Trang 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ VĂN CƢƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ VĂN CƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng, năm 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ VĂN CƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
5 Phương pháp nghiên cứu của luận án 3
6 Các đóng góp mới của luận án 4
7 Kết cấu của luận án 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Quản trị công ty 6
1.1.1 Khái niệm quản trị công ty 6
1.1.2 Đặc điểm và đo lường đặc điểm quản trị công ty 8
1.1.3 Chất lượng quản trị công ty và đo lường chất lượng quản trị công ty 16
1.2 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 18
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 18
1.2.2 Khái niệm về thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 19
1.2.3 Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 19
1.2.4 Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 24
1.3 Các Lý thuyết liên quan đến quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 28
1.3.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) 28
Trang 61.3.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 28
1.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Sig.naling Theory) 29
1.3.4 Lý thuyết tính hợp lý (Legitimacy Theory) 29
1.3.5 Lý thuyết chi phí sở hữu (Property Cost Theory) 30
1.3.6 Lý thuyết chi phí chính trị (Political Economy Theory) 30
1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 31
1.4.1 Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 31
1.4.2 Ảnh hưởng của các đặc điểm ban giám đốc đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .34
1.4.3 Ảnh hưởng của các đặc điểm cổ đông đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .36
1.4.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm Kiểm soát/Kiểm toán đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .38
1.5 Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 39
1.6 Ảnh hưởng của các đặc điểm công ty tới mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (biến kiểm soát) 39
1.6.1 Quy mô công ty 39
1.6.2 Tỷ suất lợi nhuận 40
1.6.3 Đòn bẩy tài chính 40
1.6.4 Tuổi công ty 41
1.7 Kết luận Chương 1 41
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42
2.1 Khung nghiên cứu của luận án 42
2.2 Giả thuyết nguyên cứu 43
2.3 Mô hình nghiên cứu 54
2.3.1 Mô hình ảnh hưởng của đặc điểm QTCT tới mức độ CBTT TNXH 54
Trang 72.3.2 Mô hình ảnh hưởng của chất lượng QTCT tới mức độ CBTT TNXH 55
2.4 Đo lường các biến nghiên cứu 56
2.4.1 Đo lường đặc điểm quản trị công ty 56
2.4.2 Đo lường chất lượng quản trị công ty 57
2.4.3 Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 61
2.4.4 Đo lường các biến kiểm soát 63
2.5 Thu thập dữ liệu 63
2.5.1 Dữ liệu thứ cấp 63
2.5.2 Dữ liệu sơ cấp 64
2.6 Xử lý dữ liệu 65
2.6.1 Xử lý dữ liệu thứ cấp 65
2.6.2 Xử lý dữ liệu sơ cấp 66
2.6 Kết luận Chương 2 66
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 67
3.1 Thực trạng về quản trị công ty 67
3.1.1 Thực trạng đặc điểm quản trị công ty 67
3.1.2 Thực trạng chất lượng quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 83
3.2 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 85
3.2.1 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội chung của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 85
3.2.2 Thực trạng mức độ công bố thông tin bắt buộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 88
3.2.3 Thực trạng mức độ công bố thông tin tự nguyện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 91
Trang 83.2.4 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo GRI không có trọng số của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 92 3.2.5 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo GRI có trọng số của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 93 3.2.6 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo GRI theo từng nhóm chỉ mục 94 3.3 Kết luận Chương 3 106
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 107
4.1 Ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 107 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 107 4.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 129 4.2 Ảnh hưởng của chất lượng chất lượng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 132 4.2.1 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình 132 4.2.2 Mô hình hồi quy bội và phân tích kết quả 133 4.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các loại hình doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 147 4.3.1 Ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các loại hình doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 147 4.3.2 Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các loại hình doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam 148 4.4 Kết luận Chương 4 149
Trang 9CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 150
5.1 Kết quả nghiên cứu 150
5.1.1 Thực trạng quản trị công ty 150
5.1.2 Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 151
5.1.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 151
5.2 Hàm ý chính sách 156
5.2.1 Về quản trị công ty 156
5.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 158
5.2.3 Đối với các nhà đầu tư 159
5.2.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 159
5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai 160
KẾT LUẬN 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBTT Công bố thông tin
BKS Ban kiểm soát
CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSRD Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
UNCG The Ten Principles Of Un Global Compact - Mười nguyên tắc
của Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc GRI Global Reporting Initiative - Báo cáo sáng kiến toàn cầu
ISO International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế
về Tiêu chuẩn hóa
DN Doanh nghiệp
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
DNTM Doanh nghiệp thương mại
DNDV Doanh nghiệp dịch vụ
CSRD chung Mức độ công bố thông tin CSR chung
CSRD BB Mức độ công bố thông tin CSR bắt buộc
CSRD TN Mức độ công bố thông tin CSR tự nguyên
Trang 11Ký hiệu Nội dung
HĐĐL HĐQT độc lập
HĐNg HĐQT nước ngoài
HĐNu HĐQT nữ
HĐTu Tuổi bình quân của HĐQT
HĐHo Cuộc họp HĐQT trong năm
CĐGĐi Cổ đông gia đình
KSQM Quy mô ban kiểm soát
KSHo Số lượng cuộc họp Ban kiểm soát
KTBF Công ty kiểm toán thuộc Big Four
Gov-Score Chỉ số chất lượng quản trị công ty
CG Quality Chất lượng quản trị công ty
TTS Tổng tài sản
ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common
equyty) Tuoi Tuổi công ty
Trang 12Ký hiệu Nội dung
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
UNGC Mười nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC -
The Ten Principles Of Un Global Compact) VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
1.1 Tổng hợp nghiên cứu về xác định chỉ số CSRD 28
2.3 Đo lường chất lượng Quản trị công ty 59 2.4 Tổng hợp số lượng chỉ tiêu CSR phải công bố theo loại 62
3.1 Kết quả kiểm định ANOVA về Hội đồng quản trị 68
3.3 Kết quả kiểm định Post–hoc về Hội đồng quản trị 70 3.4 Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT 71 3.5 Tổng hợp số lượng thành viên người nước ngoài trong HĐQT 72 3.6 Tổng hợp số lượng thành viên nữ trong HĐQT 73 3.7 Tổng hợp Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành 75 3.8 Quy mô Ban giám đốc trong doanh nghiệp 75 3.9 Kết quả kiểm định ANOVA về Ban giám đốc 76 3.10 Kết quả kiểm định Post–hoc về Quy mô Ban giám đốc 77
3.12 Kết quả kiểm định Post–hoc về Cổ đông 79
Trang 14Số
3.14 Kết quả kiểm định ANOVA về Kiểm soát/kiểm toán 83 3.15 Kết quả kiểm định Post–hoc về Kiểm soát/Kiểm toán 83 3.16 Kết quả kiểm định ANOVA về chất lượng QTCT 85 3.17 Kết quả kiểm định Post–hoc về chất lượng QTCT 85 3.18 Kết quả kiểm định ANOVA về mức độ công bố thông tin CSR 87 3.19 Kết quả kiểm định Post–hoc về mức độ công bố thông tin CSR 88 3.20 Mức độ tuân thủ công bố thông tin bắt buộc về CSR 91
3.21 So sánh mức độ CBTT TNXH theo GRI – nhóm chỉ mục kinh
3.26 So sánh mức độ CBTT TNXH theo GRI – nhóm chỉ mục xã hội 106
4.3 Phương pháp phân tích được áp dụng trong hồi quy 115
4.7 Tổng hợp các kết quả phân tích mô hình hồi quy 125
4.8
Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng đặc điểm
Trang 15Số
4.11 Phương pháp phân tích được áp dụng trong hồi quy 137
4.15 Tổng hợp các kết quả phân tích mô hình hồi quy 147
4.16
Tổng hợp kết quả nghiên cứu đặc điểm QTCT tới mức độ
CBTT TNXH theo từng loại hình doanh nghiệp 148
4.17
Tổng hợp kết quả nghiên cứu chất lượng QTCT tới mức độ
CBTT TNXH theo từng loại hình doanh nghiệp 149
5.1
Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT đến mức
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
3.1 Số lƣợng doanh nghiệp công bố thông tin bắt buộc về CSR 90
3.2 Số lƣợng doanh nghiệp công bố thông tin CSR theo GRI – nhóm
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Trong vài thập kỷ qua, nhiều công ty được ghi nhận có đóng góp vào kinh tế
và công nghệ tiến bộ nhưng bị chỉ trích vì tạo ra các vấn đề xã hội như ô nhiễm, chất thải, tài nguyên cạn kiệt, chất lượng sản phẩm và an toàn, quyền và tình trạng của người lao động… Trong bối cảnh đó, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với xã hội ngày càng được chú trọng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới và ngày càng được chú trọng ở Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được nhiều nghiên cứu thực hiện và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty (QTCT) đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trên thế giới, việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chủ yếu nghiên cứu riêng lẻ hoặc đặc điểm quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (xem Cheng & Courtenay, 2006; Prado-Lorenzo & Garcia-Sanchez, 2010; Sánchez & cộng sự, 2011; Khan & cộng sự, 2012; Ali & Atan, 2013; Frias-Aceituno & cộng sự, 2013; Giannarakis, 2014; Majeed & cộng
sự, 2015; Rahman & Ismail, 2016) hoặc chất lượng quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (xem Chan & cộng
sự, 2014), chưa có nghiên cứu kết hợp giữa đặc điểm quản trị công ty và chất lượng quản trị công ty đến đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Mặt khác, khi nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông thường các tác giả nghiên cứu thông tin tự nguyện là chủ yếu (xem Juhmani, 2013; Sweiti & Attayah, 2013; Lan & cộng sự, 2013) mà ít quan tâm đến thông tin có tính chất bắt buộc công bố đối với từng quốc gia
Tại Việt Nam, nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể nói khá hiếm, và trong
Trang 18phạm vi hiểu biết của tác giả thì chưa được nghiên cứu Đối với nghiên cứu quản trị công ty đang nghiên cứu thì hiện nay hoặc chỉ một số đặc điểm quản trị công ty (xem Lê Minh Toàn & Gordon Walker, 2008; Nguyễn Trường Sơn, 2010; Duc Vo
& Thuy Phan, 2013; Đoàn Ngọc Phúc & Lê Văn Thông, 2014; Nguyễn Trọng Nguyên, 2015) hoặc chất lượng quản trị công ty (xem Hoàng Văn Hải, 2016), chưa
có nghiên cứu cả đặc điểm và chất lượng quản trị công ty Đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các nghiên cứu khá rời rạc và mang tính chất lý thuyết khá nhiều, không có số liệu minh chứng (Xem Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh Đức, 2008; Phạm Văn Đức; 2011; Lê Tuấn Bách; 2015) hoặc các nghiên cứu thực nghiệm về CSR chủ yếu được thực hiện riêng lẻ từng công ty (xem Hồ Thị Thiên Nga; 2008; Nguyễn Tấn Vũ, 2012; Phạm Thị Thanh Hương, 2013) và các nghiên cứu này khi xác định công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường mang thường mang tính chất tự nguyện nên rất nhiều doanh nghiệp hầu như không công bố Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã có bắt buộc một số nội dung thuộc trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp phải công bố Song chưa có nghiên cứu toàn diện mức độ công bố thông tin bắt buộc, thông tin tự nguyện CSR của doanh nghiệp
Do đó, trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế và hội tụ
kế toán quốc tế thì vấn đề đặt ra cần có một nghiên cứu toàn diện về mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty, ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hết sức cần thiết Đó là lý do cho việc
lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” làm luận
án tiến sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện với mục tiêu sau đây:
Trang 19(1) Đánh giá thực trạng đặc điểm và chất lượng QTCT ở Việt Nam, đánh giá thực trạng mức độ CBTT TNXH của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
(2) Xác định sự ảnh hưởng của đặc điểm QTCT và chất lượng QTCT đến mức độ CBTT TNXH của các doanh nghiệp niêm yết
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi:
- Thực trạng QTCT của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam như thế nào?
- Mức độ công bố thông tin CSR của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam như thế nào đối với từng loại thông tin CSR
- Quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị công ty, công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của QTCT đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án như sau:
- Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu trên mẫu của 529 doanh nghiệp niêm yết trên ở Việt Nam (không bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính) trong năm 2017
- Về nội dung: Luận án chỉ giới hạn về sự ảnh hưởng của QTCT đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Cụ thể là:
Trang 20- Phương cứu nghiên cứu định lượng: Phân tích định lượng thông qua hồi quy tuyến tính để đánh giá sự ảnh hưởng của quản trị công ty (cả mặt đặc điểm và chất lượng) đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu là 529 doanh nghiệp trong năm 2017
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Để làm sáng tỏ một số kết quả nghiên cứu định lượng tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả thực hiện trao đổi mục tiêu và nội dung phỏng vấn với một
số doanh nghiệp nhưng chỉ có 17 doanh nghiệp đồng ý phỏng vấn (04 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp, 13 doanh nghiệp phỏng vấn qua điện thoại) Các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm theo sự cho phép của người được phỏng vấn Tác giả tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hoặc thành viên HĐQT, Ban giám đốc, Cổ đông và Ban Kiểm soát hoặc là người công bố thông tin
vì những cá nhân này có liên quan nhiều đến vấn đề cần làm rõ ở trên và 02 chuyên gia kiểm toán, kế toán vì họ thường xuyên tham kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết và họ có mức độ hiểu biết cao về vấn đề công bố thông tin nói chung và thông tin CSR nói riêng, nhằm tìm hiểu nguyên nhân của kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty tới mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp
6 Các đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp về phương diện lý thuyết và học thuật trong bối cảnh của Việt Nam như sau:
6.1 Về phương diện lý thuyết
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến QTCT và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, qua đó cung cấp khuôn khổ lý thuyết làm nền tảng cho các nghiên cứu trong nước Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về thực trạng quản trị công ty, mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của quản trị công ty (ở cả 02 khía cạnh là đặc điểm và chất lượng) đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội niêm yết
Trang 21ở Việt Nam Từ đó, làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu của vấn đề này trên thế giới Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới trước đây Một số kết quả nghiên cứu lại không cho kết quả như trước đây Điều này có thể do một số đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế mới nổi Việt Nam
6.2 Về phương diện thực tiễn
Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam Luận án đã kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để nghiên cứu sự ảnh hưởng của QTCT đến mức độ CBTT TNXH của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Những kết quả nghiên cứu này giúp nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích thực trạng của từng doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý Đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trách nhiệm công bố thông tin, trong đó có thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu thì kết cấu của luận án được xác định như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị công ty, công bố thông tin trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về quản trị công ty và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng quản trị công ty đến mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ CÔNG
BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu
Chương này hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị công ty, công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và được cấu trúc theo bốn phần Phần một trình bày về quản trị công ty trong đó hệ thống hóa khái niệm quản trị công ty; cách đo lường đặc điểm và chất lượng quản trị công ty Phần hai trình bày về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khái niệm công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các lý thuyết có liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và đo lường chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Phần ba trình bày về ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phần bốn trình bày về ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1 Quản trị công ty
1.1.1 Khái niệm quản trị công ty
Mỗi quốc gia có thể chế chính trị, văn hóa, trình độ phát triển khác nhau…nên việc ảnh hưởng của chính trị, văn hóa, xã hội đến quyền cổ đông, quyền chủ nợ cũng khác nhau Do vậy, quan niệm và nội dung của quản trị công ty ở các quốc gia là khác nhau Từ đó, có nhiều định nghĩa về quản trị công ty và quản trị công ty cũng được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như đặc điểm quản trị công ty, chất lượng quản trị công ty, cơ chế quản trị công ty… Sau đây, có một số định nghĩa về đặc điểm quản trị công ty và chất lượng quản trị công ty thường hay được sử dụng
Quản trị công ty là hệ thống mà theo đó công ty quản lý và kiểm soát hoạt động của mình hay quản trị công ty là một tập hợp các cơ chế kiểm soát bên trong và bên ngoài được thiết kế để các cổ đông thực hiện việc giám sát một công ty nhằm tối đa
Trang 23hóa giá trị công ty và đảm bảo rằng công ty tạo ra lợi nhuận dựa trên cổ phần đóng góp của các cổ đông (Cadbury, 1992; Berle & Mean, 1933)
Prowse (1998) cho rằng quản trị công ty là quy tắc, tiêu chuẩn và các tổ chức trong một nền kinh tế chi phối hành vi của các chủ sở hữu công ty, giám đốc, quản lý, xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các nhà quản trị đối với các nhà đầu tư bên ngoài, tức là, các cổ đông và những người cho vay
Còn Jill và Aris (2004) định nghĩa quản trị công ty là hệ thống kiểm tra và cân bằng, cả bên trong và bên ngoài cho công ty, đảm bảo rằng công ty cam kết trách nhiệm của họ với tất cả các bên liên quan và hành động của họ trong một cách có trách nhiệm xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD khi đánh giá các nguyên tắc quản trị công ty (2004) cho rằng, quản trị công ty là một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với hội đồng quản trị và ban giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra mức độ tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của kinh tế thị trường Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và công ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, và vì thế củng cố sự phát triển
Trong khi đó Ngân hàng thế giới trong cuốn sách đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam, (2006) định nghĩa quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ
và những bên có quyền lợi liên quan Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh
tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó
Theo quy định của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị áp dụng với công ty đại chúng thì “Quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; đảm bảo hiệu quả
Trang 24hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty”
Như vậy có thể hiểu Quản trị công ty là một hệ thống các nguyên tắc, đặc điểm thuộc Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám đốc (BGĐ), Cổ đông, Kiểm soát/Kiểm toán và các đặc điểm khác nhằm định hướng cho sự phát triển và kiểm soát hoạt động của công ty
1.1.2 Đặc điểm và đo lường đặc điểm quản trị công ty
Đặc điểm công ty là đặc điểm chung, giống nhau các loại hình doanh nghiệp khác, và đặc điểm riêng, đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp mà thông qua đó có thể phân biệt các loại hình doanh nghiệp với nhau
Đặc điểm quản trị công ty là đặc điểm thuộc Hội đồng quản trị, Ban giám đốc,
Cổ đông, Kiểm soát/Kiểm toán và các đặc điểm khác thuộc công ty
Để thực hiện các hệ thống nguyên tắc quản trị công ty nhằm đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty, Quản trị công
ty sẽ được biểu hiện qua một số đặc điểm sau:
- Đặc điểm hội đồng quản trị và đo lường đặc điểm hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Quốc hội, 2014) Chỉ trong cơ cấu tổ chức của công
ty cổ phần mới có Hội đồng quản trị Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định
Khi nghiên cứu về các đặc điểm Hội đồng quản trị thì thông thường các nghiên cứu quan tâm đến khía cạnh: Quy mô Hội đồng quản trị, tính độc lập của Hội đồng quản trị, thành viên nước ngoài trong HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tuổi bình
Trang 25quân của các thành viên HĐQT và sự kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành
+ Quy mô Hội đồng quản trị: Do HĐQT có chức năng giám sát nên quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì việc giám sát hoạt động của Ban giám đốc càng chặt chẽ (Lehn & cộng sự, 2004) nhưng nếu quy mô HĐQT lớn quá thì vấn đề phối hợp và thống nhất sẽ hạn chế nên việc ra quyết định có thể bị chậm, kém hiệu quả (Jensen, 1993) Quy mô hội đồng quản trị được đo lường thông qua chỉ tiêu số lượng thành viên HĐQT (xem Eisenberg & cộng sự, 1998; Singh & Davidson III, 2003; Kyereboah-Coleman & Biekpe, 2006) Một số nghiên cứu đề xuất cụ thể là số lượng thành viên HĐQT nên từ 6-15 thành viên (Brown & Caylor, 2006) Còn tại Việt Nam, theo Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam (2017), số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 11 người
+ Tính độc lập của Hội đồng quản trị: Sự hiện diện của các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị được coi là một cơ chế quan trọng trong quản trị công ty Thành viên hội đồng quản trị độc lập sẽ tăng cường vai trò của HĐQT bằng cách giám sát các hoạt động của công tác quản lý, và đảm bảo rằng lợi ích của nhà đầu tư được bảo vệ Hầu hết các nghiên cứu đều đo lường tính độc lập của HĐQT dựa trên chỉ tiêu phần trăm (%) số lượng thành viên HĐQT độc lập (thành viên HĐQT không giữ cổ phần của công ty) trên tổng số thành viên HĐQT của công ty (xem Fama & Jensen, 1983; Dahya & cộng sự, 1999; Franks & cộng sự, 2001) Một số nghiên cứu cho rằng người trong nội bộ công ty sẽ am hiểu hơn, do đó là nguồn thông tin quan trọng nhưng cũng có thể có những lợi ích cá nhân nên thiếu sự độc lập, do vậy thành viên HĐQT bên ngoài sẽ giám sát tốt hơn (Raheja, 2005)
+ HĐQT nước ngoài: Một số doanh nghiệp khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phẩn lớn hoặc là cổ đông chiến lược thì cử cá nhân tham gia HĐQT của công ty nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động của công ty nhưng cũng có một số công ty đề cử người nước ngoài vào HĐQT nhằm tận dụng sự hiểu biết của họ và đặc biệt là phong cách, văn hóa quản trị công ty của người nước ngoài, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của đất nước từng thành viên của Hội đồng Thông thường khi nghiên cứu nội dung này thì các nhà khoa học lấy thước đo tỷ lệ thành viên nước ngoài trên tổng số thành viên HĐQT (xem Frias-Aceituno & cộng sự, 2013; Majeed & cộng sự, 2015) Nghiên cứu
Trang 26của Fama và Jensen (1983) ghi nhận tầm quan trọng của HĐQT là người nước ngoài,
là những người mang kiến thức có giá trị và có những mối quan hệ quan trọng cho công ty
+ HĐQT là nữ: Trong việc quản trị công ty thì sự hiện diện của phụ nữ ở cấp quản lý cao cấp đôi lúc cũng rất tốt vì phụ nữ thường được cho là cẩn thận và khéo léo Khi họ kết hợp các đặc tính này thì việc quản trị công ty sẽ có tác động tích cực Việc nghiên cứu thành viên HĐQT là nữ thường được đo lường dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ % thành viên HĐQT là nữ trong HĐQT (xem Frias-Aceituno & cộng sự, 2013; Giannarakis, 2014; Majeed & cộng sự, 2015) Theo quy định của Chính phủ Việt Nam (2017), thì Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và có xét yếu tố về giới Các thành viên hội đồng nữ phản ánh sự đa dạng của hội đồng quản trị (Dutta & Bose, 2007) Ngoài ra, Dutta và Bose, (2007) xem xét ba lý
do khác nhau để nhận ra tầm quan trọng của phụ nữ trong hội đồng quản trị:
* Đầu tiên, các thành viên hội đồng quản trị nữ thường có một sự hiểu biết tốt hơn về một thị trường so với các thành viên nam Như vậy, sự hiểu biết này sẽ tăng giá trị các quyết định của hội đồng quản trị
* Thứ hai, các thành viên hội đồng quản trị nữ sẽ mang lại hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của cộng đồng đối với một công ty và điều này sẽ góp phần tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp
* Thứ ba, các thành viên hội đồng quản trị khác sẽ có tăng cường sự hiểu biết
về môi trường kinh doanh khi các thành viên hội đồng quản trị nữ được bổ nhiệm Nghiên cứu của Smith và cộng sự (2006) cũng chỉ ra rằng các thành viên hội đồng quản trị nữ tích cực có thể ảnh hưởng sự phát triển sự nghiệp của nữ nhân viên cấp thấp trong một doanh nghiệp Kết quả, hiệu suất của một công ty được cải thiện trực tiếp và gián tiếp với sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị nữ (Smith & cộng sự, 2006)
+ Tuổi bình quân của HĐQT: Tuổi bình quân của HĐQT được đo lường qua chỉ tiêu tuổi bình quân của tất cả các thành viên HĐQT (xem Giannarakis, 2014) Các giám đốc trẻ hơn có khả năng được đào tạo bài bản nên họ có xu hướng am hiểu về các công cụ quản trị mới Tuy nhiên, các giám đốc lớn tuổi có thể có nhiều kinh nghiệm nên khả năng phán đoán tốt hơn (Bantel & Jackson, 1989); do đó, họ có thể tránh được
Trang 27sự hiểu biết sai lệch từ việc áp dụng các mô hình quản trị kinh doanh mới (Vroom & Pahl, 1971)
+ Số lượng cuộc họp HĐQT: Tần suất họp hội đồng quản trị có thể được sử dụng như là một sự ủy nhiệm cho sự chuyên cần của Hội đồng quản trị và mức độ giám sát các hoạt động của HĐQT với Ban giám đốc (Vafeas, 1999; Laksmana, 2008) Các cuộc họp hội đồng quản trị thường xuyên tạo cơ hội cho các thành viên chia sẻ nhiều thông tin hơn, cho phép phân bổ khối lượng công việc tốt hơn (Laksmana, 2008) Số lượng cuộc họp HĐQT quản trị được đo lường bằng số lượng cuộc họp trong năm (xem Prado-Lorenzo & Garcia-Sanchez, 2010; Sánchez & cộng sự, 2011; Frias-Aceituno & cộng sự, 2013; Jizi & cộng sự, 2014)
+ Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành: Tức là một cá nhân vừa làm chủ tịch HĐQT, vừa làm giám đốc điều hành của doanh nghiệp Có khá nhiều nghiên cứu nội dung này (xem Fama & Jensen, 1983; Denis & Mc Connell, 2003) Một số nghiên cứu nhấn mạnh sự cân bằng quyền lực trong công ty để giảm thiểu ảnh hưởng bất kỳ một cá nhân nào trong quá trình ra quyết định Những quy định này khuyến cáo rằng khi có một sự kiêm nhiệm trong công ty, cần phải có nhiều nhà quản lý độc lập trong hội đồng quản trị để đảm bảo sự cân bằng và tính hữu hiệu, hiệu quả trong hoạt động của hội đồng quản trị (Hewa-Wellalage & Locke, 2011) Để ghi nhận tầm quan trọng của tách biệt trách nhiệm giữa Chủ tịch và Giám đốc điều hành, cho giai đoạn 1999-
2003, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cấu trúc kiêm nhiệm sang cấu trúc bất kiêm nhiệm (Chen & cộng sự, 2008) Các tác giả cho rằng, trong nhiều doanh nghiệp với một cấu trúc kiêm nhiệm, có một sự lạm dụng quyền lực không có lợi cho công ty và các cổ đông Ngoài ra, có ý kiến cho rằng sự kiêm nhiệm sẽ làm giảm sự giám sát của hội đồng quản trị trong công tác quản lý của công ty Điều này dẫn đến sự gia tăng của chi phí cho công ty như nghiên cứu của Fama và Jensen (1983); Jensen (1993)
- Đặc điểm ban giám đốc và đo lường đặc điểm ban giám đốc
Ban giám đốc là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội bộ của công
ty Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao (Quốc hội, 2014) đồng thời Ban giám đốc thực thi vai trò giám sát và trung gian giữa ban điều hành công ty
và các cổ đông Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thể là một người trong số
Trang 28thành viên HĐQT hoặc thuê người khác làm Cẩm nang quản trị công ty (2010) của Tổ chức Tài chính Quốc tế cho rằng thành phần của Ban giám đốc điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các cán bộ điều hành cao cấp của công ty Các nghiên cứu trước đây, khi nghiên cứu các đặc điểm Ban giám đốc thì thường sử dụng các chỉ tiêu như Quy mô Ban giám đốc; Giám đốc độc lập; giám đốc người nước ngoài hay giám đốc là
nữ giới để nghiên cứu
+ Quy mô ban giám đốc: Thông thường chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng thành viên Ban giám đốc công ty (xem Khan, 2010; Razak & Mustapha, 2013)
+ Giám đốc độc lập: Tính độc lập của BGĐ được xác định là giám đốc không nằm trong hội đồng quản trị công ty hoặc không nằm trong hội đồng quản trị công ty con, công ty liên kết Trong quan điểm quản trị công ty, giám đốc độc lập có khả năng
để thực hiện một chức năng quan sát để đảm bảo rằng các lợi ích của các cổ đông đều được xem xét khi đưa ra quyết định hội đồng quản trị Đo lường bằng tỷ lệ giám đốc không nắm giữ cổ phần của công ty, công ty con, công ty liên kết so với số lượng thành viên ban giám đốc Đặc điểm này được khá nhiều nghiên cứu xem xét (xem Suchard & cộng sự, 2001; Jones & Pollitt, 2004; Cheng & Courtenay, 2006; Said & cộng sự, 2009; Razak & Mustapha, 2013; Rusmanto & cộng sự, 2014; Rahman & Ismail, 2016; Habbash & Habbash, 2016; Hong & cộng sự, 2016)
+ Giám đốc nước ngoài: Chỉ tiêu này được đo lường dựa trên tỷ lệ % giám đốc người nước ngoài trong ban giám đốc để xác định chỉ tiêu giám đốc người nước ngoài (xem Khan, 2010; Rusmanto & cộng sự, 2014)
+ Giám đốc nữ: để nghiên cứu nội dung này thì các nhà khoa học xem xét tỷ lệ
nữ giới trong BGĐ công ty (xem Khan, 2010; Prado-Lorenzo & Garcia-Sanchez, 2010; Rusmanto & cộng sự, 2014; Dienes & Velte, 2016)
- Đặc điểm cổ đông và đo lường đặc điểm cổ đông
Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần Chứng chỉ xác nhận quyền
sở hữu này gọi là cổ phiếu Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, do vậy cổ đông tác động đến quản trị công ty
Trang 29Theo các nguyên tắc quản trị công ty (2015) của Tổ chức tài chính quốc tế, quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông và bảo đảm đối xử công bằng với mọi cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài Mọi
cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm
Việc nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến cổ đông bao gồm Cổ đông lớn, cổ đông tổ chức, cổ đông nhà nước, cổ đông là người nước ngoài, sở hữu của HĐQT, Sở hữu của Ban giám đốc và cổ đông gia đình
Theo các nguyên tắc quản trị công ty (2015) của Tổ chức tài chính quốc tế, quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông và bảo đảm đối xử công bằng với mọi cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài Mọi
cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm
Việc nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến cổ đông bao gồm Cổ đông lớn, cổ đông tổ chức, cổ đông nhà nước, cổ đông là người nước ngoài, sở hữu của HĐQT, Sở hữu của Ban giám đốc và cổ đông gia đình Cụ thể như sau:
+ Cổ đông lớn: Theo Luật chứng khoán Việt Nam (2006) cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của
tổ chức phát hành Một số nghiên cứu lại đo lường dựa trên tỷ lệ % của 5, 10 hoặc 20
cổ đông lớn nhất (xem Holderness, 2002; Barako & cộng sự, 2006; Said & cộng sự, 2009; Clemente & Labat, 2009; Ali & Atan, 2013; Juhmani, 2013; Wang & cộng sự, 2014; Majeed & cộng sự, 2015; Hu & cộng sự, 2016)
+ Cổ đông tổ chức: Cổ đông tổ chức là việc tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhà đầu tư tổ chức thường có xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp có công bố thông tin CSR nhiều hơn Nghiên cứu lúc đầu chỉ dừng lại có hay không cổ đông tổ chức trong công ty (xem Prado - Lorenzo & cộng sự, 2009), sau đó việc đo lường công đông tổ chức bằng tỷ lệ phần trăm của cổ đông là tổ chức (xem Barako & cộng sự, 2006; Fauzi & cộng sự, 2007; Majeed & cộng sự, 2015; Hong & cộng sự, 2016; Habbash & Habbash, 2016;
Hu & cộng sự, 2016)
+ Cổ đông nhà nước: Bản chất của việc chính phủ là định hướng xã hội Định hướng này có thể dẫn đến xung đột giữa các mục tiêu của chính phủ, là chủ sở hữu, và những mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư tư nhân Thông thường chính phủ có thể duy trì một mức độ cân bằng giữa hai mục tiêu cạnh tranh, trong đó có thể
Trang 30cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội Hơn nữa, chính phủ thiết lập và thường xuyên ban hành các quy định bảo vệ xã hội và do đó chính phủ có thể là một ví dụ tốt về tài trợ và tuân thủ những quy định thông qua sở hữu của mình trong công ty Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu của nhà nước trong công ty (xem Said & cộng sự, 2009; Khan & cộng sự, 2012; Sufian & Zahan, 2013; Juhmani, 2013; Rahman & Ismail, 2016; Habbash & Habbash, 2016)
+ Cổ đông nước ngoài: Các nhu cầu cho mục đích công bố thông tin nói chung
là cao hơn khi có sự tham gia của người nước ngoài, do sự tách biệt giữa quản lý và chủ sở hữu, người giữ một tỷ lệ cao của cổ phiếu Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài
có thể có giá trị khác nhau và kiến thức vì tiếp xúc với thị trường nước ngoài của họ Khi tính toán chỉ tiêu này, các nghiên cứu đo lường bằng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi người nước ngoài trên tổng số cổ phiếu phát hành (xem Haniffa & Cooke, 2005; Barako & cộng sự, 2006; Said & cộng sự, 2009; Khan & cộng sự, 2012; Hu & cộng
sự, 2016)
+ Sở hữu của HĐQT: Quyền sở hữu quản lý tập trung cho phép các nhà quản trị thống trị công ty và quyết định các chiến lược và chính sách về hành vi xã hội của tổ chức Sự thống trị trong quản lý công ty dẫn đến sự phát triển của xu hướng quyết định quan trọng nhất trong các cuộc họp ban giám đốc, và sau đó được chính thức hóa trong các cuộc họp chính thức của hội đồng quản trị, làm cho các cuộc họp như vậy mang tính tượng trưng Đối với loại công ty này, trách nhiệm giải trình công khai có thể ít được thực hiện ra bởi vì lợi ích bên ngoài có thể tương đối nhỏ Việc đo lường chỉ tiêu này thông thường được đánh giá qua tỷ lệ % cổ phần do HĐQT nắm giữ trong tổng số
cổ phần phát hành (xem Dalton & Kesner, 1987; Eng & Mak, 2003; Karamanou & Vafeas, 2005; Mohd Ghazali, 2007; Block & Wagner, 2010; Khan & cộng sự, 2012; Juhmani, 2013)
+ Sở hữu của BGĐ: Quyền sở hữu quản lý có nghĩa là một tỷ lệ lớn các cổ phiếu thuộc sở hữu của các quản lý của một công ty Những kỳ vọng liên quan sở hữu quản lý, là có liên quan đến lý thuyết các bên liên quan Để sắp xếp các lợi ích giữa các chủ sở hữu và nhà quản lý, một giải pháp có thể là cung cấp cho các nhà quản lý,
có quyền sở hữu một phần Nhưng việc sở hữu của Ban giám đốc tăng lên đôi khi lại làm cho mức độ công bố thông tin giảm đi vì chính họ sợ rằng việc công bố nhiều
Trang 31thông tin sẽ gây bất lợi cho công ty cũng như chính họ, những thông tin không tốt sẽ làm giảm giá trị cổ phần Sở hữu của ban giám đốc được đo lường bằng tỷ lệ cổ phiếu phổ thông được sở hữu bởi ban giám đốc (xem Said & cộng sự, 2009; Razak & Mustapha, 2013) hay chỉ tiêu tỷ lệ sở hữu cổ phần của giám đốc điều hành trong tổng
số cổ phần lưu hành làm thước đo nghiên cứu (xem Hong & cộng sự, 2016)
+ Cổ đông gia đình: Các thành viên trong gia đình thông thường bảo vệ lẫn nhau và thường có bàn bạc, thảo luận trước với nhau những vấn đề quan trọng Trong vấn đề quản trị công ty, các công ty gia đình thường bị đặt câu hỏi là việc quản trị có tốt không và tình hình của công ty như thế nào Do vậy, xu hướng của các công ty gia đình là công bố thông tin sẽ nhiều nhằm bảo vệ họ trước cổ đông trong đó việc công
bố trách nhiệm xã hội Sở hữu gia đình được đo lường bằng tỷ lệ cổ phiếu được sở hữu bởi các thành viên gia đình trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty (xem Block & Wagner, 2010; Block & cộng sự, 2015; Habbash & Habbash, 2016)
- Đặc điểm kiểm soát/kiểm toán và đo lường đặc điểm kiểm soát/ kiểm toán
Theo cẩm nang quản trị công ty (2010) của Tổ chức Tài chính Quốc tế, Đại hội
cổ đông là chủ thể quản trị có quyền đưa ra quyết định cao nhất trong công ty; tại đại hội cổ đông quyết định số lượng, thành phần và bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát (Kiểm toán nội bộ) và Kiểm toán độc lập Việc nghiên cứu các đặc điểm kiểm soát/ kiểm toán gồm: Quy mô Ban kiểm soát, số lượng cuộc họp BKS, Ủy ban kiểm toán nội bộ, Kiểm toán Big Four
+ Quy mô Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có chức năng thực hiện các hoạt động giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty Người ta kỳ vọng rằng, với quy mô phù hợp Ban kiểm soát sẽ hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong hoạt động giám sát việc quản lý và điều hành công
ty Từ đó tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Quy mô Ban kiểm soát được đo lường bởi số lượng thành viên ban kiểm soát (xem Dienes & Velte, 2016) hoặc Tỉ lệ thành viên Ủy ban kiểm toán là chuyên gia tài chính/tổng số thành viên ban kiểm soát (xem Jizi & cộng sự, 2014)
+ Số lượng cuộc họp BKS: được đo lường bằng số lượng cuộc họp BKS trong năm (xem Karamanou & Vafeas, 2005; Jizi & cộng sự, 2014; Dienes & Velte, 2016)
+ Kiểm toán Big Four: Theo các nguyên tắc quản trị công ty (2015) của Tổ chức tài chính quốc tế, Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm
Trang 32toán độc lập và đủ năng lực theo chuẩn mực kiểm toán chất lượng cao nhằm cung cấp
ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính
và hoạt động của công ty về mọi mặt chủ chốt Big Four là nhóm bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới có mặt tại hầu hết các quốc gia ( PricewaterhouseCoopers, KPMG, Ernst và Young, Deloitle) Những công ty này cung cấp các dịch vụ liên quan đến kiểm toán, thuế, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn rủi ro và kiểm soát (xem Barako & cộng sự, 2006; Barakat & cộng sự, 2015)
1.1.3 Chất lượng quản trị công ty và đo lường chất lượng quản trị công ty
Klapper & Love, (2004) chỉ ra ba yếu tố tiềm năng chính của chất lượng quản trị công ty là quy mô công ty, mục tiêu hoạt động của công ty và nghành nghề hoạt động của công ty Các công ty lớn hơn có thể phải đối mặt với chi phí lớn hơn doanh thu, dẫn đến việc họ tự nguyện áp dụng các thông lệ quản trị công ty tốt hơn để giảm thiểu vấn đề này Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ hơn được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn và do đó, cần nhiều nguồn tài chính từ bên ngoài hơn Điều này cũng có thể thúc đẩy họ áp dụng các thông lệ quản trị tốt hơn Do đó, cả hai loại sẽ có động cơ để
tự nguyện thực hiện quản trị công ty tốt hơn
Hoàng Văn Hải, (2016) đưa ra định nghĩa: chất lượng quản trị công ty là tính toàn vẹn của hệ thống các yếu tố và các hoạt động điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu/cổ đông, ban giám đốc và những đối tượng hữu quan khác nhằm đảm bảo công ty được vận hành tốt và đáp ứng được các mục tiêu của chủ sở hữu/cổ đông
Như vậy, chất lượng quản trị công ty là tính tổng hợp đầy đủ các yếu tố thuộc kiểm toán, hội đồng quản trị điều lệ công ty, thực thi các tiến bộ nhằm đảm bảo cho công ty được vận hành tốt, đáp ứng được các mục tiêu của chủ sở hữu/cổ đông
Chất lượng quản trị công ty được đo lường thông qua một số chỉ số sau:
- Sử dụng chỉ số quản trị doanh nghiệp: Chỉ số này do cơ quan dịch vụ cổ
đông tổ chức (Institutional Shareholders Services) đưa ra, và cách thức của chỉ số này
là cho mức điểm từ 0 đến 100 với 08 nhóm chỉ tiêu có liên quan đến QTCT, gồm: Thành phần và cấu trúc Hội đồng quản trị; Các vấn đề về kiểm toán; Quy chế hoạt động của công ty; Luật pháp nơi đăng ký kinh doanh; Thù lao cho hội đồng quản trị và ban giám đốc; Một số yếu tố định tính như quy định nghỉ hưu bắt buộc đối với thành
Trang 33viên hội đồng quản trị, đánh giá kết quả hoạt động của hội đồng quản trị; Tỷ lệ sở hữu
của các nhà quản lý; trình độ của các nhà quản lý
Ưu điểm: Phương pháp này, được thay đổi theo từng chỉ số riêng cho các quốc gia, khu vực (Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên, 2012), nên có tính cơ động cao
Nhược điểm: Chủ yếu tập trung vào quản trị yếu tố bên ngoài (Hoàng Văn Hải
& Trần Thị Hồng Liên, 2010)
- Sử dụng G-Index: Hệ thống xếp hạng quản trị công ty được chia thành 04
nhóm chỉ tiêu với mức điểm từ 0 đến 10, gồm cấu trúc và ảnh hưởng; quan hệ và quyền của đối tượng hữu quan về tài chính; sự minh bạch về tài chính và công bố thông tin; cấu trúc và quy trình của HĐQT
Ưu điểm: Phương pháp này đề cao những công cụ mà HĐQT dùng để chống lại
sự thôn tính và xử lý tính huống bị thôn tính
Nhược điểm: Chủ yếu tập trung vào quản trị yếu tố bên ngoài (Hoàng Văn Hải
& Trần Thị Hồng Liên, 2010)
- Sử dụng chỉ số Gov-Score: Chỉ số này do Brown và Caylor đề xuất năm
2006 với 51 chỉ mục được chia thành 08 nhóm chỉ mục, gồm: Kiểm toán; HĐQT; điều
lệ công ty; trình độ thành viên HĐQT; thù lao cho thành viên HĐQT; sở hữu của HĐQT; những thực thi tiến bộ; tình trạng sát nhập
Ưu điểm: Phạm vi đánh giá quản trị công ty lớn hơn, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, phương pháp tính toán gọn nhẹ hơn (Hoàng Văn Hải
& Trần Thị Hồng Liên, 2012)
Nhược điểm: chỉ số Gov-Score dựa trên 51 chỉ mục do doanh nghiệp tự công bố nên độ chính xác có thể không cao do doanh nghiệp thường báo cáo tốt hơn những gì thực tế phát sinh tại doanh nghiệp
* Qua nghiên cứu các phương pháp đo lường chất lượng QTCT cho thấy, đo lường chất lượng quản trị công ty theo phương pháp sử dụng chỉ số Gov-Score có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp còn lại và khả dĩ trong điều kiện thị trường tài chính chưa hoàn thiện như ở Việt Nam (Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên, 2010)
Trang 341.2 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau nên được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau CSR là sự tiếp tục cam kết về hoạt động kinh doanh có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế cùng với việc cải thiện đời sống cho công nhân và gia đình họ cũng như là cộng đồng dân cư địa phương và xã hội (Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, 1998) Theo định nghĩa này, cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của nhân viên của họ, gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và do đó để cố gắng đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Cụm từ “tiếp tục cam kết” được sử dụng trong định nghĩa này chỉ ra rằng CSR không phải là một vấn đề tạm thời mà một công ty chỉ xem xét trong các tình huống nhất định Thay vào đó, nó là một vấn đề lâu dài cần được đặt trong chính sách
và các chương trình chiến lược của công ty (Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, 1998)
Theo một công bố của Liên minh Châu Âu (2001) thì CSR là một khái niệm mà theo đó các công ty đưa vấn đề xã hội và môi trường vào trong hoạt động kinh doanh của họ và trong sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện Trong khi đó, Diễn đàn kinh tế thế giới xác định vấn đề trách nhiệm doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và hiệu quả về mặt chi phí, tạo việc làm và sự giàu có, hỗ trợ đào tạo và hợp tác công nghệ và đưa các tiêu chuẩn, giá trị quốc tế vào các lĩnh vực như môi trường, đạo đức, lao động và quyền con người Thực hiện với mọi nỗ lực để gia tăng các hoạt động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người, môi trường ở những nơi đầu tư và hoạt động Yếu tố quan trọng trong báo cáo này là việc trách nhiệm doanh nghiệp không chỉ là hoạt động từ thiện và được coi là chiến lược và hành động của doanh nghiệp
White (2006), định nghĩa CSR một cách toàn diện hơn: CSR là một công cụ để đạt được thành công về mặt thương mại dựa trên việc tôn vinh giá trị đạo đức, tôn trọng con người, cộng đồng và môi trường tự nhiên Vì vậy, coi CSR như là ý tưởng của sự ghi nhận và làm tăng thêm giá trị lợi ích của các bên liên quan Diễn đàn các nhà lãnh đạo kinh doanh quốc tế mở rộng ý tưởng này và chấp nhận nó như là tiêu
Trang 35chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội bằng cách tối đa hóa các ảnh hưởng tích cực của hoạt động kinh doanh đối với xã hội và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, lao động, xã hội và các yếu tố khác có sự ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động của chính doanh nghiệp đó
1.2.2 Khái niệm về thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thông tin tài chính và phi tài chính của các công ty có liên quan đến môi trường (Hackston & Milne, 1996) Thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường được coi là thông tin về hoạt động của công ty, nguyện vọng và hình ảnh của mình trong công chúng đối với môi trường, cộng đồng, người lao động và các vấn đề của người tiêu dùng (Haron & cộng sự, 2006)
Hope (2003) cho rằng thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên năm yếu tố ở cấp quốc gia: các chi phí kiểm toán, luật, hiệu quả của công lý, sự ưu việt của pháp luật và sự bảo vệ cổ đông
Haron và cộng sự (2006) chỉ ra rằng thông tin trách nhiệm xã hội là các thông tin về môi trường xã hội và môi trường tự nhiên Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cần công bố các chương trình đào tạo cho nhân viên, và các chính sách quản lý chất thải có hiệu quả Mặt khác, công bố thông tin trách nhiệm xã hội có thể gây ra tiêu cực đối với doanh nghiệp khi chỉ ra rằng hoạt động của công ty là để gây thiệt hại cho môi trường, chẳng hạn như không có khả năng kiểm soát hoặc giảm thiểu ô nhiễm, hay thất bại để giải quyết một vấn đề xã hội
Tóm lại: Thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thông tin của
công ty về tài chính và phi tài chính, về sự tham gia trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.3 Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Các nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được khá nhiều tổ chức đưa ra như ISO 26000, Báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI - Global Reporting Initiative); Mười nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc (UNGC - The Ten Principles Of Un Global Compact) Trong đó, UNGC và GRI là đáng chú ý nhất
Trang 36Trong khi UNGC được coi là báo cáo CSR có ảnh hưởng nhất thế giới thì GRI là một trong những tiêu chuẩn nổi bật nhất và có khuôn khổ rõ ràng nhất (Painter-Morland, 2006) Ngoài ra UNCG và GRI được hàng trăm tổ chức trên thế giới sử dụng để báo cáo trên các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội, sản phẩm và dịch vụ của họ (Aras
& Crowther, 2008)
- Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc – UNGC: Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc là
sáng kiến của Liên hợp quốc nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trên toàn thế giới
áp dụng những chính sách bền vững, có trách nhiệm xã hội và báo cáo về việc thực hiện của họ Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc là một khuôn khổ dựa trên nguyên tắc cho các doanh nghiệp, nêu rõ mười nguyên tắc trong các lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng
Mười nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc có nguồn gốc từ: Tuyên
bố chung về Nhân quyền, Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế về các nguyên tắc
cơ bản và quyền tại nơi làm việc, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển và Công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng Cụ thể gồm:
+ Quyền con người
(+) Nguyên tắc 1: Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người được quốc tế công bố;
(+) Nguyên tắc 2: Hãy chắc chắn rằng họ không phải là người đồng lõa trong các vụ lạm dụng nhân quyền
+ Lao động
(+) Nguyên tắc 3: Các doanh nghiệp nên duy trì quyền tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể;
(+) Nguyên tắc 4: Loại bỏ tất cả các hình thức lao động bắt buộc;
(+) Nguyên tắc 5: Xóa bỏ lao động trẻ em;
(+) Nguyên tắc 6: Loại bỏ phân biệt đối xử đối với việc làm và nghề nghiệp
Trang 37(+) Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiện với môi trường
+ Chống tham nhũng
(+) Nguyên tắc 10: Các doanh nghiệp nên làm việc chống tham nhũng trong tất
cả các hình thức của nó, bao gồm cả tống tiền và hối lộ
Qua nghiên cứu nội dụng báo cáo CSR theo UNGC, cho thấy ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm: UNGC là sáng kiến tự nguyện lớn nhất thế giới với 9.792 doanh nghiệp ở 164 quốc gia tham gia với 55.013 báo cáo được công khai (UNGC, 2018) UNGC cung cấp một diễn đàn cho các doanh nghiệp tìm hiểu và trao đổi để thực hành CSR (Arevalo & Fallon, 2008) Thông qua diễn đàn này, người tham gia kinh doanh
có thể đối thoại và chia sẻ việc vận hành mười nguyên tắc UNGC (Arevalo & Aravind, 2010) Một cuộc khảo sát của Cetindamar (2007) cho thấy lý do tại sao các công ty tham gia UNGC, chỉ ra rằng các doanh nghiệp đang nỗ lực nhằm phát triển bền vững
và cải thiện hình ảnh của công ty
* Nhược điểm: Do UNGC là báo cáo tự nguyện và không có ràng buộc nên thông thường các doanh nghiệp công bố không đúng sự thật (Arevalo & Aravind, 2010), nghĩa là việc công bố luôn cho thấy công ty làm tốt các nguyên tắc UNGC nhưng thực tế có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc Do vậy, để lấy báo cáo này làm nghiên cứu thì có thể không đúng bản chất của vấn đề Do chỉ là nguyên tắc báo cáo nên cùng một nội dung thì các doanh nghiệp khác nhau có thể báo cáo khác nhau
- Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ISO 26000 - Trách nhiệm xã hội: ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức
Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn trách nhiệm xã hội Nó được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi Nó sẽ hỗ trợ
họ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội
Các nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội theo ISO 26000 được thực hiện với 06 nhóm chỉ mục, gồm Trách nhiệm môi trường; Trách nhiệm người lao động; Trách nhiệm kinh doanh trung thực; Trách nhiệm với người tiêu dùng; Vấn đề quản trị và nhân quyền; Sự tham gia của cộng đồng
Trang 38+ Ưu điểm: ISO 26000 giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, giúp doanh nghiệp
và tổ chức chuyển hóa nguyên tắc thành hoạt động hữu hiệu và chia sẻ tập quán tốt nhất liên quan tới trách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn này hướng tới mọi tổ chức, không phân biệt hoạt động, quy mô hoặc vị trí địa lý
+ Nhược điểm: ISO 26000 chủ yếu cung cấp thông tin hướng dẫn, hơn là đưa ra yêu cầu có thể được thẩm tra, về việc doanh nghiệp và tổ chức có thể hoạt động một cách có trách nhiệm xã hội như thế nào Mặt khác, ISO 26000 được thiết kế theo từng loại hình doanh nghiệp, từng đặc thù của doanh nghiệp nên tiêu chí xây dựng, báo cáo
có sự khác nhau Vì vậy, không có một khuôn mẫu chung cho các doanh nghiệp, dẫn đến việc tổng hợp trong nghiên cứu các doanh nghiệp là hết sức khó khăn
- Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo sáng kiến toàn cầu – GRI: Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới đặt
ra mục tiêu tham vọng về phát triển bền vững - mô tả phát triển bền vững là “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”
Theo tiêu chuẩn GRI, Báo cáo Phát triển Bền vững là việc một tổ chức lập báo cáo công bố công khai các tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội - đóng góp tích cực và tiêu cực cho mục tiêu phát triển bền vững
Thông qua quá trình này, tổ chức nhận diện những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội và công bố những tác động theo tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau Gồm GRI 1: Tiêu chuẩn tổng thể; GRI 2: Kinh tế; GRI 3: Môi trường; GRI 4: Xã hội Trong đó tiêu chuẩn cụ thể như sau:
+ Kinh tế: Sản xuất bền vững; tiêu dùng bền vững; sự hài lòng của khách hàng
và người tiêu dùng
+ Môi trường: Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục sự cố, cải thiện môi trường; Tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ tài nguyên đất; Bảo vệ tài nguyên nước; Bảo vệ môi trường không khí, bụi, tiếng ồn, độ rung; Bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Bảo vệ tài nguyên môi trường biển
+ Xã hội: Quan hệ xã hội; Phòng chống tham nhũng và độc quyền kinh doanh;
Sử dụng lao động; Đào tạo người lao động; Nội quy lao động; Thời giờ làm việc và
Trang 39nghỉ ngơi; Chế độ lương, thưởng và trợ cấp; Các chế đội bảo hiểm; An toàn vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho người lao động; Dân chủ tại nơi làm việc và thoải ước lao động tập thể
Qua nghiên cứu nội dung báo cáo CSR theo GRI, cho thấy ưu, nhược điểm sau: + Ưu điểm: Tiêu chuẩn GRI tạo ra một tiếng nói chung cho các tổ chức và các bên liên quan, để truyền đạt và được hiểu rõ các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức Tiêu chuẩn này được xác lập để tăng cường khả năng so sánh toàn cầu
và chất lượng thông tin về những tác động này, qua đó nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức Tại Việt Nam, hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI phối hợp với Hội đồng doanh nghiệp và phát triển bền vững Việt Nam, tổ chức xét chọn 100 doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên các tiêu chuẩn GRI nhằm thúc hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ
+ Nhược điểm: Báo cáo trách nhiệm xã hội do doanh nghiệp tự báo cáo dựa trên bộ tiêu chí nên có khả năng báo cáo doanh nghiệp luôn báo cáo tốt đẹp và không nêu đúng thực tế và không gắn kết với rủi ro tài chính hoặc hiệu quả tài chính, không được biết đến hoặc chưa nhìn thấy rõ
- Nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội theo quy định của Việt Nam: Theo
Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các công ty đại chúng phải công bố một số thông tin bắt buộc, trong đó có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty như: Quản lý nguồn nguyên vật liệu; Tiêu thụ năng lượng; Tiêu thụ nước; Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Chính sách liên quan đến người lao động; Báo cáo liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương; Báo cáo liên quan đến hoạt động thị trường vốn xanh theo hướng dẫn của UBCKNN
+ Ưu điểm: Một số nội dung báo cáo theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC là một bước đầu cho thấy sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Quy định trong Thông tư 155/2015/TT-BTC tương đối cụ thể, dễ dàng báo cáo
+ Nhược điểm: Quy định này không bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm do vậy thiếu tính toàn diện trong các loại hình doanh nghiệp Mặt khác, quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC tương đối ít và không đầy đủ
Trang 40Tóm lại: nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được nhiều tổ chức
đề xuất nội dung báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên, qua nghiên cứu ưu, nhược điểm của nội dung công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các tổ chức, tác giả cho rằng nội dung công bố của GRI là tương đối toàn diện hơn và có khả năng so sánh trong cùng một ngành, ngoài ngành cao hơn
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các công ty đại chúng phải công bố một số thông tin bắt buộc, trong đó có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội nên tác giả tập trung nghiên cứu CSR theo tổ chức GRI đã đề xuất và quy định của Thông tư số 155/2015/TT-BTC
1.2.4 Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trong nghiên cứu của mình, Carroll (2000) đã trả lời câu hỏi liệu có nên đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nếu có thì tại sao? Theo ông, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là có, bởi vì nó là một chủ đề quan trọng đối với kinh doanh
và xã hội, và việc đo lường là hết sức quan trọng Câu hỏi thực sự là liệu các phương pháp đo lường có giá trị và đáng tin cậy có thể được phát triển không (Carroll, 2000) Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu việc đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong học thuật và kinh doanh Tuy nhiên, như Wolfe và Aupperle (1991) đã chỉ ra, không có cách nào tốt nhất để đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Waddock và Graves (1997) cũng chỉ ra những khó khăn trong việc đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong các nghiên cứu trước đây, ba phương pháp đo chủ yếu được sử dụng, bao gồm:
- Dựa trên chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có sẵn: Hiện nay, có
khá nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra chỉ số CSR, tuy nhiên có một số chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá các hoạt động xã hội của doanh nghiệp như chỉ số Kinder, Lydenberg, Domini (KLD), Chỉ số Fortune (Fortune Index) và Cơ sở dữ liệu đầu tư xã hội Canada (Canadian Social Invesment Database (CSID)), người ta gọi các chỉ số này là chỉ số nổi tiếng (Reputation indices):
+ Chỉ số KLD, dựa trên tám đặc tính của các hoạt động xã hội (quan hệ cộng đồng, quan hệ nhân viên, môi trường, sản phẩm, cư xử với phụ nữ và người thiểu số,