Quản lý quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh bình định

86 0 0
Quản lý quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh bình định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác giả đề án Trang 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện Đề án Thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định” tôi đã nhận được

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LƯU MINH HIẾU QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đình Hiền ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong đề án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định Tác giả đề án Lưu Minh Hiếu iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện Đề án Thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, giảng viên và lãnh đạo các khoa, các phòng ban của Trường Đại học Quy Nhơn Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành Đề án này Nội dung Đề án đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế mà cụ thể là lĩnh vực quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định Đây là một vấn đề khá mới mẻ, phạm vi tương đối rộng và cần được nghiên cứu và giải quyết trong thời gian dài Do đó, Đề án không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giảng viên trong Trường và các quý vị có quan tâm để Đề án được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .viiii DANH MỤC VIẾT TẮT .viiiii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5 Nội dung nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO 7 1.1 Một số vấn đề chung về quản lý Quỹ Vì người nghèo 7 1.1.1 Khái niệm 7 1.1.2 Nguyên tắc quản lý Quỹ vì người nghèo 11 1.1.3 Công cụ quản lý Quỹ vì người nghèo 12 1.2 Nội dung quản lý Quỹ Vì người nghèo 13 1.2.1 Bộ máy quản lý Quỹ vì người nghèo 13 1.2.2 Quản lý thu Quỹ Vì người nghèo 14 1.2.3 Quản lý chi Quỹ Vì người nghèo 16 1.2.4 Kiểm tra, giám sát quản lý Quỹ vì người nghèo 17 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo 18 1.3.1 Chính sách của Nhà nước 18 1.3.2 Chuẩn quy định hộ nghèo 19 1.3.3 Hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Vận động Quỹ vì người nghèo các cấp 21 1.4 Kinh nghiệm quản lý Quỹ Vì người nghèo ở một số địa phương và bài học đối với tỉnh Bình Định 21 v 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý Quỹ Vì người nghèo ở một số địa phương 21 1.4.2 Bài học đối với tỉnh Bình Định 24 Tiểu kết chương 1 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 26 2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 26 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 26 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 28 2.2 Quá trình hình thành và triển khai thực hiện công tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định 30 2.2.1 Chính sách của tỉnh đối với công tác xóa đói, giảm nghèo 30 2.2.2 Sự ra đời và hoạt động của Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định 33 2.3 Thực trạng quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định (giai đoạn 2018 – 2022) 37 2.3.1 Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định 37 2.3.2 Quản lý thu Quỹ vì người nghèo 38 2.3.3 Quản lý chi Quỹ vì người nghèo 41 2.3.4 Hoạt động kiểm tra, giám sát 49 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định (giai đoạn 2018 – 2022) 50 2.4.1 Những kết quả đạt được 50 2.4.2 Những hạn chế, tồn tại 52 Tiểu kết chương 2 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI 54 3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định 54 3.1.1 Quan điểm, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định 54 3.1.2 Mục tiêu quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định 55 3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định 55 3.2.1 Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện 55 3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước về Quỹ vì người nghèo 58 vi 3.2.3 Tăng cường huy động Quỹ vì người nghèo 60 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý thu, chi Quỹ vì người nghèo 62 3.2.5 Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra 62 3.2.6 Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện quản lý Quỹ vì người nghèo 64 3.2.7 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo 66 Tiểu kết chương 3 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1 Kết luận 70 2 Kiến nghị 71 2.1 Kiến nghị với Chính phủ 71 2.2 Kiến nghị với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 73 2.3 Kiến nghị với Ban Quản lý Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1 Bộ máy Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Bình Định 38 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thu Quỹ vì người nghèo tỉnh giai đoạn 2018 - 2022………… …39 Bảng 2.2 Thu Quỹ Vì người nghèo các cấp giai đoạn 2018 - 2022 40 Bảng 2.3 Chi Quỹ vì người nghèo tỉnh giai đoạn 2018 - 2022…………… 42 Bảng 2.4 Chi xây dựng nhà Đại đoàn kết giai đoạn 2018 - 2022………… 43 Bảng 2.5 Chi hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2018 - 2022…………… 44 Bảng 2.6 Chi giúp khám, chữa bệnh giai đoạn 2018 - 2022…………… …45 Bảng 2.7 Chi giúp học sinh học tập giai đoạn 2018 - 2022…………… … 45 Bảng 2.8 Chi hỗ trợ khác, giai đoạn 2018 - 2022……………………… … 46 viii DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Xóa đói giảm nghèo 1 XĐGN Mặt trận Tổ quốc Hội đồng nhân dân 2 MTTQ Ủy ban nhân dân Chính trị xã hội 3 HĐND Kinh tế - Xã hội Dân tộc thiểu số 4 UBND Nhà xuất bản Nghiên cứu khoa học 5 CT-XH Khu công nghiệp Tổng sản phẩm bình quân đầu người 6 KT-XH 7 DTTS 8 NXB 9 NCKH 10 KCN 11 GRDP 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; trên thế giới hiện nay có tới ¼ dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo; hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người, đói nghèo gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, tàn phá môi trường sinh thái Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo đến đời sống Nhân dân, Người nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống Nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi” và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được” [9,trg.572] Trong hơn 30 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực phát triển đất nước; bên cạnh việc phấn đấu cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo toàn diện, có những chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói, từng bước xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo” [3, trg.22] Bình Định là một trong năm tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí chiến lược tại khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, nhờ phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả rất quan

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan