PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian gần đây sau đại dịch Covid-19, nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống giao thông vận tải cũng như mạng lưới công nghệ thông tin toàn cầu và nhu cầu du lịch lớn của con người sau 2 năm dịch bệnh Cụ thể, du lịch mang lại nguồn tài chính khổng lồ cho nhiều quốc gia trên thế giới, đi đôi với việc tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn hóa, từ đó tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt Điều này dẫn đến tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và khách du lịch có quyền lựa chọn điểm đến mà họ yêu thích Vì thế, các nhà quản lý, điều hành du lịch và điểm đến cần không ngừng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến mà nhà quản lý và điều hành du lịch mong đợi
Thời điểm ngay trước đại dịch, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương đã báo cáo tóm tắt những kết quả đạt được của ngành du lịch trong đó có ghi nhận đã phục vụ hơn 85 triệu du khách nội địa Năm 2020, trong bối cảnh ngành du lịch thế giới lao đao và gần như đóng cửa thì lượng khách nội địa của Việt Nam đạt 56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019 Trong thời gian đó, thông tin vaccine về Việt Nam và sẽ được tiêm phòng rộng rãi cho người dân như một “làn gió mát” đối với người dân Việt Nam, tác động tích cực đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Vietravel cho biết, lượng khách đăng ký tour đã có tín hiệu khởi sắc trở lại Cụ thể, trong giai đoạn từ 22/2/2020–28/2/2020, số khách mỗi ngày tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó Tín hiệu nhu cầu của du khách đặc biệt là khách nội địa đang dần khởi sắc Tuy nhiên, năm 2021, năm thứ hai đối phó với Covid-19, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu hơn so với năm 2020 Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch nội địa 11 tháng của năm 2021 ước đạt 34,75 triệu lượt, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm 2020 Mùa cao điểm hè 2021, du lịch gần như ngưng trệ Hai tháng 8 và 9, cả nước chỉ có lần lượt 200 nghìn và 300 nghìn lượt khách nội địa, tất cả đều là du lịch không lưu trú qua đêm Hiện tại dịch Covid đã bị đẩy lùi, trong 8 tháng đầu năm 2022, du lịch Việt Nam tiếp tục đà phục hồi nhiều triển vọng, trong đó du lịch nội địa vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn ngành Tính chung 8 tháng, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79,8 triệu lượt, cao hơn 19,8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022 Đáng chú ý, lượng khách nội địa trong 8 tháng tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch và gần bằng số lượng khách cả năm 2019 (85 triệu lượt) Tổng cục Du lịch đánh giá điều này cho thấy thị trường du lịch nội địa đã hoàn toàn phục hồi
Trước đây, đối tượng du khách đến thăm nhà tù Hỏa Lò tập trung phân khúc khách quốc tế thì đến năm 2017, nhà tù Hỏa Lò đã tiếp cận đến những du khách nội địa, đặc biệt là du khách thuộc thế hệ Gen Z (18 - 24 tuổi) Trong năm 2019, lượng khách nội địa đã đạt 30% và trong đó đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tới 15% Nhờ những hoạt động tích cực hướng đến nhóm du khách nội địa những năm gần đây, trong năm 2020 khi không có khách quốc tế, Hỏa Lò vẫn thu hút được đông đảo du khách nội địa lên đến 108.000 lượt khách, đảm bảo được việc hoạt động trong thời kỳ ngành du lịch nước nhà và thế giới đang gặp phải vô vàn khó khăn
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu chọn “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Nhà tù Hỏa Lò là điểm đến du lịch của du khách nội địa” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa Trên cơ sở đó, rút ra các hàm ý quản trị nhằm gia tăng khách du lịch nội địa đến với nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích thực trạng khách du lịch nội địa đến nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội
Xác định các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch Hà Nội nói chung và điểm đến nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội nói riêng của khách du lịch nội địa Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa
Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng khách du lịch nội địa đến với nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Hiện nay thực trạng khách du lịch nội địa quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội diễn ra như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa?
Hàm ý quản trị nào được rút ra từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của khách du lịch nội địa?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù
Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách khách nội địa Đối tượng khảo sát: khách du lịch nội địa đã và sẽ lựa chọn điểm đến du lịch là nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Nhà tù Hỏa Lò làm điểm đến du lịch của khách nội địa được tiến hành trên nhiều phương diện khác nhau tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn nên nhóm tác giả sẽ nghiên cứu cơ bản về các yếu tố lịch sử, thói quen của khách du lịch nội địa
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các bài báo,bài nghiên cứu, tài liệu thống kê trong khoảng thời gian từ 2021 - 2022
- Dữ liệu sơ cấp: Lấy dữ liệu thông qua bảng hỏi khảo sát online hoặc quan sát ngay tại nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội từ ngày 27/10/2022 - 27/11/2022
Không gian: Bài nghiên cứu được thực hiện tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò -
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu nhằm kiểm định các thang đo và tiến hành xây dựng mô hình để làm rõ các các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của khách nội địa Và được tiến hành qua các bước sau: Thu thập kết quả điều tra, nhập và xử lý dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, và khung nghiên cứu đã được kiểm định
Phương pháp nghiên cứu định tính: bên cạnh phương pháp định lượng, định tính cũng là một trong những lựa chọn phù hợp Nhóm lựa chọn cách phỏng vấn sâu để có thể thu thập thông tin liên quan đến tính lịch sử của nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội Quy trình tiến hành nghiên cứu định tính được tiến hành như sau: Tổng quan tài liệu, xây dựng đề cương phỏng vấn sâu và thực hiện phỏng vấn, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa, tổng hợp và xác minh khung nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm chúng em sử dụng phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng) để giải quyết các vấn đề liên quan tới quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa.
Kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò làm điểm đến du lịch của du khách nội địa
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Nội dung chương 1 đã nêu ra các vấn đề, tính cấp thiết của đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa” nhằm tìm hiểu, phân tích các nhân tố quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa, cụ thể thể là Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm gia tăng lượt khách du lịch nội địa tới Nhà tù Hỏa Lò Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để làm rõ vấn đề của bài nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Điều chỉnh, kiểm tra
Nghiên cứu định lượng chính
Phân tích nhân tố Loại biến EFA quan sát
Phân tích tương quan hồi quy
Kết luận và hàm ý quản trị
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu về quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của du khách nội địa
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá của khách du lịch nội địa về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch Kiểm định các thang đo trong mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch
Tiến hành xử lí dữ liệu sơ cấp thu được thông qua bảng khảo sát online bằng phần mềm SPSS 26 với kích thước mẫu là 245 khách du lịch nội địa Cụ thể qua các thao tác sau: phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy Kết quả của phương pháp này sẽ cho biết sự chính xác và khách quan của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa.
Mã hóa thang đo và biến quan sát
Bảng 3 1: Mã hóa thang đo và biến quan sát
STT TÊN BIẾN QUAN SÁT MÃ
I ĐỘNG CƠ DU LỊCH DC
1 Để khám phá và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa/ lịch sử của
Nhà tù Hỏa Lò DC1
2 Tham quan và trải nghiệm khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò DC2
3 Thỏa mãn sự tò mò, đi để biết Nhà tù Hỏa Lò như nào DC3
4 Giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức về Nhà tù Hỏa Lò DC4
II THÁI ĐỘ DU LỊCH TD
5 Bản thân thích đến tham quan địa điểm du lịch Hỏa Lò TD1
6 Nhà tù Hỏa Lò là một điểm đến hấp dẫn và kích thích trí tham quan TD1
7 Do các khách du lịch review về nhà tù Hỏa Lò rất tích cực nên tôi muốn đến đó tham quan TD3
III HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HA
8 Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp HA1
9 Bầu không khí du lịch náo nhiệt, nhiều kỳ thú HA2
10 Điểm đến sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh HA3
11 Môi trường không bị ô nhiễm HA4
12 Thời tiết tại điểm đến phù hợp với hoạt động du lịch HA5
13 Các công trình địa điểm du lịch có giá trị lịch sử hoặc khảo cổ HA6
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu
Thông qua một số vấn đề lý luận về đề tài, các thang đo được kế thừa từ nghiên cứu trước và có sự điều chỉnh thích hợp để tìm ra các thang đo có độ chính xác cao, phù hợp với đề tài Công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là phiếu khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội làm điểm đến du lịch của du khách nội địa
3.4.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu
3.4.2.1 Xác định kích thước mẫu
Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên Tỷ lệ số quan sát trên một biến đo lường là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1 “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết, “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát
Trong bài nghiên cứu này có 19 biến quan sát (biến đo lường) thì kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được theo tỉ lệ 5:1 là 23*5= 115 Thông thường ở các nghiên cứu thì kích thước mẫu càng lớn sẽ càng thể hiện được tính chất của tổng thể, độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao Mặt khác để đề phòng có bảng hỏi bị loại do trả lời
14 Các hoạt động ngoài trời phong phú, đa dạng HA7
15 Các nhân tố văn hóa và tôn giáo HA8
IV YẾU TỐ CHIÊU THỊ, NGOẠI CẢNH NC
16 Thông tin được đăng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,
17 Việc bắt kịp các xu hướng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách NC2
18 Chi phí tham quan hợp lý NC3
19 Lời khuyên của người thân, bạn bè NC4
V QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH QD
20 Tôi sẽ đi du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò khi có điều kiện QD1
21 Tôi sẽ giới thiệu Nhà tù Hỏa Lò tới tới bạn bè, người thân, đồng nghiệp của tôi QD2
22 Tôi chắc chắn sẽ đến tham quan Nhà tù Hỏa Lò trong tương lai QD3
23 Tôi sẽ quay trở lại Nhà tù Hỏa Lò trong một thời gian sớm nhất QD4 của khách hàng không đúng nguyên tắc nên tác giả chọn kích thước mẫu điều tra là
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất được ưu tiên trong bài nghiên cứu này để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Lý do chọn mẫu là người trả lời dễ tiếp xúc, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí thu thập thông tin
3.4.3 Quy trình thu thập dữ liệu
Bảng hỏi được thiết kế trên cơ sở dựa vào một số vấn đề lý luận và các nghiên cứu liên quan trước đây liên quan đến đề tài để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu Sau khi bảng câu hỏi ban đầu được hoàn thiện thì nhóm tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn đề tài để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu Từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát chính thức
Nội dung của bảng hỏi trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: “động cơ đi du lịch”; “thái độ du lịch”; “hình ảnh điểm đến”, “yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh” và
“quyết định lựa chọn địa điểm du lịch” Cụ thể để đo lường các khái niệm có trong mô hình, nhóm nghiên cứu sử dụng các thang đo Likert 5 mức độ là: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý
3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Bảng câu hỏi sau khi hoàn thiện sẽ được mang đi khảo sát và kết quả khảo sát thu về được lấy làm dữ liệu sơ cấp đưa vào bài nghiên cứu Tiến hành mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích số liệu dữ liệu thu thập được bằng SPSS 26 Cụ thể, quá trình phân tích ấy sẽ thông qua các công cụ như phân tích thống kê mô tả; kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy
Thống kê mô tả: Là kỹ thuật giúp người nghiên cứu mô tả tổng quát về đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát có được
- Thống kê tần số: Trong bài này, mô tả mẫu thông tin được thu thập theo các thuộc tính sau: giới tính, độ tuổi, nơi ở hiện tại, thu nhập hàng tháng
- Thống kê trung bình giúp đánh giá khái quát về nhận định của đối tượng khảo sát với các biến đo lường trong phiếu khảo sát và thường sử dụng các đại lượng sau: Trung bình cộng (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard Deviaion)
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Giúp kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ (nhân tố A) có đáng tin cậy hay không, có tốt không và cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không
Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha bao gồm:
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết các biến nào cần phải loại bỏ và biến nào cần được giữ lại Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1978)
- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha được quy định từ 0,8 đến gần bằng 1 thì thang đo lường rất tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 thì thang đo lường sử dụng tốt và phải từ 0.6 trở lên thì thang đo lường mới đủ điều kiện (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Giúp xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu
Các tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): có trị số đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 ≤
Tổng quan về tình hình khách du lịch nội địa tại Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội
4.1.1 Tổng quan về Nhà tù Hỏa Lò
4.1.1.1 Giới thiệu về Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hoả Lò nằm ở địa chỉ số 1, phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Vùng đất xây dựng Nhà tù xưa thuộc làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội Phụ Khánh là một làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Hà Thành, nơi chuyên làm các loại siêu, ấm đất và bếp lò bằng đất nung để đem bán khắp kinh kỳ, vì vậy làng có tên là Hỏa Lò Để có đất xây dựng, thực dân Pháp đã di chuyển 48 hộ dân tới làng Phụ Khánh thuộc khu vực phố Thể Giao, quận Hai Bà Trưng ngày nay Cùng với đó là tháo dỡ, di chuyển đình Làng Phụ Khánh, chùa Lưu Ly, chùa Chân Tiên
Năm 1896, thực dân Pháp đã xây dựng Nhà tù Hỏa Lò để giam giữ hàng ngàn chiến sĩ yêu nước cách mạng Việt Nam Sau ngày Giải phóng Thủ đô 10 tháng 10 năm
1954, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng Nhà tù để giam giữ những người vi phạm pháp luật Từ ngày 5/8/1964 đến 29/3/1973, nhà tù được dùng làm nơi giam giữ phi công
Mỹ Ngày nay, Nhà Tù Hỏa Lò trở thành nơi tham quan của mọi lứa tuổi, cũng như du khách trong nước và quốc tế
4.1.1.2 Đặc điểm của Nhà tù Hỏa Lò Được khởi công xây dựng vào năm 1896 bởi thực dân Pháp, Nhà tù có tên là
“Maison Centrale” (Nhà tù Trung ương) Đây là một trong những nhà tù kiên cố và lớn bậc nhất Đông Dương Nhà tù Hỏa Lò nằm ở trung tâm Hà Nội, liền kề với Tòa án, phía Tây giáp phố Richaud (nay là phố Quán Sứ), phía Nam giáp phố Teinturiers (nay là phố Thợ Nhuộm), phía Bắc giáp đường Rollande Prolonge (nay là phố Hai Bà Trưng) Tổng diện tích Nhà tù và những con đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2, ước tính chi phí xây dựng toàn bộ là 1.212.434 đồng Đông Dương.Nhà tù Hỏa Lò có quy mô và kiên cố bậc nhất tại Đông Dương với tổng diện tích ban đầu là 12.908m2, ước tính chi phí xây dựng toàn bộ là 1.212.434 đồng Đông Dương bao gồm hệ thống các hạng mục công trình sau:
● 1 nhà dùng cho việc canh gác
● 1 nhà dùng làm bệnh xá
● 1 nhà dùng làm nhà thương bố thí
● 2 nhà dùng để giam bị can (chưa thành án)
● 1 nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da
● 5 nhà dùng để giam tù nhân đã thành án
● 4 trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù Nhà tù được thực dân Pháp đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng, đặc biệt là nguyên liệu Tất cả thiết bị, phụ kiện đều được phải nhập từ Pháp và được kiến trúc sư chấp nhận Từ đó mà thực dân Pháp cho rằng Nhà tù này “Nội bất xuất, ngoại bất nhập” Sau 3 năm xây dựng, mặc dù nhiều hạng mục công trình còn chưa hoàn thiện nhưng nhiều người yêu nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp bắt
Các phòng giam tại Nhà tù Hỏa Lò được thiết kế cùng một kiểu: mái lợp ngói, tường gạch kiên cố, quét vôi xám và hắc ín; các xà lim chỉ có một vài ô cửa nhỏ được mở sát mái, làm cho các phòng giam trở nên càng tối tăm và ngột ngạt Bao quanh nhà tù là một bức tường đá hộc được xây kiên cố (cao 4,3m và 5,4m, dày 0,5m), trên đó cắm đầy những mảnh chai sắc nhọn nhằm ngăn tù nhân vượt ngục Một đường tuần tra dọc hành lang rộng hơn 2m ngăn cách giữa bức tường bảo vệ nhà tù Bốn góc nhà tù là bốn chòi canh gác để lính gác có thể quan sát toàn bộ hoạt động cả phía trong và ngoài nhà tù
Nhà tù Hỏa Lò là nơi chứng minh sự hy sinh, gian khổ, tinh thần đấu tranh quyết liệt của các chiến sĩ cách mạng yêu nước, đồng thời là bản án tố cáo chế độ nhà tù tàn ác của thực dân Pháp Đây cũng là nơi minh chứng về chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam đối với phi công Mỹ khi bị bắt giam Có thể nói nơi đây chính là điểm tham quan hấp dẫn, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
4.1.2 Tình hình khách du lịch nội địa đến thăm Nhà tù Hỏa Lò
4.1.2.1 Lượt khách nội địa tham quan Di tích
Nếu như trước đây, lượng khách của Hỏa Lò chỉ tập trung ở phân khúc khách quốc tế thì từ năm 2017 tới nay, họ đã có những động thái thay đổi, gia tăng tương tác với du khách trên mạng xã hội để tiếp cận nhiều hơn tới đối tượng khách nội địa, đặc biệt là du khách ở nhóm Gen Z Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, trong ngày 30-4, lượng du khách đến tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò tăng đột biến Đặc biệt, phần lớn là các bạn trẻ 9X, 10X và các bạn học sinh Không phải ngẫu nhiên nhiều bạn trẻ lại tìm đến di tích Nhà tù Hỏa Lò, đây chính là kết quả ban đầu của cuộc hành trình giúp người trẻ
"kéo" lịch sử lại gần Đội ngũ truyền thông của di tích đã xây dựng fanpage "Di tích
Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic", nhiều câu chuyện lịch sử được các admin lựa chọn, sưu tầm, kiểm tra tính xác thực của thông tin và viết lại theo cách dễ hiểu nhất, thu hút nhất hướng chủ yếu đến người đọc trẻ và tính đến nay trang page đã thu hút được 168.000 lượt theo dõi và hàng ngàn lượt yêu thích mỗi ngày
Trong năm 2016, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã đón 286.858 lượt khách (trong đó, miễn phí khoảng 11.000 lượt khách); tính riêng trong 6 tháng đầu năm
2017, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã đón 197.583 lượt khách (trong đó, miễn phí khoảng 5.000 lượt khách).Cũng trong năm 2017, di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tiếp đón hơn 340.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng hơn 9 tỷ đồng Số lượng khách tham quan so với cùng kỳ năm 2016 tăng 60.000 lượt khách tương ứng tăng 22,5% So với chỉ tiêu thu phí được giao năm 2017 vượt hơn 40% Năm 2018, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tiếp đón hơn 4.550 lượt khách vào dịp nghỉ lễ Quốc Khánh ngày 2-9 trong 3 ngày, trong một ngày 2-9 có hơn 250 du khách nội địa tham quan di tích Và với tình hình đó, năm 2019, lượng khách du lịch nội địa đến tham quan Di tích còn đông hơn nữa
Từ tháng 2/2020, việc đóng cửa biên giới với khách quốc tế cộng với nhiều thời điểm phải đóng cửa tham quan để tuân thủ quy định giãn cách xã hội, hạn chế đi lại hay cách ly toàn dân của Chính phủ do dịch Covid - 19, Hỏa Lò vẫn xoay sở khá tốt và thu hút được 108 nghìn lượt khách Hai năm sau, tính đến chiều tối ngày 11/4/2022, số lượng khách tham quan di tích trong 3 ngày nghỉ lễ là 4.300 khách, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2021
4.1.2.2 Chi phí tham quan Di tích đối với du khách
- Giờ mở cửa: từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần, trừ một số dịp Lễ
Tết hoặc đặc biệt khác
Bảng 4 1: Giá vé tham quan di tích Đối tượng Chi phí
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi 30.000/người
Học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi, người thuộc chính sách xã hội 15.000/người
Trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng Miễn phí
Nguồn: Nhà tù Hỏa Lò cung cấp
- Chi phí thuê hướng dẫn viên tại điểm
Bảng 4 2: Chi phí thuê hướng dẫn viên tại điểm Đối tượng Chi phí Ghi chú Đoàn dưới 20 khách 400.000/đoàn Đoàn trên 20 khách 600.000/đoàn Từ thành viên thứ 21 thì mỗi người tính 30.000 đồng
Nguồn: Nhà tù Hỏa Lò cung cấp
Thông tin thêm nếu đi đoàn và muốn có hướng dẫn viên đi cùng thì bạn phải liên hệ ban quản lý đặt lịch trước, bao gồm thời gian đi và số lượng người Thời gian hướng dẫn đi cùng và thuyết minh cho đoàn khoảng tầm một tiếng.
Kết quả nghiên cứu định lượng
Số phiếu thu về được sau khi đem bảng hỏi đi khảo sát là 245 phiếu Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu thì nhận thấy không có phiếu nào bị loại cả, cả 245 phiếu thu về đều hợp lệ và có thể tiếp tục đem đi xử lý số liệu bằng SPSS 26
4.2.1.1 Thống kê tần số đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 4 3: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học
Thuộc tính Số lượng Tỉ lệ %
Số lần đến nhà tù Hỏa Lò
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4 1: Cơ cấu giới tính
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả khảo sát về đặc điểm giới tính trên cho thấy trong 245 khách du lịch nội địa tham gia khảo sát thì 159 khách du lịch là nữ (chiếm 64,9%) và 86 khách du lịch là nam (chiếm 35,1%)
Biểu đồ 4 2: Cơ cấu độ tuổi
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả khảo sát về đặc điểm độ tuổi trên cho thấy trong 245 khách du lịch nội địa tham gia khảo sát thì 17 khách du lịch có độ tuổi dưới 18 tuổi (chiếm 6,9%), 200 khách du lịch có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (chiếm 81,6%), 14 khách du lịch có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi (chiếm 5,7%), 9 khách du lịch có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi (chiếm 3,7%) và 5 khách du lịch có độ tuổi trên 45 tuổi (chiếm 2,0%)
Về thu nhập bình quân hàng tháng:
Biểu đồ 4 3: Cơ cấu thu nhập hàng tháng
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả khảo sát về đặc điểm thu nhập hàng tháng trên cho thấy trong 245 khách du lịch nội địa tham gia khảo sát thì phần nửa khách du lịch có thu nhập dưới 3 triệu
(127 khách du lịch và chiếm 51,8%), 64 khách du lịch có thu nhập từ 3 đến 5 triệu
Từ 35 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
Từ 5 đến 10 triệu Trên 10 triệu
(chiếm 26,1%), 24 khách du lịch có thu nhập từ 5 đến 10 triệu (chiếm 9,8%) và 30 khách du lịch có thu nhập trên 10 triệu (chiếm 12,2%)
Biểu đồ 4 4: Cơ cấu nơi sống
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả khảo sát về số lần khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò trên cho thấy trong
245 khách du lịch nội địa tham gia khảo sát thì phần lớn khách du lịch đang sinh sống ở miền Bắc (212 khách du lịch và chiếm 86,5%), 18 khách du lịch đang sống ở miền Trung (chiếm 7,3%) và 15 khách du lịch đang sinh sống ở miền Nam (chiếm 6,1%)
Về số lần đến Nhà tù Hỏa Lò:
Biểu đồ 4 5: Cơ cấu số lần đến Nhà tù Hỏa Lò
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả khảo sát về số lần khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò trên cho thấy trong 245 khách du lịch nội địa tham gia khảo sát thì phần lớn khách du lịch đều đến Nhà tù Hỏa Lò
1 lần (172 khách du lịch và chiếm 70,2%), 46 khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò 2 lần
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Số lần đến Nhà tù Hỏa Lò
(chiếm 18,8%), 17 khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò 3 lần (chiếm 6,9%) và 10 khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò trên 3 lần (chiếm 4,1%)
Bảng 4 4: Các kênh thông tin và mục đích đến Nhà tù Hỏa Lò
Mạng xã hội (Facebook,Instagram, Tiktok,
Tivi, sách, báo, tạp chí 97
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Về các kênh thông tin:
Biểu đồ 4 6: Cơ cấu các kênh thông tin
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Theo như biểu đồ, khách du lịch biết đến Nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội qua nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó chủ yếu là: qua mạng xã hội; qua bạn bè, người thân; qua tivi, sách báo, tạp chí, và các kênh truyền thông khác
Về mục đích đến Nhà tù Hỏa Lò:
Biểu đồ 4 7: Cơ cấu mục đích du khách đến Nhà tù Hỏa Lò
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Theo như biểu đồ, phần lớn khách du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò để: đi du lịch, tham quan; mở mang kiến thức, khám phá về địa điểm mới; và phần một phần khách du lịch đến đây để giải trí, thư giãn và nghiên cứu, học tập
4.2.1.2 Thống kê trung bình cho mẫu nghiên cứu
Bảng 4 5: Thống kê trung bình
Nhân tố Biến Nội dung câu hỏi Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
DC1 Để khám phá và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa/ lịch sử của Nhà tù Hỏa Lò 3,9224 0,81363
DC2 Tham quan và trải nghiệm khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò 3,9224 0,89517
DC3 Thỏa mãn sự tò mò, đi để biết Nhà tù Hỏa
DC4 Giao lưu học hỏi và nâng cao kiến thức về
TD1 Bản thân thích đến tham quan địa điểm du lịch Hỏa Lò 3,9551 0,95494
TD1 Nhà tù Hỏa Lò là một điểm đến hấp dẫn và kích thích trí tham quan 3,9959 0,96453
Do các khách du lịch review về nhà tù Hỏa
Lò rất tích cực nên tôi muốn đến đó tham quan
HA HA1 Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp 3,7796 1,01242
Mục đích đến Nhà tù Hỏa Lò
HA2 Bầu không khí du lịch náo nhiệt, nhiều kỳ thú 3,7224 0,99821
HA3 Điểm đến sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh 3,9592 0,95298
HA4 Môi trường không bị ô nhiễm 3,9551 0,95922
HA5 Thời tiết tại điểm đến phù hợp với hoạt động du lịch 3,8857 0,95985
HA6 Các công trình địa điểm du lịch có giá trị lịch sử hoặc khảo cổ 3,9714 0,99754
HA7 Các hoạt động ngoài trời phong phú, đa dạng 3,8286 1,00164 HA8 Các nhân tố văn hóa và tôn giáo 3,9837 0,94508
NC1 Thông tin được đăng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, ) 3,8490 0,97386
NC2 Việc bắt kịp các xu hướng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách 3,8367 0,9948
NC3 Chi phí tham quan hợp lý 4,0041 0,98554
NC4 Lời khuyên của người thân, bạn bè 3,8408 1,00162
QD1 Tôi sẽ đi du lịch đến Nhà tù Hỏa Lò khi có điều kiện 4,2653 0,84871
QD2 Tôi sẽ giới thiệu Nhà tù Hỏa Lò tới tới bạn bè, người thân, đồng nghiệp của tôi 4,2204 0,86862
QD3 Tôi chắc chắn sẽ đến tham quan Nhà tù Hỏa
QD4 Tôi sẽ quay trở lại Nhà tù Hỏa Lò trong một thời gian sớm nhất 4,0367 0,94667
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Kết quả thống kê cho thấy các biến quan sát của các nhân tố: động cơ du lịch (DC) có điểm trung bình từ 3,8980 đến 3,9592; thái độ du lịch (TD) có điểm trung bình từ 3,9429 đến 3,9959; hình ảnh điểm đến (HA) có điểm trung bình từ 3,7224 đến 3,9837; yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh (NC) có điểm trung bình từ 3,8367 đến 4,0041 và các biến quan sát của biến phụ thuộc quyết định lựa chọn địa điểm du lịch (QD) có điểm trung bình từ 4,0367 đến 4,2653 Điều này cho thấy khách du lịch nội địa khá là đồng ý với các quan điểm đưa ra về động cơ du lịch (DC), thái độ du lịch (TD), hình ảnh điểm đến (HA) và yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh (NC) cũng như về quyết định lựa chọn địa điểm du lịch (QD) của du khách nội địa
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Tiến hành đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha với các biến quan quan sát trong các thang đo, cụ thể như sau:
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Động cơ du lịch
Bảng 4 6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Động cơ du lịch và các hệ số tương quan tổng
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo Động cơ du lịch (DC): Thang đo DC có 4 biến quan sát, ký hiệu từ
DC1 – DC4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,866 > 0,6 ; các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3 ; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
4.2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thái độ du lịch
Bảng 4 7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thái độ du lịch và các hệ số tương quan tổng Reliability Statistics
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo Thái độ du lịch (TD): Thang đo TD có 3 biến quan sát, ký hiệu từ TD1 – TD3 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,890 > 0,6 ; các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3 ; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
4.2.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Hình ảnh điểm đến
Bảng 4 8: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Hình ảnh điểm đến và các hệ số tương quan tổng Reliability Statistics
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo Hình ảnh điểm đến (HA): Thang đo HA có 8 biến quan sát, ký hiệu từ HA1 – HA8 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,932 > 0,6 ; các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3 ; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
4.2.2.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh
Bảng 4 9: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh và các hệ số tương quan tổng Reliability Statistics
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo Yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh (NC): Thang đo NC có 4 biến quan sát, ký hiệu từ NC1 – NC4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,870 > 0,6 ; các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3 ; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
4.2.2.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn địa điểm du lịch
Bảng 4 10: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn địa điểm du lịch và các hệ số tương quan tổng
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo Quyết định lựa chọn địa điểm du lịch (QD): Thang đo QD có 4 biến quan sát, ký hiệu từ QD1 – QD4 có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,786 > 0,6 ; các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3 ; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
4.2.2.6 Kiểm định độ tin cậy của tất cả các nhân tố
Bảng 4 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố
Biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha khi loại biến
Cronbach’s Alpha Động cơ du lịch (DC)
Thái độ du lịch (TD)
Hình ảnh điểm đến (HA)
Yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh (NC)
Quyết định lựa chọn địa điểm du lịch (QD)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 26.0 của nhóm nghiên cứu
Thông qua bảng kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố là từ 0,786 đến 0,932 lớn hơn 0,6 (Hệ số Cronbach’s Alpha tiêu chuẩn) Có thể thấy thang đo lường đạt độ tin cậy và thang đo lường sử dụng tốt đối với các nhân tố động cơ du lịch (DC); thái độ du lịch (TD); hình ảnh điểm đến (HA); yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh (NC) và biến phụ thuộc quyết định lựa chọn địa điểm du lịch (QD)
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Thông qua xử lí số liệu, nhóm tác giả đã tìm ra bốn nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của du khách nội địa với điểm đến Nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội Số phiếu khảo sát thu được là 245 phiếu và đều hợp lệ, đạt 100% Các yếu tố tác động đến thu hút khách khi căn cứ vào độ lớn của beta như sau: (1) hình ảnh điểm đến;
(2) yếu tố chiêu thị, ngoại cảnh; (3) thái độ du lịch; (4) động cơ du lịch Vì do thời gian, địa điểm, số mẫu khảo sát và số biến trong mô hình khác nhau nên mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố giữa nghiên cứu này và các nghiên cứu liên quan đến đề tài là không thể giống nhau
Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này đã đóng góp vào thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Nhà tù Hỏa Lò nói riêng và các điểm đến tại Việt Nam nói chung Theo kết quả cho thấy các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch được đo lường bởi 19 biến quan sát Trong đó động cơ đi du lịch được đo lường bằng 4 biến quan sát, thái độ du lịch được đo lường bằng 3 biến quan sát, hình ảnh điểm đến được đo lường bằng 8 biến quan sát, yếu tố chiêu thị ngoại cảnh được đo lường bằng 4 biến quan sát Trong đó hình ảnh điểm đến là yếu tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến việc quyết định lựa chọn Nhà tù Hỏa lò làm điểm đến du lịch của du khách nội địa
Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định lựa chọn điểm đến du lịch giữa nhóm khách du lịch khác nhau về độ tuổi Cụ thể khách du lịch tham quan chính và quan tâm đến di tích Nhà tù Hỏa Lò là các bạn trẻ như học sinh, sinh viên nhiều hơn những người lớn tuổi đang đi làm Kết quả này là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa đến Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội.