1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

1 chương 1 khái quát về ngôn ngữ học

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều đó có nghĩa là ngôn ngữ học luôn nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở khía cạnh nội tại của nó mà nhất thiết phải nghiên cứu trong mối quan hệ nào đó với một khía cạnh khác của xã hội..

MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC 3 1.1 Bản chất của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt 3 1.2 Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ 3 1.3 Phân loại ngôn ngữ theo loại hình 4 1.4 Chữ viết: Khái niệm, Các loại chữ viết 5 2 CHƯƠNG 2: NGỮ ÂM HỌC 6 2.1 Âm tố (khái niệm, phân biệt nguyên âm và phụ âm, các tiêu chí miêu tả nguyên âm, phụ âm) 6 2.2 Âm vị (khái niệm,phân biệt âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính, biến thể c ủa âm vị, phân biệt âm vị và âm tố) 7 2.3 Âm tiết (khái niệm, phân loại, cấu trúc) 8 2.4 Ngôn điệu 9 3 CHƯƠNG 3: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA 9 3.1 Khái niệm hình vị, từ 9 3.2 Đơn vị cấu tạo từ, phân loại hình vị 9 3.3 Phương thức cấu tạo từ; các loại từ xét theo phương thức cấu tạo 10 3.4 Các biến thể của từ 10 3.5 Cụm từ cố định (ngữ cố định) 10 3.6 Ý nghĩa từ vựng của từ (YNBV, YNBN, YNBT) 11 3.7 Nguyên nhân và cơ sở hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ 11 3.8 Những hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ (mở rộng và thu hẹp ý nghĩa c ủa từ, ẩn dụ, hoán dụ…) 12 3.9 Từ đa nghĩa Từ đồng âm So sánh 12 3.10 Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa 13 4 CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP 15 4.1 Ý nghĩa ngữ pháp 15 4.2 Phương thức ngữ pháp 15 4.3 Phạm trù ngữ pháp 16 4.4 Phạm trù từ vựng ngữ pháp 17 4.5 Quan hệ ngữ pháp 18 5 CHƯƠNG 5: NGỮ DỤNG HỌC 18 5.1 Các quá trình của hoạt động giao tiếp 18 5.2 Chiếu vật và các loại chiếu vật (chiếu vật nội chỉ, chiếu vật ngoại chỉ) 19 5.3 Hành động ngôn ngữ 19 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC 1.1 Bản chất của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt - Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên: ▪ Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người ▪ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh và phát triển trong xã hội loài người, do như cầu giao tiếp của con người ▪ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, sản phẩm của xã hội - Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân: ▪ Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của cá nhân Ngôn ngữ tồn tại do nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin giữa con người với con người Ngôn ngữ là cái chung chính vì vậy mà người này nói, người kia mới hiểu ▪ Tính chất xã hội của ngôn ngữ được thể hiện ở sự quy ước của mỗi cộng đồng Học ngoại ngữ chính là học sự quy ước đấy Tính chất xã hội của ngôn ngữ còn được thể hiện ở sự quy ước của từng vùng miền - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt: Vì so với những hiện tượng xã hội khác, nó có những điểm khác biệt: ▪ Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng Vì ngôn ngữ không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, không do cơ sở hạ tầng quyết định Ngôn ngữ được hình thành do nhu cầu giao tiếp của xã hội Khi cơ sở hạ tầng cũ sụp đổ, ngôn ngữ cũng không mất đi ▪ Mặt khác, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích giai cấp, còn ngôn ngữ phục vụ cho toàn xã hội chứ không riêng giai cấp nào ▪ Ngôn ngữ luôn được nghiên cứu như một hiện tượng có tính chất khắc họa xã hội Nó thể hiện các đặc điểm của xã hội như dân tộc, phân công lao động, văn hóa và lịch sử Điều đó có nghĩa là ngôn ngữ học luôn nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở khía cạnh nội tại của nó mà nhất thiết phải nghiên cứu trong mối quan hệ nào đó với một khía cạnh khác của xã hội 1.2 Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống của các ký hiệu Đó là hệ thống lớn bao gồm nhiều tiểu hệ thống Đơn vị và cấu trúc trong hệ thống ngôn ngữ gồm: - Đơn vị: có 4 loại chủ yếu: • Âm vị: đơn vị nhỏ nhất mà con người có thể phân biệt trong chuỗi lời nói; có chức năng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ • Hình vị: đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có thể là ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp • Từ: chuỗi kết hợp các hình bị, thực hiện chức năng định danh và chức năng biểu hiện nghĩa • Câu: chuỗi kết hợp các từ thực hiện chức năng thông báo - Cấu trúc (các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ): các đơn vị trong hệ thống có mối quan hệ rất phức tạp Tuy nhiên có 3 kiểu quan hệ phổ biến: • Quan hệ ngữ đoạn (tuyến tính, hàng ngang): quan hệ giữa các yêu tố ngôn ngữ theo hàng ngang, xuất hiện kế tiếp nhau trong chuỗi lời nói Trong hoạt động hành chức các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện lần lượt theo trình tự thời gian • Quan hệ liên tưởng (dọc): giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau trong cùng một vị trí trong chuỗi lời nói • Quan hệ thứ bậc (bao hàm): biểu hiện tính tôn ti, thứ bậc của các đơn vị ngôn ngữ ➔ Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong hệ thống lại bao gồm nhiều tiểu hệ thống Một yếu tố có thể tham gia vào nhiều tiểu hệ thống với nhiều tư cách khác nhau Một yếu tố có thể vừa là hình vị, vừa là từ, vừa là câu 1.3 Phân loại ngôn ngữ theo loại hình Người ta có thể phân loại ngôn ngữ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Tuy nhiên có 2 cách phân loại chủ yếu - Theo nguồn gốc: tiền đề là so sánh lịch sử • Roman, ngữ hệ Âu • Giéc-man, ngữ hệ Âu • Nhánh phương Đông, ngữ hệ Altai • Ngữ hệ Hán – Tạng • Nhóm Việt – Mường, dòng Môn Khơ me, ngữ hệ Nam Á - Theo loại hình: tiền đề là so sánh loại hình, giống và khác về mặt kết cấu của 2 hay nhiều ngôn ngữ • Loại hình đơn lập: Có tính đơn tiết hay phân tiết Từ không biến đổi hình thái Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ • Loại hình ngôn ngữ chắp dính (Nhật, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ) Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những mối quan hệ ngữ pháp khác nhau Hình vị có tính độc lập cao và mối quan hệ giữa các hình bị không chặt chẽ - Loại hình ngôn ngữ hòa kết: (Anh, Nga, Hy Lạp) • Có hiện tượng biến đổi âm vị trong hình vị, biểu thị ý nghĩa ngứ pháp và thường được gọi là hiện tượng biến tố bên trong Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp khó tách bạch • Một số ngôn ngữ có phụ tố • Các hình vị liên kết chặt chẽ trong từ - Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (hỗn hợp, lập khuôn) • Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác 1.4 Chữ viết: Khái niệm, Các loại chữ viết - Khái niệm: là hệ thống ký hiệu dùng để cố định hóa ngôn ngữ âm thanh Nếu ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thì chữ viết là kí hiệu của ký hiệu - Phân loại: + Chữ ghi ý: • Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng • Không có quan hệ về mặt âm thanh với các từ mà chỉ có quan hệ về ý nghĩa • Có tính quy ước cao • Số lượng chữ nhiều, khả năng ghi nhớ có hạn + Chữ ghi âm: • Đơn giản • Đồng âm viết như nhau • Chính xác hình thái, đặc điểm ngữ pháp, âm vị, từ vựng 2 CHƯƠNG 2: NGỮ ÂM HỌC 2.1 Âm tố (khái niệm, phân biệt nguyên âm và phụ âm, các tiêu chí miêu tả nguyên âm, phụ âm) - Khái niệm: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa Không nhầm âm tố với các chữ cái kí hiệu âm thanh, có khi một âm tố nhưng được ký hiệu bằng một con chữ biểu thị nhiều âm tố khác nhau Vd: âm tố [u] trong tiếng anh có thể viết bằng o trong move, bằng wo trong two, bằng u trong July Chữ g vừa để biểu thị âm tố [g], vừa biểu thị âm tố [z] như trong gì - Phân loại Nguyên âm Phụ âm Khái Khi phát âm luồng Khi phát âm luồng không niệm không khí từ phổi qua khí đi từ phổi qua các các khoang phát âm mà khoang phát âm mà bị cản không bị cản ở bất cứ vị ở một bị trí nào đó trí nào Về mặt Nguyên âm bao giờ Phụ âm bao giờ cũng là âm học cũng là tiếng thanh vì tiếng ồn khi phát âm, các khi phát âm các luồng luồng không khí lluôn bị không khí chuyển động cản trở ở một vị trí nào với chu kì đều đặn, nhịp đó, khiến tần số âm thanh nhàng không ổn định tạo nên tiếng nổ, tiếng xát không êm ái nhhư nguyên âm Về mặt Khi phát âm nguyên âm, Khi phát âm, bộ máy phát cấu âm bộ máy phát âm căng âm khi căng khi trùng thẳng toàn bộ,làm luồng khiến luồng không khí hơi thoát ra có cường độ thoát ra có cường độ yếu, không bị cản ở bất mạnh cứ vị trí nào - Các tiêu chí miêu tả nguyên âm: Hình thang nguyên âm: • 3 vạch đứng thể hiện 3 dòng nguyên âm: hàng trước, giữa và sau • Bên phải mỗi vạch là nguyên âm tròn môi, bên trái là nguyên âm không tròn môi • Theo chiều từ trên xuống dưới, độ mở của miệng lớn dần - Các tiêu chí miêu tả phụ âm: 2.2 Âm vị (khái niệm,phân biệt âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính, biến thể của âm vị, phân biệt âm vị và âm tố) - Khái niệm: đơn vị trừu tượng Trong giao tiếp mỗi ngày, do nhiều khác nhau, sự phát âm của mỗi người khác nhau Vd cùng là âm vị /s/ nhưng lúc thì phát âm mạnh, lúc lại yếu, lúc dài hơi,…dù phát âm khác nhau nhưng nó đều là âm vị /s/ - Phân biệt: • Âm vị đoạn tính: được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên/phụ âm là âm vị đoạn tính • Âm vị siêu đoạn tính: không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính - Biến thể của âm vị: • Mỗi âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố Các âm tố khác nhau cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị Vd âm vị /k/ sau mỗi lần phát âm ta có thể có các âm tố khác nhau: bật hơi, ngạc hóa, môi hóa,… đều là biến thể của âm vị /k/ • Các loại biến thể: + Biến thể kết hợp (bắt buộc): bị quy định bởi vị trí, bối cảnh của ngữ âm + Biến thể tự do: cách thể hiện âm vị ở mỗi người nói - Phân biệt âm vị và âm tố 2.3 Âm tiết (khái niệm, phân loại, cấu trúc) - Khái niệm: mỗi chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn khác nhau Đơn vị phát âm ngắn nhất được coi là âm tiết Mỗi âm tiết được phát âm nghe thành một tiếng Một phát ngôn có bao nhiêu tiếng thì có bấy nhiêu âm tiết - Phân loại: • Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm, kết thúc bằng bán nguyên âm thì là âm tiết nửa mở (vd vải, nâu) • Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm, kết thúc bằng âm mũi thì là nửa âm khép (vd ăn, ngon) - Cấu trúc: • Tăng cường độ căng của thịt • Giữ đỉnh điểm độ căng • Giảm dần độ căng 2.4 Ngôn điệu - Khái niệm: ngữ âm được dùng để chỉ các hiện tượng âm thanh ngôn ngữ thường xảy ra đồng thời với âm tố và trên một đơn vị lớn hơn âm tố Là hiện tượng siêu đoạn tính - Bao gồm: • Ngữ điệu: sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn từ Chức năng: ➢ Là phương tiện phân đoạn lời nói ➢ Liên kết các từ chặt chẽ, liền mạch ➢ Biểu hiện cảm xúc sắc thái đa dạng ➢ Thể hiện tính chất các loại câu trần thuật, hỏi, cảm thán,… • Trọng âm: sự nêu bật một đơn vị lớn hơn âm tố để phân biệt bới các đơn vị khác cùng cấp bậc Cách thể hiện: ➢ Nhấn mạnh ➢ Kéo dài ➢ Tăng hoặc giảm độ cao Phân loại: ➢ Trọng âm cố định ➢ Trọng âm tự do ➢ Loại trọng âm đặc biệt: trọng âm logic Chức năng: ➢ Phân giới (trọng âm cố định): biết khi nào bắt đầu và kết thúc 1 từ ➢ Khu biệt (trọng âm tự do) • Thanh điệu: là sự nâng cao, hạ thấp giọng nói trong 1 âm tiết, dùng để cấu tạo hoặc khu biệt vỏ âm thanh của hình vị hoặc từ 3 CHƯƠNG 3: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA 3.1 Khái niệm hình vị, từ - Hình vị: đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có thể là ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp - Từ: là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ, độc lập về các hình thức và ý nghĩa, có thể dùng trực tiếp để tạo nên câu 3.2 Đơn vị cấu tạo từ, phân loại hình vị - Đơn vị cấu tạo từ: hình vị (từ tố) - Phân loại hình vị (từ tố): • Chính tố (mang ý nghĩa từ vựng) • Phụ tố (mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp): Biến tố (biến đổi hình thái): love – loves – love’s biê cấu tạo từ: tiền tố; hậu tố; trung tố (sportscar; spokesman…chen giữa chính tố, tạo ra từ mới có quan hệ với từ cũ ); liên tố (speedometer: đồng hồ tốc độ…chen giữa 2 chính tố để tạo ra từ hoàn toàn mới) 3.3 Phương thức cấu tạo từ; các loại từ xét theo phương thức cấu tạo - Từ láy: láy toàn bộ hoặc láy bộ phận - Từ phái sinh: chính tố và phụ tố cấu tạo từ: worker, movement,… - Từ phức: 2 chính tố trở lên Từ ghép đẳng lập, ghép chính phụ - Từ đơn: cấu tạo từ 1 chính tố 3.4 Các biến thể của từ • Biến thể hình thái học: hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ Vd: see – saw; boy – boys – boy’s • Biến thể ngữ âm – hình thái học: biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ Vd: giời – trời; nhiều – nhều; • Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa: một từ có thể có nhiều ý nghiã khác nhau, mỗi lần sử dụng chỉ 1 trong những ý nghĩa của nso được thực hiện, mỗi ý nghĩa được thực hiện hóa như vậy là một biến thể từ vựng – ngữ nghĩa Vd: chết; thảm 3.5 Cụm từ cố định (ngữ cố định) - Khái niệm: là cụm từ có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống từ: • Tái hiện trong lời nói • Về ngữ pháp: làm thành phần câu, hoặc là cơ sở để cấu tạo các từ mới • Về ngữ nghĩa: biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền lới các kiểu hoạt động khác nhau của con người - Đặc trưng: • Tính cố định: có yếu tố này thì chắc chắn có yếu tố kia = khả năng dự báo: bệnh viện; văn học; hải quan;… • Tính thành ngữ - Phân loại: • Thành ngữ: • Quán ngữ: nói tóm lại, một mặt thì, I think, in my opinion;… - Tục ngữ, phương ngôn không phải ngữ cố định vì: • Ngữ cố định có tính chất tương đương với từ, ý nghĩa của nó tương đương với ý nghĩa cụm từ • Ý nghĩa tục ngữ là phán đoán, đánh giá, khẳng định 1 chân lý, lẽ thường đối với 1 nền văn hóa 3.6 Ý nghĩa từ vựng của từ (YNBV, YNBN, YNBT) - Ý nghĩa biểu vật: phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra YNBV không phải chính sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà chỉ là mối liên hệ giữa những âm thanh của từ với sự vật trong thực tế Các ngôn ngữ khác nhau, số lượng từ trong các ngôn ngữ khác nhau - Ý nghĩa biểu niệm: phần nghĩa liên quan đến hiểu biết của con người vè YNBV của từ YNBN là tập hợp các nét nghĩa được sắp xếp theo một trật tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, chung tới riêng - Ý nghĩa biểu thái: phần ý nghĩa của từ chỉ ra thái độ, cảm xúc, cách đánh giá mà từ gợi ra cho người nói và người nghe Vd: hy sinh và bỏ mạng mang ý nghĩa biểu thái khác nhau 3.7 Nguyên nhân và cơ sở hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ - Nguyên nhân ngôn ngữ học: Từ ngôn ngữ nằm trong một hệ thống rất chặt chẽ Vì vậy, một yếu tố nhất định của hệ thống biến đổi thì cũng ảnh hưởng tới nghĩa của từ và ngược lại • Nghĩa gốc của từ mất đi và từ được sử dụng với nghĩa mới Vd: lưng người và lưng núi • Sự xuất hiện của một số từ hán việt gần nghĩa với từ thuần việt đang sử dụng làm hai từ chế ước nhau Vd: • Hoàn cảnh ngôn ngữ mới có thể làm từ xuất hiện thêm nghĩa mới - Nguyên nhân ngoài ngôn ngữ: • Hiện tượng cấm kị ở một sô tộc người nguyên thủy • Do mục đích diễn đạt, như muốn diễn đạt bóng bẩy trang nhã, lịch sự,… • Ngoài ra, hiện tượng thay đổi môi trươnhg sử dụng cũng làm nghĩa của từ thay đổi • Yếu tố tâm lý xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sử dụng của từ 3.8 Những hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ (mở rộng và thu hẹp ý nghĩa của từ, ẩn dụ, hoán dụ…) - Mở rộng nghĩa: ý nghĩa của từ biến đổi từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến trừu tượng Vd từ “đẹp” chỉ dùng trong hình thức, sau còn dùng sang lĩnh vực tình cảm - Thu hẹp nghĩa: ý nghĩa của từ biến đổi từ cái chung tới cái riêng, trừu tượng tới cụ thể Vd tưg “mùi” là cảm giác do cơ quan khứu giác mang lại nhưng khi nói có mùi thì hiểu là mùi hôi, mùi thất bại,… - Ẩn dụ: quan hệ giống nhau • ẩn dụ hình thức: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” • ẩn dụ nhân hóa: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” • ẩn dụ cách thức: cửa – cửa biển; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” • ẩn dụ chức năng: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên” - Hoán dụ: quan hệ tương cận • Dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể: tay chơi bạc • Dựa trên quan hệ vật chứa và vật bị chứa: Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên • Dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” • Dựa trên quạn hệ của sự vật với đặc điểm của nó: hey áo vàng ơi! 3.9 Từ đa nghĩa Từ đồng âm So sánh - Từ đa nghĩa: là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa không lẻ tẻ mà quy định lẫn nhau, làm thành một kết cấu Từ đơn thường có nhiều nghĩa hơn từ phức Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ với sự vật: • Nghĩa trực tiếp: phản ánh sự vật trực tiếp Vd: ngọt, nhạt, bạc(mỏng manh, môi bạc) • Nghĩa chuyển tiếp: phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua một nghĩa khác, nghĩa chuyển tiếp có thể giải thích được qua nghĩa trực tiếp Vd: ngọt – lời nói êm tai, đường mật; nhạt – câu chuyện chán; bạc – sơ sài không tình nghĩa Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ đối với nhận thức • Nghĩa thông thường (phản ánh đặc điểm bên ngoài sự vật) và nghĩa thuật ngữ (phản ánh thuộc tính bên trong sự vật) Vd: miệng – nhà tôi có 4 miệng ăn – thuật ngữ miệng là bộ phận trên cơ thể • Nghĩa đen (không có tính hình tượng) và nghĩa bóng (có tính hình tượng) Vd: áo trắng – áo màu trắng – học sinh áo trắng Căn cứ vào sự hình thành: • Nghĩa gốc • Nghĩa phái sinh - Từ đồng âm: từ có nhiều nghĩa, các ý nghĩa độc lập, hoàn toàn khác nhau, không liên hệ, không có nét chung Vd: đá – đá bóng – hòn đá; chín – số 9 – chín muồi 3.10 Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa - Đồng nghĩa: là hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng các từ đồng nghĩa trước hết phải có quan hệ về ngữ nghĩa Muốn xác định các đơn vị đồng nghĩa phải căn cứ vào cả 2 tiêu chí ngôn cảnh và ý nghĩa (chủ yếu hơn) Điều kiện đồng nghĩa: • Các từ có chung ít nhất 1 nét nghĩa = cùng 1 trường nghĩa • Từ đồng nghĩa không chỉ có số lượng nét nghĩa chung mà các nét nghĩa đó không được loại trừ nhau Là hiện tượng có nhiều mức độ, tùy vào số lượng nét nghĩa chung giữa các từ • Đồng nghĩa hoàn toàn: đứa trẻ - đứa bé, khổ qua – mướp đắng, ba – cha • Đồng nghĩa không hoàn toàn ở nét nghĩa biểu thái: đi – chết; cho – biếu – tặng; mang – cầm – vác • Đồng nghĩa không hoàn toàn ở nét hạn chế biểu vật: xanh xanh – xanh xao, đói nghèo – đói khát Cách cấu tạo: • Tạo ra các yếu tố với cách thực khác nhau • Láy: nhỏ - nho nhỏ • Ghép: y bác sĩ – y sĩ; xe – xe cộ • Biến thanh, biến âm: nhiều – nhều; lời – nhời • Tìm ngữ cố định - Từ trái nghĩa: một dạng quan hệ giữa các từ trong cùng 1 trường; là sự phân hóa các từ đồng nhất với nhau về 1 ý nghĩa nào đó thành 2 cực đối lập Bản chất: các từ trong cùng một trường nghĩa có quan hệ đồng nhất (để phân các từ vào cùng 1 trường) và đối lập (phân tách trường lớn thành các trường bé) Một nét nghĩa rộng có thể được phân hóa thành nét nghĩa hẹp hơn, khi các nét nghĩa này được phân hóa một cách cực đoan thành 2 cực thì ta có từ trái nghĩa Vd: trường từ “con người” có “người tốt” (hiền lành, tốt bụng, hào sảng, khoan dung,…) và “người xấu” (ti tiện, ích kỷ, độc ác,…) Đặc điểm: • Trái nghãi xuất hiện khi chúng ta phân hóa trường lớn thành các trường nhỏ hơn, đối lập nhau • Mang tính đồng loạt , không phải chỉ với 2 từ • Không xảy ra với toàn bộ nghĩa của từ mà chỉ với 1 bộ phận nghĩa Vd: “đen” >< “đỏ” trong may mắn; “đen” >< “trắng” trong màu sắc • Các từ trong 1 trường nghĩa, nhất là ác từ đồng nghĩa thường chuyển nghĩa theo 1 hướng, trái nghĩa cũng vậy Các kiểu đối lập: • Về mức đọ của thuộc tính, phẩm chất: cao – thấp, già – trẻ • Loại trừ nhau: giàu – nghèo, mua – bán Phân loại: • Phi mức độ (không so sánh được về mức độ): đúng – sai; xấu – đẹp • Mức độ (tính chất mức đọ khác nhau): lạnh – nóng Cách tạo: • Tạo ra các yếu tố với cách thức hoàn toàn khác nhau • Hình vị trái nghĩa như ‘bất’ ‘vô’ Tiêu chí xác định: • Khả năng kết hợp giống nhau của các yếu tố: a> chiếu vật Các loại: - Chiếu vật ngoại chỉ: người nhận hướng tới các sự vật ngoài diễn ngôn Phương thức: dùng tên riêng; dùng mô tả xác định; dùng chỉ xuất (không gian – kia, đây; thời gian – trước đó, mai, nay) - Chiếu vật nội chỉ: không cần hướng ra ngoài, chỉ cần hướng vào nội bộ phát ngôn, các từ đứng trước, sau Phương thức: quy chiếu từ ngữ vào những từ ngữ khác đứng trước hoặc sau trong diễn ngôn 5.3 Hành động ngôn ngữ Khái quát: hành động ngôn ngữ là hành động chúng ta thực hiện mà sử dụng phương tiện là ngôn ngữ - Hành động mượn lời: hđ phát ra nhằm đạt đến 1 hiệu quả ngoài lời đó Vd: thầy giáo tao từng bảo - Hành động tạo lời: sử dụng các yếu tố ngôn ngữ và quy tắc của ngôn ngữ để tạo phát ngôn với hình thức và nội dung tướng ứng với cuộc giao tiếp Vd: tao đói - Hành động ở lời (ngôn trung): người phát thực hiện ngay trong lời nói của mình Vd: đi ngay nào! : hành động cầu khiến Phân loại: - Nhóm trình bày: người nói thông qua phát ngôn để xác nhận sự có/vắng mặt của thành viên, nhóm gồm 1 số hành động miêu tả, xác nhận, khẳng định, báo cáo,… - Nhóm điều khiển: người nói thông qua phát ngôn để đặt người nhận vào trách nhiệm thực hiện hành động, gồm hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,… - Nhóm cam kết: người nói thông qua phát ngôn để tự đặt mình vào trách nhiệm thực hiện hành động, gồm hành động hứa, đe dọa, thề thốt - Nhóm biểu cảm: người nói thông qua phát ngôn để bày tỏ trạng tthái tâm lý, gồm hành động xin lỗi, khen, chê,… - Nhóm tuyên bố: người nói thông qua phát ngôn để làm cho nội dung mệnh lệnh có hiệu lực, gồm hành động tuyên bố, tuyên án, buộc tội,…

Ngày đăng: 26/03/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN