1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập doanh nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRƯỜNG CƠ KHÍ-Ô TÔ KHOA CƠ ĐIỆN TỬ ⅏ BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ GVHD : TS Nguyễn Quang Định Sinh viên : Dương Hoàng Anh Mã sinh viên : 2020601012 Lớp - Khóa : Cơ điện tử 1 - K15 Hà Nội – Năm 2024 LỜI CẢM ƠN Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ điện tử- Trường Cơ khí – Ô tô - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức chuyên ngành trong 4 năm Đại học Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Quang Định đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để đạt được những thành tích cao trong công tác giảng dạy Chúc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ mãi là niềm tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên tiến bước trên con đường học tập và nghiên cứu Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội được học tập và trải nghiệm thực tế về những gì em đã được học Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quá trình thực tập của mình Chúc công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam ngày càng phát triển và bền vững Với điều kiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em xin được nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tác sau này Em xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC .3 DANH MỤC HÌNH ẢNH .4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 Chương 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY HOẶC PHÂN XƯỞNG 6 1.1 Giới thiệu về công ty thực tập 6 1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng .7 1.3 Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy .8 1.3.1 Quy định về an toàn lao động: .8 1.3.2 Quy định về phòng cháy, chữa cháy: .8 1.4 Tổ chức 5s tại công ty 11 Chương 2 TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ, CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 13 2.1 Máy Laser cutting .13 2.2 Máy Pick & place .14 2.3 Máy laser solder ball 15 2.4 Máy Back Glass attach .16 2.5 Máy Magnet (nạp từ) 16 2.6 Máy kiểm tra tính năng .17 2.7 Ngoại quan 20 Chương 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP 22 3.1 Quy trình công nghệ 22 3.2 Sản phẩm điển hình 26 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 28 4.1 Kết quả thu được sau khi thực tập 28 4.2 Nhận xét và đánh giá về quá trình thực tập 31 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Công ty TNHH ITM Việt Nam .6 Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng 7 Hình 2.1: Máy Laser cutting 13 Hình 2.2: Máy Pick & place 14 Hình 2.3: Máy laser solder ball 15 Hình 2.4: Máy Back Glass attach 16 Hình 2.5: Máy Magnet 16 Hình 2.6: Máy Function Test .17 Hình 2.7: Mặt sau hàng .18 Hình 2.8: Quét QR hàng 18 Hình 2.9: Cách đặt hàng lên máy test 18 Hình 2.10: Nhấn START KEY lần 1 18 Hình 2.11: Kiểm tra tình trạng gắn hàng 19 Hình 2.12: Nhấn START KEY lần 2 19 Hình 2.13: Ấn reset khi hàng NG 20 Hình 2.14: Kính ngoại quan 20 Hình 2.15:Module HRM Sensor 26 Hình 2.16: Cấu trúc thành phần của module HRM 26 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thông số máy pick & place 14 Bảng 2.2: Thông số máy laser solder ball 15 Bảng 2.3: Bảng quy trình công nghệ sản xuất Watch 4 HRM sensor 26 5 Chương 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY HOẶC PHÂN XƯỞNG 1.1 Giới thiệu về công ty thực tập Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam là Công ty có 100% vốn nước ngoài, thuộc Tập đoàn ITM Hàn Quốc Công ty bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ đầu năm 2014, theo Giấy chứng nhận đầu tư số 212043.000651 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 18/4/2014 Tập đoàn ITM tại Hàn Quốc thành lập từ năm 2000, làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật liệu bán dẫn và pin điện thoại di động Đến nay, tập đoàn ITM Hàn Quốc đã mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Việt Nam Hình 1.1: Công ty TNHH ITM Việt Nam - Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam - Tên quốc tế: ITM Semiconductor Vietnam Company Limited - Tên viết tắt: ITM SEMICONDUCTOR VIETNAM CO., LTD - Địa chỉ: Số 06, đpường 11, VSIP Bắc Ninh, Phường Phù Chẩn, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam - Người đại diện: HWANG HYUNGUE 6 - Phương châm hoạt động: Phương châm hoạt động của tập đoàn ITM là Kyosei, âm Hán – Việt là “Cộng Sinh” Nghĩa hẹp của từ này là “Cùng sống và làm việc vì lợi ích chung” Tuy nhiên, với tập đoàn ITM, từ này được hiểu theo nghĩa rộng là: “Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và văn hoá, cùng nhau chung sống và làm việc hoà hợp để hướng tới tương lai” Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại sự bất cân bằng trong nhiều lĩnh vực như nghề nghiệp, mức thu nhập hay môi trường sống Chính điều này đã gây cản trở cho việc thực hiện phương châm này Giải quyết sự mất cân đối này là một nhiệm vụ mà tập đoàn ITM đặt ra và đang triển khai tích cực theo đúng phương châm “Kyosei” của mình 1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng - Vị trí được sắp xếp trong quá trình thực tập: Xưởng 02 - Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng 02: Giải thích: Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động trong phân xưởng - Bộ phận QA: phân tích lỗi và khắc phục lỗi - Bộ phận QC: kiểm tra chất lượng sản phẩm - Bộ phận ME: bộ phận kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc - Bộ phận PE: nghiên cứu, thiết kế, cải tiến máy móc - Bộ phận HRM: lắp ráp hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm 7 - Bộ phận SMT: công nghệ lắp ráp vi mạch tự động - Bộ phận FRONT: bao gồm 3 công đoạn sản xuất linh kiện là FRONT D/A, FRONT W/B và FRONT 3RD - Bộ phận Mold: sản xuất linn kiện nhựa - Bộ phận Trim Test: test các linh kiện 1.3 Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 1.3.1 Quy định về an toàn lao động: Đánh giá những điểm rủi ro trong quá trình sử dụng jig và dụng cụ Khi muốn sử dụng dao trong công việc cần phải thông báo cho Supporter, Leader và phải có form ký xác nhận mới được phép sử dụng Đối với các thiết bị sử dụng điện, khí phải tắt nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa Tuyệt đối không đưa các bộ phận của cơ thể vào trog thiết bị điện, khí khi đang vận hành Đối với Robocar: không di chuyển vào đường đi riêng của Robocar để tránh va chạm dẫn đến tai nạn lao động Sử dụng các loại dây cắm nguồn , dây USB cho các jig, dụng cụ trên dây chuyền 1.3.2 Quy định về phòng cháy, chữa cháy: − Về trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy (PCCC): Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để có thể đảm bảo an toàn về tính mạng của mọi người và tránh thiệt hại về tài sản do cháy nổ gây ra Doanh nghiệp cần có đầy đủ những điều kiện, phương tiện đáp ứng phục vụ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy do người đứng đầu doanh nghiệp tổ chức và thực hiện Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy − Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp: 8 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy Có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp Những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy Những phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất − Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác PCCC Có phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứ nạn đã được phê duyệt Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định Bố trí các thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ Thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt động của hệ thống PCCC Có hệ thống báo cháy đầy đủ Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ, và phải niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC 9 Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp − Thành lập đội chỉ đạo công tác PCCC Thành lập Ban chỉ huy PCCC trong doanh nghiệp Có quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC tại doanh nghiệp Có quy chế chặt chẽ về thực hiện quy định PCCC của CBCNVC Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC Việc báo cáo thực hiện 6 tháng 1 lần − Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở: Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội PCCC cơ sở Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người làm việc trong doanh nghiệp đều là thành viên đội PCCC cơ sở Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các đội phó Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội phó Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca thì mỗi bộ phận phân xưởng, ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối thiểu 5 – 7 người Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó − Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy: Người có chức danh chỉ huy PCCC Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ thường xuyên, những người tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ − Xây dựng phương án PCCC: Chỉ ra các tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, các điều kiện liên quan đến hoạt động PCCC 10

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w