nghiên cứu về các vấn đề lý luận. đưa ra các vấn đề cơ bản, tìm hiểu về quá trình phát triển đi lên của xã hội, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp với xã hội hiện tại. Từ những vấn đề thực tế đang được nhìn thấy tại Việt Nam, nhóm đưa ra những nhận định phù hợp nhất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Cạnh tranh là gì?
Vì sao trong nền kinh tế thị trường
cần phải duy trì sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền?
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Họ và tên SV: Đỗ Hồng Vy Lớp chuyên ngành: TCDN CLC 62B
Mã SV: 11208510
.
HÀ NỘI, NĂM 2021
Trang 2Mục lục
I Lí luận về cạnh tranh
1 Cạnh tranh là gì
2 Các loại cạnh tranh
3 Tác động của cạnh tranh
a Tác động tích cực
b Tác động tiêu cực
3 3 3 4 4 4
II Duy trì sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền trong nền kinh tế thị
trường
1 Cạnh tranh là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường
2 Trong nền kinh tế thị trường cần hạn chế độc quyền
5
5 5
III Cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
1 Thực trạng cạnh tranh
2 Thực trạng độc quyền
3 Giải pháp
6 6 7 7
Trang 3A Phần mở đầu
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, thể hiện năng lực phát triển của nền kinh tế thị trường và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp Bên cạnh đó, cạnh tranh tự do ắt dẫn tới độc quyền Các doanh nghiệp đều có ước muốn độc quyền hoặc khống chế thị trường để tránh đi sự cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại để giữ cân bằng cho nền kinh tế Tuy nhiên, cạnh tranh quá gay gắt có thể dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh; tương tư, khi doanh nghiệp độc quyền quá lớn mạnh sẽ dẫn tới lũng đoạn giá cả Vì vậy, cần có những quy chế, điều kiện để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn Để được như vậy, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu rõ về vai trò của sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền Nhờ vậy, áp dụng một cách hiệu quả vào nền kinh tế nước nhà
Trang 4B Nội dung đề tài
I/ Lí luận về cạnh tranh
1 Cạnh tranh là gì
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt đọng mua bán, trao đổi hàng hóa, bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Các doanh nghiệp luôn cố gắng đạt được các điều kiện thuận lợi như chi phí nhân công rẻ, các yếu tố đầu ra tốt Chính điều đó đã dẫn đến sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Sự cạnh tranh chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại Tuy nhiên, cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh là sự sống còn của doanh nghiệp Muốn tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao sức cạnh tranh Trong quá trình này, các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi kém hiệu quả đến nơi hiệu quả hơn, tạo ra cơ hội phát triển cho kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật Cạnh tranh đem lại sự đa dạng cho các sản phẩm và dịch vụ Qua đó, các doanh nghiệp có thể thu lại được các lợi ích về kinh tế, thương mại
Có thể nói, cạnh tranh là sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân nhằm giành giật lấy điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thuận lợi nhất
để tiêu thụ tối đa
2 Các loại cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Trong đó, cạnh tranh được chia làm hai loại: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất Để đạt được lợi thế khi cạnh tranh cùng ngành, các doanh nghiệp thường ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp
lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cách biệt của hàng hóa, làm cho giá trị của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó Kết quả, hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau Cạnh tranh giữa các ngành cũng chính là phương thức để doanh nghiệp thực hiện lợi ích thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường Đó cũng là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình Các doanh nghiệp khác ngành với nhau để tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất Họ tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
Trang 5Các mối quan hệ cạnh tranh này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Sự cạnh tranh này cho ta biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động, cũng như biết được lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng tư bản như nhau
3 Tác động của cạnh tranh
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung Tuy nhiên, trong cạnh tranh luôn có hai phía Có thể nói, cạnh tranh đem lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác
a Tác động tích cực
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển lực lượng sản xuất Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao Điều này khiến các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật để có thể trợ giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm Như vậy, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ cao
Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng trong bất kì cuộc chạy đua nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh và kĩ năng Cạnh tranh luôn có mục tiêu lâu dài là thu hút về mình ngày càng nhiều khách hàng nên nó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng thấp Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội tốt hơn Ở đâu có độc quyền, thiếu cạnh tranh thì ở đó trì trệ bảo thủ, kém hiệu quả vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải lạc hậu, bình tuyển tiến bộ
b Tác động tiêu cực
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp chân chính bị đình trệ, hủy hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại Hơn nữa, khi các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại lớn đến bản thân doanh nghiệp, nguồn thu doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu các khoản về thuế, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước
Trang 6Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Thêm vào đó còn có các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội
Cạnh tranh lành mạnh có thể đem lại sự phát triển cho xã hội Điều này đòi hỏi nhà nước phải hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh, đồng thời, duy trì sự cạnh tranh ở mức ổn định để thúc đẩy sự phát triển của đất nước
II/ Duy trì sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1 Cạnh tranh là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường
Sự cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới về công nghệ, kĩ thuật, tìm ra các yếu tố đầu vào, đầu ra để đạt được lợi nhuận tối đa Quá trình ấy sẽ sản sinh ra các lợi ích cho xã hội, tạo ra đa dạng sản phẩm và dịch vụ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh,phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi Các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế
mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội Cạnh tranh góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp
lý, xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh
Sự cạnh tranh dần tạo nên các thay đổi trong xã hội, giúp xã hội ngày một tốt đẹp hơn Nó chính là yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường
2 Trong nền kinh tế thị trường cần hạn chế độc quyền
Trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu đi sự cạnh tranh Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh đạt đến một mức nào đó sẽ làm cho doanh nghiệp trở thành độc quyền Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, năm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một loại hang hóa, định ra giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao Như vậy độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh tự do mà trái lại còn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn Hay có thể nói trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và độc quyền tồn tại xen kẽ lẫn nhau Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
Trang 7năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các tổ chức độc quyền Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại
Tuy nhiên, độc quyền cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế thị trường Độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dung và xã hội Độc quyền có thể kìm hàm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm
sự phát triển kinh tế- xã hội Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế- xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
Độc quyền trong kinh doanh vừa là động lực, vừa kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Vì những tác động nêu trên, chúng ta không cần thiết cấm độc quyền nhưng cần hạn chế độc quyền để đảm bảo sự cân bằng cho nền kinh tế
Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu cạnh tranh và hạn chế độc quyền để nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định
III/ Cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
1 Thực trạng cạnh tranh
a Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước
b Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình
mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào Do đó mà gây nên những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, một số công ty lợi dụng ưu thế của mình để chi phối thị trường Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường Với sức mạnh độc quyền các công ty
áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể
hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất
Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn Điều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phát triển mạnh Một số hành vi cạnh tranh khong lành mạnh như: nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường
2 Thực trạng độc quyền
Trang 8Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi
để duy trì vị thế độc quyền của mình Nhiều tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường
Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao
3 Giải pháp
Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách nào theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền Chưa có những hiệp hội người tiêu dùng đủ mạnh dể hỗ trợ cho việc giám sát cạnh tranh và độc quyền
Cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường theo hướng: Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy khoa học - công nghệ, sáng tạo, đổi mới, đem lại tiến bộ cho quá trình phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, thúc đẩy tốc độ tính năng động, đem lại tiến bộ và lợi ích cho xã hội; Cạnh tranh công bằng, bình đẳng phải được xác định là cốt lõi của kinh tế thị trường Khi quyết định ban hành bất kỳ quy định, chính sách hay biện pháp quản lý/can thiệp nào, phải trả lời câu hỏi các quy định, chính sách hay biện pháp này khuyến khích hay hạn chế thị trường cạnh tranh
Cần xác định đúng vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhằm giảm thiểu sự tham gia của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, cơ cấu lại độc quyền nhà nước, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy
sự phát triển của khu vực tư nhân
Nhà nước cần thiết lập và giám sát cơ chế đánh giá tác động cạnh tranh của các chính sách, pháp luật, đặc biệt cơ chế đánh giá, quản lý chất lượng các quy định về kinh doanh Theo đó, cần quy định rõ làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh về đánh giá tác động cạnh tranh khi xây dựng, ban hành các chính sách và quy định pháp luật mới
Trang 9C Kết luận
Cạnh tranh và độc quyền luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường Chúng thúc đẩy xã hội phát triển về cả kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nó là động lực để các doanh nghiệp không ngừng thay đổi, mang đến lợi ích cho bản thân, người tiêu dùng và đấy nước Tuy nhiên, cạnh tranh và độc quyền cũng có mặt trái Khi chúng ị lạm dụng để các doanh nghiệp trục lợi, nền kinh tế sẽ mất ổn định, tạo ra chênh lệch về sản phẩm, giá cả
Cần thiết có các pháp chế, chính sách về cạnh tranh và độc quyền để có nền kinh
tế lành mạnh Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng kinh tế thị trường nên cần có những giải pháp kịp thời, quyết liệt để nền kinh tế phát triển ổn định
Để giải bài toán cạnh tranh và độc quyền ở nước ta không thể chỉ là một sớm, một chiều mà còn cần phải có một lộ trình và quyết tâm thực hiện Lộ trình đó xuất phát
từ nhận thức của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có liên quan và cả xã hội nói chung về sự hài hòa giữa lợi ích công cộng và lợi ích bộ phận và rồi đi đến áp dụng các quy định đang tồn tại như thế nào một cách hợp pháp, minh bạch và công khai