3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp

694 1 0
3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông  Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với số lượng thuật ngữ, định nghĩa về pháp lý nhiều nhất từ trước đến nay (so với các sách thuật ngữ pháp lý đã được xuất bản) ở Việt Nam và được bố cục thành 6 phần chính theo từng lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính ... Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tra cứu, tham khảo dễ dàng hệ thống thuật ngữ pháp lý Việt Nam. Với 3450 thuật ngữ, định nghĩa pháp lý, mà hầu hết đã được “luật hoá”, tức được quy định trong văn bản quy định pháp luật hoặc được sử dụng trong các tài liệu chính thống, như giáo trình, các sách đã xuất bản ... nên có thể xem cuốn sách là tài liệu chuẩn có giá trị tham khảo cao.

34§O TUẬT ÑNGỮ PHÁP LÝ PHỔ THÔNG 3450 THUẬT NGỮ PHÁP LÝ PHỔ THÔNG Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp CÔNG TY TNHH TM-DV-QC HƯƠNG HUY * Trụ sở chính: 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Q.3, TP.HCM Tel: - 08 38337462, 3,4,5,6 - Fax: 08.38337462 - 08 38301659 - 38301660 * Chi nhánh: 41 Đào Duy Từ, F.5, Q.10, TP.HCM (Đối diện cổng 3; Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương) Tel: 08.38570424 - Fax: 08.38337466 E-mail: nhasachkinhte@hcm.fpt.vn Website: www.nhasachkinhte.vn ˆ Cuốn sách trên được mua bản quyền và độc quyền phát hành Cấm các doanh nghiệp kinh doanh phô-tô, sao chép, Tất cả các hình thức vi phạm sẽ truy tố trước pháp luật LỜI NữÀ XUẤT BẢN Trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật, việc sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa pháp lý là một nhu cầu cần thiết để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng của các hoạt động nói trên Nhằm giúp bạn đọc nói chung, những người làm công tác pháp luật nói riêng thuận tiện trong việc nghiên cứu, áp dụng pháp luật, Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho xuất bản cuốn sách “3450 THUẬT NGỮ PHÁP LÝ PHỔ THÔNG” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn Với số lượng thuật ngữ, định nghĩa về pháp lý nhiều nhất từ trước đến nay (so với các sách thuật ngữ pháp lý đã được xuất bản) ở Việt Nam và được bố cục thành 6 phần chính theo từng lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tra cứu, tham khảo dễ dàng hệ thống thuật ngữ pháp lý Việt Nam Với 3450 thuật ngữ, định nghĩa pháp lý, mà hầu hết đã được “luật hoá”, tức được quy định trong văn bản quy định pháp luật hoặc được sử dụng trong các tài liệu chính thống, như giáo trình, các sách đã xuất bản nên có thể xem cuốn sách là tài liệu chuẩn có giá trị tham khảo cao Đáng chú ý +uốn sách đã tập hợp khá đa dạng nhóm thuật ngữ pháp lý, nhiều thuật ngữ về nội dung mang tính chuyên môn, kỹ thuật nhưng đã được “luật hóa” cũng dược tác giả đưa vào cuốn sách, để giúp việc nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành được thuận tiện và hiệu quả hơn Đây thật sự là một cẩm nang pháp lý dành cho những người làm công tác pháp luật Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực cô hạn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong được sự góp ý của bạn đọc gần xa Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc NHÀ XUẤT BẢN GIÁO THÔNG YẬN TẢI TíUẬT ÑGỮ PHÁP 1Ý TRONG (ÏNf YỰC tíÌNfí SỰ YÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Án xá Ân xá được hiểu là việc xét tha cho người phạm tội theo chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước Việc ân xá cho người phạm tội được thực hiện dưới nhiều hình thức và với mức độ khác nhau cụ thể như: Đại xá do Quốc hội quyết định; đặc xá do Chủ tịch nước quyết định; giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người phạm tội (còn gọi là giảm án tha tù), miễn việc chấp hành hình phạt thuộc thẩm quyển của Tòa án; miễn trách nhiệm hình sự thuộc thẩm quyển của Viện Kiểm sát hoặc Tòa án tùy theo giai đoạn tố tụng Án phí hình sự Án phí hình sự là khoản thu của Nhà nước đối với người bị kết án theo quyết định của Tòa án Án treo Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được quy định trong Bộ luật hình sự Biện pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt họ phải chấp hành hình phạt tù và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm Áp dụng biện pháp tạm giam Áp dụng biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo Áp giải Áp giải là biện pháp cưỡng chế được áp dụng để buộc đối tượng do Bộ luật tố tụng hình sự quy định đến nơi giải quyết vụ án hình sự theo lệnh của cơ quan tiến hành tố tụng B Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Đối tượng của việc bắt người để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo Những người chưa bị khởi tế về hình sự hoặc người không bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng để bắt tạm giam Tuy vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam mà chỉ bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên một năm, và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới bị bắt để tạm giam Bắt buộc chữa bệnh Bắt buộc chữa bệnh là một biện pháp tư pháp do Viện Kiểm sát hoặc Tòa án quyết định căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, đưa người có hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc đang chấp hành hình phạt đã bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để chữa bệnh, nếu thấy không cần thiết phải đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyển Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi hoặc bệnh trạng đã giảm, thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này Bắt người Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc phạm tội quả tang thì cũng được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Bắt người phạm tội quả tang Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt (kể cả đối với người đang bị truy nã) Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải ngay đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất Bắt người trong trường hợp khẩn cấp Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng, hoặc sau khi thực hiện tội phạm, người đó bỏ trốn cản trở việc điều tra tội phạm Việc bắt khẩn cấp được thực hiện trong những trường hợp sau: a Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng; b Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c Khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghĩ là thực hiện tội phạm; d Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Báo cáo sai có thẩm quyển Báo cáo sai, được hiểu là hành vi báo cáo cho cấp không đúng sự thật các thông tin, số liệu về quân sự Bạo loạn Bạo loạn được hiểu là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức với mục đích chống chính quyền nhân dân Bào chữa Bào chữa là một quyển của bị cáo đã được Hiến pháp quy định và được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể là: bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ Bào chữa là một chế định tố tụng hình sự nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Báo cáo sai trong quản lý kinh tế Báo cáo sai trong quản lý kinh tế, được hiểu là hành vi báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu (phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước) rõ ràng không đúng sự thật Bản án có hiệu lực pháp luật Bản án có hiệu lực pháp luật là bản án có hiệu lực thi hành Những bản án có hiệu lực pháp luật bao gồm: những bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị mà Tòa án cấp phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm (y án), sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án thì bản án của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật Bản án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Bản án hình sự Bản án hình sự là một loại văn bản áp dụng pháp luật do Hội đông xét xử của Tòa án ban hành để giải quyết vụ án hình sự Phần quyết định của bản án quyết định bị cáo là người phạm tội hay không phạm tội; nếu là người phạm tội thì phạm tội gì; phải chịu hình phạt như thế nào hay được miễn hình phạt Bản án phải được các thành viên thông qua theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phải có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng xét xử Những điểm sửa chữa trong bản án được ghi chú và các thành viên trong Hội đồng xét xử ký xác nhận điều đó tại phòng nghị án trước khi tuyên án Sau khi đã tuyên án, không ai được sửa vào bản án Bản án được nhân danh Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng xét xử ban hành sau khi mở phiên tòa xét xử vụ án và phải tuyên công khai tại phiên tòa Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Bảo nh Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh làm giấy cam đoan không để bị 10 can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập Đối tượng áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị can, bị cáo ốm đau, có cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh Người được bảo lĩnh không bị hạn chế các quyền công dân nếu việc thực hiện các quyển của họ không gây trở ngại cho điều tra, truy tố, xét xử Bảo quản chứng cứ Bảo quản chứng cứ là giữ cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi thu được không làm mất, biến dạng hoặc sai lệch sự thật Việc bảo quản chứng cứ chính là bảo vệ giá trị chứng minh của chứng cứ Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi bắt giữ người làm con tin để đe dọa, nhằm buộc người khác giao tài sản theo yêu cầu của kẻ phạm tội để đổi lấy sự an toàn cho người bị bắt cóc Bắt giữ người khác làm con tin Bắt giữ người khác làm con tin Được hiểu là hành vi của người phạm tội thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật nhằm tạo ra điều kiện gây áp lực buộc người bị hại phải giao tài sản bằng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, như dùng vũ lực khống chế để bắt giữ người, dùng thủ đoạn lừa dối để bắt giữ người, dùng thuốc gây mê để bắt giữ ngƯỜI Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, được hiểu là hành vi thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự hoặc theo thủ tục hành chính là bắt, tạm giữ, tạm giam người không đúng với qui định của pháp luật Biện pháp ngăn chặn Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố xét xử hoặc tiếp tục phạm tội cũng như khi cần bảo đảm cho việc thi hành án Biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng có thể bị hủy bỏ hoặc thay II thế bằng biện pháp ngăn chặn khác, khi xét thấy cần thiết Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện Kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay đổi trong giai đoạn điều tra do Viện Kiểm sát quyết định Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo được hủy bỏ Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những biện pháp ngăn chặn gồm: — Bắt người; — Tạm giữ; — Tạm giam; — Cấm đi khỏi nơi cư trú; — Bảo lĩnh; — Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm Biên bản (trong tố tụng hình sự) Biên bản là văn bản ghi nhận diễn biến và kết quả của những hoạt động tố tụng do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên lập trong giai đoạn điều tra và Tòa án lập trong giai đoạn xét xử vụ án Bị án Bị án là thuật ngữ dùng để chỉ người đã bị Tòa án kết án (do đã phạm tội) bằng một bản án, bản án đó đã xác định là người đó phạm tội và đã có hiệu lực pháp luật Bị can Bị can là người (cá nhân) bị khởi tố về hình sự Bị can có quyển biết mình bị khởi tố về việc gì, có quyển đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra, quyết định của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án hoặc quyết định truy tố trước Tòa án, có quyển khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát BỊ can phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng có thể bị áp giải Bị cáo BỊ cáo là người (cá nhân) bị Tòa án qayết định đưa ra xét xử 12

Ngày đăng: 24/03/2024, 18:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan