1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận học phần chính phủ điện tử đề tài ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Chính Phủ Điện Tử Trong Lĩnh Vực Giáo Dục Tại Việt Nam
Tác giả Trần Anh Khôi, Lê Thị Phong Lan, Nguyễn Hương Lan, Nguyễn Thị Phương Lan, Bùi Nhật Linh, Lê Phương Linh, Nguyễn Phương Linh (K58I2), Nguyễn Phương Linh (K58I1), Nguyễn Thị Linh, Trần Phương Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Phan Anh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Chính Phủ Điện Tử
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Thảo luận học phần chính phủ điện tử đề tài ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại việt nam Thảo luận học phần chính phủ điện tử đề tài ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại việt nam Thảo luận học phần chính phủ điện tử đề tài ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại việt nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

**************

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Đề tài: Ứng dụng Chính Phủ Điện Tử trong lĩnh vực Giáo dục

tại Việt Nam

GV giảng dạy : Nguyễn Phan Anh

Nhóm thực hiện : Nhóm 05

Mã LHP : 232_ECOM1311_03

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 2

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 05

41 Trần Anh Khôi

42 Lê Thị Phong Lan

43 Nguyễn Hương Lan

44 Nguyễn Thị Phương Lan

45 Bùi Nhật Linh

46 Lê Phương Linh

47 Nguyễn Phương Linh (K58I2)

48 Nguyễn Phương Linh (K58I1)

49 Nguyễn Thị Linh

50 Trần Phương Linh

Nhóm trưởng

Trang 3

MỤC LỤC

Phần I: Đặt vấn đề 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 2

6 Kết cấu của đề tài 2

Phần II: Thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 3

2.1 Thực trạng ứng dụng CPĐT tại Việt Nam 3

2.2 Thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 5

2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 9

2.3.1 Những thuận lợi khi ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 9

2.3.2 Những khó khăn khi ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 13

Phần III: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giao dục tại Việt Nam 16

Phần IV: Kết luận 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

Phần I: Đặt vấn đề

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính phủ điện tử đang trở thành một xu hướng toàn cầu và được áp dụng rộng rãitrong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả giáo dục Việt Nam, theo đà này, đang trải quamột quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức chính quyền truyền thống sang hình thứcchính phủ điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới hành chính.Việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục không chỉ nâng caohiệu quả quản lý mà còn cung cấp các dịch vụ giáo dục cho người dân một cách nhanhchóng và tiện lợi hơn Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, chính phủđiện tử đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ sở giáo dục vàcung cấp các dịch vụ giáo dục trực tuyến cho học sinh và sinh viên Tuy nhiên, việc triểnkhai chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục cũng đặt ra nhiều thách thức cần được giảiquyết để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của hệ thống Cụ thể, việc xây dựng và duy trìmột cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng nhất và chất lượng cao, đảm bảo tính bảo mậtthông tin cá nhân và quyền riêng tư, cũng như cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho ngườidùng là những thách thức đáng chú ý Vì vậy, để hiểu rõ hơn về chính phủ điện tử trong lĩnhvực giáo dục, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm, phương thức, lợi ích và nhữngthách thức của việc xây dựng một hệ thống giáo dục trực tuyến Trong đề tài này, nhómchúng tôi sẽ cùng mọi người tìm hiểu về ứng dụng của chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáodục và đặc biệt là xây dựng cổng thông tin điện tử cho trường Đại học Thương mại Chúngtôi hy vọng rằng việc nghiên cứu này sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng vàthách thức của việc áp dụng công nghệ vào giáo dục, từ đó đóng góp vào việc cải thiện chấtlượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục tại Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Ứng dụng của chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục

Mục tiêu cụ thể:

Trang 5

- Phân tích thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam;

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng của Chính phủ điện tử trong giáo dục

4 Phạm vi nghiên cứu

Lãnh thổ Việt Nam

5 Ý nghĩa của đề tài

Bài nghiên cứu không chỉ tổng hợp đầy đủ thực trạng của chính phủ điện tử trong ngànhgiáo dục của nước ta, mà còn đề xuất các giải pháp để thúc đẩy và phát triển ứng dụng củachính phủ điện tử vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Bài nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy có thể dùng để định hướng cho cáccông trình nghiên cứu sau này Đồng thời cung cấp các số liệu, dẫn chứng toàn diện cho các

cơ quan, Bộ/ban/ngành trên cả nước nắm được tình hình chung về thực trạng Chính phủ điện

tử trong lĩnh vực giáo dục hiện nay

6 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tàiđược nhóm chúng em chia thành 2 phần chính như sau:

Phần I: Thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Phần II: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại

Việt Nam

Trang 6

Phần II: Thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

2.1 Thực trạng ứng dụng CPĐT tại Việt Nam

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt làCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đờisống xã hội… đòi hỏi các quốc gia phải đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, hướng tớichính phủ số, và đây là xu hướng tất yếu khách quan Những năm qua, Việt Nam đã đạtđược nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng chính phủ điện tử, tuy nhiên vẫn còn nhữngbất cập, vướng mắc, đòi hỏi cần có giải pháp đột phá để tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử,hướng tới chính phủ số hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giaiđoạn hiện nay

Trong hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trongviệc xây dựng chính phủ điện tử Theo đánh giá của Liên hợp quốc về Chỉ số phát triểnchính phủ điện tử (EGDI) năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 86 trên tổng số 193 quốc giathành viên, đạt 0,6787 điểm(1) Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 06(sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonexia)

Chỉ số xếp hạng chính phủ điện tử Việt Nam so với các nước trên thế giới

Trang 7

Chỉ số xếp hạng chính phủ điện tử Việt Nam so với chỉ số trung bình toàn thế giới

Có thể nói, chính phủ điện tử đã làm thay đổi phương thức hoạt động và loại bỏ các ràocản của tổ chức, nhằm thúc đẩy các giải pháp tập trung vào người dân và doanh nghiệp vớimục tiêu cung cấp cho người dân, doanh nghiệp một điểm truy cập duy nhất tới các cơ quannhà nước để thực hiện mọi giao dịch trực tuyến nhanh chóng, thuận lợi

Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định rõ việc triển khai áp dụng chữ ký số công cộng,chữ ký số chuyên dùng cho các ứng dụng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về chữ ký số trongquá trình thực hiện DVCTT; phát triển, sử dụng các biểu mẫu điện tử tương tác theo quyđịnh; kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ

sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước khác để tự động điền các thông tin vào biểumẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cungcấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT, nhằm tiếp tục đẩy mạnhhơn nữa việc cung cấp DVCTT toàn trình tại Việt Nam

Tính đến ngày 31/8/2023, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã xử lý hơn 23 triệu hồ sơ,trong đó Bộ Công an xử lý gần 7,5 triệu hồ sơ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam gần 2 triệu hồsơ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam hơn 430.000 hồ sơ Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp

Trang 8

4.446 DVCTT toàn trình và DVCTT một phần, trong đó có 2.569 dịch vụ dành cho ngườidân và 2.374 dịch vụ dành cho doanh nghiệp

CCCD gắn chip (e-ID) được phát hành nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho người

dân và thuận tiện cho việc sử dụng các dịch vụ công quốc gia

Có thể nói, trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng triển khaixây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến giữaChính phủ với người dân và doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng và đạt đượcnhững kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng Chính phủ điệntử

2.2 Thực trạng ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục đã xác định việc ứng dụng Công nghệ Thôngtin (CNTT) là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 29 của BanChấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường sử dụng CNTT trong quản lýgiáo dục, hỗ trợ việc cải tiến phương pháp dạy - học và triển khai nghiên cứu khoa học trongtoàn ngành Cùng với đó, nhiều chính sách được áp dụng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi

số trong giáo dục, bao gồm việc xác lập quy định về sử dụng CNTT trong quản lý, tổ chứcđào tạo trực tuyến, quy chế về đào tạo từ xa ở trình độ đại học, quy định về quản lý và sử

Trang 9

dụng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành, cũng như mô hình ứng dụng CNTT tại các trườngphổ thông và chuẩn dữ liệu kết nối Hơn nữa, các hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ CNTT đượcđưa ra cho cả khối đại học và phổ thông hàng năm, cùng với nhiều văn bản hướng dẫn kháctrong việc quản lý và thực thi.

Trong việc quản lý giáo dục, toàn bộ ngành đã triển khai quá trình số hóa và xây dựng

cơ sở dữ liệu chung từ Trung ương đến cấp sở GDĐT, phòng GDĐT và cả 53.000 cơ sở giáodục Bộ GD&ĐT đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả cáctrường học từ mầm non đến phổ thông bao gồm các cấu phần cơ sở dữ liệu thành phần (gồmtrường, lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, ) và đã tổng hợp thông tin dữ liệu

từ 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT Qua đó đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ

sơ học sinh (số hóa các thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe …), hơn1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giátheo chuẩn) từ 53 nghìn trường học và thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học

Cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ mạnh mẽ trong công việc tuyển sinh, thống kê và báo cáo trongtoàn ngành, cũng như giúp các cấp quản lý ban hành chính sách quản lý hiệu quả hơn Nócũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên ở các trườngtheo từng địa phương và môn học Khoảng 82% các trường phổ thông đã sử dụng phần mềmquản lý trường học, sổ điểm điện tử và học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học

đã sử dụng phần mềm quản trị nhà trường Hệ thống quản lý hành chính điện tử đã kết nối

63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, với hoạt động ổn định vàhiệu quả

Về phương pháp dạy - học, giáo viên trong ngành đã được khuyến khích tham gia đónggóp và chia sẻ tài liệu học vào kho học liệu số của toàn ngành, cũng như đóng góp vào Hệ trithức Việt để số hóa các bài giảng điện tử e-learning và luận văn tiến sĩ Hơn nữa, ngành giáodục cũng đã tạo ra một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm lớn để hỗ trợ việc học tập và nâng caotri thức của học sinh Tất cả những nỗ lực này đã góp phần vào việc xây dựng một xã hộihọc tập và thúc đẩy học tập suốt đời Cụ thể, các khối trường học đã áp dụng chính phủ điện

tử như sau:

Trang 10

- Khối Trường Tiểu học cơ sở:

 Tin học trở thành môn học bắt buộc cho học sinh từ lớp 3 Điều này nhằm mục đíchgiúp học sinh sớm tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng mới ở trong và ngoài nước

 Sử dụng sổ điểm điện tử VnEdu tại các trường học nhằm mang lại nhiều tiện íchtrong công tác quản lý của ban giám hiệu nhà trường Đồng thời, sử dụng sổ điểmđiện tử cũng đảm bảo tính chính xác cao, lưu giữ an toàn và đặc biệt là hạn chế tìnhtrạng sửa chữa, bổ sung điểm không theo quy định Việc sử dụng sổ điểm điện tử sẽgiúp giảm áp lực trong việc tính điểm trung bình các môn, xếp loại học lực, xếphạng của học sinh, đồng thời bảo đảm tính chính xác

 Sử dụng ứng dụng SMAS trong việc:

 Theo dõi kết quả học tập, nhập điểm số học sinh với tiện ích thống kê

 Xem chi tiết lịch báo giảng cho từng tiết học, môn học

 Điểm danh học sinh

 Nhắn tin với phụ huynh học sinh để trao đổi về tình hình học tập của học sinh

 Ở nhiều trường học: thay vì viết phấn bảng các giáo viên trình chiếu bài giảng điện tửbằng máy tính với nhiều hình ảnh minh hoạ, video thực tế, phong phú cho học sinhtheo dõi Trong giờ kiểm tra môn Tiếng Anh, học sinh làm bài trực tiếp trên máy tính, mỗi em có một tai nghe riêng để làm phần nghe- nói…

 Sử dụng ứng dụng Steam: ứng dụng Steam sẽ dạy cho trẻ về cách phản biện, cách tưduy logic mọi vấn đề để từ đó có cái nhìn đa chiều về cuộc sống thay vì đọc chép theogiáo viên một cách thụ động, không có nhiều cơ hội để phát huy năng lực bản thân

 Việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học đã được các trường áp dụng trong thờiđiểm dịch covid-19 bùng phát Sử dụng bài giảng E-learning trong quá trình giảngdạy trực tuyến giúp việc tham khảo tài liệu giảng dạy, trao đổi trực tuyến với giáoviên dễ dàng mà hoàn toàn không cần gặp mặt trực tiếp

- Khối Trường Trung học cơ sở:

Cũng giống như các trường tiểu học, các trường Trung học cơ sở cũng đã áp dụng cácứng dụng như VnEdu, SMAS,… để thuận tiện cho giáo viên, học sinh và phụ huynh trong

Trang 11

quá trình học tập Tuy nhiên, việc áp dụng Chính phủ điện tử ở các trường Trung học cơ sở

có một vài điểm mới so với các trường Tiểu học cơ sở:

 Sử dụng VnEdu để giao bài tập về nhà: không những chỉ sử dụng VnEdu để tra cứuđiểm, kết quả học tập, các giáo viên đã giao bài tập qua phần mềm VnEdu vừa đểhọc sinh củng cố, nâng cao kiến thức, vừa không bị quên kiến thức

 Sử dụng ứng dụng Steam: không chỉ giúp học sinh phát huy tư duy logic, năng lựcsáng tạo mà Steam còn giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, tiếp cận kiến thức mộtcách tự nhiên, chủ động, không bị gò bó theo lý thuyết; gia tăng tinh thần đồngđội

 Một số trường Trung học cơ sở có tích hợp thông tin về tư vấn nghề nghiệp và hướngdẫn học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai

- Khối Trường Trung học phổ thông:

Bên cạnh áp dụng các ứng dụng như ở hai cấp dưới, ở Trung học phổ thông còn ápdụng một vài ứng dụng chính phủ điện tử khác như:

 Sử dụng Google Classroom để giao bài tập về nhà, giao bài tập kiểm tra, cung cấp tàiliệu học tập cho học sinh

 Ứng dụng CNTT phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học đãđược triển khai đồng bộ, triệt để Từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyểnđến nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học đều được thực hiện theo hình thức trựctuyến đối với tất cả thí sinh Từ năm 2022, Bộ GDĐT hoàn thành triển khai, cung cấp

và tích hợp dịch vụ công mức độ 4 về "Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT" và “Đăng

ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” trên Cổngdịch vụ công Quốc gia; tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổngdịch vụ công Quốc gia

 Ứng dụng chính phủ điện tử trong việc tra cứu điểm thi tốt nghiệp và điểm thi đánhgiá năng lực hoặc đánh giá tư duy của các trường đại học tổ chức để tuyển sinh

 Sử dụng ứng dụng Steam: các trường học tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động trảinghiệm thực tế theo sở thích, năng khiếu của học sinh; tổ chức các hoạt động nghiêncứu khoa học, kỹ thuật

Trang 12

- Khối Trường Đại học:

Tình hình ứng dụng chính phủ điện tử trong các trường đại học thường bao gồm cáccải tiến và tính năng mở rộng so với các trường ở cấp dưới, nhằm đáp ứng nhu cầu và đặcthù của học sinh ở cấp học cao hơn Dưới đây là một số điểm khác biệt và cải tiến trong tìnhhình ứng dụng chính phủ điện tử tại các trường đại học:

 Các hệ thống học tập và thông tin trực tuyến: Đại học thường sử dụng các hệ thốnghọc tập trực tuyến (Learning Management Systems - LMS) và hệ thống quản lý sinhviên để cung cấp thông tin về lịch học, khóa học, bài giảng, và điểm số cho sinh viên.Các hệ thống này thường được tích hợp để tạo môi trường học tập trực tuyến

 Quản lý học phí và tài chính: Trường đại học thường có nhiệm vụ quản lý học phí vàcác thông tin tài chính liên quan đến sinh viên Hệ thống điện tử được sử dụng đểthanh toán học phí, kiểm tra tình hình tài chính, và xem các thông tin liên quan

 Thư viện số: ở đại học thư viện số là nơi cung cấp các tài liệu điện tử như: sách, bàigiảng video, tài liệu nghiệp vụ cho sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường Thưviện điện tử giúp người dùng tiếp cận dễ dàng đến tài liệu và thông tin, tiết kiệm thờigian trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu

Các trường đại học/viện nghiên cứu đã gia tăng cơ hội hợp tác cùng doanh nghiệp và triểnkhai hoạt động trong giảng dạy gắn liền với nhu cầu sử dụng nhân lực từ các doanh nghiệp

Từ đó, các trường/viện sẽ kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nộidung, chương trình, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

cơ cấu sản xuất phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội

Các cấp học ở Việt Nam đang ứng dụng chính phủ điện tử để tối ưu hóa quá trình giảng dạy

và quản lý Điều này bao gồm việc sử dụng sổ điểm điện tử, ứng dụng SMAS, giảng dạytrực tuyến, và tài liệu học tập trực tuyến Các trường đại học còn áp dụng công phần điện tửtrong tuyển sinh và quản lý học phí Tất cả những thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợicho học sinh và giáo viên trong quá trình học tập và quản lý

2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

2.3.1 Những thuận lợi khi ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Ngày đăng: 22/03/2024, 21:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w