Bản đồ vị trí thành phố Đà Nẵng ở Việt NamHình 4.. Nơi đây có rất nhiều nền văn hóa, các công trình, địa danh đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế gi
PHẦN MỞ ĐẦU
Vai trò và vị trí học phần tuyến điểm du lịch Việt Nam
Việt Nam là đất nước có rất nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam lại vinh dự được tổ chức World Travel Awards (WTA-Giải thưởng Du lịch Thế giới) bình chọn ở ba hạng mục là Điểm đến
Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á Tuy nhỏ bé nhưng tiềm năng du lịch của Việt Nam lại rất lớn Nơi đây có rất nhiều nền văn hóa, các công trình, địa danh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới. Để trải nghiệm hết các điểm du lịch nổi tiếng tại các vùng miền Bắc, Trung, Nam thì học phần tuyến điểm du lịch sẽ giúp bạn xác định được các vị trí đó trên bản đồ để lên hành trình và khám phá.
Học phần Tuyến điểm du lịch Việt Nam là học phần nằm trong hệ thống các môn cơ sở của ngành Du Lịch Môn học cung cấp cho người đọc những kiến thức về điểm, tuyển du lịch trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo các vùng du lịch Trên cơ sở đó góp phần cho người học hình thành được những kiến thức làm cơ sở phục vụ cho môn học khác, điều hành, quản lý hoạt động du lịch, khả năng phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch nói chung và của Việt Nam nói riêng Đặc biệt đối với nghề hướng dẫn viên du lịch thì vai trò và vị trị của học phần tuyến điểm du lịch không thể phủ nhận được nó như là một cuốn sách thu nhỏ để đưa các du khách đi đến mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh đẹp và qua đó làm nên các bài thuyết minh hay và đặc sắc.
Khái quát về thành phố
Hình 3 Bản đồ Thành phố Đà Nẵng
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn và trong dư ba của lịch sử Đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
Ngược dòng lịch sử, trước năm 1403, Đà Nẵng thuộc vương quốcChămpa Nhưng đến năm 1403, Hồ Quý Ly đánh và buộc Chămpa phải nhường phần lãnh thổ này Vua Chiêm dâng đất Chiêm Động- Quảng Nam bây giờ Nhưng Hồ Quý Ly bắt dâng thêm Cổ Lũy, rồi chia làm 4 châu:Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa Nguyễn Cảnh Chân chịu trách nhiệm trông coi và
Tông tổ chức lại Ông tổ chức đạo Thừa Tiên ở Quảng Nam Tên Quảng Nam có từ đây Quảng có nghĩa là rộng bao la, Nam tức là đất phía Nam của Đại Việt Vào thế kỷ thứ XVI, người Bồ Đào Nha đến đây và cửa Hàn được gọi là Đà Nẵng Trước thời Minh Mạng gọi là xứ Quảng Nam, trấn Quảng Nam, dinh Quảng Nam Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng vào ngày 1/9/1858, họ đã đặt cho Đà Nẵng cái tên gọi là Tourane Năm 1888 Paul Peau toàn quyền Pháp chỉ định thành lập thành phố Đà Nẵng độc lập tách ra tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng Đến thế kỷ XIX do Hội An bị thu hep dần, Đà Nẵng ngày càng phát triển và trở thành trung tâm thương nghiệp và là một thương cảng miền Trung, Đà Nẵng trở thành thành Thái Phiên Thái Phiên ở huyện Hoà Vang tham gia phong trào Duy Tân hội, cùng vua Duy Tân, Trần Cao Vân chống Pháp Sau khi cuộc khỡi nghĩa bị bại lộ Vua Duy Tân bị đày sang Reunion, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị chém đầu ở cửa An Hoà phía Bắc thành phố Huế Tháng 8/1945, Nhật trao Đà Nẵng cho chính quyền Việt Nam Năm
1962 Pháp chia ra làm hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín Năm 1975 hai tỉnh này sát nhập thành tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng Tháng 1/1997, Trung Ương có chỉ thị tách thành phố Đà Nẵng (có cả huyện Hoà Vang) trực thuộc Trung Ương.
Là thành phố cảng lớn thứ ba và cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha(1.248,88 km 2 ), trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha Thành phố có 6 quận là Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và CẩmLệ; có hai huyện Hòa Vang và quần đảo Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha) Hoàng Sa cách Đà Nẵng 170 hải lý, gồm 120 đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 305km 2 Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh ThừaThiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Đà Nẵng là cửa ngõ thông thương với bên ngoài không chỉ của đất miền Trung, mà Lào cũng từng quá cảnh để xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển Đà Nẵng có 3 mặt được biển bao quanh và có núi bao bọc Trước mặt là núi Sơn Trà cao 693m, sừng sững như một bức tường thành ngăn chặn sóng to gió lớn Núi Sơn Trà còn gọi là núi Khỉ, trên có căn cứ quân sự Mỹ để bảo vệ thành phố trong chiến tranh Vì vậy Đà Nẵng là một cảng kín gió, nên vịnh chính được gọi là Vịnh sông Hàn, ngày nay đã được đổi tên thành cảng Đà Nẵng Đà Nẵng nằm bên bờ sông Hàn, một thời Đà Nẵng được đặt tên là Cửa Hàn, có cả Chợ Hàn và Sông Hàn.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững Với vị trí chiến lược của mình, Đà Nẵng là một Trung tâm phong cách sống quốc tế và Trung tâm dịch vụ cho miền Trung Việt Nam và khu vực Đông Dương
Nhắc đến Đà Nẵng là phải nhắc đến cảnh đẹp hoang sơ, quyến rũ của thiên nhiên, điều này luôn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng Thành phố cũng là địa điểm du lịch thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế như Bà Nà Hills, Bán đảo sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, bãi biển Mỹ Khê, Non Nước,…Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba
Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. tích và của những danh lam thắng cảnh Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng Thành phố này có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao Đặc biệt nó còn mang cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc … Đến Đà Nẵng du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bãi biển Song bên cạnh đó du khách cũng có thể tận hưởng hưởng những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4-5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa…
Tính đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nhiều dự án du lịch được cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD Trong đó, nhiều dự án thu hút nhiều tập đoàn lớn như Vina Capital, Indochina Capital,… đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp …
Không chỉ vậy, người dân xứ Đà thành cũng vô cùng thân thiện, tốt bụng Những con người chịu thương chịu khó, nét mặt rạng rỡ, nụ cười thân thiện, toát lên cái vẻ chân chất, hiền lành mà thẳng thắn Đặc biệt là giọng nói chẳng lẫn đi đâu được, mới đầu nghe một hai lần nhiều người chẳng thể hiểu nổi họ đang nói gì nhưng khi nghe nhiều rồi lại thấy cực kỳ thú vị và bị thu hút bởi giọng nói xứ Đà.
Cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, cuộc sống phát triển vượt trội đi kèm theo đó là môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nặng nề Nhưng ở ĐàNẵng lại chứng minh điều ngược lại Dù thành phố có phát triển đến đâu,những công trình kiến trúc liên tục xuất hiện, các xí nghiệp mọc lên khá nhiều nhưng môi trường nơi đây vẫn ít bị ô nhiễm và giữ vững vị thế thành phố sạch đẹp nhất nước ta.
Với những điểm nổi bật đó mà không ai không mong muốn đến thành phố này một lần để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà khó nơi nào có thể sở hữu được Thành phố Đà Nẵng quả thực thật xứng đáng với danh hiệu thành phố đáng sống.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
Họ và tên các thành viên trong nhóm:
4 Triệu Thị Thu Thuỷ MSSV: 2021602157
6 Lê Thị Bích Hồng MSSV: 2021600327
Ngày Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu tiềm năng du lịch của tỉnh/thành phố …
Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tiềm năng du lịch của tỉnh/thành phố …
Nghiên cứu hệ thống điểm, tuyến du lịch của tỉnh/thành phố …
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu về hệ thống điểm/tuyến du lịch của tỉnh/thành phố ….
- Định vị các điểm, tuyến này trên bản đồ12/11/2022 Nghiên cứu 6 chương trình Nghiêm cứu các tiềm năng du lịch để thấy
15/11/2022 du lịch đặc sắc của tỉnh/thành phố…. được các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh/thành phố … từ đó hình thành ý tưởng về
6 chương trình du lịch đặc sắc tại tỉnh/thành phố này
Tổng hợp và hoàn thiện bản báo cáo
Chỉnh lại các bản word của thành viên nhóm, đưa ra, tổng hợp lại phần ý kiến, đánh giá chung của nhóm,… từ đó hoàn thiện bài báo cáo.
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊNThS Nguyễn Thị Bích Ngọc
KIẾN THỨC LĨNH HỘI
Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
2.1.1 Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanmar.
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km 2 ),trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha
Hình 2 Các thành phố chính và kết nối trong Đà Nẵng mở rộng
Thành phố có 06 quận và 2 huyện (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha):
Quận Hải Châu Quận Cẩm Lệ
Quận Thanh Khê Quận Liên Chiểu
Quận Ngũ Hành Sơn Quận Sơn Trà
Huyện Hòa Vang Huyện đảo Hoàng Sa Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 74 km, có vịnh nước sâu với cảng biểnTiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển du lịch sôi động và bền vững.
Khả năng tiếp cận nội tỉnh: Dễ, do bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có lợi về khí hậu
Khả năng tiếp cận liên tỉnh:
Hình 3 Bản đồ vị trí thành phố Đà Nẵng ở Việt Nam
Thuận lợi, do điều kiện giao thông khá phát triển cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy và đường sắt Nhiều dự án lớn về kết cấu hạ tầng đã và đang được triển khai như xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân - một trong mười công trình đường hầm lớn nhất Đông Nam Á nối Huế với ĐàNẵng; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Khu kinh tế mở Chu Lai(Quảng Nam); Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) gắn với phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu; Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); nâng cấp và mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng… Hơn nữa, vị trí địa lý thuận lợi – nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam. Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, tiếp đó là Quảng Ngãi Cùng nhau phát triển, bốn tỉnh – thành phố này tạo thành vùng Đà Nẵng mở rộng với tổng dân số khoảng 5,8 triệu người.
Khả năng tiếp cận quốc tế:
Hì nh 4 Các nút đô thị trong bán kính 300 km quanh Đà Nẵng
Khả năng tiếp cận quốc tế khá thuận lợi vì đây là cửa ngõ ra biển Đông của Lào, Campuchia và Thái Lan.
Hiện nay, hệ thống đường bộ trên lãnh thổ Lào, Thái Lan và tuyến đường bộ từ Đà Nẵng đến Savanakhet đã hoàn tất Chiếc cầu quốc tế thứ hai bắc qua sông Mê Kông được hoàn thành vào cuối năm 2006 tạo thụân lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách bằng đường bộ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và ngược lại Đà Nẵng không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.
Hình 5 Cảng biển trong Đà Nẵng mở rộng
Cảng Đà Nẵng được xác định là một trong những trọng điểm của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở
Hệ thống cảng biển gắn với dịch vụ logistics được xác định là một trong 5 mũi nhọn kinh tế đã được nêu trong Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Cảng Liên Chiểu là dự án nằm trong Đề án Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cảng Liên Chiểu có tổng vốn đầu tư (dự kiến) là 7.378,1 tỷ đồng Trong đó, nhà nước đầu tư 3.426,3 tỷ đồng, tư nhân đầu tư 3.951,8 tỷ đồng Dự án có phân kỳ đầu tư từ 2020 – 2025.
2.1.2 Tiềm năng du lịch tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400m), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn đồng thời cũng là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
2.1.2.2 Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12 Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 0 C , cao nhất là vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28 0 C-30 0 C Và nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12,
1, 2 trung bình từ 18 0 C-23 0 C, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 0 C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67% - 87,67% Ngược lại, thấp nhất vào các tháng 6, 7 với độ ẩm trung bình 76,67% - 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình chỉ khoảng 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
2.1.2.3 Thủy văn a) Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 74 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ Mặt khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km 2 và sở hữu nhiều các động vật biển phong phú với trên 266 giống loài Trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của
Bộ Thuỷ sản) Thủy hải sản được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên
200m (chiếm 20,6%) Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 - 200.000 tấn hải sản các loại. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước,
Tuyến điểm du lịch của thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Điểm du lịch quốc gia, điểm du lịch cấp tỉnh
2.2.1.1 Điểm du lịch quốc gia a) Điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn
Hình 13 Điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn
Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (gọi tắt là danh thắng Ngũ Hành Sơn) nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km
Phía Đông giáp biển Đông;
Phía Tây giáp sông Cổ Cò;
Phía Bắc và Nam giáp khu dân cư phường Hòa Hải;
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có vị trí địa lý hết sức thuận lơi: là điểm đến của du khách trên con đường di sản miền Trung: Cố Đô Huế - Ngũ
Hành Sơn – Phố cổ Hội An và Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn Bên cạnh khu du lịch Ngũ Hành Sơn còn có biển, sông và những dãy núi rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch.
Ngũ hành Sơn gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm Đó là: Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả núi nhỏ liền kề nhau với tên gọi Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn
Năm 1980, Quần thể di tích Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa (nay là
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Ngày 24/12/2018 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1820/QĐ-TTg xếp hạng Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt.
Cùng với vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên ban tặng, trong lòng nó còn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh với nhiều ngôi chùa cổ, hang động,…
Ngũ Hành Sơn cũng có không ít những ngôi chùa cổ kính được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến có thể kể đến như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng,
Chùa được xây dựng từ năm 1630 Tháng 4 năm 1826 nhà vua MinhMạng ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 qủa chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ “quả tim lửa” và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng Chùa nay được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975 Sân chùa rộng giữa sân là tượng và thầy trù trì, nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng, nhưng không có Sư phương trượng Hiện giờ chùa còn giữ lại tấm kim bài hình quả tim lửa và một bức hoành phi có ghi lại bút tích của vua ban tặng Trong khuôn viên chùa còn có khu hành cung, nơi một thời vua và quan triều Nguyễn đã từng ngụ du viếng cảnh, khi đến đây để lập đàn cầu quốc thái dân an Đây là ngôi chùa được phong Quốc tự và là di tích Phật giáo lâu đời của Ngũ Hành Sơn.
Ngôi chùa mang phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo. Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện. Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67 m, đường kính tòa sen 35 m, tương đương tòa nhà 30 tầng) Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2 m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là "Phật trung hữu Phật".
Tương truyền vào đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, vào một buổi sáng tinh sương, dân chài ven biển nơi đây tình cờ phát hiện một tượng Phật lồi lên khỏi mặt cắt Dân làng nghinh rước về, lập am thờ phụng Và đặt tên cho vùng này Bãi Bụt (Phật) Từ đó, nơi này song yên biển lặng, dân chài an ổn làm ăn.
Ngôi chùa trước kia nguyên là một tăng đường của chùa Tam Thai, được xây dựng làm nơi nghỉ dưỡng cho các vị Sư Tăng tu hành tại chùa Tam Thai Năm 1973, Hòa thượng Huệ Tràng trụ trì tại chùa Tam Thai do tuổi cao sức yếu, đã xin Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng cho an dưỡng tại Tăng đường này, đồng thời sửa chữa và nâng cấp lên thành một ngôi chùa, lấy tên là Tam Tôn Chùa thờ Đức Phật A Di Đà, Đức Đại Thế Chí Bồ Tát và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Sau khi Hòa thượng Huệ Tràng viên tịch, chùa lượt lượt trải qua các đời trụ trì khác với pháp hiệu là Thích Thị Hải, Thích Huệ Quang Hiện nay, chùa Tam Tôn được Đại Đức Thích Thị Khang trụ trì Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ 03 bức hoành phi được tạo lập vào năm Canh Tý triều Thành Thái
(1900) như 尊三堂 “Tôn Tam đường”, 麓日“Lộc nhật”, 寳珠 “Bảo châu” và
07 mộc bản khắc kinh, kệ.
Theo lưu truyền kể rằng chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1460 -1497) Bấy giờ có một vị Hòa thượng quý danh Từ Tâm người miền Bắc vào tu và tìm đường học đạo tại Ngũ Hành Sơn, dưới chân núi Thủy Sơn Sau một thời gian tu hành, Hòa thượng Từ Tâm đã xây dựng lên ngôi chùa này Chùa ban đầu vốn chỉ dựng bằng phên tre mái lá để thờ Phật và làm nơi tu học Đến thời Tây Sơn – Chúa Nguyễn, chùa đã bị tàn phá do chiến tranh giữa hai bên Đến năm 1826, trong dịp trùng tu các chùa tại Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng đã cho xây dựng lại chùa Từ Tâm bằng gạch ngói Chùa giống như một cái am hoặc cốc nhỏ Năm 1994, chùa tiếp tục được Đại Đức Thích Chúc Huệ thường trú tại chùa tiến hành trùng tu lại, xây dựng thêm một số các công trình mới Hiện nay, ngôi cổ tự Từ Tâm về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn với chiếc am nhỏ mái vòm có lịch sử gần 200 năm xây dựng Bên cạnh đó, chùa đã xây dựng thêm các công trình khác như nhà Lục Giác thờ tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, nhà Tăng…, nhằm phục vụ cho việc tu hành và phổ độ Phật pháp của các Sư Tăng tại chùa.
Khi đến với Ngũ Hành Sơn, du khách không thể bỏ lỡ những hang động đẹp tuyệt mĩ như động Hóa Nghiêm, động Huyền Không, động Vân Nguyệt, hang Vân Nguyệt. Động Hóa Nghiêm
Bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Thế Âm, tượng được làm bằng đá, điệp màu với núi đá, cao gần vòm động Tượng Phật do nghệ nhân của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tạo dựng từ những năm 1960 Bên phải của tượng Phật Quan Âm là bia ma nhai “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” được khắc trực tiếp vào vách động Bia được lập vào năm Canh Thìn (1640), đây là một trong những bia có niên đại xưa nhất ở Ngũ Hành Sơn Bia có hình chữ nhật, kích thước 147cm x 65 cm, đỉnh tạo hình ovan; trán bia trang trí quả cầu lửa ở giữa, hai bờn trang trớ ẳ đúa hoa hướng dương Ngay dưới trỏn bia chạm 6 hình ô vuông gờ nổi, trong mỗi ô vuông khắc một đại tự và ghép thành tên của bia là “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật”; diềm hai bên trang trí dây leo Đế bia chạm hình hoa sen cách điệu và đặt trên một chiếc hộp chân quỳ Lòng bia có 23 chữ Hán, khắc theo kiểu khải thư, nét không sâu, ca ngợi vị hoàng đế đương thời và công đức của 53 vị tín chủ. Động Huyền Không Động có chu vi khoảng 25m, Huyền Không động được bài trí khá đa dạng, ngay bậc cấp bước xuống động, hai bên là tượng của các vị Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải luôn thánh thiện, từ bi hướng đến cõi sắc không của Phật.
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân Nguyễn Chất, người nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm
1825, gồm ba gian Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.
Các chương trình du lịch đặc sắc của thành phố Đà Nẵng
2.3.1 Chương trình 1: HÀ NỘI – CỐ ĐÔ HUẾ - ĐÀ NẴNG – NGŨ HÀNH
SƠN– PHỐ CỔ HỘI AN – HÀ NỘI
Thời gian: 4 ngày 3 đêm Phương tiện: Ô tô & Máy bay Đà Nẵng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam và lớn nhất của miền Trung Việt Nam Đà Nẵng Nẵng được bao quanh bởi 4 di sản quốc gia là Huế, Hội
An, thánh địa Mỹ Sơn và vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Thành phố hiện đại nhộn nhịp được xếp hạng hàng đầu này cũng là nơi có nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ bao gồm những con đèo uốn lượn, một nửa hòn đảo xinh đẹp, những ngọn núi dốc ẩn mình trên những đường bờ biển rực rỡ vô tận. Hãy bắt đầu khởi hành để khám phá những thắng cảnh hàng đầu của Đà Nẵng.
NGÀY 1: HÀ NỘI – ĐÀ NẴNG – BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – TẮM BIỂN
MỸ KHÊ - PHỐ CỔ HỘI AN
Xe và hướng dẫn viên công ty du lịch đón quý khách tại điểm hẹn đưa ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay đi Đà Nẵng.
Đến sân bay , xe đón đoàn thăm quan Bán Đảo Sơn Trà thưởng ngoạn toàn cảnh phố biển Đà Nẵng trên cao Xe đưa quý khách dọc theo triền viếng chùa Linh Ứng Tự - nơi có tượng Phật Bà 65m cao nhất Việt Nam.
Trưa: Khách nhận phòng khách sạn và ăn trưa tại nhà hàng.
Qúy khách tự do tắm biển Mỹ Khê, tận hưởng cảm giác tuyệt vời của làn nước biển trong xanh mát lạnh.
17h30: Đoàn di chuyển đi tham quan Phố Cổ Hội An, rực rỡ soi bóng bên dòng sông Hoài, từng là thương cảng sầm uất của người Chăm thế kỉ thứ II và Việt Nam từ thế kỉ XVI.
Hướng dẫn viên giúp Quý khách tìm hiểu và khám phá những khu phố bàn cờ, Chùa Cầu Nhật Bản, Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, nhà cổ Tân Ký, nhà thờ Tộc Trần…
Ăn tối tại nhà hàng.
Sau bữa tối, quý khách dạo chơi Hội An, chụp ảnh phố Hội về đêm. Hoặc đoàn tự do dạo chơi hoặc mua vé xem chương trình “KÝ ỨC HỘI AN” (chi phí tự túc: từ 600.000/ khách) - Xuyên suốt 60 phút trình diễn, hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp sẽ mang đến cho quý khách bức tranh chân thực và đặc sắc về một Hội An – nơi đã từng là thương cảng sầm uất, nơi giao thoa văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Phương Tây.
Xe đưa đoàn về khách sạn tại Đà Nẵng nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 2: NGŨ HÀNH SƠN – TẮM BIỂN NON NƯỚC – CHỢ ĐÊM ĐÀ NẴNG
Quý khách dùng bữa sáng buffet tại khách sạn, sau bữa sáng đoàn điNgũ Hành Sơn - được mệnh danh là Nam Thiêng Danh Thắng
Tham quan chùa Linh Ứng, chiêm ngưỡng Bảo Tháp Xá Lợi, viếng Phật tại Chùa Tam Thai, khám phá động Tàng Chơn, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không…
Quý khách ghé thăm Làng Đá mỹ nghệ Non Nước, tận mắt nhìn thấy sự tinh tế trong điêu khắc, đa dạng trong mẫu mã, tại một làng nghề đã có từ thế kỷ XVIII đến nay vẫn phồn thịnh.
Xe đưa quý khách trở về Đà Nẵng Ăn trưa tại nhà hàng Tây Bắc với đặc sản “Xôi thằng Bờm nịnh vợ”.
Chiều: Hướng dẫn viên tổ chức chương trình Team Building giao lưu trên biển cho khách với các trò chơi vui nhộn mang tính tập thể (đoàn từ 40 khách trở lên)
Sau đó qúy khách có thể tự do khám phá và tắm biển Non Nước, ngâm mình vào làn nước trong xanh của biển cả, tận hưởng cảm giác trong lành, mát rượi của biển Non Nước – bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Quý khách dùng cơm tối tại nhà hàng, thưởng thức các món ăn đặc sản dân giã của Phố Hội: Cao Lầu, bánh bao, bánh vạc….
Quý khách đi chợ đêm Đà Nẵng Nhắc tới chợ đêm Đà Nẵng thì chợ đêm Helio là một trong những khu chợ đêm lớn và nổi tiếng xứ Đà thành Khu chợ đêm này rất hot, bởi tại đây du khách có thể thỏa mãn mọi nhu cầu vui chơi của mình, từ ăn uống thoải mái, giá cả phải chăng, view check-in xinh lung linh,…
Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn
NGÀY 3: ĐÀ NẴNG – CỐ ĐÔ HUẾ
Ăn sáng buffet tại khách sạn
Sau khi ăn sáng, xe và hướng dẫn viên đón khách đi Huế, đoàn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" Hoặc ghé thăm vịnh Lăng Cô để quý khách chụp ảnh lưu niệm.
Trưa: Ăn trưa nhà hàng Huế Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh)
Tham quan Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XVII.
Ăn tối nhà hàng với đặc sản bản địa
Quý khách tự do khám phá Huế về đêm, quý khách có thể dạo chơi trên Bến Tòa Khâm hoặc xuống thuyền Rồng để thưởng thức ca Huế trên sông Hương - nét văn hóa độc đáo của xứ Huế (chi phí tự túc 100.000 VNĐ/ 1 khách).
NGÀY 4: LĂNG KHẢI ĐỊNH – HÀ NỘI
Quý khách dùng điểm tâm sáng tại khách sạn
Sau đó xe đưa quý khách thăm quan Lăng Khải Định - với phong cách kiến trúc tuyệt vời kết hợp giữa hai trường phái văn hóa Đông - Tây và tiếp tục tham quan Chùa Từ Hiếu - ngôi chùa độc nhất vô nhị với sự tích báo hiếu mẹ gây xúc động lòng người.
Trưa: Qúy khách trả phòng, thưởng thức đặc sản Huế tại nhà hàng
Xe đưa quý khách ra sân bay Đà Nẵng đáp chuyến bay về Hà Nội Về đến sân bay Nội Bài, xe đưa quý khách về điểm hẹn
Chia tay quý khách, hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình kế tiếp Thân ái!
GIÁ TOUR : 4.190.000 VNĐ/ KHÁCH (Áp dụng cho đoàn từ 25 khách trở lên) Báo giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
Tiêu chuẩn khách sạn Landtour nội địa áp dụng cho người lớn (VNĐ) Vé máy bay
Khách sạn 4 sao 4.190.000 VNĐ/người
Sẽ báo giá chính xác khi có danh sách đoàn và ngày khởi hành cụ thể
Xe du lịch chất lượng tốt, đưa đón theo chương trình.
Ăn uống: 07 bữa chính tiêu chuẩn 150.000đ/suất/bữa (chưa bao gồm đồ uống)
Ăn sáng: 03 bữa theo tiêu chuẩn của khách sạn.
HDV giàu kinh nghiệm, vui vẻ, nhiệt tình (Nhóm dưới 9 khách sẽ không có HDV đi cùng mà Bác Tài xế sẽ dắt mọi người và thuyết minh, lo tất cả dịch vụ theo chương trình tour)
Tham quan: Vé tham quan các điểm trong chương trình.
Khách sạn: KHÁCH SẠN 4* tiêu chuẩn 02 khách/phòng, nếu lẻ nam hoặc nữ sẽ ngủ ghép 03 khách/phòng
Bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch trong thời gian đi tour (50.000.000 vnđ/trường hợp)
Ngày lễ/ Cuối tuần: Phụ thu theo quy định của khách sạn lưu trú
DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM:
Vé máy bay khứ hồi
Tiền Tip cho HDV và tài xế địa phương
Vé Cáp treo Bà Nà Hills : 850k/ người lớn – 700k/ trẻ em từ 1m – 1m4
Các trò chơi ngoài chương trình
Thức uống và các dịch vụ khác tại mỗi đảo:
Trò chơi thể thao trên nước: Nhiều loại giá
Vé chương trình Ký ức Hội An: 600k/ người lớn
Chi phí cá nhân, điện thoại, giặt ủi, nước uống tại khách sạn…
GIÁ TOUR & ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TRẺ EM ĐI THEO: