1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh ninh bình

153 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,88 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Những đóng góp mới của đề tài (13)
  • 5. Kết cấu của đề tài (15)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (16)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch (16)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Ninh Bình (17)
      • 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch xanh (18)
      • 1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến điều kiện phát triển du lịch xanh (19)
    • 1.2. Các kết luận rút ra và những khoảng trống cần nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1. Khái luận về du lịch và du lịch xanh (24)
      • 2.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch (24)
      • 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm du lịch xanh (29)
      • 2.1.3. Nội dung và ý nghĩa phát triển du lịch xanh (32)
    • 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch xanh (33)
      • 2.2.1. Tài nguyên du lịch (35)
      • 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (37)
      • 2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch (37)
      • 2.2.4. Chính sách phát triển du lịch xanh (38)
      • 2.2.5. Sản phẩm du lịch xanh (39)
      • 2.2.6. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh (40)
      • 2.2.7. Môi trường xanh (41)
    • 2.3. Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch xanh của các điểm đến (42)
      • 2.3.1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở nước ngoài (42)
      • 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch xanh tại một số địa phương ở Việt Nam (45)
      • 2.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (48)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (49)
      • 2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu (49)
      • 2.4.2. Mô hình nghiên cứu (50)
      • 2.4.3. Thang đo sơ bộ của các biến trong mô hình nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (54)
    • 3.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu của đề tài (54)
      • 3.1.1. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu (54)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (54)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (56)
      • 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính (56)
      • 3.2.2. Nội dung của nghiên cứu định tính (56)
      • 3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính (58)
    • 3.3. Nghiên cứu định lượng (59)
      • 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu (60)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (66)
      • 3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức (68)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN (72)
    • 4.1. Tổng quan về du lịch xanh Ninh Bình (72)
      • 4.1.1. Khái quát về du lịch Ninh Bình (72)
      • 4.1.2. Tình hình phát triển du lịch và du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (75)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (79)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (79)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố EFA (81)
      • 4.2.3. Kiểm định tương quan (81)
      • 4.2.4. Mô hình hồi quy (82)
    • 4.3. Thực trạng các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (84)
      • 4.3.1. Tài nguyên du lịch (84)
      • 4.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (95)
      • 4.3.3. Nguồn nhân lực du lịch (100)
      • 4.3.4. Chính sách phát triển du lịch xanh (101)
      • 4.3.5. Sản phẩm du lịch xanh (103)
      • 4.3.6. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh (104)
      • 4.3.7. Môi trường xanh (105)
    • 4.4. Đánh giá chung về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (108)
      • 4.4.1. Thành công và nguyên nhân (108)
      • 4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (110)
      • 4.4.3. Ý nghĩa của du lịch xanh đối với tỉnh Ninh Bình (112)
  • CHƯƠNG 5. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH CỦA TỈNH NINH BÌNH (115)
    • 5.1. Định hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình (115)
      • 5.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình (115)
      • 5.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình (115)
      • 5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình (117)
    • 5.2. Phương hướng và quan điểm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (117)
      • 5.2.1. Phương hướng phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (117)
      • 5.2.2. Quan điểm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (118)
    • 5.3. Giải pháp hoàn thiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (119)
      • 5.3.1. Khai thác hiệu quả và bảo tồn tài nguyên du lịch (120)
      • 5.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch (121)
      • 5.3.3. Tăng cường các chính sách phát triển du lịch xanh (122)
      • 5.3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch xanh (123)
      • 5.3.5. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương vào việc phát triển (124)
      • 5.3.6. Nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường (126)
      • 5.3.7. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (127)
    • 5.4. Một số kiến nghị phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (128)
      • 5.4.1. Kiến nghị với Chính phủ (128)
      • 5.4.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ban, Ngành (129)
  • PHỤ LỤC (137)

Nội dung

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Du lịch xanh là một khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững, tập trung vào việc bảo tồn các khu vực tài nguyên, đất đai và động vật hoang dã (Gurung, 2015; Weber, 2013) Phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững Một đất nước, quốc gia hay một địa phương muốn phát triển du lịch xanh cần phải có các điều kiện cốt lõi Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, đa dạng; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật được đầu tư; sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, sẽ là những điều kiện vững chắc để phát phát triển du lịch xanh Tuy nhiên việc tìm và xác định các điều kiện là vấn đề khá khó khăn khi nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh tại mỗi quốc gia, địa phương Nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu về các điều kiện phát triển du lịch xanh như Jafar Jafari và Honggen Xiao (2002); Anowar Hossain Bhuiyan, Chamhuri Siwar, Shaharuddin Mohamad Ismail (2012); A.A.Ayu Ngurah Harmini (2016); Pedro Pintassilgo (2016); Jarvis, N Weeden and Simcock (2020); Nguyễn Văn Đính (2021); Qua tổng quan tài liệu cho thấy, vấn đề xác định mô hình nghiên cứu và hệ thống các điều kiện phát triển du lịch xanh vẫn còn có những khác biệt Bởi thực tế là chưa có phương pháp hay mô hình nào phù hợp để xác định các điều kiện phát triển du lịch xanh ở tất cả các tỉnh, các địa phương, các địa điểm du lịch với mọi thời điểm Chính vì vậy, nghiên cứu hướng đến xây dựng một mô hình nghiên cứu với các điều kiện phát triển du lịch xanh tại tỉnh Ninh Bình - đối tượng nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.

Du lịch xanh đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây, loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không thể không kể đến Việt Nam Song song với phát triển, những lợi ích và hình thức thể hiện của du lịch xanh ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung Phát triển du lịch xanh không những đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững, mà còn là giải pháp giúp gia tăng lượng khách có mức chi tiêu cao và có ý thức, hành động văn minh khi tham gia du lịch Với vai trò quan trọng như vậy, du lịch xanh được quan tâm, tạo điều kiện không chỉ ở phạm vi các địa phương mà còn ở tầm quốc gia Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đưa ra định hướng: “Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường” Hòa cùng xu thế toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam xác định du lịch xanh, du lịch bền vững trên nền tảng du lịch xanh là con đường phát triển xuyên suốt trong 10 năm tới.

Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa rất phong phú, đa dạng; đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh Mặt khác, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững Trong đó, Ninh Bình là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc ban hành các chính sách, chiến lược cũng như đánh giá các điều kiện và định hướng phát triển du lịch xanh.

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng Được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch xanh như vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên phong phú, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử lâu đời, là Kinh đô của các triều đại Đinh và Tiền Lê Chính thiên nhiên, lịch sử và con người nơi đây đã tạo cho Ninh Bình những cảnh quan, các danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tuyệt Tịnh Cốc,… Bên cạnh đó, nơi đây còn có các quần thể du lịch kỳ thú và những địa danh như: Vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái ngập nước Vân Long, chùa Bái Đính, Ninh Bình được xác định là một trong 16 khu du lịch trọng điểm toàn quốc, là trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ Những thuận lợi về tự nhiên và văn hóa - xã hội là một những điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Xác định được những lợi thế đó, trong thời gian vừa qua, tỉnh Ninh Bình đã tích cực đầu tư, phát triển du lịch toàn diện, cùng với việc ban hành các cơ chế quản lý, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì các sản phẩm du lịch đang được quan tâm mở rộng theo hướng đa dạng; các tuyến, điểm du lịch được nâng lên về chất lượng Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn đang dần đáp ứng nhu cầu; các điểm vui chơi, giải trí đang được quan tâm đầu tư mở rộng, lượng khách đến với Ninh Bình ngày một tăng, thu nhập của người dân từ các hoạt động liên quan đến du lịch cũng được cải thiện đáng kể so với trước…Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của Ninh Bình Ngay khi được phép mở cửa trở lại, Ninh Bình là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng được quy trình đón khách an toàn, khép kín; đồng thời tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết du lịch, làm mới và đa dạng các sản phẩm, thu hút du khách trở lại Năm

2022, lượng khách đã tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó khách nội địa là hơn 3,6 triệu lượt, khách quốc tế gần 60 nghìn lượt Doanh thu đạt 3.450 tỷ đồng,gấp 4,5 lần so với năm 2021 Có thể thấy, sự hồi phục và phát triển du lịch nhanh chóng của tỉnh Ninh Bình đã đem lại nhiều cơ hội song cũng có những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo cho du lịch xanh, phát triển du lịch bền vững Để du lịch xanh phát triển bền vững và đạt được mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI đề ra, các cấp các ngành cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo cho du lịch xanh phát triển theo hướng bền vững Trước hết, cần khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch xanh và thực hiện nghiêm túc quy hoạch, cũng như xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết từng vùng, khu du lịch trong tỉnh Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch xanh Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch xanh để hỗ trợ phát triển cộng đồng. Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch xanh Tập trung xây dựng, nâng cao thương hiệu du lịch xanh Ninh Bình trên thị trường bằng chính chất lượng sản phẩm Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là cư dân trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch xanh trong các khu du lịch của Ninh Bình về văn hóa giao tiếp, văn minh du lịch, thái độ phục vụ, sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của du lịch tỉnh Ninh Bình cũng đặt ra những vấn đề cấp bách trong công tác quản lý rác thải, ý thức bảo vệ điểm du lịch và bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên Ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch sinh thái chất lượng cao với những sản phẩm du lịch xanh hấp dẫn, đạt đăng cấp quốc tế Chính vì vậy, Ninh Bình cũng xác định du lịch xanh là du lịch hướng tới trong giai đoạn tới và việc đi nghiên cứu tìm hiểu các điều kiện phát triển du lịch xanh của Ninh Bình càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa và cấp bách hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài

“Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình” để thực hiện nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi góp phần phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định được các điều kiện phát triển du lịch xanh của một địa phương cấp Tỉnh, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xác định rõ các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, những nhiệm vụ đặt ra cụ thể như sau:

Một là,hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về du lịch, du lịch xanh; xác định mô hình nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của một điểm đến du lịch.

Hai là, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, phân tích tổng hợp và đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển du lịch xanh Ninh Bình; đánh giá thành công và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển du lịch xanh Ninh Bình.

Ba là, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm xác định rõ các điều kiện để phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Những đóng góp mới của đề tài

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận Đề tài đã phân định được những khái niệm cơ bản: các điều kiện phát triển du lịch xanh, phát triển du lịch xanh, phát triển du lịch.

Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu được xác lập, đề tài đã làm rõ mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển du lịch xanh tại địa phương cấp tỉnh, xác định khung nghiên cứu về các điều kiện phát triển du lịch xanh gồm: Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, chính sách phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch xanh, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh, môi trường xanh Kết quả nghiên cứu của đề tài còn giúp nhận dạng điều kiện có mức độ ảnh hưởng nhất nhằm tập trung khai thác, phát huy các điều kiện phát triển du lịch xanh hướng tới đạt được mục tiêu tổng thể của địa phương. Đề tài có sự kết hợp giữa kết quả phân tích định tính và định lượng, để đánh giá kết quả đạt được và rút ra những hạn chế về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Đề tài cũng đưa ra một số nội dung thực tiễn cho nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan địa phương liên quan nhằm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Những đóng góp mới về thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương cấp tỉnh của địa phương trong nước (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và ngoài nước (Singapore, Thái Lan), rút ra được 7 bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Đề tài đã phân tích thực trạng các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình dựa trên sự kết hợp giữa hai kết quả phân tích định tính và định lượng Từ đó rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị Nghiên cứu đã kiểm định đánh giá của khách du lịch về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình, các yếu tố gồm: Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Chính sách phát triển du lịch xanh; Sản phẩm du lịch xanh; Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc phát triển du lịch xanh và Môi trường xanh Trong đó, yếu tố Tài nguyên du lịch có mức độ tác động mạnh nhất đến phát triển du lịch xanh của địa phương cấp Tỉnh. Đề tài cũng đề xuất được các giải pháp với tỉnh Ninh Bình và kiến nghị Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành nhằm phát huy các điều kiện và phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với tỉnh Ninh Bình nói riêng và các địa phương cấp tỉnh nói chung trong thời gian tới Cụ thể: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như một căn cứ thực tiễn để hỗ trợ công tác hoạch định phát triển du lịch xanh của địa phương, góp phần đưa du lịch của địa phương phát triển bền vững. Đối với chính quyền địa phương tại tỉnh Ninh Bình: Đề tài đề xuất các định hướng giải pháp giúp chính quyền địa phương liên kết và phối hợp giữa các chủ thể tham gia vào phát triển du lịch xanh của địa phương nhằm phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững. Đối với các công ty lữ hành: Trên cơ sở giải pháp chung đối với địa phương, đề tài gợi ý giúp các công ty lữ hành tổ chức thực hiện hoạt động phát triển du lịch xanh theo định hướng chung của địa phương, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch xanh của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư địa phương: Đề tài đã định hướng giúp cộng đồng dân cư địa phương hiểu rõ hơn về vai trò của du lịch xanh Khi được nhận thức đầy đủ,cộng đồng dân cư địa phương sẽ có sự chủ động và phối hợp với các chủ thể khác tham gia vào việc phát triển du lịch xanh của địa phương cấp tỉnh. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp du lịch: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về các điều kiện phát triển du lịch xanh của địa phương cấp tỉnh.

Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần phụ lục, mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài kết cấu theo 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Chương 5: Quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Thời gian qua, ở trong nước cũng như trên thế giới đã có không ít công trình nghiên cứu đề cập về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch; phát triển du lịch xanh, điều kiện phát triển du lịch xanh; phát triển du lịch Ninh Bình Cụ thể:

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch

Phát triển du lịch đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch cả về học thuật, thực tiễn và chính sách Đề tài này đã nhận được sự quan tâm và bàn luận từ nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề phát triển du lịch được rất nhiều nhà khoa học nước ngoài quan tâm Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, ấn bản, tài liệu về phát triển du lịch và đã đạt được những kết quả nhất định Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là các công trình hợp tác của nhiều nước, nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế Các tài liệu cho thấy về mặt lý luận, phát triển du lịch đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng Trong lĩnh vực học thuật, du lịch là nội dung nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức ngay từ khi nó mới xuất hiện, trong đó có các công trình làm nền tảng về mặt lý thuyết và thực tiễn như: Janet Cochrane

(2008),Asian Tourism Growth and Change; Stephen J Page & Joanne Connell (2014), Tourism, A Modern Synthesis; Pauline J Sheldon & Cathy H.C.Hsu (2015), Tourism Education, Global Issues and trends Các nghiên cứu trên đây đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển du lịch đương đại và những dự đoán dựa trên những phân tích khoa học về các xu hướng cũng như những thách thức của ngành du lịch trên toàn cầu trong tương lai. Ở Việt Nam, phát triển du lịch là một trong những định hướng phát triển quan trọng trong nền kinh tế Chính vì vậy, cũng có các công trình nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch điển hình ở Việt Nam như: Nguyễn Quyết Thắng (2017),Giải pháp phát triển du lịch bền vững cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập; Đinh Thị Thu Thảo (2017),Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi - tiềm năng, thách thức; Lê Đức Viên (2017), Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững; Nguyễn Thanh Bình (2018), Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình; Lê Đức Thọ (2019), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình; Các công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa dạng về đề tài phát triển du lịch tại Việt Nam; cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch quốc gia Đồng thời, đưa ra những tiềm năng, thách thức cũng như những giải pháp phát triển lâu dài và hướng đi đúng đắn cho một số địa phương của Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung Bên cạnh đó là các chính sách, khung pháp lý cho phát triển du lịch ở Việt Nam như: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Luật du lịch đã tạo ra khung chính sách, căn cứ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch.

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Ninh Bình

Hiện nay cũng đã có một số nghiên cứu về du lịch tại tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

Một là, bàn về vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh, hoạt động quản lý địa phương trong phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, đã được đề cập trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Cường (2015), tác giả Trần Thị Minh Hòa (2016) với bài viết Quản lý điểm đến du lịch Ninh Bìnhtrên Tạp chí Du lịch đề cập các nội dung về cơ chế, chính sách; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; đầu tư cho sản phẩm du lịch; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; hoạt động marketing Đề tài của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Ninh Bình đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững Nghiên cứu đã phân tích tiềm năng, lợi thế của tỉnh Ninh Bình để đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển của ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Hai là, bên cạnh nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phương, những nghiên cứu về nguồn nhân lực trong hoạt động phát triển du lịch bao gồm: Nguồn nhân lực du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Đề tài cấp tỉnh của Nguyễn Thế Bình (2009), Nguồn nhân lực để phát triển du lịch Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp Trong nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực: về số lượng, hoạt động đào tạo, quản lý sử dụng lao động du lịch Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2020 Nghiên cứu đánh giá về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói chung của toàn tỉnh nhưng chưa phân tích nhiều về nhân lực của doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đưa ra các giải pháp gắn với thực tiễn Lương Chiêu Tuấn (2019), Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế, luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế; đồng thời xác định được các thành công và hạn chế, nguyên nhân của thực trạng đó để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp Luận án tiến sĩ của Bùi Văn Mạnh (2020),Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, nghiên cứu đã phân tích về nguồn lực sinh kế và ứng xử của cộng đồng dân cư trước và sau khi phát triển du lịch.

Ba là, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình cũng đã được một số công trình đề cập đến Luận án tiến sĩ của Nguyễn Anh Dũng (2018),

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển bền vững du lịch của tỉnh Ninh Bình Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu của ngành du lịch nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng Bài viết “Để Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững, hướng đột phá phát triển du lịch

Ninh Bình trong vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc” tại hội thảo khoa học tháng 7/2012: “Ninh Bình - 20 năm đổi mới và phát triển”, đã đưa ra các giải pháp để du lịch Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững bao gồm: Sản phẩm du lịch, nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, vấn đề hoạch định chính sách và quản lý, về bảo tồn và bảo vệ môi trường để phát huy giá trị tài nguyên du lịch về tự nhiên, văn hóa Nguyễn Mạnh Quỳnh (2012),Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tạp chí Du lịch.

Nghiên cứu đã phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa - lợi thế rất lớn của tỉnh Ninh Bình định hướng đến năm 2030.

Bốn là, những nghiên cứu về hoạt động marketing du lịch Ninh Bình chưa có nhiều, chủ yếu tập trung nghiên cứu về công tác xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Bài viết của Đặng Tuấn Vũ (2018),Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch Ninh Bình trong thời gian tới và tác giả Ngô Thị Huệ, Trần Thị Thu (2019),

Giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình, Tạp chí Du lịch là những nghiên cứu về thực trạng công tác xúc tiến của du lịch Ninh Bình Các nghiên cứu được tổng hợp trên đây chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch Ninh Bình và hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Ninh Bình Vì vậy, vấn đề lý luận về marketing địa phương, vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động MKTĐP và marketing địa phương nhằm phát triển du lịch là những nội dung cần được nghiên cứu cụ thể hơn nữa.

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch xanh

Nghiên cứu về du lịch xanh, khái niệm này đã được đề cập đến nhiều từ những năm 1980 nhưng không được hưởng ứng rộng rãi cho tới khi có khái niệm về du lịch sinh thái Trên thế giới, nhiều học giả đã đưa ra các quan điểm riêng về du lịch xanh,các yếu tố cấu thành, mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch xanh, nhấn mạnh đến ý nghĩa khác nhau về mặt quy mô, coi trọng thiên nhiên và giảm thiểu tác động tới môi trường, những nghiên cứu của họ đã cung cấp về mặt lý luận du lịch xanh nói chung,đồng thời một vài nghiên cứu cũng đã tập trung xác lập về phát triển du lịch xanh, có thể đề cập đến một số tác giả như là Marcel Marija Ham (2012) trong GreenMarketing for green tourism đã xác định vị trí và vai trò của du lịch xanh trong mối quan hệ với du lịch bền vững và du lịch sinh thái ; Furqan A., Mat Som A.P and

Hussin R (2010), Promoting green tourism for future sustainability nghiên cứu tìm hiểu về việc thúc đẩy, phát triển du lịch xanh trong tương lai với việc phát triển sản phẩm du lịch xanh đi kèm nhãn mác chứng nhận; hay Maria Plotnikova (2018),Green tourism development in smart communities cũng đã nghiên cứu, chứng minh các yếu tố và cơ chế phát triển du lịch xanh và hệ quả của nó; còn Mehdi Azam and Tapan Sarker trong Governance of Green Tourism and Sustainable Development: Towards Greening the Economylại đưa ra đề xuất các cơ chế quản lý môi trường hiệu quả hơn có thể thúc đẩy phát triển du lịch xanh bằng cách ưu tiên sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân cũng như cộng đồng địa phương.

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu, đưa ra những lý luận và thực tiễn nhằm phát triển du lịch xanh Có thể kể đến như Nguyễn Văn Đính

(2021),Bảo tồn và phát triển Du lịch xanh Việt Nam, trong nghiên cứu của mình, tác giả đã giới thiệu khái niệm và đưa ra các tiêu chí cốt lõi nhằm phát triển du lịch xanh. Trần Văn Hùng (2019),Du lịch xanh tại Việt Nam, nghiên cứu đã bàn về khái niệm du lịch xanh, các yếu tố cấu thành, mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch xanh. Nguyễn Vân Hà (2019), Đánh giá thực trạng và tiềm năng du lịch xanh tại Việt Nam, nghiên cứu đã tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý thuyết về du lịch xanh với những đặc điểm và quy trình phát triển du lịch xanh, đánh giá thực trạng và tiềm năng của du lịch xanh tại việt nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch xanh tại Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hương (2021),Nghiên cứu tổng quan và chiến lược phát triển kinh tế du lịch xanh ở Việt Nam, nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về du lịch xanh ở Việt Nam, đồng thời cung cấp các ý tưởng mới cho các nhà quản lý, học giả và sinh viên quan tâm đến các chủ đề về bền vững môi trường, phát triển du lịch xanh và tiếp thị xanh.

Các kết luận rút ra và những khoảng trống cần nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu kế thừa và phát triển; là nền tảng để xây dựng cơ sở lý luận về điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình, gắn với bối cảnh thực tiễn của điểm đến Ninh Bình.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của nhóm nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển du lịch và đưa ra những cơ hội, thách thức của ngành du lịch Việt Nam và thế giới trong tương lai.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về du lịch xanh được tiếp cận và thực hiện dưới nhiều góc độ, quy mô và phạm vi đa dạng Qua đó khăng định tầm quan trọng về phát triển du lịch xanh trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Thứ ba, công trình nghiên cứu về du lịch xanh của tỉnh Ninh bình hiện nay còn khá ít, chỉ dừng lại ở phân tích định tính, nghiên cứu chưa sâu về thực trạng của du lịch xanh nói chung và các điều kiện phát triển du lịch xanh nói riêng đặc biệt còn nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình thì hầu như chưa có.

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trước đây đã xây dựng và phát triển được cơ sở lý luận về phát triển du lịch, du lịch xanh nói chung Các nghiên cứu đó mới chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch xanh của từng địa phương mà chưa chuyên sâu vào điều kiện, nội dung, tiêu chí của phát triển du lịch xanh Hơn nữa, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy rằng chưa có các nghiên cứu cụ thể, đi sâu về điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Đây chính là khoảng trống nghiên cứu sẽ được đề tài kế thừa các vấn đề lý luận trước đây để hình thành, phát triển các lý luận và vận dụng nghiên cứu thực tiễn điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình để đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho địa phương.

Như vậy, đề tài“Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh NinhBình”của nhóm nghiên cứu là một đề tài độc lập, không bị trùng lặp so với các công trình nghiên cứu trước đó; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu tổng quan các mô hình nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài gồm: các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch; các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Ninh Bình; các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch xanh; các nghiên cứu liên quan đến điều kiện phát triển du lịch xanh. Kết quả các nghiên cứu của phần tổng quan đều khăng định tầm quan trọng của du lịch, du lịch xanh, các điều kiện phát triển du lịch xanh tại một địa phương Đây là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu, đồng thời giúp nhóm nghiên cứu xem xét các giả thuyết nghiên cứu, công cụ đo lường để tiến hành các bước tiếp theo của đề tài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái luận về du lịch và du lịch xanh

2.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch

Du lịch và lữ hành là một ngành phát triển liên tục, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, đóng góp một phần đáng kể trong thu nhập quốc dân Việt Nam là quốc gia có nhiều thắng cảnh đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch và lữ hành trên cơ sở bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng kỳ vọng của du khách trong nước và quốc tế Mỗi thời kỳ, mỗi lĩnh vực lại có những cách nhìn nhận khác nhau về ngành du lịch và các khái niệm liên quan Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện một số khái niệm về du lịch.

Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này đã trở nên thông dụng và trở thành phạm trù kinh tế du lịch từ những năm cuối thế kỷ thứ XVIII Đặc thù của du lịch là gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mọi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Trước hết theo Michael Coltman “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” Trong đó: du khách (khách du lịch) là người đi du lịch; nhà cung ứng dịch vụ được hiểu là các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh du lịch (có sản phẩm dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ cung cấp cho khách du lịch); dân cư sở tại là người dân sinh sống trong vùng, khu vực ở điểm đến du lịch (một địa bàn dân cư quanh khu vực du lịch); chính quyền nơi đón du khách là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp và cơ quan chính quyền khác (UBND địa phương, công an, kiểm lâm, quản lý thị trường, quản lý môi trường ) Cả 4 nhóm nhân tố này tương tác với nhau hình thành nên hoạt động "du lịch".

Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - United Nations WorldTourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách du lịch Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, ở một không gian nhất định mà không phải là nơi mình định cư, sinh sống và không có mục đích kinh tế.

Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía cạnh:

Thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.

Thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo định nghĩa trên, du lịch được hiểu theo cả hai khía cạnh: đi du lịch (của du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch).

Theo Luật Du lịch 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017) có đưa ra định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” Định nghĩa của Luật Du lịch có quan điểm tương đồng với định nghĩa của UNWTO - tức chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch.

Tổ chức Word Conservation Union (1996) cho rằng: Phát triển du lịch được tiếp cận là một quá trình mở rộng quy mô, gia tăng số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các nguồn lao động, thị trường du lịch… từ đó gia tăng thu nhập từ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

John R Walker, Josielyn T Walker (2011) đã đưa ra khái niệm như sau:“Phát triển du lịch tại điểm đến du lịch là hoạt động đầu tư, khai thác, phát triển các điều kiện và lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch tại điểm đến du lịch để góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thu hút, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch và mang lại lợi ích cần thiết cho các bên liên quan” Các nhiệm vụ cụ thể và hiệu quả của việc phát triển du lịch là những vấn đề được khái niệm đề cập đến. Ở Việt Nam, tại điều 3, Luật Du lịch (2017), PTDL bền vững được hiểu“là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” Đây là khái niệm mang tính tổng hợp, PTDL cần thỏa mãn được hai yêu cầu về lợi ích của các chủ thể và đảm bảo yếu tố bền vững trong PTDL.

2.1.1.2 Phân loại du lịch a, Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi

Các tác giả McIntosh, Goeldner và Ritchie đã sử dụng tiêu thức này để phân chia thành các loại hình du lịch như sau:

Du lịch quốc tế (International Tourism):Là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau Chính vì vậy, du khách thường gặp phải 3 cản trở chính của chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại:

Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách - Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.

Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách - Outbound Tourism): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.

Du lịch trong nước (Internal tourism): Là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ Chuyến đi của cư dân có thể với bất kỳ mục đích gì (ngoại trừ đi làm việc), đi đến bất cứ nơi nào trong quốc gia và thời gian dài hay ngắn tùy vào từng mục đích Đây chúng ta cần phân biệt giữa du lịch trong nước và du lịch nội địa (Domestic Tourism) Du lịch nội địa bao gồm cả du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến Du lịch quốc gia (National Tourism) thì gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế (du lịch quốc tế đến và du lịch quốc tế ra nước ngoài) Thuật ngữ du lịch nội địa và du lịch quốc gia thường được dùng trong công tác thống kê du lịch. b, Căn cứ theo mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người Do đó, cách phân loại này còn được gọi là căn cứ vào động cơ hoặc căn cứ vào nhu cầu Theo Tiến sĩ Harssel, có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này:

Du lịch thiên nhiên: Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch thu hút những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ, hùng vĩ của rừng, núi, làng xóm

Các điều kiện phát triển du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững Trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong những năm gần đây, du lịch xanh đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Phát triển du lịch xanh rất cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho du khách và người dân địa phương ý thức bảo vệ môi trường, đa dạng các hình thức quảng bá văn hóa truyền thống và văn hóa ứng xử.

Du khách và người dân địa phương cùng góp phần làm đẹp thêm các vùng đất, thổi hồn vào rừng núi, sông suối, biển đảo để môi trường sống của chúng ta được trong lành, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ Có như vậy, du lịch xanh mới thực sự ý nghĩa và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điều kiện phát triển du lịch xanh đã được đề cập ở nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước (xem Bảng 2.1):

Bảng 2.1 Các điều kiện phát triển du lịch xanh

Tác giả Các điều kiện

Nguyễn Văn Đính (2021) Sản phẩm du lịch xanh; Hình ảnh điểm đến; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Nguyễn Thanh Huyền (2021) Tài nguyên du lịch; Khách du lịch; Chính sách, chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Phạm Văn Thuận (2020) Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Khách du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Vốn đầu tư; Quảng bá.

Trần Văn Anh (2019) Tài nguyên du lịch; Khách du lịch; Quy hoạch, chiến lược, chính sách phát triển du lịch; Mô hình du lịch; Cộng đồng dân cư.

Nguyễn Vân Hà (2019) Chính sách hỗ trợ du lịch xanh, môi trường xanh.

M Meler, M Ham (2012) Khách du lịch, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Chính sách phát triển.

Dodds, R and Joppe, M (2001) Điều kiện kinh tế; Cộng đồng địa phương; Tài nguyên du lịch; Giáo dục.

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Từ bảng 2.1 cho thấy, các tác giả đều thống nhất cao, khăng định phát triển du lịch xanh đến cần phải dựa vào các điều kiện cần thiết khác nhau, bao gồm điều kiện về TNDL; CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển du lịch; Sản phẩm du lịch xanh; Cộng đồng địa phương, Khách du lịch; Nguồn nhân lực du lịch Đây được xem là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch xanh Từ những điều kiện tiền đề này, nghiên cứu cũng đã tham chiếu 7 điều kiện phát triển du lịch xanh từ nghiên cứu của ITDR (2017) và tham vấn ý kiến của 5 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và cũng nhận được quan điểm tán đồng rất cao từ các chuyên gia(xem bảng 2.2):

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến du lịch

STT Các điều kiện đề xuất

Số chuyên gia phỏng vấn sâu:

Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ đồng ý (%)

2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 4 80

3 Nguồn nhân lực du lịch 5 100

4 Chính sách phát triển du lịch xanh 5 100

5 Sản phẩm du lịch xanh 5 100

6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh 4 80

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này thống nhất phát triển du lịch xanh cần dựa vào 7 điều kiện chủ yếu như sau:

“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” (GS.TS Berneker) Đối với tài nguyên du lịch cũng vậy, dưới mỗi góc nhìn, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau người ta lại đưa ra những khái niệm khác nhau vềtài nguyên du lịch.

Theo Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn giáo trình Địa lý DL Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.”

Theo Luật DL Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Có nhiều cách phân loại tài nguyên DL dựa trên các đặc tính nhất định, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ phân loại theo nguồn gốc hình thành: tài nguyên DL tự nhiên và tài nguyên DL văn hoá.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Theo Điều 15 Luật DL Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.”

Với xu hướng "sống xanh" trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người muốn có một không gian yên tĩnh, ít xô bồ, náo nhiệt, khách du lịch cũng muốn tìm đến những địa điểm thân thiện với môi trường để nghỉ dưỡng và bảo đảm sức khỏe, tinh thần Xuất phát từ những nhu cầu đó, ngành du lịch Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững Phấn đấu để có thêm nhiều hơn nữa du khách đến du lịch, trải nghiệm, kinh doanh và làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

* Tài nguyên du lịch văn hoá:

“Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.” (Luật DL Việt Nam 2017)

Tài nguyên DL văn hoá trong du lịch xanh chính là các quần thể danh thắng, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Để khai thác tài nguyên văn hóa gắn với phát triển bền vững, nhà quản lý hướng tới phát triển loại hình du lịch xanh dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Trải nghiệm hình thức du lịch này, du khách không chỉ có cơ hội tham quan các địa điểm đẹp, hấp dẫn mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Những năm gần đây, việc khai thác tài nguyên văn hóa gắn với du lịch xanh ngày càng phổ biến ở Việt Nam bởi tính ưu việt Nhiều địa phương đã chú trọng đến công tác lập quy hoạch các điểm di sản văn hóa nổi tiếng để khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch xanh Chúng ta có thể thấy tính hiệu quả của một số mô hình du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái như: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (Quảng Ninh), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã tạo nhiều cơ hội cho người dân thu nhập trực tiếp từ hoạt động dịch vụ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, nhận thức của người dân được nâng cao, bản sắc văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái được tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ.

Nhìn chung việc sử dụng hợp lý tài nguyên văn hóa gắn với du lịch xanh đang ngày càng phổ biến nhờ tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ các giá trị tài nguyên nhân văn và tài nguyên sinh thái, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững.

Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch xanh của các điểm đến

và ngoài nước và bài học rút ra cho Ninh Bình

2.3.1 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở nước ngoài

Là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng Singapore đã phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2020), diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2, với trên 60 hòn đảo nhưng có đến 5,8 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài Trong những thành công của Singapore thời gian qua, phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch xanh Theo Tổng cục Du lịch Singapore (STB)

(2019), quốc đảo này chạm mốc 19 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019, tăng nhẹ so với năm 2018 (18,5 triệu lượt khách quốc tế) và tăng 6,2% so với năm 2017 Và đây cũng là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây Hàng năm, doanh thu từ du lịch đóng góp cho nền kinh tế của quốc đảo này chiếm từ 3%-5% GDP, đạt trên 27 tỷ đô la Singapore năm 2018 và gần 28 tỷ đô la Singapore năm 2019 Hơn nữa, Singapore cũng là nước có rất nhiều khách sạn hàng đầu thế giới, như: Hotel 81, Furama City Centre Hotel, Capella Singapore Hotel với tỷ lệ các phòng được sử dụng rất cao trên 80% Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hăn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore.

Singapore tiêu biểu cho khuynh hướng tạo ra du lịch xanh Đây không phải là một quốc gia giàu tài nguyên, nhưng họ tạo ra màu xanh cho mình bằng cách trồng cây xanh khắp nơi, thậm chí trồng cả cây xanh nhân tạo Vườn cây Garden By the Bay củaSingapore đã tạo được các “siêu cây” cao từ 22-50 mét, có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời, nhận nước mưa, lọc không khí và có hệ thống quang điện để chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện Vườn cây này ngay khi được khai trương đã có hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Có được kết quả này là do, chính sách hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singapore Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015”, “Địa giới du lịch 2025”.

Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa, như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới, như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, trong đó chú trọng đến phát triển du lịch xanh.

Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”.

Trong “Du lịch 2015” và “Địa giới du lịch 2025”, Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Hàng năm, Singapore chi hàng trăm triệu đô la Singapore để tổ chức các sự kiện du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch cũng như phát triển nguồn nhân lực du lịch Từ năm 2015, Singapore đã chi hàng tỷ đô la Singapore cho Quỹ phát triển du lịch, đặc biệt là cho phát triển du lịch xanh Chính sách phát triển này đã giúp ngành du lịch của Singapore đạt được những kết quả mà bất cứ quốc gia nào trong khu vực và trên thế giới đều mong muốn.

Thái Lan là điểm đến du lịch của châu Á với những bãi biển đẹp như tranh và các khu tham quan nổi tiếng với bản sắc riêng của quốc gia này Theo Amorn Harnkham (2018), năm 2017, nước này đã đón 37 triệu lượt khách du lịch, trong đó, có 10 triệu lượt khách đến từ Hàn Quốc, ngoài ra một lượng lớn từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ Có được kết quả này là nhờ, Thái Lan có một vị trí chiến lược về địa lý tại khu vực, trung tâm phát triển du lịch tại châu Á Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, như: phương tiện giao thông công cộng, ô tô, đường sắt để tạo điều kiện kết nối cho phát triển du lịch Đặc biệt, Thái Lan là quốc gia dẫn đầu trong khu vực về những ý tưởng làm du lịch xanh Tháng 5/2012, Thái Lan được trao giải thưởng của Tổ chức Du lịch Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương (PATA) cho chiến dịch “7 Green Tourism”, đó là: Tâm xanh - Vận chuyển xanh - Điểm đến xanh - Cộng đồng xanh - Hoạt động xanh - Dịch vụ xanh - Phương pháp tiếp cận xanh vượt trội. Trong chiến dịch này, Ủy ban Du lịch Thái Lan nâng cao nhận thức, hiểu biết về du lịch xanh cho tất cả các thành phần tham gia du lịch, từ các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi đến khách du lịch (Thanh Lê, 2019).

Năm 2017, Thái Lan xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch lần 2 trong giai đoạn 2017-2021 nhằm thúc đẩy cạnh tranh du lịch Thái Lan, trong đó luôn lưu ý đến phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững Kế hoạch phát triển du lịch lần 2 trong giai đoạn 2017-2021 bao gồm 5 chiến lược nhằm thúc đẩy chất lượng du lịch, đó là:

(1) Phát triển các điểm du lịch, sản phẩm và dịch vụ, bao gồm khuyến khích phát triển bền vững, môi trường thân thiện và tính toàn vẹn Chiến lược tập trung vào việc cải thiện các thành phần cốt lõi của du lịch nhằm tập trung vào các điểm đến và dịch vụ hấp dẫn Dịch vụ du lịch nên đạt được tiêu chuẩn quốc tế và sở hữu các giá trị độc đáo, khác biệt Phát triển dịch vụ du lịch nên được thực hiện theo xu hướng môi trường thân thiện và cân bằng về vị trí, thời gian cũng như phân đoạn du lịch Các yếu tố này sẽ thúc đẩy các cơ hội, thu nhập và sự giàu có của đất nước;

(2) Phát triển, cải thiện hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tiện nghi mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, môi trường địa phương Chiến lược tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và tiện nghi cần thiết nhằm hỗ trợ tăng trưởng ngành du lịch Chiến lược hướng đến các tiện ích về giao thông, cơ sở vật chất và tiện nghi cho khách du lịch, an toàn và an ninh cho du khách;

(3) Thúc đẩy phát triển tiềm năng nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức du lịch cho người dân Thái Lan Chiến lược tập trung vào việc phát triển nguồn lực du lịch thông qua đào tạo và thúc đẩy chất lượng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Các nỗ lực phát triển nguồn nhân lực nên bảo đảm sự tham gia hợp tác của các bên liên quan ở khu vực công và tư nhân đáp ứng chất lượng và kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường Chiến lược này cũng khơi dậy lòng hiếu khách của Thái Lan thông qua ý thức của người dân và hợp tác tích cực với các cộng đồng địa phương;

(4) Tạo sự cân bằng giữa các nhóm mục tiêu du lịch thông qua tiếp thị Chiến lược tập trung vào cải thiện thương hiệu du lịch Thái Lan trở thành điểm đến chất lượng.Điều này giúp cho du lịch Thái Lan phát triển cân bằng và chất lượng;

(5) Tổ chức hợp tác và hội nhập giữa các khu vực công và khu vực tư nhân trong phát triển và quản lý du lịch, bao gồm hợp tác quốc tế.

2.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch xanh tại một số địa phương ở Việt Nam

Phát triển du lịch xanh là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược du lịch tỉnh Quảng Nam Đáng chú ý từ năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã có bước chuyển hướng đầu tư phát triển du lịch xanh và xem đây là kim chỉ nam cho sự phục hồi và phát triển ngành du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 Có thể nói tỉnh Quảng Nam là tỉnh tiên phong đón đầu xu thế phát triển du lịch xanh trong năm 2022. (Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam).

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

H1: Tài nguyên du lịch có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H2: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H3: Nguồn nhân lực du lịch có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H4: Chính sách phát triển du lịch xanh có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H5: Sản phẩm du lịch xanh có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H6: Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

H7: Môi trường xanh có tác động tương quan thuận với phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Mô hình nghiên cứu lý thuyết như sau:

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Bên cạnh các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra, qua tổng quan tài liệu và tham vấn của các chuyên gia, bài nghiên cứu sử dụng yếu tố Sự hài lòng du khách để đo lường mức độ tác động của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Sự hài lòng du khách là trạng thái cảm xúc của họ về sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh; được xác định trên cơ sở cảm nhận từ trải nghiệm thực tế so với mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó Theo đó, trong nghiên cứu này, phát triển du lịch xanh không chỉ được đánh giá thông qua cảm xúc hài lòng với những trải nghiệm qua các sản phẩm du lịch xanh, mà còn thông qua hành vi quay trở lại và giới thiệu tích cực với người khác về điểm đến Ninh Bình của du khách.

Sự hài lòng của du khách (được mã hóa thang đo là HL: HL1-HL3) trở thành biến phụ thuộc cùng với 7 biến độc lập (Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Chính sách phát triển du lịch xanh; Sản phẩm du lịch xanh; Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh; Môi trường xanh) trong phương trình hồi quy đa biến:

Y(HL) =β0 + β1 Tài nguyên du lịch + β2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch + β3 Nguồn nhân lực du lịch + β4 Chính sách phát triển du lịch xanh + β5

Sản phẩm du lịch xanh + β6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh + β7 Môi trường xanh + e

Trong đó: β0 là hệ số góc hồi qui tổng thể Y khi các biến độc lập bằng 0, nó đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài nhân tố được xác định trong mô hình đến biến β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là hệ số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập tương ứng e là sai số.

2.4.3 Thang đo sơ bộ của các biến trong mô hình nghiên cứu

Dựa trên tài liệu tổng quan, nhóm nghiên cứu đề xuất thang đo sơ bộ như sau:

Thang đo biến độc lập

Bảng 2.3 Thang đo biến độc lập

Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, hấp dẫn du khách

Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng Tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng Tài nguyên du lịch được bảo tồn và có tính bền vững

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hệ thống giao thông tới điểm đến thuận tiện

Hệ thống cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống có chất lượng tốt

Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn

Nguồn nhân lực du lịch Đội ngũ lao động trong trong lĩnh vực du lịch nói chung đã được đào tạo cơ bản Đội ngũ lao động trẻ có sự nhiệt huyết, say mê với nghề Kinh nghiệm và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ lao động tốt

Chính sách phát triển du lịch xanh Địa phương đã có chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển du lịch xanh Địa phương đã có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch xanh Địa phương đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch Địa phương đã có chính sách xúc tiến và quảng bá du lịch xanh Địa phương đã có chính sách liên kết và hợp tác phát triển du lịch xanh

Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch xanh của Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của du lịch xanh của tỉnh Ninh BìnhSản phẩm du lịch xanh Sản phẩm du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng

Sản phẩm du lịch xanh đa dạng Chất lượng sản phẩm du lịch xanh ngày càng cao

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh

Người dân địa phương niềm nở, thân thiện, hiếu khách Người dân địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch xanh tại địa phương

Cộng đồng địa phương quảng bá du lịch xanh đến với mọi người, du khách

Môi trường du lịch xanh góp phần phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại điểm đến du lịch được cải thiện đáng kể

Môi trường xanh đang ngày càng được chú trọng Bảo vệ môi trường xanh sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu) Thang đo biến phụ thuộc

Bảng 2.4 Thang đo biến phụ thuộc

Sự hài lòng của du khách đối với

Tôi hài lòng với những trải nghiệm tại địa phương

Tôi sẽ giới thiệu Ninh Bình với những người khác

Tôi sẽ tiếp tục quay trở lại Ninh Bình trong thời gian tới

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Chương 2 đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về du lịch, du lịch xanh và điều kiện phát triển du lịch xanh; hình thành mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu; bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia trên thế giới và ở một số địa phương của trong nước, cụ thể:

(1) Hệ thống và phát triển một số lý luận có liên quan đến du lịch, du lịch xanh, đặc điểm, ý nghĩa của du lịch xanh và các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

(2) Xác định các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

(3) Phân tích lý thuyết các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

(4) Xác định giả thuyết nghiên cứu và hình thành mô hình nghiên cứu.

(5) Phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia trên thế giới và ở một số địa phương trong nước, rút ra bài học cho tỉnh Ninh Bình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái quát về phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1.1 Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Hiện nay trên thế giới có thể chia thành ba loại hình tiếp cận gồm phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp (Jamali & Mirshak, 2007) Các nghiên cứu truyền thống thường sử dụng cách theo hai loại đầu tiên trong khi các nghiên cứu sử dụng các phương pháp hỗn hợp là tương đối mới Trong hơn ba thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã thảo luận và tranh luận về các khái niệm, phương pháp và tiêu chuẩn chất lượng cho các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, một sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng có thể cung cấp dữ liệu để mô tả để phân bố các đặc điểm và tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và xác định các mối quan hệ nhân quả Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là câu trả lời của các đối tượng bị tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên không hoàn toàn khách quan Thêm vào đó, dù trên một thang đo chuẩn hóa nhưng có thể giải thích khác nhau tùy theo người tham gia Đối với phương pháp nghiên cứu thường tập trung vào quá trình xã hội và không dựa vào cấu trúc xã hội giống như các trường hợp nghiên cứu định lượng Sự hạn chế của nghiên cứu định tính là chủ quan, không tổng quát hóa,

Như vậy, có thể thấy mỗi hướng tiếp cận của các phương pháp đều có những ưu hạn chế khác nhau Do vậy để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai phương pháp là định tính và định lượng Trong đó, việc phương pháp định lượng nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến số Phương pháp định tính nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua việc hỗ trợ hiệu chỉnh thang đo, mô hình nghiên cứu và phiếu khảo sát.

Phương pháp định lượng được xem là phương pháp chủ yếu của nghiên cứu này. Phương pháp định lượng được áp dụng thông qua khảo sát trực tiếp khách du lịch nội địa đã đến du lịch và trải nghiệm SPDL của điểm đến Ninh Bình Nghiên cứu được bắt đầu từ nghiên cứu lý luận, tìm ra khoảng trống và thiết kế phiếu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng để giúp giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của đề tài được mô tả cụ thể như sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của đề tài là các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đề tài tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhóm vấn đề như sau: nghiên cứu về phát triển du lịch, phát triển du lịch Ninh Bình, phát triển du lịch xanh và điều kiện phát triển du lịch xanh Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố, nhóm nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài.

Quy trình nghiên cứu của đề tài được cụ thể bằng hình 3.1:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng Xác định khoảng trống nghiên cứu Đề tài tiếp tục nghiên cứu, phát hiện và làm rõ các vấn đề như sau: Nội dung các điều kiện phát triển du lịch xanh tỉnh Ninh Bình; tập trung nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động của các điều kiện; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác, tận dụng các điều kiện và phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Nhóm nghiên cứu xác định khung lý thuyết của đề tài dựa trên những vấn đề cần được giải quyết của khoảng trống nghiên cứu.

Xây dựng khung lý thuyết

Khung lý thuyết về các điều kiện phát triển du lịch xanh trong đề tài bao gồm:Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, chính sách phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch xanh, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh, môi trường xanh.

Thu thập và xử lý dữ liệu

Sau khi xây dựng khung lý thuyết, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp được thực hiện qua các bước: Xác định dữ liệu cần thu thập; tiến hành thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp được thực hiện bằng bảng hỏi với những đối tượng khảo sát, cụ thể là: Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ tại trường đại học, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

Phân tích kết quả nghiên cứu Đề tài được viết dựa trên việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các dữ liệu sơ cấp thu được trong quá trình nghiên cứu kết hợp với các dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Bình luận kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp và kiến nghị

Các kết quả nghiên cứu được phân tích, đánh giá, bình luận và rút ra các kết luận cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu và là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị khai thác, tận dung và phát huy các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2030.

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu đề xuất Ngoài ra, nghiên cứu định tính giúp nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Ninh Bình đồng thời xác định rõ các đối tượng điều tra, khảo sát nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo.

3.2.2 Nội dung của nghiên cứu định tính Để tiến hành nghiên cứu định tính ban đầu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia, kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thông qua sử dụng phiếu phỏng vấn chuyên gia nhằm tiến hành phân tích các điều kiện phát triển du lịch xanh tại tỉnh Ninh Bình và tiến hành lựa chọn được những cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp Sau khi đã chọn được những cơ sở lý thuyết, đề tài tiếp tục tiến hành nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu một số các chuyên gia, bao gồm 5 chuyên gia: 1 chuyên gia làm việc tại Sở Du lịch Ninh Bình; 1 chuyên gia là hướng dẫn viên địa phương; 1 chuyên gia công tác tại trường Đại học

Thương mại; 1 chuyên gia là chủ resort Vedena; 1 chuyên gia là chủ homestay The Wooden Gate.

Thời gian: phỏng vấn được thực hiện trong tháng 12/2022.

Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn sâu, gồm hai phần: phần giới thiệu về mục tiêu của cuộc phỏng vấn và phần nội dung chính của cuộc phỏng vấn.

Cách thức thực hiện: Phỏng vấn sâu được tiến hành thông qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp, cuộc hẹn online qua phần mềm Zoom Tất cả các chuyên gia đều rất quan tâm, ủng hộ, sẵn sàng cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung của phỏng vấn Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và lưu trữ trong máy tính.

Nội dung phỏng vấn được trích từ phụ lục 1 gồm nội dung chủ yếu sau:

Bảng 3.1: Nội dung phỏng vấn chuyên gia

Chúng tôi là nhóm sinh viên đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình”, có một số nội dung trong nghiên cứu cần được tham vấn các chuyên gia để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao hơn về cả lý luận lẫn thực tiễn Cuộc phỏng vấn này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được ghi chép đầy đủ.

Thông tin người được phỏng vấn:

Họ và tên: Tuổi: Giới tính:

Chức danh: Trình độ học vấn:

Câu 1 Ông/Bà cho biết ý kiến về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình?

STT Điều kiện Ý kiến của chuyên gia Đồng ý Không đồng ý

2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

3 Nguồn nhân lực du lịch

4 Chính sách phát triển du lịch xanh

5 Sản phẩm du lịch xanh

6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh

7 Môi trường xanh Điều kiện khác

Yếu tố đo lường phát triển du lịch xanh

Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình

Câu 2 Ông/bà hãy đề xuất, gợi ý một số giải pháp khuyến khích, thúc đẩy phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình?

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trao đổi, thảo luận về đề tài nghiên cứu và cung cấp những thông tin rất quý báu!

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Căn cứ vào nội dung chính trong bảng nội dung phỏng vấn chuyên gia này, nhóm nghiên cứu phát triển thành các câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia bao gồm các câu hỏi mở (Phụ lục 1 - Mẫu phiếu phỏng vấn chuyên gia) Trong phiếu phỏng vấn chuyên gia này ngoài phần giới thiệu được phỏng vấn, mục đích, ý nghĩa của phỏng vấn, phiếu khảo sát bao gồm hai phần chính:

+ Phần 1: Thông tin chung, đề cập đến các nội dung như họ tên người phỏng vấn, chức danh, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác.

+ Phần 2: Câu hỏi phỏng vấn, trong phần này nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với các dạng câu hỏi lựa chọn.

Kết quả phân tích tiếp tục được so sánh mô hình nghiên cứu và các thang đo ban đầu để tiến hành chỉnh sửa, cải tiến và hoàn thiện.

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình như sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

STT Các điều kiện đề xuất

Số chuyên gia phỏng vấn sâu: 5

1 Tài nguyên du lịch (4 tiêu chí) 5 100

2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (3 tiêu chí) 4 80

3 Nguồn nhân lực du lịch (3 tiêu chí) 5 100

4 Chính sách phát triển du lịch xanh (6 tiêu chí) 5 100

5 Sản phẩm du lịch xanh (3 tiêu chí) 5 100

6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh (3 tiêu chí) 4 80

7 Môi trường xanh (4 tiêu chí) 5 100

Yếu tố đo lường phát triển du lịch xanh

Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình 5 100

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Tóm lại, kết quả phỏng vấn sâu 5 chuyên gia được phân tích và tổng hợp cụ thể gồm

7 điều kiện phát triển, 26 tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình và Sự hài lòng của khách DL là yếu tố đo lường phát triển du lịch xanh đều nhận được quan điểm tán đồng rất cao từ các chuyên gia.

Nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các thang đo, đồng thời xây dựng mô hình để đo lường mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Nói cách khác, đây là quá trình xác định hệ số tương quan của các điều kiện và kiểm định các số liệu đó có ý nghĩa thống kê hay không, mức độ quan trọng ở mức nào.

Nghiên cứu dựa trên việc khảo sát khách du lịch thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến khách du lịch Các câu hỏi đánh giá mức độ của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình được thiết kế căn cứ vào mô hình nghiên cứu của đề tài Các biến quan sát trong phiếu khảo sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Rất ít đến Rất nhiều.Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm (W.G Zikmund, 1997) Sau đó dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 với các kĩ thuật phân tích:

- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, để tăng độ tin cậy.

- Phân tích nhân tố EFA, để khám phá nhân tố tác động thực sự.

- Phân tích tương quan và tự tương quan, sự đa cộng tuyến, cho biết mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.

- Phân tích hồi quy đa biến, để định lượng sự tác động của các nhân tố.

Thời gian thực hiện khảo sát, điều tra bảng hỏi đối với KDL: Từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023.

Cách thức thực hiện: Tiến hành thu thập phiếu khảo sát qua việc phát phiếu online trong các hội nhóm Facebook trải nghiệm du lịch Ninh Bình.

3.3.1.1 Thu thập dữ liệu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng cả 2 nguồn dữ liệu liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Trong đó:

 Dữ liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận về du lịch, du lịch xanh, điều kiện, nội dung, tiêu chí, các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình; thực trạng phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình; các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình; phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình; Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách, tạp chí, các bản quy hoạch, chiến lược phân tích du lịch, chiến lược phát triển du lịch, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, các đề án xây dựng và phát triển du lịch, các công trình nghiên cứu khoa học, của các tác giả trong và ngoài nước, của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình, phòng Văn hóa Thông tin tỉnh Ninh Bình), của Tổng cục Thống kê,

 Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các kỹ thuật: (1) Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực du lịch; (2) Điều tra xã hội học đối với khách du lịch đã đến du lịch và trải nghiệm du lịch của tỉnh Ninh Bình; (3) Quan sát thực tế quá trình hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình Các dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu liên quan đến ý kiến đánh giá về điều kiện, tiêu chí phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Mục tiêu của việc chọn mẫu là đảm bảo chọn đúng quy trình nhằm chọn được số mẫu có thể đại diện cho đối tượng điều tra.Theo đó, mẫu của nghiên cứu (đối tượng được điều tra qua bảng hỏi) dựa trên phương pháp chọn mẫu có chủ đích Đây là cách thức chọn mẫu có một số đặc tính mong muốn vào mẫu với chủ đích của nghiên cứu viên Cách thức này hay được sử dụng và có ưu điểm đảm bảo đặc tính của quần thể mẫu và đại diện ở một mức độ mà nghiên cứu viên mong muốn.

Cụ thể, mẫu nghiên cứu ở đây là KDL nội địa với điều kiện đã đến du lịch và trải nghiệm SPDL của điểm đến Ninh Bình Nhóm nghiên cứu chọn KDL nội địa làm mẫu nghiên cứu bởi lẽ KDL đến Ninh Bình chiếm phần lớn là KDL nội địa Do đó, khả năng tiếp cận với người được điều tra qua bảng hỏi không quá khó khăn Hơn nữa, KDL nội địa có cơ cấu đa dạng về quê quán, độ tuổi, thu nhập… nên kết quả thu thập được để kiểm định mô hình nghiên cứu sẽ có ý nghĩa về mặt thực tiễn cao.

Cỡ mẫu: Khái niệm “tính đại diện” hay “cỡ mẫu” được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt Theo Brurns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến quy mô mẫu nghiên cứu gồm:

(1) Số lượng các thay đổi của tổng thể.

(2) Độ chính xác mong muốn.

(3) Mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thể.

Vì vậy, công thức tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức tin cậy 95% là: N=Z2 (pq)/e2 = 1.96

Trong đó:N là quy mô mẫu; Z là độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép 95%; Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50% - theo hai tác giả Brurns và Bush, 1995, thì số lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên cứu xã hội, do vậy các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức 50% của giá trị p vì đây là giá trị đảm bảo mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu điều tra).

(5) e là sai số cho phép: ±5%

Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150 (Hair, 1998) hay kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1998) Trong nghiên cứu này, để đảm bảo kích thước mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu sử dụng cách tính của Bollen (1998) Cách tính sẽ là n*5 quan sát (trong đó n là tham số ước lượng hay chính là thang đo cho các yếu tố).

Cụ thể, bài nghiên cứu có 26 thang đo của 7 điều kiện Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Chính sách phát triển du lịch xanh; Sản phẩm du lịch xanh;Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh; Môi trường xanhvà 3 thang đo cho tiêu chí đo lường Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình.

Như vậy tổng các thang đo là 29*55 quan sát cho đối tượng khách du lịch nội địa Tuy nhiên, với một đề tài NCKH, để đảm bảo tính khách quan và chính xác hơn, nhóm nghiên cứu đã phát đi 250 phiếu điều tra.

3.3.1.3 Xây dựng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được phác thảo sơ bộ ban đầu theo dạng câu hỏi được liệt kê sẵn với các phương án trả lời, thang điểm đánh giá được đánh giá theo thang đo Likert từ 1 đến 5 với mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.

Cấu trúc bảng hỏi hoàn thiện gồm 3 phần chính (Phụ lục 3)

+ Thiết kế thu thập thông tin chung của du khách khi đi du lịch Ninh Bình;

+ Thiết kế thu thập thông tin đánh giá về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình (Biến độc lập);

+ Thiết kế thu thập thông tin đánh giá sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình (biến phụ thuộc);

+ Thiết kế thu thập thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn.

Bảng 3.3 Cấu trúc bảng hỏi

Thành phần Biến Thang đo

Thiết kế thu thập thông tin chung của du khách khi đi du lịch Ninh Bình

Thông tin chung khi đi du lịch Ninh

Phần ý kiến đánh giá về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Nguồn nhân lực du lịch Chính sách phát triển du lịch xanh Sản phẩm du lịch xanh

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh

Từ 1 = rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý

Phần đánh giá sự hài lòng của du khách đối với Ninh

Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình

Từ 1 = rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý Thiết kế thu thập thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn

Giới tính Độ tuổi Thu nhập cá nhân Định danh Định danh Định danh

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

3.3.1.4 Phát triển và mã hóa thang đo Để đo lường 7 điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình theo các giả thuyết nêu trên của mô hình, các thang đo (chỉ báo) cho từng thành tố phải được điều chỉnh và xây dựng một cách khoa học và sau đó phải được kiểm định Chỉ những thành phần, thang đo đủ tin cậy mới được để lại trong mô hình Những nội dung này sẽ đề cập khi nghiên cứu và xử lý số liệu từ điều tra, khảo sát. a Thang đo biến độc lập

Như vậy, với 7 điều kiện và 26 chỉ số đánh giá, thang đo các điều kiện phát triển du lịch xanh của Ninh Bình được đề xuất cụ thể như sau: (xem Bảng 3.4)

Bảng 3.4 Thang đo các điều kiện phát triển du lịch xanh của Ninh Bình

STT Các điều kiện (thang đo) Mã hóa thang đo Các chỉ số (các biến quan sát độc lập)

1 Tài nguyên du lịch TN

(1) Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, hấp dẫn du khách;

(2) Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng;

(3) Tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng;

(4) Tài nguyên du lịch được bảo tồn và có tính bền vững.

2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

(1) Hệ thống giao thông tới điểm đến thuận tiện;

(2) Hệ thống cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống có chất lượng tốt;

(3) Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn.

3 Nguồn nhân lực du lịch NL

(1) Đội ngũ lao động trong trong lĩnh vực du lịch nói chung đã được đào tạo cơ bản;

(2) Đội ngũ lao động trẻ có sự nhiệt huyết, say mê với nghề;

(3) Kinh nghiệm và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ lao động tốt.

4 Chính sách phát triển du lịch xanh

(1) Địa phương đã có chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển du lịch xanh;

STT Các điều kiện (thang đo) Mã hóa thang đo Các chỉ số (các biến quan sát độc lập)

(2) Địa phương đã có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch xanh;

(3) Địa phương đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch;

(4) Địa phương đã có chính sách xúc tiến và quảng bá du lịch xanh;

(5) Địa phương đã có chính sách liên kết và hợp tác phát triển du lịch xanh;

(6) Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch xanh của Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình.

5 Sản phẩm du lịch xanh SP

(1) Sản phẩm du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng;

(2) Sản phẩm du lịch xanh đa dạng;

(3) Chất lượng sản phẩm du lịch xanh ngày càng cao.

6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh

(1) Người dân địa phương niềm nở, thân thiện, hiếu khách;

(2) Người dân địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch xanh tại địa phương;

(3) Cộng đồng địa phương quảng bá du lịch xanh đến với mọi người, du khách.

(1) Môi trường du lịch xanh góp phần phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình;

(2) Tình trạng ô nhiễm môi trường tại điểm đến du lịch được cải thiện đáng kể;

(3) Môi trường xanh đang ngày càng được chú trọng;

(4) Bảo vệ môi trường xanh sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch.

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Thang đo biến phụ thuộc

Bảng 3.5 Thang đo biến phụ thuộc

Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình

HL1 Tôi hài lòng với những trải nghiệm của địa phương

HL2 Tôi sẽ giới thiệu Ninh Bình với những người khác HL3 Tôi sẽ tiếp tục quay trở lại Ninh Bình

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu) 3.3.1.5 Kết quả mẫu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

Tổng quan về du lịch xanh Ninh Bình

4.1.1 Khái quát về du lịch Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên gần 1.391 km2, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Điểm cực Đông của tỉnh là 106°10’Đ nằm tại cảng Đò Mười, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh Điểm cực Tây của tỉnh có tọa độ 105°32’Đ nằm tại rừng Cúc Phương, huyện Nho Quan, điểm cực Nam của tỉnh Ninh Bình có tọa độ 19°47’B nằm tại bãi biển gần xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, điểm cực Bắc của tỉnh có tọa độ 20°28’B nằm tại vùng núi xã Xích Thổ, huyện Nho Quan Trung tâm tỉnh Ninh Bình chính là thành phố Ninh Bình và chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 93 km về phía Nam Thành phố Tam Điệp nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 105 km Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài ra hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.

4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên a, Địa hình Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi Với kiểu địa hình này có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, đá ốp lát…), có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch (cảnh quan, hang động, thảm thực vật…), cây công nghiệp, cây ăn quả Vùng đồng bằng là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, và nông sản hàng hóa xuất khẩu Vùng ven biển và biển có điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi (nuôi trồng, đánh bắt hải sản; du lịch…).

Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. b, Khí hậu

Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng Nhiệt độ trung bình năm 24ºC Sự chênh lệch nhiệt độ trong năm không lớn Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5, tháng 6, nhiệt độ trung bình là 27ºC - 29ºC, cao nhất là 41ºC Các thánh có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 16ºC - 18ºC, thấp nhất là 5,7ºC Số giờ nắng trung bình/năm là 1600 - 1700 giờ.

Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình năm từ 1.700 - 1800mm với 145 - 150 ngày mưa Các tháng có lượng mưa nhiều nhất là các tháng mùa hè và mùa thu từ tháng 5 - 10, lượng mưa trung bình của các tháng này là 1.400 - 1.500mm Lượng mưa cao nhất khoảng 300 - 330mm Các tháng còn lại sẽ có lượng mưa ít hơn, trung bình các tháng có lượng mưa thấp 300 - 400mm Lượng mưa thấp nhất khoảng 20 - 30mm. Độ ẩm không khí tương đối trung bình từ 80 - 85% Độ ẩm không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng Tháng cao nhất độ ẩm khoảng 85 - 90%, tháng thấp nhất khoảng 80 - 83%

Do điều kiện thủy văn không thuận lợi (một phần do nước thượng nguồn từ Hòa Bình dồn về, một phần do nước mưa từ các triền núi từ Thanh Hóa đổ xuống…), hàng năm vào những đợt mưa to, dài ngày các huyện như Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Hoa Lư thường gặp thiên tai, lũ lụt trên diện rộng. c, Thủy văn

Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình tương đối phong phú bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 lít/s/km2) Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.

Một điểm hạn chế về điều kiện thủy văn của Ninh Bình là vào mùa khô thường thiếu nước, mùa mưa bão thường gây úng ngập, ngoài ra còn chịu nhiều ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi như: giông, bão, mưa phùn, gió bắc Những hạn chế trên cũng gây khó khăn cho hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình. d, Rừng

Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng 27.101ha.Diện tích rừng tự nhiên là 23.526ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan Trong đó, rừng CúcPhương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như:kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, sóc bụng đỏ, voọc mông trắng, Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú, đa dạng, chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống Cúc Phương có tới 659 loài bao gồm: 66 loài cá, 122 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú Động vật không có xương sống là 1.899 loài trong đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.

Diện tích rừng trồng đạt 3.575ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn, e, Khoáng sản Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình Những dãy núi trải dài từ Hòa Bình, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 1.200ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng Đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Yên Mô); thành phố Tam Điệp; huyện Gia Viễn, dùng để sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch công suất 20 - 50 triệu viên/năm.

Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, chế phẩm nước giải khát, chữa bệnh, phục vụ khách du lịch.

4.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội a, Dân số

Tỉnh Ninh Bình có diện tích: 1.400 km², dân số là 982.487 người (theo điều tra dân số 1/4/2019), 28,1% dân số sống ở đô thị và 71,9% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số đạt 642 người/km².

Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú rất sớm Các nhà khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ngày nay từ 3 - 4 vạn năm Động Người Xưa ở Cúc Phương có di chỉ của con người cách đây gần vạn năm Di tích của nền Văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản ánh xu hướng con người tiến ra vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển Di chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con người thời kỳ đồng thau cách đây từ 3.300 - 3.700 năm Ninh Bình có hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường Hiện nay, có trên 2 vạn người Mường sống xen kẽ với người Kinh, tập trung chủ yếu ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Phú Long, Yên Quang, Xích Thổ, Thạch Bình và Văn Phương thuộc huyện Nho Quan. b, Tình hình phát triển kinh tế của Ninh Bình

Năm 1992, Ninh Bình là một tình nghèo, tổng thu ngân sách trên địa bàn mới chỉ đạt gần 40 tỷ đồng, trong đó, thuế nông nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu nguồn thu ngân sách Lao động thiếu việc làm, trong khi dân số tăng cao Hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng Trường học, bệnh viện, trạm y tế xã còn thiếu và xuống cấp.

Kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Tiến hành đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha với các biến quan quan sát trong các thang đo, cụ thể như sau:

Thang đoTài nguyên du lịch (TN): Thang đo TN có 4 biến quan sát, ký hiệu từ

TN1 – TN4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.816 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đoCơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (HTVC): Thang đo

HTVC có 3 biến quan sát, ký hiệu từ HTVC1 – HTVC3 có giá trị Cronbach’s Alpha 0.825 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đo Nguồn nhân lực du lịch (NL): Thang đo NL có 3 biến quan sát, ký hiệu từ NL1 – NL3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.857 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đoChính sách phát triển du lịch xanh (CS): Thang đo CS có 6 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 – CS6 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.746 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đoSản phẩm du lịch xanh (SP): Thang đo SP có 3 biến quan sát, ký hiệu từ SP1 – SP3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.771 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp >0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đo Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh (CDDP): Thang đo CDDP có 3 biến quan sát, ký hiệu từ CDDP1 – CDDP3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.756 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đoMôi trường xanh (MT): Thang đo MT có 4 biến quan sát, ký hiệu từ MT1 –

MT4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.559 < 0.6 Tuy nhiên hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp của biến quan sát MT2 < 0.3, như vậy cần loại ra và thực hiện lại phân tích Kết quả các biến quan sát MT1, MT3, MT4, thuộc nhóm MT có giá trị Cronbach’s Alpha 0.698 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thang đo Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình (HL) là biến phụ thuộc: Thang đo HL có 3 biến quan sát, ký hiệu từ HL1 – HL3 có giá trị Cronbach’s Alpha 0.727 > 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0.3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Tóm lại, qua đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình cho thấy, phần lớn các thang đo đều đạt độ tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (sau khi loại bỏ một biến quan sát không phù hợp là MT2) Cụ thể:

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

STT Thang đo Mã hóa Cronbach’s

1 Tài nguyên du lịch (4 biến quan sát) TN 0,816

2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (3 biến quan sát) HTVC 0.825

3 Nguồn nhân lực du lịch (3 biến quan sát) NL 0.857

4 Chính sách phát triển du lịch xanh (6 biến quan sát) CS 0.746

5 Sản phẩm du lịch xanh (3 biến quan sát) SP 0.771

6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịchxanh (3 biến quan sát) CDDP 0.756

7 Môi trường xanh (3 biến quan sát) MT 0.698

Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bìnhlà biến phụ thuộc(3 biến quan sát) HL 0.727

Nguồn:Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA

Khi đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cần đảm bảo:

Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) mới thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.

Tổng phương sai tích lũy (Cumulative) có giá trị lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố. Đối với bảng ma trận xoay nhân tố, các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) từ 0.5 trở lên sẽ được lựa chọn.

Kết quả phân tích nhân tố EFA (sử dụng phép quay varimax) cho thấy hệ số KMO = 0.86 đạt yêu cầu, có sáu yếu tố được trích ra tại Eigenvalue là 1.15 > 1 và tổng phương sai trích là 65.476% > 50% Như vậy, các thang đo các biến quan sát đạt yêu cầu và có ý nghĩa.

Trước khi kiểm định kết quả nghiên cứu từ phép phân tích hồi quy đa biến, mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến quan sát trong mô hình cũng cần được xem xét.

Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng của du khách đối với NinhBình) với các biến độc lập Phân tích tương quan Pearson được sử dụng trong phần này để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy Hệ số tương quan Pearson (r) dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. r ≤ 0.3: mối tương quan không chặt.

0.3 < r < 0.5: mối tương quan tương đối chặt. r ≥ 0.5: mối tương quan chặt chẽ.

Giá trị sig cho biết mối quan hệ giữa các biến quan sát có ý nghĩa thống kê hay không Ở đây giá trị sig đều < 0.01 cho thấy các biến độc lập đều có mối quan hệ với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 99% và đều là các mối quan hệ thuận chiều Biến phụ thuộc Sự hài lòng của du khách đối với Ninh Bình có mối tương quan chặt chẽ với các biến: TN, HTVC, NL, CS, SP, CDDP, MT.

Thực trạng các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh đã trở thành nguyên tắc, xu thế chung được nhiều địa phương hướng đến, các sản phẩm du lịch xanh luôn được du khách quan tâm, đón nhận Các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển của du lịch Việt Nam đều hướng đến mục tiêu chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Du lịch xanh gắn khai thác với bảo tồn tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên và các giá trị, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, là vấn đề khá quen thuộc trên thế giới và là một xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch ở nhiều quốc gia.

Là vùng đất được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên kỳ vĩ, độc đáo và sở hữu những di sản văn hóa - lịch sử - tâm linh có giá trị đồ sộ, Ninh Bình đã lựa chọn hướng khai thác du lịch xanh để tạo sự phát triển bền vững Sự chuyển hướng này đã mang lại tốc độ tăng trưởng của du lịch Ninh Bình ở mức cao trong nhiều năm liền.

Du lịch xanh thường gắn với du lịch trải nghiệm và loại hình du lịch homestay (ở tại nhà dân bản địa), giúp du khách thâm nhập sâu vào cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương Đây chính là cơ sở để Ninh Bình có điều kiện vực dậy những làng nghề truyền thống, các đặc sản, di sản văn hóa riêng có để phục vụ du lịch, như làng nghề thêu Văn Lâm, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), làng cói Kim Sơn, khôi phục và phát triển nghệ thuật hát xẩm, chèo, các món ăn dân gian…

4.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ninh Bình là một trong số ít địa phương trong cả nước hội tụ đầy đủ những lợi thế lớn về du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng Tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình có địa hình rất đa dạng: có đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… đã tạo cho Ninh Bình có tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan…

 Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới:

Quần thể danh thắng Tràng An được xác định là một khu du lịch quốc gia có quy mô lớn Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần Với những giá trị về thẩm mỹ; địa chất, địa mạo; hệ sinh thái; văn hóa lịch sử… Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam).Trên thế giới hiện có hơn 1000 di sản nhưng rất ít di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp thứ 11 của khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương Tràng An đẹp như một bức tranh thủy mặc với hệ thống núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, muôn hình vạn trạng Cùng với hệ thống sông, suối tuyệt đẹp chảy tràn trong thung lũng Tràng An là một trong những địa danh hiếm hoi sở hữu thảm thực vật, rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú, nguyên sơ.

Với cảnh quan kỳ vĩ, với giá trị thẩm mỹ đặc sắc…, Tràng An đã được lựa chọn làm phim trường cho bộ phim “Kong: Skull Island” Hiện nay, tại đây đã phục dựng lại bối cảnh phim trường làng thổ dân và trở thành điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn cho khách du lịch khi đến Tràng An Phim trường làng thổ dân được phục dựng với diện tích khoảng 10ha, gồm 36 túp lều chóp nhọn cùng sự tham gia của hơn 50 người đóng vai thổ dân (đều là người dân địa phương).

Việc UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là di sản Thế giới là cơ hội quảng bá rất tốt cho du lịch xanh của Ninh Bình và trong thời gian tới, chắc chắn lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến với Tràng An nói riêng, Ninh Bình nói chung sẽ ngày một tăng hơn nữa Đây là cơ hội tốt để Ninh Bình có thể phát triển du lịch xanh, trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

 Khu Tam Cốc - Bích Động:

Khu Tam Cốc - Bích Động nằm trong ranh giới của Quần thể danh thắng Tràng

An, có diện tích tự nhiên khoảng 350,3ha Tam Cốc - Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "Vịnh Hạ Long cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động", là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư).

 Vườn quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam Vườn quốc gia Cúc Phương có quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Vườn có diện tích 22.408 ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mực nước biển.

Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa Địa hình phức tạp, rừng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo Đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới Tại đây có nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như động Người Xưa - nơi sinh sống của người Việt cổ, động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên

Hệ động thực vật ở Cúc Phương rất đa dạng và phong phú, theo số liệu điều tra cho thấy Cúc Phương có 2.234 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài cây được ghi trong sách đỏ Việt Nam, ngành quyết thực vật có 31 họ… Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi Rừng có đến 5 tầng tán rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng, nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng Vườn quốc gia là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như Chò xanh, Chò chỉ, hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách tham quan Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc.

Ngoài ra, vườn quốc gia Cúc Phương còn có 122 loài bò sát, 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú, 46 loài lưỡng cư, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là Cày vằn, loài Báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia Cúc Phương cũng có hơn

40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra,nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận ở CúcPhương, trong đó có 27 loài đặc hữu Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là cá niết hang Cúc Phương Cúc Phương đã xác định được

280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.

Đánh giá chung về các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

4.4.1 Thành công và nguyên nhân

Các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình có những thành công sau:

 Về tài nguyên du lịch: Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú và đa dạng, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Ninh Bình đã từng bước đầu tư khai thác và hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế, bao gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã phối kết hợp với các địa phương, doanh nghiệp tích cực, chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: Du lịch MICE, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, nông thôn (gắn với nông nghiệp công nghệ cao), du lịch biển, du lịch du thuyền trên sông, du lịch vui chơi giải trí, du lịch giáo dục và đang xây dựng kế hoạch phát triển du lịch xanh Nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn; loại hình du lịch đa dạng đã đáp ứng tốt cho việc phát triển du lịch xanh của tỉnh.

 Nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so với vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước Trong những năm qua, nhờ ban hành các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, Ninh Bình đã thu hút được rất nhiều nhân lực tài năng Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các cơ sở lưu trú đã có chuyên môn nghiệp vụ Điều này được thể hiên rất rõ qua sự đánh giá chất lượng của khách hàng khi tới các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của Ninh Bình Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được chú trọng hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành du lịch Ninh Bình.

 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc phát triển du lịch xanh: Du lịch xanh Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống người dân, cộng đồng địa phương, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế Toàn tỉnh luôn duy trì được 74 lễ hội lớn nhỏ, lễ hội lớn nhất và thu hút nhiều du khách nhất đó là lễ hội truyền thống Cố Đô Hoa Lư mang đậm bản sắc địa phương, là hành trình tìm về cội nguồn dân tộc Các nghi lễ là sự mô phỏng, tôn vinh những giá trị văn hoá trong thời kỳ Đinh - Tiền Lê… Bên cạnh việc khôi phục lại các nghi lễ truyền thống là những trò chơi dân gian hay các hoạt động văn hoá được du khách đánh giá rất cao và sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng địa phương đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã hội.

 Về môi trường xanh: Điều kiện này đã và đang đáp ứng tốt cho sự phát triển du lịch xanh Cụ thể, chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có chuyển biến tích cực trong những năm gần đây: từ bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được củng cố và tăng cường đến nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân cũng được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được khắc phục, hạn chế; công tác vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh luôn được tăng cường; tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh được đảm bảo; diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh được bảo vệ nghiêm ngặt và không có biến động.

 Về chính sách phát triển du lịch xanh: Ninh Bình đã kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách, pháp luật về đa dạng sinh học gắn với bảo vệ môi trường như: Nghị quyết số 02/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Chỉ thị số 01/2009 của UBND tỉnh về việc “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã trên địa bàn tỉnh”; Quyết định số 13/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

 Về sản phẩm du lịch xanh: Thế mạnh của du lịch Ninh Bình chính là hội tụ nhiều di sản thiên nhiên độc đáo được kiến tạo hàng nghìn năm lịch sử với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ như: Tam Cốc - Bích Động, Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch sinh thái Vân Long, Vườn Quốc gia Cúc Phương…Việc phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Ninh Bình đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Thế giới Nhờ định hướng tỉnh đã đề ra, vào năm 2014 Quần thể danh thắng Tràng An, đã được UNESCO công nhận trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên

 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tương đối hợp lý, rộng khắp Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy chủ yếu được khai thác ở các tuyến trong khu du lịch Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Thung Nham Phương tiện vận chuyển chủ yếu là thuyền chèo tay, an toàn và thân thiện với môi trường.

4.4.1.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan

Tỉnh Ninh Bình phê duyệt đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 Nhiệm vụ của đề án này là thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững Sự phối kết hợp và chỉ đạo đúng đắn của Sở Du lịch Ninh Bình với hoạt động của công tác xúc tiến thông tin du lịch được đẩy mạnh và tăng cường.

Sở Du lịch Ninh Bình xác định thực hiện nhiệm vụ kép trong phát triển kinh tế - xã hội,

PTDL và đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Sở Du lịch Ninh Bình đang có đội ngũ lãnh đạo với năng lực đạt yêu cầu cơ bản, có chuyên môn, chỉ đạo trong công tác nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch xanh, chú trọng cập nhật những ứng dụng công nghệ trong công tác thực hiện. b) Nguyên nhân khách quan

Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Ninh Bình trong tổng thể du lịch cả nước và trong vùng Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á Ngành du lịch phát triển tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, Ninh Bình tập trung phát triển du lịch.

4.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Việc phát triển du lịch xanh đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của khách du lịch Cơ sở hạ tầng ở Ninh Bình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành du lịch xanh Nhiều con đường đi vào các điểm tham quan còn khó khăn, thiếu đèn chiếu sáng, giao thông không an toàn, vệ sinh cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn chưa đồng bộ, đặc biệt còn thiếu nhiều khách sạn có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khiến cho lượt khách du lịch, mức chi tiêu, số lượng khách lưu trú, và thời gian lưu trú của họ tại nơi đây còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Thứ hai, về chính sách phát triển du lịch xanh: của tỉnh Ninh Bình, chưa có một kế hoạch phát triển du lịch xanh toàn diện và chi tiết, đây là một yếu tố quan trọng giúp tỉnh này xác định được mục tiêu, hướng đi và các giải pháp để phát triển du lịch xanh Ngoài ra, hiện tại, chưa có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Việc thiếu hỗ trợ này khiến các doanh nghiệp và cá nhân không có động lực và đủ điều kiện để phát triển du lịch xanh.

Thứ ba, về sản phẩm du lịch xanh: Ninh Bình hiện vẫn chưa có đủ các sản phẩm du lịch xanh để thu hút khách du lịch Các sản phẩm du lịch xanh như đi xe đạp,thuyền kayak, làng nghề đang được phát triển nhưng còn rất ít so với tiềm năng của địa phương Sản phẩm du lịch xanh chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả,nhiều sản phẩm du lịch xanh còn có tính trùng lặp, chưa tạo khác biệt nhiều so với các điểm đến khác Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, ít các dịch vụ gia tăng, chất lượng dịch vụ chưa cao.

Thứ tư,về môi trường: Phát triển du lịch xanh còn chưa hiệu quả, chưa gắn với khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp; phát triển du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường; phát triển du lịch chưa tính đến biến đổi khí hậu… Việc phát triển quá nhanh đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch Tại nhiều khu, điểm du lịch của tỉnh Ninh Bình như vườn Quốc gia Cúc Phương, Tuyệt Tịnh Cốc… đã xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để, việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và thay đổi môi trường sống của sinh vật Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm cho nguồn nước Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích; những tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai và những hạn chế trong nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch xanh mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Ninh Bình Môi trường nước tại một số hồ, sông, suối nhỏ vẫn tiếp tục bị ô nhiễm; tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, yêu cầu về xây dựng các dự án phát triển kinh tế tăng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nguy cơ xảy ra suy thoái môi trường, sự cố môi trường ngày càng gia tăng, chất thải công nghiệp thu gom và xử lý chưa đảm bảo an toàn về môi trường đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và những thiệt hại khác của tỉnh Ninh Bình Đây là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển du lịch xanh.

Thứ năm, về ý thức và nhận thức của người dân: Mặc dù Ninh Bình có nhiều điều kiện để phát triển du lịch xanh, tuy nhiên ý thức của người dân địa phương vẫn còn chưa đủ để tham gia vào hoạt động này Một số người dân ở Ninh Bình vẫn chưa có đủ nhận thức về giá trị của các di sản thiên nhiên và văn hóa Họ không hiểu rằng bảo vệ và phát triển du lịch xanh có thể giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống của cả cộng đồng.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH CỦA TỈNH NINH BÌNH

Định hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

5.1.1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Căn cứ “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình được thể hiện ở 05 nội dung: Định hướng phát triển thị trường; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng không gian phát triển du lịch; định hướng đầu tư phát triển du lịch; định hướng bảo vệ môi trường du lịch.

Theo Quyết định số 1413/QĐ - TTg ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển về du lịch - dịch vụ chất lượng cao, có nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh; là tỉnh phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Ninh Bình cần phát huy các tiềm năng, lợi thế và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, có cơ cấu kinh tế tiên tiến; xứng đáng với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của khu vực phía nam vùng đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Đông Bắc với các vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ.

Theo định hướng phát triển du lịch Ninh Bình và du lịch Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của Ninh Bình là du lịch sinh thái Khu hang động Tràng An, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Vườn quốc gia Cúc Phương; loại hình du lịch văn hóa tập trung vào các điểm khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, du lịch tâm linh Bái Đính… Ngoài ra, Ninh Bình còn phát triển thêm các loại hình du lịch mới như du lịch cuối tuần, trên sông, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, thể thao, làng nghề… Cùng với phát triển du lịch nội tỉnh, Ninh Bình đã liên kết đầu tư và phát triển du lịch với các trung tâm du lịch như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Hòa Bình; hợp tác tuyến du lịch dự trữ sinh quyển thế giới Khu quần đảo Cát Bà với Quần thể danh thắng Tràng An… Công tác quản lý về môi trường luôn được ngành du lịch tỉnh Ninh Bình quan tâm; chú trọng vệ sinh môi trường, văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng yếu như chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động

5.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác hiệu quả lợi thế về tiềm năng du lịch, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng, mang thương hiệu "Ninh Bình - Tràng An", gắn với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa và bảo đảm tốt các vấn đề an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hướng tới du lịch bền vững.

(1) Ninh Bình thu hút 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 500 nghìn lượt khách lưu trú) và 9,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 2,25 triệu lượt khách lưu trú).

(2) Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 11.800 tỷ đồng (tương đương 540 triệu USD), đóng góp khoảng 6,5% GRDP.

(3) Về cơ sở lưu trú du lịch, toàn tỉnh có 11.500 buồng lưu trú, trong đó có 2.300 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

(4) Toàn tỉnh có 32.000 lao động du lịch, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp.

(5) Trong giai đoạn tới, các cơ sở dịch vụ được đầu tư xây dựng, các sản phẩm và dịch vụ du lịch được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng…, số khách có lưu trú qua đêm sẽ tăng lên, dự kiến đến năm 2025 là 25%.

(1) Thu hút 2,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú).

(2) Tổng thu từ khách du lịch du lịch đạt trên 27.200 tỷ đồng (tương đương 1.240 triệu USD), đóng góp khoảng 8% GRDP.

(3) Về cơ sở lưu trú du lịch, toàn tỉnh có 22.800 buồng lưu trú, trong đó có 7.000 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.

(4) Toàn tỉnh có 60.000 lao động du lịch, trong đó có 20.000 lao động trực tiếp.

(5) Phấn đấu đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng, có sức cạnh tranh và mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư; xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến “An toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”.

 Mục tiêu đến năm 2045: phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp 10% GRDP./.

 Tầm nhìn đến năm 2050: Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển về du lịch - dịch vụ chất lượng cao, có nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh và là tỉnh phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

5.1.3 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Theo đề án của Sở Du lịch Ninh Bình "Phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn

2021 - 2030, định hướng đến năm 2045", quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

 Nâng tầm thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình, định hướng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước.

 Tập trung các nguồn lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng và có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu “Ninh Bình - Tràng An”.

 Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

 Chú trọng phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế, hướng tới các thị trường có khả năng chi trả cao (Tây Âu, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ….).

 Chú trọng mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Tất cả các chính sách du lịch phải gắn kết chặt chẽ thành chuỗi cung ứng du lịch, nhằm cung cấp cho du khách một trải nghiệm du lịch trọn vẹn.

Phương hướng và quan điểm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

5.2.1 Phương hướng phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Nhận thức được những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch xanh, những năm vừa qua, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu du lịch Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-TU về việc phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 góp phần đầu tư bảo tồn và phát triển giá trị thiên nhiên văn hóa đặc sắc của địa phương Theo đó, công tác quản lý tại các khu du lịch lớn tập trung vào: Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Tràng An… đã được tăng cường tập trung xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, xử lý rác thải tại các điểm du lịch, quy chế bảo vệ rừng, các loài động vật hoang dã… Thành quả bước đầu từ việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch homestay đã giúp du khách trải nghiệm, hòa nhập và thêm hiểu biết về vẻ đẹp vùng đất

Cố đô cũng như hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng địa phương Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch xanh còn tạo nên một môi trường du lịch văn minh, thân thiện. Điều này rất cần thiết để ngành Du lịch phát triển bền vững trong tương lai.

Nhằm thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững, tỉnh Ninh Bình tiếp tục phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045. Nhiệm vụ của đề án này là thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững; trọng tâm là quy hoạch Công viên động vật hoang dã quốc gia; quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tràng An; điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng các khu du lịch Vân Long, Cúc Phương, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, Trong đó, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm giúp du khách thâm nhập cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân bản địa Đây cũng là điều kiện để Ninh Bình khơi dậy các làng nghề truyền thống như nghề dệt chiếu ở huyện Kim Sơn, làng thêu Văn Lâm, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân ở huyện Hoa Lư.

5.2.2 Quan điểm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Theo đề án của Sở Du lịch Ninh Bình “Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045”, quan điểm phát triển du lịch xanh của Ninh Bình, cụ thể:

 Quản lý chặt chẽ việc thực hiện phương án phát triển khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bản, quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Cập nhật, bổ sung các nội dung phát triển du lịch đến năm 2045 trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình, phù hợp định hướng, chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

 Tập trung thực hiện Quy hoạch công viên Động vật hoang dã Quốc gia tỉnhNinh Bình; Quy hoạch phân khu các khu vực trong khu di sản Tràng An; Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giớiQuần thể danh thắng Tràng An; Lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng các khu du lịch Vân Long, Cúc Phương, hồ Đồng Thái – động Mã Tiên Quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ nghiêm các khu vực có giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo (núi đá vôi, hang động, sông, hồ ) có tiềm năng phát triển du lịch.

 Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn, phục dựng không gian văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa tại khu vực xã Trường Yên và vùng phụ cận; Không gian văn hóa khu vực sông Bôi, sông Hoàng Long (liên quan đến giai đoạn lịch sử từ đầu công nguyên đến khi thành lập nhà nước Đại Cồ Việt và những giai đoạn phát triển sau đó); Quy hoạch phát triển không gian văn hóa làng nghề truyền thống thôn Văn Lâm gắn với hành cung Vũ Lâm, huyện Hoa Lư.

 Quản lý và thực hiện các quy hoạch chuyên ngành khác (quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thương mại phục vụ du lịch như các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, các tuyến đường đi dành riêng cho khách đạp xe và đi bộ, các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch ).

 Xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch trọng tâm để phát triển du lịch gồm:

Kế hoạch án marketing tổng thể du lịch Ninh Bình; Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch ban đêm của tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Bình; Đề tài xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Du lịch theo giai đoạn; Kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc hàng năm phục vụ du lịch; Đề án chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Bình; Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đảm bảo môi trường an toàn, văn minh phục vụ phát triển ngành Du lịch của tỉnh giai đoạn 2021 - 2026.

Giải pháp hoàn thiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng, Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh Tuy nhiên, từ thực tế khai thác hoạt động du lịch thời gian qua, cho thấy hướng đi này vẫn còn nhiều hạn chế như sự thiếu hụt cơ chế, chính sách phát triển du lịch xanh hay nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu phát triển Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch xanh, địa phương cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế.

Trên cơ sở phân tích kết quả các điều kiện phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình; đánh giá những thành công và nguyên nhân; các tồn tại và nguyên nhân thời gian qua cũng như thực hiện kiểm định các nhân tố của mô hình hồi quy đa biến, đề tài đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trọng điểm sau:

5.3.1 Khai thác hiệu quả và bảo tồn tài nguyên du lịch

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của phát triển du lịch và trách nhiệm đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, làm tăng hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của du lịch Ninh Bình do du lịch xanh mang lại.

Ban quản lý các điểm du lịch thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ rừng đặc dụng, ngăn chặn việc săn bắn các loài chim và động vật hoang dã.

Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới. Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, giữ gìn văn hóa, làng nghề truyền thống, giữ gìn nếp sống văn minh, đề cao cảnh giác trong việc giữ vững an ninh, an toàn xã hội, xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử có văn hoá góp phần tạo hình ảnh đẹp về con người Ninh Bình, góp phần khăng định vị thế của du lịch Ninh Bình trong phát triển du lịch của cả nước.

Nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đảm bảo sao cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường cần được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cán bộ quản lý các khu bảo tồn về các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên

Tuyên truyền giáo dục du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch Trau dồi sự hiểu biết của du khách về vai trò của họ trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, trong việc xả rác hợp lý, trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, giúp du khách có nhận thức đúng đắn để không mua bán các sản phẩm hay các dịch vụ gây đe dọa suy thoái và ô nhiễm môi trường Khi đã có nhận thức đúng đắn, khách du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc bảo tồn cho các nguồn tài nguyên du lịch.

Cần đưa ra các văn bản, các mức xử lý triệt để về việc vứt rác bừa bãi như chất thải rắn, rác thải hay nước thải tại các khu, điểm du lịch gây ra ô nhiễm môi trường Thường xuyên, kiểm tra, rà soát ở các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, homestay về việc xả nước thải Bởi nếu chính quyền lơ là thì sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch xanh Ninh Bình. Đẩy mạnh điều tra cơ bản nắm chắc các nguồn tài nguyên du lịch, quy hoạch quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch Triệt để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực bảo tồn hệ sinh thái Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu bảo tồn tự nhiên đầu tư phát triển trở thành những điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Đầu tư, xúc tiến phát triển các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đối với các khu vực đang bị hoang hóa, hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển. Trồng các loại cây xanh có bóng mát, tán rộng và cao, có sức chịu đựng gió bão dọc các tuyến đường trong khu du lịch Đầu tư trồng rừng phòng hộ ngăn chặn sự di động của cát, biến vùng cát hoang thiên nhiên trắng thành vùng thiên nhiên xanh, hội tụ được sinh vật tự nhiên với sinh cảnh mới hiền hoà và bền vững.

Tôn tạo các di tích, lễ hội Ưu tiên vốn trùng tu, nâng cấp các di tích theo các tuyến du lịch đã quy hoạch Mở rộng quy mô các lễ hội.

Cần bài trừ, lên án các tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch xanh.

Khôi phục và phát triển các làng nghề, các nghề thủ công truyền thống mang đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch, gắn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho người dân địa phương.

5.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay đang trong tình trạng thiếu và chất lượng chưa cao Do đó cần phát triển số lượng nhân lực cần thiết theo nhu cầu phát triển của ngành qua từng thời kỳ Tuy nhiên, bên cạnh việc phải phát triển đủ số lượng cần đảm bảo về cơ cấu ngành nghề, hài hòa mối tương quan giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Các giải pháp cần phải chú ý là:

- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh Kết quả điều tra cho phép đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc hoặc tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình được tổ chức định kì phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và các nước có ngành du lịch phát triển.

- Phát huy thế mạnh nguồn nhân lực tại chỗ với việc sử dụng lực lượng lao động gián tiếp phục vụ nhu cầu phát triển du lịch xanh

Nói chung, để giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực, ngoài việc phải phối hợp với các trường cao đăng, đại học trong tỉnh mà tiêu biểu là Đại học Hoa Lư, ngành du lịch Ninh Bình cần phải liên kết với các cơ sở đào tạo tại các trung tâm lớn như Hà

Nội, Hải Phòng thậm chí cả ở nước ngoài để tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.

5.3.3 Tăng cường các chính sách phát triển du lịch xanh

Một số kiến nghị phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình

Để du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh, ổn định và bền vững, cần có những quan điểm, định hướng và các giải pháp đúng đắn phù hợp với thực tiễn của từng địa phương trong tỉnh Những định hướng và giải pháp nêu trên chỉ là định hướng bước đầu, cần tiếp tục phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện Đồng thời phải có sự tham gia đồng bộ và hệ thống từ chính phủ; các bộ, ban, ngành, tổ chức từ tỉnh cho đến cơ sở.

5.4.1 Kiến nghị với Chính phủ

Nhà nước cần xây dựng và ban hành "Bộ tiêu chí du lịch xanh”.

Chỉ đạo mạnh mẽ hơn đến Bộ VH-TT-DL, các địa phương về việc phát triển du lịch xanh, thiết lập các kế hoạch hành động cụ thể, hiệu quả để phát triển các điều kiện du lịch xanh và sản phẩm du lịch xanh gắn với bảo tồn tài nguyên và môi trường.

Xây dựng, triển khai và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch xanh và nắm bắt, phát huy các điều kiện phát triển du lịch xanh trên cả nước; đặc biệt là tỉnh Ninh Bình.

Tăng cường hỗ trợ các CS và điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương có cơ hội học tập, trau dồi tư duy, kỹ năng để trực tiếp trở thành một hướng dẫn viên DL và bên cạnh đó, tăng cường đầu tư để người dân ổn định nghề và phát triển du lịch xanh.

Có chính sách thiết thực và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.

Chỉ đạo các Bộ, ban, ngành có cơ chế hỗ trợ thu hút KDL quốc tế, phát triển du lịch đi đôi với phát triển xanh, phát triển bền vững.

5.4.2 Kiến nghị đối với các Bộ, Ban, Ngành

* Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch:

Xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể phát triển du lịch xanh và chú trọng các điều kiện phát triển du lịch xanh Từ đó nâng cao giá trị, phát triển hình ảnh điểm đến; đồng thời giúp quảng bá hình ảnh điểm đến Ninh Bình rộng rãi khắp cả nước và trên trường quốc tế.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch xanh Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn hướng tới năm 2030; với mục tiêu chung là nâng cao đóng góp của du lịch xanh trong ngành DL nói riêng và nền Kinh tế Việt Nam nói chung Định hướng, tập trung phát triển, xây dựng các điều kiện phát triển du lịch xanh có hiệu quả, đa dạng và bền vững.

Xây dựng kế hoạch, chiến dịch đầu tư tu bổ, tôn tạo và nâng cấp tổng thể các TNDL, trong đó bao gồm cả những tài nguyên ở Ninh Bình Bên cạnh đó đặt ra các quy định thắt chặt công tác quản lý, bảo tồn các di sản tự nhiên cũng như giữ gìn môi trường nói chung để đảm bảo phát triển du lịch xanh bền vững, lâu dài.

Tổng cục DL hoàn thành một cách căn bản các hoạt động thu thập, thống kê thông tin khách DL đến các địa phương của Việt Nam, giúp cho các địa phương trong đó có Ninh Bình chủ động trong việc định hướng thị trường và phát triển du lịch Cục Xúc tiến, Tổng cục DL, Cơ quan quảng bá DL quốc gia cần xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình quảng bá hình ảnh ĐĐDL hướng vào thị trường trọng tâm.

Xây dựng chiến lược về phát triển thị trường lao động DL đến năm 2025 tầm nhìn 2030, làm cơ sở cho các địa phương xây dựng kế hoạch thu hút NDĐP tham gia du lịch xanh Thực hiện nhiều chính sách thu hút chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý về DL, người tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi trở lên tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước về làm việc tại địa phương Đồng thời phối hợp triển khai, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc điều tra về lao động ở địa phương.

* Bộ Giao thông vận tải:

Xây dựng các chính sách, kế hoạch đầu tư vào CSHT, sửa chữa, cứng hóa đường đất tại các vùng nông thôn; xây dựng những tuyến đường chính liên kết các vùng và các ĐĐDL, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành DL nói chung và du lịch xanh nói riêng.

* Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Tạo điều kiện phối hợp các trường đào tạo DL tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ DL ở địa phương. Trong quá trình đào tạo cần phải đưa nội dung quản lý về môi trường tạo nên ý thức bảo vệ môi trường cho tất cả nhân viên tại khu DL Lồng ghép các chương trình hoạt động DL bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trình đào tạo Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giao tiếp, ứng xử văn minh cho đồng bào ở các bộ phận địa phương (thôn, bản, xã ) tại khu DL.

Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nước có thế mạnh trong đào tạo về du lịch xanh Chỉ đạo đối với các trường Đại học trong cả nước với cơ chế đặc thù góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành DL.

Chương 5 nêu rõ phương hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch cũng như phương hướng và quan điểm phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp phát triển du lịch xanh của tỉnh Ninh Bình Cụ thể:

(1) Khai thác hiệu quả và bảo tồn tài nguyên du lịch

(2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

(3) Tăng cường các chính sách phát triển du lịch xanh

(4) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch xanh

(5) Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương vào việc phát triển du lịch xanh

(6) Nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường

(7) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Đưa ra một số kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành về việc phát triển du lịch xanh của địa phương.

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w