Trang 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU THỦY HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU THỦY
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU THỦY
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ THỊ THÚY ANH
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 3được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Thị Thúy Anh
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu: 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9
7 Bố cục của luận văn 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 10
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 10
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 12
1.1.4 Vai trò cho vay tiêu dùng 15
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 17
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 17
1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 18
1.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 19
Trang 51.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 21
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 21
1.3.2 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng 21
1.4 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22
1.4.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 22
1.4.2 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 22
1.4.3 Nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 22
1.4.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM 27
1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 35
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 35
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 38
Trang 62.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng trong giai đoạn 2019-2021 40 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 43 2.2.1 Bối cảnh kinh doanh của Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng 43 2.2.2 Chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng 48 2.2.3 Tình hình cho vay tiêu dùng của Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng 48 2.2.4 Thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Agribank CN quận Liên Chiểu – Nam Đà Nẵng 53 2.2.5 Kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD tại Agibank CN quận Liên Chiểu – Nam Đà Nẵng 63 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 68 2.3.1 Những kết quả đạt được tại Agribank CN quận Liên Chiểu – Nam
Đà Nẵng 682.3.2.Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75 CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG
Trang 7TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 76
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK – CN QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 76 3.1.1 Định hướng chung 76 3.1.2 Định hướng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD của Agribank CN quận Liên Chiểu – Nam Đà Nẵng 77 3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK-
CN QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG 78 3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 78 3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, chất lượng cán bộ tín dụng 80 3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng trong và sau khi cho vay 83 3.2.4 Tăng cường các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
và tăng cường kiểm tra, giám sát TSĐB trong và sau khi cho vay 83 3.2.5 Thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank CN quận Liên Chiểu 84 3.2.6 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao rủi ro và đa dạng hoá đầu tư tín dụng 85 3.2.7 Xây dựng mối quan hệ với các cấp chính quyền, thủ trưởng các đơn vị 87 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 87 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 87
Trang 83.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN Nam Đà Nẵng 90 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 91
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ( BẢN SAO)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Nông Thôn Việt Nam
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank CN quận
Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng năm 2019 – 2021 40
2.2 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại Agribank CN Liên Chiểu,
2.3 Số lƣợng KH có dƣ nợ CVTD tại Agribank CN Liên
Chiểu, Nam Đà Nẵng trong giai đoạn 2019-2021 50
2.4 Cơ cấu dƣ nợ CVTD tại Agribank quận Liên Chiểu giai
2.5 Mức độ rủi ro tín dụng trong CVTD tại Agribank CN
Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 63
2.6
Rủi ro tín dụng trong CVTD theo hình thức đảm bảo tại
Agribank CN Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng giai đoạn
2019-2021
65
2.7 Cơ cấu nhóm nợ trong cho vay tiêu dùng tại Agribank
2.8 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong CVTD tại Agribank
2.9 Tỷ lệ nợ xóa ròng CVTD tại Agribank CN Liên Chiểu
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt độngicơ bảnivà thiết yếu mang đến nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương mại chính là hoạt động cho vay Trong đó choivay tiêu dùng luôn chiếm tỷitrọng rất lớn Tuy nhiên, hoạt động tín dụngiluôn chứa đựng nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanhicủa ngân hàng, đồng thời cũng ảnh hưởng đếninền kinh tế và các chủ thể khác trong cuộc sống Chủ đề này đã lôi cuốn các nhà nghiên cứu về mặt lý thuyếticũng như thực nghiệm Tại ViệtiNam, hiện nay các nghiên cứu vềicho vay tiêu dùng có thể ở nhiều góc độ khácinhau, trong đó có góc độ kiểm soát rủi roitín dụng trong cho vayitiêu dùng nhằm đảm bảo tính an toàn và giảm thiệt hại cho ngân hàng
Tuy nhiên, từiđầu năm 2020 đến nay, sự bùng phát của đại dịch
Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế Việt Nam nóiiriêng và trên toàn thế giớiinói chung Theo báo cáo củai
Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầuinăm 2021 có 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020 Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm là 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2020 Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020 Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định rút lui của doanh nghiệp, do Covid-19, do đầu ra đứt gãy, do chi phí hoạt động tăng quá cao, hay có thể do thay đổi ngành nghề, chiến lược kinh doanh Thực trạng này đã gây áp lực lên các nhóm ngành kinh tế, dẫn đến tỷ lệithất nghiệp lao động ở thành thị và nông thôn tăng cao, nhu cầu chiitiêu và tiêu dùng giảm, thu nhập người tiêu dùng giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ gây rủi ro cho hoạt động
Trang 12CVTD tại NHTM Riêng ngành NH đã bị ảnh hưởng trực tiếpivà gián tiếp, với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, tuyinhiên các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn, làm lợi nhuận của các NHTM có phần hao hụt Không chỉ vậy, ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức như vừa giảm tăng trưởng cho vay tiêu dùng vừa xử lý
nợ xấu và rủi ro tín dụng của các khách hàng cá nhân tiêu dùng Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đếnihoạt động kinh doanh, uy tín thậm chí dẫn đến phá sản ngân hàng mà không một nhà quản trị nào có thể dự đoán trước những rủi ro
có thểixảy ra với các khoản tín dụng củaingân hàng mình Chính vì thế, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trongicho vay tiêu dùng cần phải đượcicác NHTM chú trọng và trở thành vấn đề cấp thiết
Với chủ đề này ở góc độ lý thuyết đã có nghiên cứu của các tác giả: Đỗ Đoan Trang (2019), Lê Thu Hương (2019), các nghiên cứu này đã phân tích
rõ các nhân tốiảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi tín dụng của các NHTM như môi trường kinh tế vĩimô là các yếu tố như tăngitrưởng GDP, lạm phát và lãi suấtihay nhóm các nhân tốithuộc về nội tại của các ngân hàngilà quy mô, tốc độ tăng trưởngitín dụng, cơ cấu tín dụng, nguồninhân lực Các nghiên cứu này hợp lý ở chỗ nó đã phản ánhiđầy đủ các chỉ tiêuiảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủiiro tín dụng, đồng thời tác giả nêuirõ quy trình quản trị RRTDi
gồm cácinội dung: Nhận biết rủiiro; đo lường rủiiro; ứng phó rủiiro; kiểm soát rủiiro trong đó nhấn mạnhivấn đề kiểm soát rủi tínidụng là vấn đề quanitrọng nhằm mục đíchitài trợ, khắc phục vàihạn chế thấp nhất chiiphí rủi ro và tổn thấtimà RRTD đã gây raicho ngân hàng Qua đó, các nghiên cứu này đã được nhiều nghiên cứu khác sử dụng cho việc nghiên cứu thực tiễn
Ở góc độ thực tiễn có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này như Nguyễn
Thị Thảo Nguyên (2021), nghiên cứu tạiingân hàng Vietcombank CN Đà
Trang 13Nẵng, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2021), nghiên cứu tại Agribank CN huyện Thăng Bình, Quảng Nam Qua các nghiên cứu này người ta đã nhận diện ra được rằng quy trình kiểm soát rủiiro tín dụng trong CVTD tại các chiinhánh ngân hàng hiện nay có những nhược điểm như: việc định giá tàiisản bảo đảm vẫn mang tính chủ quan của cánibộ thẩm định, không thông qua cơ quan thẩm định giáiđộc lập nên giá trị tài sản bảo đảm có thể bị đẩy lên cao hơn soivới giá trị thực tếidẫn đến rủi ro Cán bộ cho vay ít hoặc không kiểm tra mục đích
sửidụng vốn của khách hàng sau cho vay, không thực hiện thu thập lại nguồn thu nhập, tình hình tài chínhicủa khách hàng sau khi vay và chỉ tiến hành kiểm tra khi khách hàng không thựcihiện nghĩa vụ trả nợ, đã chuyển sang nợ nhóm 2 trở đi nên áp dụng các biện pháp ngăningừa, hạn chế rủiiro xảy ra đôi khi bị chậm trễ, dẫn đến phátisinh nợ xấu…Các chi nhánh ngânihàng hầu hếti
đều có những nhược điểm chung này Qua đó, các nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí đánh giá nhằm hạn chế rủiiro tín dụng như: sự cải thiệnitrong
cơ cấu phân nhóm nợ, mứcigiảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ XLRR, nợ xóa, giảm tỷ lệ tríchilập dự phòng
Qua tổng quan nghiênicứu ở trên có thểithấy các đề tài nghiên cứuiđã hệ thống hóa lýiluận về kiểm soát RRTDitrong hoạt độngicho vay tiêu dùng của NHTM Tuyinhiên, phụ thuộc vào bốiicảnh nghiên cứu, thời gianinghiên cứu,
mô hình hoạtiđộng và kiểm soátirủi ro mà tác giả cóinhững phân tích khác nhauivề thực trạng côngitác kiểm soát rủiiro từ đó đề xuấticác khuyến nghị phùihợp với hoạt độngitại đơn vị mà mìnhinghiên cứu
Hiện nay, môi trườngikinh tế,ipháp lý, dịch bệnh Covid có nhiều thay đổi tạo raikhoảng trống về khôngigian, thời gian và nộiidung nghiên cứu
Về không gian nghiênicứu: chưa có nghiênicứu nào trùng đề tài tại Ngân hàng Agribank - CN quậniLiên Chiểu, NamiĐà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh Covid thời gian gần đây
Trang 14Về thời gianinghiên cứu: các nghiên cứu vẫn chưa cậpinhật dữ liệu đến thời điểmihiện nay Có nhiềuivăn bản quy định về cho vay tiêuidùng mới được NHNN cập nhật
Do đó, qua tham khảo các công trìnhinghiên cứu trước đây, tác giảiđã đúc kết được những kết quả đã hoàn thiện, nhữngihạn chế thiếu sótitừ hoạt động kiểm soátirủi ro trong CVTD để từ đó làm cơ sở phát triển cho luận văn của mình Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề màicác nghiên cứu trước chưa giải quyết được và đề xuất các khuyến nghị tại đơn vị mà mình nghiênicứu nhằm hoànithiện hoạt động kiểm soátirủi ro trong CVTD
2 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của ngânihàng thương mại rất đa dạng như nhậnitiền gửi, cấp tínidụng, bao thanh toán, bảo lãnh… Trong đó, hoạt động cơibản và thiết yếu mangiđến nguồn thuichủ yếu cho ngânihàng chính là hoạt độngitín dụng Tuy nhiên, song song vớiilợi ích khi phátitriển và mở rộng tínidụng các ngân hàng thươngimại luôn phải đốiimặt với rủi roitín dụng, rủi ro gâyira tổn thất nghiêm trọngivề tài chính, giá trịi, thậm chí có nguyicơ khiến cho hoạt động kinhidoanh của ngân hàng bịithua lỗ dẫn đếniphá sản Chính vì thế việcikiểm soát rủi roitín dụng trong hoạt độngicho vay tiêu dùng luôn được các ngân hàngithương mại xem xét là việciquan trọng và thiết yếu trongihoạt động kinh doanhicủa mình
Đại dịch COVID vừa qua đã đem lại những tốn thất cao về tinh thần và vậtichất cho người dân trên toàn Thế giới nói chungivà Việt Nam nói riêng Theo Tổng cục Thống kê, do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, trong quý I/2021, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng đến 2,42% và nhu cầu mua sắm giảm Theo đó, chỉ số giá tiêuidùng (CPI) tháng 3/2021 giảm 0,27% Trong giai đoạn từ năm 2019-2021 với điều kiện khó khăn chung của kinh tế thế giới vàitrong nước, tình hình kinh tế địa phương nói riêng đã trải
Trang 15qua khó khăn, thách thức nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19, thiên tai…Riêng đối với Đà Nẵng làn sóng nhiễm Covid nhiều lần đã tác động tiêuicực đếniđời sống kinh tế - xãihội, hoạt động sản xuấti
kinh doanh bịingưng trệ, cuộc sống của ngườiidân đối mặt với nhiều khói
khăn Tình hình này đã ảnhihưởng nhiều đến hoạt độngikinh doanh tại Agribank - CN quận LiêniChiểu và hoạt động cho vay cũng tiềm ẩn nhiềui
rủi ro hơn
Ngân hàng Agribank - CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng là một chi nhánhiluôn dẫn đầu khu vực về các chỉ tiêu kinh doanh những năm qua đặc biệt về hoạt động tín dụng và nguồn vốn Dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng qua các năm Tại Ngân hàng Agribank – CN Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng hoạt động tínidụng cho vay tiêu dùngiphát triển khá mạnh Một trong những lý do
đó là địa bàn đặt trụ sở là nơi có nhiều khu công nghiệp, trường học tập trung dânicư đông đúc, nhiều đơn vị thực hiện chiitrả lương quaingân hàng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển và mở rộngihoạt động CVTD
Tuy nhiên, đi cùng vớiinhững mặt tích cực củaihoạt động tín dụng là áp lực cạnh tranhigay gắt giữa các ngân hàngikhi vừa gia tăng sốilượng, quy mô khách hàng,ivẫn mang lại lợi nhuận choingân hàng nhưng cũng vừaiphải đảm bảo sự tăngitrưởng bền vững, anitoàn Mục tiêu “ Tăng trưởng nhưng an toàn” là mục tiêu chung củaicác ngân hàng thương mạiiViệt Nam hiện nay và
để đápiứng mục tiêu này thì hoạt độngikiểm soát rủiiro tín dụng nóiiriêng và quản trị rủiiro nói chung là hoạt độngirất quan trọng trong hoạtiđộng kinh doanh đối với từng ngânihàng
Số lượng khách hàng vayitiêu dùng nhiều, quy môinhỏ lẻ, mục đích vayi
vốn đa dạng nên làm thế nào để kiểm soátirủi ro, nâng cao chất lượng quản trịirủi ro tín dụng là vấn đề được Ban lãnh đạoingân hàng quan tâm
Kết hợp với nhữngitồn tại thực tiễn chungiphát sinh trong công tácikiểm
Trang 16soát RRTD tạiiAgribank CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng tác giả đi sâu vào nghiênicứu và phân tíchiđề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay i tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng.”
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vayitiêu dùng tại Ngân hàng Agribank - CN quậniLiên Chiểui, Nam Đà Nẵng, nhận biết thực trạng và những hạn chế cònitồn tại trong công tác này nhằm đề xuất khuyếninghị để hoàn thiệnihoạt động kiểm soát rủiiro trong cho vay tiêui dùng tại Ngân hàng Agribank - CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong CVTD của NHTM Phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Agribank - CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Agribank - CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng
3.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi chính sau:
Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank - CN quận LiêniChiểu, Nam Đà Nẵng đã diễn ra nhƣ thế nào? Những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế là gì? Ngân hàng Agribank - CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng cần phải làm
gì để hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng mình?
Trang 174 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
Về chủ thể có liên quan đến đối tượng nghiên cứu gồm có:
Phòng kinh doanh và các Phòng giao dịch trực thuộc,
Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam - CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
không bao gồm hoạt động cho vay qua thẻ
Về không gian : Nghiên cứu này được thực hiện tại Agribank CN quận
Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
Về thời gian : Để phù hợp với điều kiện pháp lý, thị trường, chính sách kinh doanh của đơn vị thực tập hiện tại, số liệu khảo sát thực trạng được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2019 - 2021 Các khuyến nghị được đề
xuất cho những năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:
a Cách tiếp cận:
Dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, lý thuyết về kiểm soát rủi
ro trong cho vay tiêu dùng kết hợp với đối chiếu thực tiễn Tác giả sử dụng
Trang 18các phương pháp phỏng vấn nhanh, phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch quy nạp để đánh giá được hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm: số bình quân, số tương đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Agribank quận Liên Chiểu trong 03 năm: năm 2019-2021 Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng trên địa bàn quận Liên Chiểu trong thời gian qua
b Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
thông qua việc thực hiện phỏng vấn với các đối tượng là cán bộ tín dụng tại ngân hàng, Ban Giám đốc để có thông tin về thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng (Các câu hỏi dự kiến đối với cán bộ tín dụng: Công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng có được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình? Khó khăn trong việc thực hiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD? Câu hỏi với ban lãnh đạo: Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD tại đơn vị mình có những ưu điểm và hạn chế gì?; Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và việc tăng cường, nâng cao công tác kiểm soát RRTD trong CVTD trong thời gian đến tại đơn vị như thế nào?
Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập từ tài liệu có sẵn tại Agribank CN quận
Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng như kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tín dụng qua các năm 2019 đến năm 2021
c Phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu:
Tác giả tiến hành phân tích, xử lý, nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau từ đó tổng hợp từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo
ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
Trang 19hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về, rủi ro tín dụng, kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng các mặt
đã đạt được và các mặt còn hạn chế Từ đó, có các đề xuất, các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank - CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một hoạt động tất yếu được hình thành do yêu cầu của nền kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề về việc người tiêu dùng
có nhu cầu mua sắm vượt quá khả năng thanh toán hiện tại, người bán hàng mong muốn tiêu thụ được hàng hóa, và người có tiền mong muốn tìm kiếm thu nhập từ hoạt động cho vay này
Như vậy, cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế, du lịch, trước khi họ có đủ khă năng tài chính
1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Số lượng các khoản vay lớn nhưng quy mô của các khoản vay nhỏ
Vì cho vay tiêu dùng thường để đáp ứng các nhu cầu về chi tiêu hàng ngày Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao
Trang 21hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến,
đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàng thường khá lớn
Lãi suất thường cao, ít linh hoạt
Do phần lớn khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, trong khi đó các TCTD vẫn phải tiến hành theo đủ mọi thủ tục cho vay bao gồm thẩm định hồ
sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, kiểm soát sau khi cho vay… dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
Kém nhạy cảm với lãi suất
Khách hàng thường quan tâm đến số tiền họ phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất mà họ phải chịu
Có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Chu kỳ nói ở đây là khái niệm chu kỳ kinh doanh trong kinh tế học vĩ
mô Số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của dân cư
và cầu có khả năng thanh toán của họ Do đó, nó có tính nhạy cảm theo chu
kỳ Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển Lúc này, người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy thu nhập của họ giảm xuống Lúc này, mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng Do đó, việc vay ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD giảm xuống trầm trọng
Trang 22
Các khoản cho vay tiêu dùng thường có rủi ro lớn
Do tình hình tài chính của khách hàng có thể gặp biến động dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc rủi ro do khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm không muốn trả tiền Mặt khác, trong trường hợp khách hàng gặp sự cố về sức khỏe dẫn đến không còn đủ năng lực hành vi dân sự thì việc thu hồi nợ là rất khó khăn Do đó, các khoản CVTD thường được quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt
Mức thu nhập và trình độ học vấn có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng
Khách hàng có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với mức thu nhập, và có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giá trị và công nghệ cao
1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
Căn cứ vào mục đích vay:
Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc/ và cải tạo nhà ở của khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình
Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm phương tiện, đồ dùng, chi phí học hành, giải trí và du lịch…
Căn cứ vào đặc điểm tài trợ
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản CVTD trong đó các TCTD trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này
Trang 23(1) TCTD và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau
(2) Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hóa
(3) TCTD thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp
(4) Nhà cung cấp giao hàng hóa cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho TCTD
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức CVTD trong đó các TCTD mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc
đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này các TCTD cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
(1) TCTD và nhà cung cấp kí hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồng, TCTD đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu
(2) Nhà cung cấp và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản
(3) Nhà cung cấp giao tài sản cho người tiêu dùng
(4) Nhà cung cấp bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho TCTD (5) TCTD thanh toán tiền cho nhà cung cấp
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho TCTD
Trang 24Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
Cho vay tiêu dùng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, người đi vay trả
nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định (tháng, quý ) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng
mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay Cho vay tiêu dùng phi trả góp : Là khoản vay ngắn hạn của cá nhân và
hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời hoặc mua hàng hoá có giá trị không lớn và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn : Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai
Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản: là loại cho vay tiêu dùng thường được áp dụng đối với những món vay lớn, không thể đảm bảo bằng tín chấp hay bằng lương và thường áp dụng cho đối tượng không phải là đối tượng hưởng lương
Cho vay tiêu dùng đảm bảo không bằng tài sản: là loại cho vay tiêu dùng được thực hiện không bằng tài sản để đảm bảo cho khoản vay, các TCTD chỉ dựa vào uy tín của người đi vay Hình thức cho vay này được các TCTD thường áp dụng với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Ngân hàng sẽ ký hợp đồng liên kết với các đơn vị để tập hợp các khách hàng có nhu cầu, định kỳ sau khi thu lãi và vốn thì ngân hàng sẽ trích một phần hoa hồng cho đơn vị để sử dụng cho những hoạt động công đoàn tại đơn vị Sản phẩm cho vay này đang là một trong những sản phẩm chủ chốt
mà các chi nhánh tập trung vào phát triển
Trang 251.1.4 Vai trò cho vay tiêu dùng
Đối với nền kinh tế
Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng có thể góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của Nhà nước, nó cũng giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định, ch ng hạn như tăng mức sống cho dân cư, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP hay tăng thu nhập bình quân đầu người…
Đối với sản xuất kinh doanh, sự phát triển của cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc tăng trưởng của cầu, tức là sức mua của người dân tăng lên, từ
đó tạo nên sự sôi động cho thị trường hàng hoá tiêu dùng, tạo nguồn sống cho khu vực sản xuất trong nước, năng lực sản xuất của quốc gia sẽ được cải thiện
r rệt, đồng thời tạo sức hút cho đầu tư nước ngoài Cũng qua đó, Nhà nước đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội là giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội
Đối với NHTM
Cho vay tiêu dùng giúp hình thành nền tảng mối quan hệ vững chắc giữa ngân hàng với khách hàng Nền tảng này thúc đẩy quá trình sản sinh dịch vụ khác, làm tăng doanh thu của ngân hàng
Nhu cầu vay vốn càng lớn, cơ hội mở rộng nguồn khách hàng càng cao Thực hiện tốt cho vay tiêu dùng là cơ sở để sở hữu nguồn khách hàng tiềm năng nhằm duy trì và nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ khác như: huy động vốn, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,
Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay kiếm lời, các NHTM cần nỗ lực huy động vốn, bên cạnh
đó phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa là tìm cách để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu về cho vay của nền kinh tế Vì vậy, sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ
Trang 26qua thị trường cho vay tiêu dùng mà tại đó quy mô của một số nhu cầu nhỏ nhưng số lượng nhu cầu về cho vay xét theo lượng khách hàng tiềm năng và theo sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng lớn Do đó, ngày nay các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm và chú trọng phát triển loại hình cho vay này
Bên cạnh đó, trên thực tế rủi ro đối với cho vay tiêu dùng thường rất nhỏ,
và việc cho vay cá nhân so với cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp đơn giản nhiều Trong khi đó, nguồn thu của Ngân hàng thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng này là đáng kể do lãi suất tín dụng tiêu dùng hấp dẫn, đặc biệt là lãi suất thực cho vay trả góp rất cao, điều này khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng Do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho các cá nhân và
hộ gia đình là một hướng kinh tế có triển vọng và an toàn cho Ngân hàng
Đối với người tiêu dùng
Về phía người đi vay, cho vay tiêu dùng mang lại khá nhiều lợi ích Khách hàng sẽ có một khoản tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và sẽ hoàn trả dần từ thu nhập trong tương lai và đặc biệt nó rất cần thiết trong những trường hợp khi cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho giáo dục, y tế…
Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ hợp lý hơn nhiều so với việc khách hàng phải vay “nóng” bên ngoài
Thời hạn cho vay và phương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
Hiện nay, cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn
và đem lại lợi nhuận cao cho các TCTD Việc cạnh tranh giữa các TCTD sẽ là
Trang 27động lực để loại hình cho vay này nhanh chóng phát triển về sản phẩm, chất lượng dịch vụ Điều này không những có lợi cho người tiêu dùng mà còn góp phần duy trì tăng trưởng thu nhập quốc dân GDP của quốc gia
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay tiêu dùng khi khách hàng vay tiêu dùng không trả được cả gốc và lãi đúng hạn hoặc bên cho vay chỉ thu được một phần gốc
và lãi hoặc không thu được cả gốc và lãi của khoản vay đó như đã thỏa thuận trong hợp đồng
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
RRTD trong CVTD rất đa dạng và phức tạp, đối tượng khách hàng cũng như mục đích vay rất đa dạng, vì vậy việc đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng rất cần thiết Dựa vào hình thức biểu hiện, nguyên nhân phát sinh rủi ro và các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến xảy
ra rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng được phân loại theo các hình thức như sau:
Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi
ro, gồm có:
Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên
tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay
Rủi ro chủ quan: là rủi ro do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người
vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn, cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ nghiệp vụ…
Trang 28Căn cứ nguyên nhân phát sinh rủi ro:
Rủi ro giao dịch: Là rủi ro liên quan đến từng khoản cấp tín dụng cho
từng khách hàng vay, phát sinh do sai sót ở quy trình đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, do đánh giá tài sản, khách hàng Rủi ro giao dịch gồm 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi
ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án, dự án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng
+ Rủi ro đảm bảo là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, cách thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề
Rủi ro danh mục: Là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành 02 loại
rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn
+ Rủi ro tập trung: Là khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một khách hàng, cho vay nhiều khách hàng trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, một vùng địa lý nhất định, loại hình cho vay có rủi ro cao
1.2.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
RRTD trong CVTD thường rất nhỏ lẻ, thông thường một khoản vay tiêu dùng đơn lẻ xảy ra tổn thất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vốn cho vay được phân bổ nhiều khách hàng do đó rủi
Trang 29ro của một vài khách hàng cá thể hầu như không tác động đáng kể với tình hình tài chính của TCTD Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mang tính tất yếu bởi luôn đi kèm với rủi ro
RRTD trong CVTD rất đa dạng và phức tạp: đối tượng khách hàng cũng như mục đích vay rất đa dạng, nhiều trường hợp nên việc thu thập, theo dõi, quản lý thông tin với từng khách hàng vô cùng khó khăn cho ngân hàng Do
đó, rủi ro trong CVTD cũng rất đa dạng, mỗi đối tượng khách hàng sẽ tồn tại những rủi ro riêng, với nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, đòi hỏi CBTD phải có sự nhạy bén và kỹ năng phát hiện sai sót trong quá trình thẩm định, hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi cho vay
1.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo: Kiểm tra nội bộ được kiểm tra không thường xuyên, trong mọi vấn đề, mọi bộ phận, lãnh đạo ngân hàng không thể sớm phát hiện ra rủi ro, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, sẽ không nhận biết được sớm những sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến NH phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua
Cán bộ thiếu đạo đức hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém: Nguồn lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một danh nghiệp, vì vậy đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ ngân hàng không có đạo đức có thể cùng khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, trình
độ cán bộ kém cũng có thể gây ra những sai sót nghiêm trọng mà khách hàng
có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng để sử dụng sai mục đích hay trì hoãn trả nợ
Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay: CBTD thường có thói quen
Trang 30tập trung nhiều cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay Tuy nhiên đây lại là một khâu rất quan trọng nhằm kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích vay hay không Do vậy không giám sát khoản vay thì không đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng
Sự hợp tác giữa các NHTM thiếu chặt chẽ: Nếu thiếu trao đổi thông tin, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không cập nhật thông tin thường xuyên Nhưng khi xảy ra rủi ro, tổn thất có thể đến với bất
kỳ ngân hàng nào Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng, quá chú trọng đến lợi nhuận giữa các ngân hàng khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài và qua loa hơn
Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
Các yếu tố chủ quan từ phía bên đi vay chính gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng, có thể do khách hàng cố ý lừa đảo hay do họ gặp khó khăn khách quan trong quá trình sử dụng vốn vay: Cố tình sử dụng vốn sai mục đích, khả năng quản lý kinh doanh kém, thiếu thiện chí trả nợ vay Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vấn đề liên quan đến đạo đức và thiện chí trả nợ của người đi vay được quan tâm hàng đầu, thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều với một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu vay tiền thật sự Vì khi khách hàng đã chủ đích lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng thì họ sẽ rất tinh vi che đậy chứng cứ và dấu hiệu lừa đảo, những trường hợp này thường sẽ tạo nhiều niềm tin nhất với ngân hàng
Nguyên nhân từ môi trường:
Cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động cho vay nói chung của NHTM cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế, môi trường chính trị, đặc
Trang 31điểm văn hóa – xã hội, môi trường pháp lý và các tác động chung của khu vực
và địa phương…
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng vận dụng các phương pháp, công cụ phù hợp nhằm nhận dạng, đánh giá, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng nhằm đạt được mục tiêu hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra trong giới hạn tự định
1.3.2 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
a Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác nhận liên tục và có hệ thống Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay
b Đánh giá rủi ro tín dụng
Đánh giá rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Để đo lượng rủi ro tín dụng các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro
c Kiểm soát rủi ro tín dụng
Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng
d Tài trợ rủi ro tín dụng
Ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng
Trang 321.4 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM là việc
ngân hàng sử dụng những biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, nhằm biến đổi rủi ro tín dụng thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, phân tán, chuyển giao bằng cách khống chế xác suất xảy ra, khống chế mức độ thiệt hại khi rủi ro trong cho vay tiêu dùng xảy ra và giảm thiểu nếu rủi ro xảy ra, giám sát các khoản vay tiêu dùng sau cho vay, hoặc nếu tổn thất xảy ra NHTM chuyển giao tổn thất cho bên thứ
3 như chuyển giao nội bộ, lập quỹ dự phòng tài chính, chuyển giao bên ngoài như mua bảo hiểm
1.4.2 Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Giảm thiểu rủi ro, tổn thất trong quá trình cho vay tiêu dùng: Đi đôi với việc phát triển và mở rộng tín dụng trong cho vay tiêu dùng là vấn đề rủi ro tín dụng Chính vì thế, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng rất quan trọng trong hoạt động cho vay giúp tránh được những thiệt hại, thất thoát về vốn dẫn đến giảm doanh thu và thu nhập
Nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng: Nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng được thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, đảm bảo an toàn vốn, khả năng thanh khoản, tạo niềm tin cho khác hàng Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, tăng uy tín và hình ảnh ngân hàng
1.4.3 Nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Nó là khâu trọng tâm trong hoạt động quản trị RRTD trong CVTD, đây
là hoạt động thực hiện trước khi rủi ro xảy ra nhằm giảm khả năng phát sinh
Trang 33rủi ro, sau khi xảy ra nhằm giảm thiếu tổn thất đối với ngân hàng nhằm các mục tiêu sau:
- Làm thay đổi nguy cơ rủi ro,
- Giảm thiểu rủi ro trước khi nguy cơ xảy ra;
- Giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro xảy ra
- Phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy trình, quy chế, quy định của ngân hàng đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn và hiệu quả
Kiểm soát RRTD trong CVTD được thực hiện xuyên suốt trước, trong
và sau khi cho vay Nội dung của hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD được thể hiện thông qua các phương thức sau:
a Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra Điều này cực kỳ quan trọng vì đặc điểm của kiểm soát RRTD trong CVTD là những hoạt động nhằm ngăn ngừa, né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra
Việc né tránh rủi ro thực hiện thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng
và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy r là có nguy cơ rủi ro cao, không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn thì phương pháp tốt nhất là
né tránh, từ chối cho vay
Né tránh rủi ro là cách tiếp cận hữu hiệu nhất của quản trị RRTD trong CVTD Bằng cách né tránh RRTD, NHTM chắc chắn rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn mà RRTD trong CVTD gây ra Đây là quyết định thường được đánh giá là tương đối dễ dàng, đơn giản, triệt để và chi phí thấp
Trang 34b Ngăn ngừa rủi ro
Là việc NHTM tìm cách giảm bớt hoặc ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro
để hạn chế tối đa tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ tổn thất hoàn toàn
Phân quyền mức phán quyết cho vay theo chức vụ, cấp hạng: mục đích của việc phân quyền này là giới hạn mức độ rủi ro, ngăn chặn hành vi trục lợi, tham ô từ các cá nhân lợi dụng chức vụ , quyền hạn của mình, ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng trong CVTD
Xây dựng qui trình thu thập, phân tích thông tin khách hàng vay vốn cụ thể nhằm giảm bớt thông tin bất đối xứng, quy trình cho vay chặt chẽ, trách nhiệm của các phòng ban có liên quan Việc tuân thủ quy trình cho vay chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, giám sát cả trước, trong và sau khi cho vay tiêu dùng để giúp ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng, ràng buộc khách hàng tuân thủ các điều khoản hợp đồng tín dụng, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng…nhằm phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro để ngân hàng có giải pháp ngăn ngừa kịp thời
Tăng cường các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp nhằm tác động đến ý thức trả nợ của cá nhân vay vốn, giúp ngân hàng ngăn ngừa rủi
ro tín dụng trong CVTD, ràng buộc khách hàng vay có trách nhiệm cao hơn trong việc trả nợ để bảo toàn tài sản của họ
Thường xuyên phân tích, đánh giá rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng; có cơ chế uỷ quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp Khen thưởng và xử lý kỷ luật theo chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro để nâng cao khả năng quản
lý, nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý thích hợp
Trang 35c Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
Đây là biện pháp giúp giảm bớt mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu
nó xảy ra Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:
Áp dụng hình thức, quy trình cho vay tiêu dùng: thông qua việc tập trung vào nguy cơ chính gây ra rủi ro, đồng thời xem xét môi trường gây ra rủi ro
và sự tương tác giữa môi trường và nguy cơ đó, qua đó áp dụng các các hình thức, quy trình xử lý thích hợp với từng trường hợp cụ thể để nếu rủi ro xảy ra thì bản thân các hình thức, quy trình đó sẽ hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể được
Giảm hạn mức cho vay tiêu dùng, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trình cho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay tiêu dùng, tạm dừng và chấm dứt cho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra
Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đưa các điều khoản mang tính ràng buộc có tính pháp lý đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn… Định giá khoản vay theo cấu trúc rủi ro của lãi suất Thông qua xác định phần bù rủi ro trong lãi suất của từng khoản cho vay cá nhân tương ứng với mức rủi ro của người vay Phần bù rủi ro là một cơ chế tài chính tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: Bảo đảm bằng tài sản một mặt tạo nguồn thu nợ thứ cấp, một mặt hạn chế được hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng.Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai khi rủi ro xảy ra;
Trang 36nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay
Trích lập dự phòng rủi ro: Bản chất của trích lập dự phòng vào chí phí là
một loại chi phí trích trước Nó là một hình thức phân tán tổn thất cho nhiều
kỳ Trích lập dự phòng vào chi phí tại các ngân hàng mang tính chất giống như hình thức tự bảo hiểm rủi ro Trích lập dự phòng gồm:
+ Trích lập dự phòng cụ thể: mức trích lập dự phòng được thực hiện dựa vào phân loại nợ, mỗi nhóm nợ được trích lập theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này dựa vào mức độ rủi ro của nợ vay sau khi đã trừ đi giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ
+ Trích lập dự phòng chung: theo một lộ trình nhất định, các TCTD trích lập dự phòng chung theo một tỷ lệ quy định trên tổng dư nợ ( sau khi đã trừ đi nhóm nợ nào đã trích dự phòng cụ thể 100%)
d Chuyển giao rủi ro tín dụng
Là chuyển giao rủi ro tín dụng trong CVTD cho một vài chủ thể khác gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra Có thể chuyển giao rủi ro cho các công ty bảo hiểm, công ty mua bán nợ v.v…Cách thức chuyển giao rủi ro gồm:
Thông qua khách hàng vay: Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay như: bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm cho các công trình, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải v.v
để khi rủi ro xảy ra ngân hàng nhận khoản tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm để bù đắp tổn thất
Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ: Bản chất của công cụ này là nhằm tạo thanh khoản, giúp đa dạng hóa danh mục tín dụng, tạo nên sự ổn định và kiểm soát được của các dòng tiền
e Đa dạng hóa rủi ro:
Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay với nhiều loại hình
Trang 37sản phẩm cấp tín dụng, nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, không nên tập trung vào một số khách hàng, một số lĩnh vực ngành nghề nhằm phân tán rủi
ro
Có 03 loại đa dạng hóa:
Đa dạng hóa theo chủ thể vay
Đa dạng hóa theo khu vực địa lý
Đa dạng hóa theo ngành
1.4.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM
Để đánh giá chất lượng tín dụng CVTD, kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD của một ngân hàng thì người ta thường dùng các tiêu chí sau: Sự cải thiện trong cơ cấu phân nhóm nợ, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ XLRR, nợ xóa, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng Thông thường việc so sánh, đánh giá chất lượng tín dụng được thực hiện theo từng tháng, quý, năm Ngoài ra các tiêu chí trên còn được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành, định hướng của nhà nước
a Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ:
Chất lượng tín dụng trong CVTD được thể hiện thông qua việc so sánh
tỷ trọng các nhóm nợ với nhau trong từng thời kỳ Tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng càng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngược lại Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá được hoạt động kiểm soát rủi ro mang lại hiệu quả hay không từ việc cải thiện các nhóm nợ với nhau như là: tăng nợ nhóm 1, giảm nợ nhóm 2, hạn chế phát sinh nợ nhóm 3,4,5
Ở Việt Nam, theo thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 của NHNN Việt Nam, nợ vay được phân thành 05 nhóm nợ sau:
Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Trang 38Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nợ nhóm 3; Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng được phản ánh qua 02 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ dư nợ nhóm 2 – nhóm 5 trong cho vay tiêu dùng = Số dư nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng/ Tổng dư nợ
Tỷ lệ khách hàng có có dư nợ từ nhóm 2 – 5 trong cho vay tiêu dùng=
Số khách hàng có nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng/Tổng số khách hàng đang có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 cao và số khách hàng có nợ quá hạn trong mục đích vay tiêu dùng cao thì ngân hàng đó cần điều chỉnh lại cơ chế cho vay, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để có giải pháp phù hợp
b Tỷ lệ nợ xấu
Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn do người vay bị làm ăn thua lỗ, giảm nguồn thu nhập, mất thu nhập dẫn đến mất khả năng thanh toán Nợ xấu phản ánh một cách r rệt chất lượng tín dụng của ngân hàng Nợ xấu bao gồm các khoản nợ
từ nhóm 3 đến nhóm 5
Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu trong cho vay tiêu dùng bao gồm:
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng = Dư nợ xấu trong cho vay tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng vay tiêu dùng là một tiêu chí rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM
Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD trên tổng dư nợ càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM càng lớn và ngược lại, nó đồng thời thể
Trang 39hiện năng lực cho vay, kiểm tra, giám sát đối với tín dụng tiêu dùng của NHTM đó hiệu quả cao hay thấp Mức giảm tỷ lệ nợ xấu kỳ này so với kỳ trước cho thấy hiệu quả công tác quản lý nợ xấu
c Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản chi phí trích trước nhằm dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra Số tiền trích lập và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh được nguồn trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng Dự phòng rủi
ro cụ thể càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khá cao
Các nhóm nợ của khách hàng có những tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khác nhau Các khoản nợ của khách hàng nếu bị phân loại ở các nhóm nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao và do đó chi phí để NHTM bỏ
ra trích lập càng nhiều hơn Chính vì vậy, đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân hàng Số trích lập dự phòng cụ thể không chỉ dựa trên giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng,
mà còn dựa trên giá trị TSĐB Nếu mức tỷ lệ dự phòng giảm đi nghĩa là NHTM đã giảm bớt được các khoản chi phí, tăng thêm lợi nhuận, đây là kết quả có được từ việc áp dụng các quy trình hoạt động kiểm soát RRTD đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng đã đem lại hiệu quả và ngược lại
NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 qui định tại điều 6 hoặc điều 7 Quyết định 493 để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
d Tỷ lệ xoá nợ ròng trong cho vay tiêu dùng
Nợ xóa là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ Các khoản nợ này được chuyển sang theo d i ngoại bảng Nếu một trong các
Trang 40khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu được thì khoản thu nhập
đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng hạn chế
Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa – Số tiền đã thu hồi
Tỷ lệ xóa nợ ròng CVTD trong kỳ = (Nợ xóa ròng CVTD trong kỳ/Tổng
dư nợ CVTD )x 100%
Từ việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể nói trên, so sánh với mức kế hoạch
đề ra để đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng
1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, theo đó có thể phân chia các nhân tố này thành hai loại nhân tố chính như sau:
a Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay khách hàng tiêu dùng nói riêng của từng NHTM
Chính sách tín dụng CVTD là tổng thể các quy định của NHTM về hoạt động tín dụng trong CVTD nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ NHTM trong việc cấp tín dụng cho khách hàng vay tiêu dùng thông qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay , lãi suất cho vay, mức bảo đảm cho mỗi khoản tín dụng Bên cạnh
đó, NHTM căn cứ vào chính sách tín dụng đã định, đưa ra chính sách cho vay đối với khác hàng cá nhân, hộ gia đình phục vụ nhu cầu đời sống tuỳ theo từng mục đích sẽ có những chính sách phù hợp Tóm lại, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng và