TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1 Những thông tin chung 1.1 Họ và tên tác giả: Lê Trung Chính 1.2 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa b
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ LƯƠNG XINH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng
để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Trung Chính
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu tới các bác, các
cô, chú và các anh, chị đang công tác tại UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn của huyện Phú Lương; các xã, tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2023
Tác giả luận văn
Lê Trung Chính
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ xii
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Phạm vi về nội dung 3
4.2 Phạm vi về thời gian: 3
4.3 Phạm vi về không gian: 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Nông thôn và vai trò của nông thôn trong phát triển KT-XH 4
1.1.2 Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM 7
1.1.3 Tiêu chí XDNTM 10
Trang 51.1.4 Nội dung của tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng
NTM giai đoạn 2021 – 2025 13
1.1.5 Vai trò của tiêu chí môi trường trong chương trình MTQG
xây dựng NTM 22
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1 Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM tại một số địa phương 24
1.2.1.1 Kinh nghiệm tại huyện Hải Hậu Nam Định 24
1.2.1.2 Kinh nghiệm tại huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An 25
1.3 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 27
1.4 Bài học kinh nghiệm về thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương 32
2.1.1.1 Vị trí địa lý 32
2.1.1.2 Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương 32
2.1.2 Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 34
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lương 34
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện 36
2.1.2.4 Thực trạng ngành giáo dục và y tế của huyện 37
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương 38
Trang 62.1.3.1 Những thuận lợi 38
2.1.3.2 Những khó khăn 39
2.2 Nội dung nghiên cứu 39
2.3 Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1 Số liệu thứ cấp 39
2.3.2 Số liệu sơ cấp 40
2.3.3 Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích xử lý số liệu 41
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2022 43
3.1.1 Về chính sách xây dựng nông thôn mới 43
3.1.2 Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM 44
3.1.3 Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí 60
3.1.4 Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư 62
3.2 Thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương 64
3.2.1 Số lượng các xã đạt tiêu chí môi trường 64
3.2.2 Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường 66
3.3 Đánh giá của người dân về các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường trong xây NTM trên địa bàn huyện Phú Lương 69
3.3.1 Đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 69
3.3.2 Đánh giá tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 71
3.3.3 Đánh giá tiêu chí cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung 72
Trang 73.3.4 Đánh giá chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư
nông thôn 74
3.3.5 Đánh giá tiêu chí mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo
quy hoạch 75
3.3.6 Đánh giá tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định 76
3.3.7 Đánh giá tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường 77
3.3.8 Đánh giá tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 78
3.3.9 Đánh giá tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường 81
3.3.10 Đánh giá về tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 83
3.3.11 Đánh giá tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 83
3.3.12 Đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định 84
3.4 Các giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương 85
3.4.1 Giải pháp về phát huy vai trò của hệ thống Chính trị 85
3.4.2 Tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Quốc gia 86
3.4.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cơ sở sản xuất - kinh doanh 87
3.4.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp 88
Trang 83.4.5 Xây dựng hoàn chỉnh nghĩa trang theo quy hoạch 89
3.4.6 Đảm bảo chất thải, nước thải được thu gom và xử lý 90
3.4.7 Giải pháp xã hội hóa chương trình NTM 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1 Kết luận 93
2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lương 34
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động huyện Phú Lương 35
Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Lươngtheo khu vực
kinh tế 36
Bảng 2.4 Hiện trạng giáo dục huyện Phú Lương năm 2022 37
Bảng 3.1: Số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQGxây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2022 của huyện Phú Lương 43
Bảng 3.2 Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lươnggiai đoạn 2020 - 2021 59
Bảng 3.3 Thực trạng các xã hoàn thành các tiêu chí theo bộ tiêu chí
xây dựng NTM 61
Bảng 3.4: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2020-2022 63
Bảng 3.5: Kết quả rà soát tiêu chí môi trường tại huyện Phú Lượng 65
Bảng 3.6: Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường 67
Bảng 3.7: Đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 70
Bảng 3.8: Công tác đảm bảo quy định về BVMT tại các cơ sở sản xuất
kinh doanh 71
Bảng 3.9: Đánh giá của các hộ dân về Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn 73
Bảng 3.10: Đánh giá đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư
nông thôn 74
Bảng 3.11: Tiêu chí Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy địnhvà theo
quy hoạch 75
Trang 11Bảng 3.12: Đánh giá tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy
hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định 76 Bảng 3.13: Đánh giá tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụngvà chất
thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường 77 Bảng 3.14: Đánh giá tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 81 Bảng 3.15: Đánh giá tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh
thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường 82
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới 11
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Lê Trung Chính
1.2 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên
1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15
1.4 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hồ Lương Xinh
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được nâng lên; an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc; chương trình, kế hoạch của huyện đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ với nhiều giải pháp, sáng kiến cụ thể, thiết thực Đến nay các chỉ tiêu đề ra cơ bản đều đạt, nhất là đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện xây dựng NTM, đặc biệt vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM Đồng thời với đó là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý định hướng, hỗ trợ vốn để phát triển nhân rộng; người dân đã áp dụng khá tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến; đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu có hiệu quả Qua đó
đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng
Trang 13hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất nhất các sản phẩm thế mạnh của huyện (như: chè, gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm,);thu nhập của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, khang trang, sạch đẹp hơn
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, khó khăn đặc biệt là về tiêu chí môi trường đây là là tiêu chí khó thực hiện nhất Nguyên nhân là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề do Phú Lương cho nhiều làng nghề và có nhiều trang trại Để thấy được thực trạng tiêu chí môi trường đang thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương hiện nay như thế nào? Giải pháp nào để giải quyết thực trạng môi trường
hiện nay? Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên ” làm đề tài luận văn thạc sĩ
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu chí môi trường trong
Trang 142.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến tiêu chí môi trường trong giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Phú Lương Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 120
hộ tham gia tại 04 xã là xã Tức Tranh, xã Động đạt, xã Ôn Lương, xã Yên Trạch
2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên» đã đánh giá được thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu của tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thông qua đó ta thấy với 12 chỉ tiêu thì huyện Phú Lương mới đạt được 6/12 chỉ tiêu còn 6/12 chỉ tiêu chưa đạt là các chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định, Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định
về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường, Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định
2.5 Kết luận
Trên cơ sở đánh giá chung về kết quả, luận văn tập trung vào các giải pháp
cụ thể để nâng cao hiệu quả thực hiện 05 nội dung trong tiêu chí môi trường; bên cạnh đó, chú trọng các giải pháp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và
xã hội hóa bao gồm các giải pháp (1) Giải pháp về phát huy vai trò của hệ thống Chính trị, (2) Tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia, (3) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các
cơ sở sản xuất - kinh doanh, (4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt
Trang 15động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, (5) Xây dựng hoàn chỉnh nghĩa trang theo quy hoạch, (6) Đảm bảo chất thải, nước thải được thu gom và xử lý, (7) Giải pháp xã hội hóa chương trình NTM
2.6 Khuyến nghị chính sách
-Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể về cơ chế lồng ghép nguồn vốn thuộc các chương trình đang triển khai thực hiện, đặc biệt là cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực hỗ trợ về môi trường, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường;
-Điều chỉnh một số tiêu chí NTM áp dụng đối với từng vùng, miền cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; đồng thời, có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp để thực hiện chương trình, đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến cơ sở
Người hướng dẫn khoa học
(Họ, tên và chữ ký)
Học viên
(Họ, tên và chữ ký)
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 UBND huyện Phú Lương đã ban hành Quyết định số 7282/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM huyện Phú Lương, giai đoạn 2016-2020; trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể đó là: đến năm 2021 có 11/14 xã đạt chuẩn NTM, bình quân tiêu chí toàn huyện đạt 17,9 tiêu chí/xã; cơ bản hoàn thành và cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn, như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; tăng thu nhập bình quân lên 36 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được nâng lên; an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc; chương trình, kế hoạch của huyện đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ với nhiều giải pháp, sáng kiến cụ thể, thiết thực Đến nay các chỉ tiêu đề ra cơ bản đều đạt, nhất là đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện xây dựng NTM, đặc biệt vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM Đồng thời với đó là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý định hướng, hỗ trợ vốn để phát triển nhân
Trang 17rộng; người dân đã áp dụng khá tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến; đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu có hiệu quả Qua đó
đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất nhất các sản phẩm thế mạnh của huyện (như: chè, gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm,…); thu nhập của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, khang trang, sạch đẹp hơn
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, khó khăn đặc biệt là về tiêu chí môi trường đây là là tiêu chí khó thực hiện nhất Nguyên nhân là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề…do Phú Lương cho nhiều làng nghề và có nhiều trang trại nên giải quyết các vấn đề về môi trường rất khó khăn Để thấy được thực trạng tiêu chí môi trường đang thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương hiện nay như thế nào? Giải pháp nào để giải quyết thực trạng môi trường hiện nay? Xuất phát từ thực
tế đó tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên ”
làm đề tài luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu chí môi trường trong
xây dựng chương trình MTQG XD NTM
- Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2022
Trang 18- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về tiêu chí môi trường, bao gồm các vấn đề: nước thải sinh hoạt, thu gom rác thải, nước thải làng nghề, trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về tiêu chí môi trường
trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.2 Phạm vi về thời gian:
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thông qua các số liệu giai đoạn năm 2020 – 2022
4.3 Phạm vi về không gian: Luận văn được thực hiện trên địa bàn huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cung cấp một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về môi trường cho xây dựng NTM
Các giải pháp đưa ra có cơ sở khoa học xuất phát từ nghiên cứu thực tế, giúp huyện Phú Lương tham khảo và bổ sung các giải pháp phù hợp trong việc nâng cao tiêu chí môi trường thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương đạt hiệu quả
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên, học viên, các cơ quan, tổ chức đang nghiên cứu và quan tâm về vấn đề môi trường trong xây dựng NTM
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Nông thôn và vai trò của nông thôn trong phát triển KT-XH
a Khái niệm nông thôn
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về nông thôn tùy thuộc vào điều kiện KT-XH của mỗi quốc gia Khi tiếp cận vấn đề nông thôn, nhiều người lấy khái niệm thành thị để làm rõ những nội hàm của khái niệm nông thôn Trong đó, nhiều học giả sử dụng những tiêu chí về mật độ dân số,
số lượng dân cư, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, trình độ phát triển sản xuất hàng hóa, khả năng tiếp cận thị trường, hoạt động sản xuất chủ yếu… để phân biệt nông thôn và thành thị (Bùi Quang Dũng, 2012) Theo đó, các nhà kinh tế học, xã hội học quan niệm nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng, trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa kém hơn Tuy nhiên, khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian nhất định
Nông thôn là một khái niệm thông dụng nhưng có nội hàm rộng, được nhìn nhận khác nhau tùy theo cách tiếp cận “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã” (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009) “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” (Trung tâm Từ điển học, 2009) “Nông thôn là một xã hội, là môi trường sống của người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều nét đặc thù và đó không phải là đô thị (về không gian sống, về cấu trúc và tổ chức xã hội, về quan hệ con người và sinh kế) nhưng cũng không hoàn toàn đối lập với đô thị (nhất là về
Trang 20văn hóa)” (Phạm Tất Thắng 2005) “Nông thôn được hiểu là nơi sinh sống của người nông dân với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù và không phải
- Thứ ba, về tính chất xã hội, dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân, mật độ dân cư thấp hơn thành thị, tính cộng đồng cao, có nhiều yếu tố tập quán riêng biệt
- Thứ tư, về môi trường tự nhiên, nông thôn lưu giữ và bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên, làm cho con người gần gũi với thiên nhiên
Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Mai Thanh Cúc, 2005)
b Vai trò của nông thôn trong phát triển KT-XH
Nông thôn có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH của của tất cả các nước, vai trò đó thể hiện:
Thứ nhất, nông thôn là không gian cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp (Pawlak and Kołodziejczak, 2020) Ở bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ quốc gia nào, nông nghiệp luôn là kế sinh nhai, giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển KT-XH, ổn định chính trị, tạo tiền để để công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nước nông nghiệp (Nguyễn Đăng Khoa, 2011) Vai trò trước tiên và quan trọng nhất của nông
Trang 21nghiệp trong nền kinh tế là cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an toàn cho sự phát triển KT-
XH Nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản Nông nghiệp phát triển giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, bởi phần lớn lao động tập trung ở nông thôn hay nông nghiệp phục vụ phần lớn cho người lao động
Thứ hai, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Vũ Văn Phúc, 2012) Quốc gia nào cũng vậy, cội nguồn của dân tộc đều được sinh ra và phát triển từ nông thôn, bản sắc văn hóa làng quê vì thế đồng nghĩa với bản sắc văn hóa từng dân tộc Giữ gìn bản sắc văn hóa làng quê
là giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc
Thứ ba, nông thôn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái (Đỗ Kim Chung
và Kim Thị Dung, 2019) Quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người với thiên nhiên Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái
Thứ tư, nông thôn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất nào thay thế được (Nguyễn Việt Cường và Trần Ngọc Anh, 2014)
Thứ năm, trên địa bàn nông thôn có 70% lực lượng lao động xã hội, đó là nguồn lao động quan trọng cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ (Aylin Isik-Dikmelik và Aksoy Ataman, 2007) Thứ sáu, nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, đồng thời nông thôn cũng là nơi cung cấp số lượng lớn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào thúc đẩy phát triển sản xuất (Paula Moustier và cộng sự, 2010)
Trang 221.1.2 Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM
a Nông thôn mới
Mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NTM, tuy nhiên các quan điểm đều chỉ ra NTM là sự thay đổi nông thôn truyền thống thành một hình thức nông thôn tốt hơn, phát triển hơn, ổn định và bền vững hơn Theo nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì “Nông thôn mới được hiểu là nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
b Những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM
Để đảm bảo nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu đã được Đảng, chính phủ đề ra, yêu cầu đặt ra đối với XDNTM giai đoạn tiếp theo như sau:
Một là, các nội dung, hoạt động của chương trình XDNTM phải hướng tới đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, cần quan tâm đến tất cả các vấn đề gắn với đời sống của người dân như kinh tế nông thôn, môi trường nông thôn, không gian sống ở khu vực nông thôn, giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng, năng lực lãnh đạo, quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản… (Phạm Tất Thắng, 2005)
Hai là, xác lập, kiên trì, quyết tâm và dành nguồn lực xứng đáng đề thực hiện các nội dung trong XDNTM Tránh tình trạng nóng vội, chạy theo thành tích vì XDNTM là quá trình ổn định và bền vững với những thay đổi về kinh
Trang 23tế, văn hóa, xã hội và môi trường hướng tới hiện đại và sự thịnh vượng lâu dài của cả cộng đồng (Phạm Tất Thắng, 2005; Tô Xuân Dân và Lê Văn Viện, 2013)
Ba là, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện (Vũ Trọng Khải, 2015)
Bốn là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông thôn: lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần
ưu tiên làm trước; kiên trì hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật; hình thành giá đỡ để nông dân yên tâm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tạo môi trường tốt cho các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ người dân địa phương; củng cố, xây dựng các tổ chức xã hội vì lợi ích trực tiếp của chính cư dân nông thôn
Năm là, kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp nhân dân (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2010)
Sáu là, XDNTM phải gắn với các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và chính sách đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ ban hành (Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung, 2019)
Như vậy, XDNTM chính là thực hiện chương trình phát triển toàn diện, bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống người dân
Trang 24và ổn định xã hội Mục tiêu trọng tâm của XDNTM là nâng cao đời sống người dân nông thôn, xây dựng xã hội nông thôn năng động, văn hoá hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống
c Tính tất yếu của XDNTM
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình KT-XH của đất nước (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991)
Một là, XDNTM là biện pháp thúc đẩy nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng cao, sức lao động được giải phóng Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, có trình độ văn hoá, tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…(Hồ Xuân Hùng, 2010; Phạm Huỳnh Minh Hùng, 2017)
Hai là, mặc dù đã có nhiều thay đổi tuy nhiên nhìn chung hiện nay,
KT-XH khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch Thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Do vậy, XDNTM là biện pháp kinh tế quan trọng nhằm khai thác hợp lý, nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh
tế cao, bền vững (Hồ Xuân Hùng, 2010; Phạm Huỳnh Minh Hùng, 2017)
Ba là, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Do vậy, XDNTM nhằm đáp ứng
Trang 25yêu cầu, quy luật của nền kinh tế thị trường; của quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Hồ Xuân Hùng, 2010)
Bốn là, kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ Do vậy, XDNTM là quá trình hiện đại hóa kết cấu
hạ tầng khu vực nông thôn, tạo nền tảng cho khu vực này phát triển toàn diện
và bền vững (Hồ Xuân Hùng, 2010)
Năm là, XDNTM là biện pháp nhằm thúc đẩy tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở khu vực nông thôn Kết hợp hài hòa giữa quản lý của Nhà nước, quản lý xã hội và tự quản ở nông thôn nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy các giá trị, chuẩn mực truyền thống làng, xã (Hồ Xuân Hùng, 2010)
Tiêu chí giao thông gồm các nội dung: đường xã và đường từ trung tâm
xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất
Trang 26được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường ngõ, xóm sạch
và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn
Hình 1.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ, 2021
Về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn, chỉ tiêu chung là từ
45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ
50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu đồng/người trở lên
Về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ 6% trở xuống Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng từ 2% trở xuống; vùng Bắc Trung
Trang 27Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ 4% trở xuống
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; tỷ lệ cơ sở sản xuất
- kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
Tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 6 nội dung: cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Định hướng giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở giữ nguyên bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2016-2020, ban chỉ đạo trung ương sẽ có những điều chỉnh bổ sung, khắc phục những hạn chế nhằm phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù từng vùng miền Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thống nhất có 3 cấp độ tiêu chí NTM, bộ tiêu chí xã NTM, bộ tiêu chí huyện NTM, bộ tiêu chí tỉnh NTM Đối với xã và huyện mỗi cấp sẽ có 3 mức độ NTM, đạt chuẩn, nâng cao và kiểu mẫu Đối với cấp tỉnh, trước mắt chỉ tập trung xây dựng bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM
Trang 281.1.4 Nội dung của tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025
Nội dung của tiêu chí môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 được quy định bởi tiêu chí số 17 – Với nội dụng
là Môi Trường và an toàn thực phẩm
1.1.4.1 Tiêu chí 17.1: Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
a Chỉ tiêu 17.1 được đánh giá là đạt khi có tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn và tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn xã bằng hoặc cao hơn mức quy định đối với vùng
b) Sử dụng kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn hàng năm để đánh giá thực hiện chỉ tiêu 17.1
c) Hướng dẫn thực hiện: Để đạt được chỉ tiêu 17.1, cần tập trung các nội dung sau: Đối với cấp nước tập trung, tăng cường công tác quản lý vận hành, đảm bảo nguồn thu đủ chi trả tối thiểu cho chi phí quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ của công trình, chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế; đối với cấp nước quy mô hộ gia đình, nguồn nước phải đảm bảo hợp vệ sinh, công nghệ thu, trữ, xử lý nước đơn giản phù hợp với từng vùng, chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế
1.1.4.2 Tiêu chí 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
(1) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường:
Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết BVMT, kế hoạch BVMT, Đề án BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có Báo cáo
Trang 29ĐTM; Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường được cấp có thẩm quyền cấp/tiếp nhận theo quy định
(2) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường:
- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch (nếu có)
- Có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định
- CTR, CTNH được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định
- Nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định
- Quản lý bụi, khí thải theo quy định
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật BVMT về thuế, phí, lệ phí (nếu có)
1.1.4.3 Tiêu chí 17.3 Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không
để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung
Có phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, phù hợp với đặc điểm kinh tế, sinh thái, văn hóa của địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, lồng ghép trong quy ước, hương ước, cụ thể:
(1) Đối với hệ thống cây xanh
(2) Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái
(3) Đối với đường làng ngõ xóm
(4) Đối với khu vực công cộng
Trang 301.1.4.4 Tiêu chí 17.4: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn
Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và bảo đảm khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư nông thôn (theo mục 1.4.16 và mục 1.4.17 QCVN 01:2021/BXD) được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương/vùng/miền theo Quyết định số 9 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, điều kiện đặc thù và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng phải đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định ≥2m2 /người
1.1.4.5 Tiêu chí 17.5: Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
- Quy định về xây dựng, quản lý và sử nghĩa trang, cơ sở hỏa táng đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 trong đó
đã quy định về quy hoạch và quản lý quy hoạch nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
- Quy hoạch nghĩa trang và cơ sở hỏa táng: các yêu cầu về quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
- Đối với chỉ tiêu sử dụng đất trong nghĩa trang và cơ sở hỏa táng: thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 07-10:2016/BXD Quy chuẩn các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trang 311.1.4.6 Tiêu chí 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định (do người dân tự thu gom, xử lý hoặc/và do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý)
- Chất thải rắn không nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định như: Phân loại, lưu giữ, vận chuyển Chất thải rắn, theo các nhóm Chất thải rắn công nghiệp thông thường, Chất thải rắn xây dựng, Phụ phẩm nông nghiệp
- UBND xã có tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển Chất thải rắn sinh hoạt và Chất thải rắn không nguy hại đến nhà máy xử lý hoặc bãi chôn lấp hợp vệ sinh
1.1.4.7 Tiêu chí 17.7: Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
- Thu gom, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định như sau:
+ Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường
+ Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế
- Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định
1.1.4.8 Tiêu chí 17.8: Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
a) Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau
- Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
- Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
Trang 32Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn)
- Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
- Không gây mùi hôi, khó chịu
b) Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
- Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che, cửa chắc chắn;
- Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định (theo QCVN 01:2011/BYT của Bộ Y tế ) UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng vùng miền
c) Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
- Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng;
Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền:
Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông;
Lu trữ nước xi măng theo quy định;
Lu sành, khạp, chum, vại <200 lít;
Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa
- Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn
- Vệ sinh bể trữ nước, lu, vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng/lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B hoặc clorua vôi
Trang 33d, Đảm bảo tiêu chí “3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” 2 khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tiêu chí “Sạch nhà”
- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp (Nhà đạt chuẩn
3 cứng theo quy định)
- Có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Sử dụng nước hợp vệ sinh và có nước sạch trong sinh hoạt
- Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
1.1.4.9 Tiêu chí 17.9: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường:
a) Đối với chăn nuôi trang trại phải đảm bảo:
- Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi;
- Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử
lý chất thải chăn nuôi - Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi
Trang 34- Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc xin và thông tin khác để đảm bảo truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ nuôi
- Có khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo quy định tại Điều 5 Thông
tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, Quyết định số 06/QĐ-BNN-CN ngày 02/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Chăn nuôi
- Đối với trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định tại Điều 59 của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác
b) Đối với chăn nuôi nông hộ phải đảm bảo:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường
Trang 35- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Chăn nuôi
- Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định tại Điều 60 của Luật Chăn nuôi
1.1.4.10 Tiêu chí 17.10: Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
100% số hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn
xã phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
1.1.4.11 Tiêu chí 17.11: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như sau:
+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu
cơ, làm thức ăn chăn nuôi
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở
có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Trang 36- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- UBND xã tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, trong đó UBND xã hướng dẫn cụ thể việc phân loại thông qua tuyên truyền, vận động hoặc đưa vào quy ước, hương ước của địa phương
1.1.4.12 Tiêu chí 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định
- Chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương
+ Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc
xử lý theo quy định của pháp luật; chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng để xử lý
+ Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và dịch
vụ biển, từ hoạt động kinh tế trên biển (kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản ) phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định
+ Có xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoặc mô hình thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hướng dẫn, tuyên truyền vận động người dân thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa
Trang 371.1.5 Vai trò của tiêu chí môi trường trong chương trình MTQG xây dựng NTM
Chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực
về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình NTM đã đạt được kết quả bước đầu khả quan Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chí môi trường trong Chương trình vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất
Việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, ở nhiều
xã vùng nông thôn hiện nay đã xuất hiện những làng, đường bích họa, dòng sông không rác, đường hoa, cây xanh… Đây là những mô hình tiêu biểu mà nhiều xã, ấp, bản đã triển khai giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao chất lượng sống người dân
Xây dựng NTM, các tiêu chí có thể đạt được, nhưng về tiêu chí môi trường
là tiêu chí khó thực hiện nhất Nguyên nhân là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề…
Cụ thể, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu, tỷ lệ đạt thấp Ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh còn chưa rõ ràng, nhiều xã mới chỉ đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh chứ chưa đạt tiêu chuẩn nước sạch
Trang 38Các hộ chăn nuôi gia đình dù đã xử lý môi trường nhưng không triệt để, gây thất thoát xả thải ra môi trường; chưa kể đến những doanh nghiệp vì lợi nhuận mà “bán rẻ lương tâm”, bất chấp tính mạng và sức khỏe của người dân, còn có hành vi che giấu sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng
Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh đa phần nhỏ lẻ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, việc xử lý môi trường là tự phát, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; các làng nghề chưa được quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường; ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, còn tư tưởng chạy theo lợi nhuận là những nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường
Thêm việc quan tâm quy hoạch nghĩa trang đạt chuẩn, tăng cường trồng cây xanh, có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải tập trung ở mỗi xã đang là vấn đề khó thực hiện triệt để do quỹ đất cũng như kinh phí hạn hẹp Ngoài ra, do thiết bị, công nghệ trong sản xuất công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp còn lạc hậu và thủ công, khu vực sản xuất, kinh doanh hầu như chưa có các công trình xử lý nước thải nên hậu quả về ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp về BVMT chưa cao, chưa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, BVMT…
Mặt trái và hệ lụy của quá trình đô thị hóa tăng nhanh đã tác động rất lớn đến môi trường, trong đó không thể tránh khỏi việc môi trường sống của con người đang bị đe dọa, suy thoái nghiêm trọng bởi ô nhiễm từ các chất thải, nước thải của các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư Vì vậy, việc xây dựng NTM đặt ra mục tiêu, tiêu chí cho các vùng nông thôn cũng vừa là thách thức, vừa là động lực, là cơ hội để bộ mặt nông thôn khởi sắc trên đà phát triển Song, vấn đề cốt lõi là suy nghĩ và hành xử đúng mực của con người đối với thiên nhiên, môi trường
Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, làng nghề cũng ảnh hưởng môi trường nông thôn trong
Trang 39nhiều năm qua Mặc dù, nhiều địa phương đã có những giải pháp tích cực như
ra nghị quyết chuyên đề, giao cho các đoàn thể phụ trách, hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân, xây lò đốt rác thải tại gia đình để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, song dường như mới chỉ là giải pháp tạm thời chứ chưa có tính bền vững lâu dài
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình
MTQG xây dựng NTM tại một số địa phương
1.2.1.1 Kinh nghiệm tại huyện Hải Hậu Nam Định
Sau hoàn thành xây dựng NTM, các huyện Hải Hậu tập trung xây dựng NTM kiểu mẫu, trong đó chú trọng cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường do đây là một tiêu chí quan trọng, khó thực hiện
Để nâng cao chất lượng BVMT, từ đầu năm 2022 đến nay huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị Tăng cường đôn đốc UBND các xã, thị trấn, các tổ chức đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu NTM về môi trường năm 2022 Tập trung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn nhằm đảm bảo năm 2022 tỷ lệ thu gom, xử lý rác sinh hoạt đạt trên 95% Tăng cường chỉ đạo phòng chức năng phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ việc xử lý, xả thải
ra môi trường của các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề phấn đấu đến năm 2024 có 100% số đơn vị cấp xóm và trên 95% số hộ gia đình của xóm thực hiện phân loại và xử lý rác thải tại nguồn; 100% rác thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định Duy trì thường xuyên, hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, với tần xuất tối thiểu thu gom
Trang 403 lần/tuần.Từ nay đến năm 2025 huyện tiếp tục triển khai Đề án khoán quản giải tỏa vật cản dòng chảy và vệ sinh môi trường các tuyến kênh mương; xây dựng tuyến đường kiểu mẫu phía đông sông Múc Đầu tư nâng cấp, chỉnh trang cảnh quan, môi trường ở các khu vực trung tâm huyện Để có được những kinh nghiệm trên huyện Hải Hậu đã có cách làm như:
Tập trung đôn đốc các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp, làng nghề chấp hành quy định pháp luật về BVMT gồm thu gom, xử lý, quản lý, giảm thiểu chất thải phát sinh; quan trắc giám sát môi trường định kỳ theo quy định Đôn đốc các làng nghề lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT làng nghề; triển khai thực hiện các mô hình BVMT làng nghề; tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
Có kế hoạch rà soát đánh giá hoạt động của trang trại chăn nuôi hiện có,
đề xuất nhân rộng mô hình chăn nuôi trang trại hiệu quả và xây dựng kế hoạch khắc phục trang trại chưa phù hợp để phát triển chăn nuôi, đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh,
an toàn sinh học và nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Thường xuyên phát động và tổ chức các đợt tổng vệ sinh môi trường; vận động các thôn, xóm và nhân dân quan tâm chỉnh trang cảnh quan khuôn viên gia đình, nơi công cộng; bổ sung các bồn hoa, chậu hoa và trồng bổ sung cây bóng mát trên các tuyến đường nông thôn, trạm y tế, khu trung tâm và các công trình phúc lợi công cộng
1.2.1.2 Kinh nghiệm tại huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
Thủ Tướng Chính phủ có quyết định số 17/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề
án thí điểm “xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn