Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng không?...10 3.. Tiêu chí Ngườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ
THỪA KẾ BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ NHẤT:
CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Giáo viên giảng dạy: Ths.Nguyễn Nhật Thanh
Lớp: CLC – 48F
NHÓM 3
1 Lương Nhã Nguyên 2353801012143
2 Phan Thị Yến Nhi 2353801014141
3 Nguyễn Ngọc Anh Thư 2353801014205
4 Lê Huỳnh Phương Phương 2353801015164
5 Nguyễn Đoàn Thanh Thảo 2353801015183
6 Trương Thị Mỹ Trúc 2353801015216
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ: 6
1.1 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự 6 1.2 Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 7
2 VỀ NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ: 8
2.1 Trong Quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào? 8 2.2 Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao? 8 2.3 Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không,
vì sao? 8 2.4 Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám
hộ (nêu rõ CSPL) 9 2.5 Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng
có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? 10
3 VỀ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI: 11
3.1 Điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 11 3.2 Trong Quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
có thuyết phục không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý 11 3.3 Trong Quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu CSPL khi trả lời 11 3.4 Trong Quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 có thuyết phục không?
Vì sao? 12
4 TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ: 12
4.1 Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện) 12 4.2 Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời 12 4.3 Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân? 13 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án 13
Trang 34.5 Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015) 13 4.6 Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu CSPL khi trả lời 14 4.7 Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14
5 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN: 15
5.1 Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân 15 5.2 Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không? Vì sao? 15 5.3 Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền?
Vì sao? 15 5.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích 16 5.5 Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể? 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 51 NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ:
1.1 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
- Cơ sở pháp lý: Điều 22, 24 BLDS năm 2015
- Giống nhau:
+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Cả hai trường hợp đều nêu rõ về việc cá nhân từng
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Điều này cho thấy sự quan trọng của việc sở hữu đủ khả năng để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
+ Cả hai trường hợp đều đề cập đến việc cá nhân có thể bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án và yêu cầu từ người có quyền và lợi ích liên quan Điều này đưa ra một khía cạnh về việc cá nhân có thể mất quyền tự do và khả năng tự quản lý trong các giao dịch dân sự
+ Giới hạn tham gia giao dịch dân sự: Cả hai trường hợp đều nhấn mạnh rằng cá nhân không thể tự mình tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Điều này cho thấy sự hạn chế và giới hạn của cá nhân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự
+ Khôi phục lại năng lực hành vi dân sự: Cả hai trường hợp cũng nhắc đến quyền của
cá nhân được khôi phục lại năng lực hành vi dân sự của mình khi không còn căn cứ cho việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự Điều này tôn trọng quyền tự do và độc lập của cá nhân trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ dân sự
- Khác nhau:
Trang 61.2 Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tiêu chí Người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Cơ sở
pháp lý Điều 24 BLDS năm 2015 Điều 23 BLDS năm 2015
Đối Người nghiện ma túy, nghiện các Người thành niên do tình trạng thể
Tiêu chí Mất năng lực hành vi dân sự Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Cơ sở
pháp lý Điều 22 BLDS năm 2015 Điều 24 BLDS năm 2015
Đối
tượng
Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
Căn cứ
ra quyết
định
- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan
- Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Hệ quả
pháp lý Họ không còn năng lực hành vi dânsự, không thể tham gia bất kì một
giao dịch dân sự nào, các giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện theo PL xác lập và thực hiện
Họ không bị mất hết năng lực hành
vi dân sự mà vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân
sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ
Người
đại diện - Người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể là cá
nhân hoặc pháp nhân và được gọi
là người giám hộ
- Người đại diện có thể được chỉ định hoặc đương nhiên trở thành người đại diện theo quy định của pháp luật
Người đại diện của người hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án chỉ định
Trang 7tượng chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình chất hoặc tinh thần mà không đủ khảnăng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ
ra quyết
định
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan
- Theo yêu cầu của người này, người
có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan,
- Trên cơ sở kết luận giám định pháp
y tâm thần
Người
đại diện Tòa án quyết định người đại diệntheo pháp luật và phạm vi đại diện Tòa án chỉ định người giám hộ, xácđịnh quyền và nghĩa vụ của người
giám hộ
2 VỀ NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ:
2.1 Trong Quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
- Căn cứ theo “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng:
“…Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là 91% ”
- Tòa không đưa ra tuyên bố ông Chảng bị mất năng lực hành vi dân sự vì không có yêu cầu người có quyền, lợi ích liên quan (theo khoản 1 Điều 23 BLDS năm 2015), nhưng theo biên bản giám định khả năng lao động có thể ngầm hiểu ông Chảng là người bị mất về năng lực hành vi dân sự
2.2 Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
- Qua “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007” của Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế, ta có thể thấy ông Chảng mắc nhiều bệnh, sa sút trầm trọng cả về sức khỏe, khả năng lao động và nhân thức nên đã
đủ cơ sở để xác định ông Chảng bị mất hành vi dân sự (theo khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi,…)
2.3 Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, người không thể là người giám hộ cho ông Chảng là:
bà Nguyễn Thị Bích
Trang 8- Người có thể là người giám hộ cho ông Chảng là: bà Nguyễn Thị Chung.
- Hướng giải quyết của tòa án như vậy là thuyết phục
=> Vì: Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào”Biên bản giám định khả năng lao động” và “Giấy
chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 do bà Bích xuất trình để xác nhận bà là vợ của ông Chảng, đồng thời là người giám hộ của ông Chảng là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 22, Điều 58, Điều 62 BLDS năm 2005
Mặt khác, tại Công văn số 62 ngày 21/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác định hành vi không xác minh tình trạng hôn nhân, không lập hồ sơ theo quy định về đăng ký hộ tịch, nhưng vẫn ký xác nhận giấy đăng ký kết hôn và trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa ký của ông Bùi Viết Tách (cán bộ tư pháp Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa) có dấu hiệu vi phạm pháp luật Với những tài liệu này thể hiện chứng cứ “Giấy chứng nhận kết hôn - Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng
do bà Bích xuất trình là không đúng thực tế và không có việc đăng ký kết hỗn giữa bà Bích và ông Chảng Như vậy, tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông Chảng Do đó, bà Bích không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ cho ông Chảng theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 Đây là tình tiết mới, quan trọng của
vụ án có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án, theo quy định tại Điều 351, khoản 1 Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Ngoài ra, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông Chẳng
từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987, trường hợp này bà Chung
và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết
số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà Bích là vợ hợp pháp của ông Chảng, từ đó cử bà Bích làm người giám hộ cho ông Chảng là không đúng
2.4 Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám
hộ (nêu rõ CSPL).
Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
CSPL: Điều 58 BLDS năm 2015:
“1 Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trang 9 CSPL: Điều 59 BLDS năm 2015 về quản lý tài sản củ người được giám hộ:
“1 Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Nghĩa vụ của người giám hộ với tài sản của người được giám hộ:
CSPL: Điều 56: Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
“1 Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
2 Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
3 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.”
CSPL: Điều 57 BLDS năm 2015: Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám
hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
“1 Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.”
2.5 Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không?
Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu
Trang 10- Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng được tham gia vào việc chia di sản thừa kể là bà Chung vì :
+ Theo nhận định của Toà án, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987, trường hợp này bà Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Vì thế, theo điểm a khoản 1 điều 651 BLDS năm 2015 đã quy định về người thừa kế theo pháp luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” + Bà Chung có đóng góp công sức vào việc trông nom, bảo quản nhà đất, thực hiện tốt bổn phận làm dâu, làm vợ trong quá trình chung sống với ông Chảng
+ Tuy nhiên, bà Chung đã chết ngày 19/7/2010 nên quyền thừa kế được trao lại cho người thừa kế là chị Lê Thị Bích Thuỷ (con ruột của bà Chung và ông Chảng)
- Về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu trên là hợp lí, công bằng, bảo vệ được quyền lợi của ông Chảng và bà Chung
3 VỀ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI:
3.1 Điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
+ Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 23 BLDS năm 2015
+ Điều kiện:
Về chủ thể: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
3.2 Trong Quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.
+ Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là có thuyết phục vì:
• Cơ sở pháp lý: Điều 23 ; Dựa vào kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung thấy phù hợp với lời trình bày của các con và tình trạng hiện tại của bà E nên yêu cầu của bà A là có căn cứ đc tòa chấp nhận
• Cơ sở pháp lý: Điều 46; Điểm d khoản 1 điều 47 ; Tòa án đã tuyên bà E là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và xác định bà A là người giám hộ, đại diện theo pháp luật cho bà E
• Cơ sở pháp lý: Điều 49 ; Xét thấy bà A có đủ các điều kiện để trở thành người giám hộ cho bà E
• Cơ sở pháp lý: Khoản 4 điều 54, người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Khoản 2 điều 53 của bộ luật thì trong trường hợp của bà E thì chồng bà E tức là ông Lê Đức H đã chết và bà E thì có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên bà A với cương vị là con