Bài giảng về HIỂM HOẠ VÀ THẢM HOẠ

28 2 0
Bài giảng về HIỂM HOẠ VÀ THẢM HOẠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Khái niệm về Hiểm hoạ : Hiểm hoạ là các sự kiện hiện tượng (tự nhiên, xã hội )có thể gây ra những mất mát, thiệt hại cho đời sống con người và huỷ hoại môi trường . Ví dụ : Các hiểm hoạ tự nhiên như:Bão, Lụt , Động đất… Các hiểm hoạ do con người gây ra như: Tai nạn giao thông , phá rừng, chiến tranh , tai nạn công nghệ …. Tuy nhiên sự khác nhau giữa các hiểm hoạ tự nhiên gây ra và các hiểm hoạ do con người gây ra ngày càng khó phân biệt . Ví dụ : Việc phá rừng đầu nguồn làm tăng nguy cơ của lũ lụt, hạn hán

Bài 1: HIỂM HOẠ VÀ THẢM HOẠ I- KHÁI NIỆM 1- Khái niệm về Hiểm hoạ : Hiểm hoạ là các sự kiện hiện tượng (tự nhiên, xã hội )có thể gây ra những mất mát, thiệt hại cho đời sống con người và huỷ hoại môi trường Ví dụ : - Các hiểm hoạ tự nhiên như:Bão, Lụt , Động đất… - Các hiểm hoạ do con người gây ra như: Tai nạn giao thông , phá rừng, chiến tranh , tai nạn công nghệ … Tuy nhiên sự khác nhau giữa các hiểm hoạ tự nhiên gây ra và các hiểm hoạ do con người gây ra ngày càng khó phân biệt Ví dụ : Việc phá rừng đầu nguồn làm tăng nguy cơ của lũ lụt, hạn hán … 2- Khái niệm về Thảm hoạ : Thảm hoạ là Hiểm hoạ đã xảy ra và gây ra những thiệt hại về người, tài sản , huỷ hoại môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người Lưu ý : Một Hiểm hoạ tuy đã xảy ra nhưng không gây ra những thiệt hại, mất mát và huỷ hoại môi trường thì không được coi là Thảm hoạ II- NHỮNG HIỂM HỌA CHÍNH Ở VIỆT NAM 1- Giới thiệu chung : Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và là một trong những ổ Bão lớn nhất của Thế giới Là nước có địa hình dốc về phía Biển , đồng bằng thấp nằm cạnh núi cao nên thường xuyên có lũ lụt xảy ra Hàng năm ở Việt Nam ngoài Bão, Lụt còn xảy ra nhiều Hiểm hoạ khác như : Nước dâng , ngập úng , sạt lở đất, nhiễm mặn, hạn hán , cháy rừng vv -Một số hiểm hoạ liên quan đến khí hậu và địa lý thường xảy ra đột ngột như Bão, lũ quét, sạt lở đất, vv - Một số Hiểm hoạ liên quan đến môi trường thường xảy ra như: Hạn hán , ô nhiễm môi trường ,phá rừng, sa mạc hoá vv 2- Phân vùng hiểm hoạ : Chúng ta có thể chia vùng hiểm hoạ ở Việt Nam thành 5 vùng và các hiểm hoạ chính thường xảy ra ở các vùng như sau: 1 VÙNG HIỂM HOẠ CÁC HIỂM HOẠ CHÍNH 1- Vùng núi phía Bắc Lũ quét, sạt lở đất, động đất, hạn hán 2-Vùng đồng bằng Sông Hồng Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất , nhiễm mặn 3- Vùng các tỉnh miền Trung Bão, lũ quét, ngập úng sạt lở đất , nhiễm mặn 4- Vùng Cao Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán 5-Vùng đồng bằng sông Cửu Long Lũ lụt từ thượng nguồn, Bão, nhiễm mặn, sạt lở đất III- MÙA CỦA CÁC HIỂM HOẠ Vào các thời điểm khác nhau trong năm có thể gánh chịu những hiểm hoạ khác nhau tuỳ theo các vùng miền khác nhau - Bão và áp thấp nhiệt đới thường xảy ra ở Miền Bắc vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 ; ở Miền Trung từ tháng 8 đến tháng 12; ở Miền Nam từ tháng 10 đến tháng 12 (cũng có năm Bão xảy ra vào tháng 5) Bão thường kèm theo mưa to và nước Biển dâng cao gây lũ lụt - Lũ lụt thường xảy ra vào các thời điểm sau: * Các Sông Miền Bắc thì từ tháng 6 đến tháng 10 * Các Sông Miền Trung thì từ tháng 8 đến tháng 11 * Các Sông ở Nam Bộ và Tây Nguyên thì từ tháng 7 đến tháng 11 IV- MỘT SỐ HIỂM HỌA CỤ THỂ 1- LŨ, LỤT 1.1-Khái niệm : - Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên các Sông, Suối vượt qua mức bình thường - Lụt là hiện tượng xảy ra khi nước Lũ dâng cao tràn qua Sông, Suối , Hồ, Đập, Đê tràn vào các vùng trũng làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, 1.2-Nguyên nhân : - Do các trận mưa lớn kéo dài 2 - Do các công trình xây dựng quy hoạch không hợp lý làm cản trở dòng chảy - Do Đê, đập, hồ bị vỡ - Do dòng chảy bị bồi lấp , lấn chiếm - Do rừng đầu nguồn bị tàn phá làm tăng cường độ lũ - Do nước Biển dâng khi bão lớn gặp triều cường 1.3- Các loại lũ và đặc trưng của chúng : - Lũ Sông: Nước dânh lên từ từ thường xảy ra theo mùa trên các hệ thống sông ngoài - Lũ ven Biển (còn gọi là nước dâng ):Xảy ra khi sóng biển dâng cao đột ngột , kết hợp với triều cường làm vỡ đe biển hoặc tràn qua đê vào đất liền - Lũ quét: Xảy ra đột ngột , trong một htời gian ngắn với tốc độ cực lớn có thể cuốn trôi theo đất đá, nhà cửa và mọi thứ trên đường lũ đi qua Lũ quét có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào ở vùng núi nước ta khi có mưa lớn trong thời gian ngắn 1.4- Các yếu tố làm tăng khả năng bị thiệt hại : - Người dân sinh sống, hoạt động ở vùng thường xảy ra ngập lụt như: Ven sông, ven suối, các vùng trũng … - Thiếu hiểu biết về lũ lụt - Rừng đầu nguồn bị phá không có khả năng giữ nước và cản dòng chảy - Do người dân chủ quan - Mùa vụ sản xuất, nuôi trồng trùng vào mùa lũ, lụt - Nhà cửa thiếu an toàn - Cơ sở hạ tầng yếu kém - Tàu thuyền neo đậu thiếu an toàn - Thông tin cảnh báo kém 1.5- Những thiệt hại chính : - Có thể gây thiệt hại về người do bị nước cuốn trôi, bị sập nhà - Các công trình có thể bị hư hại do nước cuốn trôi, nhấn chìm, làm sập đổ - Tài sản, hoa màu bị cuốn trôi, bị mất - Lũ có thể gây sạt lở đất , vùi lấp nhà cửa tài sản , gây ách tắc giao thông ,làm mất diện tích canh tác 3 - Nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm - Lương thực , thực phẩm dự trữ có thể bị hỏng và cuốn trôi 2- BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI 2.1- Khái niệm : - Ấp thấp nhiệt đới và bão thường được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới và là một vùng gió xoáy , có đường kính rộng (hàng trăm km) hình thành trên vùng biển nhiệt đới , chúng thường gây ra gió lớn và mưa rất to Tuỳ theo tốc độ gió mạnh nhất trong vùng gần tâm để phân chia thành áp thấp nhiệt đới(ATNĐ) hay bão * Nếu sức gió mạnh cấp 6- cấp 7 (Từ 39-61km/giờ) thì gọi là ATNĐ * Nếu sức gió mạnh cấp từ cấp 8 trở lên (Từ 62km/giờ trở lên ) thì gọi là bão 2.2- Nguyên nhân : Trên mặt nước biển khi nhiệt độ nước vượt quá 26 oC , nước bốc hơi rất nhanh dẫn đến sự pha trộng không khí giữa nóng và ẩm tạo nên vùng áp thấp Vùng áp thấp di chuyển nhanh và mạnh tạo nên ATNĐ và bão 2.3-Đặc điểm của bão và ATNĐ -ATNĐ và bão có gió rất mạnh Gió bão là gió xoáy ngược chiều kim đồng hồ , càng gần tâm càng mạnh Gió bão luân đổi chiều và thường gây giật - Bão thường kèm theo mưa to và có thể có nước dâng nếu bão xảy ra vào lúc triều cường - Mắt bão là vùng tương đối lặng gió ,trời quang mây.Khi ở trong vùng mắt bão người ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và mưa đang dữ dội đột nhiên ngừng hẳn , sau đó gió và mưa lại xuất hiện đột ngột nhưng với hướng ngược lại Chúng ta phải hết sức chú ý hiện tượng này trong việc phòng tránh bão 2.4- Các yếu tố làm tăng thiệt hại do bão gây ra: - Cộng đồng nằm ở vùng ven biển và các vùng phụ cận , đặc biệt là ở các địa điểm vùng cao hoặc vùng trũng - Cộng đồng làm việc trên sông, trên biển - Hệ thống cảnh báo, thông tin liên lạc kém - Nhận thức của cộng đồng kém; trách nhiệm chưa cao - Kinh tế kém phát triển , thiếu chủ động trong phòng tránh 4 - Cơ sở hạ tầng yếu, công trình xây dựng kém chất lượng , không đúng kỹ thuật 2.5- Những thiệt hại chính: -Bão có thể gây thiệt hại về người - Có thể làm đắm thuyền vỡ thuyền, đổ nhà , làm hư hỏng các công trình phúc lợi ; làm đổ gãy cây cối - Bão có thể kèm theo mưa và nước dâng làm ngập lụt , làm trôi nhà cửa , tài sản; làm mất hoa màu , gia súc, gia cầm - Bão gây ách tắc giao thông làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế văn hoá , xã hội - Bão có thể gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến các bệnh dịch 3-HẠN HÁN 3.1-Khái niệm : Hạn hán là sự thiếu nước một cách nghiêm trọng trong một thời gian kéo dài 3.2-Nguyên nhân : - Do thiếu mưa trong thời gian dài - Do thay đổi đặc điểm khí hậu trên Thế giới - Do sử dụng và khai thác qúa mức các nguồn nước ngầm; thiếu hệ thống thuỷ lợi, hồ đầm dự trữ nước - Do rừng bị tàn phá làm giảm độ ẩm của đất 3.3- Đặc điểm : Độ ẩm không khí và độ ẩm trong đất giảm dần đến mức đất nứt nẻ, cây cối chết khô 3.4- Những yếu tố làm tăng thiệt hại : - Các vùng đất khô cằn làm chi tình trạng hạn hán trầm trọng hơn - Canh tác trên đất cằn cỗi , vùng đồi cao thiếu hệ thống thuỷ lợi - những vùng nguồn nước phụ thuộc vào thời tiết - Những vùng đất có khả năng giữ độ ẩm kém - Thiếu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ; thiếu dự trữ giống - Chặt phá rừng bừa bãi 3.5- Những thiệt hại chính : - Thu nhập của nông dân giảm, giá Nông sản tăng 5 - Tình trạng dinh dưỡng bị giảm sút và không đảm bảo , phát sinh dịch bệnh - Thiếu nguồn nước sinh hoạt , gia súc, gia cầm chết ; mất cân bằng sinh thái , môi trường bị ô nhiễm - Di cư tự do gia tăng 4-SẠT LỞ ĐẤT/TRƯỢT ĐẤT 4.1- Khái niệm : Là hiện tượng đất , đá, bùn, nước chuyển động rất nhanh từ trên trên sườn dốc, mái dốc xuống ngoài ý muốn của con người 4.2-Nguyên nhân : - Sạt lở đất là kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn núi, đồi - Mưa to hoặc lũ làm cho đất bão hoà nước , không còn sự kết dính và trôi xuống - Sạt lở đất có thể do tải trọng lớn đặt trên sườn dốc (như các công trình xây dựng ), công trình có kết cấu móng yếu hoặc do mưa to trên rừng, đồi mà cây đã bị chặt phá, khai thác bừa bãi hay rừng bị cháy - Ngoài ra các nguồn nước ngầm có sự thay đổi do tác động của con người cũng có thể gây ra sạt lở 4.3- Đặc điểm : Sạt lở đất xuất hiện dưới nhiều hình thức như rơi và trượt Chúng có thể là tác động phụ của bão ,lụt, động đất 4.4- Các yếu tố làm tăng thiệt hại : - Những khu dân cư xây dựng trên các sườn dốc ,dưới những mỏm đá, cạnh các dòng suối - Cộng đồng thiếu sự hiểu biết về hiểm hoạ Sạt lở đất - Do khai thác tài nguyên bừa bãi ,rừng đầu nguồn bị tàn phá vv 4.5- Những thiệt hại chính : - Sạt lở đất có thể làm chết hoặc gây thương tích cho con người do bị vùi lấp dưới đất đá hoặc dưới những căn nhà bị sập - Bùn, đá rơi xuống với tốc độ lớn có thể phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, tài sản của cộng đồng và làm tắc nghẽn giao thông -Đất trồng trọt có thể bị mất do bị đất đá vùi lấp - Súc vật có thể bị chết hoặc bị thương 6 5-CHÁY RỪNG 5.1-Nguyên nhân : Hàng năm ở nước ta thường xảy ra vài chục vụ cháy rừng nghiêm trọng gây thiệt hại hàng trăm hét ta rừng , thậm chí có những vụ cháy gây thiệt hại hàng ngàn hét ta Nguyên nhân chính là: - Do quản lý không chặt chẽ các nguồn lửa, các chất gây cháy , gây lửa và sinh nhiệt - Do sử dụng không an toàn các nguồn lửa, nguồn sinh nhiệt, chất cháy, chất nổ, chất sinh nhiệt - Việc kiểm tra , đôn đốc đẻ phát hiện và uốn nắn các thiếu sót trong quản lý và sử dụng các chất cháy, chất nổ không thường xuyên , thiếu nghiêm túc - Do thời tiết nắng nóng , khô hanh và thiếu các biện pháp an toàn trong phòng cháy, chữa cháy rừng 5.2- Những yếu tố làm tăng thiệt hại : - Nhận thức của cộng đồng về phòng cháy, chưa cháy còn yếu - Cộng đồng thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức trong phòng cháy, chữa cháy rừng - Thiếu lực lượng và phương tiện chuyên nghiệp - Hành lang an toàn cho rừng chưa đảm bảo - Công tác tuyên truyền, thông tin cảnh báo chưa tốt, chưa kịp thời - Nhân dân sinh sống ở ven rừng nhiều - Thiếu quy hoạch đồng bộ trong phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng 5.3- Những thiệt hại chính : - Làm mất diện tích rừng - Làm suy thoái môi trường , và làm mất đi nhiều nguồn gen quý hiếm - Gây thiệt hại về người và tài sản - Cháy rừng làm mất độ che phủ của rừng đầu nguồn làm cho mức độ của lũ tăng cao 5.4- Các biện pháp làm nhẹ rủi ro , thiệt hại: 7 - Tuyên truyền ,giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng cháy , chữa cháy rừng - Phân loại rừng và xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng để có kế hoạch phòng cháy kịp thời - Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn nguồn lửa , các nguồn sinh nhiệt ,sinh lửa dễ cháy - Có biện pháp phòng cháy lan bằng cách tạo hành lang an toàn như: Kênh, mương, rành chống cháy vv - Giảm vật liệu cháy và giảm độ khô của vật liệu cháy - Xây dựng các điểm canh gác, cảnh báo , thường xuyên kiểm tra an toàn về phòng cháy , chữa cháy rừng - Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ để ứng phó và ứng cứu kịp thời - Khoanh vùng cô lập đám cháy Áp dụng biện pháp” đốt trước có kiểm soát” để chữa cháy khi có điều kiện cho phép 6- PHÁ RỪNG: 6.1- Nguyên nhân : - Do canh tác , chăn thả gia súc tràn lan - Do kiếm củi, đốt tha, khai thác bừa bãi - Do chuyển đổi cây trồng và đốt nương làm rẫy bừa bãi - Do dân số tăng nhanh - Do thiếu quản lý chặt chẽ 6.2- Đặc điểm : - Cây cối bị chặt quang hàng loạt không có sự kiểm soát hoặc giám sát của cơ quan chức năng và không theo kế hoạch khai thác của ngành lâm nghiệp Phá rừng góp phần gây ra các hiểm hoạ khác do phá hỏng hệ thống rễ cây làm cho cho đất không ổn định , dẫn đến độ ẩm đất giảm , khả năng thấm nước của đất kém 6.3- Những yếu tố làm tăng thiệt hại : - Nhận thức của người dân thấp, ý thức chưa cao - Kinh tế kém phát triển ;chất đốt và thu nhập của cộng đồng phụ thuộc hoàn toàn vào rừng 8 - Các khu công nghiệp và dân cư phát triển nhanh, khai thác gỗ và làm nương bừa bãi - Chính sách quản lý vào bảo vệ rừng thiếu đồng bộ và thiếu chặt chẽ 6.4- Những thiệt hại chính : - Làm mát đi những sản vật quý hiếm tự nhiên của rừng , làm suy thaoisgiá trị văn hoá truyền thống - Làm mất sự đang dạng sinh học của rừng ;gia tăng mức độ tàn khốc của lũ , làm giảm độ ẩm của đất - Làm tăng độ sói mòn, sạt lở đất , dẫn đến thiếu lương thực - làm sa mạc hoá đất đai do đất rắn lại ; làm ô nhiễm môi trường - 9 BÀI 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THẢM HOẠ TẠI VIỆT NAM I- Các khái niệm : 1- Khái niệm về quản lý thảm hoạ : Quản lý thảm hoạ là quá trình thực hiện một loạt các biện pháp trước, trong và sau thảm hoạ, nhằm giảm thiểu những tổn thất về người, tài sản và đẩy nhanh việc phục hồi sau thảm hoạ 2- Các nhóm biện pháp quản lý thảm hoạ: - Giảm nhẹ - Phòng ngừa - Ứng phó - Phục hồi - Tái thiết và phát triển II- Mục tiêu và phương châm chiến lược tại Việt Nam (2001-2020) 1-Mục tiêu chiến lược -Tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng và sự tham gia của người dân để đảm bảo họ sống, làm việc an toàn trong các cộnthg đồng trước những thảm hoạ - Giảm thiểu thiệt hại về người - Giảm thiểu thiệt hại vè kinh tế - Giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của thảm hoạ đối với người nghèo, môi trường , các di sản văn hoá và quá trình phát triển bền vững 2- Phương châm chiến lược: - Né tránh, thích nghi, giảm nhẹ và chế ngự một phần III- Các nhóm biện pháp giảm nhẹ rủi ro : 1- Nhóm biện pháp Công trình : - Trồng rừng, Xây dựng đê, ke, cống hồ chứa nước - Xây dựng các công trình phân lũ, chậm lũ … 2- Nhóm biện pháp không công trình : - Đánh giá rủi ro thảm hoạ, lập kế hoạch PNTH 10 - Đặt các câu hỏi mờ sau từ hỏi(ai,cái gì, ở đâu,tại sao,khi nào và như thế nào)Làm rõ các câu trả lời một cách cẩn thận - Đánh giá các câu trả lời (thực tế, ý kiến, tin đồn ) - Xác minh thông tin từ ba nguồn(Kiểm tra chéo) - Ghi chép những câu trả lời và những điều quan sát được một cách đầy đủ VI-NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG - Không ép buộc người dân khi tham gia vào các hoạt động - Không tỏ ra sốt ruột (kiên nhẫn , không vội vàng) - Không hỏi nhiều câu hỏi cùng một lúc - Để cho người dân họ nói hết những điều họ muốn nói mới đưa ra câu hỏi - Lắng nghe một cách chăm chú và học hỏi - Không cắt ngang lời họ - Khi người dân đang thảo luận một vấn đề thì không đưa ra vấn đề khác - Tìm cách đưa những người chỉ ngồi xem tham gia vào các hoạt động - Phát hiện (chú ý) người có ý kiến áp đảo để khôn khéo xử lý - Khi người dân đang thảo luận với nhau, mình không nên hướng họ theo ý của mình - Các thành viên trong nhóm không được ra hiệu cho nhau - Cố gắng học và sử dụng ngôn ngữ địa phương VII-CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ RỦI RO THẢM HỌA,LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1-Bước 1: Chuẩn bị : Cần chuẩn bị tốt các vấn đề sau: 1.1-Chuẩn bị về tổ chức: - Xác định các thành viên của nhóm - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên 1.2- Chuẩn bị về thông tin: - Tình hình Thảm họa, thiên tai - Khu vực bị ảnh hưởng - Số người bị ảnh hưởng - Các nguồn thông tin đã có 1.3- Chuẩn bị phương pháp đánh giá: 14 - Thời gian đánh giá - Đối tượng đánh giá - Các công cụ đánh giá sẽ được sử dụng để thu thập thông tin , đồng thời xác định loại thông tin có thể thu thập được từ mỗi công cụ được lựa chọn 1.4- Chuẩn bị về hậu cần: - Phương tiện, trang thiết bị - Liên hệ với chính quyền, đoàn thể nơi đánh giá 1.5- Chuẩn bị bảng câu hỏi đánh giá 2- Bước 2: Thu thập thông tin tại địa phương Để có được thông tin, cần đánh giá được: 2.1- Những thiệt hại đã xảy ra đối với cộng đồng 2.2- các yếu tố chịu rủi ro và những rủi ro có thể gặp phải đối với từng hiểm hoạ cụ thể Cụ thể cần đánh giá được hiểm hoạ, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng và nhận thức của người dân về rủi ro 3- Bước 3: Phân tích thông tin, lựa chọn giải pháp: 3.1- Đối với hiểm hoạ cần xác định được: - Cộng đồng chịu ảnh hưởng của loại hiểm hoạ nào - Dấu hiệu cảnh báo, thời gian biết trước , tần xuất, cường độ xảy ra , thời gian kéo dài của mỗi lần hiểm hoạ xảy ra 3.2- Đối với tình trạng dễ bị tổn thương : Cần làm rõ ai, cái gì, ở đâu dễ bị thiệt hại, mất mát và những nguyên nhân(Trực tiếp và gián tiếp) dẫn đến thiệt hại, mất mát đó 3.3- Đối với khả năng: Cần xác định được các điều kiện sẵn có về nguồn lực , phương tiện, kỹ năng ở mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng địa phương Những nguồn lực đó ai quản lý, ở đâu và kinh nghiệm mà cộng đồng có được khi sử dụng các điều kiện sẵn có đó 3.4- Đối với nhận thức của người dân về rủi ro: Cần nhận rõ được người dân nhận thấy ảnh hưởng của các hiểm hoạ tác động đến họ như thế nào? Hiểm hoạ nào nghiêm trọng nhất , đồng thời xếp hạng được các vấn đề khó khăn, bức xúc cần quan tâm , vấn đề nào cần giải quyết đầu tiên 15 3.5- Từ kết quả phân tích và các vấn đề cần quan tâm , nhóm đánh giá đưa ra những can thiệp, những biện pháp cụ thể để giải quyết ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của từng hiểm hoạ đối với cộng đồng 4- Bước 4: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ: Kế hoạch cần nêu rõ: - Cần làm gì? - Ai làm ? khi nào làm? - Làm như thế nào? - Cần điều kiện gì? 16 BÀI 4: MỘT SỐ CÔNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ THU THẬP THÔNG TIN TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO THẢM HỌA CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG I- THAM KHẢO CÁC DỮ LIỆU SẴN CÓ: 1-Khái niệm: Tham khảo các dữ liệu sẵn có là việc thu thập những dữ liệu,thông tin sẵn có 2-Mục đích: Để có cái nhìn tổng thể về cộng đồng và để tiết kiệm thời gian , để học hỏi các cách đã làm 3-Các thông tin cần thu thập: - Các thông tin cơ bản về cộng đồng - Những mối đe dọa có thể xảy ra - Thông tin khoa học về các hiểm họa/mối đe dọa 4- Cách làm: Thu thập thông tin tại các thư viện, các văn phòng ,các báo cáo,tại các trường học,các cơ quan chức năng của chính quyền các cấp địa phương liên quan II- QUAN SÁT TRỰC TIẾP: 1-Khái niệm: Quan sát trực tiếp là quan sát các sự vật,con người,các mối quan hệ,sự tham gia của cộng đồng một cách hệ thống 2-Mục đích: - Để thu được một bức tranh rõ hơn về tình hình ,đặc biệt là những điều khó nói ra -Để kiểm tra lại thông tin truyền miệng 3- Các thông tin cần thu thập: - Vai trò của nam giớ /nữ giới -Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động -Sự tham gia của cộng đồng khi có lụt bão : như sự tham gia đánh giá thiệt hại, đánh giá nhu cầu… 4- Cách làm: -Luôn nghĩ tại sao nhóm đánh giá lại có mặt ở cộng đồng -Xác định các chỉ số bạn có thể đánh giá thông qua quan sát và lập danh sách các việc cần làm 17 III-PHỎNG VẤN CÓ ĐỊNH HƯỚNG: 1-Khái niệm: Phỏng vấn có định hướng là việc thảo luận không theo nghi lễ mà theo hình thức trao đổi ý kiến một cách tự nhiên -Phỏng vấn có định hường không sử dụng câu hỏi điều tra chính thức -Phỏng vấn có định hướng có thể là phỏng vấn nhóm,phỏng vấn cá nhân,phỏng vấn những người nắm thông tin chủ chốt,hoặc thảo luận nhóm có trọng tâm 2.Mục đích: - Để thu thập thông tin chung và cụ thể - Để phân tích các vấn đề,tình trạng dễ bị tổn thương,khả năng nhận thứth -Để thảo luận các kế hoạch 3- Những thông tin cần thu thập: Tuỳ theo từng loại phỏng vấn mà ta thu được các thông tin theo mục đích cụ thể: - Phỏng vấn nhóm : Thu thập thông tin chung - Phỏng vấn cá nhân : Thu thập những thông tin cá nhân và đại diện có thể cho thấy khác biệt / mâu thuẫn trong cộng đồng - Phỏng vấn những người năm thông tin chủ chốt : Để thu được thông tin về một chủ đề cụ thể - Thảo luận nhóm có trọng tâm: Là thảo luận chi tiết các vấn đề cụ thể theo nhóm nhỏ (Gồm những người hiểu biết và quan tâm đến một vấn đề) 4- Cách làm: - Chuấn bị trước các vấn đề chính - Chọn một người dẫn dắc cuộc phỏng vấn - Đưa ra các câu hỏi mở (Ai, cái gì, tại sao….) Chú ý đưa ra các câu hỏi , mối nảy sinh từ câu trả lời - Ghi chép kín đáo IV-THU THẬP THÔNG TIN LỊCH SỬ: 1-Khái niệm: Là thu thập thông tin xảy ra trong quá khứ 2-Mục đích: - Để hiểu rõ hơn về những hiểm hoạ xảy ra trong quá khứ, những thay đổi về tính chất của các hiểm hoạ đó 18 - Hiểu được tình hình hiện tại của cộng đồng (Mối quan hệ nhân quả giữa hiểm hoạ và tình trạng dễ bị tổn thương) - Để giúp người dân thấy rõ những thay đổi tại địa phương 3- Những thông tin cần thu thập: - Các hiểm hoạ đã xảy ra và tác hại của nó đối với cộng đồng - Sự khác nhau về hiểm hoạ , về môi trường sông, về dân số , về diện tích rừng, đồng ruộng… - Sự khác nhau về việc phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ 4- Cách tiến hành : - Tổ chức một buổi thảo luận nhóm (Đảm bảo có nhiều người nắm thông tin chủ chốt , có nhiều người tham gia đặc biệt là người trẻ tuổi ) - Hỏi người dân xem họ có thể nhớ lại những sự kiện lớn của cộng đồng: * Những hiểm hoạ lớn và tác động của chúng * Những cách thay đổi trong sử dụng đất đai, sở hữu đất đai * Những thay đổi về an toàn lương thực và dinh dưỡng * Những thay đổi về hành chính, tổ chức * Những thay đổi về vai trò của phụ nữ, các sự kiện chính trị lớn - Người dẫn dắc có thể tóm tắt câu chuyện lên bảng , giấy lớn theo trình tự thời gian Chú ý: Có thể sử dụng phương pháp: * Lịch sử cuộc đời : Yêu cầu người nắm thông tin chủ chốt cho biết thông tin chi tiết về cuộc đời của họ , hoặc một vấn đề cụ thể từ góc độ lịch sử cụ thể (đã xảy ra những sự kiện nào , vào thời điểm nào trong cuộc đời ) * Lần theo dấu ấn lịch sử: Yêu cầu nhóm hoặc cá nhân cho biết những kinh nghiệm hiện tại và sau đó đi ngược thời gian để tìm ra nguyên nhân xuất hiện một kinh nghiệm cụ thể V- VẼ BẢN ĐỒ: 1- Khái niệm : Vẽ bản đồ là việc vẽ tổng thể không gian và các đặc điểm chính trong một khu vực nhất định theo cách hiểu biết của người dân 2- Mục đích : 19 - Tạo điều kiện để người đi đánh giá và người tham gia trao đổi thông tin và khuyến khích mọi người thảo luận về một vấn đề quan trọng - Xác định được vị trí , địa hình, phân bố dân cư , dân số liên quan đến hiểm hoạ, các yếu tố chịu rủi ro , các khu vực an toàn … - Xác định được các khu vực thường xảy ra hiểm hoạ ,các mối nguy cơ đe doạ , các yếu tố dễ bị tổn thương, các điều kiện không an toàn - Xác định được các nguồn lực 3- Những thông tin cần thu thập: - Các loại hiểm hoạ thường xảy ra và thiệt hại có thể xảy ra - Những yếu tố dẽ bị tổn thương , các nhóm người dễ bị tổn thương nhất hoặc chịu rủi ro cao nhất - Những nguồn lực và khả năng của địa phương 4- Cách làm: - Giới thiệu mục đích về bản đồ - Đưa giấy, bút cho người dân tham gia - Gợi ý và yêu cầu họ vẽ bản đồ của xóm, thôn, xã của mình theo trình tự: * Ranh giới với các đơn vị bạn * Đồi ,núi, đồng ruộng, sông , suối * Các cơ sở hạ tầng :Trạm bơm, trường học, đê, kè, cống, đường, các khu dân cư, vùng sản xuất … - Xác định các khu dân cư , đối tượng sản xuất (Cây trồng, con nuôi)có thể bị thiệt hại - Xác định các tiềm năng phát triển , đặc biệt liên quan đến các cách kiếm sống VI- LỊCH THEO MÙA: 1- Khái niệm : Là việc lập bảng chỉ rõ những hiểm hoạ, những sự kiện , những điều đã trải qua, các mùa vụ sản xuất, các hoạt động khác nhau theo từng tháng trong năm 2- Mục đích: - Chỉ rõ các sự kiện , công việc , các cách kiếm sống , các điều kiện khác nhau theo từng tháng trong năm của người dân địa phương 20

Ngày đăng: 25/03/2024, 08:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan