Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Là nguồn gốc để con người tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho chính mình và cộng đồng. Là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng nên một nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đất đai luôn là đối tượng của các cuộc tranh chấp, tham vọng của một lãnh thổ. Chính vì thế, đất đai là yếu tố không thể thiếu phục vụ cho sự tồn tại của một dân tộc, một quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày một đông, cơ sở vật chất, hạ tầng ngày một nhiều nhưng đất thì không thể tự sinh sản thêm vì vậy cần sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và tích kiệm. Việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bên vững toàn cầu. Thời gian qua ở Việt Nam, thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý đất đai liên tục được hoàn thiện nhằm quản lý chặt chẽ và nắm chắc quỹ đất, nhất là trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Từ năm 2014 đến 2018, hiện trạng sử dụng đất đai cả nước tăng 0.08% trong đó đất nông nghiệp tăng 1.74%, đất phi nông nghiệp giảm 26.95% và đất chưa sử dụng giảm 16.82% 1, 2. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự đô thị hóa đất đai được khai thác vào nhiều mục đích để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển. Vì thế, các hình thức biến động sử dụng đất có chiều hướng tăng, biến động đất đai diễn ra liên tục tại các địa phương như chuyển quyền sử dụng đất, chia tách, gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất,...
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trongluận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nàokhác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đãcông bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hộiđồng khoa học
Bình Dương, ngày 04 tháng 04 năm 2023
Người cam đoan
Lại Thị Thanh Bình
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong ban Lãnh đạo trường Đạihọc Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện giúp tôi được tham gia Nghiên cứu khoa học học tập vàphát triển bản thân
Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Uỷ ban phường PhùĐổng, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành đề tài
Bình Dương, ngày 04 tháng 04 năm 2023
Tác giả
Lại Thị Thanh Bình
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH 4
Phần 1 5
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa của nghiên cứu 9
Phần 2 10
NỘI DUNG 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Cơ sở lý luận 10
1.1.1 Các khái niệm chung 10
1.1.2 Vị trí và vai trò 11
1.1.3 Hình thức thực hiện 12
1.1.4 Phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai 14
1.2 Cơ sở pháp lý 16
1.3 Cơ sở thực tiễn 19
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn các nước trên thế giới 19
1.3.2 Kinh nghiệm thực tiễn trong nước 22
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỐNG KÊ, KIÊM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÙ ĐỔNG, TP PLEIKU, GIA LAI 25
2.1 Khái quát đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu 25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.2 Các nguồn tài nguyên 28
2.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 30
Trang 42.1.4 Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội 33
2.2 Thực trạng thống kê, kiểm kê trên địa bàn phường Phù Đổng giai đoạn 2019- 2021 .35
2.3 Đánh giá quy trình thống kê, kiểm kê trên địa bàn phường Phù Đổng 46
2.4 Thực trạng công tác tổ chức quản lý thống kê, kiểm kê trên địa bàn phường Phù Đổng 49
2.5 Thuận lợi và khó khăn trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Phù Đổng 51
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI 55
3.1 Giải pháp về pháp lý 55
3.2 Ứng dụng công nghệ trong quản lý 56
3.3 Nâng cao nhận thức người dân 57
3.4 Các giải pháp khác 57
Phần 3 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
Trang 5TN&MT Tài nguyên và môi trường
VPĐKDĐ Văn phòng đăng ký đất đai
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2019 35
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2019 36
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2020 37
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2020 39
Bảng 5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2021 40
Bảng 6: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2021 41
Biểu 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2019 35
Biểu 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2019 37
Biểu 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 38
Biểu 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 39
Biểu 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2021 40
Biểu 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2021 42
Biểu 7: Biểu đồ so sánh diện tích các loại đất từ năm 2019- 2021 43
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phường Phù Đổng 26
Hình 1: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Đất đỏ bazan) 29
Hình 2: Đất đen và đất đỏ bazan 30
Hình 3: Lễ cầu vụ mùa bội thu của người Đồng bào Ja-rai 33
Hình 4: Toạn đàm kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 35
Trang 8Là nguồn gốc để con người tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho chính mình và cộng đồng.
Là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng nên một nền kinh tế quốc dân Đặc biệt đấtđai luôn là đối tượng của các cuộc tranh chấp, tham vọng của một lãnh thổ Chính vì thế,đất đai là yếu tố không thể thiếu phục vụ cho sự tồn tại của một dân tộc, một quốc gia Xãhội ngày càng phát triển, dân số ngày một đông, cơ sở vật chất, hạ tầng ngày một nhiềunhưng đất thì không thể tự sinh sản thêm vì vậy cần sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả vàtích kiệm
Việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu củanhiều quốc gia trên thế giới và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bên vữngtoàn cầu Thời gian qua ở Việt Nam, thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý đất đailiên tục được hoàn thiện nhằm quản lý chặt chẽ và nắm chắc quỹ đất, nhất là trong côngtác thống kê, kiểm kê đất đai Từ năm 2014 đến 2018, hiện trạng sử dụng đất đai cả nướctăng 0.08% trong đó đất nông nghiệp tăng 1.74%, đất phi nông nghiệp giảm 26.95% vàđất chưa sử dụng giảm 16.82% [1], [2] Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước cùng với sự đô thị hóa đất đai được khai thác vào nhiều mục đích để đáp ứng nhucầu sử dụng đất cho phát triển Vì thế, các hình thức biến động sử dụng đất có chiềuhướng tăng, biến động đất đai diễn ra liên tục tại các địa phương như chuyển quyền sửdụng đất, chia tách, gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất,
Do nhu cầu của các chủ sử dụng đất, yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội dẫnđến sự biến động về đất đai, về tài sản gắn liền với đất Sự biến động này ngày càng đadạng dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý sửdụng đất Song công tác quản lý đất đai nói chung và thống kê, kiểm kê đất đai nói riêngtại một số địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhânkhác nhau như hệ thống kê khai đăng ký chưa hoàn thiện, năng lực của đội ngũ chuyênmôn, các công cụ kiểm soát biến động đất đai chưa hiệu quả Vì vậy, nhằm quản lý cóhiệu quả quỹ đất Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đấtthì công tác thống kê, kiểm kê đất đai cần được chú trọng và nâng cao hiệu quả, thực hiệnđúng phương châm quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần
có sự hợp tác nhịp nhàng giữa người sử dụng đất và cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 9Phù Đổng là một phường nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam đi vào TP Pleiku tỉnh GiaLai Phường Phù Đổng được chia tách trên cơ sở địa bàn dân cư của 2 phường là Trà Bá
và phường Hội Phú Sau khi chia tách và thành lập mới, có diện tích tự nhiên là 417,79
ha, với 17 Tổ dân phố, 3.499 hộ và 15.775 khẩu; có 12 dân tộc thiểu số sinh sống, có 87
hộ với 270 khẩu chiếm 2,6% dân số của phường Trên địa bàn phường có 2 quốc lộ chính
14 và 19 đi qua Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế luôn duy trì ở mức 15%trở lên, cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp – nôngnghiệp [3] Đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng phát triển, các hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể dục thể thao, kỷ niệm các ngày lễ lớn diễn ra sôi nổi; an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững Phường Phù Đổng là phường có những chuyển biến tíchcực về nhiều mặt, đạt được một số thành tựu về kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng Tuynhiên, công tác thống kê, kiểm kê vẫn chưa thực sự hiệu quả, chỉ tiêu loại đất kiểm kêgiữa các kỳ còn nhiều biến động, chưa bám sát với hiện trạng thực tế làm cho các số liệu,kết quả kiểm kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ không còn phản ánh đúng hiện trạng
sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai nữa và có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý
và sử dụng đất tại địa phương
Xuất phát từ vẫn đề trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá công tác thống kê, kiểm
kê đất đai trên địa bàn phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai ” là thực sự cần thiết.
2 Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thống kê, kiểm kê đất đai là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong công tácquản lý đất đai Góp phần vào việc quản lý chặt chẽ quỹ đất và đưa ra các giải pháp kịpthời trong việc quản lý đất đai Chính vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu liên quanđến thống kê,kiểm kê đất đai:
Đề tài: “Thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Hạ huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015” Đây là khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Đức Anh Nhằm đánh giá
tình hình quản lý và sử dụng đất đai của địa phương và đề xuất cơ chế, chính sách, biệnpháp nhằm tang cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụngđất Phục vụ công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn2015-2020
Đề tài: “Thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai của phường Nam Hà thành phố Hà Tĩnh”, đây là bài tiểu luận của một bạn sinh viên đã
thông kê đầy đủ và phân tích đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất ở địa bàn phườngNam Hà Làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất vàkiểm tra thực hiện kế hoạch và quy hoạch hằng năm.Thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai củađơn vị hành chính làm tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và tàiliệu tham khảo có giá trị cho nhiều ngành và lĩnh vực
Trang 10Luận văn thạc sĩ: “Thực Hiện Công Tác Kiểm Kê Đất Đai, Đánh Giá Hiện Trạng Sử Dụng Đất Và Lập Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2014 Trên Một Số Đơn Vị Phường, Xã Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang”của tác giả Trịnh
Thị Lan Tác giả đã nghiên cứu về công tác kiểm kê đất đai, đưa ra nhận xét và đánh giá
Đề tài: “Đánh giá công tác kiểm kê, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015” Khóa luận tốt nghiệp
của tác giả Đỗ Minh Khang Điều tra đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất của xãYên Lập và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và đã đưa ra đánh giá tình hìnhquản lý và sử dụng đất đai của địa phương và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằmtăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Bài báo trên Tạp chí Công thương: “Đánh giá kết quả phân bổ đất đai, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phường Tân Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Ánh (Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) – Bùi Thanh Quang (Công tyCPTVTH MêKongXanh).Tác giả đã tiến hành điều tra, khoanh vẽ trực tiếp ngoài thực địa
để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất theo tiêu chí kiểm kê Đánh giá kết quả quản lý đấtđại, kiểm kê đất đại, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phân tích nguyên nhân tồn tạitrong sử dụng và quản lý đất đất, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng và quản lý đất hiệuquả
Đề tài: “Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2014”.Đây là khoá luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Ánh
Tuyết, thông qua luận văn tốt nghiệp này, năm chính xác được thực trạng sử dụng đất đaitại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Là cơ sở đánh giá tình hìnhquản lý sử dụng đất đai trong năm năm (2010-2014) thể hiện qua việc chuyển đổi mụcđích sử dụng, diện tích quản lý và sử dụng đất tang giảm theo từng mục đích Từ đó, đưa
ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai giúp nâng cao hiệu quả quản lýNhà nước về đất đai
Từ các đề tài nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng công tác thống kê, kiểm kê đấtđai là một đề tài nghiên cứu hay và không ít tác giả chọn đây làm đề tài nghiên cứu chomình trong các khoá luận tốt nghiệp, Thạc sĩ hay cả Tiến sĩ Nhưng chưa có công trình
Trang 11nghiên nào nói về công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Phù Đổng, TPPleiku, Gia Lai
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn phường PhùĐổng, TP Pleiku, Gia Lai
- Phân tích, xác định được các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới việc đăng kýbiến động đất đai tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý hiệu quả công tác đăng ký biến độngđất đai tại phường Phù Đổng trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá công tác thống kê, kiểm kê đất đai tại phường Phù Đổng,TP Pleiku, GiaLai
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Phạm vi thời gian: Thống kê các năm 2019 -2021 và kỳ kiểm kê đất đai 2019
2015-5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tính tổng hợp: phân tích để đánh giá tình hình biến động đấtđai, hiệu quả sử dụng đất trên thực tế và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thống kê,kiểm kê đất đai trên địa bàn, hệ thống hóa các tài liệu thu được cộng với ý kiến của cán bộđịa phương kết hợp với kiến thức bản thân đánh nhân thấy ưu và nhược điểm trong quátrình thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn trong quá trình thực hiện trên thựctế
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin điều kiện kinh tế xã hội, số liệu từ hiệntrạng sử dụng đất, các văn bản quyết định hướng dẫn thi hành của Sở Tài nguyên và Môitrường Tỉnh Gia Lai, UBND Thành phố Pleiku và UBND phường Phù Đổng cung cấp vềthống kê kiểm kê đất đai Từ đó, tạo lập hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm kê đấtđai
- Phương pháp thống kê: các số liệu thu thập được tiến hành xử lý, tính toán thểhiện thành bảng biểu qua phần mềm Microsoft Excel
6 Ý nghĩa của nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học:
Trang 12- Là đề tài nghiên cứu cho sinh viên tham khảo Bổ sung, xây dựng cơ sở lý thuyếthoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại Những phát triển mới nhất về vấn đềthống kê, kiểm kê đất đai.
- Làm cơ sở khoa học cho các bài nghiên cứu về thống kê, kiểm kê đất đai Cơ sởphục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra thực hiện
kế hoạc và quy hoạch hằng năm Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và tàiliệu tham khảo có giá trị cho nhiều ngành và lĩnh vực
Trang 13Phần 2 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm chung
Thống kê, kiểm kê đất đai là việc làm thường kỳ của cơ quan nhà nước có thẩmquyền nhằm nắm chắc về số lượng đất đai và diễn biến đất đai trong quá trình quản lý và
sử dụng Nội dung này là một trong những nội dung có từ lâu đời nhất của công tác quản
lý nhà nước về đất đai Theo quy định tại Điều 34 Luật đất đai 2013 thì Thống kê, kiểm
kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên
đề [4]
Theo khoản 18 điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Kiểm kê đất đai là việc Nhànước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiệntrạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa các kì kiểmkê” Có thể hiểu rằng kiểm kê đất đai là hoạt động của chủ sở hữu đất đai, mà “đất đaithuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nướctrao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” [5] Qua đócho thấy kiểm kê là hoạt động của Nhà nước, được dùng làm công cụ để quản lý hànhchính giúp Nhà nước quản lý và sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả, làm cơ sở choviệc lập, điều chỉnh và đưa ra những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp vơi shoàncảnh thực tế Ngoài ra, kiểm kê đất đai là một hoạt động mang tính kỹ thuật và tính pháp
lý Tính kỹ thuật thể hiện trong công tác kiểm kê đất đai để thấy được sự thay đổi giữ hailần kiểm kê Từ việc thể hiện số liệu bằng bảng biểu được quy định tại Thông tư28/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kêđất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã thấy được tính pháp lý trong kiểm kê đấtđai
Thời điểm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai là mốc thời gian được quy định cụthể thống nhất tại các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành điềutra thống kê, kiểm kê đất đai [6] Theo Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thời điểmthống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31/12 hàng năm (trừ năm thựchiện kiểm kê đất đai) [7] Theo Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì thời điểm và
Trang 14thời gian thực hiện kiểm kê đất đai định kỳ 05 năm được tính đến hết ngày 31/12 của năm
có chữ số tận cùng là 4 và 9 [8]
1.1.2 Vị trí và vai trò
Đối với mỗi công tác quản lý của Nhà nước về đất đai đều có một vị trí, vai trònhất định Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ra đời đóng vai trò quan trọng phục vụ yêucầu quản lý Nhà nước về đất đai, giúp nhà nước tổng hợp và đánh giá trên hồ sơ địa chínhvới thực địa về hiện trạng sử dụng đất thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến độngđất giữa hai lần thống kê, kiểm kê Thực hiện kiểm kê đất đai phải tuân theo các chỉ tiêu,quy trình được quy định tại Luật đất đai 2013, Thông tư 28/2014/TT- BTNMT và chỉ thịcủa Thủ tướng Chính phủ ban hành cùng với đó là sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của uỷban nhân dân các cấp, sở, ban ngành địa phương
Sau mỗi kỳ kiểm kê, Nhà nước đánh giá được thực trạng sử dụng đất, quản lý đất
và biến động đất đai trong vòng 5 năm để từ đó đề xuất cơ chế, chính sách định hướng sửdụng hợp lý, quản lý chặt chẽ, phát triển bền vững phù hợp với thực tế nhằm khai thác tối
đa khả năng sinh lợi từ đất đai Số liệu kiểm kê làm căn cứ xây dựng bản đồ quy hoạch sửdụng đất từ đó phục vụ công tác lập, điều chỉnh, quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại địa phương trong tương lai, phục vụ các nội dung khác của công tác quản
lý nhà nước về đất đai Nếu nắm được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất đã được xét duyệt cũng như là việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất thì sẽ đề xuất được các biện pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước
về đất đai, điều chỉnh, khắc phục những bất cập còn tồn tại trong chính sách đất đai chogiai đoạn kế tiếp Công tác kiểm kê đất đai có chính sác thì công tác quản lý Nhà nước vềđất đai mới đạt hiệu quả cao, quỹ đất đai hiện có mới được sử dụng tiết kiệm, hợp lý
Số liệu thống kê, kiểm kê còn tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội đặcbiệt là trong cơ chế phân vùng sản xuất, phân bố dân cư và lực lượng sản xuất Nó cungcấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đaicho các hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục vàđào tạo và các như cầu khác của Nhà nước và xã hội, Từ đó đưa ra định hướng phát triển,phân bố quỹ đất đai hợp lý cho các ngành quan trọng nhằm phục vụ mục tiêu chung làphát triển đất nước [6]
Trang 15- Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện trong kỳkiểm kê, hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng năm trong kỳkiểm kê, chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
- Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm kê lênbản đồ điều tra kiểm kê, tính diện tích các khoanh đất và lập bản liệt kê danh sách cáckhoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê,kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định
- Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từngđơn vị hành chính các cấp, xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp, xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồhiện trạng sử dụng đất
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong kỳkiểm kê, đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và tổ chức chỉ đạo thực hiện trên địa bàn cấp huyện
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện thống kê đất đai hàng năm được hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn xã (phường);
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thống kê, kiểm kê đất đai;
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kêđất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồhiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơđịa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơđăng ký biến động và hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất đã lập ở các cấptrong kỳ;
- Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ thống kê, kiểm kê
Tổ chức thực hiện thống kê đất đai ở các cấp như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:
- Xác định và tổng hợp các trường hợp biến động sử dụng đất trong năm thống kê,lập bảng liệt kê danh sách các trường hợp biến động vào mẫu Bảng liệt kê danh sách cáckhoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai; xác định và tổng hợp danh sách các trường hợpbiến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế; cập nhậtcác trường hợp thay đổi vào sổ mục kê đất đối với nơi có bản đồ địa chính;
Trang 16- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu:01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ và 05b/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê hiện trạng dụng đất và tình hình biến động đất đai củađịa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ;
- Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đấtđai cấp xã về cấp huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra số liệu thống kê đất đai của cấp dưới trực tiếp giao nộp.Chỉ đạo cấp dưới trực tiếp chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai(nếu có);
- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh gồm cácBiểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động
sử dụng đất của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ;
- Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện, cấp tỉnh;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đấtđai của địa phương lên cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định tại Điều 5 của Thông tưnày;
c) Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra, xử lý số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai của cấptỉnh; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo (nếu có);
- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước gồmcác Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến độngđất đai các vùng và cả nước, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ;
- Xây dựng Báo cáo kết quả thống kê đất đai của cả nước;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao, gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ kếtquả thống kê đất đai của các vùng và cả nước;
- Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước [9]
1.1.4 Phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai
Phương pháp thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất phục vụ tổng hợp số liệu:Thông tin hiện trạng sử dụng đất để tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp
xã được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơthủ tục hành chính về đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp
Trang 17trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổsung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng đất để điều trathống kê, kiểm kê.
Công tác thu thập bổ sung các tư liệu, số liệu, đây là một công đoạn cực kỳ quantrọng và cần thiết cho việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
vì vậy việc thu thập các nguồn tài liệu được thực hiện ở ba cấp tỉnh, huyện và cấp xã,phường, bao gồm đa ngành, đa số liệu
Công tác thu thập tài liệu và số liệu bao gồm:
Về tư liệu bản đồ: Gồm bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ kiểm kê rừng,bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các kỳkiểm kê từ năm 1995 đến nay, các loại bản đồ, sơ đồ quy hoạch 23 khu trên địa bàn thànhphố, Sử dụng tư liệu không ảnh…
Về số liệu: Số liệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và cấp huyện, niêngiám thống kê, báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, số liệu kiểm kê rừng, báocáo kiểm kê quỹ đất đang quản lý, đang sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất,cho thuê đất, báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn
Nắm bắt tình hình đo vẽ bản đồ địa chính, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quyhoạch sử dụng đất
Căn cứ tình hình thực hiện hiện nay, với mục đích sử dụng tư liệu hiện có như bản
đồ địa hình, bản đồ địa chính, tư liệu ảnh máy bay, bản đồ địa chính kiểm kê rừng, bản đồđịa chính kiểm kê đất quốc phòng và an ninh, bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các kỳkiểm kê năm 2005, 2010… các nguồn tài liệu trên hết sức đa dạng và phong phú về thểloại giúp chúng ta sớm hoàn thành bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 đến từngcấp xã, phường trên địa bàn thành phố với trình độ công nghệ cao và độ chính xác đángtin cậy nhất
- Ảnh máy bay, ảnh vệ tinh:
Việc sử dụng ảnh máy bay, ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đượcnhiều cơ quan nghiên cứu quan tâm và khai thác từ nhiều năm nay, các kết quả nghiêncứu, sản xuất đã khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả, tính đầy đủ, tính thống nhất và độtin cậy của việc khai thác nguồn tư liệu này
Hình ảnh bề mặt trái đất được thu thập chủ yếu vào bộ phản xạ và bức xạ của cáctia sáng điện từ bề mặt quả đất qua các hệ thống chụp ảnh hoặc hệ thống quét bằng bộcảm ứng thu nhận sóng, với việc phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay,việc thu thập thông tin trên ảnh ngày nay có độ phân giải cao, với độ biến dạng hình ảnhnhỏ và rất đa dạng và phong phú với các loại ảnh (toàn sắc màu, đa phổ, toàn cảnh) phụ
Trang 18thuộc vào ảnh, độ phân giải, chất lượng hình ảnh, các thiết bị công nghệ xử lý ảnh, chophép sử dụng ảnh máy bay để thành lập và hiệu chỉnh bản đồ với các dãy tỷ lệ từ 1/1000cho đến 1/50000.
- Bản đồ nền cấp xã, phường:
Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp thành phố được thành lập trên mặtphẳng chiếu hình, múi chiếu 3º có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999.Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểuthị lưới kilômet, với kích thước ô vuông lưới kilômet là 10 cm x 10 cm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1: 25.000 biểu thị lưới kilômet, với kích thước
ô vuông lưới kilômet 8 cm x 8 cm
Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN – 2000
Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét(m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimet); độ phân giải (Re solution) là 1.000
- Bản đồ địa chính chính quy:
Đối với những xã, phường có bản đồ địa chính hệ tọa độ HN-72, về nguyên tắc các
xã, phường có loại bản đồ trên cần phải nắn chuyển sang hệ tọa độ VN-2000 bằng phầnmềm Micro Station Hệ tọa độ bản đồ địa chính được đo vẽ theo hệ tọa độ chính quy trên
cơ sở lưới tọa độ cấp II với độ chính xác 5” trở lên đối với đo góc và đo cạnh bằng máytoàn đạc điện tử có độ chính xác 3 mm + 3.10‾6D.Lưới tọa độ địa chính được tính toánbính sai chặt chẽ trên máy vi tính với phần mềm theo quy định của Bộ tài nguyên và Môitrường
Bản đồ địa chính của phường Phù Đổng có độ chính xác như sau:
Sai số tính diện tích không lớn hơn 0,04100 M‾‾√P(m²)
Sai số tiếp biên nhỏ hơn hoặc bằng 1 mm, đối với địa vật quan trọng là nhỏ hơnhoặc bằng 0,6 mm
Việc tính toán diện tích trên 1 đơn vị thửa theo công nghệ số hóa bản đồ
Vì vậy đây chính là một tài liệu hết sức quan trọng trong quá trình quản lý sử dụngđất đai đồng thời phục vụ tích cực cho công tác kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất
Trang 19Ngoài các bản đồ trên còn tiến hành sử dụng các loại bản đồ như bản đồ các khuquy hoạch trên địa bàn thành phố, sơ đồ thiết kế giao thông nông thôn, bản vẽ thiết kế cáccông trình như: Chợ, trung tâm thương mại, nhà văn hóa, công viên…
1.2 Cơ sở pháp lý
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai hiện nay của Nhà nước được áp dụng theo:
1 Luật Đất đai năm 2013 của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cụthể tại Điều 22, 32 và 34 quy định:
Điều 22 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện văn bản đó
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
8 Thống kê, kiểm kê đất đai
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định củapháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai
15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [10]
Điều 32: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việcthống nhất quản lý nhà nước về đất đai
3 Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địaphương theo thẩm quyền quy định tại Luật này [11]
Điều 34: Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đò hiện trạng sử dụng đất
Trang 201 Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ vàkiểm kê đất đai theo chuyên đề.
2 Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường,thị trấn;
b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiệnkiểm kê đất đai;
c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần
3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kêđất đai quy định tại khoản 2 Điều này
4 Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thựchiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường
5 Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trựctiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quảthống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy bannhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửibáo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ vàcông bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của
cả nước
6 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất [4]
2 Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
3 Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
4 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị vềnâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinhtế;
5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
6 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
7 Thông tư số 27/2018/TT- BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguvên vàMôi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(sau đây gọi là Thông tư số 27/2018/TT- BTNMT);
Trang 218 Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT ngày 27/01/2015 để quy định chi tiết một sốđiều của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP và Nghị định số 44/2014/NĐ- TTg yêu cầu các bộngành liên quan thực hiện việc kiểm kê đất đai.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 28 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày
30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chitiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụthể và tư vấn xác định giá đất như sau:
“ Căn cứ dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, kế hoạch cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch định giáđất cụ thể của năm tiếp theo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời với kếhoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; việc lựa chọn tổ chức có chức năng tưvấn giá đất thực hiện kế hoạch định giá đất cụ thể phải hoàn thành trước ngày 31tháng 3 hàng năm.” [12]
9 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguvên và Môitrường quy định về giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩmtrong lĩnh vực quản lý đất đai;
10 Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Gia Lai vềviệc ban hành Phương án thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2019 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
11 Quyết định số 1585/QĐ-UBND ngày 7/8/2019 UBND thành phố ban hànhban hành Phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trênđịa bàn thành phố Pleiku
Cơ sở thực tiễn và thông tin bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 phường Phù Đổng
- Bản đồ địa chính phường Phù Đổng
- Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng tỷ lệ 1:10.000 thànhlập năm 2006
- Kết quả rà soát 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kèm theo Nghị quyết
số 100/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai);
- Bản đồ các khu quy hoạch trên địa bàn thành phố đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn các nước trên thế giới
Kinh nghiệm của Mỹ:
Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đôthị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên Là một quốc gia phát triển, Mỹ có hệ
Trang 22thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội
đa dạng và phức tạp nhất Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khíchquyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như làmột quyền cơ bản của công dân Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huyrất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư
để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vitoàn xã hội Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫnkhẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đấtđai Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng;quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụngđất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tưnhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thuhồi… Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sửdụng đất ở Việt Nam [13]
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hình thái
xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người năm2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đất đai toàn quốc là9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đấtcanh tác toàn thế giới Trung Quốc bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa từ năm 1978, cùngvới tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốccũng diễn ra rất mạnh mẽ Vì vậy, việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc
là rất đáng quan tâm Quản lý đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật:
Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất, chiaruộng đất cho nông dân từ năm 1949, tuy nhiên, hình thức sở hữu tư nhân về đất đai cũngchỉ tồn tại một thời gian ngắn Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về đất đai đã được thiếtlập ở Trung Quốc từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX Năm 1978, Trung Quốc đã khôi phụckinh tế tư nhân, thừa nhận hộ nông dân là một thành phần kinh tế, Nhà nước tiến hànhgiao đất cho hộ nông dân để tổ chức sản xuất, thay cho mô hình nông trang tập thể Điều
10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật quản lý đất quy định: đất đai ở TrungQuốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong đó toàn bộđất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất
do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thể Hiến pháp năm
1988 (Điều 2) quy định việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng dưới dạnggiao quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất đã được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa
kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhànước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quyđịnh là từ 40 – 70 năm) "Đạo luật tạm thời về bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trang 23nhà nước tại các thành phố và thị trấn”, ban hành năm 1990 quy định cụ thể điều kiện đểchủ sử dụng đất được phép chuyển nhượng sau khi được giao đất là: nộp đủ tiền sử dụngđất cho Nhà nước; đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã đầu tư vào sửdụng đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xâydựng công trình khi lập hồ sơ xin giáo đất) Chủ sử dụng đất nếu không thực hiện đúngcác quy định sẽ bị thu hồi đất.
Hai là, về quy hoạch sử dụng đất Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước cóquyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trongtừng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhànước tiến hành quản lý bằng quy hoạch Quy hoạch tổng thể thành phố là kế hoạch có tínhtổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế và xã hội với các công trìnhxây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung chính:
Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển
Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của thành phố
Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình của đất dùng xâydựng thành phố Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanhthành phố Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt… Luật cũngquy định cụ thể quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phảiđược cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành
Ba là, về công tác thông kê, phân loại đất đai Luật quản lý đất đai của Trung Quốcquy định, đất đai được chia làm 8 loại chính:
- Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệpbao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đôthị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công trình
an ninh quốc phòng
- Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nướcquy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và có thống kê đất đai hàng năm, việc thống kêđất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ươngđến địa phương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và cập nhật biếnđộng liên quan đến từng chủ sử dụng đất, đến từng mảnh đất
Bốn là, về tài chính đất Ở Trung Quốc không có hình thức giao đất ổn định lâu dàikhông thời hạn, do đó, Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người sử dụng đấtphải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền; Nhà nước coiviệc giao đất thu tiền là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sách đáp ứng nhucầu về vốn để phát triển Do đất nông thôn, ngoại thành là thuộc sở hữu tập thể, vì vậy đểphát triển đô thị, Nhà nước Trung Quốc phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đích
sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị Ngoài việc luôn đảm bảo diện tích đất canh tác
để ổn định an ninh lương thực bằng biện pháp yêu cầu bên được giao đất phải tiến hành
Trang 24khai thác đất chưa sử dụng, bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất đi Nhà nước TrungQuốc còn ban hành quy định về phí trưng dụng đất Đó là các loại chi phí mà đơn vị sửdụng đất phải trả gồm: Chi phí đền bù đất, do đơn vị phải trả cho nông dân bị trưng dụngđất, trưng dụng đất không có thu lợi thì không phải đền bù; chi phí đền bù đầu tư đất: làphí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất, tương tự phí đền bù tài sản trên đất ở Việt Nam;chi phí đền bù sắp xếp lao động, và phí đền bù sinh hoạt phải trả cho đơn vị bị thu hồi đất;chi phí quản lý đất Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc tiến hành thuận lợi là doNhà nước chủ động được vấn đề tái định cư cho người bị thu hồi đất và nhờ có biện phápchuyên chính mạnh Đặc biệt với sự sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2002, Nhà nướcTrung Quốc đã công nhận quyền sở hữu tư nhân về bất động sản, công nhận và có chínhsách để thị trường giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp Với những quy định mangtính cải cách lớn như vậy, Trung Quốc đã tạo ra được một thị trường bất động sản khổng
lồ Trung Quốc cũng quy định mỗi hộ gia đình ở nông thôn chỉ được phép sử dụng mộtnơi làm đất ở và không vượt quá hạn mức quy định của cấp tỉnh, thành Người dân ở nôngthôn sau khi đã bán nhà hoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước cấp thêm Quyền sửdụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượng hoặc cho thuê vào mụcđích phi nông nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ sở hữu nhà nước về đất đai, ởTrung Quốc nạn tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng đất cũng khá phức tạp vànặng nề như ở Việt Nam, vì cơ chế xin cho, cấp, phát, đặc biệt là trong việc khai thác đấtđai thành thị Mặc dù Trung Quốc cũng đã quy định để khai thác đất đai thành thị buộcphải thông qua các công ty dưới dạng đấu thầu hoặc đấu giá [13]
1.3.2 Kinh nghiệm thực tiễn trong nước
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 332 km2, dân số khoảng 99 triệu dân [14].Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai, xây dựng được
hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tửhiện đại từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, việc triển khai lập hồ sơ địa chính ởcác địa phương khác nhau đã không được tiến hành vào cùng một thời điểm như chỉ đạocủa trung ương, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp Các thông tin vềđất (như thay đổi về loại đất, diện tích, chủ sừ dụng đất, và giá cả của đất trong cùng thờiđiểm…), không được cập nhật thường xuyên đầy đủ, vì vậy Nhà nước không thể quản lýchặt chẽ đất đai
Cần phải xác định việc đăng ký quyền về tài sản không chỉ là lợi ích của người dân
mà đó chính là lợi ích của cả Nhà nước Để làm tốt việc này cần phải có những biện phápmạnh để tạo ra những sự thay đổi về mặt nhận thức của cả bộ máy quản lý và đội ngũcông chức nhà nước
Kinh nghiệm tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,2 km2(chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên) [15] Bình Dương
Trang 25chú trọng các chỉ tiêu về phân bổ, bố trí vốn; các giải pháp cụ thể, linh hoạt để giữ chỉ tiêuđất lúa, đất rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mới tách ra
từ đất lâm phần; và các giải pháp để tạo điều kiện cho người có đất góp vốn vào các dự áncủa các nhà đầu tư; các giải pháp xử lý triệt để tình trạng phân lô, bán nền không theo quyhoạch Sở TN&MT Bình Dương có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tácquản lý đất đai trên địa bàn tỉnh
Đến nay, hầu hết diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương đã được khai thác đưavào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh Đồng thời, Bình Dương đã phân bổ quỹ đất đáp ứng cho các mục tiêu phát triểnKT- XH, quốc phòng, an ninh Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợpvới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quỹ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu
hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đô thị hóa
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việctăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do cáccông ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cánhân khác sử dụng, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đất đai, đặcbiệt là quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường Đến nay, các tổ chức sử dụng đất
đã chủ động thực hiện quản lý, sử dụng đất đúng mục đích gắn với quy hoạch, gia tăngnăng suất và hình thành vùng sản xuất nông, lâm tập trung, góp phần quan trọng cho sựphát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh
Ngoài ra, việc giao đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu phục vụ cho mục tiêuphát triển hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội khác và đầu tưphát triển khu dân cư, khu nhà ở Còn việc cho thuê đất chủ yếu thực hiện các dự án sảnxuất kinh doanh, thương mại dịch vụ đã được cấp phép đầu tư Trên cơ sở quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2020, trên địa bàntỉnh Bình Dương đã thực hiện được 1.529 dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, tương ứng với tổng diện tích 18.531ha đối với tổ chức
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các côngtrình, dự án; UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 51 ngày 18/12/2014 quy định
về chính sách, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đấttrên địa bàn tỉnh Qua đánh giá, chính sách bồi thường của tỉnh được sự đồng thuận rộngrãi trong người dân, từ đó tạo điều kiện cho công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định
cư được thuận lợi hơn Tổng số dự án thực hiện thu hồi bồi thường trên địa bàn tỉnh đếnnăm 2021 là 97 dự án với tổng diện tích hơn 4.059ha
Xã hội càng phát triển tính cạnh tranh càng gay gắt, để đảm bảo thế mạnh trongcạnh tranh, công tác quản lý của Nhà nước phải mạnh và có hiệu lực cao Tuy nhiên, tăngcường quyền lực của Nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền của các chủ thể sử dụng
Trang 26đất Quyền lực Nhà nước phải mạnh, để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúngkhuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do phát triển Với các nước cócông tác quản lý đất đai tốt, có hiệu quả sử dụng đất cao, hầu như các vi phạm pháp luậttrong quản lý sử dụng đất đều bị xử lý rất nặng và rất triệt để Đây chính là bài học quantrọng nhất: kỷ cương pháp luật có nghiêm minh thì xã hội mới ổn định và phát triển được.
Kinh nghiệm tỉnh Đồng Nai
Qua việc kiểm kê đất đai, cùng với kết quả thực hiện Dự án "Hoàn thiện, hiện đạihóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính"(Dự án 513), tỉnh Đồng Nai đã rà soát, thống kê lại diện tích tự nhiên của các xã, huyện,tỉnh, phục vụ tốt cho công tác quản lý, tổng hợp báo cáo của địa phương Đồng thời,thống kê được hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất, đối tượng quản lý, sử dụng đất vàdiện tích được giao, cho thuê để quản lý, sử dụng và diện tích đất chưa sử dụng, diện tíchđất đang có tranh chấp hoặc bị lấn chiếm… trên địa bàn tỉnh để đề ra nhiệm vụ và giảipháp xử lý các hạn chế, tồn tại (nếu có)
Đồng Nai đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính.Các biến động đất đai hợp pháp được cập nhật đầy đủ là điều kiện thuận lợi khi sử dụngtài liệu này để thực hiện kiểm kê đất đai, tổng hợp số liệu Các đơn vị thực hiện kiểm kêđất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đều có lực lượng chuyên môn và kinh nghiệm lànhững yếu tố thuận lợi nhất định nắm bắt về các yêu cầu kỹ thuật và chỉ đạo của các cấptrên Sự phối hợp của cấp xã, các đơn vị sử dụng đất, các tổ chức quản lý sử dụng đất,nhất là lực lượng cán bộ địa chính cấp xã
Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất vẫn còn một số khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành như: Khối lượngcông việc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất lớn với 423.855 khoảnh đất và có 170 xã,phường, thị trấn với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.362 ha Mặt khác, số cán bộchuyên môn tại địa phương ít nhưng phụ trách nhiều công việc nên khó khăn trong việc
bố trí thời gian tham gia, phối hợp thực hiện; phần mềm kiểm kê đất đai chưa hoàn thiện
đã ảnh hưởng đến việc thực hiện; việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật chậm đã ảnhhưởng đến việc xây dựng dự án để thực hiện
Để thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địaphương thì công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của UBND các cấp phải kịp thời, đầyđủ; yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và đơn vị thực hiện Bêncạnh đó, công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có liên quan đếnnhiều ngành, địa phương, nên cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lýchuyên môn, đơn vị tư vấn và UBND các cấp Do vậy, Sở TN&MT Đồng Nai kiến nghị
Bộ TN&MT sớm hoàn chỉnh, ban hành các văn bản hướng dẫn, định mức kinh tế - kỹ
Trang 27thuật để các địa phương nghiên cứu, kịp thời triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức thựchiện để đạt được hiệu quả cao hơn.
Về việc ứng dụng phần mềm để thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất thì kiến nghị giao cho các địa phương chủ động, sau khi hoàn thiện sản phẩmtừng cấp thì tích hợp vào phần mềm chung theo quy định của Bộ TN&MT Phần mềmphục vụ kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần được nghiên cứu, hoànthiện trước khi triển khai để các địa phương áp dụng thực hiện được thuận lợi Đối với nộidung công việc kiểm kê các chuyên đề chưa cụ thể, nên khi triển khai thực hiện gặp khókhăn, lúng túng Vì vậy, Sở TN&MT Đồng Nai kiến nghị Bộ TN&MT có tập huấn,hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng chuyên đề để công tác kiểm kê đất đai đạt hiệu quả,chất lượng và đúng thời gian quy định
Trang 28Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỐNG KÊ, KIÊM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÙ ĐỔNG, TP PLEIKU, GIA LAI
2.1 Khái quát đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Phường Phù Đổng có tổng diện tích tự nhiên là 417,79 ha, là phường trung tâm củathành phố Pleiku [16]
Trang 29Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phường Phù Đổng
- Phía Bắc giáp phường Phù Đổng và xã Trà Đa
- Phía Đông giáp phường Thắng Lợi
- Phía Nam giáp phường Trà Bá và phường Hội Phú
- Phía tây giáp phường Hội Phú và phường Hội Thương
Có toạ độ địa lý như sau:
- Kinh độ Đông từ 107o59’16’’ đến 108o03’00’’
- Vĩ độ Bắc từ 13053’31’’ đến 13055’00’’
Địa hình, địa mạo
Trang 30Phường Phù Đổng nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku, sản phẩm phun tràocủa đá Bazan bao phủ hầu hết diện tích tạo nên dạng địa hình cao nguyên lượn sóng.
Độ cao tương đối của phường vào khoảng 720-770 m, như vậy độ cao hơn hẳn sovới độ cao trung bình toàn cao nguyên
Địa hình phường Phù Đổng có xu hướng thấp dần về hai phía: Đông và Tây Nhìnchung phường có hai dạng địa hình chính:
+ Địa hình cao nguyên lượn sóng (trung bình)
+ Địa hình vùng thung lũng
Trong đó dạng địa hình cao nguyên lượn sóng là chủ yếu, mức độ lượn sóng từng khuvực khác nhau
a) Dạng địa hình cao nguyên vùng lượn sóng trung bình:
Phân bố hầu hết trên địa bàn phường, độ cao trung bình 740- 770 m Đặc điểm nỗi bật ở dạngđịa hình này là tập trung ở những đồi cao trung bình
b) Dạng địa hình vùng thung lũng dốc tụ:
Đặc điểm là chứa những sản phẩm dốc tụ của đá Bazan, cao trình từ 700- 720m, độ dốc
từ 0-8o phân bố chủ yếu dọc hai bên lưu vực suối Ia Xoi và bầu Ia Xoi phía Bắc của phường
Sự khác nhau về địa hình gây nên sự khác nhau về tính chất đất giữa các vùng, từ đó
mà yêu cầu bố trí bảo vệ đối với từng loại đất khác nhau
Khí hậu:
Phường Phù Đổng mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu, mùađông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hoá và tương phản sâu sắc giữa hai mùa Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng số giờ nắng trung bình2.292 giờ/năm
Nhiệt độ tương đối điều hoà, mùa nóng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình, lượng mưatrung bình, biên độ nhiệt năm so với một số nơi khác thường thấp hơn Theo quan trắc của trạmkhí tượng thuỷ văn Pleiku ở toạ độ, độ cao quan trắc 800mcho thấy
+ Nhiệt độ khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm : 220C
- Nhiệt độ tối cao: 360C(tháng 4)
Trang 31Độ ẩm trung bình năm 81,6%, tháng có độ ẩm trung bình đạt trị số cao nhất 35% và độ
ẩm thấp nhất tuyệt đối có thể xuống đến 12% rơi vào tháng 3, mùa khô từ tháng 1-2-3, độ ẩmthấp nhất trung bình đạt 7% (tháng 3)
Tổng số giờ nắng trung bình 2292 giờ/năm, số ngày không có nắng trung bình 21 ngày.Tháng 2, 3 có giờ nắng lớn nhất Tổng lượng bốc hơi cả năm 1163 mm Lượng bốc hơi trungbình ngày 2,6 mm, Ánh sáng 5,7 giờ/ngày
Điều kiện nhiệt của vùng hơi hạn chế, tổng tích ôn 8.000°C Điều kiện ẩm phong phú nhưngphân bố không đều theo các tháng trong năm
Từ những đặc điểm trên, thấy rằng khí hậu phường Phù Đổng có đặc điểm nỗi bật làtính phân mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 tháng, ẩm độ giảm, lượng bốc hơi gây khô hạnnghiêm trọng Hơn nữa hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam Hướng gió thịnhhành thay đổi theo mùa, mùa khô hướng Đông Bắc chiếm ưu thế 70% tần suất, mùa mưahướng Tây Nam và Tây chiếm ưu thế 40 - 50% tần suất Vận tốc gió trung bình 3,6m/s lớnnhất 18m/s, gió mạnh vào mùa khô vì vậy cần phải tính đến để có biện pháp hữu hiệu chosản xuất
Thuỷ văn:
Phường phù Đổng nói riêng và thành phố Pleiku nói chung nằm trong lưu vực sông SêSan hợp thuỷ của ba con sông Trên địa bàn có 2 nhánh suối chính là suối Ia Xoi và suối khôngtên của nhánh suối chính Ia Xoi, mô đun dòng chảy trung bình 45l/s km2
+ Về nước ngầm:
Theo tài liệu điều tra địa chất thủy văn khả năng chứa nước của phức hệ đất đá Ba zanvùng Pleiku khá dồi dào Lưu lượng các giếng khoan thường đạt 3 – 5 l/s, chất lượng nước rấttốt
2.1.2 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai theo phươngpháp định lượng FAO/WRB, 98 trong khuôn khổ dự án NIAP/KU.Leuven (1999) trênbản đồ tỷ lệ 1/100.000 Trên địa bàn phường Phù Đổng có 3 nhóm đất chính sau:
Trang 32Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính của phường Phù Đổng như sau:
1 Đất đen trên đá sản phẩm bồi tụ bazan 44,76 10,71
Hình 1: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Đất đỏ bazan) Nguồn: datdobazan.com
Trang 33Hình 2: Đất đen và đất đỏ bazan Nguồn: https://www.elkay.vn/
+ Khả năng sử dụng đất:
Để đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng đất phải dựa vào tổng hợp phân loại đất,theo độ dốc và tầng dày Qua tổng hợp phường Phù Đổng có 417,79 ha đất tự nhiên, trongđó:
- Đất ít dốc (<150): 415,18 ha, chiếm 99,38% tổng diện tích tự nhiên
- Sông suối: 2,61 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiên
- Đất có khả năng canh tác (có độ dốc <150 và tầng dày >30cm) Toàn thành phố
có 422,34 ha, chiếm 99,38% tổng diện tích tự nhiên
Tài nguyên nước:
a Nguồn tài nguyên nước mặt:
Với địa hình phần lớn năm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku tuy nhiên sovới các địa phương khác phường Phù Đổng có nguồn nước mặt khá dồi dào được cungcấp từ các hệ thống suối bao gồm:
- Suối Ia Xoi: Chảy qua trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7,5 Km và chảy quaphường khoảng 3.000m, được dùng làm ranh giới phía Bắc và phía Tây phường, dòngchảy theo hướng Nam Bắc, lưu lượng nước ở mức trung bình vào mùa mưa, mùa khô cónơi bị khô hạn vì vậy hiện trạng hai bên lưu vực suối nhân dân trồng hoa màu Để đảmbảo cảnh quan môi trường thành phố hiện nay tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết suốiHội Phú
- Ngoài ra còn có nhánh suối không tên phân bổ phía Bắc phường đang sử dụng
để tưới tự chảy cho cánh đồng lúa nước của bầu Ia Xoi
Ngoài ra thành phố Pleiku còn có Biển Hồ là hồ tự nhiên cách trung tâm thànhphố khoảng 8 Km về hướng Bắc, đây là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt
Trang 34cho người dân thành phố, mực nước hồ thay đổi từ 20 cm đến 1 m có độ sâu từ 5 – 15 m,dung lượng nước trung bình khoảng 23 triệu m³ nước.
b Nước ngầm:
Theo bản đồ phân bố nước ngầm tỷ lệ 1/100.000 của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Gia
Lai: Thành phố Pleiku theo Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa nước của
vùng Pleiku - Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ - Q1 chiều dài tổng thể 5 - 500 m.Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu 10 - 25m Tính chất chứa nước của Bazanphân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều sâu
2.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
1 Lĩnh vực kinh tế
a Thương mại dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước đạt
361,4 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 15,32% so với cùng kỳ
b Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2019 ước đạt 128,89 tỷ đồng, đạt 100%
kế hoạch và tăng 16,37% so cùng kỳ
c Sản xuất nông nghiệp:
- Về trồng trọt: tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 69,52 ha, diện tích đất xâm canh là 216,3 ha Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15,17 tỷ đồng, đạt
100% kế hoạch và giảm 1,37% so với cùng kỳ
- Về chăn nuôi: Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn phường 1360 con (bò: 50
con, heo 300 con, chó 310 con, gia cầm 700 con) Phối hợp với trạm Thú y thành phố sửdụng các biện pháp kỹ thuật để triển khai tiêm phòng, không để dịch lây lan trên địa bàn Đãphun 68l hóa chất bencocid sát trùng chuồng trại Tiêm vaccin dại: 100 liều, tiêm vaccin choheo: 500 con, tiêm vaccin cho bò: 50 con Trong năm xảy ra dịch tả lợn Châu Phi tại tổ 6, tổ 8,
đã tiêu hủy 26 con, 2155,5 kg
d Thu chi ngân sách:
Thu ngân sách nhà nước năm 2019 ước thực hiện 11.574.373.295đ/10.969.787.500đạt 106% kế hoạch
Thu ngân sách địa phương năm 2019 ước thực hiện2.208.530.424đ/2.134.849.500đ, đạt 103% kế hoạch (số thu trên chưa tính thu bổ sungcân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu)
Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 6.191.823.720đ/6.714.710.000đ chiếm92% kế hoạch
Triển khai thu các khoản vận động, thu quỹ phòng chống thiên tai đạt 100% kế hoạch
(có bảng số liệu kèm theo) Thu các khoản thuế trên địa bàn phường
Trang 35Nhìn chung tình hình thu ngân sách đảm bảo, không bỏ sót nguồn thu và nuôidưỡng nguồn thu, chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm bảo đảm các hoạt động chi thườngxuyên.
e Lĩnh vực thống kê
UBND phường hoàn thành tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 đảm bảothời gian và chất lượng theo quy định
f Địa chính - Xây dựng cơ bản và Quản lý đô thị:
* Công tác Địa chính, xây dựng cơ bản:
Tiếp nhận và giải quyết 35 hồ sơ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất từ VPĐKĐĐ thành phố Niêm yết 05 hồ sơ bị mất trang 4 của GCNQSDĐ đất.Chuyển trả 01 hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ không đủ điều kiện cho VPĐKĐĐ
Triển khai việc xây dựng, sữa chữa trụ sở UBND phường, tổng kinh phí300.000.000đ Tiến hành duy tu đường GTNT hẻm 29 Lê Duẩn, chiều dài 263m, tổngkinh phí 208.726.000đ (nhà nước hỗ trợ 79.163.000đ, nhân dân đóng góp 129.563.000đ);duy tu đường GTNT hẻm 131/7 Lê Duẩn có chiều dài 112m, tổng kinh phí 66.543.000đ(nhà nước hỗ trợ 33.837.000đ, nhân dân đóng góp: 32.706.000đ) Đã mắc 6 bóng điệnchiếu sáng tại các TDP 1, 4, 3, 8
Triển khai công tác vận động mở rộng chỉ giới xây dựng hẻm 23 Ngô Thì Nhậm,đến nay, đã có 67/84 hộ tháo dỡ
UBND phường thành lập Đoàn phối hợp các ngành chức năng, các đoàn thể củaphường tham gia cưỡng chế thu hồi đất công ty cổ phần sản xuất kinh doanh lâm sản GiaLai tại 17 Trường Chinh
Triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về lát gạch vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành vàTôn Thất Tùng Lập tờ trình đề nghị đặt tên các tuyến đường hẻm trên địa bàn phường
Phối hợp các ngành chức năng trong việc triển khai các dự án quy hoạch trên địabàn phường
* Quản lý đô thị:
Trong năm 2019, đã kiểm tra xây dựng được 67 trường hợp xây nhà ở mới Trong
đó, 64 trường hợp có giấy phép xây dựng, 3 trường hợp không có giấy phép xây dựng,UBND phường đã tiến hành lập biên bản đình chỉ xây dựng và đề nghị UBND thành phố
xử phạt theo quy định
Xây dựng kế hoạch phối hợp làm TTĐT-TTGT trên địa bàn phường tập trung xử
lý các hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè, đậu đỗ xe không đúng nơi quy định tạicác tuyến đường trọng điểm như Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành, Lê Duẩn, Trần Kiên,
bờ kè suối Hội Phú, cổng bệnh viện đa khoa tỉnh và thu giữ 02 bàn, 12 ghế và một số vậtdụng khác Thu giữ 31 biển hiệu quảng cáo, bóc gỡ quảng cáo rao vặt, pano áp phíchkhông đúng quy định gắn trên các trụ điện và cây xanh nằm trên các tuyến đường hơn 150
Trang 36biển quảng cáo, hơn 195 pano áp phích, thu giữ 02 loa hoạt động quá giờ và xử phạt theođúng quy định
Tổ chức đi đến từng hộ gia đình đường Nguyễn Tất Thành và các hộ các nămtrước đây thường xuyên cho thuê vỉa hè để kinh doanh hoa tết tại các tuyến đường chínhtrên địa bàn phường ký cam kết không mua bán, không cho thuê mặt bằng để kinh doanhhoa và sinh vật cảnh trong dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 được 75 hộ gia đình.Phối hợp các ban, ngành có liên quan tổ chức Chợ hoa Xuân 2019 tại khu vực đất phíasau khách sạn Hoàng Anh Gia Lai
Tiến hành tháo dỡ vật kiến trúc theo đúng chỉ giới xây dựng và tiến hành san ủi,múc bục bệ tại tuyến đường Tôn Thất Tùng,
Xây dựng kế hoạch, tiến hành tháo dỡ các hộ kinh doanh, buôn bán tại vỉa hè bệnhviện đa khoa tỉnh Gia Lai
2.1.4 Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội
a Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:
- Tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm.Tổ chứctuyên truyền pháp luật về Luật nghĩa vụ quân sự, xây dựng nhà ở và phòng chống sốt xuấthuyết tại 10 TDP có 621 lượt người tham dự
Hình 3: Lễ cầu vụ mùa bội thu của người Đồng bào Ja-rai
Nguồn: https://vanhoagiaoduc.vn/
Trang 37- Thành lập đoàn tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra điều kiệnhoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn.- Tham gia các hội thi, hộithao do thành phố tổ chức.
- Tổ chức khai mạc hè và triển khai các hoạt động công tác hè
- Tổ chức chấm điểm, xếp loại gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa Kết quảcó: 3259/3445 hộ đạt GĐVH (94,6%) 10/10 TDP đề nghị công nhận TDP văn hóa
UBND phường phối hợp bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo tạiphường vào ngày 14/9/2019 Đã vận động được 77 đơn vị máu
Tổ chức tọa đàm kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam cho toàn thể cán bộ, giáoviên, công nhân viên đang giảng dạy, công tác tại trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, mầm nonMai Vàng và cán bộ, giáo viên nghỉ hưu của trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, tiểu học PhanBội Châu, mầm non Mai Vàng
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh côngtác vận động xây dựng xã hội học tập, thực hiện có hiệu quả mô hình: “Gia đình học tập”,
“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”
Triển khai các hoạt động kỷ niệm 90 năm đô thị Pleiku: tham gia hội chợ nông sản
và ẩm thực, chuẩn bị xe hoa, ra quân dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thịxanh, sạch đẹp 2 đợt từ ngày 16-17/11 và từ ngày 23-24/11/2019
c Công tác Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước, của tỉnh, thành phố, của phường, các doanhnghiệp, đơn vị trên địa bàn cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, khókhăn, trẻ em khuyết tật, mồ côitrên địa bàn phường nhân dịp Tết Nguyên đán, tổng số
372 suất, với số tiền 112.700.000đ
Họp xét 19 hồ sơ người cao tuổi và 20 hồ sơ khuyết tật và 6 hồ sơ hộ gia đình cóngười khuyết tật đặc biệt nặng, 11 hồ sơ mai táng phí cho đối tượng bảo trợ, 2 hồ sơ mai
Trang 38táng phí đối tượng chính sách Làm thẻ BHYT cho đối tượng BTXH là 220 thẻ, khuyết tật
150 thẻ, người có công 144 thẻ, cựu chiến binh 14 thẻ, hộ nghèo 20 thẻ, cận nghèo 70 thẻ
Mời các đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, Quyết định TTg họp hướng dẫn bổ sung hồ sơ chế độ theo đúng quy định
49/2015/QĐ-Điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sốngtrung bình, đến nay phường có 4 hộ nghèo (chiếm 0,08%), 18 hộ cận nghèo (chiếm0,37%), 4 hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình
Xây dựng kế hoạch triển khai điều tra cung cầu, lao động năm 2019 Kết quả ràsoát có 938 hộ biến động, và điều tra 32 doanh nghiệp đã tổng hợp báo cáo phòng Laođộng thương binh xã hội thành phố
Tổ chức tọa đàm kỷ niệm 72 năm Ngày thương binh Liệt sỹ UBND phường đãtặng quà cho 152 đối tượng chính sách với số tiền 30.400.000đ và đi thăm, tặng quà cho 5gia đình chính sách với số tiền 2.500.000đ
Hình 4: Toạn đàm kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ
Nguồn: Trần Thị Dung
Cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Gia Laixây dựng nhà cho bà Trần Thị Nga thuộc hộ nghèo với số tiền 50.000.000đ UBNDphường hỗ trợ cho 3 hộ cận nghèo trên địa bàn gồm: hỗ trợ 10 triệu đồng/1 hộ cho hộNguyễn Thị Liên Tổ 8, hộ Trần Thị Sinh Tổ 7 để sửa chữa nhà, hỗ trợ cho hộ Đỗ Em Tổ
2 để buôn bán
Trang 392.2 Thực trạng thống kê, kiểm kê trên địa bàn phường Phù Đổng giai đoạn 2019-
2021
Năm 2019
Diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp là 85,46 ha Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: 84,54 ha
- Đất trồng cây hàng năm: 61,63 ha
+ Đất trồng lúa: 48,64 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 13 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 22,91 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,9 ha [16]
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phường Phù Đổng năm 2019.
Trang 40Biểu 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2019
Diện tích đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp là 332,33 ha Trong đó:
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 7,65 ha
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 10,8 ha
+ Đất có mục đích công cộng: 1,13 ha
- Đất cơ sở tôn giáo: 1,94 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT: 3,57 ha
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 3,43 ha [16]