Việc lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM” theo tác giả
Trang 1HỨA THỊ THẢO NGUYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 2HỨA THỊ THẢO NGUYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 834 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Hữu Hòa
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 3được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Hữu Hòa
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật
Tác giả luận văn
Hứa Thị Thảo Nguyên
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu đề tài 5
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 13 1.1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13
1.1.1 Tiến độ dự án đầu tư xây dựng 13
1.1.2 Mục đích, vai trò của quản lý tiến độ thực hiện dự án 14
1.1.3 Chậm tiến độ thực hiện dự án và hậu quả 15
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 15
1.2.1 Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư 15
1.2.2 Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư 16
1.2.3 Quy mô và tính phức tạp của dự án đầu tư 17
1.2.4 Các nhân tố thuộc về đơn vị tư vấn 18
1.2.5 Các nhân tố thuộc nhà thầu xây dựng 19
1.2.6 Các nhân tố môi trường 20
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 21
1.3.1 Nghiên cứu của Lê Khánh Linh (2020) 21
1.3.3 Nghiên cứu của Vũ Quang Lâm (2015) 22
Trang 61.3.7 Nghiên cứu của Raymond N Nkado (1995) 24
1.4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP IPA TRONG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 26
1.4.1.Giới thiệu về phương pháp IPA 26
1.4.2 Đặc điểm sử dụng của IPA 27
1.4.3 Xây dựng ma trận IPA 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
2.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng 35
2.1.4 Thực trạng các dự án đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 đến nay 38
2.2 THIẾT KÊ NGHIÊN CỨU 40
2.2.1 Thiết kế thang đo 41
2.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi 44
2.2.3 Xác định kích thước mẫu và xây dựng phương án điều tra 46
2.2.4 Thống kê mô tả mẫu điều tra 48
2.2.5.Đánh giá độ tin cậy thang đo (I) và (P) bằng hệ số Cronbach’s Alpha 49
2.2.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo (I) và (P) 50
2.2.7 Kiểm định sự khác biệt giữa (I) và (P) bằng Paired-Samples T Test 51
Trang 7CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IPA 56
3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 56
3.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 56
3.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát 58
3.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO 60
3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo theo “Mức độ quan trọng” 61
3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo theo Mức độ thực hiện 65
(Kiểm định theo Performance) 65
3.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 70
3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các thang đo theo mức độ quan trọng 70
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá các thang đo theo mức độ thực hiện 75 3.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA AGRIBANK 79
3.4.1 Kết quả đánh giá về “Mức độ quan trọng” 79
3.4.2 Kết quả đánh giá về “Mức độ thực hiện” của các yếu tố 82
3.4.3 Kết quả kiểm định sự khác biệt mức độ quan trọng – mức độ thực hiện của từng cặp yếu tố và cặp các chỉ tiêu 85
3.4.4 Xây dựng biểu đồ thể hiện sự phân bố của các tiêu chí đánh giá tiến độ thực hiện dự án đầu tư lên mô hình IPA 88
3.5 KIỂM ĐỊNH PAIRED- SAMPLES T TEST 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 93
4.1 BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 93
4.2 HÀM Ý, CHÍNH SÁCH 94
Trang 84.2.3 Kiến nghị đối với nhân tố Bên ngoài 96 4.2.4 Kiến nghị đối với năng lực của nhà thầu tư vấn 97 4.2.5 Kiến nghị đối với nhân tố Đặc điểm của dự án 98 4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHÊN CỨU TIẾP THEO 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9bảng
1.1
Tổng hợp kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư
Trang 103.11 Kết quả thống kê tổng nhân tố “Đặc điểm dự án” 67
Trang 11Số hiệu
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiến độ thi công xây dựng công trình (gọi tắt là tiến độ thi công) là một
sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các công việc, hạng mục công việc nhằm xây dựng công trình theo hợp đồng thi công đã ký kết giữa nhà thầu với chủ đầu
tư, nhà thầu với các đơn vị thi công Tiến độ thi công là một tài liệu quan trọng để nhà thầu tổ chức và quản lý mọi hoạt động thi công ngoài công trường xây dựng
Việc chậm tiến độ thi công do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng điều kiện thời tiết, vướng mặt bằng và đền
bù giải tỏa, xử lý kỹ thuật, phát sinh bổ sung các biện pháp thi công, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, nguồn vốn cho công trình bị cắt giảm so với kế hoạch đã bố trí, nghỉ lễ tết theo quy định, Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía nhà thầu như: không đáp ứng năng lực nên không tập trung đầy đủ vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị để thi công; có trường hợp cố tình kéo dài thời gian thi công để được tính bổ sung chênh lệch chi phí, và cũng có trường hợp do năng lực quản lý điều hành của Chủ đầu
tư, đơn vị điều hành dự án còn hạn chế Việc chậm trễ này dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư, ngoài ra còn làm tăng chi phí đầu tư vì phải bổ sung thêm chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thi công và phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu
tư, ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán dự án hoàn thành
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc chậm tiến độ các dự án
do Agribank làm chủ đầu tư diễn ra khá nhiều Từ năm 2015 đến nay, Agribank đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng 25 dự án, với tổng mức đầu
tư 459.607.120.277 đồng Trong đó có 14 dự án hoàn thành đúng tiến độ được phê duyệt (chiếm 56%) cùng với 11 dự án còn lại trễ tiến độ hoàn thành (chiếm 44%), và tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng Mặc dù đã chủ động phối
Trang 13hợp với các bên có liên quan, nhà thầu xây lắp, đơn vị tư vấn trong công tác thi công xây dựng và quản lý tiến độ nhằm hoàn thành kế hoạch hằng năm, nhưng vẫn còn một số dự án chưa đạt được mục tiêu hoàn thành đề ra
Để xử lý tình trạng chậm trễ tiến độ thi công, Tổng Giám đốc Agribank
đã tổ chức nhiều cuộc họp chỉ đạo trực tiếp đối với việc điều chỉnh tiến độ thi công công trình Tuy vậy, đến nay vẫn còn một số dự án tiêu biểu đang còn
dở dang như: Trụ sở Agribank CN quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng là một trong những dự án trong loạt công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển của Agribank, theo kế hoạch đến Quý II/2022 sẽ đi vào hoạt động, nhưng đến nay dự án vẫn đang trong giai đoạn quyết toán công trình Hoặc một số công trình khác như các công trình tiêu biểu sau: Trụ sở Agribank CN Tân Chính, Nam Đà Nẵng, Xây dựng trụ sở Agribank chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Việc lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM” theo tác giả thấy là cần thiết hiện nay để có thể tìm
ra được các nguyên nhân sâu xa gây chậm trễ trong các dự án xây dựng, các
dự án xây dựng thuộc ngành Xây dựng và các dự án thuộc Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó có thể có những kiến nghị giúp cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu và các ban ngành liên quan có thể giảm thiểu được thời gian chậm trễ dự án xây dựng, tránh được những tổn thất do việc chậm
trễ tiến độ của dự án gây ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Xác lập các tiền đề lý thuyết và thực tiễn để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng, thiết kế thang đo, biểu diễn bằng ma trận IPA để xác định mức độ
Trang 14quan trọng và mức độ thực hiện công việc của các nhân tố ảnh hưởng đến tiến
độ thực hiện các dự án đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
và qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong tương lai
2.2 Mục tiêu cụ thể
Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đến tiến độ thực hiện đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (so sánh mức độ quan trọng
và mức độ thực hiện của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự
án đầu tư);
độ thực hiện các dự án đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tương lai
3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, vấn đề trên được cụ thể hoá thành các câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua?
địa bàn thành phố Đà Nẵng?
Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tương lai?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 15Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đầu tư xây dựng của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng của Agribank thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian
8 năm từ năm 2015 - 2022; các dữ liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2023– tháng 5/2023; hàm ý chính sách có tầm xa đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu sơ bộ
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, các số liệu thống kê, các kết quả được công bố từ các bài báo khoa học, các Website chuyên ngành để dự thảo danh mục các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng (chi tiết tại PHỤ LỤC 2) Trên cơ sở các nhân tố đã dự thảo, sẽ tiến
hành tham khảo ý kiến của nhóm 12 - 15 chuyên gia được chọn lọc từ những người đã và đang tham gia quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để xác định chính thức danh sách các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hoàn thiện hệ thống thang đo và bảng câu hỏi chính thức (chi tiết tại PHỤ LỤC 4)
5.2 Nghiên cứu chính thức
5.2.1.Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng việc gửi bảng câu hỏi khảo sát đến nhóm khảo sát bao gồm (1) những người trực tiếp đã và đang tham gia vào quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại các bộ phận liên quan tại
Trang 16Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; (2) Các cán bộ làm công tác tư vấn (tư vấn QLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế ) các dự án đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; (3) các nhà thầu chính, phụ tham gia trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư của Agribank trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong giai đoạn 2015 - 2022
Thời gian tiến hành điều tra là từ 20/4/2023 đến 20/5/2023 Hình thức điều tra là gửi bảng câu hỏi đã được thiết kế trên file Word theo thang đo mức
độ Likert 5 qua email sau khi đã gọi điện cho đối tượng được khảo sát và đã được sự đồng ý Các bảng câu hỏi sau khi đã được trả lời và gửi lại sẽ được kiểm tra và loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu đó là những bảng câu hỏi có các câu hỏi bị bỏ trống hoàn toàn hoặc thiếu quá nhiều thông tin
5.2.2 Xử lý thông tin
Các bảng câu hỏi đạt yêu cầu sẽ được nhập liệu trên Excel sau đó sử dụng phầm mềm SPSS để phân tích dữ liệu theo quy trình: (1) Kiểm định độ tin cậy thang đo của (I) và (P) bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (2) Phân tích thành phần chính EFA nhằm thu nhỏ các dữ liệu từ một tập hợp (n) biến quan sát thành (k) biến quan sát đại diện để xác định nhân tố ảnh hưởng; (3)Biểu diễn kết quả (I - P) bằng mô hình IPA;(4) Kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố (I) và (P) trong mô hình nghiên cứu (5) Đưa ra các kết luận và kiến nghị chính sách
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả ứng dụng
Chương 4: Bình luận và hàm ý chính sách
Trang 177 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu đã được công bố của tác giả trong và ngoài nước có chủ đề liên quan đến vấn đề kiểm soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Cụ thể:
- Nghiên cứu của Lê Khánh Linh (2020) với chủ đề: “Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng chi phí và chậm trễ tiến độ thi công đối với các dự án đầu tư công”[8] Tác giả sử dụng dữ liệu điều tra từ 210 phiếu
gồm những đối tượng đã tham gia quản lý, thực hiện thi công và có liên quan đến dự án đầu tư công để phân tích và đã xác định được 21 nguyên nhân, chia thành 5 nhóm gây chậm trễ, trong đó những nguyên nhân chủ yếu gây chậm trễ dự án xây dựng ở Việt Nam cụ thể: (1) Nhóm nhân tố liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng lớn nhất với giá trị trung bình
là 3,94; (2) Nhóm nhân tố khách quan có ảnh hưởng thứ nhìn với giá trị trng bình là 3,67; (3) Nhóm nhân tố liên quan về tài chính và năng lực thi công có mức ảnh hưởng thứ 3 với giá trị trung bình là 3,63; (4) Nhóm nhân tố liên quan đến hợp đồng và năng lực quản lý của chủ đầu tư và (5) Nhóm nhân tố liên quan đến hồ sơ thiết kế - dự toán có mức ảnh hưởng trung bình tương ứng với giá trị trung bình 3,33
- Nghiên cứu của Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2015) với chủ
đề: “Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài chính
gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam”[11] Nghiên cứu được
thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận Trong nghiên
cứu này, tác giả đã chỉ ra được 18 yếu tố liên quan đến tài chính có tác động
đến việc chậm tiến độ của các dự án xây dựng ở Việt Nam đựợc phân thành 4 nhân tố chính đó là: (1) Thanh toán trễ hẹn; (2) Quản lý dòng ngân lưu dự án
Trang 18kém; (3) Nguồn tài chính không chắc chắn; (4) Thị trường tài chính không ổn định
- Nghiên cứu của Lê Mậu Tuấn (2015) với chủ đề: “Dùng phương pháp PCA để nghiên cứu xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ dự án trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”[10] Trong nghiên cứu này, đã xác định được 46
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM Kết quả phân tích tìm ra được 7 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng các dự án dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM là: (1) Nhóm yếu tố Chủ đầu tư; (2) Nhóm yếu tố Nguồn vốn; (3) Nhóm yếu tố Nhà thầu; (4) Nhóm yếu tố Chính sách; (5) Nhóm yếu
tố TVGS-TVTK; (6) Nhóm yếu tố Đặc điểm công trình; (7) Nhóm yếu tố vấn
đề Bên ngoài
- Nghiên cứu của Vũ Quang Lâm (2015) với chủ đề: “Các yếu tố gây
chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam”[6].Trong
nghiên cứu này, tác giả đã xuất phát từ những quan điểm cho rằng khu vực công và khu vực tư có những điểm tương đồng, bởi vì các nguyên lý, quy luật
áp dụng cho khu vực tư có thể được áp dụng cho khu vực công và ngược lại Tác giả cho rằng các yếu tố gây ra sự chậm trễ và vượt dự toán trong các nghiên cứu trước đây đối với các dự án đầu tư của khu vực tư có thể được áp dụng vào khu vực công Trên cơ sở nghiên cứu của Ramanathan & cộng sự (2012) và các nghiên cứu khác, tác giả đã tổng hợp được 18 nhóm nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án không phân biệt đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân Sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng trên
cơ sở điều tra chọn mẫu, kết quả tác giả đã đi đến kết luận có bốn nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng chậm trễ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công tại VN là (1) Yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư; (2)
Trang 19Yếu kém của nhà thầu hoặc tư vấn; (3) Yếu tố ngoại vi; và (4) yếu tố khó khăn về tài chính
- Nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011) với chủ đề “Cải thiện tiến
độ thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách tỉnh Khánh Hòa”[9] Tác giả đã
tiến hành khảo sát 165 dự án thuộc tất cả các loại công trình Từ kết quả khảo sát, sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố, tác giả đã xác định có 30 yếu tố được cầu thành 8 nhóm nhân tố đại diện bao gồm: (1) Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài; (2) Yếu tố chính sách; (3) Yếu tố hệ thống thông tin quản lý; (4) Năng lực nhà thầu chính; (5) Năng lực chủ đầu tư; (6) Phân cấp thẩm quyên cho chủ đầu tư; (7) Năng lực tư vấn có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu
tư công tại Khánh Hòa
- Nghiên cứu của Owolabi James D, Amusan Lekan M Oloke C.O,
Olusanya O, Tunji- Olayeni P (2017) với chủ đề: “Factors Militating Against
Prompt Delivery of Construction Projects in Lagos Megacity, Nigeria: Contractors' Perspective”[16] Các tác giả chỉ ra 13 nhân tố ảnh hưởng đến
tiến độ bàn giao dự án hoàn thành bao gồm: (1) Thiếu kinh phí để tài trợ cho các dự án để hoàn thành; (2) Ra quyết định chậm; (3) Biến động giá vật liệu xây dựng; (4) Sai sót trong quá trình thi công; (5) Thiếu thiết bị thi công hoặc thiết bị bị hư hỏng; (6) Sự sai sót hoặc thiếu nhất quán trong Hợp đồng thi công; (7) Thời tiết xấu; (8) Thiếu sự thông tin hiệu quả giữa các bên có liên quan; (9) Đình công, lãng công; (10) Thay đổi bản vẽ thiết kế; (11) Các vấn
đề về quản lý dự án; (12) Sự không phù hợp của cấu trúc tổ chức liên quan đến dự án; (13) Sự phá sản của nhà thầu
- Nghiên cứu của H A Bassioni, A.M.Mobarak (2008) với chủ đề:
“Causes of Delay in Building Construction Projects in Egypt”[14] Trong
nghiên cứu này, chỉ ra rằng những nguyên nhân chủ yếu gấy chậm trễ trong
dự án xây dựng ở Ai Cập là: (1) Sự quản lý hợp đồng lạc hậu; (2) Lập kế
Trang 20hoạch tiến độ không sát thực tế; (3) Thiếu tài chính của đầu tư và chi trả cho công việc đã hoàn thành; (4) Những hiệu chỉnh thiết kế trong quá trình thi công; (5) Thiếu vật liệu
- Nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) trong công
trình: “A comparative study of causes of time overruns in Hong Kong
construction projects”[15] Tác giả đã chỉ ra có đến 83 nguyên nhân chậm trễ
đã được xác định trong nghiên cứu Những lý do chính cho sự chậm trễ được phân tích và xếp hạng theo các nhóm khác nhau được phân loại trên cơ sở: a) vai trò của các bên trong ngành xây dựng địa phương (tức là khách hàng, tư vấn hoặc nhà thầu) và b) các loại dự án Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nguyên nhân chính và thường xuyên gây chậm trễ bao gồm: (1) Quản lý và giám sát công trường kém; (2) Địa chất phức tạp; (3) Chậm trễ trong việc ra quyết định; (4) Sự thay đổi do chủ đầu tư; (5) Sự thay đổi cần thiết trong các công tác
- Nghiên cứu của Raymond N Nkado (1995) với chủ đề:
“Construction time influencing factors: the contractor's perspective”[17]
Nghiên cứu đã rút ra 10 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ thi công bao gồm: Quy định trình tự hoàn thành của chủ đầu tư; Kế hoạch thi công của nhà thầu; Biện pháp thi công; Ưu tiên của chủ đầu tư; Thiết kế trong thời gian thi công; Sự phức tạp của dự án; Địa điểm dự án; Xây dựng thiết kế; Năng lực của quản lý dự án; Kịp thời thông tin dự án
- Nghiên cứu của Yu-Yun Liu 1, Yin-Hao Chiu (2017), trong nghiên cứu
có tiêu đề:“Evaluation of the Policy of the Creative Industry for Urban
Development” [3], các tác giả Yu-Yun Liu 1, Yin-Hao Chiu (2017) đã sử
dụng phương pháp IPA sửa đổi để đánh giá các chính sách phát triển CCI (Cultural and Creative Industries) Các phương tiện về tầm quan trọng và sự
Trang 21hài lòng đối với các chính sách phát triển CCI hiện tại của Đài Loan đã được
sử dụng để chia ma trận 02 chiều thành bốn góc phần như sau:
• Góc phần tư 1 (A) đề cập đến tầm quan trọng cao và sự hài lòng, và các mục nằm trong góc phần tư này đại diện cho các khía cạnh quan trọng và cần được duy trì (hãy tiếp tục làm tốt công việc này);
• Góc phần tư 2 (B) đề cập đến tầm quan trọng thấp và mức độ hài lòng cao, và các mục nằm trong góc phần tư này đại diện cho các khía cạnh đã được nhấn mạnh quá mức và nên được ưu tiên thấp hơn trong tương lai (có thể là quá mức cần thiết);
• Góc phần tư 3 (C) đề cập đến mức độ quan trọng và mức độ hài lòng thấp, và các mục nằm trong góc phần tư này đại diện cho các khía cạnh không quan trọng (mức độ ưu tiên thấp);
• Góc phần tư 4 (D) đề cập đến mức độ quan trọng cao nhưng mức độ hài lòng thấp và các mục nằm trong góc phần tư này đại diện cho các khía cạnh có liên quan cao và cần được cải thiện với mức độ ưu tiên hàng đầu (tập trung vào đây)
Sau đó, ma trận này được sử dụng để phân tích xem liệu nhận thức của chính phủ về các chính sách thúc đẩy CCI có được cải thiện hay không nhất quán với các quan sát của các chuyên gia công nghiệp, quan chức và học thuật liên quan đến CCI Các kết quả có thể đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho chính phủ để thực hiện các chính sách và phân bổ nguồn lực
- Nghiên cứu của Đàm Thị Thanh Huyền và cộng sự (2022)[6]: Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mô hình IPA để xử lý dữ liệu từ mẫu điều tra có kích thước N = 165 bao gồm các cán bộ chủ chốt của các DN thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) với thang đo Likert 5 sau
đó dùng phần mềm SPSS để xây dựng Ma trận IPA nhằm đánh giá thực trạng
Trang 22quản trị rủi ro tài chính tại TKV Nghiên cứu tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng 23 yếu tố đánh giá quản trị rủi ro tài chính tại TKV theo 4 tiêu chí: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi
ro Trong đó, 7 yếu tố thể hiện tính nhận diện rủi ro, 5 yếu tố thể hiện tính đo lường rủi ro, 8 yếu tố thể hiện tính kiểm soát rủi ro và 3 yếu tố thể hiện tính tài trợ rủi ro Mỗi yếu tố được phát biểu thành một nhận định trong phiếu khảo sát
Bước 2: Phát phiếu khảo sát cho 153 đáp viên nhằm thu thập dữ liệu về việc đánh giá mức độ quan trọng và mức độ sử dụng của từng yếu tố
Bước 3: Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và tính toán giá trị Mean, Std cho các yếu tố trên phần mềm SPSS
Bước 4: Chạy chức năng Scatter Plot trên phần mềm SPSS để vẽ Ma trận IPA (I-P gaps) trên cơ sở giá trị Mean của các yếu tố
Bước 5: Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đi đến kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị RRTC tại TKV
Dựa vào giá trị trung bình của mức độ quan trọng (importance) và mức
độ thực hiện (performance) vừa tính được của yếu tố tương ứng để vẽ đồ thị Scatter Plot trong SPSS Kết quả từ phương pháp tích hợp KANO - IPA đã phân định các yếu tố vào từng phần tư chiến lược trên đồ thị phân tán từ đó đề xuất đước các chiến lược thích ứng để hạn chế rủi ro tài chính cho các đơn vị của TKV trong đó quan trọng nhất là chiến lược này nhắm vào những yếu tố
có mức độ quan trọng cao nhưng mức độ sử dụng còn thấp Để thực hiện chiến lược, các tác giả cũng đề xuất thường xuyên đo lường RRTC bằng mô hình định lượng như thông qua độ lệch chuẩn Var, Z-Score và Alexander Bathory Bên cạnh đó TKV cần hướng tới cử nhân sự trẻ đi học tập đào tạo, bồi dưỡng để tiếp cận với việc ứng dụng mô hình tài chính định lượng hiện
Trang 23đại này và các công ty thành viên, sớm đưa vào kế hoạch phát triển nhân sự trong nhiệm kỳ mới
Tóm lại, đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau được công bố bởi các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề quản lý tiến độ thực hiện dự án, về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm trễ trong việc tiến hành thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Những điểm chung mà các công trình nghiên cứu đã công bố đó là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng; đều cho thấy những hậu quả của việc chậm tiến độ gây ra… Đặc biệt, mặc dù có khác nhau trong cách diễn đạt nhưng đa phần các nghiên cứu đều thừa nhận có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, trong đó có các nhân tố liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, pháp lý, tự nhiên, năng lực của nhà thầu, tính chất của dự án… Tuy vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào được công
bố liên quan đến vấn đề quản lý tiến độ thực hiện các dự án đầu tư của Agribank nói chung và Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng
Trang 24CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Tiến độ dự án đầu tư xây dựng
Tiến độ dự án (Project Schedule) là một cơ chế truyền đạt những nhiệm vụ/ công việc cần hoàn thành và phân bổ nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ/ công việc đó trong khung thời gian cụ thể Tiến độ dự án là một tài liệu thu thập tất cả những công việc cần thiết (Scope work) cần được thực hiện để bàn giao dự án đúng thời gian
- Trong quản lý dự án ngành xây dựng, quản lý tiến độ dự án xây dựng thực chất là việc tổ chức kiểm soát quá trình thực hiện các nội dung của dự án theo đúng với thời gian đã định trước Mục đích của việc quản lý tiến độ là nhằm hoàn thành những mục tiêu xây dựng trong dự án đúng với thời gian dự kiến nhưng phải đảm bảo cao nhất và chi phí thấp nhất có thể
- Nội dung của quản lý tiến độ dự án xây dựng bao gồm 04 nội dung như sau: (P: Plan) việc lập kế hoạch tiến độ; (O: Organizationy) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng theo đúng kế hoạch tiến độ; (C: Control) kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện đúng kế hoạch tiến độ; (A: Action) phát hiện các sai sót, bất hợp lý để kịp thời khắc phục, điều chỉnh Trong ngành xây dựng, các nội dung công việc này không thể tách rời nhau Không có kế hoạch thì không thể kiểm tra được, nếu thiếu kiểm tra thì không thế đảm bảo giữ cho các hoạt động sản xuất đúng với tiến trình thời gian (kiếm soát), bằng cách điểu chỉnh các sai lệch so với thời gian trong kế hoạch đã định Như vậy tiến độ là cơ sở
để quản lý thi công xây dựng
- Quản lý tiến độ thi công phản ánh đầy đủ tính phức tạp của tiến trình thực hiện một dự án hay công trình xây dựng, được xem xét như là một tổng
Trang 25thể của: công nghệ – kỹ thuật, tổ chức, tài chính, hiệu quả kinh tế và vệ sinh –
an toàn lao động
1.1.2 Mục đích, vai trò của quản lý tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ dự án là một trong những điều kiện ràng buộc chặt chẽ nhất và thường là nguồn gốc của các xung đột trong quá trình hoàn thành dự án Lý
do nằm ở chỗ thời gian là đại lượng dễ dàng đo lường và được ghi nhớ thường xuyên bởi các bên liên quan, hơn nữa còn có độ linh hoạt thấp nhất trong các ràng buộc của dự án
Mục đích của việc quản lý tiến độ là thiết lập trình tự thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu đặt ra, phù hợp với điểu kiện thực hiện cụ thể, những yêu cầu nhất định về nhân lực, thiết bị, vật tư, tài chính và quy định của pháp luật để hoàn thành dự án hay công trình với chất lượng tốt nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất và chi phí thấp nhất
Vai trò của quản lý tiến độ thi công là rất lớn, nó đã góp phần lớn thực hiện các mục tiêu của dự án: “Chất lượng – Thời gian – An toàn– Hiệu quả” Thể hiện:
hành sản xuất, là cơ sở để quản lý công trình xây dựng;
chỉ đạo các chủ thể tham gia thực hiện dự án;
đến chi phí và hiệu quả đầu tư;
chuẩn bị nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nhà thầu Nhờ có kế hoạch tiến
độ mà chủ đầu tư lựa chọn phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn và
có kế hoạch giám sát, giao nhận và thanh quyết toán kịp thời cho nhà thầu
Trang 261.1.3 Chậm tiến độ thực hiện dự án và hậu quả
Chậm tiến độ trong dự án xây dựng có thể được định nghĩa là sự vượt quá thời gian so với thời gian hoàn thành được xác định trong hợp đồng hay vượt quá thời gian mà các bên liên quan đã đồng ý với nhau về thời gian hoàn thành dự án
Theo “Giáo trình Kiểm soát nội bộ”[1] do NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân phát hành năm 2021 của tác giả Nguyễn Hữu Ánh chủ biên thì việc chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:
- Những tính toán về hiệu quả trước khi phê duyệt và triển khai dự án đầu tư đã trở thành không chính xác: có thể khi tính toán dự án trong điều kiện hoàn thành đúng tiến độ đưa công trình vào sử dụng thì dự án đó mới có hiệu quả và có khi có hiệu quả cao Song do dự án kéo dài tiến độ nên thời điểm đưa vào sử dụng đã muộn hơn so với kế hoạch nên kết quả ở giai đoạn
sử dụng sản phẩm đã giảm, hiệu quả giảm
- Càng kéo dài tiến độ dự án bao nhiêu thì càng phát sinh thêm nhiều loại chi phí do phát sinh thêm công việc cũng như tăng chi phí do giá cả các nguồn lực đầu vào tăng Dù đứng ở vai tro chủ đầu tư hay nhà thầu thi công thì việc chậm tiến độ cũng sẽ chịu thiệt hại
- Càng kéo dài tiến độ dự án bao nhiêu thì chất lượng của sản phẩm/công trình do dự án đem lại càng có nguy cơ giảm bấy nhiêu
- Việc chậm đưa kết quả dự án vào vận hành sẽ dẫn đến các công việc khác bị ảnh hưởng và chậm tiến độ theo
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.2.1 Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư
Trong vấn đề thực hiện dự án đầu tư xây dựng, vai trò của chủ đầu tư là
vô cùng quan trọng và đóng vai trò then chốt trong quá trình triển khai dự án
Trang 27Chủ đầu tư có ảnh hưởng lớn đến thành công và chất lượng của dự án thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý, theo dõi, và đảm bảo sự hoàn thành
dự án đúng tiến độ, chất lượng, và trong ngân sách dự kiến Chủ đầu tư còn được hiểu là:
- Đó là trình độ quản lý của cán bộ và quá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư Khả năng am hiểu pháp luật xây dựng và chuyên môn kỹ thuật của CĐT nếu không đủ sẽ dẫn đến sai sót trong việc quản lý điều hành dự án dẫn đến việc không kiểm soát được tiến độ và phát sinh chi phí
trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò then chốt CĐT có thể gặp khó khăn
về mặt tài chính gây chậm thanh toán cho các bên tham gia, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, phát sinh chi phí cho các công việc bắt đầu lại Vì vậy đây có thể xem là một yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án
các bên liên quan Việc phối hợp này là hết sức quan trọng, nó cho thấy việc
xử lý các vấn đề một cách nhanh gọn và kịp thời để công trình diễn ra suôn
sẻ
dự án đầu tư Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia dự án phụ thuộc rất nhiều vào vai trò và trách nhiệm của CĐT Ngoài ra, năng lực đưa ra quyết định và năng lực ủy quyền cho cấp dưới cũng là một trong những thành
tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư
1.2.2 Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư
Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư có quan hệ liên đới với rất nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó có các quy định về đất đai và vấn đề giải phóng mặt bằng Các vướng mắc, bất cập thường phát sinh từ sự không nhất quán giữa các Luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây
Trang 28dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đấu thầu, các Nghị định, thông tư hướng dẫn); dẫn đến thủ tục đầu tư và công tác thực hiện phải mất nhiều thời gian, phải qua nhiều bước Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, cơ chế chính sách về giải toả đền bù còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, thiếu nhất quán giữa các loại dự án, giữa các địa phương và giữa các thời điểm thực hiện gây rất nhiều khó khăn cho quá trình triển khai, dẫn đến chậm tiến độ
Về cơ chế chính sách: Các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định về quản lý dự án đầu tư và quản lý chi phí đầu tư thường xuyên thay đổi trong khi quy định về quyết toán dự án hoàn thành phải tuân thủ cơ chế chính sách của Nhà nước phù hợp với từng thời kỳ thực hiện dự án, do đó, đã làm khó khăn trong việc nhận thức của các chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình thực hiện gây nên việc trì hoãn, chậm tiến độ dự án
1.2.3 Quy mô và tính phức tạp của dự án đầu tư
Dự án có quy mô lớn thường đòi hỏi thời gian và nguồn lực lớn hơn để hoàn thành Việc quản lý và thực hiện một lượng lớn công việc có thể làm chậm tiến độ Tương tự đối với các dự án có tính phức tạp kỹ thuật, ví dụ như các dự án xây dựng công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng công nghệ cao, thường cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt Điều này có thể làm gia tăng thời gian thực hiện để đảm bảo chất lượng Theo Điều 6 Luật Đầu tư công số: 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội quy định về phân loại dự án đầu tư công như sau:
1 Phân loại dự án đầu tư công căn cứ vào tính chất đầu tư;
2 Phân loại dự án đầu tư công căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô của dự án đầu tư
Đối với các công trình trọng điểm, có quy mô đầu tư lớn, Chủ đầu tư và các Ban quản lý dự án không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình
Trang 29triển khai lập dự án, nên phải điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục cho phù hợp với thực tế nên thời gian thực hiện kéo dài so với kế hoạch đã ban hành Ngoài ra, các công trình có mức độ phức tạp, yêu cầu kỹ thuât cao sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn, tìm kiếm và cung cấp vật tư xây dựng Bên cạnh đó, công trình nằm ở những vị trí không thuận lợi sẽ vướng phải bất cập trong việc đấu nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác vẫn thường thấy đối với các công trình ở khu vực đô thị đông dân
1.2.4 Các nhân tố thuộc về đơn vị tư vấn
Nhà thầu tư vấn có nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết cho dự án, bao gồm lịch trình thực hiện và phân chia công việc, lập kế hoạch, thiết kế, giám sát và
đề xuất giải pháp Nếu kế hoạch không được xây dựng thận trọng hoặc không phù hợp với thực tế, dự án có thể bị trì hoãn hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì tiến độ Vì vậy, nhà thầu tư vấn đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án
Tại chương 2: Các nhân tố ràng buộc các công việc trong tiến độ được tác giả Lê Anh Dũng (2016) [4] trình bày rõ nét hơn trong cuốn sách “Tiến độ
thi công trong xây dựng” nhấn mạnh các nhân tố có tác động đến tiến độ công việc của dự án Theo đó, vai trò của nhân tố đơn vị tư vấn được đánh giá tương đối cao, cụ thể:
cập có thể gây cản trở cho các đơn vị thực hiện dự án, khiến cho các công việc bị chồng chéo nhau, làm thời gian thực hiện bị kéo dài
- Cán bộ giám sát có năng lực hạn chế dẫn đến nhiều nội dung giám sát
bị bỏ qua khiến cho khi thực hiện bị phát sinh nhiều sai sót, phải dừng thi công để xử lý, khắc phục khiến thời gian thực hiện bị kéo dài
- Năng lực đàm phán phối hợp để xử lý các vấn đề phát sinh với các bên liên quan Việc thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án có thể làm
Trang 30chậm trễ trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công xây dựng, khiến cho việc giải quyết vướng mắc có thể khó khăn hơn, kéo dài thời gian dự án
1.2.5 Các nhân tố thuộc nhà thầu xây dựng
Nhà thầu thi công là đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể trong
dự án, bao gồm việc xây dựng, lắp đặt, vận hành, v.v Việc thực hiện kế hoạch, chất lượng công việc, tương tác tốt với các bên liên quan và khả năng giải quyết vấn đề là những yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng dự án đáp ứng chất lượng và hoàn thành đúng hạn Theo nghiên cứu của Trương Công Bằng
(2022) với chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án xây
dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long” [2] tác giả có nêu ra các nhóm rủi ro,
trong đó có nhóm rủi ro do nhà thầu, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Yếu tố bên ngoài
Theo tác giả, yếu tố rủi ro do nhà thầu được lý giải như sau:
thầu thực hiện đầu tư của chủ đầu tư là một phần năng lực của nhà thầu xây lắp Trình độ của cán bộ quản lý không đảm bảo và năng lực công nhân bị hạn chế ảnh hưởng nặng nề đến năng lực nhà thầu
trong đó quan trọng nhất là công nghệ thi công và năng lực máy móc thiết bị kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án đầu tư của nhà thầu Nếu áp dụng
Trang 31các biện pháp thi công, công nghệ lạc hậu, không phù hợp gây nên tình trạng máy móc hay hư hỏng, không tận dùng được tối đa khả năng của máy móc và nhân lực, chất lượng dự án không đảm bảo
kịp thời như: biện pháp thi công nhà thầu đưa ra chưa phù hợp, khảo sát địa chất trên thực tế khác so với lúc lập dự án, một số lý do bất khả kháng xẩy ra trên công trình Lúc này, nhà thầu cần có năng lực đàm phán, khả năng phối hợp để xử lý các vấn đề phát sinh với các bên liên quan nhằm đảm bảo tiến độ
dự án
1.2.6 Các nhân tố môi trường
Công trình phải tạm ngừng thi công vì điều kiện thời tiết bất lợi là điều thể không tránh khỏi Các yếu tố thời tiết như mưa, bão, nhiệt độ cao hoặc thấp có thể gây trì hoãn hoặc ngừng các hoạt động thi công Điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể yêu cầu các biện pháp bảo vệ đặc biệt cho công trình và khiến cho dự án cần phải điều chỉnh tiến độ thi công nhằm đưa ra các đề xuất phù hợp với tình hình thực tế tại công trình
Bên cạnh đó, sự biến động của môi trường kinh tế như biến động của giá
cả vật tư, nhiên liệu, nhân công… Điều này khiến các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cũng như nhà thầu, chủ đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ các công trình Đặc biệt, đối với các gói thầu thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định đang triển khai, việc giá vật
tư, vật liệu, nhiên liệu tăng cao dẫn đến tình trạng thực hiện hợp đồng bị lỗ, nhà thầu thi công cầm chừng, chờ điều chỉnh, hoặc chờ giá vật tư giảm, qua
đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn
Trang 321.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.3.1 Nghiên cứu của Lê Khánh Linh (2020)
Nghiên cứu của Lê Khánh Linh (2020) với chủ đề: “Khảo sát các
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng chi phí và chậm trễ tiến độ thi công đối với các dự án đầu tư công”[7] Tác giả sử dụng dữ liệu điều tra từ 210 phiếu
gồm những đối tượng đã tham gia quản lý, thực hiện thi công và có liên quan đến dự án đầu tư công để phân tích và đã xác định được 21 nguyên nhân, chia thành 5 nhóm gây chậm trễ, trong đó những nguyên nhân chủ yếu gây chậm trễ dự án xây dựng ở Việt Nam cụ thể: (1) Nhóm nhân tố liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng lớn nhất với giá trị trung bình
là 3,94; (2) Nhóm nhân tố khách quan có ảnh hưởng thứ nhìn với giá trị trng bình là 3,67; (3) Nhóm nhân tố liên quan về tài chính và năng lực thi công có mức ảnh hưởng thứ 3 với giá trị trung bình là 3,63; (4) Nhóm nhân tố liên quan đến hợp đồng và năng lực quản lý của chủ đầu tư và (5) Nhóm nhân tố liên quan đến hồ sơ thiết kế - dự toán có mức ảnh hưởng trung bình tương ứng với giá trị trung bình 3,33
1.3.2 Nghiên cứu của Ramakrishna Nallathiga và cộng sự (2017)
Nhóm tác giả Ramakrishna Nallathiga, Haris D Shaikh, Tauseef F Shaikh và Farhan A Sheik (2017) [13] trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đề xuất các nhóm nhân tố tác động đến các công trình hạ tầng đường bộ tại Ấn Độ theo vòng đời của dự án gồm:
- Giai đoạn lập kế hoạch: Xem xét các nhân tố về lưu lượng giao thông, phân tích thị trường, các thay đổi, sửa đổi trong luật và chính sách thu phí
- Giai đoạn chuẩn bị: Bao gồm các nhân tố về nhà thầu, khả năng thu hút tài chính cho dự án, sự đầy đủ của hợp đồng, ảnh hưởng của chính quyền các cấp
Trang 33- Giai đoạn phát triển: Giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như quá trình hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dự án, phê duyệt dự án, phạm
vi dự án, phân bổ nguồn vốn, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án, quá trình mua sắm thiết bị, vật tư, nhân công và một số yếu tố khách quan như thời tiết hay tỷ lệ lãi suất, lạm phát
- Giai đoạn xây dựng, vận hành, bảo trì: Bao gồm các tiêu chí đánh giá:
Sự sẵn có về các nguồn lực của nhà thầu, chậm trễ trong thời gian thi công, chi phí xây dựng vượt dự toán, chi phí bảo trì vượt dự toán, các mức thuế, chậm thanh toán cho nhà thầu, giới hạn về kỹ thuật và tài chính
1.3.3 Nghiên cứu của Vũ Quang Lâm (2015)
Nghiên cứu của Vũ Quang Lâm (2015) với chủ đề: “Các yếu tố gây
chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam”[6].Trong
nghiên cứu này, tác giả đã xuất phát từ những quan điểm cho rằng khu vực công và khu vực tư có những điểm tương đồng, bởi vì các nguyên lý, quy luật
áp dụng cho khu vực tư có thể được áp dụng cho khu vực công và ngược lại Tác giả cho rằng các yếu tố gây ra sự chậm trễ và vượt dự toán trong các nghiên cứu trước đây đối với các dự án đầu tư của khu vực tư có thể được áp dụng vào khu vực công Trên cơ sở nghiên cứu của Ramanathan & cộng sự (2012) và các nghiên cứu khác, tác giả đã tổng hợp được 18 nhóm nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án không phân biệt đầu tư công hoặc đầu tư tư Sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng trên cơ sở điều tra chọn mẫu, kết quả tác giả đã đi đến kết luận có bốn nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng chậm trễ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công tại VN là (1) Yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư; (2) Yếu kém của nhà thầu hoặc tư vấn; (3) Yếu tố ngoại vi; và (4) yếu tố khó khăn về tài chính
Trang 341.3.4 Lưu Trường Văn, Nguyễn Chánh Tài (2014)
Cũng giống như một số các công trình nghiên cứu trong nước như: Châu Ngô Anh Nhân (2011), Vũ Quang Lãm (2015), Lê Khánh Linh (2020), công trình nghiên cứu của Lưu Trường Văn, Nguyễn Chánh Tài (2014) có sự tương đồng trong nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án Nhìn chung có 07 nhóm nhân tố như sau: Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư; Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu; Nhóm nhân tố liên quan đến tư vấn; Nhóm nhân tố liên quan đến pháp lý, ngân sách; Nhóm nhân tố ngoại vi; Yếu
tố về đặc trưng dự án
1.3.5 Nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011)
Nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011) với chủ đề “Cải thiện tiến
độ thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách tỉnh Khánh Hòa” [9] Tác giả đã
tiến hành khảo sát 165 dự án thuộc tất cả các loại công trình Từ kết quả khảo sát, sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố, tác giả đã xác định có 30 yếu tố được cầu thành 8 nhóm nhân tố đại diện bao gồm: (1) Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài; (2) Yếu tố chính sách; (3) Yếu tố hệ thống thông tin quản lý; (4) Năng lực nhà thầu chính; (5) Năng lực chủ đầu tư; (6) Phân cấp thẩm quyên cho chủ đầu tư; (7) Năng lực tư vấn có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu
tư công tại Khánh Hòa
1.3.6 Nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997)
Nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) trong công
trình: “A comparative study of causes of time overruns in Hong Kong
construction projects”[15] Tác giả đã chỉ ra có đến 83 nguyên nhân chậm trễ
đã được xác định trong nghiên cứu Những lý do chính cho sự chậm trễ được phân tích và xếp hạng theo các nhóm khác nhau được phân loại trên cơ sở: a) vai trò của các bên trong ngành xây dựng địa phương (tức là khách hàng, tư vấn hoặc nhà thầu) và b) các loại dự án Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nguyên
Trang 35nhân chính và thường xuyên gây chậm trễ bao gồm: (1) Quản lý và giám sát công trường kém; (2) Địa chất phức tạp; (3) Chậm trễ trong việc ra quyết định; (4) Sự thay đổi do chủ đầu tư; (5) Sự thay đổi cần thiết trong các công tác
1.3.7 Nghiên cứu của Raymond N Nkado (1995)
Nghiên cứu của Raymond N Nkado (1995) với chủ đề:
“Construction time influencing factors: the contractor's perspective”[17]
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã rút ra 10 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án đầu tư, bao gồm: Quy định trình tự hoàn thành của chủ đầu tư; Kế hoạch thi công của nhà thầu; Biện pháp thi công; Ưu tiên của chủ đầu tư; Thiết kế trong thời gian thi công; Sự phức tạp của dự án; Địa điểm dự án; Xây dựng thiết kế; Nguồn vốn đầu tư, Năng lực của quản lý
dự án; Kịp thời thông tin dự án
Tóm lại, qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả lập bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu
đó thông qua bảng tổng hợp Bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân
tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư
Nhân tố ảnh
hưởng/ Tác giả
Các yếu
tố bên ngoài
Quản lý nhà nước trong đầu tư
Năng lực của các đơn vị tư vấn
Năng lực của chủ đầu
tư
Năng lực thi công của nhà thầu
Đặc điểm của bản than dự
Trang 36Kết quả tổng hợp cho thấy, về cơ bản cả 6 nhân tố đã nêu trên đều được
sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên về tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ thực hiện
dự án đầu tư xây dựng Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả cũng sẽ sử dụng
cả 6 nhân tố đã tổng hợp ở trên để xây dựng thang đo nhân tố nhằm đo lường mức độ quan trọng (Importance) của các thành phần và hiệu suất thực tế đạt được của các thành phần đó (Performance) sau đó áp dụng Ma trận IPA để
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản tại Agribank trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trang 371.4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP IPA TRONG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.4.1.Giới thiệu về phương pháp IPA
Mô hình mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA–Importance- Performance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và Jame (1977) IPA là mô hình đo lường chất lượng dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến của đối tượng khảo sát về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu (I-
P gaps)
Mô hình IPA được phát triển và đa số ứng dụng trong lĩnh vực Marketing vào những năm 70 của thế kỷ XX Theo Martilla và James (1977), Keyt và cộng sự (1994), IPA giúp doanh nghiệp xác định tầm quan trọng của chỉ tiêu dịch vụ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường
Quá trình phát triển IPA được thực hiện bằng cách so sánh hai tiêu chuẩn hình thành nên quyết định lựa chọn của đối tượng khảo sát Cụ thể, là (i) tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính chất lượng và (ii) mức độ thực hiện các thuộc tính chất lượng Slack (1991) chỉ ra rằng mức độ đạt được kết quả của sự thực hiện đối với các thuộc tính chất lượng dịch vụ nên được so sánh với tầm quan trọng của chúng Mặt khác, tầm quan trọng của các thuộc tính được coi là sự phản ánh giá trị tương đối của nó đối với nhận thức của đối tượng khảo sát Theo Barsky (1995) mức độ quan trọng thấp của một thuộc tính chất lượng chỉ khả năng ít ảnh hưởng tới nhận thức chung về chất lượng của đối tượng khảo sát Ngược lại, nếu thuộc tính chất lượng có mức độ quan trọng cao thì sẽ ảnh hưởng lớn nhận thức của họ
Phương pháp phân tích tầm quan trong hiệu suất này phân loại những thuộc tính đo lường chất lượng dịch vụ, cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh, điểm yếu của những dịch vụ mà mình
Trang 38cung cấp cho khách hàng theo hai tiêu chí sau; thứ nhất là tầm quan trọng tương đối của thuộc tính sản phẩm hay dịch vụ, thứ hai là đánh giá của người tiêu dùng về các thuộc tính đó (Kitcharoen, 2004)
Việc dễ áp dụng và phương pháp trình bày các dữ liệu rõ ràng cùng với các đề xuất chiến lược dường như là một trong các yếu tố góp phần làm cho việc mô hình IPA được chấp nhận rộng rãi (Oh, 2001)
Khi đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính, các nhà nghiên cứu thường xác định thông qua các bước sau:
(1) Thảo luận nhóm các chuyên gia, nhà quản lý để liệt kê đầy đủ danh mục các thuộc tính để làm căn cứ đánh giá;
(2) Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập thông tin khách hàng đánh giá mức
độ quan trọng của từng thuộc tính, đánh giá mức độ thực hiện của chúng; (3) Xử lý dữ liệu và sử dụng giá trị trung bình (mean) để tính toán và so sánh các mức độ quan trọng cũng như mức độ thực hiện của từng thuộc tính
Mô hình phân tích tầm quan trong hiệu suất này phân loại những thuộc tính đo lường chất lượng dịch vụ, cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh và điểm yếu của những dịch vụ mà chính họ cung cấp cho khách hàng Từ đó, nhà quản trị cung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ
1.4.2 Đặc điểm sử dụng của IPA
Dựa trên những phân tích về khái niệm được nêu, việc sử dụng ma trận IPA trong nghiên cứu có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, mô hình phân tích hiệu suất - tầm quan trọng là một phương pháp được chấp nhận rộng rãi để đo lường chất lượng dịch vụ, nổi tiếng về tính đơn giản và ứng dụng không gây căng thẳng Về cơ bản, ý tưởng về phân tích tầm quan trong hiệu suất xuất phát từ lý thuyết về sự hài lòng của khách
Trang 39hàng như một hàm của kỳ vọng vào thuộc tính quan trọng và đánh giá về hiệu suất thuộc tính
Thứ hai, về mặt cơ bản trong mô hình phân tích tầm quan trong hiệu suất được biết đến với đặc điểm là mối quan hệ giữa thuộc tính tầm quan trọng và hiệu suất thuộc tính đối với sự hài lòng của khách hàng là tuyến tính và đối xứng Do đó, việc phân tích IPA tập trung vào khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng về tầm quan trọng và đánh giá về hiệu suất của thuộc tính cụ thể của dịch vụ được tiêu thụ
Thứ ba, bên cạnh các đặc điểm trên thì mô hình này còn được biết đến với mục tiêu là xác định những thuộc tính nào hoặc sự kết hợp của nó mang lại nhiều tác động hơn đến sự hài lòng của khách hàng và dẫn đến hành vi mua hàng lặp đi lặp lại của khách hàng Đây là thông tin hữu ích để đánh giá
vị thế cạnh tranh và cho phép ưu tiên các chiến lược có sẵn để nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Đến nay, ma trận IPA đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực như du lịch, giáo dục, ngân hàng Riêng đối với lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính và rủi ro trong đầu tư xây dựng, cho đến thời điểm hiện tại cũng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước sử dụng thành công IPA trong các nghiên cứu liên quan Vì vậy, trong nghiên cứu này, IPA được ứng dụng để xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ đối với các dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của Agribank
1.4.3 Xây dựng ma trận IPA
Trong ma trận IPA, đường phân chia thành 04 góc phần tư được xác định theo giá trị trung bình của mức độ quan trọng (I) và mức độ thực hiện (P)
Với ma trận IPA (Hiệu quả – và tầm quan trọng), để có thể định hướng nhằm đưa ra các giải pháp trong việc ra quyết định sử dụng các nguồn lực
Trang 40cũng như tập trung các nỗ lực để cải thiện hiệu suất, chúng ta cần xây dựng
ma trận IPA Ma trận IPA có 4 ô được cấu thành bởi 2 trục (X) và (Y), mỗi trục (X), (Y) sẽ được đo lường bởi 2 mức độ đó là “Thấp” và “Cao” Trong đó:
Trục X: Hiệu suất/ Hiệu quả/ Hiệu ứng, mức độ thực hiện… (P)
Trục Y: Tầm quan trọng/ mức độ quan trọng… (I)
Mức độ thực hiện thấp
“Tập trung cải thiện”
Mức độ quan trọng cao Mức độ thực hiện cao
“Hạn chế hành động”
Mức độ quan trọng thấp
Mức độ thực hiện cao
“Bỏ qua hành động” Thấp
Hình 1.1 Ma trận IPA
Ngưỡng phân tách “Thấp” và “Cao” thường được sử dụng đó là giá trị giữa của thang đó (Ví dụ đó là mức 3.0 của thang đo Likert 5) hoặc đó là giá trị trung bình của kết quả đo thực tế (Mean)
Các chiến lược thích ứng trong ma trận IPA bao gồm: