Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIBÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHĨM BẠN CÙNG TIẾN LUYỆN NĨITIẾNG ANH THÔNG QUA THỰC HÀNH
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÓM BẠN CÙNG TIẾN LUYỆN NÓI
TIẾNG ANH THÔNG QUA THỰC HÀNH VLOG
Nhóm sinh viên thực hiê ̣n: Khoa Ngôn ngữ Anh – Trường Ngoại ngữ Du lịch
4 Nguyễn Thị Dung Lớp tiếng Anh 1 – K15
5 Nguyễn Thị Nhật Phương Lớp tiếng Anh 3 – K15
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hương
Hà Nô ̣i, tháng 05/2022
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÓM BẠN CÙNG TIẾN LUYỆN NÓI
TIẾNG ANH THÔNG QUA THỰC HÀNH VLOG
Nhóm sinh viên thực hiê ̣n: Khoa Ngôn ngữ Anh – Trường Ngoại ngữ Du lịch
4 Nguyễn Thị Dung Lớp tiếng Anh 1 – K15
5 Nguyễn Thị Nhật Phương Lớp tiếng Anh 3 – K15
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hương
Trang 3Hà Nô ̣i, tháng 05/2022
Trang 4Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trongKhoa Ngôn ngữ Anh, các thầy cô chuyên viên Phòng Khoa học Công nghê ̣, thư viê ̣nTrường Đại học Công nghiê ̣p Hà Nô ̣i đã nhiê ̣t tình hỗ trợ thông tin, thủ tục trong quátrình nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới GVHD – TS Nguyễn ThịHương - Giảng viên Khoa Ngôn ngữ Anh đã tận tình hướng dẫn, định hướng, đô ̣ngviên, khích lê ̣, truyền cảm hứng nghiên cứu cho các thành viên trong nhóm trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Nhóm nghiên cứu mong muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên K15 vàK16 - Ngành Cử nhân Ngôn ngữ Anh – Trường Ngoại ngữ Du lịch vì đã nhận lờitham gia dự án nghiên cứu khoa học này với vai trò là tham thể nghiên cứu Sự thamgia nhiệt tình, trách nhiệm của các bạn đã góp phần không nhỏ vào kết quả củanghiên cứu này
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đã đồnghành, hỗ trợ tài chính và khuyến khích tinh thần cho nhóm nghiên cứu Gia đình đãđóng góp mô ̣t phần quan trọng để chúng em hoàn thành nghiên cứu này
Đề tài thực hiê ̣n song song cùng với quá trình nhóm nghiên cứu đang học tạitrường, hơn nữa, đây là đề tài đầu tiên chúng em thực hiê ̣n, do vậy không thể tránhđược những thiếu sót Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa Quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đô ̣c giả để đề tài được hoàn thiê ̣n hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm các tác giả
Bùi Thủy Tiên Phạm Văn Phú Hoàng Thị Trang Nguyễn Thị Dung
Trang 5Nguyễn Thị Nhật Phương
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐÔ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Cấu trúc của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LY THUYẾT 4
1.1 Phương pháp học tiếng Anh qua mạng xã hội 4
1.2 Mô hình “nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh 5
1.2.1 Khái niệm về “Nhóm bạn cùng tiến” 5
1.2.2 Xây dựng nhóm “Speaking – Tiếp bước tự tin” cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog 6
1.3 Tiểu kết chương 7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Bối cảnh nghiên cứu 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.3 Công cụ nghiên cứu 8
2.3.1 Phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến (Survey questionnaire) 8
2.3.2 Quan sát (Observation) 9
2.3.3 Phỏng vấn (Interview) 9
Trang 72.3.4 Quy trình nghiên cứu 9
2.4 Phân tích, xử lý dữ liê ̣u 10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1 Kết quả mục tiêu 1: Giai đoạn sơ cấp 11
3.2 Kết quả mục tiêu 2: Giai đoạn trung cấp 13
3.3 Kết quả mục tiêu 3: Giai đoạn cao cấp 14
3.4 Thảo luận 14
3.5 Tiểu kết chương 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC A 19
PHỤ LỤC B 28
LỜI NÓI ĐẦU 30
Preface 31
I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH 32
Giai đoạn Beginner 32
Giai đoạn Intermediate 33
Giai đoạn Advanced 35
II TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG 37
2.1.Giai đoạn Beginner 37
2.2.Giai đoạn Intermediate 41
2.3.Giai đoạn Advanced 45
Trang 8
DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 3-1: Kết quả đánh giá sự tiến bộ của sinh viên qua giai đoạn sơ cấp 11
Biểu đồ 3-2: Kết quả đánh giá sự hứng thú của TNV thông qua giai đoạn sơ cấp 12
Biểu đồ 3-3: Kết quả khảo sát sự cải thiện của TNV sau giai đoạn trung cấp 13
Biểu đồ 3-4: Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của format giai đoạn cao cấp 14
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 ĐHCNHN: Đại học Công nghiê ̣p Hà Nô ̣i
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đê tài
Kể từ đầu năm 2020 việc dạy và học online đã trở nên phổ biến, đặc biệttrong giai đoạn giãn cách do đại dịch COVID-19 xảy ra Việc đến trường họctrực tiếp với thầy cô giáo, luyện tập kĩ năng với bạn bè bị ngắt quãng liên tụckhiến cho nhu cầu tự học online ngày càng tăng Các nền tảng học trực tuyến
đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăngcủa người học nói chung và của sinh viên bậc đại học nói riêng Thực tế chothấy cơ hội cho người học ngôn ngữ tự học, tự rèn luyện thông qua các nềntảng trực tuyến đang ngày càng mở rộng với sự trợ giúp của công nghệ thôngtin Cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, hình thức Vlog đangđược người sử dụng đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm và ưu tiên sử dụng Tựlàm Vlog nói tiếng Anh và đăng tải lên mạng xã hội là một cách hữu hiệu đểcác bạn trẻ trao đổi, tương tác với nhau và quan trọng hơn là tự rèn luyện kỹnăng nói tiếng Anh cho bản thân
Trong học tập ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng, kỹ năngnói được coi là một kỹ năng quan trọng, mấu chốt trong việc giao tiếp Việctruyền tải thông tin thuyết phục, súc tích hay sai lệch, lan man sẽ mang lạinhững kết quả vô cùng khác nhau Sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ nóichung và Ngôn ngữ Anh nói riêng luôn phải chú trọng vào rèn luyện phát triểnbốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Trong đó, kỹ năng nói được coi là vô cùngquan trọng vì có kỹ năng nói tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc sau này.Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với chuyên ngành ngôn ngữ vì cáchoạt động học tập từ năm thứ 2 trở đi yêu cầu kỹ năng này phải ở mức tốt trởlên
Vlog (viết tắt của "nhật ký video" (Video log)) là nội dung xây dựng theođịnh dạng video có thể được chỉnh sửa hoặc chưa chỉnh sửa cảnh quay Môhình luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog sẽ tạo không gian thú vị vàsáng tạo cho người học vì người học phải quay video khi luyện nói tiếng Anh.Phương pháp thực hành luyện nói Vlog giúp cho người học có thể tự quan sátnét mặt, biểu cảm cùng với khẩu hình miệng qua video Từ đó, người học cóthể dễ dàng phát hiện lỗi sai và cải thiện kỹ năng nói của mình
Trang 11Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog được thựchiện dưới mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” giúp người tham gia thúc đẩy mốiquan hệ làm việc tốt giữa các thành viên Mọi người cùng luyện nói với nhau,cùng tìm ra lỗi sai và góp ý giữa các thành viên trong nhóm Vì vậy, mỗi thànhviên trong nhóm sẽ tiến bộ nhanh hơn vì mọi người cùng hỗ trợ nhau trong quátrình luyện nói Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” khuyến khích sự đổi mới và tưduy sáng tạo dựa trên tinh thần xây dựng và hỗ trợ lẫn nhau.
Xuất phát từ thực tế này, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Xây
dựng mô hình nhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog”, áp dụng với tham thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất và năm
hai, ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để đi sâunghiên cứu và thử nghiệm nhằm tìm phương pháp học tập tốt nhất cho các bạnsinh viên ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng, từ đó đưa ra những gợi ý hữu íchcho sinh viên các ngành Ngôn ngữ khác
Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình có phản hồi tốt từ các bạn tìnhnguyện viên tham gia đề tài, đồng thời mô hình cũng có thể được thử nghiệmsang các ngôn ngữ khác để nâng cao hiệu quả học tập, đặc biệt là giúp cảithiện kỹ năng nói của sinh viên chuyên ngữ tại trường HN một cách hiệu quảhơn
2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiê ̣n nhằm mục đích đánh giá, phân tích tính hiê ̣uquả mô hình NBCT từ đó gợi ý ứng dụng mô hình NBCT vào việc học tiếngAnh cho sinh viên chuyên ngữ tại trường Đại học Công nghiê ̣p Hà Nô ̣i, nhằmgiúp cải thiê ̣n kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên Để đạt được mục đích đã
đề ra, nhóm nghiên cứu từng bước thực hiê ̣n hóa các mục tiêu sau:
Tìm hiểu và phân tích Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng iếngAnh thông qua thực hành Vlog từ những nghiên cứu trong và ngoài nước
Áp dụng mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thựchành Vlog với tham thể nghiên cứu là sinh viên chuyên ngữ, năm thứ hai thứ và nămthứ 2, tại Trường ĐHCNHN
Trang 12 Đánh giá tính hiệu quả của mô hình trong việc áp dụng vào thực tế việc luyệnnói Tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ, năm thứ nhất và năm hai tại Trường Đại họcCông nghiệp Hà Nội.
Đưa ra gợi ý, đề xuất về mô hình tự rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho sinhviên chuyên ngữ nói riêng và người học tiếng Anh nói chung
Trang 133 Câu hỏi nghiên cứu
- Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thựchành Vlog” được xây dựng và áp dụng như thế nào?
- Hiê ̣u quả mà mô hình “Nhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng Anh thôngqua thực hành Vlog” mang lại cho sinh viên chuyên ngữ tại trường ĐHCNHNnhư thế nào?
4 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra nhóm nghiên cứu hoàn thành 3 nhiệm vụchính:
Phân tích mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thựchành Vlog
Áp dụng mô hình NBCT vào hoạt đô ̣ng group trên Facebook “Speaking – Tiếpbước tự tin”
Đánh giá hiê ̣u quả của mô hình học cho sinh viên chuyên ngữ năm 1, 2
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả của “Mô hìnhnhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog” Với phạm
vi của một đề tài sinh viên NCKH cấp trường và do thời gian không cho phépnên nhóm chỉ tập trung vào tham thể nghiên cứu là sinh viên chuyên ngữ năm
1 và sinh viên chuyên ngữ năm thứ 2 của trường ĐHCNHN
6 Cấu trúc của đê tài
Đề tài bao gồm 3 phần, 3 chương:
- 3 phần:
+ Phần mở đầu+ Phần nội dung+ Phần kết luận
- 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 14PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LY THUYẾT 1.1 Phương pháp học tiếng Anh qua mạng xã hội
Theo Natalia Brateiko (2020), việc tự học nói tiếng Anh qua các nền tảng trựctuyến đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng này của sinh viên.Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra các cách thực hiện việc học nói tiếng Anh qua cácnền tảng online hiệu quả Trong nghiên cứu, tác giả Natalia đã chỉ ra rằng xung quanhsinh viên có rất nhiều thiết bị có thể giúp thực hành kĩ năng nói một cách bài bản, thậmchí miễn phí Natalia đã đề xuất rất nhiều cách khác nhau sử dụng trong quá trình họcnói tiếng Anh như hát, tập thể dục với video tiếng Anh hay tự thu âm hoặc nhại lạigiọng trong các video tiếng Anh của người bản xứ, cho đến các cách học với ngườikhác như trò chuyện qua nền tảng mạng xã hội bằng tiếng Anh, hoặc là đăng tải vlogcủa mình lên mạng xã hội (MXH)
Nghiên cứu của Yosefina Rosdiana Su, Fatmawati, Ely Heldydiana Selamat(2019) khẳng định việc triển khai nhiều hoạt động nói tiếng Anh trên mạng xã hội sẽrèn luyện khả năng nói cho người học và phát triển bản thân khi giao tiếp một cáchtích cực
Trong nghiên cứu của mình, Amelia Sri Rahayu Vina Nurviyani (2018), đã chỉ ratầm quan trọng của việc thực hành luyện nói ngôn ngữ thông qua việc thực hiện cácVlog Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng Vlog có thể giúp những người tham gia cảithiện việc luyện nói cũng như phát triển kỹ năng này một cách rõ rệt Hơn nữa, họcsinh trở nên rất hứng thú và nhiệt tình hưởng ứng phương pháp học mới này bởi tínhthuận tiện và linh hoạt của nó Phương pháp này còn giúp người học trau dồi cho mìnhmột lượng không nhỏ kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm
Võ Hồ Minh Trinh và Trần Nguyễn Trí Dũng (2017), đã trình bày ý tưởng vềviệc sử dụng mô hình ‘đôi bạn học tập’ (learning pairs) ở bậc đại học nhằm tạo lập mộtmôi trường thuận lợi cho việc rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên và côngtác quản lý lớp học của giảng viên Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra một số vấn đề cầnquan tâm khi học ngoại ngữ theo từng cặp sinh viên, và từ đó nêu lên cách thức triểnkhai mô hình ‘đôi bạn học tập’ để có thể đạt được hiệu quả tối đa
Trang 15Hai tác giả Hoàng Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Hồng Vân (2020), trong nghiên
cứu về "Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng anh của sinh viên trường đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog" khẳng định rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo ngữ cảnh cho giảng dạy ngôn ngữgiúp tạo hứng thú,phát triển năng lực giao tiếp, mở rộng kiến thức cho sinh viên.Nghiên cứu còn có nhiều topic đa dạng với nhiều cấp độ như (1) Beginner, (2)Intermediate, (3) Advanced nhằm cải thiện sự thích ứng của người học Nghiên cứunày cũng đưa ra nhiều kết quả tích cực khi thử áp dụng mô hình Vlog với một nhómtham thể là sinh viên không chuyên tại trường Đại học Điện lực
Có một điểm chung trong các nghiên cứu nói trên là các tác giả đều chỉ ra điểmbất cập trong việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam về phương pháp, đội ngũ giảngdạy, phương tiện hỗ trợ và môi trường thực hành ngôn ngữ cho người học Việc ứng
dụng mô hình ‘đôi bạn học tập’ có thể giúp giải quyết những vấn đề này thông qua
việc hình thành một môi trường thực hành thực hiện trực tuyến nhằm tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho người học thực hành ngôn ngữ
Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy rằng trong bối cảnh nền giáo dục ViệtNam hiện nay, việc áp dụng mô hình hoạt động tự rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anhthông qua hình thức đôi bạn học tập và khai thác mạng xã hội để thực hành nói tiếngAnh đã cho thấy những hiệu quả nhất định Phương pháp này đã mang lại kết quả đáng
kể, thiết thực cho người học trong việc phát huy tính chủ động và khả năng phối hợpgiữa người học với người học Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những mặthạn chế của mô hình này như phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị điện tử, kết nốiinternet, người học dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố bên lề khi tham gia mạng xã hội Có thể khẳng định rằng việc thực hành Vlog để rèn luyện khả năng nói tiếng Anh
đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên trong và ngoài nước Các kết quảnghiên cứu cho thấy tín hiệu khá tích cực: khẳng định tính hiệu quả của mô hình tự rènluyện khả năng nói tiếng Anh thông qua khai thác MXH và thực hành Vlog
Võ Hồ Minh Trinh và Trần Nguyễn Trí Dũng (2017), đã nêu ra ý tưởng về môhình ‘đôi bạn học tập’ (learning pairs) ở bậc đại học nhằm tạo lập một môi trườngthuận lợi cho việc rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên và công tác quản lý
Trang 16lớp học của giảng viên Nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình “Đôi bạn cùng tiến” vàphát triển mô hình “Nhóm bạn cùng tiến”
Về cơ bản, mô hình “ nhóm bạn cùng tiến” (NBCT) có thể được hiểu đơn giản làviệc các sinh viên xếp thành từng nhóm ngay từ đầu của mỗi khóa học Nhóm có thể daođộng từ 3-6 người để đảm bảo tính hiệu quả Để xếp nhóm phù hợp thì trưởng nhóm cũng
sẽ dựa theo các tiêu chí nhất định cũng như những điểm tương đồng của các thành viêntrong nhóm Việc triển khai hình thức NBCT giúp tăng hiệu quả làm việc trong lớp cũngnhư cải thiện các kỹ năng cho từng thành viên, đặc biệt là kỹ năng nói
Trong mô hình NBCT, nhóm nghiên cứu đã đề ra 3 mục tiêu cụ thể giúp mô hìnhhọc tập đạt được thành công:
- Mục tiêu 1: Giai đoạn sơ cấp (Beginner level): được xây dựng, thiết kế nhằm
giúp người tham gia có thể sử dụng từ vựng hàng ngày để giao tiếp những cuộc hộithoại cơ bản
- Mục tiêu 2: Giai đoạn trung cấp (Intermediate level): được xây dựng, thiết
kế nhằm giúp người tham gia tập luyện và cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp được kèm vàotrong những chủ đề khó
- Mục tiêu 3: Giai đoạn cao cấp (Advanced level): được xây dựng thiết kế
nhằm giúp người tham cải thiện phản xạ nói tiếng Anh tập luyện và cải thiện vốn từvựng, ngữ pháp được kèm vào trong những chủ đề khó
1.2.2 Xây dựng nhóm “Speaking – Tiếp bước tự tin” cải thiện kỹ năng nói tiếng
Anh thông qua thực hành Vlog
Thay vì sử dụng phương pháp học tiếng Anh truyền thống tiếp thu từ giáo viên làchủ yếu, người học có thể áp dụng những hình thức tự học tập theo nhóm nhỏ nhằm tối
ưu hóa thời gian học tập của mình, đồng thời tạo ra sự sinh động trong loại hình luyệntập nói tiếng Anh Mô hình NBCT có thể được áp dụng hiệu quả không chỉ trong cácgiờ học trên lớp mà còn cả bên ngoài lớp học Bời vì sự phát triển ngôn ngữ đòi hòiphải học tập tích cực lâu dài và nghiêm túc mọi lúc mọi nơi NBCT có thể được xemnhư một mô hình hiệu quả cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình nói riêng và kỹnăng giao tiếp nói chung, thông qua các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau
Về cơ bản, NBCT có thể được xem như một mô hình học nhóm hiệu quả có thểáp dụng được ở nhiều bậc học, đặc biệt phù hợp với ở bậc đại học vì ở bậc học nàyngười học cần phát huy khả năng tự học của mình, trên cơ sở hình thành các nhóm học
Trang 17tập từ đầu mỗi khóa học, người học có thể học tiếng Anh thông qua các hình thức vàphương tiện mở rộng khác
Người học có thể tự xây dựng nhóm thực hành Vlog trên các trang mạng xã hộinhư facebook, instagram, twitter v.v Dưới đây là một ví dụ về nhóm thực hành Vloglập trên nền tảng trang mạng xã hội facebook nhóm nghiên cứu đã sử dụng
Trong chương I: Tổng quan cơ sở lý thuyết, nhóm NCKH đã nêu ra các phươngpháp học tiếng Anh qua mạng xã hội Các nghiên cứu đã chỉ ra các cách thực hiện việchọc nói tiếng Anh qua các nền tảng online hiệu quả Khái quát về mô hình “NBCT”luyện nói tiếng Anh thông qua khái niệm cùng với 3 mục tiêu chính đã đề ra: Giaiđoạn sơ cấp, giai đoạn trung cấp, giai đoạn cao cấp Xây dựng nhóm “Speaking – Tiếpbước tự tin” cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog Mô hìnhNBCT có thể được áp dụng hiệu quả không chỉ trong các giờ học trên lớp mà còn cảbên ngoài lớp học
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có bề dày lịch sử hơn 120 năm xây dựng vàphát triển, tiền thân là hai trường: Trường Chuyên nghiệp Hà Nội (thành lập năm1898) và Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng (thành lập năm 1913) Qua nhiều lần sápnhập, đổi tên, nâng cấp từ trường Trung học Công nghiệp I lên Trường Cao đẳng Công
Trang 18nghiệp Hà Nội và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trải qua hơn 120 năm, ở giaiđoạn nào, Trường cũng luôn được đánh giá là cái nôi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộkinh tế hàng đầu của cả nước, nhiều cựu học sinh của Trường đã trở thành lãnh đạocấp cao của Đảng, Nhà nước đã đi vào lịch sử như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn ThanhBình, Phạm Hồng Thái, Lương Khánh Thiện ; Nhiều cựu học sinh, sinh viên trởthành các cán bộ nòng cốt, nắm giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà nước, các
Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương
Tháng 12/2021, Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã banhành Nghị quyết thành lập Trường Ngoại ngữ-Du lịch trên cơ sở sáp nhập và phát triển
từ khoa Ngoại ngữ và khoa Du lịch Trường Ngoại ngữ - Du lịch (tên tiếng Anh làSchool of Languages and Tourism - viết tắt SLT) là trường đầu tiên được thành lậptrong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với mục tiêu phát huy mô hình quản trịmới, tăng tính tự chủ, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học,thạc sĩ, tiến sĩ các ngành ngôn ngữ, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lựcchất lượng cao trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng
Ngành Ngôn ngữ Anh trình độ Cử nhân do khoa Ngôn ngữ Anh phụ trách đàotạo Mỗi khóa của ngành Ngôn ngữ Anh được phân chia làm 7 đến 8 lớp lớp nhỏ Sĩ sốcủa từng lớp dao động từ 25-30 sinh viên Sinh viên khóa 15, 16 ngành ngôn ngữ Anh
là 180-200 sinh viên mỗi khóa Theo kết quả thi tuyển sinh đầu vào, trình độ tiếng Anhcủa sinh viên năm nhất và năm hai tương đối tương đồng, đạt mức từ B1 đến B2 theokhung tham chiếu Châu Âu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp: nghiêncứu định tính (gồm phân tích dữ liệu từ quan sát, phỏng vấn) và nghiên cứu định lượng(bảng hỏi, thống kê dữ liệu) để nghiên cứu mô hình NBCT luyện nói tiếng Anh Đồngthời nhóm thiết kế hoạt động triển khai theo từng giai đoạn, kiểm nghiệm chất lượng
và hiệu quả của các hoạt động xây dựng, thiết kế, áp dụng theo từng mục tiêu cụ thể
2.3 Công cụ nghiên cứu
2.3.1 Phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến (Survey questionnaire)
Sau khi nhóm nghiên cứu triển khai giai đoạn thử nghiệm mô hình với 8 tuần,nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát trực tuyến được thiết kếtrên tiện ích Google Forms Phiếu thăm dò hỏi này nhằm khảo sát về tính hiệu quả của
Trang 19mô hình Nhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng anh qua thực hành Vlog Cấu trúc củaphiếu khảo sát bao gồm 3 nội dung chính:
Thông tin cá nhân cơ bản của sinh viên tham gia khảo sát
Quan điểm , đánh giá của sinh viên tham gia trong suốt 3 giai đoạn của dự án
Đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia đối với dự án (tính theo thangđiểm từ 1-5) tăng dần về mức độ hài lòng
Cấu trúc bảng câu hỏi điều tra - thăm dò ý kiến dành cho 3 mục tiêu được chiathành 3 phần với 3 nô ̣i dung trọng tâm:
➔ Thông tin cơ bản cá nhân của sinh viên tham gia khảo sát
➔ Quan điểm, đánh giá của sinh viên về các hoạt đô ̣ng triển khai theo từng mục tiêu
➔ Quan điểm, đánh giá chung của sinh viên về hiê ̣u quả của mô hình NBCT
2.3.2 Quan sát (Observation)
Bên cạnh việc thăm dò ý kiến chủ quan từ người tham gia, nhóm nghiên cứucũng đã tiến hành quan sát trực tiếp quá trình tham gia dự án trong vòng 8 tuần của cáctình nguyện viên Sau đó tiến hành đánh giá dựa trên các tiêu chí:
Số lượng thành viên tham gia qua các giai đoạn
Thái độ và sự hợp tác của các tình nguyện viên với nhóm tác giả
Sự tiến độ về kỹ năng nói của TNV qua các giai đoạn
Kết quả của phương pháp quan sát được kết hợp với kết quả của phiếu khảo sát
để có số liệu khách quan nhất
2.3.3 Phỏng vấn (Interview)
Để làm sáng tỏ nguồn thông tin thu được từ bảng câu hỏi điều tra - thăm dò ýkiến và quan sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp mô ̣t sốsinh viên sau khi mô hình kết thúc hoạt động Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế,phát triển theo loại phỏng vấn bán cấu trúc dựa theo danh mục các câu hỏi đã được đềcập đến trong bảng câu hỏi khảo sát theo từng mục tiêu
2.3.4 Quy trình nghiên cứu
Quy trình thu thập dữ liệu được tiến hành qua 3 giai đoạn:
➔ Giai đoạn 1: Nghiên cứu phân tích tài liệu, cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
➔ Giai đoạn 2: Tiến hành áp dụng thử nghiệm mô hình trong 8 tuần và
➔ Giai đoạn 3: Thu thập dữ liệu phản hồi của sinh viên bằng việc sử dụng cáccông cụ nghiên cứu: bảng câu hỏi khảo sát ý kiến, quan sát, phỏng vấn
Trang 20 Giai đoạn 4: Xử lý và phân tích dữ liệu, tìm ra kết quả và thảo luận
2.4 Phân tích, xử lý dữ liê ̣u
Dữ liệu thu về từ công cụ bảng câu hỏi điều tra - thăm dò ý kiến được nhómnghiên cứu sử dụng phần mềm trang tính Excel để xử lý thành dạng số liệu theo tỷ lệphần trăm, giá trị trung bình Dữ liệu từ phỏng vấn được gỡ băng và phân tích theo chủ
đề Dữ liệu từ các nguồn khác nhau sau khi được phân tích độc lập sẽ được tổng hợp
và đối chứng theo ba gia đoạn thực hiện mô hình gồm: (i) Giai đoạn sơ cấp , (ii) Giai đoạn trung cấp, (iii) Giai đoạn cao cấp Số liệu được trình bày theo hình thức biểu đồ
hoặc bảng thống kê nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra kết quả, trảlời cho câu hỏi nghiên cứu
Trang 21CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả mục tiêu 1: Giai đoạn sơ cấp
Biểu đồ 3-1: Kết quả đánh giá sự tiến bộ của sinh viên qua giai đoạn sơ cấp
Kết quả, dữ liê ̣u trong biểu đồ trên cho thấy 100% sinh viên tham gia hoạtđộngvà trả lời khảo sát đều đã làm quen được với nhiều người bạn mới Kết quả đánhgiá chung của các TNV về giai đoạn Sơ cấp được thể hiện qua biểu đồ tròn trích từbảng câu hỏi khảo sát khảo sát được thể hiện một cách tích cực Cụ thể, 76% sinh viênnhận thấy sự tự tin của mình đã được cải thiện thông qua giai đoạn 1 Sinh viên đã chothấy sự tự tin khi nói trước camera, 14% sinh viên nhận thấy sự trôi chảy và lưu loátcủa mình được cải thiện, và có 10% sinh viên nhận thấy từ vựng, ngữ pháp của mìnhđược cải thiện Những từ vựng và cấu trúc được cung cấp đã giúp cho các bạn TNV cóthêm thông tin để bổ sung cho video của mình tốt hơn
Trang 22Biểu đồ 3-2: Kết quả đánh giá sự hứng thú của TNV thông qua giai đoạn sơ cấp
Sau hai tuần triển khai giai đoạn Sơ cấp, nhiều TNV tỏ ra rất hứng thú với giaiđoạn Cụ thể như sau: 60% TNV hứng thú với các chủ đề (topic) mà các trưởng nhóm(leaders) đưa ra, 20% TNV hứng thú với bộ hướng dẫn, 10% TNV hứng thú khi đượclàm việc nhóm và 10% TNV hứng thú với những phản hồi, nhận xét đến từ nhóm cácleaders
Bên cạnh đó, dựa vào quá trình quan sát sự tương tác giữa các TNV trongnhóm hoạt động, nhóm nghiên cứu nhận thấy các TNV rất tích cực sôi nổi đóng góp
ý kiến, đưa ra quan điểm khác nhau trong cùng một chủ đề
Nhóm NCKH tiến hành quan sát các TNV trong quá trình quan sát hoạt động
mô hình, các TNV đã có những ý kiến đóng góp tích cực Sinh viên 1 cho biết “Bêncạnh những tài liệu nhóm NCKH cung cấp cho các TNV tham khảo, nhóm NCKHnên quay những video mẫu để giúp TNV hình dung rõ hơn hình thức quay videodưới dạng Vlog Ngoài ra, sinh viên 2 cho biết: “Trong giai đoạn sơ cấp, các TNVtiến hành quay video cá nhân Do đó, các TNV chưa được tương tác nhiều với cácbạn khác trong nhóm Nhóm NCKH có thể tổ chức những buổi thảo luận giữa cácbạn trong cùng nhóm để cùng nhau đưa ra quan điểm và góp ý, bổ sung lẫn nhau.”
Trang 233.2. Kết quả mục tiêu 2: Giai đoạn trung cấp
Biểu đồ 3-3: Kết quả khảo sát sự cải thiện của TNV sau giai đoạn trung cấp
Nhìn chung, sau khi thực hiện giai đoạn Trung cấp, các TNV cho biết các bạnsinh viên đã cải thiện được một số kĩ năng của mình Cụ thể, 61% TNV tham gia đã cósự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng nói tiếng Anh, trong đó 22% sinh viên nhận thấy mình đãcó sự tự tin hơn trong giao tiếp Khoảng 17% sinh viên đã cải thiện được phần ngữpháp của mình thông qua giai đoạn 2 của dự án lần này
Trang 243.3. Kết quả mục tiêu 3: Giai đoạn cao cấp
Biểu đồ 3-4: Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của format giai đoạn cao cấp
Sự hài lòng về buổi hoạt động của giai đoạn cao cấp được thể hiê ̣n mô ̣t cách rõ nét quabiểu đồ 3-4 Cụ thể, phần lớn sinh viên đều cảm thấy thú vị hoă ̣c bình thường với tỷ lê ̣ là52,9% và 41,2% , số ít còn lại là cảm thấy mô hình của giai đoạn cao cấp nhàm chán Yêucầu của giai đoạn cao cấp là người tham gia phải thực hiện quay Vlog theo Podcast Đa sốTNV cảm thấy Podcast khá bổ ích và thú vị, làm tăng sự tương tác giữa thành viên trongnhóm dưới sự kết hợp 1 MC và 2 khách mời trong video
Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện của TNV khá rõ thông qua cả 3 giaiđoạn: sơ cấp, trung cấp và cao cấp Đối với giai đoạn sơ cấp, thời gian đầu TNV phảilàm quen với mô hình hoạt động “NBCT” luyện nói tiếng Anh thông qua thực hànhVlog Trải qua 2 tuần hoạt động của giai đoạn sơ cấp, gần 80% TNV cải thiện được sựtự tin trong kỹ năng nói Tiếp đến là cải thiện sự trôi chảy, lưu loát và vốn từ vựng vàngữ pháp cũng được trau dồi đa dạng hơn
Tiếp theo, chuyển sang giai đoạn trung cấp: Với sự hỗ trợ của các trưởng nhómcùng với các chủ đề đa dạng cho các nhóm thực hiện, bộ hướng dẫn chi tiết, TNV tiếptục cải thiện kỹ năng nói đặc biệt thể hiện ở sự tự tin, nâng cao về từ vựng và ngữpháp TNV đã chú trọng và biết cách linh hoạt trong sử dụng từ vựng và ngữ pháptrong bài nói tiếng Anh của mình
Cuối cùng, giai đoạn cao cấp là sự kết hợp giữa 2 giai đoạn sơ cấp và trung cấp,giúp cho TNV củng cố được kỹ năng và kiến thức được rèn luyện Trong giai đoạn
Trang 25này, TNV được tham gia thử nghiệm quay video dưới dạng Podcast Thông qua kếtquả phân tích, 1 phần nhỏ các TNV cảm thấy chưa thực sự hứng thú với hình thứcquay video dưới dạng Podcast Nhóm NCKH sẽ cùng bàn luận và tìm ra cách khắcphục và các hình thức quay video sáng tạo khác.
Như vậy, thông qua nguồn dữ liê ̣u, kết quả phân tích tổng hợp từ các công cụ:bảng câu hỏi khảo sát - thăm dò ý kiến phỏng vấn, quan sát các hoạt đô ̣ng triển khaiqua từng tuần hoạt động, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được những phản hồi tích cực,phù hợp với tâm tư nguyê ̣n vọng của sinh viên, thỏa mãn các yêu cầu tiêu chí của 3mục tiêu của viê ̣c mô hình “NBCT” luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog đã
đề ra: (1) Giai đoạn sơ cấp; (2) Giai đoạn trung cấp; (3) Giai đoạn cao cấp
Trang 26KẾT LUẬN
1 Kết luận
Quá trình thực hiê ̣n đề tài nghiên cứu mă ̣c dù có gă ̣p phải mô ̣t số khó khăn trongquá trình triển khai áp dụng hoạt đô ̣ng do tình hình dịch COVID - 19; sự thay đổitrong triển khai các hoạt động của group “Speaking – Tiếp bước tự tin” song nhìn lại
mô ̣t cách tổng thể, nghiên cứu này đã trả lời đầy đủ hai câu hỏi nghiên cứu: (1) Mô hình
“NBCT luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog” được xây dựng và áp dụng như thế nào? và (2) Hiệu quả mà mô hình NBCT mang lại cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh năm 1,2 tại trường ĐHCNHN như thế nào? Đồng thời nhóm đã hoàn thành các nhiệm vụ
nghiên cứu gồm (1) Phân tích mô hình NBCT luyện nói tiếng Anh; (2) Áp dụng mô hìnhNBCT vào hoạt đô ̣ng của Facebook Group “Speaking – Tiếp bước tự tin” tại trườngĐHCNHN; (3) Đánh giá hiê ̣u quả của mô hình NBCT luyện nói tiếng Anh
Vê mô hình Nhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng Anh:
Mô hình NBCT được xây dựng, thiết kế dựa trên 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn
sơ cấp; (2) Giai đoạn trung cấp; (3) Giai đoạn cao cấp
Vê hiê ̣u quả mà mô hình Nhóm bạn cùng tiến luyện nói tiếng Anh:
Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” đã đem lại mô ̣t số hiê ̣u quả nhất định như sau:
- Đối với group “Speaking – Tiếp bước tự tin” : mô hình NBCT đã góp phần
quan trọng trong phần định hình cấu trúc nô ̣i dung để group hoạt động hiệu quả và bổích Các thành viên trong group đã có cơ hội được rèn luyện khả năng làm việc nhómcũng như cải thiện các kỹ năng edit video, quay Vlog một cách chuyên nghiệp
- Đối với các trưởng nhóm (Leaders): Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện
nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, vì vậynhóm nghiên cứu đề xuất các bạn với vai trò là “Leaders” nên thiết kế chương trìnhsinh hoạt triển khai theo 3 mục tiêu, áp dụng các hoạt động đề xuất trong bộ tài liệuđính kèm trong phụ lục Ngoài ra, đội ngũ các Leaders của group “Speaking - tiếpbước tự tin” cũng nên áp dụng, sử dụng mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nóitiếng Anh thông qua thực hành Vlog giúp cho group ngày một phát triển, thu hút đượcsự tham gia của nhiều sinh viên trong và ngoài trường
- Đối với các thành viên nhóm (Members): mô hình Nhóm bạn cùng tiến học
tiếng Anh đã giúp các bạn member học được không chỉ các kiến thức, cách xử lý các
Trang 27tình huống tiếng Anh cơ bản và nâng cao, mà thậm chí còn tăng thêm động lực cho cácbạn dễ dàng thích nghi với các môi trường nói tiếng Anh khác nhau và đa dạng hơn
2 Đê xuất và kiến nghị
Với những nỗ lực, cố gắng thực hiê ̣n hoàn thành đề tài nhóm nghiên cứu có mô ̣t
số đề xuất và kiến nghị như sau:
- Đối với đội ngũ các trưởng nhóm (leaders) trong group “Speaking - tiếp bước
tự tin”:
Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog
đã giúp các leaders học được cách quản lý, dẫn dắt, định hướng nhóm, gắn kết cácthành viên trong nhóm tốt hơn
- Đối với thành viên trong group “Speaking – Tiếp bước tự tin”:
Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog
đã giúp các bạn thành viên tham gia học được không chỉ các kiến thức, nội dung tiếngAnh do nhóm các leaders cung cấp mà còn là các kỹ năng mềm ví dụ như: kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, và các kỹ năng xã hội khác
- Đối với Khoa Ngôn ngữ Anh
Mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thực hành Vlog đãđược chứng minh có hiệu quả tích cực Do vậy nhóm nghiên cứu kiến nghị khoa Ngônngữ Anh áp dụng mô hình “Nhóm bạn cùng tiến” luyện nói tiếng Anh thông qua thựchành Vlog như là một hoạt động bổ trợ trong quá trình giảng dạy tiếng Anh của khoa
Mô hình này vừa giúp các bạn sinh viên tăng sự đoàn kết, tinh thần hợp tác khi làmviệc nhóm, đồng thời nâng cao sự tự tin trong kỹ năng nói tiếng Anh
- Đối với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:
Có thể thấy, mô hình này mang lại hiệu quả tích cực đến các TNV chuyên ngànhNNA Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn Ban Giám Hiệu trường ĐHCNHNcó thể xem xét và triển khai mô hình này không chỉ với các sinh viên khoa Ngôn ngữAnh mà còn đối với các sinh viên các khối không chuyên ngữ vì đối với các sinh viênkhối không chuyên kỹ năng nói tiếng Anh cũng là một kĩ năng vô cùng thiết yếu
Trang 28TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bắc V.Đ & Hương L.M & Hạnh H.T.H (2018) Sử dụng hoạt động nhóm để nâng
cao kỹ năng nói cho sinh viên chuyên ngữ năm nhất trường Đại học Sư phạm –
Đại học Thái Nguyên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
20(6), 75-79
[2] Hoàng Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Hồng Vân (2020), Các bước nâng cao kỹ năngnói tiếng anh của sinh viên trường đại học Điện lực thông qua thực hành Vlog
(Đề tài NCKH cấp trường, trường Đại học Điện lực)
[3] Natalia Brateiko (2020) “Speaking English, Digital means for learning from
home” Journal Quarterly, vol 2, 24-36
[4] Su, Y., & Fatmawati, F (2019) Fostering Students' Self-Esteem in Speaking by Extending Speaking Activities in Social Media Pedagogy Journal Of English Language Teaching, 7 (254), p.11-18.
[5] Trinh V.H M & Dũng T.N.T (2017) Sử dụng mô hình Đôi bạn học tập nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học tiếng anh trong bối cảnh hội nhập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 14(7) 91-98
[6] V Nurviyani, AS Rahayu (2018) A Study of Students’ Speaking Skill Through Vlog Journal of English Pedagogy Linguistics Literature and Teaching, vol 3,
P.115-117
[7] Thuân L.T (2020) Hiệu quả của làm việc nhóm trong dạy và học kỹ năng nói Tiếng Anh cho học viên tại Học viện Hành chính Quốc Gia Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên 7, 225
[8] Yosefina Rosdiana Su, Fatmawati, Ely Heldydiana Selamat (2019) “Fostering Students’ Self-Esteem in Speaking by Extending Speaking Activities in Social Media”.
St Paul Ruteng University
Trang 29PHỤ LỤC A PHIẾU KHẢO SÁT – THĂM DÒ Y KIẾN PHIẾU KHẢO SÁT MỤC TIÊU
1
Trang 32PHIẾU KHẢO SÁT MỤC TIÊU 2