Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 8 Giáo án ôn HSg Văn 8 Giáo án ôn HSg Văn 8 Giáo án ôn HSg Văn 8 Giáo án ôn HSg Văn 8 , Ôn HSG Văn 8
Trang 1PHẦN A: CẤU TRÚC ĐỀ THI
ểm1Nghị luận xã hội
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng đời sống/một vấn đề đời sống được gợi ra từ một tác phẩm/văn bản/cuốn
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học: thơ, truyện (Các văn bản ngoài chương trình).
- Chứng minh một ý kiến/nhận định văn học hoặc lý luận văn học (Các văn bản văn học trong và ngoài chương trình).
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP …MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giaođề
Phần I: Đề bài Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Hãy hân hoan trước điều nhân nghĩaĐừng lạnh lùng trước chuyện bất nhânVà hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Từ nội dung được gợi ra ở đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận
với chủ đề: Con người - sống để yêu thương.
Câu 2: (12,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm về thơ ca của bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏ nhận định trên.
- HẾT -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Họ và tên thí sinh: ………….… ; Số báo danh: … ……… Chữ ký CB coi thi 1: ……… … ; Chữ ký CB coi thi 2: ……… …
Trang 2Phần II: Hướng dẫn chấmPHÒNG GD&ĐT….
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP …MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8
NĂM HỌC 2023-2024HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
I Hướng dẫn Chung
1 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm, cần linh hoạt trong việc vận dụng Đáp án và thang điểm.
2 Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,
3 Có thể chi tiết hóa các ý nhỏ hơn điểm số so với biểu điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng
Hãy hân hoan trước điều nhân nghĩaĐừng lạnh lùng trước chuyện bất nhânVà hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Từ nội dung được gợi ra ở đoạn trích trên, hãy viết một bài
văn nghị luận với chủ đề: Con người - sống để yêu thương.
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người - sống để yêu
c Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ chủ đề Conngười - sống để yêu thương Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giải thích
- Hân hoan và lạnh lùng trong đoạn thơ là chỉ thái độ vui mừng,
xúc động; sự vô cảm, thờ ơ của con người
- Điều nhân nghĩa: Những điều hợp đạo lí, mang lại niềm vui
cho mọi người, cho xã hội
- Chuyện bất nhân: Cái ác, cái xấu, những bất công diễn ra trong
1,50
Trang 3cuộc sống.
- Yêu thương là sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia, quý mến mọi
-> Thông điệp Con người - sống để yêu thương trong đoạn thơ
khuyên con người cần có thái độ yêu - ghét rõ ràng, dứt khoát trước những việc thiện - ác ở đời; đừng trở thành người sống vô cảm,… trong cuộc sống Đồng thời giữ vững niềm tin và thực hành lẽ sống cao đẹp: Sống là để trao và nhận yêu thương.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,5 điểm
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,0 - 1,25 điểm
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,5 - 0,75 điểm
Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn chođiểm tối đa.
* Bàn luận, mở rộng
- Cuộc sống đa dạng, luôn tồn tại hai mặt đối lập: tốt - xấu, thiện - ác, công bằng - bất công,
- Con người sống không thể thiếu tình yêu thương Sống biết yêu thương giúp con người sát lại gần nhau; xóa mờ những ngăn cách, bất công.
- Mỗi người biết yêu thương chính mình là cơ sở để thấu hiểu,
trân trọng giá trị của người khác; biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người
- Khi cho đi yêu thương sẽ nhận lại bình yên và hạnh phúc Nếu không có tình yêu thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm.
- Tuy vậy, cần biết đặt tình yêu thương đúng chỗ, đúng lúc Phê phán những người sống vô cảm, thiếu tình người.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêubiểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,0điểm).
- Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứngtiêu biểu, phù hợp; nhưng đôi lúc kết hợp chưa thật nhuần nhuyễngiữa lí lẽ và dẫn chứng (1,25- 1,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưngkhông có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 - 1,0điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: Lí lẽ không xácđáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không códẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,50 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phảiphù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2,00
Trang 4* Đánh giá, rút ra bài học
- Để yêu thương còn mãi, mỗi người cần phân biệt tốt - xấu, thiện - ác, biết yêu thương từ những điều bình dị trong cuộc
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,50 điểm
- Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: 0,75 - 1,25 điểm- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,5 điểm
Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn chođiểm tối đa.
Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thânkhi bàn luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận;có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọngđiệu, hình ảnh, giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,50 điểm.- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
2 Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác,hay cả bài” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm
về thơ ca của bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏ nhận định trên.
12,00
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,Kết bài khái quát được vấn đề.
b Xác định đúng vấn đề nghị luận: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn
c Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giải thích:
- Hồn tức là nội dung, là ý nghĩa bài thơ, là cái chỉ có thể cảmnhận chứ không thể nhìn thấy Xác là hình thức nghệ thuật của
3,00
Trang 5bài thơ thể hiện ở thể loại, cấu tứ, ngôn ngữ là phần có thể nhìn thấy được
- Như vậy, theo Xuân Diệu, một bài thơ hay là hài hòa giữa hồn và xác, có sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nó đủ sức khơi gợi ở người đọc những tình cảm cao đẹp và tạo ấn tượng sâu sắc, khó quên
-> Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc và phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 3,0 điểm
- Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: 2,0- 2,75 điểm
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 1,0 - 1,75 điểm- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 0,5 điểm
Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn chođiểm tối đa.
* Chứng minh ý kiến qua phân tích một bài thơ mà em cho làhay nhất(ngoài chương trình SGK đã học và đang học)
Học sinh chọn phân tích một bài thơ, làm rõ các ý:
- Bài thơ hay là hay ở phần xác: Học sinh phân tích được những
đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng, gợi được ấn tượng với người đọc và làm nổi bật được nội dung, ý nghĩa của bài thơ
- Bài thơ hay là hay ở phần hồn: Học sinh chỉ ra được nội dung
của bài thơ; ý nghĩa của bài thơ đối với sức khơi gợi ở người đọc những tình cảm cao đẹp
- Nhận xét chung về cái hay ở cả phần hồn và xác của bài thơ:
từ sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức tạo nên giá trị, ý nghĩa của bài thơ
- Học sinh phân tích được những nét chính nhưng chưa sâu sắc,biết cách triển khai ý: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa biết cách triển khai ý:075 điểm.
3,00
Trang 6- Học sinh tích sơ lược, không rõ ý: 0,25 điểm - 0,50 điểm.* Đánh giá, mở rộng
- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật - Bài học đối với người sáng tác và người đọc:
+ Người sáng tác: Không ngừng cống hiến, sáng tạo.
+ Người đọc: Không ngừng tích lũy kiến thức, sự đồng cảm với tác phẩm, tác giả trong quá trình cảm nhận văn học.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 2,0 điểm
- Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: 1,0-1,75 điểm- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,5 điểm
Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn chođiểm tối đa.
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.
e Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình lập luận; biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, biết sosánh với các tác phẩm khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận vớithực tiễn đời sống; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 2,00 điểm.- Đáp ứng được 2 yêu cầu: 1,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,50 điểm.
Nghị luận: Nghị là xem xét, trao đổi; luận là bàn bạc, đánh giá Nghị luận
là dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một hoặc một số vấn đề nào đó.
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là nêu lên và trình bày ý kiến của mình (tán thành hay phản đối) về một vấn đề nào đó của đời sống bằng cách đưa ra được lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.
Trang 7II Các kiểu bài nghị luận về một vấn đề đời sống
I Bài văn nghị luận về vấn đề đời sống: thể hiện ý kiến tán thành.1 Yêu cầu chung:
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống theo hướng trình bày ý kiến tán thành cần phải được đặt trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng.
Cụ thể:
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
- Trình bày được sự tán thành với ý kiến cần bàn luận.
- Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.
2 Thực hành viết theo các bướca Trước khi viết
* Lựa chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao nhiêu vấn đề gợi những cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều và được thể hiện bằng những ý kiến khác nhau Để lựa chọn đề tài cho bài viết, học sinh có thể tham khảo các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh các ý kiến đúng đắn cần thể hiện sự tán thành.
Ví dụ:
- Sự tự lập trong cuộc sống - Không nên tự cao tự đại - Ghen tị là thói xấu.
- Có thất bại mới thành công.
- Ham mê trò chơi điện tử sẽ không tốt - Dùng đồ nhựa tiện ích và tác hại
- Em có đồng ý với quan niệm từ câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” - Em đồng ý với lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế Chọn đề tài mình thực sự am hiểu và có hứng thú thì việc viết bài mới thuận lợi.
* Tìm ý
Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách tự trả lời một số câu hỏi:
- Vấn đề gì được nêu ra bàn luận?
Phần mở bài, vấn đề cần bàn luận cần đưa ra một cách rõ ràng - Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
Trang 8Một vấn đề có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau Đưa ra những cách hiểu như vậy để nhìn nhận nhiều chiều về vấn đề, có cơ sở hiểu được cách hiểu nào là có lí.
- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?
Trong các ý kiến đưa ra để đối sánh, có những ý kiến tác động tích cực đến nhiều người.
- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Đây là điều phải được nói rõ, dứt khoát trong bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
Trong quá trình tìm ý, các câu hỏi này nhắc nhở học sinh cần phải nêu được những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để ý kiến tán thành có sức thuyết phục.
* Lập dàn ý
Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái
độ tán thành)
Thân bài: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.
- Thể hiện thái đội tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:
Kết bài: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và
sự cần thiết của việc tán thành đó
(Lưu ý:
- Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy.
- Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm sáng tỏ lí lẽ - Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp thep một trình tự hợp lí.)
* Viết bài
- Mở bài: Có thể mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp Dù mở bài theo
cách nào cũng cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý người đọc.
- Thân bài:
+ Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề, giới thiệu ý kiến và sự cần thiết của việc bàn luận, đánh giá về ý kiến đó.
+ Khẳng định rõ ràng, rứt khoát thái độ tán thành ý kiến.
+ Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ Các ý phải tập trung vào chủ đề là vấn đề trong đời sống mà em đang bàn luận.
Trang 9+ Dẫn chứng: sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách báo hoặc kinh nghiệm từ người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm sống để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
+ Sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo sự liên kết trong bài.
- Kết bài: Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó
đối với cuộc sống.
* Chỉnh sửa bài viết
Đối chiếu bài viết với yêu cầu cần đạt của kiểu bài văn và dàn ý để tự đánh giá mức độ đáp ứng của bài viết, từ đó chỉnh sửa theo các gợi ý:
Ý kiến vấn đề đời sống đã nêu rõ ràng chưa
Nêu ý kiến chưa nêu rõ trong phần mở bài thì phải bổ sung
Đã khẳng định được sự tán thành ý kiến chưa?
Nếu sự tán thành ý kiến thể hiện chưa rõ thì phải chỉnh sửa về cách diễn đạt Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết
Việc sử dụng từ ngữ, câu văn, cách liên kết các câu trong đoạn và các đoạn trong bài đã đạt yêu cầu chưa?
Chỉnh sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, bổ sung từ ngữ liên kết nếu thấy giữa các câu, các đoạn còn rời rạc.
GV có thể cho học sinh tham khảo bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn
Mở bài Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
Nếu được ý kiến tán thành cần bàn luận.
Thânbài
Giải thích những từ ngữ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa câu tục ngữ, danh ngôn cần bàn luận Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến.
Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
Trang 10Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí
Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện.
Sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý
Kết bài
Khẳng định lại ý kiến của mình
Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động
II Bài văn nghị luận về vấn đề đời sống: thể hiện ý kiến phản đối1 Yêu cầu chung:
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống theo hướng trình bày ý kiến phản đối cần phải được đặt trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi bằng những ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực Cụ thể:
- Nêu được vấn đề và làm rõ được thực chất của vấn đề.
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của bản thân về một quan niệm, cách hiểu khác
- Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở
2 Thực hành viết theo các bướca Trước khi viết
* Xác định đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao nhiêu vấn đề gợi những cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều và được thể hiện bằng những ý kiến khác nhau Để xác định đề tài đề bàn luận, học sinh có thể tham khảo các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh các ý kiến đúng đắn cần thể hiện sự phản đối.
- Bạo hành gia đình, bạo lực học đường, tai nạn giao thông…
- Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
Trang 11Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế Chọn đề tài mình thực sự am hiểu và có hứng thú thì việc viết bài mới thuận lợi.
* Tìm ý
Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách tự trả lời một số câu hỏi:
- Vấn đề gì được nêu ra bàn luận? (Ngay ở phần mở bài, vấn đề cần bàn luận cần đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể Giải thích thêm để người đọc nắm được thực chất của vấn đề)
- Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào?(Nhận thức của học sinh về tính đúng/sai của một quan niệm, một ý kiến phải rõ ràng, dứt khoát Nếu đúng, cần khẳng định, nếu sai, cần phản đói Thái độ này cần phải thể hiện rõ ràng trong một ý.)
- Làm cách nào để ý kiến của mình thuyết phục người đọc?(Ý kiến tán thành hay phản đối phải có sơ sở Muốn người đọc hiểu được quan điểm của mình, cần trình bày ý kiến rõ ràng, lí lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực, nên đưa
+ Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận + Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).
Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.Lưu ý:
- Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy.
- Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm sáng tỏ lí lẽ - Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp thep một trình tự hợp lí.
b Viết bài
* Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận: Có thể bắt đầu bằng một tình
huóng, một câu chuyện có liên quan hay giới tiệu trực tiếp vấn đề Dù mở bài theo cách nào cũng cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý người đọc.
* Thân bài:
- Các ý chính cần được trình bày mạch lạc, mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc; bằng chứng thuyết phục Chú ý mạch lạc trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí Tránh kể lể, rườm rà
- Thể hiện rõ ràng, rứt khoát thái độ phản ý kiến.
- Dẫn chứng: sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách báo hoặc kinh nghiệm từ người lớn tuổi, người có uy tín có nhiều kinh nghiệm sống để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Trang 12- Sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo sự liên kết trong bài.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy
nghĩ đúng vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động.
c Chỉnh sửa bài viết
Đối chiếu bài viết với yêu cầu cần đạt của kiểu bài văn và dàn ý để tự đánh giá mức độ đáp ứng của bài viết, từ đó chỉnh sửa theo các gợi ý:
Nêu cụ thể vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối
Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối còn mơ hồ
Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu
Diễn đạt cho rõ nếu thấy sự phản đối chưa được rõ ràng.
Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để việc phản đối ý kiến có sức thuyết phục.
Củng có lí lẽ nếu thấy chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu thấy còn thiếu Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý
kiến trái ngược về vấn đề.
Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa hoặc nêu chưa rõ.
Rà soát lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết.
Sửa những lỗi phát hiện được.
GV có thể cho HS tham khảo bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn đềđời sống- thể hiện ý kiến phản đối.
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
Bày tỏ được ý kiến phản đối cách nhìn nhân vấn đề.
Thân bài Trình bày được thực chất ý kiến, quan niệm để bàn luận.
Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến vấn đề Nhận xét được những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống
Đề xuất được các giải pháp, phương hướng hành
Trang 13đề thêm toàn diện.
Sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý
Kết bài Nêu được ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phảnđối.
III Bàn văn nghị luận về một vấn đề đời sống: con người trong mốiquan hệ với cộng đồng, đất nước.
1 Khái niệm kiểu bài: Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con
người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) là bài văn thể hiện quan điểm của người viết trước những vấn đề cụ hể của đời sống xã hội, mối quan hệ cộng đồng, đất nước.
2 Yêu cầu đối với kiểu bài
- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.
- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.
- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
3 Các bước làm bài: a Trước khi viết:
* Xác định đề tài: Với yêu cầu nghị luận về vấn đề con người trong quan
hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước, học sinh cần huy động vốn hiểu biết qua môn học Ngữ văn và các môn học khác, qua sách báo và các phương tiện truyền thông, qua hiểu biết về cuộc sống, xã hội…nêu ra một số vấn đề để suy nghĩ, lựa chọn Có thể tham khảo các đề tài sau:
+ Học sinh với vấn đề xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
+ Ý thức trách nhiệm của người trẻ đối với cộng đồng.
+ Học sinh với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc + …
* Tìm ý:
Ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài, kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài Chẳng hạn:
- Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?( Phải nêu được vấn đề và xác
định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đó đối với đời sống xã hội, cộng đồng, đất nước Vai trò của việc nhận thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, với cộng đồng.)
- Vấn đề có những khía cạnh cơ bản nào? Cần dùng lí lẽ và bằng chứngnào để làm rõ từng khía cạnh?(Mỗi khía cạnh của vấn đề được nêu ra tương
Trang 14ứng với một luận điểm (ý) cần triển khai Tìm hiểu bài viết tham khảo để nắm được cách xác định:
+ Ý 1: Giải thích thế nào là trách nhiệm?
+ Ý 2: Nêu lên trách nhiệm của mỗi người trước đất nước dân tộc + Ý 3: Nêu ý nghĩa của trách nhiệm
+ Ý 4: Liên hệ bản thân
- Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề?
Văn bản nghị luận hướng người đọc đi từ nhận thức đến hành động Vì vậy sau khi làm rõ vấn đề, cần chỉ ra nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mỗi người đối với cộng đồng, đất nước.
Trả lời các câu hỏi trên, học sinh sẽ tìm được các ý Cần phải suy nghĩ, tìm tòi để không bỏ sót những ý quan trọng của bài Cần ghi lại ngay, mặc dù có thể còn lộn xộn để tránh việc bỏ quên Việc sắp xếp các ý sao cho mạch lạc sẽ được thực hiện ở bước tiếp theo.
* Lập dàn ý
Kết quả của việc tìm ý là cơ sở để lập dàn ý Lập dàn ý là tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một hệ thống chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề
- Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc.
+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng) + Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng) + Liên hệ, mở rộng vấn đề? (Lí lẽ, bằng chứng)
- Kết bài: Những nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới.
b Viết bài: Khi viết, luôn luôn chú ý nhiệm vụ của từng phần trong bài
- Mở bài: Viết thành một đoạn văn, giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn
đề nghị luận Tìm hiểu cách mở bài của các văn bản đọc và của bài viết tham khảo để vận dụng.
- Thân bài: Triển khai các ý đã nêu ở dàn ý Mỗi ý lớn viết thành một
đoạn văn Cần luôn luôn quan tâm vị trí của câu chủ đề (đầu đoạn, cuối đoạn, …), sự phù hợp của câu chủ đề với nội dung cần trình bày và mục đích nghị luận Tham khảo các kiểu đoạn văn đã phân tích ở văn bản đọc và ở phần Thực hành tiếng Việt để học tập cách viết Chú ý dùng phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn và các đoạn trong bài.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động (viết trong
một đoạn văn).
c Chỉnh sửa bài viết: Đọc kĩ bài viết, căn cứ vào yêu cầu của kiểu bài và
dàn ý đã lập, rà soát các phần, các ý đã triển khai để có cách điều chỉnh phù hợp:
- Nếu thấy vấn đề đời sống liên quan đến con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước nêu chưa rõ ràng, cụ thể thì cần bổ sung.
Trang 15- Nếu thấy luận điểm ở từng đoạn văn chưa rõ ràng, lí lẽ chưa xác đáng, bằng chứng chưa đầy đủ thì cần bổ sung, chỉnh sửa.
IV Dạng bài nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống đượcgợi ra từ một tác phẩm/văn bản/cuốn sách.
1 Những vấn đề cơ bản.
* Đối tượng bàn luận: Là một vấn đề đời sống được đặt ra trong tác phẩm/
văn bản/cuốn sách.(Sau đây gọi chung là văn bản).
* Lưu ý:
- Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong một văn bản là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
- Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội, tư tưởng, nhân sinh đặt ra trong văn bản đó mà bàn luận, kiến giải.
- Phải đọc kỹ văn bản để nắm được vấn đề nghị luận mà văn bản đặt ra, từ đó làm cơ sở để viết bài.
* Các lỗi thường gặp về nội dung:
- Không xác định đúng vấn đề cần nghị luận được đặt ra trong văn bản - Phần nghị luận văn học lấn át nghị luận xã hội.
* Biện pháp khắc phục:
- Xác định vấn đề nghị luận bằng cách đọc kỹ văn bản, gạch chân các từ ngữ quan trọng, xác định nội dung/ý nghĩa của văn bản
- Phân biệt và nhận diện vấn đề thuộc dạng nghị luận nào.
- Trình bày ngắn gọn, có trọng tâm, tập trung vào làm rõ vấn đề.
2 Các bước làm bài:
Cũng giống như bố cục thông thường của một bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống nói chung, dạng bài trình bày ý kiến về vấn đề đời sống được gợi ra từ văn bản triển khai bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, bết bài:
a Trước khi viết:
* Xác định đề tài: Suy nghĩ và xác định vấn đề xã hội được gợi ra từ tác
phẩm/văn bản/cuốn sách.
* Tìm ý:
- Vấn đề liên quan đến tác phẩm/văn bản/cuốn sách nào? Tác giả?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong cuốn sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?
- Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?
* Lập dàn ý: Sắp xếp các thông tin và ý tưởng theo một trật tự phù hợp.Mở bài: Giới thiệu tên tác phẩm/văn bản/cuốn sách, tác giả và hiện tượng
đời sống được gợi ra.
Thân bài:
- Nêu ý kiến (suy nghĩ) của em về hiện tượng mà tác phẩm đó gợi ra.
Trang 16- Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến về hiện tượng đó.
- Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật góp phần gợi lên hiện tượng
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một văn bản đã học, thì phân tíchqua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọchiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phầnhai.
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ một văn bản:Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài, nêulên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy).
Kết bài: Nêu lên được tầm quan trọng, ý nghĩa thực tế của hiện tượng đời
sống được gợi ra từ văn bản
( Lưu ý: Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài
và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.)
b Viết bài: Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
được gợi ra từ một tác phẩm/văn bản/cuốn sách, cần lưu ý học sinh: Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các phần mở bài, thân bài, kết bài; có thể tác các ý chính trong thân bài thành các đoạn văn.
c Chỉnh sửa bài viết: Đọc lại bài văn đã viết để bảo đảm:
- Tính chính xác của tên văn bản, tên tác giả và chi tiết, sự việc, nhân vật - Viết đúng chính tả, dùng từ ngữ và câu phù hợp, sắp xếp các ý chặt chẽ.
Phần II:
BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍI Khái niệm
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề của đời sống xã
hội thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, văn hóa, quan điểm nhân sinh…
Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề bài như:
+ Về lối sống, quan niệm sống, …;
Đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện…
Trang 17Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lấy từ thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc hướng sang nghị luận văn học); sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng, giải pháp…
II Dàn ý bài viết:
1 Phần mở bài: Dẫn dắt/Giới thiệu tư tưởng, đạo lí phải nghị luận.2 Phần thân bài:
* Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí.
Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
* Luận điểm 2: Bàn luận.
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (thường trả lời
câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh.
Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội).
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác;
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.
- Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Trang 18* Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
CẤU TRÚC BÀI LÀM
I MỞ BÀI: Nêu vấn đề I MỞ BÀI: Nêu vấn đề
1 Giải thích: Nếu là câu nói, ý kiến có nhiều vế thì giải thích từng vế rồi giải thích cả câu.
1 Giải thích: Nếu là câu nói, ý kiến có nhiều vế thì giải thích từng vế rồi giải thích cả câu.
2 Bàn luận
a Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng (c.minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng)
b Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.
2 Bàn luận
a Tác hại của tư tưởng(c.minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ sai) b Biểu dương, ngợi ca tư tưởng tích cực đối lập với tư tưởng tiêu cực đã phân
III KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề III KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.
C Những kĩ năng để viết được bài văn nghị luận xã hội đúng, hay
Nghị luận về một vấn đề đời sống là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc
về các vấn đề đời sống (mối quan hệ con người trong xã hội, những đòi hỏi củacuộc sống cũng như yêu cầu của con người, thực trạng xã hội và các hiện tượngđời sống ) Mục đích cuối cùng là thể hiện chính kiến, quan niệm của người viết
về vấn đề đặt ra đồng thời tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội
+ Yêu cầu đối với bài văn nghị luận này trước hết là đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung (tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục)
+ Bên cạnh đó, bài văn nghị luận này cũng cần đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị-xã hội (những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức nền tảng về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lý-xã hội…, những tin tức thời sự cập nhật…); đảm bảo mục đích, tư tưởng: phải vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội
Trang 19Tuy nhiên, ngay cả khi những yêu cầu này đã đạt được rồi thì bài văn cũng chưa thể tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn để có thể vừa thuyết phục về trí tuệ vừa lay động tâm hồn tình cảm của người đọc, người nghe Một bài văn dù bàn luận về đối tượng gì, bằng phương pháp nghị luận nào cũng cần có chất văn như một thứ hương sắc đặc trưng tạo sức hấp dẫn của tư tưởng, tình cảm, nhận thức được thể hiện trong đó.
I Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệthuyết
Trước hết, một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống được xem là có chất văn khi bên cạnh hệ thống ý mạch lạc, sắc sảo, người viết còn thể hiện lòng nhiệt tình trong cách thể hiện chính kiến, quan niệm của cá nhân mình về vấn đề đưa ra bàn luận.
- Lòng nhiệt tình ấy trước hết được bộc lộ ở thái độ nghiêm túc xem xét
vấn đề một cách thấu đáo để có thể đi đến cùng trong cắt nghĩa, lí giải và đánh giá Đồng thời, khi có lòng nhiệt tình, người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ, lập trường rõ ràng.
- Bài viết nghị luận về một vấn đề đời sống cần thể hiện được thế giới
quan, nhân sinh quan, lý tưởng sống đúng đắn Người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống… qua sự trải nghiệm của chính bản thân.
- Người viết cũng cần xác định cho mình một điểm nhìn khách quan, xem
xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau
VD: Vẫn biết với tuổi trẻ, sống là không chờ đợi Vẫn biết trong thời đạingày nay, “tác phong công nghiệp” cần ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi Nhưngnên chăng, hãy dành cho mình những “khoảng dừng lặng” quý giá để mỗi sánglắng nghe chim ca lảnh lót của bình minh, để mỗi chiều được tan lòng mìnhtrong ánh chiều buông chầm chậm…để nhận ra tóc mẹ đã thêm sợi bạc, mắt bốđã hằn thêm nếp nhăn…sống chậm lại một chút, con người sẽ thấy bên mình cónhiều điều đáng quý, đáng trân trọng biết bao…
II Hành văn lôi cuốn
- Bài viết cần biết trích dẫn những danh ngôn, những câu nói hay.
- Từ ngữ giàu chất biểu cảm (Không phải những từ Ôi, chao ôi…gây nhàm chán Khi lựa chọn từ ngữ diễn đạt bên cạnh chức năng biểu ý cần chú ý đến chức năng biểu cảm, giàu hình ảnh, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng ở người đọc)
VD: Một ngày mới bắt đầu, nắng vàng trải trên ngọn cỏ còn lóng lánhnhững giọt sương Mấy chú chuồn chuồn đậu trên cành khô cạnh mặt ao bìnhlặng Những bông hoa khoa một sắc màu tim tím đến nao lòng…cuộc sống mớigiản dị và đáng yêu biết bao! Hãy sống chậm lại để cảm nhận dc trọn vẹnnhững “tiếng huyền” của cuộc sống bạn nhé!
- Diễn đạt giàu hình ảnh bằng cách tăng cường dùng phép so sánh, đối chiếu, liên tưởng để bài viết sinh động.
Trang 20Vd: so sánh người lạc quan với người bi quan: Nếu người lạc quan nói sẽcó ánh sáng ở cuối đường hầm thì kẻ bi quan bảo sẽ có con tàu đâm vào chúngta mất…
- Viết câu
+ Khuyến khích viết câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, câu
chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế (không những –mà còn, càng – càng, bởi thế - cho nên, tuy – nhưng…) đây là những kiểu câu
giàu màu sắc nghị luận.
+ Nên viết kiểu câu có nội dung 2 hoặc 3 vế, vừa phát triển vừa như đối nghịch nhau để gây ấn tượng.
VD: cuộc sống hiện đại của chúng ta đang nảy sinh quá nhiều nghịch lý.Chúng ta tạo ra nhiều máy tính để có được nhiều thông tin, nhiều kết nối, nhiềubản sao hơn nhưng lại càng ít đi giao tiếp giữa người với người Chúng ta cóthể bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất nhưng chúng ta lại ngại qua con phốđể sang nhà hàng xóm…
+ Sử dụng nhiều kiểu câu: Câu hỏi tu từ, câu cảm thán…
III Luôn đối thoại với người đọc
- Trước hết, trong quá trình đối thoại, người làm văn luôn ghi nhớ phải nói
đúng vai xã hội: hướng cách viết, cách nói của mình phù hợp với đối tượng mà mình hướng đến: không tự phụ, kiêu căng; không tự ti, khúm núm
- Thứ hai, trong lúc đối thoại, người làm văn cũng cần lưu ý sử dụng ngôn
ngữ sao cho phù hợp với trình độ của người đọc (nghe)
- Thứ ba, cảm hứng chủ đạo của cuộc đối thoại sẽ quyết định thái độ đối thoại của những người tham gia
IV Cách đưa dẫn chứng
- Một dẫn chứng có thể đưa vào nhiều vấn đề nghị luận (thông minh,linh hoạt) VD dẫn chứng về Edison (sự kiên trì, niềm đam mê, tinh thần lạc
quan, sống cống hiến, thái độ tích cực, thất bại là mẹ thành công…)
+ Chính sự kiên trì đã giúp Edison không nản lòng sau những thí nghiệmthất bại và đã cho ra đời bóng đèn dây tóc – một trong những phát minh quantrọng của nhân loại (Sự kiên trì)
+ Niềm đam mê công việc khiến Edison không xem một ngàn thử nghiệmtrc đó là thất bại mà là những kinh nghiệm đắt giá, nhờ đó ông đã thành côngtrong việc phát minh ra bóng đèn dây tóc (Niềm đam mê)
+ Nếu trc những thất bại mà bi quan, hẳn sẽ không bao giờ Edison phátminh đc bóng đèn dây tóc Tinh thần lạc quan đã giúp ông có được thái độ tíchcực, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quan trọng từ các thí nghiệm thất bại
Trang 21+ Chọn cách viết phù hợp để khai thác giá trị về nội dung và hình thức nghệ thuật của dẫn chứng (nếu có)
Vd: Để làm sáng tỏ luận điểm “sự tha thứ giúp con người tìm được sự
thanh thản trong tâm hồn” Có HS đã chọn dẫn chứng cô gái bị bom Napal đánh thương Phan Thị Kim Phúc:
+ Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhưPTKP – cô gái Napal đã tha thứ cho những kẻ gây ra nỗi đau cho mình.
+ Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhưPTKP - cô gái Napal trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nick út Chịu những vếtthương đau đớn đến không tưởng do bom Napal gây ra và phải trải qua nhiềucuộc phẫu thuật khủng khiếp Vậy mà thật ngạc nhiên, cô lại tha thứ cho nhữngkẻ gây ra bi kịch cho cô bởi vì đối với cô “tha thứ quan trọng hơn chiến tranh”.Với Phúc, sự tha thứ là cách để cô bỏ qua nỗi đau trong quá khứ, vượt lênnhững vết sẹo trên da thịt…để hướng tới sự thanh thản cho hiện tại và tươnglai Và như vậy, sự tha thứ không chỉ giúp buông bỏ gánh nặng tội lỗi của kẻ tộiđồ mà trước hết là trả lại sự an yên trong tâm hồn người bị hại.
+ Sự tha thứ giúp con người tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhưPTKP - cô gái Napal trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nick út Chịu những vếtthương đau đớn đến không tưởng do bom Napal gây ra và phải trải qua nhiềucuộc phẫu thuật khủng khiếp Vậy mà thật ngạc nhiên, cô lại tha thứ cho nhữngkẻ gây ra bi kịch cho cô Tôi nhớ mãi bức ảnh Phúc chụp trên bìa tạp chí Timecủa Mỹ, với một bên là bờ vai trần hằn in vết sẹo chiến tranh, còn bên kia mắtcô hiền từ dõi về đứa con đang ngủ trong vòng tay cô Bức hình ấy nói lên tấtcả, rằng vết sẹo đau đớn của chiến tranh mãi mãi chỉ là quá khứ, chỉ nằm saulưng Còn với Phúc, hiện tại và tương lai chính là mầm sống hạnh phúc mà côđang ẵm trên tay…chính sự tha thứ của cô đã gieo vào cuộc đời một hạt mầmcủa sự sống, tình yêu và niềm hạnh phúc.
- Dẫn chứng được đưa vào dưới mô hình: Tái hiên dẫn chứng – Bìnhluận dẫn chứng – chốt ý bám đề
Vd: vấn đề nghị luận “cuộc sống phải trải qua khó khăn thử thách”: Thànhcông hay chiến thắng đạt được sau một quá trình gian nan thử thách với mỗingười sẽ khác nhau Song điều vô giá nhất mà chúng ta có được chính là nhữngbài học kinh nghiệm, sự chiến thắng bản thân, không khuất phục dù hoàn cảnhnghiệt ngã đến đâu Bền bỉ như Thomas Edison để có thể sáng chế bóng đèn dâytóc; táo bạo như Picasso trong hoàn cảnh khốn khó, đã đem những đồng bạccuối cùng đánh cược vận may, Picasso thuê người đến khắp các cửa hàng tranhtrên nước Pháp để hỏi mua “ở đây có bán tranh của Picassi ko”, nhờ vậy ôngđã trở thành họa sĩ lừng danh vào cuối thế kỷ 20 Cuộc đời E và P khẳng địnhmột chân lý: cuộc đời ko trải hoa hồng nhưng chính nghị lực vượt lên nghịchcảnh của cuộc sống đã làm nên những đóa hoa tỏa hương.
DC: E và P, chốt câu cuối
Trang 22(Cụ thể như sau: Tái hiện DC: Kể ngắn gọn những chi tiết quan trọng nhấtliên quan đến đề=> Bàn luận: Phân tích, đánh giá ý nghĩa của dẫn chứng =>Chốt ý bám đề: Chỉ ra rõ vấn đề nghị luận biểu hiện thế nào trong dẫn chứng)
IV Một số cách mở bài, kết bài hiệu quả.1 Mở bài:
* Thế nào là một mở bài hay?
- Là mở bài đúng: có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận - Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo.
* Một số cách mở bài hay:
- Dẫn dắt từ câu thơ, câu danh ngôn (Có nội dung đồng thuận hoặctrái ngược với vấn đề NL)
Đề bài: Bàn luận về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận đc Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”
Ai đó đã từng nói rằng “Trước bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu Trước trái tim vĩđại, tôi quỳ gối” Quả đúng như vậy, trí tuệ vĩ đại và trái tim vĩ đại là hai thứmà cả nhân loại đều kính trọng, mến phục Thế nhưng vì đâu mà có trái tim phithường ấy? vì đâu mà có trái tim đẹp đẽ vậy? tất cả đều là phần của cải tích lũymỗi ngày, mỗi giây, mỗi phút của mỗi con người trên nhân thế Phải học hỏi,phải tìm tòi mới có trí tuệ; phải yêu thương nhiều hơn, mãnh liệt hơn nữa, chođi nhiều hơn nữa trái tim mới trở nên giàu có Cũng vì thế mà tôi vô cùng tâmđắc với một câu nói “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận đc Con tim giàu lên nhờcái nó cho đi” ( Bài viết của HS)
VD đề bài bàn về giá trị của việc đọc sách , HS có thể dẫn câu nói của M.Gorki “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”; “Sách vở là cái thang
để tiến bộ xã hội”… Ví dụ: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của những câu sautrong bài thơ “Đừng quên” của Trần Nhuận Minh:
Đừng quên
Cái ác vỗ vai cái thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
Mở bài: Thuở ấu thơ, mỗi chúng ta đều lớn lên với những lời hát ru của bà,của mẹ:
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậuCây khế chua có đại bàng đến đậuChim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
(Nguyễn Khoa Điềm)
Lời ru ấy mang một lẽ sống, một triết lí nhân sinh của cuộc đời: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” Nhưng phải chăng lúc nào cái thiện cũng thắng cái
ác? Cùng bàn về vấn đề này, nhà thơ Trần Nhuận Minh trong bài “Đừng quên”có viết
Đừng quên
Cái ác vỗ vai cái thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
Trang 23- Dẫn dắt từ câu chuyện ngắn để đi vào vấn đề:
Ví dụ: Viết bài văn nghị luận bàn về lối sống đồng cảm và chia sẻ trong xãhội ta ngày nay.
Mở bài: Có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi: Lão hành khất đứng bêncầu ngửa tay xin anh thanh niên Anh thanh niên quay lại và nói: Ông ơi, cháukhông có gì để cho ông Lão hành khất trả lời: cháu đã cho ta rất nhiều Vậyanh thanh niên đã cho lão hành khất thứ gì: Đó phải chăng là sự đồng cảm vàsự chia, một lối sống đẹp của con người trong xã hội hiện nay?
- Từ những vấn đề tương phản, đối lập hoặc tương đồng nhau (MB
bằng phương pháp so sánh)
Đề bài: Viết bài văn ngắn về tình cha:
Người phương Tây cho rằng, hoa bồ công anh tượng trưng cho ngườicha, từ đó có thể tưởng tượng tình yêu thương của người cha mênh mông vĩđại như hoa bồ công anh thầm lặng rải bụi phấn hoa vào lòng đất, tuy thầmlặng nhưng thật trang nghiêm và phóng khoáng Vì thế chúng ta đừng tưởngrằng cha ít nói có nghĩa là ít tình cảm…
- Bằng cách đặt câu hỏi
Đề bài: Viết bài văn bàn luận về sự tha thứ:
Tha thứ cho người khác, dễ hay khó? Chắc chắn là sẽ khó khăn nhất là khiđối phương gây ra cho ta những tổn thương quá lớn! Nhưng nếu ta không thểtha thứ, chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu ta có được thanh thản trong chính tâm hồn?….
- Nhập đề bằng lời bài hát
Ví dụ: Suy nghĩ của em về quan niệm sau của R Ta-go
Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thươngVà đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.
Mở bài: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa, chọnnhững nụ cười…” Những ca từ giàu ý nghĩa nhân bản của cố nhạc sĩ TrịnhCông Sơn cứ vang bên tai tôi mỗi sáng mai thức dậy Nghe câu hát ấy, tôi thấycuộc đời thật nhẹ nhàng và hạnh phúc biết bao Và một lần nữa tôi lại nhận ranhiều điều về cuộc sống khi đọc hai câu thơ của R.Ta-go:
Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thươngVà đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.
- Nhập đề bằng cách đặt ra những suy luận:
Ví dụ: Viết bài văn nghị luận với chủ đề: Con đường phía trước
Mở bài: Con người sống trên mặt đất này luôn phải đấu tranh để sinh tồn.Vì vậy, với mỗi người, đường đời phía trước thật nhiều ngã rẽ, đòi hỏi ta phảitỉnh táo lựa chọn Có những đại lộ bằng phẳng tràn đầy niềm vui, hạnh phúc,nhưng cũng có không ít những con đường chứa đầy gian khó, nhọc nhằn Dẫuvậy, cả nhân loại vẫn tiến về con đường phía trước.
- Nhập đề bằng cách định nghĩa vấn đề cần bàn luận
Ví dụ: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau:
TÌNH BẠN
Trang 24Hai người bạn đi trên sa mạc, đến một chỗ họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người không kiềm chế được đã giơ tay tát vào mặt bạn mình, người kia rất đau, nhưng không nói một lời, anh chỉ lặng lẽ viết lên cát:“Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi”.
Họ lại tiếp tục đi, đến một con sông họ dừng lại và tắm ở đây, người bạn vừa bị tát sơ ý suýt chết đuối, may mà được người bạn kia cứu, khi hết hoảng sợ, anh khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi.” Người bạn kia ngạc nhiên hỏi:“ Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”
Người kia mỉm cười và đáp:“Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào có thể xóa đi được!”
Hãy học cách viết trên đá và cát.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)Mở bài: Tình bạn là viên kim cương, là tài sản có giá trị nhất mà mỗingười may mắn có được Dù phải đi trong bóng tối lạnh lùng nhưng có mộtngười bạn theo cùng vẫn hơn đi một mình ngoài ánh sáng với hoa thơm, cỏ lạ.Bạn còn là nơi ta soi vào để thấy một nửa bản thân mình trong đó Giống nhưmột viên kim cương quý và đẹp nhưng lại rất dễ xước, tình bạn cần được nângniu, trân trọng Một trong những trang viết về tình bạn đã làm cho không ítngười xúc động, trăn trở đó là câu chuyện “Tình bạn” trong bộ sách Hạt giốngtâm hồn của nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
2 Kết bài
* Thế nào là kết bài hay?
- Là kết bài đúng: Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài; chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày.
- Là kết bài độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị - Hô ứng với phần mở bài
* Một số cách kết bài hiệu quả:
- Kết bài bằng danh ngôn hoặc ý thơ hay
Ví dụ: Tuân Tử cho rằng: “Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa, lời nói
dở hại người đau hơn gươm giáo.”Suy nghĩ của em về nhận định trên.
Kết bài: Câu nói của Tuân Tử thật xác đáng, dễ tìm được sự đồng ý, đồngtình của nhiều người, trở thành bài học xử thế cho muôn đời Mỗi chúng ta cầnnhận thấy “học ăn, học nói” là bài học sơ đẳng và quan trọng của đạo làmngười Hãy thấm nhuần lời dạy của cha ông:
Trang 25Chim không kêu tiếng rảnh rang
Người không nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Kết bài bằng cách kết hợp phần bài học nhận thức kèm theo lời nhắngửi
Ví dụ: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của những câu sau trong bài thơ “Đừngquên” của Trần Nhuận Minh:
Đừng quên
Cái ác vỗ vai cái thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
Kết bài: Trên mỗi bước đường chúng ta bước, mỗi việc chúng ta làm luôncó hai người bạn “cùng cười đi về tương lai” với chúng ta Điều quan trọng làviệc bạn chọn đồng hành cùng cái thiện hay cái ác, điều đó quyết định hìnhthành nên nhân phẩm, tính cách của bạn Vậy, ngay từ ngày hôm nay, mỗichúng ta hãy tự xem lại bản thân mình, nhìn lại những việc ta đã làm, những dựđịnh cho tương lai và tự hỏi bản thân ta đã làm điều gì thiện? Gây ra điều gìác? Từ những điều nhỏ nhất mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, từ suynghĩ đến hành động cũng cần hướng về Chân – Thiện – Mĩ và cùng phê phán,đào thải cái ác, cái xấu Xã hội được kết nối bởi mỗi cá nhân, nhiều ngườilương thiện thì xã hội sẽ lương thiện Bạn và tôi, chúng ta cùng phấn đấu trởthành người lương thiện để cuộc đời này thiện – ác phân minh.
- Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suynghĩ; hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện “Tình bạn”.
Kết bài: Viết lên cát thì dễ nhưng để tha thứ hoàn toàn thì đâu dễ dàng nhưvậy Đâu thể ỷ lại, nhờ gió cuốn đi mà phải chính bạn đối diện với lỗi lầm Khắclên đá dù khó mờ phai nhưng cũng mòn đi theo gió sương, năm tháng Hãy đặtđiều tốt đẹp vào trái tim bằng sự chân thành của bạn Có những điều có thể thathứ nhưng có lỗi lầm không thể bỏ qua khi mà nó liên quan đến nhân phẩm,danh dự, đạo đức, luân lí ở đời Biết ghi nhớ, dám tha thứ là tốt nhưng phảiđúng lúc, đúng chỗ, hợp tình, hợp lí và đừng đánh đổi lòng tự trọng Học cácviết trên cát và trên đá, bạn đang học cách làm người Chúc bạn làm người mộtcách “hoàn toàn”nhất.
CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌCA Nhận diện kiểu bài nghị luận văn học
I Khái niệm:
Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật Đối tượng của dạng bài này là một vấn đề văn học hoặc lí luận văn học; một nhân vật văn học, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; đặc điểm nổi bật của một khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn văn học; cũng có thể là một
Trang 26vấn đề lí luận về nhà văn, quá trình sáng tác, đặc trưng thể loại, phong cách của tác giả, tiếp nhận văn học…
II Các kiểu bài nghị luận văn học thường gặp trong đề thi học sinhgiỏi
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học: thơ, truyện (Các văn bản ngoài chương trình).
- Chứng minh một ý kiến/nhận định văn học hoặc lý luận văn học (Các văn bản văn học trong và ngoài chương trình).
B Những yêu cầu và kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghịluận văn học đúng, hay và giàu chất văn
1 Đảm bảo kiến thức mang màu sắc văn học.
- Một bài văn nghị luận hay trước hết phải đúng Muốn đúng thì người viết cần nắm vững kiến thức cơ bản về vấn đề văn học, phải xuất phát từ đặc trưng của văn học mà tìm hiểu văn học.
- Bàn bạc về một vấn đề văn học còn là bày tỏ sự hiểu biết về văn học, là thưởng thức, đánh giá tác phẩm văn học trong cái hay, cái đẹp của nó, về nội dung cũng như nghệ thuật Không có kiến thức cơ bản về văn học, thì dù hiểu biết thành thạo về phương pháp cũng không thể làm bài nghị luận văn học hay được
2 Đảm bảo tính đúng đắn, khoa học nhưng phải giàu cảm xúc.
- Để làm đúng, làm hay bài văn nghị luận văn học, người viết trước hết phải hiểu rõ vấn đề cần nghị luận, xác định đúng yêu cầu của đề bài Bài văn phải thể hiện được những đánh giá chủ quan của người viết về vấn đề văn học đang bàn.
- Bài văn phải thể hiện được sự rung cảm đối với văn học, tình cảm đối với tác phẩm, thái độ yêu ghét đối với cuộc sống và con người trong tác phẩm Người viết cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc để nghị luận
- Huy động kiến thức ở phạm vi rộng nhưng gần gũi hoặc có liên quan tới vấn đề đang nghị luận, sử dụng kĩ năng so sánh văn học để thêm chất văn và có thể cho người đọc một cái nhìn có chiều sâu về vấn đề đang nghị luận
3 Đảm bảo yêu cầu về diễn đạt.
- Bài viết cần được diễn đạt chuẩn xác, dùng từ đặt câu đúng và trong sáng, lời văn nghị luận chặt chẽ.
- Bài viết cần được diễn đạt truyền cảm nghĩa là lời văn phải giàu hình ảnh và cảm xúc
C Kĩ năng làm một số kiểu bài nghị luận văn học
I Bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặctứ tuyệt Đường luật)
1 Yêu cầu chung:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
Trang 27- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.
- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…).
- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
2 Thực hành viết: a Trước khi viết
- Tìm hiểu đề: Thao tác này được tiến hành trong khoảng 2-3 phút Các em
lấy bút gạch ra những từ khóa trong đề bài để xác định chính xác đối tượng cần phân tích, cảm nhận Sau đó, nhanh chóng khoanh vùng kiến thức (đối tượng nằm ở phần nào của tác phẩm, nói về điều gì) để hình dung được ý đồ của người ra đề Bên cạnh đó, các em cần xác định phương thức biểu đạt chính mà đề bài yêu cầu (thường là nghị luận) để định hướng đúng đắn cho bài viết.
* Lựa chọn bài thơ
- Liệt kê một số bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật đã đọc ngoài chương trình SGK.
- Lựa chọn bài thơ bản thân mình hiểu và yêu thích để phân tích.
* Tìm ý (Với thao tác tìm ý, các em cần tái hiện lại những giá trị nội dung
và nghệ thuật của đối tượng văn học mà đề bài yêu cầu phân tích)
Hãy đọc kĩ bài thơ đã chọn và dựa vào đặc điểm cơ bản của thể thơ để xác định các phương diện nội dung và nghệ thuật cần phân tích:
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Thu điếu” Nguyễn Khuyến.
- Tìm hiểu nhan đề và bố cục của bài thơ để nhận biết đề tài và nội dung chính.
+ Nhan đề: Hiểu được ý nghĩa, giá trị của nhan đề tác phẩm sẽ giúp học sinh cảm thụ tốt hơn nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó
Ví dụ: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu” Việc câu cá chẳng qua làcái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu màthôi Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thungắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại cócái đẹp, cái thú riêng.
+ Bố cục: gồm 2 phần: Chia tách bài thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần Có thể chia tách bài thơ theo chiều ngang (cắt ngang- dựa vào mạch ý), hoặc theo chiều dọc (bổ dọc- dựa vào hình tượng thơ).
Ví dụ: Thu điếu có thể chia thành hai phần căn cứ theo mạch ý: Phần 1:Gồm 6 câu thơ đầu: Bức tranh thu ở làng quê Bắc bộ; phần 2: gồm 2 câu thơcuối: Tình thu(tâm trạng của nhà thơ).
- Tìm những nét đăc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ: + Về nội dung: Chú ý đặc điểm nổi bật của hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người; những cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ; chủ đề bài thơ;…
Ví dụ: Bài thơ Thu điếu:
Trang 28+ Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thucủa thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi vớicuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trongkhung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời Thiên nhiên đầy sức sống vớicuộc sống thanh bình, yên ả – Đó cũng là khát khao muôn đời của nhữngngười trí giả yêu nước dương thời.
+ Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâmtrạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại phía sau lưng lối sống mưu cầudanh lợi để trở về quê “buông cần bó gối” ngồi câu cá giữa thiên nhiên đấttrời Lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giảđương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối.
+ Về nghệ thuật: Cách sử dụng các yếu tố thi luật của thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,… Chú ý các từ gợi tả hình ảnh, âm thanh, biểu cảm và các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ,…).
Ví dụ: Thu điếu:
+ Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo: vần "eo" đi vào thơcủa Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc haykhiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằngvài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thậtđẹp Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quêhương, đất nước.
- Tìm hiểu thông tin cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thêm về bài thơ.
Ví dụ: Tìm hiểu thêm về nhà thơ Nguyễn Khuyến để thấy được nhân cáchcao đẹp; hoàn cảnh nhà thơ lúc bấy giờ để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơThu điếu.
+ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòngyêu nước thương dân Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ củalàng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại.
+ Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn Vìvậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà cònchất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả,
* Lập dàn ý
Sử dụng kết quả của phần Tìm ý, sắp xếp, tổ chức thành dàn ý Khi lập dàn ý, cần chú ý những yêu cầu đối với kiểu bài để tập trung vào trọng tâm.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về Nguyễn Khuyến và bài thơ
“Thu điếu” (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ.
- Thân bài:
Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung:
+ Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con
+ Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
Trang 29+ Khát quát chủ đề của bài thơ.
Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:
+ Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô
hình chuẩn mực hay có sự cách tân)
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc, câu thơ, biện pháp tu từ,
- Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
b Viết bài: (3/4 thời gian của câu nghị luận văn học dành cho thao tác
này Khi chắp bút viết bài, các em cần phân bố thời gian phù hợp cho mỗi luận điểm để tránh liên hệ lan man, dài dòng hay trình bày quá sơ sài, câu văn không trau chuốt Bài viết cần tuân thủ theo dàn ý đã chuẩn bị để tránh hiện tượng thiếu sót hay lặp ý Nếu có thể, hãy chắp cánh cho những câu văn và chuẩn bị sẵn sàng một vài lời bình giảng sắc sảo Đó chính là những điểm cộng cho bài văn của các em.)
- Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá.
- Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc say khi đọc một bài thơ và kiểu bài phân tích một bài thơ.
c Chỉnh sửa bài viết: (Sau khi viết xong, các em hãy dành ra khoảng 3
đến 5 phút để đọc lại từ đầu đến cuối bài viết của mình, hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót, chỉn chu lỗi chính tả để có được một bài thi trọn vẹn nhất.) Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý để chỉnh sửa Tập trung vào các nội dung:
- Các thông tin về nhan đề bài thơm tên tác giả, đề tài, thể thơ và giá trị của bài thơ.
- Các ý chính thể hiện đặc điểm nội dung và một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Những nhận xét, đánh giá về vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
II Bài văn phân tích một tác phẩm văn học(truyện)1 Khái niệm kiểu bài
Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,…
2 Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm - Nêu được chủ đề của tác phẩm.
Trang 30- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
3 Thực hành viết theo các bước:
Xác định tác phẩm truyện cần phân tích:
Liệt kê các tác phẩm mình đã đọc và chọn trong số đó một truyện mà em ấn tượng nhất theo yêu cầu của dề bài Hãy ghi vắn tắt một số thông tin cơ bản: tên tác phẩm, tác giả, thể loại (truyện ngắn hay tiểu thuyết) để có ngữ liệu phân tích.
a.Trước khi viết:
* Tìm ý: Để tìm ý cho bài viết, có thể đặt ra và trả lời các câu hỏi xoay
quanh tác phẩm:
- Đọc tác phẩm, em có cảm xúc như thế nào? Em ấn tượng nhất với tác phẩm ở điều gì (nội dung, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, )
- Nội dung chính của tác phẩm là gì?( Việc nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm truyện giúp những người chưa từng đọc tác phẩm cũng có thể hiểu được ý kiến của em Nội dung của truyện chính là cơ sở quan trọng để em rút ra chủ đề của tác phảm)
- Chủ đề của truyện là gì?( Tìm những câu, đoạn tập trung nêu chủ đề củ tác phẩm; chỉ ra chủ đề)
- Tác phẩm có những nét đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật (cốt truyện, ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ, )? Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung?( Có thể chọn một vài yếu tố hình thức nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện để phân tích.)
- Tác phẩm truyện có ý nghĩa, giá trị gì?(Cần khá quát được ý nghĩa, gia
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.b Viết bài: Khi viết bài, em cần lưu ý:
- Bài viết cần đủ ba phần, trong đó phần Thân bài tập trung làm sáng tỏ chủ đề và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện.
Trang 31- Bài viết cần có các luận điểm chính được sắp xếp theo trật tự lỗ-gíc; tránh rơi vào việc chỉ kể lại diễn biến câu chuyện trong tác phẩm.
- Cần lựa chọn, trích dẫn và phân tích các bằng chứng tiêu biểu từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của người viết; tránh phân tích tác phẩm một cách chung chung.
c Chỉnh sửa bài viết:
Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý để chỉnh sửa Tập trung vào các nội dung:
- Bổ sung, chỉnh sửa nếu chưa nêu được chủ đề, chưa chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm truyện hoặc phân tích chưa thuyết phục
- Chỉnh sửa, bổ sung nếu mỗi luận điểm chưa được làm sáng tỏ bằng các bằng chứng hoặc bằng chứng chưa cụ thể, thuyết phục
III Dạng đề liên hệ văn học: 1 Khái niệm kiểu bài:
Thao tác chính của kiểu bài này là dùng đặc điểm của một (hay nhiều) đối tượng văn học để làm rõ đặc điểm của một đối tượng khác Tuy nhiên, khác với việc phân tích, bình giảng một đối tượng văn học, nhiệm vụ của bài không phải là tự đi tìm kiếm những đối tượng có chung đặc điểm để làm rõ đối tượng trung tâm mà đề bài sẽ đưa ra.
Ví dụ: Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí củaChính Hữu Từ đó liên hệ với hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Bài thơ vềtiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để thấy được điểm tương đồng vàkhác biệt trong cách xây dựng hình tượng của các tác giả.
2 Phương pháp viết bài nghị luận văn học dạng đề liên hệa Trước khi viết:
* Tìm hiểu đề, tìm ý: Thao tác này được tiến hành trong khoảng 3-5 phút.
Các em lấy bút gạch ra những từ khóa trong đề bài để xác định chính xác đối tượng chính và đối tượng liên hệ mà đề bài yêu cầu Sau đó, nhanh chóng khoanh vùng kiến thức (đối tượng nằm ở phần nào của tác phẩm, nói về điều gì) để hình dung được ý đồ của người ra đề và tìm ý đúng và trúng Đồng thời, xác định những yêu cầu cần thực hiện của đề bài.
* Lập dàn bài:
Dưới đây là gợi ý những luận điểm cần có của một bài nghị luận văn học dạng đề liên hệ:
Mở bài: Nêu vấn đề (cố gắng tìm ra những điểm chung của các đối tượng
để dẫn dắt), giới thiệu tập trung vào đối tượng chính.
Thân bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của hai đối tượng
- Giới thiệu vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học - Làm rõ đối tượng chính
- Liên hệ với đối tượng phụ để làm nổi bật yêu cầu đề bài
- Chỉ ra và lí giải sự giống và khác giữa các đối tượng để làm nổi bật đối
Trang 32tượng chính (hoặc yêu cầu của đề bài)
-Nếu có những vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học thì cần làm sáng tỏ qua việc soi chiếu vấn đề ấy vào đối tượng
Kết bài: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề.b Viết bài:
c Chỉnh sửa bài viết:
Tiến hành tương tự các dạng đề trước.
IV Dạng đề chứng minh một nhận định văn học
1 Các dạng bài: chứng minh nhận định về một vấn đề lí luận văn học;
nhận định về một giai đoạn văn học; nhận định về một tác giả văn học; nhận định về một tác phẩm văn học (Bàn đến nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm); …
Ví dụ: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, haycả bài” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm về thơ ca Việt Namcủa bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏnhận định trên.
2 Cách làm
a Trước khi viết:
* Tìm hiểu đề: (Thao tác này được tiến hành trong khoảng 2,3 phút: đọc kĩ
đề, xác định kiểu bài): Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hướng dẫn các em nắm được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau:
- Kiểu bài: Chứng minh nhận định.
Đối với bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đề
thường xuất hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhậnđịnh trên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”…
- Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết.
Để xác định được vấn đề nghị luận, cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định… Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là một trong các vấn đề sau: nội dung (nhân vật, sự việc, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…), nghệ thuật (ngôn từ, giọng điệu, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật…) của một tác phẩm văn học; phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác…của một tác giả văn học; hay đặc điểm của một giai đoạn văn học…
- Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác
định phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thường là kiến thức về các phương diện như: văn học sử, các tác phẩm văn học ngoài chương trình, kiến thức lí luận văn học…
* Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nhận định nêu ra trong đề
bài thông qua việc:
- Giải thích nhận định: giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định…rồi từ đó khái quát ý của cả nhận định bằng cách
Trang 33trả lời câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?” Tuy nhiên, đối với những đề bài
nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích.
- Giải thích cơ sở của vấn đề: trả lời những câu hỏi “Vì sao lại thế?”, “Lído nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm
hướng giải thích nhận định.
Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và phương pháp lập luận.
- Luận điểm 1:
Nêu luận điểm.
Chứng Minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ)
+ Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn đề có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? …
+ So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận với các tác giả, tác phẩm cùng chủ đề, với giai đoạn văn học khác…
+ Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân: nhận thức, hành động…
- Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng…
* Lập dàn bài: Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hướng dẫn
học sinh thảo luận sắp xếp theo bố cục ba phần, đúng với nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kết bài
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác…
- Trích dẫn nhận định.
Thân bài:
- Giải thích nhận định:
+ Giải nghĩa các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định + Khái quát nội dung của lời nhận định
+ Giải thích cơ sở của vấn đề (Trả lời câu hỏi vì sao lại thế?, lí do nảy sinh vấn đề là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề? Ở đây thường dựa vào kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử, về tác giả, tác phẩm để lí giải.).
- Chứng minh nhận định:
Trang 34+ Luận điểm 1: nêu luận điểm; chứng minh luận điểm: luận cứ 1 - luận cứ 2 … – luận cứ (n)… Kết luận luận điểm
+ Luận điểm 2: nêu luận điểm; chứng minh luận điểm: luận cứ 1 - luận cứ 2 … luận cứ n… Kết luận luận điểm
+ Luận điểm 3………
- Đánh giá, mở rộng vấn đề:
+ Đánh giá thành công của vấn đề + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận
+ Rút ra bài học sáng tạo cho người nghệ sĩ và bài học tiếp nhận cho bạn đọc.
Kết bài:
+ Khái quát, khẳng định ý nghĩa của vấn đề + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân.
- Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tĩnh cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
II Nguồn gốc của tác phẩm văn học
Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
-Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày,ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ranhững đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ.(Pauxtopxki)
- Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật (Bêlinxki)
-Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cáinhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy (Phạm VănĐồng)
- Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi.(Puskin)
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực” Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt