thuộc vào điều kiện của bản thân và đặc điểm của chuyến du lịch mà đưa ra sự lựa chọn
2.5.2 Những mặt hạn chế còn tồn tạ i ở các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch Hà Nội của khách du lịch nội địa và nguyên nhân
Song song với mặt tích cực, kết quả điều tra, khảo sát cũng chỉ ra nhiều vấn đề hạn chế trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Việt Nam
Cụ thể thông qua nhân tố “Hoạt động truyền thông, marketing” chỉ ra rằng du lịch tự túc chưa được chú ý truyền thông nhiều đa phần chỉ tập trung truyền thông cho điểm đến, chính vì vậy ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự túc của giới trẻ Việt Nam
− Tại Việt Nam, hoạt động truyền thông du lịch theo tour vẫn phổ biến hơn Các doanh nghiệp lữ hành và các hoạt động du lịch vẫn chủ yếu phục vụ cho du lịch theo tour dẫn đến sự bất tiện khi đi du lịch tự túc
− Doanh nghiệp lữ hành chưa chú trọng tới tệp khách hàng đi du lịch tự túc, không có các hoạt động, kế hoạch phát triển phương thức marketing gây sự khó khăn cho khách du lịch tự túc khi tìm kiếm các thông tin, phương thức vận chuyển, điểm vui chơi giải trí,… của chuyến đi
− Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam dù được cải thiện nhưng chỉ số còn bị tụt hạng và ở mức thấp Nhiều hạn chế để phát triển du lịch chưa được giải quyết triệt để Công tác xúc tiến, quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực, cơ chế vận hành, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách du lịch, chính sách thị thực nhập cảnh còn khá khó khăn và chưa đáp ứng được hết những nhu cầu của khách du lịch
− Hoạt động truyền thông cho các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại các điểm đến còn chưa được hấp dẫn và cụ thể
− Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tuy được cải thiện cũng có nhưng vẫn còn khá nghèo nàn, lạc hậu so với các khu vực, các nước khác,
2.5.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
− Do Đảng và Nhà nước chưa thực sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực du lịch, chưa đưa ra những chính sách phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách hợp lý, những chính sách đưa ra còn khá hạn chế và không thể gây nên sự đột phá và sự cải thiện về du lịch, dịch vụ
− Địa phương du lịch còn khá thờ ơ trong công tác truyền thông những giá trị văn hóa xưa cũ, đưa quá nhiều những thứ hiện đại vào trong các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
− Thiếu linh hoạt trong việc tạo ra sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch tự túc Khách du lịch đã quá quen với việc truyền thông cho du lịch theo tour, nên không cảm thấy hứng thú muốn trải nghiêm khám phá thêm loại hình du lịch mới
− Các cơ sở lưu trú còn làm việc quá máy móc, các doanh nghiệp lữ hành mất đi những tác phong làm việc thường thấy và không sáng tạo, tìm hiểu ra những dịch vụ du lịch, trải nghiệm mới cho du khách
− Người dân địa phương chỉ tập trung sản xuất, buôn bán sản phẩm du lịch mà không đưa ra những trải nghiệm thực tế, mới mẻ hơn cho du khách khiến du khách cảm thấy nhàm chán và không muốn quay lại thưởng thức.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN
Định hướng phát triển du lịch tự túc trong tương lai
Định hướng phát triển du lịch tự túc không tách rời định hướng phát triển các loại hình du lịch khác và ngành du lịch nói chung tại Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có tính đến một số đặc thù phù hợp với loại hình du lịch này:
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch:
Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, thực hiện các chương trình đào tạo theo chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch do các tổ chức phi chính phủ, dự án tài trợ Đối với du lịch tự túc, đào tạo bổ sung kiện toàn nguồn nhân lực có trình độ thực hiện công tác quản lý, hoạt động sự nghiệp về văn hóa, du lịch tại các địa phương đồng thời tiến hành đào tạo, giáo dục về vai trò của du lịch và cách thức làm du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương
- Phát triển mạng lưới lữ hành, tuyến du lịch:
Tạo cơ chế hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh lữ hành đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để khai thác tốt hơn thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế Tăng cường các hoạt động xúc tiến kết nối sản phẩm, tuyến điểm với các doanh nghiệp lữ hành khu vực, trong nước và quốc tế
- Phát triển thị trường khách du lịch:
Nghiên cứu phát triển thị trường khách du lịch phù hợp với tình hình thực tế về tài nguyên, lợi thế sản phẩm cạnh tranh của các địa phương nơi có tài nguyên du lịch thích hợp với loại hình du lịch phượt Tập trung vào 2 nhóm: Về thị trường khách du lịch nội địa, thị trường mục tiêu hướng vào giới trẻ; về thị trường khách quốc tế hướng vào đối tượng khách Tây ba lô thuộc thị trường châu Âu hoặc trực tiếp từ Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ, ưu tiên phát triển thị trường truyền thống, khả năng chi tiêu cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc , đẩy mạnh phát triển thị trường gần như Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) và ASEAN
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Để thu hút sự quan tâm của khách du lịch tự túc, cần tập trung vào các hướng: + Xây dựng các Làng văn hóa du lịch có chất lượng, các bản du lịch cộng đồng đặc sắc
+ Bảo tồn phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề, phát triển những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm có giá trị, có khả năng cung cấp phục vụ du lịch
+ Phát triển sản phẩm du lịch, sinh thái gắn với các hoạt động khám phá, trải nghiệm
- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch:
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức , gắn kết chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương và trung ương Bên cạnh chủ động xây dựng chương trình xúc tiến du lịch ấn phẩm quảng bá du lịch, tham gia nhiều chương trình hội chợ du lịch của khu vự ốc tế gắn với các sự kiện, hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tự túc tại Việt Nam trong tương lai
3.2 1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Đầu tư phát triển các tuyến đường bộ vào các khu vực tập trung dân cư, các làng bản của bà con các tộc người thiểu số; sửa chữa và cải tạo các tuyến đường đã xuống cấp Tuy nhiên cần lưu ý tránh phá vỡ cảnh quan cũng như ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa
- Chú trọng đầu tư, cải tạo các trạm y tế địa phương; đầu tư phát triển thêm các đội cứu hộ với các cán bộ chuyên môn để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ứng cứu khẩn cấp cho khách du lịch tự túc
- Đầu tư phát triển và cải tạo hệ thống đường điện, hệ thống thông tin liên lạc; xây dựng hệ thống nhằm cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh, đáp ứng cho nhu cầu của cả bà con lẫn khách du lịch
- Tổ chức thêm các cơ sở dịch vụ tại các điểm đến thường xuyên, thu hút nhiều khách du lịch tự túc nhằm hỗ trợ thuận tiện cho việc nghỉ ngơi cho khách du lịch tự túc khi đến các điểm này
- Xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng phục vụ du lịch ở các trung tâm cũng như tại các điểm chốt trên các tuyến lộ trình, các điểm thu hút khách Nên xây dựng với quy mô vừa và nhỏ và theo phong cách kiến trúc nhà ở của cư dân bản địa; phục vụ các món ăn đặc sản của địa phương Nhân viên tại các cơ sở này nên là nhân dân bản địa, hoặc nên đảm bảo hệ thống nhân viên mặc các trang phục truyền thống của cư dân bản địa Điều đó sẽ tạo nên tính hấp dẫn đối với du khách Khi đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, nên tham khảo ý kiến đóng góp của cộng đồng địa phương, đồng thời phát triển loại hình Homestay tại các làng du lịch cộng đồng
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch tự túc
Du lịch tự túc còn mới nên đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp còn rất hạn chế, cả về số lượng và chất lượng Có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
- Đào tạo, nâng cao nhận thức, hiểu biết về du lịch tự túc đối với cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quản lý trực tiếp và xây dựng các chiến lược phát triển du lịch tự túc theo định hướng một cách cơ bản và có hệ thống Từ đó các cấp quản lý dễ dàng phổ biến cho người dân địa phương nắm bắt được những điều cơ bản về loại hình du lịch này để họ cùng tham gia vào quá trình phục vụ du khách tự túc
- Xây dựng các chương trình đặc biệt nhằm đào tạo các hướng dẫn viên chuyên nghiệp có thể phục vụ trên tuyến, hoặc các hướng dẫn viên không chuyên người bản địa hướng dẫn trên từng chặng Đào tạo cho họ hiểu du lịch tự túc là gì? Hướng dẫn viên đối với du lịch tự túc có gì khác với các loại hình du lịch khác? Đồng thời rèn luyện sức khỏe, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống đối với các hướng dẫn viên
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ lao động trực tiếp có cơ hội học ngoại ngữ để đón tiếp đối tượng “Tây ba lô”, cũng như tìm hiểu nền văn hóa truyền thống của cư dân bản địa để quảng bá cho khách du lịch có hiệu quả
3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, linh hoạt để phù hợp với thời đại Để thích ứng với xu hướng du lịch tự túc ngày càng phát triển, các doanh nghiệp lữ hành cần thiết kế các gói combo vé máy bay, khách sạn hoặc mở dịch vụ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn hỗ trợ du khách Đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng, đáp ứng yêu cầu từ du khách
Triển khai gói dịch vụ kết hợp lưu trú phòng khách sạn + xe/vé máy bay cho nhu cầu du lịch tự túc cá nhân Ngoài ra nên đưa vào khai thác loại hình tour riêng thiết kế theo nhu cầu bên cạnh các sản phẩm đặc thù khác như staycation, tour xe tự lái (caravan), du lịch gia đình bằng xe riêng
Linh hoạt đổi mới ở hai hoạt động chính gồm: gia tăng tính an toàn bằng cách áp dụng các quy chuẩn, quy trình an toàn, phù hợp với từng điểm đến, cơ sở lưu trú và tăng cường tìm kiếm, khảo sát, cho ra đời các bộ sản phẩm mới phù hợp với thị trường"
3.2.4 Liên kết địa phương nơi có tài nguyên du lịch với các công ty du lịch
Trên cơ sở hiểu rõ về loại hình du lịch tự túc cũng như các điều kiện tài nguyên du lịch tại các khu vực đáp ứng được loại hình du lịch này, qua đó các địa phương nơi có tài nguyên du lịch chủ động kêu gọi liên kết, hợp tác với các công ty du lịch nhằm thực hiện chuyên nghiệp hóa loại hình du lịch tự túc
Các công ty du lịch cũng có thể tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng được các yêu cầu nhằm phục vụ trong phát triển du lịch tự túc: tour xe tự lái, dịch vụ đặt phòng khách sạn hộ Qua đó cũng có thể kêu gọi các công ty du lịch mở rộng hoạt động của mình, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân tại địa phương, cũng chính là góp phần đưa người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
Du lịch tự túc là loại hình du lịch tự do theo cá nhân hoặc nhóm nên nếu các công ty du lịch muốn khai thác nên nghiên cứu để xây dựng các tour mở, hay có thể tạm gọi là “Tour thiết kế riêng” Loại hình du lịch thiết kế riêng là sự kết hợp ưu điểm của tour theo đoàn và tự túc Với hình thức du lịch theo đoàn, du khách sẽ yên tâm vì không phải lo lắng bất cứ điều gì (công ty du lịch lo mọi dịch vụ từ nơi ăn chốn ở, phương tiện di chuyển đến các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí và mua sắm) nhưng lại khiến du kháchbị gò bó vì phải theo lịch trình
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển du lịch tự túc tại Việt Nam 60 KẾT LUẬN
3.3.1 M ột số đề xuất nhằm phát triển du lịch tự túc tạ i Vi ệt Nam
3.3.1.1 Thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm du lịch tự túc - tổ chức giao lưu chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, tập huấn kỹ năng
Việc thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm hoạt động dựa trên cơ sở giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về du lịch tự túc là hoạt động nhằm thu hút những người đam mê phượt cũng như du lịch tự túc tham gia Đây chính là biện pháp quảng bá cho hình ảnh du lịch tự túc đến với mọi người Các câu lạc bộ, hội, nhóm này không chỉ nhằm chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch tự túc, tập huấn kỹ năng mà còn góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên cũng như mang đến cho mọi người cái nhìn đầy đủ hơn về du lịch tự túc Đây cũng có thể xem như là các lớp tập huấn kỹ năng cho du khách tham gia vào loại hình du lịch tự túc trước khi bắt đầu chuyến hành trình của mình
Các câu lạc bộ, hội nhóm có thể tổ chức một số các hoạt động như sau:
- Tổ chức các buổi giao lưu, đối thoại nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên khi đi du lịch tự túc
- Tổ chức các buổi chiếu phim tư liệu ngắn nhằm giới thiệu về loại hình du lịch, những thứ cần chuẩn bị, những điều cần chú ý , cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
- Phổ biến tài liệu, phát tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn, biển chỉ dẫn, hệ thống bản đồ , mang tính quảng bá hình ảnh cũng như giáo dục cao Các thông tin phải ngắn gọn, đầy đủ và phù hợp, giúp du khách có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin và liên hệ khi cần thiết
Tuy nhiên, tổ chức diễn đàn nên có sự can thiệp của tổ chức cơ quan nhà nước, không nên để những cộng đồng này hoạt động tự do và biến tướng như hiện nay Các tổ chức, câu lạc bộ này không nên để hoạt động tự do mà cần có sự định lý, quản lý, người chủ tịch câu lạc bộ phải có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn Nói cách khác các câu lạc bộ cần có tư cách pháp nhân để tránh xảy ra hiện tượng hoạt động vô tổ chức hay có vấn đề xảy ra không có ai chịu trách nhiệm
Ngoài ra, để phát triển theo hướng tích cực trào lưu này của giới trẻ, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về trào lưu này bằng cách quảng bá rộng rãi, làm cho mọi người hiểu đúng về “du lịch tự túc” Những tờ báo dành cho giới trẻ như Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, Tuổi trẻ hay các kênh truyền hình như VTV6, VCTV nên có những bài báo, chương trình về trào lưu này và định hướng cho những hoạt động tích cực trong mỗi chuyến đi tự túc
3.3.1.2 Đề xuất tour Du lịch tự túc phù hợp với nhu cầu giới trẻ - Tour thiết kế riêng Sinh viên, các bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-25 tuổi vẫn là một nhóm khách hàng có tiềm năng lớn với ngành du lịch Với những đặc tính nổi bật như: trẻ trung, thích khám phá, ham học hỏi, sáng tạo Điều này một phần giải thích vì sao các bạn trẻ rất yêu thích du lịch Họ không chỉ sử dụng các loại sản phẩm du lịch thuần túy, mà ngày nay họ còn rất quan tâm đến lại hình du lịch kết hợp Du lịch kết hợp là loại hình du lịch không chỉ mang ý nghĩa du lịch thuần túy là thăm thú, tham quan các địa điểm, vùng miền khác mà thông qua việc thiết kế, thực hiện tour du lịch, có thể lồng ghép vào đó các hoạt động có mục đích hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó Ví dụ như du lịch kết hợp với nghiên cứu học tập, du lịch kết hợp với việc giao lưu văn hóa, du lịch nhằm trải nghiệm thực tế, đi tìm hạnh phúc Vì vậy, đối với những người làm du lịch việc tìm hiểu nhu cầu du lịch của các bạn trẻ là điều nên làm Trong thực tế, các công ty du lịch tuy có nhiều gói du lịch rất đa dạng về loại hình, vùng miền, điểm đến nhưng lại không chú trọng khai thác phân mảng thị trường nhiều tiềm năng này, điều này thể hiện qua các điểm chính như sau: Giá cả quá đắt, chưa đưa ra các gói du lịch theo kiểu kết hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu khá đa dạng của các bạn sinh viên, tổ chức tour và các hoạt động thường được tổ chức tại các nhà nghỉ, khu du lịch, khách sạn khiến các bạn trẻ không thể trải nghiệm thực tế tại các địa phương, đồng thời khó tạo sự gắn kết giữa những người tham gia
Tóm lại, các dịch vụ du lịch này chưa hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của các bạn sinh viên khi tham gia du lịch Họ không đòi hỏi các dịch vụ hoàn hảo, sang trọng khiến chi phí quá đắt, họ có những mong muốn, nhu cầu khác nhau khi tham gia du lịch Điều quan trọng là tạo được một bầu không khí vui vẻ, cho họ cảm giác như đang đi du lịch cùng bè bạn
Vì những phân tích nêu trên, chúng tôi lên kế hoạch cung cấp dịch vụ du lịch bụi theo phong cách sinh viên, ưu thế là giá rẻ Đây không chỉ là các tour du lịch thuần là mà là các tour du lịch kết hợp có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, chú trọng đến việc tạo ra các hoạt động thú vị kết hợp với việc du lịch, thăm thú các địa điểm mới, vùng miền khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các bạn sinh viên Nhu cầu đó có thể là: Trải nghiệm thực tế; Học hỏi các kỹ năng sống; Kết bạn, giao lưu; Đi tìm tình yêu, hạnh phúc Các gói tour du lịch tương ứng với từng nhu cầu có thể là “Kết giao bè bạn”; “Hội nhập và phát triển”, “Khám phá bản thân”, “Hành trang cuộc sống”; “Đi tìm hạnh phúc”,
“Về nguồn”, mỗi tour được xây dựng có những hoạt động riêng theo đúng tiêu chí riêng của từng tour và phù hợp với nhu cầu, mong muốn khi tham gia của các bạn trẻ như phát triển các kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế cuộc sống tại địa phương, mở rộng quan hệ và hay đi tìm hạnh phúc, tìm một nửa còn lại của chính mình Mục tiêu chúng tôi nhắm đến là trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của các bạn trẻ trong các chuyến du lịch, là mái nhà cho các bạn trẻ giao lưu, học hỏi và kết nối vòng tay bè bạn trong và ngoài nước thông qua các hoạt động du lịch
3.3.2 M ột số kiến nghị nh ằm phát triển du lịch tự túc tạ i Vi ệt Nam
3.3.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thành các quy hoạch phát triển quy hoạch, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và kiến nghị với Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh, bổ sung các điều kiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, Thành phố
Phê duyệt các quy hoạch du lịch cụ thể, bao gồm các dự án đầu tư du lịch tại các tỉnh theo phân cấp để đảm bảo phát triển du lịch thực hiện theo đúng kế hoạch Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách thành phố hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thành phố
Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực hợp pháp cho đầu tư phát triển các tỉnh thành phố trên đất nước Việt Nam
Phát triển du lịch tự túc trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các tỉnh thành và dân tộc; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng các điểm đến: “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”
3.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Phải nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch của mình đặc biết là vai trò của nhân viên phục vụ để đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của đơn vị du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nói chung và khách du lịch tự túc nói riêng
Các doanh nghiệp cần kinh doanh lành mạnh, giá cả ổn định để đảm bảo quyền lợi của du khách Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không được tổn hại đến môi trường và phải bảo vệ cảnh quan tự nhiên của điểm