Luật DÂN SỰ 2 buổi thảo luận thứ nhất và thứ hai BUỔI THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Căn cứ tại Điều 574 BLDS năm 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
1 THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền 1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Căn cứ tại Điều 574 BLDS năm 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối” 2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? CSPL: Điều 274, khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015 Căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự Do đó, thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là vì trong thực tế có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền BLDS năm 2015 đã dự liệu điều này tại: - Khoản 8 Điều 8 Bộ luật dân sự năm 2015: “Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự là thực hiện công việc không có ủy quyền” - Khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015: “Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là thực hiện công việc không có ủy quyền” - Điều 574 đến Điều 578 BLDS năm 2015 về thực hiện công việc không có ủy quyền Sự xuất hiện của các sự kiện pháp lý này chính là nguyên nhân khiến những quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt, kéo theo đó là nghĩa vụ giữa 2 các bên chủ thể được hình thành Vì vậy, có thể nói thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ Việc quy định chế định này tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện và nâng cao tinh thần trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người thực hiện công việc cũng như đối với người có công việc được thực hiện Ngoài ra, do người thực hiện công việc tự nguyện thực hiện và để đảm bảo lợi ích từ phía người được thực hiện nên người thực hiện phải có nghĩa vụ Dưới góc độ của người được thực hiện, họ có lợi ích từ việc công việc được thực hiện nên họ có nghĩa vụ thanh toán đối với người thực hiện công việc đó 3 Cho biết những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định thực hiện công việc không có ủy quyền Điểm mới đầu tiên khi so sánh Điều 574 BLDS 2015 với Điều 594 BLDS 2005 như sau: Điều 594 BLDS 2005 quy định người thực hiện công việc “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” Tức là mục đích hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, không có mục đích khác Trong khi đó, Điều 574 BLDS 2015 quy định người thực hiện công việc “vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” Tức là người thực hiện vì lợi ích của người có công việc được thực hiện nhưng cũng có thể vì mục đích khác, tuy nhiên không được làm trái với lợi ích của người có công việc được thực hiện và các chủ thể khác liên quan Điều khoản này ở Luật 2005 có sự cứng nhắc về mặt câu chữ khi bắt buộc người thực hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, dẫn việc việc thiếu công bằng trong thực tiễn giữa người thực hiện công việc không có ủy quyền và người có công việc được thực hiện Vì vậy nên BLDS 2015 đã điều chỉnh bằng cách bỏ đi cụm từ “hoàn toàn” để khắc phục nhược điểm này 3 Điểm mới thứ hai đó là giữa Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 và Khoản 4 Điều 595 BLDS 2005 Khoản 4 Điều 595 BLDS 2005 “trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận” Tức là chủ thể chỉ có cá nhân Trong khi đó, Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 “trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận” Tức là chủ thể có cả cá nhân, pháp nhân BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi của chủ thể Sự bổ sung trên là hoàn toàn hợp lý vì chủ thể của luật dân sự không chỉ có cá nhân mà còn bao gồm pháp nhân mà đối với pháp nhân, khái niệm “chết” không tồn tại mà thay vào đó là “chấm dứt tồn tại” Sự mở rộng về phạm vi của chủ thể cũng dẫn đến sự bổ sung thêm cụm “trụ sở” (nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân) ở Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015 thay vì chỉ ghi “không biết nơi cư trú” như ở Khoản 3 Điều 595 BLDS 2005 4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện Điều kiện thứ nhất là “người thực hiện công việc không có ủy quyền không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó” Bởi nếu giữa hai bên có tồn tại hợp đồng thì nghĩa vụ được xuất phát từ sự thỏa thuận và nội dung của hợp đồng, tuy nhiên giữa hai bên không có hợp đồng ủy quyền nên họ không có nghĩa vụ, trách nhiệm phải làm Tức là phải không có cả nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ theo thỏa thuận 4 Điều kiện thứ hai là “người thực hiện công việc không có ủy quyền đã tự nguyện thực hiện công việc đó” Dù không có nghĩa vụ phải làm nhưng vẫn tự nguyện thực hiện, tuy nhiên để xác định được sự tự nguyện thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải nhận thức được hành vi của mình mà không có sự cưỡng chế, ép buộc nào Việc thực hiện một cách tự nguyện có thể được xuất phát trên tinh thần tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, cấp bách Điều kiện thứ ba là “người thực hiện công việc không có ủy quyền vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” Người thực hiện công việc không có ủy quyền tự ý thức rằng nếu không có ai thực hiện công việc này thì người có công việc bị thiệt hại một số lợi ích vật chất nhất định Lợi ích này có thể là những lợi ích mà người có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ giảm đáng kể hoặc ngăn chặn thiệt hại Khi thực hiện người thực hiện công việc không có ủy quyền xem đó như bổn phận của mình và phải thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích hoặc ngăn chặn thiệt hại cho người có công việc (Phân biệt với “được lợi về TS không có CCPL” -> “lợi ích” trong THCVKCUQ khác với việc có lợi trên thực tế) Điều kiện thứ tư là “người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối” Thực hiện không có ủy quyền dựa trên tinh thần tự nguyện và đa phần không có sự thỏa thuận giữa các bên nên người có công việc được thực hiện có thể biết hoặc không biết hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc Bởi nếu người có công việc được thực hiện biết thì tự bản thân họ đã tự thực hiện công việc và người thực hiện có công việc không có ủy quyền cũng sẽ không thực hiện nếu có sự hiện diện của họ tại nơi có công việc được thực hiện Tuy nhiên nếu họ phản đối người khác thực hiện công việc của mình, thì người thực hiện công việc không có ủy quyền cũng không được thực hiện Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền cố tình thực hiện sẽ bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật 5 5 Quy định về “thực hiện công việc không có uỷ quyền” của một hệ thống pháp luật nước ngoài Điều 1372 của BLDS Cộng hoà Pháp: “Khi một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác, dù người có công việc đó có biết hay không biết về nó, thì người tự nguyện đó sẽ ký hợp đồng ngầm để tiếp tục quản lý công việc mà mình đã bắt đầu và hoàn thành nó cho đến khi người có công việc có đủ điều kiện để tự mình lo liệu; người tự nguyện cũng phải chịu trách nhiệm các phần phụ của công việc đó”1 6 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu CSPL khi trả lời CSPL: Đ.574 đến Đ.576 BLDS 2015 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” trong BLDS 2015 Để xác định được nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” trong BLDS 2015 không, ta căn cứ vào các điều kiện tại Đ.574 như sau: Điều kiện 1, “tự nguyện thực hiện công việc đó” Vì B đã tự ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có uỷ quyền của A, có nghĩa là A không tham gia vào hợp đồng đó nên đây là hợp đồng phát sinh giữa B và C Nên dựa vào K.1 Đ.142 BLDS 2015 thì A không có nghĩa vụ gì đối với hợp đồng trên Nhưng vì nhà thầu C đã thực hiện công việc xây dựng công trình một 1 BLDS Cộng hòa Pháp, đăng tại https://www.napoleon-series.org/research/government/code/book3/c_title04.html#chapter1, tham khảo ngày 08/09/2023 6 cách tự nguyện mà không phải chịu sự ép buộc từ chủ đầu tư A (mà do ký hợp đồng với B) nên C thỏa mãn điều kiện 1 Điều kiện 2, “người này không biết hoặc biết mà không phản đối” Trong quá trình xây dựng công trình, A có thể không hay biết gì về việc thực hiện của C Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của A là hoàn thành xong công trình đó, vậy nên trong quá trình C thực hiện và hoàn thành công trình thì A có thể không biết hoặc biết mà không phản đối đã thỏa mãn điều kiện 2 Điều kiện 3, “vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” Trong BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “hoàn toàn” ở phần lợi ích nên có thể chấp nhận việc C thực hiện là vì lợi ích của A Mặc dù khi hoàn thành xong công trình thì C vẫn được nhận lợi ích về mình nhưng phần lớn lợi ích thuộc về A Ở đây, ta cũng đã thỏa mãn được điều kiện 3 Do đó việc làm của C là “thực hiện công việc không có ủy quyền” được quy định tại Đ.574 của BLDS 2015 Căn cứ theo K1 Đ.576 thì chủ đầu tư A có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí hợp lý mà C đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của A (trong điều kiện C đã làm hết khả năng của mình để thực hiện công việc này) Và xét tại K2 Đ.576, nếu C thực hiện công việc được xem là “chu đáo”, “có lợi"” cho A thì A phải trả cho C một khoản thù lao hợp lý Vậy nên nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” trong BLDS 2015 7 Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền) 1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như sau: Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giá gạo”) tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó Qua trung gian chính ở đây chính là gạo 2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời? Do việc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và đến nay giá gạo đã tăng trên 20% Quy đổi khoản tiền ông Quới phải trả bà Cô như sau: năm 1973 giá gạo là 137đ/kg => 50.000đ = 365 kg gạo Đến nay giá gạo là 18.000đ/kg Vậy thực tế số tiền ông Quới phải trả bà Cô là 365kg x 18.000đ/ kg = 6.570.000đ Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 1, phần I Thông tư liên tịch 01/TTLT (phạm vi điều chỉnh của TT01) 3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT 8 4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? Theo Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã nhận định rằng: “Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương đương với 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” Do đó, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì khoản tiền mà bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng là 1/5 x 1.697.760.000 = 339.552.000đ 5 Hướng như trên của Tòa án nhân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)? Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ, cụ thể là Quyết định 741/2011/DS-GĐT ngày 26/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao Tóm tắt nội dung bản án như sau: “Ông Hoanh và ông An ký hợp đồng chuyển nhượng 1.230m2 đất có giá trị 500.000.000đ Ông An đã trả cho ông Hoanh 265.000.000đ, còn nợ 235.000.000đ; nhưng ông An đã nhận đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên Tuy nhiên sau đó, ông An đã bán thửa đất mà ông nhận chuyển nhượng từ ông Hoanh Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông An trả ông Hoanh số tiền gốc chưa thanh toán và lãi suất Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông An trả nguyên tiền gốc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất Sau cùng, Tòa án nhân dân tối cao cho rằng ông An đã vi phạm hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đúng thời hạn, nên đã ra quyết định buộc ông An phải thanh toán cho ông Hoanh số tiền nhận chuyển nhượng đất còn thiếu theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm” 9 Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận 1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? Tiêu chí Chuyển giao Chuyển giao nghĩa vụ quyền yêu cầu theo thỏa thuận Điểm giống Thứ nhất, việc chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận đều không đi kèm với nhân thân, quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tới tính mạng và không được chuyển giao khi pháp luật đã quy định (CSPL: Khoản 1 Điều 365 BLDS 2015; Khoản 1 Điều 370 BLDS 2015); Thứ hai, khi người thế quyền/người thế nghĩa vụ được chuyển giao quyền yêu cầu/chuyển giao nghĩa vụ thì sẽ trở thành bên có quyền yêu cầu/bên có nghĩa vụ (CSPL: Khoản 2 Điều 365 BLDS 2015; Khoản 2 Điều 370 BLDS 2015) Điểm Biện pháp Nếu quyền yêu cầu có Nếu nghĩa vụ có biện khác bảo đảm biện pháp bảo đảm thì pháp bảo đảm thì biện biện pháp bảo đảm đó sẽ pháp bảo đảm đó sẽ chấm đi kèm chung với quyền dứt khi chuyển giao nghĩa yêu cầu khi chuyển giao vụ (CSPL: Điều 371 (CSPL: Điều 368 BLDS BLDS 2015) 2015) 10 Chuyển giao Bên có quyền có thể Bên có nghĩa vụ chỉ được nghĩa vụ chuyển giao quyền yêu chuyển giao nghĩa vụ cho cầu cho người thế quyền người thế nghĩa vụ khi có mà không cần sự đồng ý sự đồng ý của bên có của bên có nghĩa vụ quyền (CSPL: Khoản 1 (CSPL: Khoản 2 Điều 365 Điều 370 BLDS 2015) BLDS 2015) Trách nhiệm Điều 367 Không quy định với người được chuyển giao 2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú? Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là “Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp… người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.” (Đoạn 2 trang 3) Bởi vì thông tin trên không đề cập đến việc bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ cho người khác và có sự đồng ý của bà Tú nên khi này bà Phượng là người có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú 3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? Thông tin của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là “Tuy nhiên, bà Tú đã chấp nhận… theo hợp đồng vay tiền đã ký.” (từ câu 2 Đoạn 4 trang 3) Bởi vì theo thông tin trên của bản 17 Thứ nhất, Bà Ngọc thừa nhận có lập hợp đồng vay với bà Tú với số tiền 465.000.000đ và tài sản thế chấp là phần diện tích đất tại tổ 34, khóm Châu Long 6, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc vào ngày 12/05/2005 (Đoạn 1 trang 2); Thứ hai, Bà Tú cũng lập hợp đồng vay với bà Loan và ông Thạnh với số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/05/2005 (Đoạn 1 trang 2) Cùng lúc đó, Tòa án cũng khẳng định bà Phượng (người có nghĩa vụ ban đầu) đã chấm dứt nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, cụ thể là ở Đoạn 4 trang 3, “Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, và Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng đối với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận” Ngoài ra, Tòa án còn yêu cầu bà Tú hoàn trả giấy chứng minh Hải quan vì “phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú” (Đoạn 4 trang 4) Vì vậy, khi Tòa án quyết định “buộc bà Phùng Thị Bích Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Cẩm Tú số tiền [ ]” là hoàn toàn hợp lý và đúng luật, vì không chỉ bảo vệ được quyền lợi của bà Phượng, mà đồng thời còn khẳng định quan điểm của Tòa Án về vấn đề liệu người có nghĩa vụ ban đầu có chấm dứt nghĩa vụ của mình sau khi thực hiện chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ Theo đó, Tòa Án đã thể hiện quan điểm của Chế Mỹ Phương Đài trong “Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, cụ thể là “chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba” 10 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý 18 CSPL: Điều 335, điểm a khoản 1 Điều 343, điều 371 BLDS 2015 Khoản 1 điều 335 BLDS 2015 quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” Khoản 1 điều 343 quy định nếu nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt thì biện pháp bảo lãnh cũng chấm dứt Điều 371 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Từ đó có thể suy ra, theo khoản 1 Điều 335, có thể xem bảo lãnh như một trong các biện pháp bảo đảm Vì vậy, theo điều 371, trong trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, tức biện pháp bảo lãnh cũng chấm dứt Như vậy, trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh chấm dứt 19 BUỔI THỨ 2: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tòa án đã xét rằng: (1) Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015; (3) Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới 1 Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 CSPL: Khoản 1 Điều 400 BLDS 2015 Trong tình huống trên, bên đề nghị giao kết hợp đồng là cả A, B, C và hình thức giao kết hợp đồng là bằng văn bản và có chữ ký của cả 3 chủ thể Do đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 400 BLDS 2015: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết”, nếu D chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải gửi thông báo đến cả 3 chủ thể là A, B và C Trong khi đó, chỉ có A và B được nhận thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của D còn C thì không nhận được Vậy, đề nghị giao kết hợp đồng này không thành công 2 Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 CSPL: Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 quy định: “Bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó” 20 hoặc khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì “việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý” Trong đề nghị giao kết này, cả A, B và C là bên đề nghị không quy định thời hạn trả lời và các bên cũng không đưa ra thỏa thuận về khoảng thời gian hợp lý nên việc trả lời của D đến A, B vẫn có hiệu lực và D có thể gửi đến C chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình sau đó để hợp đồng có hiệu lực Do đó, vào thời điểm này, đề nghị giao kết hợp đồng giữa A, B, C và D vẫn chưa thành công 3 Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới Căn cứ theo khoản 1 Điều 393 BLDS 2015 quy định về việc chấp nhận đề nghị giao kết tức là “sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” Theo đó, hợp đồng dân sự được chính thức giao kết khi bên nhận được bên còn lại chấp nhận toàn bộ và trọn vẹn các nội dung của bên đề nghị giao kết Đồng thời, bên nhận đề nghị không đưa ra bất cứ sửa đổi hay bổ sung nào khác nữa Tuy nhiên, xét tình huống trên, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không gửi cho C Vì vậy, có thể xem như D không chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng mà chỉ chấp nhận một phần nội dung hợp đồng của hai chủ thể A và B, nên việc chấp nhận này có thể xem như là một lời đề nghị mới của D Lời đề nghị mới này sẽ phụ thuộc vào ý chí hợp tác của bên đề nghị ban đầu (là A và B); lúc này, quyền chấp nhận hay không lại thuộc về bên đưa ra đề nghị là A và B Do đó, có thể xem lời chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng 1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?