1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Đề tài CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC VỤ TRƯỜNG THPT CÁT BÀ

43 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -*** - BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN “NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM” Đề tài: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC VỤ TRƯỜNG THPT CÁT BÀ Người hướng dẫn: Bùi Đình Vũ Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Vương - 91944 Hải phòng, tháng 4 năm 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN -*** - BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 1 Tên đề tài Phân tích thiết kế hệ thống quản lý học vụ trường THPT Cát Bà 2 Mục đích Khảo sát nghiệp vụ, phân tích và thiết kế hệ thống 3 Công việc cần thực hiện  Khảo sát nghiệp vụ hệ thống hiện tại, chỉ rõ mục đích, yêu cầu đặt ra, phân tích ưu nhược điểm của hệ thống  Xác định các chức năng của hệ thống, xây dựng mô hình phân rã chức năng, mô tả sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh, mức đỉnh và các mức dưới đỉnh  Xác định các thực thể, thuộc tính và các mối liên kết giữa chúng qua đó xây dựng mô hình thực thể - liên kết Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ, chọn hệ quản trị dữ liệu phù hợp và cài đặt cơ sở dữ liệu  Thiết kế giao diện người dùng  Nộp báo cáo và bảo vệ bài tập lớn 4 Yêu cầu  Kết quả làm bài tập lớn: Báo cáo bài tập lớn (Nộp 01 bản photo và 01 file PDF)  Hạn nộp báo cáo bài tập lớn: Tuần 1 5 Tài liệu tham khảo  Giáo trình nhập môn công nghệ phần mềm  Thông tư quy tắc đánh giá học sinh, điểu lệ trường THPT Hải Phòng, ngày 6 tháng 3 năm 2023 NGƯỜI HƯỚNG DẪN Bùi Đình Vũ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .1 Chương 1: Mô tả nghiệp vụ bài toán 2 1.1 Mục đích và yêu cầu 2 1.2 Mô tả bài toán .2 1.2.1 Tổng quan 2 1.2.2 Quy trình nghiệp vụ bài toán 2 1.3 Đánh giá .13 Chương II Phân tích hệ thống 13 2.1 Xây dựng chức năng hệ thống 13 2.1.1 Mô tả các chi tiết các chức năng .13 2.1.2 Sơ đồ phân rã chức năng 16 2.2 Sơ đồ mô tả luồng dữ liệu .16 2.2.1 Sơ đồ ngữ cảnh 16 2.2.2 Sơ đồ mức đỉnh 18 2.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 20 2.3 Mô hình thực thể liên kết (EntityRelationship - ER) 30 2.3.1 Mô tả các thực thể và các thuộc tính, liên kết 30 2.3.2 Sơ đồ ER 31 Chương III Thiết kế hệ thống 33 3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu .33 3.1.1 Danh sách các bảng 33 3.1.2 Chi tiết các bảng .33 3.1.3 Cơ sở dữ liệu 36 3.2 Thiết kế giao diện người dùng 37 LỜI NÓI ĐẦU Đối với các đơn vị trường học, trung tâm ngày nay Việc quản lý học sinh – học viên với số lượng ngày càng tăng không còn là vấn đề quá khó khăn, nan giải Sự góp mặt của các phần mềm quản lý thông minh sẽ giúp gỡ rối nhanh chóng Không những chi phí rẻ mà hiệu quả mang lại là vô cùng lớn Phần mềm quản lý học vụ là công cụ được xây dựng để hỗ trợ cho công tác quản lý học sinh, giáo viên Hỗ trợ công tác quản lý ở các cơ sở giáo dục như nhà trường, trung tâm Nhằm mang đến hiệu quả quản lý tốt nhất về: quản lý thông tin học sinh, học viên, quản lý điểm, quản lý giáo viên…Phần mềm này được thiết kế với nhiều tính năng thông minh Mang đến nhiều sự lựa chọn phù hợp cho các cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh Phần mềm quản lý học vụ thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, chức năng quản lý học sinh, học viên: Giúp phụ huynh kiểm soát được tình hình học tập của học sinh Sự phát triển và phủ sóng khắp mọi nơi của internet luôn khiến cho mọi vấn đề trao đổi trực tuyến càng trở nên dễ dàng hơn Thông qua phần mềm, học sinh – học viên dễ dàng nắm bắt được các thông tin một cách nhanh chóng nhất Từ lịch khai giảng, lịch thi đầu vào, lịch học…để học sinh không nhớ nhầm lịch hay quên lịch Giúp học sinh, học viên nắm bắt thông tin nhanh chóng Ngoài thông báo cho học sinh, những thông tin như điểm danh, nhận xét kết quả thi, kết quả học tập của học sinh đều chuyển đến tay phụ huynh một cách nhanh chóng Từ đó giúp phụ huynh có thể kiểm soát được tình hình học tập của con em mình Kịp điều chỉnh để xử lý mọi tình huống cải thiện kết quả học tập của học sinh Tăng cường mối quan hệ giữa học sinh – phụ huynh – nhà trường Phần mềm quản lý học vụ làm tăng tương tác, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường với phụ huynh Không cần phải đến gặp trực tiếp để trao đổi thông tin Thông qua hệ thống phần mềm trực tuyến mà phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với nhà trường Gắn kết mối quan hệ mật thiết để thúc đẩy kết quả học tập tiến bộ hơn Với sự hỗ trợ đắc lực này, hành trình đi từ khách hàng đến trung tâm, trường học dễ dàng nhanh chóng hơn Chăm sóc khách hàng chi tiết từ thông tin, tư vấn, kết quả… Giúp nhà trường nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên 1 Chương 1: Mô tả nghiệp vụ bài toán 1.1 Mục đích và yêu cầu + Mục đích: -Nâng cao hiệu quả việc quản lý giáo viên, học sinh trong nhà trường -Thuận tiện trong xử lý các bài toán như xử lý điểm học tập, thi đua -Xử lý các công việc chuyên nghiệp hơn -Giúp nắm bắt được tình hình học tập của học sinh, việc giảng dạy của giáo viên theo kế hoạch được tốt + Yêu cầu: -Với một lượng học sinh lớn được tuyển vào mỗi năm đòi hỏi đối với hệ thống mới: nhanh, thuận tiện, chính xác để nhà trường dễ dàng quản lý quá trình học tập của học sinh mà không tốn nhiều thời gian, công sức -Hệ thống mới phải rút ngắn được thời gian nhập điểm của giáo viên, đơn giản hóa quá trình nhập điểm -Những thông tin quản lý được cập nhật chính xác, thay đổi thì những người có quyền lợi thì dễ dàng truy cập để theo dõi thông tin.Và hệ thống hoạt động một cách tự động 1.2 Mô tả bài toán 1.2.1 Tổng quan Trường THPT Ngô Quyền gồm 4 tòa nhà 2 tầng với 36 phòng học, 1 phòng đa năng và khu hiệu bộ Năm 2022 – 2023, nhà trường có 80 cán bộ, giáo viên và nhân viên, 100% giáo viên đạt chuẩn; trường có 39 lớp với 1560 học sinh.Trường có đủ 36 phòng học chuẩn, các phòng học có trang bị máy chiếu, mạng wifi Do số lượng học sinh lớn, việc quản lý thủ công sẽ mất thời gian và tiến độ đòi hỏi cần có phần mềm để thuận tiện cho việc quản lý học sinh và thông kê, báo cáo các yêu cầu như xếp loại học lực, hạnh kiểm 1.2.2 Quy trình nghiệp vụ bài toán Nhập học -Trong nhà trường, mỗi học sinh bắt đầu nhập trường phải nộp một bộ hồ sơ thông 2 tin cá nhân Hồ sơ gồm có: 1 Đơn xin nhập học (theo mẫu); 2 Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2022 và thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 – 2023; 3 Phiếu báo điểm tuyển sinh 10 trên đó có điểm thi và 3 nguyện vọng; 4 Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính); 5 Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (bản chính) do các cơ sở giáo dục cấp và nộp bản chính văn bằng khi được Phòng giáo dục và đào tạo cấp phát; 6 Giấy khai sinh được kiểm tra từ hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10; 7 Giấy xác nhận được hưởng chính sách ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền cấp; 8 Đơn đăng ký học các môn tự chọn (theo mẫu); 9 Đơn đăng ký bán trú (nếu có); 10 Đơn học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài (nếu có); 11 01 bao đựng hồ sơ (theo mẫu), không cần dán ảnh Mẫu 1 : Đơn xin nhập học 3 -Nhân viên phòng văn thư sẽ kiểm tra hồ sơ Thiếu thông tin, giấy tờ thì yêu cầu học sinh nộp bổ sung Nhân viên phòng văn thư sẽ nhập thông tin về học sinh (sơ yếu lý lịch) Sau khi nhà trường tiến hành xếp lớp cho học sinh theo tổ hợp mà học sinh chọn và tiến hành làm thẻ học sinh Giáo viên chủ nhiệm -Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lý kỷ luật của từng học sinh trong lớp Học sinh sau khi nhập học sẽ có buổi nhận lớp và giao lưu cùng giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm sẽ trực tiếp thông báo và thu các khoản học phí đầu năm Học sinh sau khi đóng học phí sẽ được giáo viên chủ nhiệm kí vào biểu mẫu danh sách đóng học phí và nhận được những thứ mình đăng kí như: Sách giáo khoa, bộ quần áo đồng phục, bộ quần áo thể chất, quốc phòng Giáo viên chủ nhiêm được phát sổ theo dõi đánh giá học sinh dùng để nhận xét và đánh giá học sinh qua cá kì Nội dung gồm sơ yếu lý lịch của học sinh, theo dõi số ngày nghỉ và điểm danh, phần ghi điểm Mẫu 2: Bản mẫu sơ yếu lý lịch 4 Mẫu 3: Bản mẫu điểm danh học sinh Mẫu 4: Bản mẫu tổng hợp đánh giá xếp loại học sinh -Giáo viên còn phụ trách thông bảo các khoản phí thêm và nhận xét tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh thông qua những buổi họp dành cho phụ huynh Học thêm ngoài giờ -Học sinh có nhu cầu học thêm sẽ được giáo viên phát biểu mẫu đăng kí học thêm và sẽ được xếp lớp và lịch học sau tuần đầu đi học ngoài các buổi học chính 5 Mẫu 5: Đơn xin học thêm Khám sức khỏe -Học sinh được phát thêm sổ theo dõi sức khỏe phục vụ cho các buổi khám sức khỏe định kì Sau mỗi đợi khám, sổ sẽ được các bác sĩ cập nhật thông tin về chiều cao, cân nặng, sức khỏe Học bạ và cách thức đánh giá kết quả học tập -Mỗi học sinh sẽ có 1 cuốn học bạ dùng để lưu thông tin cá nhân và quá trình học tập của các năm các kì học Thông tin cá nhân gồm có: Họ và tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, họ tên của cha, họ tên của mẹ và cuối cùng là quá trình học tập qua các năm và nhận xét của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn 6 Mẫu 6 : Học bạ học sinh 7

Ngày đăng: 27/03/2024, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w