1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu điều kiện địa lí vườn quốc gia cát bà phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu điều kiện địa lí vườn quốc gia Cát Bà phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn
Tác giả Nguyễn Thị Lý
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Nhung
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Địa lý học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 6,57 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC LẬP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ BẢO TỒN (17)
    • 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài (17)
      • 1.1.1 Khái niệm về du lịch (17)
      • 1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch (18)
      • 1.1.3 Khái niệm về bảo tồn (19)
    • 1.2 Phát triển du lịch với bảo tồn (20)
      • 1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn (20)
      • 1.2.2 Tác động của du lịch đối với bảo tồn (21)
    • 1.3 Tiếp cận tổng hợp cho phát triển du lịch và bảo tồn (22)
      • 1.3.1 Lý luận về tiếp cận tổng hợp (22)
      • 1.3.2 Các tiêu chí cụ thể áp dụng trong đánh giá tổng hợp các tiềm năng vườn quốc gia Cát Bà cho phát triển du lịch và bảo tồn (24)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (28)
    • 1.5 Quy trình nghiên cứu (35)
  • CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ (37)
    • 2.1 Vị trí địa lý (37)
    • 2.2 Đặc điểm tự nhiên (38)
      • 2.2.1 Địa chất (38)
      • 2.2.2 Địa hình (39)
      • 2.2.3. Khí hậu (40)
      • 2.2.4 Thủy hải văn (41)
      • 2.2.5 Thổ nhưỡng (42)
      • 2.2.6 Sinh vật (43)
    • 2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội (45)
      • 2.3.1 Dân số, lao động (45)
      • 2.3.2 Kinh tế (46)
    • 2.4 Thực trạng hoạt động du lịch vườn quốc gia Cát Bà (50)
      • 2.4.1 Lượng khách du lịch (50)
      • 2.4.2 Thu nhập từ khách du lịch (52)
      • 2.4.3 Các sản phẩm du lịch (52)
      • 2.4.4 Hiện trạng các tuyến du lịch (52)
      • 2.4.5 Chất lượng du lịch (60)
      • 2.4.6 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (62)
    • 2.5 Hiện trạng công tác bảo tồn vườn quốc gia Cát Bà (63)
    • 3.1 Đánh giá tổng hợp các tiềm năng cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn (67)
      • 3.1.1 Đánh giá riêng các tiêu chí (67)
      • 3.1.2 Đánh giá tổng hợp (78)
    • 3.2 Đánh giá SWOT cho phát triển du lịch và bảo tồn (80)
      • 3.2.1 Điểm mạnh (80)
      • 3.2.2 Điểm yếu (81)
      • 3.2.3 Cơ hội (82)
      • 3.2.4 Thách thức (83)
    • 3.3 Định hướng giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn (83)
      • 3.1.1 Định hướng giải pháp chung (83)
      • 3.1.2 Nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn (85)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Trang

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC LẬP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ BẢO TỒN

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Mặc dù chưa được đưa ra một cách rõ ràng nhưng ngay từ xa xưa khái niệm về du lịch đã được ẩn dụ trong các câu ca dao, tục ngữ như “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thể hiện rõ ý thức du lịch và coi đây là một hoạt động hiện hữu mang tính tích cực Nếu xét về nguồn gốc ngữ nghĩa thì ở Phương Đông Du lịch là một từ gốc Hán có nghĩa là đi chơi và trải nghiệm đời sống (du = đi chơi, lịch = trải nghiệm) Điều đó đồng nghĩa một phần nào với khái niệm về du lịch của Guyer và Feuler

(1905), các học giả đã cho rằng “Du lịch là sự phục hồi sức khỏe và thay đổi môi trường xung quanh dựa vào sự phát sinh nhu cầu và tình cảm của con người đối với vẻ đẹp của thiên nhiên” (trích dẫn bởi Chandima, 2013) [26] Tuy nhiên, khi du lịch phát triển bùng nổ như một hiện tượng thì đã xuất hiện những quan điểm khác nhau về du lịch W Hunzikeer, Clauder Kaspar, Gallen cho rằng du lịch như là tổng thể các mối quan hệ nảy sinh giữa khách du lịch với môi trường và con người nơi khách đi qua, dừng lại nhưng không có mục đích định cư và không liên quan đến bất kỳ hoạt động kiếm tiền nào (trích dẫn bởi Chandima, 2013) [26] Nhà kinh tế học Edmod Picara cho rằng “du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí” (trích dẫn bởi Chandima, 2013) [26]

Tuy có nhiều khái niệm về du lịch khác nhau nhưng các khái niệm này không những không mâu thuẫn với nhau mà còn bổ sung cho nhau để có được một khái niệm đầy đủ về du lịch như I.I Pirojnik “Du lịch là một hoạt động dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội” [34] Trên cơ sở đó, UNWTO (2010) xác định “du lịch bao gồm các hoạt động của con người đi đến và ở lại nơi ở thông thường của họ nhưng không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” [39] Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra khái niệm “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [12]

Nhìn chung, các khái niệm về du lịch đều có những điểm đáng chú ý:

- Đưa khách du lịch rời khỏi nơi ở hàng ngày để bước đến một không gian sống khác trong một khoảng thời gian nhất định

- Để khách du lịch tiếp xúc với thiên nhiên, con người ở nơi có cuộc sống hoàn toàn khác lạ và hấp dẫn

- Tạo điều kiện để du khách khám phá sự khác lạ ở không gian mới với những nét khác biệt về thiên nhiên, văn hóa, dân tộc để thỏa mãn trí tưởng tượng và nhu cầu giải trí của du khách ở vùng đất mới trong khoảng thời gian ngắn mà không bị trùng lặp lại cái mà họ đã biết

1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung và là tiền đề cho phát triển du lịch Có nhiều quan điểm khác nhau về tài nguyên du lịch nhưng nhìn chung các quan điểm này đều thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với khái niệm du lịch

Có 03 khái niệm nổi bật:

Pirojnik (1985) quan niệm nằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực, tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ [34]

Trần Đức Thanh và cộng sự (2017) quan niệm rằng tài nguyên du lịch là những thành tạo tự nhiên, những tính chất của thiên nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay hay trí tuệ của con người làm nên, cùng các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa, tâm linh, giải trí, kinh tế của chúng có sức hấp dẫn với khách du lịch và/hoặc được khai thác đáp ứng nhu cầu du lịch [15]

Luật du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra khái niệm về tài nguyên du lịch như sau: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm TNDL tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa [12]

Trong thực tế không phải bất cứ mọi điều kiện địa lý nào cũng có thể trở thành tài nguyên du lịch mà chỉ có những tài nguyên (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) có sức hút/sức hấp dẫn đối với du khách thì mới được coi là tài nguyên du lịch Điều đó cho thấy sự khác biệt trong khái niệm tài nguyên trong du lịch khác với khái niệm tài nguyên trong các ngành kinh tế khác

Tuy nhiên, trong tất cả các khái niệm nêu trên đều thể hiện phần nào các loại tài nguyên du lịch theo nguồn gốc phát sinh:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch

- Tài nguyên du lịch văn hóa: bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch

1.1.3 Khái niệm về bảo tồn

Theo Từ điển Tiếng Việt, bảo tồn có ý nghĩa là gìn giữ những cái thuộc về tài sản chung, không hoặc hạn chế để bị mất mát, tổn thất Có hai khái niệm về bảo tồn: bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn di sản văn hóa

Hiện nay khái niệm bảo tồn thiên nhiên chưa được đề cập cụ thể, rõ ràng, tuy nhiên dựa trên các tài liệu nghiên cứu có thể hiểu bảo tồn thiên nhiên là các hoạt động tích cực nhằm bảo vệ, duy trì, sử dụng, phục hồi và cải thiện môi trường thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên sinh học, động vật, thực vật, vi sinh vật và bảo tồn các yếu tố phi sinh vật một cách lâu dài

Bảo tồn di sản văn hóa là tập hợp các biện pháp được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của di sản văn hóa đồng thời tăng cường truyền tải các thông điệp và giá trị quan trọng của di sản Trong lĩnh vực tài sản văn hóa, mục đích của bảo tồn là duy trì các đặc điểm vật chất và văn hóa của đối tượng để đảm bảo rằng giá trị của nó không bị suy giảm và nó sẽ tồn tại lâu hơn trong khoảng thời gian giới hạn của con người.

Phát triển du lịch với bảo tồn

1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn

Du lịch và bảo tồn có mối quan hệ lâu đời, gắn liền với lịch sử của các khu bảo tồn được thành lập Ngay từ khi thành lập các công viên quốc gia đầu tiên trên Thế giới chúng đã được giao một vai trò kép là vừa đạt mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, vừa là điểm đến du lịch và giải trí Gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch sinh thái và du lịch dựa vào thiên nhiên thì sức hút của các VQG, KBTTN đối với du khách ngày càng lớn Vì vậy, du lịch và bảo tồn là hai mặt của phát triển trong thời hiện đại, du lịch có khả năng kích thích sự bảo tồn tài nguyên cả về ý thức và lợi ích, đồng thời khi tài nguyên được bảo tồn sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng du lịch, đảm bảo được lợi ích kinh tế

- Quan hệ cùng tồn tại, cộng sinh: như đã đề cập ở trên, tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa) là tiền đề cho sự phát triển của du lịch Trong giai đoạn phát triển sơ khai (khi chưa thành lập các KBTTN, VQG, khu DTSQ, khu bảo tồn đất ngập nước), du lịch và bảo tồn tồn tại một cách độc lập và có ít mối quan hệ với nhau Tuy nhiên, theo quy luật vận động và phát triển, du lịch ngày càng phát triển, việc sử dụng tài nguyên du lịch (cả về số lượng và tần suất) ngày càng cao và rõ rệt hơn, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tài nguyên du lịch Khi đó, xuất hiện mối quan hệ cùng tồn tại, cộng sinh giữa phát triển du lịch và bảo tồn Trong mối quan hệ này, du lịch và bảo tồn đều nhận được những lợi ích và có sự hỗ trợ lẫn nhau Các giá trị của tự nhiên được bảo tồn sẽ phát huy được sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nâng cao chất lượng du lịch từ đó sẽ đảm bảo được lượng du khách, đảm bảo nguồn thu từ du lịch, đem lại lợi ích kinh tế Các giá trị về kinh tế thu được từ hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao giá trị, chất lượng bảo tồn Như vậy đã đem lại lợi ích cho cả du lịch và môi trường phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững trong du lịch

- Quan hệ mẫu thuẫn, xung đột: Khi phát triển du lịch một cách tự phát, ồ ạt hoặc phá vỡ quy hoạch, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không chú ý đến bảo tồn khi đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ du lịch, từ đó sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về xu hướng và lợi ích Khi sự mâu thuẫn đã đạt đến một ngưỡng nhất định mà không giải quyết được sẽ dẫn đến tình trạng xung đột Khi đó sẽ gây ra thiệt hại cho cả ngành du lịch, các ngành kinh tế trên lãnh thổ và môi trường tự nhiên, xã hội của lãnh thổ đó

1.2.2 Tác động của du lịch đối với bảo tồn

Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa du lịch với bảo tồn có thể thấy rằng bảo tồn chịu cả tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động du lịch mang lại

+ Góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn và VQG

+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn tự nhiên và bảo tồn di sản văn hóa + Nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên (bao gồm tự nhiên và văn hóa) của cộng đồng dân cư bản địa thông qua việc trao đổi với du khách

+ Làm sống lại những nét văn hóa, nghệ thuật đã dần bị mai một

+ Quảng bá những hình ảnh của điểm đến ra quốc tế

+ Các hoạt động du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường tự nhiên và xã hội, gia tăng gánh nặng, sự khó khăn cho công tác bảo tồn Một số hoạt động như vui chơi, giải trí, săn bắn và việc sử dụng sản phẩm từ sinh vật đã làm suy thoái tính đa dạng sinh học của vùng về số lượng loài, số lượng cá thể, nguồn gen, nơi sống và hệ sinh thái Tạo điều kiện một số loài mới phát triển, nhập cư loài ngoại lai gây nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái vốn có, làm thay thế các loại đặc sắc Tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu rừng ngập mặn, các hệ động vật biển bị biến mất hoặc biến đổi theo chiều hướng xấu

+ Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển, rác thải du lịch làm ô nhiễm môi trường không khí, góp phần gia tăng biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng đến chất tài nguyên du lịch, gián tiếp gây áp lực cho hoạt động bảo tồn

+ Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm tăng sức ép lên quĩ đất, đặc biệt khu vực ven biển, các khu đô thị lớn Ngoài ra, làm tăng nguy cơ xói mòn đất, sa mạc hóa làm phá vỡ cảnh quan.

Tiếp cận tổng hợp cho phát triển du lịch và bảo tồn

1.3.1 Lý luận về tiếp cận tổng hợp

Thiên nhiên là một thể thống nhất, trong đo các hợp phần liên quan mật thiết, tác động qua lại với nhau theo những quy luật khách quan của tự nhiên, đồng thời cũng chịu tác động của còn người Khi khai thác lãnh thổ để phát triển một mục đích cụ thể nào đó “nếu chỉ chú ý khai thác một hợp phần mà không chú ý tới cả hệ thống thì có thể gây tác hại không lường trước đối với các yếu tố khác hoặc toàn bộ hệ thống” (trích dẫn theo Phạm Hoàng Hải, 2006) [6] Do đó khi đánh giá tiềm năng cho phát triển ngành du lịch nói riêng hay các ngành kinh tế khác cần phải xem xét lãnh thổ như một tổng hợp thể, có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, không làm huỷ hoại và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên

Việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng riêng biệt là cần thiết, tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trên một lãnh thổ Bởi vì chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên Một nguồn nước có thể được đánh giá rất cao về mặt chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội được Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại hình du lịch cụ thể, cần phải đánh giá tổng hợp toàn bộ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn trên lãnh thổ đó Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp, đặc biệt, khu vực nghiên cứu là VQG nằm trên một hòn đảo thì công việc này càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn do đặc thù là lãnh thổ thuộc hệ thống biển, đảo nên những vấn đề lý thuyết chung trong đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, xã hội và nhân văn cũng có những điểm khác biệt, mang tính đặc thù trong đó bao gồm cả những vấn đề về nguyên tắc, phương pháp đánh giá, sự khác biệt trong lựa chọn và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cũng như quy trình tiến hành đánh giá và cả cách thức, các thủ pháp đánh giá riêng đối với các yếu tố hợp phần tự nhiên và đánh giá tổng hợp chúng Có thể nhấn mạnh đến những khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu các lãnh thổ biển đảo so với các lãnh thổ ở trên lục địa như sau:

- Về ranh giới: các lãnh thổ ở trên lục địa có đường ranh giới liền kề với nhau, được xác định khá cụ thể, đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc trưng của các điều kiện kinh tế, xã hội và đôi khi cả những định hướng phát triển thường có mối quan hệ, tác động lẫn nhau.Trong khi đó các lãnh thổ ở biển đảo thương phân bố độc lập, ngăn cách với nhau bằng mực nước biển, điều kiện tự nhiên và xã hội thường là các hệ độc lập, có nhiều đặc thù và lợi thế so sánh, cũng như nhiều mặt hạn chế vốn có và đều có mối liên quan trực tiếp đến biển

- Về phương thức gắn kết: trong khi các lãnh thổ trên lục địa gắn kết với nhau bằng hệ thống giao thông đường bộ vững chắc thì sự liên kết bên trong và bên ngoài của các lãnh thổ biển đảo là đường thuỷ, trong môi trường nước rất nhạy cảm và nhiều biến động, nhiều rủi ro, phức tạp như sóng to, gió lớn, bão, giông, lốc trên biển, đặc biệt các phương tiện giao thông trên biển rất khó khăn lựa chọn những chỗ trú ngụ khi gặp những tai biến thiên nhiên kể trên

Với những phân tích trên, tiếp cận tổng hợp trong đánh giá tiềm năng cho phát triển du lịch và bảo tồn cần xem xét, đánh giá trong một hệ thống hoàn chỉnh của tự nhiên được hình thành bởi 02 yếu tố “đảo” và “biển” - hai hệ sinh thái đặc thù và độc lập với nhau nhưng lại có quan hệ với nhau trong một hệ thống tự nhiên mở Điều này cần phải chú trọng khi lựa chọn các tiêu chí đánh giá Ví dụ nếu lấy chỉ tiêu độ cao trên đảo thì tương đồng phải là chỉ tiêu độ sâu của biển; nếu lấy các yếu tố của môi trường không khí trên đảo, thì dưới biển lấy các yếu tố của môi trường nước, trong đó tương đồng với các hoàn lưu gió là các dòng hải lưu, v.v

Một điểm đáng chú ý nữa trong đánh giá tổng hợp tiềm năng cho phát triển du lịch và bảo tồn ở VQG Cát Bà là cần đặt trong mối liên kết với đất liền mà cụ thể ở đây là mối quan hệ chặt chẽ với thành phố Hải Phòng, với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với tâm là tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

1.3.2 Các tiêu chí cụ thể áp dụng trong đánh giá tổng hợp các tiềm năng vườn quốc gia Cát Bà cho phát triển du lịch và bảo tồn

VQG Cát Bà trực thuộc khu vực biển đảo Cát Bà, chịu ảnh hưởng trực tiếp và khá mạnh mẽ của yếu tố biển, do đó chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn cần chú trọng tới yếu tố này Trên cơ sở tham khảo, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về tiêu chí đánh giá cho phát triển du lịch của các tác giả như Phạm Hoàng Hải (2006), Trần Đức Thanh (2017) và kết quả điều tra khảo sát thực tế về phát triển du lịch ở VQG Cát Bà các chỉ tiêu được lựa chọn dựa trên nhu cầu sinh thái của du lịch và bảo tồn trong VQG, cụ thể như sau:

- Vị trí và khả năng tiếp cận của VQG Cát Bà: có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Vị trí và khả năng tiếp cận được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về khoảng cách giữa VQG Cát Bà đối với trung tâm thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh (nơi tập trung cung cấp nguồn khách) về điều kiện giao thông (loại phương tiện giao thông được sử dụng để phục vụ du khách), thời gian di chuyển

+ Mức rất thuận lợi (04 điểm) có khoảng cách so với nơi tập trung, cung cấp nguồn khách từ 10 - 100 km với khoảng thời gian di chuyển không quá 02 giờ và có thể tiếp cận bằng trên 03 loại phương tiện giao thông thông dụng, có sự kết hợp với

+ Mức thuận lợi (03 điểm) có khoảng cách so với nơi tập trung, cung cấp nguồn khách từ 100 - 200 km với khoảng thời gian di chuyển không quá 02 - 03 giờ và có thể tiếp cận bằng 03 loại phương tiện giao thông thông dụng, có sự tồn tại của

+ Mức thuận lợi trung bình (02 điểm) có khoảng cách so với nơi tập trung, cung cấp nguồn khách từ 200 - 300 km với khoảng thời gian di chuyển không quá 04

- 05 giờ và có thể tiếp cận bằng 02 loại phương tiện giao thông thông dụng, không tồn tại với loại hình bảo tồn nào

+ Mức ít thuận lợi (01 điểm) có khoảng cách so với nơi tập trung, cung cấp nguồn khách trên 300 km, khoảng thời gian di chuyển quá 05 giờ và có thể tiếp cận bằng 01 loại phương tiện giao thông thông dụng, không tồn tại với loại hình bảo tồn nào

- Độ hấp dẫn: Độ hấp dẫn của một điểm đến du lịch quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch Độ hấp dẫn của VQG Cát Bà được đánh giá theo 04 bậc tương ứng như sau:

+ Mức rất hấp dẫn (04 điểm) yêu cầu điểm đến du lịch có trên 05 phong cảnh đẹp, đa dạng; đồng thời có 03 cảnh quan đặc sắc, độc đáo đáp ứng cho khai thác trên

+ Mức hấp dẫn (03 điểm) yêu cầu điểm đến du lịch có từ 03 đến 05 phong cảnh đẹp, đa dạng; đồng thời có 02 cảnh quan đặc sắc, độc đáo đáp ứng cho khai thác

+ Mức hấp dẫn trung bình (02 điểm) yêu cầu điểm đến du lịch có từ 01 đến 02 phong cảnh đẹp, đa dạng đáp ứng cho khai thác 01 - 02 loại hình du lịch

+ Mức hấp dẫn kém (01 điểm) phong cảnh đơn điệu, đáp ứng cho khai thác 01 loại hình du lịch

- Sức chứa du lịch (tourism capacity): là một khái niệm được Hội đồng Du lịch và Môi trường Anh đề xuất vào những năm 1960 Sức chứa du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau, Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) định nghĩa là "mức độ sử dụng của khách thăm quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên” Sức chứa du lịch bao hàm sức chứa sinh thái thể hiện áp lực sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra suy thoái; sức chứa xã hội thể hiện sự chấp nhận của du khách và cộng đồng địa phương và sức chứa kinh tế thể hiện khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không gây phương hại đến các hoạt động kinh tế khác của địa phương

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu trong phòng

Phương pháp này được học viên sử dụng tập trung trong giai đoạn đầu nhằm thu thập các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch, phát triển du lịch gắn với bảo tồn cũng như liên quan đến khu vực VQG Cát Bà Đó là các tài liệu có từ nhiều cơ quan, các đơn vị khác nhau như: Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Sở văn hóa thể thao, du lịch Hải Phòng, thống kê của huyện Cát Hải, các khu du lịch, điểm du lịch của Huyện Cát Hải, Ban quản lý VQG Cát Bà, từ các kênh thông tin đại chúng

Với nguồn dữ liệu được thu thập, đã giúp cho học viên có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, về khu vực nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Học viên đã tiến hành 01 chuyến khảo sát thực địa tại VQG Cát Bà trong khoảng thời gian 03 ngày (từ 25-27/03/2023) Các công việc đã được học viên triển khai trong chuyến khảo sát thực địa bao gồm:

- Làm việc với Ban quản lý VQG Cát nhằm trao đổi, tìm hiểu, thu thập thêm một số dữ liệu về thực trạng phát triển du lịch tại VQG Cát Bà cũng như tìm hiểu về công tác bảo tồn trong vườn

- Khảo sát thực địa theo dạng điểm (05 điểm du lịch: động Trung Trang, hang Quân y, rừng Kim Giao, đỉnh Ngự Lâm, thôn Việt Hải) và tuyến du lịch chính trong

VQG Cát Bà (03 tuyến du lịch: hang động, tuyến Kim Giao - Ngự Lâm, Cái Bèo - vịnh Lan Hạ) nhằm quan sát tìm hiểu tự nhiên, tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch từ đó học viên có thể đối chứng, so sánh và kiểm nghiệm độ chính xác của các tư liệu đã có

Sơ đồ các điểm, tuyến khảo sát tại VQG Cát Bà được thể hiện trong Hình 1.1

1.4.3 Phương pháp đánh giá tổng hợp bằng thang điểm có trọng số

Phương pháp đánh giá tổng hợp phản ánh bản chất của quá trình đánh giá có mối liên quan giữa chủ thể và khách thể VQG Cát Bà được coi là một điểm đến du lịch, chủ thể đánh giá được xem xét, lựa chọn từ đặc trưng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn; còn khách thể là đối tượng du lịch gắn với bảo tồn nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của VQG Cát Bà cho phát triển du lịch và bảo tồn

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

- Lựa chọn các yếu tố đánh giá bằng phương pháp so sánh tiềm năng của VQG Cát Bà với nhu cầu sinh thái của du lịch (các yếu tố đánh giá được trình bày chi tiết trong tiểu mục 1.2.3.2)

- Xây dựng thang bậc đánh giá thích ứng với từng yếu tố và tiêu chí

Các yếu tố được đánh giá theo bậc 4 ứng với 04 mức độ thuận lợi khác nhau (rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và ít thuận lợi) Vì các tài nguyên du lịch ít nhiều đã được lựa chọn nên sẽ không có yếu tố nào được đánh giá là không thuận lợi mà chỉ ở các mức độ thuận lợi ít hay nhiều mà thôi

Việc xác định các tiêu chí cụ thể ứng với mỗi bậc là rất cần thiết, có tính chất định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau Để đảm bảo cho việc xác định chỉ tiêu của mỗi bậc được chính xác, học viên đã xác định dựa trên kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thông qua các tài liệu được thu thập Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm, học viên đã xác định số điểm cho mỗi bậc Điểm của mỗi bậc được tính từ cao xuống thấp Đối với số bậc của mỗi yếu tố là 4 thì điểm cụ thể sẽ là 4, 3, 2, 1

Trên thực tế, các yếu tố được lựa chọn để đánh giá có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều Vì thế để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả học viên đã xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng (còn được gọi trọng số) Để xác định trọng số cho từng yếu tố, học viên đã sử dụng phương pháp AHP

- Tiến hành đánh giá: Quá trình đánh giá là nhằm xác định được điểm đánh giá Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số điểm đánh giá tổng hợp

+ Đánh giá riêng từng yếu tố: Điểm đánh giá riêng của từng yếu tố là số điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của yếu tố đó

+ Đánh giá tổng hợp: Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của từng yếu tố Cũng có một số công trình đánh giá lấy điểm đánh giá tổng hợp là tích của các điểm đánh giá riêng Cách cộng điểm để đánh giá kết quả chung hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đánh giá khác nhau Để xác định khoảng cách giữa các cấp đánh giá, học viên đã sử dụng phương pháp ngắt đoạn ngẫu nhiên (Natural Break), được tính theo công thức: δ = Dx − Dm n Trong đó: δ: Khoảng cách điểm giữa các cấp phân chia

Dx: Điểm đánh giá tổng hợp tối đa:

Dm: Điểm đánh giá tổng hợp tối thiểu n: Số cấp đánh giá

Căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đánh giá đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể tại mỗi đối tượng đánh giá để tổng hợp kết quả theo tỷ lệ % số điểm đã đạt được so với số điểm tối đa

Phương pháp đánh giá tổng hợp bằng thang điểm có trọng số có ưu điểm là đảm bảo tương đối khách quan, dễ thực hiện có thể cho phép nhìn nhận một cách nhanh chóng và toàn diện tiềm năng lãnh thổ bằng những giá trị đã được lượng hoá Tuy nhiên việc áp ụng phương pháp này sẽ thiếu chính xác do thiếu các tài liệu điều tra khảo sát và một phần lệ thuộc vào chủ quan của người đánh giá Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá, học viên đã bổ sung thêm phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học (xem trong tiểu mục 1.3.2.4 và 1.3.2.5)

1.4.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Quy trình nghiên cứu

Đề tài luận văn được thực hiện trong 03 giai đoạn với 09 nhiệm vụ chính:

Hình 1.2: Sơ đồ các bước nghiên cứu

- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng nghiên cứu, từ đó tiến hành thu thập, tổng quan tài liệu; nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận; điều tra, khảo sát thực địa

- Giai đoạn 2: Xác định các điều kiện địa lí VQG Cát Bà cho phát triển du lịch và bảo tồn Trong giai đoạn này 03 nhiệm vụ chính đã được thực hiện, bao gồm: xác định các nguồn lực (tự nhiên và xã hội) cho phát triển du lịch và bảo tồn, phân tích thực trạng phát triển du lịch và công tác bảo tồn ở VQG Cát Bà, đánh giá tổng hợp tiềm năng VQG Cát Bà cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn

(1) Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu

(3) Nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp luận

(2) Thu thập tài liệu, dữ liệu, tổng quan nghiên cứu

(4) Điều tra, khảo sát thực địa tại VQG Cát Bà

(5) Phân tích các nguồn lực ở

(6) Đánh giá thực trạng PTDL và bảo tồn ở VQG Cát Bà

(7) Đánh giá tổng hợp các nguồn lực cho PTDL và bảo tồn

(8) Phân tích thuận lợi, khó khăn cho PTDL và bảo tồn ở

(9) Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho PTDL và bảo tồn ở

- Giai đoạn 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn ở VQG Cát Bà trên quan điểm phát triển bền vững Có 02 nhiệm vụ được thực hiện trọng giai đoạn này, bao gồm: phân tích SWOT, đề xuất giải pháp khả thi nâng cao chất lượng du lịch ở VQG Cát Bà đồng thời đảm bảo công tác bảo tồn

Du lịch và bảo tồn có mối quan hệ lâu đời, sự phát triển của du lịch gắn với lịch sử phát triển của các khu bảo tồn Du lịch và bảo tồn là hai mặt của sự phát triển, phát triển du lịch để bảo tồn, bảo tồn để đảm bảo nguồn lực cho phát triển du lịch Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam, có khá nhiều các công trình dự án nghiên cứu về phát triển du lịch trong các vườn quốc gia, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý cho phát triển du lịch và bảo tồn còn khá mờ nhạt, đặc biệt ở VQG Cát Bà

Khi nghiên cứu địa lý tổng hợp cho phát triển du lịch và bảo tồn ở những địa bàn có vị trí đặc biệt như VQG Cát Bà cần đặt trong hệ thống tự nhiên mở, đồng thời chú ý lựa chọn tiêu chí đánh giá bởi khu vực được hình thành bởi 03 phụ hệ thống (khu vực ven biển, đảo và biển) với các hệ sinh thái đặc thù và độc lập với nhau nhưng các yếu tố hình thành nên chúng luôn có mối liên quan ràng buộc và có những tác động tương hỗ với nhau Để tăng độ tin cậy cho kết quả, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm được mục tiêu của đề tài, cần có sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại của ngành khoa học địa lý.

ĐẶC ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Vị trí địa lý

VQG Cát Bà là một trong những VQG có diện tích lớn nhất của Việt Nam (tổng diện tích: 26.240 ha, trong đó rừng ngập mặn: 9.800 ha, rừng đất thấp: 5.600 ha, vùng biển - đảo: 11.840 ha), nằm trong phạm vi địa giới hành chính 6 xã và một thị trấn (xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà) của huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

VQG Cát Bà nằm cách thành phố Hải Phòng khoảng 45 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam, thành phố Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông, có toạ độ địa lý:

Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và Lạch Đầu Xuôi của Quảng Ninh

Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng - Đồ Sơn

Phía Đông và Đông Nam giáp Vịnh Lan Hạ

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG Cát Bà

Đặc điểm tự nhiên

2.2.1 Địa chất Địa chất VQG Cát Bà mang nhiều nét chung của vùng duyên hải Đông Bắc Bắc bộ, có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ bộ phận của cấu trúc uốn nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua Địa chất của VQG Cát Bà gắn với thời kỳ phát triển của Trái đất, là một trong những đối tượng có sức hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt những du khách có sự hiểu biết nhất định về địa lí, địa chất

- Địa tầng: VQG Cát Bà được cấu tạo chủ yếu từ đá trầm tích carbonat, xen ít trầm tích lục nguyên và silic Các đá kể trên được xếp vào 3 phân vị thạch địa tầng: hệ tầng Tràng Kênh, hệ tầng Phố Hàn và hệ tầng Bắc Sơn có tuổi trung bình là Cac- bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm) Chúng được cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tấm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25-30m) Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m Ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho dịch vụ du lịch tắm biển

Ngoài ra trên đảo cũng có những diện lộ trầm tích Đệ Tứ không phân chia tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được hình thành do quá trình phù sa sông biển Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5- 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát, Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của thuỷ triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần, mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này

- Cấu trúc địa chất: Do nằm ở vị trí rìa bồn trũng sông Hồng được hình thành trong Cenozoi nên cấu trúc địa chất của VQG Cát Bà rất phức tạp, bị biến cải rất mạnh Chúng bị chi phối bởi nhiều pha kiến tạo khác nhau như Indosini, Yến Sơn

(tạo cấu trúc uốn nếp), Hymalaya (biến cải cấu trúc trên tạo ra các đới có cấu trúc riêng biệt) Cấu trúc uốn nếp theo hướng Đông Bắc - Tây Nam của VQG Cát Bà phù hợp với cấu trúc uốn nếp của đới duyên hải Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam VQG Cát

Bà chịu ảnh hưởng của ba hệ thống đứt gẫy kiến tạo bao gồm hệ thống đứt gẫy phương đông bắc - tây nam với pha tạo núi Yến Sơn; hệ thống đứt gẫy phương tây bắc - đông nam với pha tạo núi Hymalaya và hệ thống đứt gẫy theo phương á kinh tuyến với hoạt động kiến tạo hiện đại Trong đó cấu trúc đảo bị biến cải lớn chủ yếu liên quan với hệ thống đứt gẫy phương tây bắc - đông nam

VQG Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi với 367 hòn đảo lớn nhỏ, độ cao phổ biến từ 100 - 150m so mặt nước biển, nơi cao nhất thuộc đỉnh Cao Vọng 322m Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển Đây không chỉ là đối tượng cần được cần bảo tồn liên quan đến lãnh thổ của các sinh vật tiêu biểu tại VQG Cát Bà mà còn phải bảo tồn để phát triển du lịch Một số kiểu địa hình trong VQG Cát Bà:

- Địa hình núi đá vôi có độ cao từ 100 m - 300 m so với mực nước biển Đây là vùng địa hình của một miền Karst ngập nước biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn, độ dốc cao Do đó, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật trên kiểu địa hình này diễn ra rất chậm, khó khăn

- Địa hình đồi đá phiến có diện tích khá nhỏ ở VQG Cát Bà Kiểu địa hình này có đỉnh tròn, sườn thoải và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn

- Địa hình thung lũng giữa núi có nhiều hình dạng khác nhau như thung lũng Trung Trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu , thường kéo dài theo các vỉa đá vôi và nối với nhau qua các sống đá thấp tạo thành máng trũng dài Khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật trên kiểu địa hình này rất tốt

- Địa hình thung đá vôi phân bố rải rác trong các vùng đá vôi và có tỷ lệ không đáng kể trong VQG Cát Bà Mặc dù kiểu địa hình này thường thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa nhưng một số thung đá vôi đã bị cư dân ở đây khai hoang để trồng cây ăn quả hay cây nông nghiệp từ nhiều năm trước

- Địa hình bồi tụ ven biển được hình thành do quá trình bồi tụ do sông, địa hình này thường bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, đồng thời thường xuyên bị ngập nước Dạng địa hình này rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển

Nằm trong vùng vùng sinh thái các đảo ven bờ tận - vùng sinh thái các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, VQG Cát Bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa (KH NĐGM) có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa cực đới, có từ 04 đến 05 tháng lạnh (tháng lạnh - nhiệt độ trung bình tháng  18°C), có chế độ mưa mùa hè, mùa ít mưa không dài và mùa khô không sâu sắc Đây là vùng có sự xâm nhập mạnh nhất của các khối không khí cực đới trong mùa đông Hệ quả khí hậu rõ nét nhất của tác nhân hoàn lưu phi địa đới này là vào mùa đông nền nhiệt hạ xuống một cách đáng kể so với các vùng nhiệt đới cùng vĩ độ khác và ở đây cũng có số ngày mưa phùn đáng kể

- Tổng số giờ nắng của VQG Cát Bà vào khoảng 1.439 giờ nắng/năm, trung bình 127,1 - 229,7giờ/tháng Thời kỳ nắng nhiều nhất là từ đầu hè đến cuối năm (từ tháng V đến tháng XII), tháng nào cũng có từ 116 đến 228 giờ nắng Thời kỳ ít nắng nhất là khi trời đầy mây, âm u, mưa phùn (tháng II, III)

- Lượng mây tổng quan: Lượng mây tổng quan trung bình năm đạt 7,4 phần mười bầu trời Các tháng mùa mưa không phải là thời kỳ có nhiều mây nhất, thời kỳ nhiều mây nhất là lúc có thời tiết phùn (từ tháng I đến tháng III), lượng mây tổng cộng lúc này nhiều lên hẳn so với các tháng khác, đạt 8,0 - 9,0 phần mười bầu trời

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng số dân trong VQG Cát Bà là 18.140 người thuộc 5.200 hộ gia đình Trên địa bàn hầu hết đều là người Kinh sinh sống Tỷ lệ lao động tại các xã thị trấn chiếm trên 64% so với số nhân khẩu Đây là tiềm năng về lao động nhưng cũng gây xuất hiện một vấn đề cần giải quyết như tình hình việc làm của các hộ gia đình Tỷ lệ lao động nam chiếm 50,1 %, lao động nữ chiếm 49,9

%, không có hiện tượng bất bình đẳng trong lao động theo giới Tỉ lệ tăng dân số trung bình toàn vùng là 5% Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực thị trấn Cát Bà (khoảng 360 người/km 2 ), các xã như Gia Luận, Việt Hải có mật độ dân số thấp (vào khoảng 5-10 người/km 2 )

Bảng 2.1: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019, 2020

Dân số trung bình (người)

Ghi chú: (*) số liệu năm 2019 [18] [19] 2.3.2 Kinh tế

2.3.2.1 Thu nhập, đời sống dân cư

Số liệu thống kê năm 2017, toàn khu vực các xã, thị trấn đảo Cát Bà có 58 hộ nghèo, nhưng đến năm 2019 chỉ còn 38 hộ nghèo, giảm 20 hộ, tỷ lệ hộ nghèo trung bình chiếm 0,73% số hộ trong toàn khu vực Không còn hộ cận nghèo Mức thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt trung bình 57,84 triệu đồng/năm Mức thu nhập trung bình ở Thị trấn Cát Bà đạt cao nhất với 68,8 triệu đồng/năm, khu vực xã Hiền Hào có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong khu vực đạt 52,8 triệu đồng/năm Tuy mức thu nhập bình quân đầu người trong khu vực cũng ở mức trung bình, song vẫn còn có các hộ nghèo tại mỗi xã, điều này vẫn là một vấn đề cần phải quan tâm trong việc phát triển kinh tế xã hội theo các chương trình cho người dân sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng nhằm mong muốn thúc đẩy nền kinh tế, tăng thu nhập cho bà con trong khu vực từ các hoạt động bảo vệ phát triển rừng cũng như mô hình sinh kế

VQG Cát Bà đa phần địa hình là núi đá vôi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực chỉ chiếm khoảng 0,6% (khoảng gần 200ha) Trong năm 2019, các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã tương đối ổn định và đa phần đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra Điều kiện tự nhiên tại mỗi khu vực trên đảo tạo ra mô hình kinh tế riêng biệt cho từng vùng Ví dụ như ở Gia Luận diện tích lúa nước không có mà chủ yếu là đất vườn trồng vải thiều, trồng cam giấy, hay trồng các cây màu và cây lương thực khác Ở xã Trân Châu vườn chủ yếu trồng cây bồ kết, phát triển tốt và có giá trị xuất khẩu; Ở khu vực khe sâu, Trung Trang đang chủ trương phát triển các vườn cây ăn quả như: vải thiều, na, để tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình

Trong những năm gần đây huyện Cát Hải đã và đang khuyến khích tạo điều kiện cho các xã phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc và gà công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cho nhân dân trên đảo, nâng cao mức sống cho người dân nơi đây Tuy nhiên năm 2019 xảy ra dịch tả lợn Châu Phi nên số lượng lợn trên địa bàn có xu hướng giảm mạnh, mặc dù công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh diễn ra tương đối tốt, xong bà con vẫn bị thiệt hại nhiều

Trong những năm gần đây, việc mở rộng quy mô nuôi ong mật thu lại những lợi nhuận đáng kể cho người dân, đa phần các xã trong địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch số lượng đàn ong đề ra, chất lượng và sản lượng mật cũng được đánh giá cao Đây cũng là một trong những hướng phát triển đem lại những lợi ích cao cho người dân, tận dụng được nguồn tài nguyên từ các khu rừng trên khu vực mà không gây tác động đến cảnh quan cũng như môi trường, đồng thời còn thúc đẩy thêm quá trình thụ phấn, tái sinh và phát triển cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện

Huyện Cát Hải có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.622,45 ha, trong đó rừng đặc dụng là 5.984,25 ha với độ che phủ rừng là 29,56 % (Theo Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng), trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng do VQG Cát Bà quản lý là 6.004,97 ha Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng tự nhiên; Rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ chủ yếu là rừng trồng các loài cây như: thông nhựa phân bố nhiều ở xã Hiền Hào,

Hiện nay công tác điều tra quy hoạch, giao đất, giao rừng cho dân được thực hiện tốt; hàng năm các hộ gia đình có tổ chức trồng rừng, bên cạnh đó phối hợp cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ tài nguyên rừng Trong những năm qua nạn phá rừng dần được hạn chế

- Thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản của các xã vùng đệm ở VQG Cát Bà tương đối phát triển Bên cạnh các loại thủy hải sản thông thường thì ở đây đã áp dụng nuôi tôm sú và cá rô phi đơn tính theo hướng quảng canh, cải tiến phát triển mạnh Tuy nhiên, cơ bản các hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản vẫn tập trung để phục vụ nhu cầu người dân địa phương và khách du lịch Trong quá trình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn và khoa học kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, các dự án vươn ra ngư trường giải quyết chậm Bên cạnh những hiệu quả mà nuôi trồng thủy sản mang lại thì những tác động từ mặt trái của nghề này đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và tiềm năng du lịch biển Cát Bà, đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường - hệ luỵ từ nghề nuôi cá lồng bè

Lĩnh vực chế biến Thuỷ sản bước đầu phát triển với nhiều cơ sở thu mua và chế biến Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn

- Dịch vụ, thương mại: Hàng năm Cát Bà đón một lượng khách không nhỏ đến tham quan, nghiên cứu với các hoạt động du lịch sinh thái chính của khách thường là tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu vườn, kết hợp thăm vịnh

Mặc dù lượng du khách đến tham quan VQG trong những năm qua tương đối đông và ngày càng có xu hướng tăng lên, nhưng theo các số liệu thống kê khách du lịch của Ban quản lý VQG và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Cát Bà thì lượng khách đến tham quan VQG còn quá ít so với lượng khách đến khu vực Cát Bà

Những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học đã bước đầu cho thấy được những nét cơ bản của quá trình phát triển của con người cư trú và sinh sống ở VQG Cát Bà Đó là nguồn tài nguyên văn hoá lâu đời tôn thêm giá trị to lớn cho việc xây dựng VQG Cát Bà Những dấu tích cư trú và hoạt động của con người thuộc thời kỳ tiểu sử trên đảo tuy phát hiện chưa được nhiều nhưng tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của con người từ khoảng 7.000 năm đến 4.000 năm trước đây trên vùng ven biển Đông Bắc nước ta Đầu tiên, người ta đã phát hiện ra các di sản của người dân cư trú trong các hang động như hang Đục, hang Eo Bùa Trong các hang động này đã tích đầy những vỏ ốc của con người bắt về ăn, lẫn vào đó là những hòn kê, hòn đập, hòn nghiền bằng đá, rùi mài, một số dụng cụ dùng đun nấu bằng đất nung

Ngoài di cốt động vật biển, các thành phần vật chất khác trong tầng văn hoá này cũng có nguồn gốc từ biển Rõ ràng con người ở đây đã sống và hoạt động trong một môi trường có biển và đất ở VQG Cát Bà Đảo đã tách khỏi lục địa và trở thành hòn đảo lớn nhất của vùng biển Đông nước ta

Ngoài ra ở VQG Cát Bà còn ghi lại nhiều chiến công lịch sử trong công cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mĩ như truyền thuyết “bảy ngày ba bão” hay nguồn gốc tên đảo Cát Bà xuất phát từ Các Bà tương truyền rằng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm các Ông ở đảo tuyến trước để chiến đấu nay vẫn gọi là đảo Các Ông, Các Bà ở tuyến sau lo hậu cần nên gọi là đảo Các Bà Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển Tế lễ như Long Hải Đại Vương; Hội đua thuyền rồng trên biển, … Khách du lịch cũng có thể tham gia để thưởng thức cảm giác khác lạ từ lễ hội này

Thực trạng hoạt động du lịch vườn quốc gia Cát Bà

Hàng năm, VQG Cát Bà đón một lượng khách không nhỏ đến tham quan tại VQG Cát Bà Trước thời kỳ xảy ra đại dịch COVID-19, lượng du khách đến du lịch tại VQG Cát Bà tăng khá nhanh, năm 2018 tổng lượng du khách đạt 735.049 lượt khách (chiếm 27% so với lượng khách đến du lịch ở huyện Cát Hải) tăng gấp 1,3 lần so với năm 2017, năm 2019 lượng du khách có sự giảm nhẹ Sau khi mở cửa, hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà bắt đầu có dấu hiệu sôi động trở lại

Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến tổng lượng khách đến tham quan tại VQG Cát Bà

Du khách đến tham quan tại khu vực chủ yếu lựa chọn tuyến tham quan vịnh Lan

Hạ, gấp 5,5 lần so với lượng khách chọn tuyến tham quan trên rừng Tuy nhiên, lượng du khách đến du lịch tại vườn theo tuyến rừng tăng nhanh, năm 2019 lượng khách đạt 105.257 lượt (gấp 2,9 lần so với năm 2015), trong đó lượng du khách quốc tế đạt 56.072 lượt (gấp 3,5 lần so với năm 2015), tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng khách đến tham quan tuyến rừng VQG Cát Bà đã giảm đi đáng kể

Thăm quan rừng Thăm quan Biển (Vịnh Lan Hạ) Tổng

Khách nội địa Khách Quốc tế (lượt) Tổng lượt khách

Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến lượng khách tham quan tuyến rừng trên VQG 2.4.2 Thu nhập từ khách du lịch

Hình 2.4: Biểu đồ diễn biến tổng thu từ du lịch tuyến tham quan rừng ở VQG

Thu nhập từ khách du lịch tham quan tuyến rừng ở VQG Cát Bà không có nhiều biến động qua các năm, chỉ riêng năm 2019 thu nhập đạt 526,45 triệu đồng, trong khi đó, do ảnh hưởng của COVID-19 thu nhập từ du lịch đã bị giảm sút đáng kể

2.4.3 Các sản phẩm du lịch

03 nhóm sản phẩm du lịch chính đang được khai thác phát triển ở VQG Cát Bà:

- Nhóm sản phẩm du lịch tham quan: khách du lịch tham quan theo tuyến rừng ở trung tâm VQG; tham quan cảnh quan biển đảo ở vịnh Lan Hạ, quần đảo Long Châu, các vụng Việt Hải, Tùng Gấu; tham quan hang động (động Trung Trang, động Quân Y)

- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: khách du lịch được trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước trên địa hình núi đá vôi ở Ao Ếch; trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi (rừng Kim Giao, đỉnh Ngự Lâm); trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long

- Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng: tham quan, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng và tìm hiểu phương thức canh tác nông nghiệp trồng lúa, trồng rau tại Việt Hải

2.4.4 Hiện trạng các tuyến du lịch

Các sản phẩm du lịch kể trên được khai thác lồng ghép với nhau vào 02 tuyến chính: tuyến du lịch trên rừng (hiện có 09 tuyến) và tuyến du lịch biển (hiện có 06 tuyến) Tuyến du lịch trên rừng còn khá đơn giản, chủ yếu vẫn là các tuyến đường

1 2 3 4 5 6 7 mòn, mới xây dựng được các biển chỉ dẫn và chưa được ứng dụng công nghệ 4.0 (sử dụng mã QR) trong du lịch Tuyến du lịch biển, tuy có nhiều tiềm năng song còn bị giới hạn nhiều do các quy định về quản lý theo phân khu chức năng và do hạn chế về nguồn nhân lực, chủ yếu dựa vào lực lượng kiểm lâm tại các trạm trên biển Nên việc điều tiết tàu du lịch và lượng du khách tham quan gặp nhiều khó khăn

Bảng 2.2: Danh sách các tuyến du lịch ở VQG Cát Bà

TT Tên tuyến Độ dài/thời gian

Vị trí Mô tả Hình ảnh

A Tuyến du lịch trên rừng

- Đường mòn phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có biển giới thiệu về rừng Kim Giao và đỉnh Ngự Lâm 1, 2

- Chưa có thông tin giới thiệu về các loại cây dọc tuyến

2 Tuyến du lịch giáo dục môi trường

- Đường mòn có lát gạch bê tông phục vụ công tác bảo vệ rừng

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có biển giới thiệu về tuyến

3 Tuyến rừng ngập mặn - động Thiên

- Đường cấp IV nông thôn

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có bảng thông tin cho khách

TT Tên tuyến Độ dài/thời gian

Vị trí Mô tả Hình ảnh

- Đường mòn phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có bảng thông tin cho khách

- Đường mòn phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có bảng thông tin cho khách

- Đường mòn phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có bảng thông tin cho khách

TT Tên tuyến Độ dài/thời gian

Vị trí Mô tả Hình ảnh

- Đường nhựa do gần đường giao thông xuyên đảo

- Chưa có điểm dừng nghỉ liên tuyến dành cho du khách

VQG - vườn thực vật - vườn thú - hồ Hởi

PHST, HCVC Đường cấp IV phục vụ việc đi lại của cán bộ nhân viên VQG

Mây Bầu (quan sát thú, chim)

- Đường mòn phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch

- Chưa có điểm dừng nghỉ cho du khách

- Chưa có bảng thông tin cho khách

TT Tên tuyến Độ dài/thời gian

Vị trí Mô tả Hình ảnh

- Khách du lịch di chuyển bằng thuyền qua rừng ngập mặn, đi bộ đến động Thiên Long

- Hoạt động chưa có sự quản lý chặt chẽ của VQG

11 Tuyến bến Bèo - vịnh Lan Hạ -

- Khách du lịch di chuyển bằng tàu tham quan, giải trí, tắm biển, chèo thuyền Kayak

- Thu hút sự quan tâm của du khách

12 Tuyến bến Bèo - đảo Cát Dứa

- Khách du lịch di chuyển bằng tàu tham quan, giải trí, tắm biển

- Du khách có thể ngắm khỉ tại đảo Cát Dứa

TT Tên tuyến Độ dài/thời gian

Vị trí Mô tả Hình ảnh

- Tuyến kết hợp tham quan, giải trí

- Du khách có thể ngắm Voọc Cát Bà

14 Tuyến Gia Luận - Áng Kẻ 2 giờ Phân khu

- Tuyến kết hợp tham quan, giải trí

- Du khách có thể tham quan hệ sinh thái rừng, động vật

15 Tuyến Gia Luận - Áng Kẻ - hang

- Tuyến kết hợp tham quan, giải trí

Nguồn: [20]; kết quả khảo sát tháng 3/2023

Kết quả điều tra khảo sát khách du lịch bằng phiếu cũng như kết quả phỏng vấn sâu với 103 khách du lịch vào tháng 3/2023 tại đảo Cát Bà cho thấy: Tỷ lệ du khách nữ đến tham quan VQG Cát Bà chiếm tới 80,6% và du khách nam chiếm 19,4% Du khách đến tham quan du lịch tại VQG Cát Bà chủ yếu là giới trẻ, năng động có xu hướng thích các hoạt động khám phá trải nghiệm Cụ thể: lứa tuổi đến tham quan VQG Cát Bà lớn hơn 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,1%, đây là nhóm du khách có thu nhập và công việc ổn đinh, ít tham gia hoạt động theo các tuyến trên rừng mà chủ yếu chiêm ngưỡng và trải nghiệm các hoạt động dưới biển; lứa tuổi nhỏ hơn 24 tuổi chiếm tỷ lệ 31%, đây là lứa tuổi còn phụ thuộc gia đình, công việc và thu nhập chưa thực sự ổn định, chủ yếu tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trên rừng Lứa tuổi từ 25 - 40 tuổi có thu nhập và công việc khá ổn định chiếm tỷ lệ 28,9% Tỷ lệ du khách có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 77,9% Do đó, khi tìm hiểu về điểm đến du lịch, các du khách đã có sự tìm hiểu sơ qua (chiếm 75%) và tìm hiểu kỹ (16,3%) dựa trên các thông tin được cung cấp qua tivi/báo chí truyền thống (chiếm 38,5%), mạng xã hội (25%) và sách/chương trình học tập (17,3%)

Phần lớn du khách đi theo gia đình hoặc nhóm bạn đến du lịch ở VQG Cát Bà (chiếm 43,3%) và đi theo chương trình của nhà trường cơ quan (chiếm 29,8%), lượng khách đi tự do rất ít Tuy nhiên, số lượng khách đã từng đến VQG Cát Bà nhiều lần (lớn hơn và bằng 3 lần) không cao (chiếm 22,1%), trong khi đó rất nhiều du khách mới đến tham quan VQG lần đầu (chiếm 59,6%) Mục đích chính của các du khách chủ yếu là khám phá thiên nhiên và tham quan một số điểm hấp dẫn, còn mục đích trải nghiệm không cao (chiếm 22,1%)

Nhìn chung, lý do lựa chọn VQG Cát Bà là điểm đến du lịch của phần lớn du khách là được tham gia tham quan, khám phá hệ sinh thái tự nhiên (chiếm 66,3%) và mong muốn được hòa mình, trải nghiệm thiên nhiên (60,6%)

Phần lớn du khách khi đến với VQG Cát Bà đều có ấn tượng rất lớn về khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ và văn hóa cư dân tên đảo; đặc biệt du khách ấn tượng với hệ thống núi đá vôi, sự đa dạng của hệ sinh thái biển đảo Không những vậy, du khách hài lòng về các trải nghiệm ở VQG Cát Bà, rất ít du khách không hài lòng hoặc ít hài lòng về các trải nghiệm đó (xem hình 2.8) Các du khách đều có dự kiến ở lại tham quan, khám phá cũng như trải nghiệm các sản phẩm ở VQG Cát Bà trong khoảng thời gian 02 ngày Điều đó cho thấy nơi đây rất thích hợp cho du lịch cuối tuần

Hình 2.3: Các trải nghiệm du khách lựa chọn khi đến du lịch ở VQG Cát Bà

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của du khách về các trải nghiệm các sản phẩm du lịch ở VQG Cát Bà

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tham quan, khám phá hệsinh thái tự nhiên

Tham quan trải nghiệm vănhóa biển đảo

Tham quan các điểm đếnhấp dẫn

Trải nghiệm thiên nhiên Thể thao biển đảo

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Ít hài lòng Không hài lòng

2.4.6 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Qua quá trình phát triển và triển khai hoạt động DLST, VQG đã đầu tư, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch như: cải tạo, tu sửa đường đi; cơ sở dịch vụ thuộc phân khu hành chính dịch vụ của VQG

+ Khu vực Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường rừng: Gồm nhà điều hành và nhà trưng bày mẫu vật, sa bàn Cơ sở vật chất khá đầy đủ; Mẫu vật phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu và nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách

+ Khu nhà khách (rộng 5.000 m2) và quầy dịch vụ (rộng 1.000 m2) được tu sửa nhằm thuận lợi cho việc thăm quan các tuyến DLST và đáp ứng cầu của du khách, sinh viên tham quan, thực tập

Hiện trạng công tác bảo tồn vườn quốc gia Cát Bà

Theo báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của Ban quản lý VQG Cát Bà, công tác bảo tồn VQG Cát Bà được thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm tra rừng, xử lý các hình thức vi phạm cũng như giám sát đa dạng sinh học Công tác này thường xuyên được triển khai ở

03 phân khu chức năng thuộc quyền quản lý của VQG: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (BVNN), phân khu phục hồi sinh thái (PHST) và phân khu dịch vụ - hành chính

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có chức năng bảo tồn hệ sinh thái và sinh cảnh; bảo tồn loài và quần thể có tầm quan trọng; bảo tồn chiến lược các cảnh quan cảnh quan và hệ sinh thái, hoạt động như các khu vực lõi hoặc “các nút” trong mạng lưới sinh thái; nghiên cứu và giám sát quá trình diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái và các loài mà không có sự can thiệp của con người; thúc đẩy bảo vệ các hệ sinh thái, các sinh cảnh hoặc khu vực khỏi các nguy cơ bị đe dọa (như các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được phân thành 07 phân khu khác nhau với tổng diện tích 5.164,67 ha (trong đó diện tích đất có rừng 2.723,03 ha), gồm:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1: diện tích 1.906,23 ha, là khu rừng nguyên sinh và khu phân bố Voọc ở núi Cao Vọng (trong đó diện tích có rừng là 1.370,28 ha)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2: diện tích 599,77 ha, là khu Khu phía Tây Bắc VQG Cát Bà (trong đó diện tích có rừng là 290,03 ha)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3: diện tích 1.759,91 ha, là khu bán đảo bờ biển phía Đông của đảo lớn Cát Bà (còn được gọi là Khu bảo tồn Voọc Cát Bà) (trong đó diện tích có rừng là 770,33 ha)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4: diện tích 377,85 ha, gồm bán đảo Cái Minh

Tự (trong đó diện tích có rừng là 170,35 ha)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 5: diện tích 182,31 ha, thuộc phía Nam đảo chính -VQG Cát Bà, gồm toàn bộ bán đảo Cửa Đông tới Áng Vẹm (trong đó diện tích có rừng là 122,04 ha)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 6: diện tích 172,45 ha, là toàn bộ khu vực Cửa Tùng Gấu (không có diện tích có rừng)

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 7: diện tích 166,15 ha, là khu vực Giỏ Cùng (không có diện tích có rừng)

- Phân khu phục hồi sinh thái có chức năng bảo tồn hệ sinh thái và sinh cảnh; tạo cơ hội cho các hoạt động tái tạo hướng về tự nhiên, có ít tác động không chuyên sâu; tạo vùng đệm cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ngăn ngừa những nguy cơ từ bên ngoài và tránh các khu vực được sử dụng đặc biệt; nghiên cứu và giám sát; giúp giảm thiểu nguy cơ gây hại đối với Vườn quốc gia; đảm bảo duy trì chất lượng cảnh quan tự nhiên trong khu vực rộng lớn, giúp ngăn chặn việc xây dựng các công trình mang tính xâm phạm như đường giao thông, đường điện; phục vụ việc quy hoạch VQG với trung tâm là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và kết nối với mạng lưới sinh thái nằm ngoài VQG Phân khu phục hồi sinh thái được phân thành 05 khu khác nhau với tổng diện tích 12.094,35 ha (trong đó diện tích có rừng 3.211,48 ha), bao gồm:

- Phân khu phục hồi sinh thái 1: Diện tích 4.256,08 ha, là phân khu thuộc đảo lớn Cát Bà (trong đó diện tích có rừng là 2.660,26 ha)

- Phân khu phục hồi sinh thái 2: Diện tích 186,08 ha, gồm toàn bộ diện tích đất mặt nước nằm giữa khu vực BVNN 2 và ranh giới bên ngoài VQG Cát Bà (trong đó diện tích có rừng là 4,55 ha)

- Phân khu phục hồi sinh thái 3: Diện tích 1.621,63 ha, gồm toàn bộ khu rừng ngập mặn từ mép núi đảo Cá Trê, kéo theo lạch Cái Viềng 2, nối với lạch tàu, cho đến gặp hòn Nẹp Mui tại lạch tàu (trong đó diện tích có rừng là 208,96 ha)

- Phân khu phục hồi sinh thái 4: Diện tích 4.668,27 ha, là phân khu phục hồi sinh thái biển (trong đó diện tích có rừng là 180,34 ha)

- Phân khu phục hồi sinh thái 5: Diện tích 1.362,29 ha, gồm toàn bộ khu vực đảo Đầu Bê và các đảo nhỏ xung quanh (Cả diện tích mặt nước biển) trên vùng biển thuộc Vịnh Lan Hạ (trong đó diện tích có rừng là 157,37 ha)

- Phân khu dịch vụ, hành chính có chức năng xác định giới hạn rõ ràng cho những khu vực dành để xây dựng cơ sở hạ tầng lâu dài và những khu vực sử dụng đặc biệt trong Vườn quốc gia, ngăn chặn sự mở rộng tùy tiện các hoạt động này vào những khu vực bảo tồn hoặc cảnh quan quan trọng; kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ sở du lịch và giải trí mang tính nhạy cảm với môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; cung cấp địa điểm phù hợp cho những khu vực thí nghiệm, vườn thực vật Phân khu dịch vụ hành chính của VQG Cát Bà có diện tích là 103,94 ha (trong đó diện tích có rừng là 71,26 ha)

Sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử của VQG Cát Bà đã, đang và ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch với sản phầm du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch trải nghiêm, cùng 15 tuyến du lịch (rừng và biển đảo) được chú trọng khai thác

Sự phát triển du lịch ở VQG Cát Bà đã có sự phát triển mạnh mẽ, khách du lịch có những đánh giá tốt và hài lòng với các sản phẩm du lịch Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lượng du khách du lịch các tuyến rừng còn hạn chế, chủ yếu là tham gia tuyến du lịch biển đảo

Công tác bảo tồn ở VQG Cát Bà đã và đang được các cấp chính quyền và Ban quản lý VQG thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả Tuy nhiên, để đáp ứng được phát triển đa mục tiêu ở VQG Cát Bà cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa công tác bảo tồn với phát triển du lịc

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO

Đánh giá tổng hợp các tiềm năng cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn

3.1.1 Đánh giá riêng các tiêu chí

3.1.1.1 Vị trí/khả năng tiếp cận

VQG Cát Bà vừa là khu dự trữ sinh quyển Thế giới, vừa có khu bảo tồn biển do đó có vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch Du khách có thể di chuyển bằng nhiều cung đường và nhiều loại phương tiện giao thông thông dụng

Nếu du khách di chuyển từ trung tâm thành phố Hải Phòng, thì quãng đường di chuyển của du khách tới VQG Cát Bà khoảng 45km, khoảng 1,5 giờ đồng hồ bằng đường bộ và khoảng 15 - 20 phút bằng tàu cao tốc/phà qua phà Bến Gót

Nếu du khách di chuyển từ thành phố Hạ Long, thì quãng đường di chuyển của du khách tới VQG Cát Bà khoảng 30 km, khoảng 50 phút đồng hồ đi bằng đường bộ và khoảng 50 phút bằng phà từ cảng Tuần Châu tới bến Gia Luận

Nếu du khách di chuyển từ thành phố Hà Nội, thì quãng đường di chuyển của du khách tới VQG Cát Bà khoảng 160km (đi phà Bến Gót) - 170km (bến Gia Luận), khoảng 15/20 phút (phà Bến Gót) - 50 phút (bến Tuần Châu - Gia Luận) bằng tàu cao tốc/phà

Mặc dù khoảng cách địa lý giữa VQG Cát Bà với các trung tâm cung cấp nguồn khách du lịch không xa nhưng vào mùa mưa bão thì đây là một điểm đến du lịch khá khó tiếp cận do các phương tiện giao thông thường bị hạn chế Trong khoảng thời gian này, tàu cao tốc/phà ở Bến Gót sẽ bị cấm hoạt động, du khách có thể lựa chọn cung đường Tuần Châu - Gia Luận do phà chạy trong vùng vịnh kín gió

Với những phân tích trên có thể đánh giá VQG Cát Bà có vị trí/khả năng tiếp cận rất thuận lợi cho phát triển du lịch (04 điểm)

Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ là một trong những điểm cuốn hút khách du lịch đến thăm VQG Cát Bà ngày một tăng trong những năm gần đây VQG Cát Bà thuộc vùng quần đảo Cát Bà - Long Châu với hệ thống cánh đồng Karst bị nước biển xâm thực với đầy đủ các dạng địa hình như núi sót, phễu karst, thung lũng karst, hang động karst, địa hình karư, tai mèo v.v Những đảo đá vôi lớn nhỏ nổi lên trên mặt biển là những thắng cảnh ngoạn mục hiếm có, mỗi đảo là một kỳ quan, luôn thay hình đổi dạng cùng góc nhìn của du khách khi tàu lướt êm trên mặt vịnh Ngắm những đảo núi muôn hình muôn vẻ, người ta có thể liên tưởng tới những người, những vật từng gặp trong cuộc sống hàng ngày

Khác với ở các vùng karst trên đất liền, những hòn đảo đá vôi ở đây đều có phần chân thót nhỏ - kết quả của sự ăn mòn hóa học của nước biển và tác động cơ học của sóng và thủy triều Những khi triều rút, hàng trăm hòn đảo như nhất loạt

”kiễng chân” trên mặt nước, tạo nên một cảnh quan độc đáo, ngoạn mục khác thường Đồng thời, hệ thực vật trên các đảo trong VQG Cát Bà phát triển và được bảo tồn khá tốt, làm cho các đảo đá như có thêm sức sống, thêm sự sinh động vào mỗi buổi trong ngày, trong những tiết trời khác nhau, biển đảo lại đổi thay sắc thái

Rừng nguyên sinh trên đảo với một hệ động thực vật phong phú, đặc điểm phân tầng của thảm rừng nhiệt đới điển hình, hệ rễ chằng chịt Đây cũng là sinh cảnh lý tưởng cho các loài động vật quý hiếm như khỉ, Voọc, các loài chim, … kích thích trí tò mò, mong muốn được hòa mình trải nghiệm thiên nhiên

Trong VQG Cát Bà còn có nhiều hang động đẹp gắn với các chiến tích cách mạng, tạo thành những địa điểm du lịch hấp dẫn như động Trung Trang, động Thiên Long, động Quân Y

Các tùng, áng, vịnh nhỏ với các hang động đặc sắc cũng là điểm hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ ngơi trên các bãi tắm giữa biển như áng Vẹm, hang Tùng Gấu, bãi Cát Dứa

Theo kết quả điều tra cho thấy, phần lớn du khách lần đầu đến với VQG Cát

Bà đều ấn tượng và thu hút bởi phong cảnh kỳ vĩ, đa dạng hệ sinh thái Có tới 62,5% lượng khách du lịch tham gia phỏng vấn cho biết đồng ý quay trở lại du lịch hoặc giới thiệu điểm đến du lịch này cho người thân, bạn bè; 29,8% hoàn toàn đồng ý; các trường hợp phân vân và không đồng ý chiếm tỷ lệ rất nhỏ (Hình 3.1)

Với những đặc điểm được phân tích ở trên có thể xếp độ hấp dẫn của VQG Cát Bà ở mức rất hấp dẫn, với số điểm là 04 điểm

Hình 3.1: Biểu đồ lượng khách khả năng quay trở lại du lịch VQG Cát Bà 3.1.1.3 Sức chứa du lịch

* Sức chịu tải vật lý

VQG Cát Bà có nhiều tuyến, điểm tham quan khác nhau Tùy vào đặc thù của mỗi tuyến, điểm tham quan, các thông số tính toán diện tích khu vực (A), diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên một m 2 (D), số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày, được xác định bởi thời gian cho phép cho số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan (Rf) có thể khác nhau Việc tính toán tham số PCC sẽ được thực hiện cho từng tuyến tham quan, theo công thức (1), sau đó sẽ tính tổng PCC của toàn bộ các tuyến, trên cơ sở đó sẽ xác định sức chịu tải của toàn bộ khu vực nghiên cứu

- Các tuyến du lịch trên rừng

+ Tuyến trung tâm VQG - rừng Kim Giao - đỉnh Ngự Lâm (1,2) với chiều dài của tuyến khoảng 1.500m Khách đi theo nhóm, trung bình mỗi nhóm 05 người, khoảng cách trung bình mỗi người cảm thấy thoải mái là 1,1m, do đó chiều dài tiêu chuẩn của mỗi nhóm trên tuyến đường là 55m Thời gian mở cửa cho khách du lịch tham quan hàng ngày là 10h (từ 08h00-18h00); thời gian tham quan trung bình của 1 nhóm khách cho tuyến này là 4h (hệ số luân chuyển Rf = 10/3 = 2,5 lần/ngày) Theo công thức (2) ta có: PCC = 707 người/ngày

+ Tuyến du lịch giáo dục môi trường với chiều dài của tuyến khoảng 2.000m Khách đi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người, chiều dài tiêu chuẩn của mỗi nhóm trên tuyến đường là 110m Thời gian mở cửa cho khách du lịch tham quan hàng ngày là 10h (từ 08h00-18h00); thời gian tham quan trung bình của 1 nhóm khách là 5h (hệ số luân chuyển Rf = 10/5 = 2 lần/ngày) Theo công thức (2) ta có: PCC = 384 người/ngày

Đánh giá SWOT cho phát triển du lịch và bảo tồn

Trên cơ sở tài liệu được thu thập, kết quả khảo sát thực địa, kết quả phỏng vấn khách du lịch, trao đổi thảo luận với cán bộ phụ trách VQG, học viên đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho phát triển du lịch và bảo tồn ở VQG Cát Bà như sau:

- VQG Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới - khu bảo tồn biển Cát Bà có vị trí địa lý, địa danh đặc biệt, với nhiều kỳ quan địa chất, kỳ quan sinh thái có giá trị quốc tế; sự đa dạng, kỳ thú của cảnh quan rừng - biển có giá trị địa chất, không khí trong lành thu hút rất lớn với khách du lịch, là tiềm năng cho phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc của khu vực nghiên cứu

Hình 3.3: Nhận định về ấn tượng đầu tiên của du khách

- VQG Cát Bà là một VQG vô cùng độc đáo trong hệ thống các VQG của Việt Nam bởi sự giao thoa giữa các hệ sinh thái rừng và biển Các loài động vật, thực vật

Sản phẩm đa dạngThức ăn tươi ngonChờ phà lâu và đông đúcKhông có câu trả lờiThiên nhiên đẹp, đa dạng, không khí trong lành đặc hữu, quý hiếm gắn liền với địa danh Cát Bà như rừng Kim Giao, Voọc Cát Bà, tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách muốn khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu về hệ sinh thái tự nhiên Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này cũng góp phần quan trọng tạo nên các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù của Cát Bà

- Đa dạng sinh thái ở VQG Cát Bà còn được gắn liền với đa dạng về văn hóa Trên nền tảng của tài nguyên thiên nhiên giàu có, đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của các cư dân miền biển cùng với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng

- VQG Cát Bà có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong quần thể Vịnh Hạ Long, đa dạng sinh học cao, với sự phong phú từ hệ sinh thái đến các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Bên cạnh đó Vườn có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với các đặc trưng của hang động núi đã vôi, sự kết nối của hệ sinh thái rừng và biển đã tạo nên các điểm tham quan hấp dẫn cho du khách đây là một trong những lợi thế để bảo vệ và phát triển rừng phát huy tối đa dịch vụ hệ sinh thái rừng nhằm mang lại giá trị kinh tế khi cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái

- Vị trí tách biệt của hệ thống đảo trong VQG Cát Bà làm mất nhiều thời gian di chuyển, hạn chế hoạt động du lịch kể cả sự dịch chuyển từ điểm đi đến đảo VQG nói riêng và đảo Cát Bà nói chung

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa thực sự phát triển Hệ thống giao thông từ đất liền ra đảo chưa được đầu tư dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong các ngày cao điểm Trên các tuyến chưa có trạm dừng nghỉ cho du khách, thiếu các chòi quan sát trên các đảo để du khách có thể quan sát được hệ sinh thái rừng và biển Chưa áp dụng được công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch Thiếu sự liên kết giữa khách du lịch, chủ khách sạn và ban quản lý cầu đường cũng như chính quyền địa phương

- Chưa được đầu tư về các sản phẩm lưu niệm vừa có tính đặc trưng của VQG, mang lại lợi nhuận kinh tế mà lại có ý nghĩa bảo tồn, và góp phần giáo dục môi trường cho du khách

- Thiếu nguồn lao động chuyên môn Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ cho phát triển du lịch còn hạn chế

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với bảo tồn còn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng, thiếu tính chuyên nghiệp Hệ thống tờ rơi, tài liệu về bảo tồn VQG Côn Đảo thiết kế chưa đẹp, nội dung thiếu sự cập nhật, chưa thực sự tạo nên ấn tượng mạnh đối với du khách

Theo số liệu điều tra bằng phiếu có 92,5% sẵn sàng chi trả phí dịch vụ khi vào tham quan ở VQG Cát Bà, tuy nhiên có tới 59,6% số khách trả lời cho rằng họ thiếu thông tin liên quan đến hướng dẫn bảo tồn ở VQG Cát Bà

- Với các danh hiệu VQG Cát Bà, khu Bảo tồn sinh quyển thế giới và khu bảo tồn biển Cát Bà đã tạo thương hiệu du lịch Cát Bà được nâng tầm và được biết đến rộng rãi hơn

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023); trong đó, đảo Cát Bà - Long Châu (bao gồm VQG Cát Bà) được định hướng phát triển thành khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế, khu du lịch xanh thân thiện với môi trường, các khu vực thuộc vùng đệm phát triển đô thị dịch vụ du lịch gắn với không gian cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái rừng và biển, đảo; vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực cảnh quan sinh thái, bảo tồn loài đặc hữu quý hiếm, các công trình xây dựng hướng đến tiêu chí xanh, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên Quyết định trên đã tạo nền tảng và định hướng chiến lược cho phát triển du lịch và bảo tồn của VQG Cát Bà nói riêng và đảo Cát Bà nói chung một cách đồng bộ, hiệu quả

- UBND thành phố Hải Phòng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 05/12/2014); trong đó phát triển không gian sinh thái gắn với bảo tồn tại vùng lõi, không gian du lịch gắn với cộng đồng tại vùng đệm của VQG Cát Bà từ đó cho thấy vai trò của VQG Cát Bà trong sự phát triển chung của thành phố cũng như thể hiện nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế hội nhập và phát triển lâu dài

- Hoạt động du lịch sinh thái ở rừng đặc dụng đã được quy định cụ thể hơn trong Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP làm căn cứ pháp lý quan trọng cho tổ chức chủ rừng yên tâm tiến hành các hoạt động du lịch

- Với những thương hiệu nêu trên vừa là cơ hội cho phát triển du lịch nhưng cũng là thách thức cho công tác bảo tồn

- Phát triển du lịch gia tăng kèm theo đó là thách thức về sự gia tăng ảnh hưởng tới môi trường như không khí, lượng rác thải, nước thải,

Định hướng giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn

3.1.1 Định hướng giải pháp chung

Dựa trên kết quả đánh giá, phân tích SWOT cũng như quan điểm và định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn của thành phố Hải Phòng, Ban quản lý VQG Cát Bà kết hợp với việc tham khảo các bài học kinh nghiệm ở trên thế giới, học viên đề xuất một số nhóm giải pháp định hướng như sau:

- Nhóm giải pháp về quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn:

+ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch gắn với bảo tồn ở VQG Cát Bà, trong đó đề ra bộ chỉ tiêu đánh giá thực trạng, giám sát sự thay đổi của các yếu tố môi trường xung quanh nhằm ngăn chặn những rủi ro suy thoái do hoạt động du lịch

+ Cần tuân thủ mọi quy định đối với phân khu chức năng vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng hành chính - dịch vụ để tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp, đồng thời giám sát, quản lý các hoạt động cho thuê môi trường rừng có hiệu quả

+ Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch và tổ chức tốt các dịch vụ du lịch: Thiết kế các chương trình du lịch mang tính giáo dục, nghiên cứu thực tập thực tế về môi trường tự nhiên - văn hóa - lịch sử, đa dạng sinh học biển cũng như công tác bảo tồn cho học sinh sinh viên của các trường trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch

- Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

+ Liên kết với các trường Đại học, Cao Đẳng đào tạo về du lịch nhằm tăng cường nguồn lực cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý và phục vụ du lịch cho VQG

+ Kêu gọi nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ các thành viên Ban quản lý VQG Cát Bà tham gia các khóa tập huấn về nâng cao năng lực quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên

- Nhóm giải pháp sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn

+ Thường xuyên tổ chức, tập huấn các lớp đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, đồng thời tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư thấy rõ lợi ích bảo vệ tài nguyên môi trường

+ Thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục môi trường cho học sinh của Cát Bà cũng như thành phố Hải Phòng, để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên cho các em từ khi còn nhỏ

+ Khuyến khích các hội tình nguyện thu gom rác thải trên biển, đảo

- Nhóm giải pháp tăng cường nhận thức của du khách đối với phát triển du lịch gắn với bảo tồn:

+ Đa dạng hóa các kênh quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, đồng thời kèm theo truyền đạt thông điệp về du lịch gắn với bảo tồn ở VQG Cát Bà

+ Xây dựng logo, phát triển thêm các hình ảnh đại diện cho hoạt động du lịch gắn với bảo tồn ở VQG Cát Bà để tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu

+ Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia vào hoạt động giáo dục môi trường cho du khách ngay tại các khách sạn, nhà hàng cùng một số quy định quan trọng về bảo tồn trên đảo

- Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

+ Nghiên cứu, tính toán chi tiết về sức tải môi trường, sức chứa du lịch tại các điểm du lịch, tuyến du lịch để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhưng không gây quá tải đối với môi trường VQG

+ Đầu tư hệ thống bảng, biển hướng dẫn được gắn mã QR

+ Nghiên cứu đầu tư hệ thống thu gom rác thải tại các điểm du lịch

+ Nâng cao chất lượng thông tin liên lạc giữa du khách - hướng dẫn viên - ban quản lý - cán bộ địa phương

3.1.2 Nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn

VQG Cát Bà nằm trên địa phận huyện đảo Cát Hải, có sự gắn kết chặt chẽ với các huyện ven biển của thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh thể hiện tính liên kết ngang; có mối liên hệ mật thiết với quần thể di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, VQG Bái Tử Long thể hiện tính liên kết dọc phát triển của huyện Cát Hải nói chung, VQG Cát Bà nói riêng

Với 02 đặc trưng liên kết phát triển đó không thể quản lý hay phát triển VQG Cát Bà như một thể độc lập Nếu quản lý một cách cô lập, các khu bảo tồn ven biển và biển (MPAs) dễ bị tổn thương trước sự phát triển và khai thác tài nguyên thiên nhiên [24] Do đó, cần thiết phải tiến hành xây dựng các mô hình liên kết bảo tồn các khu vực bảo vệ ven biển, biển - đảo, thiên nhiên - văn hóa Hướng dẫn của IUCN cho khu bảo tồn ven biển và biển - đảo (MPAs) cho rằng, các MPAs phải được đặt trong bối cảnh rộng hơn do bản chất kết nối cao với không gian biển, để hình thành một chế độ quản lý hệ sinh thái tích hợp Theo Graham và cộng sự (2003) sự kết nối này là sự tương tác giữa các cấu trúc, quy trình và truyền thống xác định cách thực hiện quyền lực, cách đưa ra quyết định với sự hợp lưu của các xu hướng thúc đẩy tư duy chiến lược và tích hợp hơn cả từ phía cộng đồng các khu bảo tồn ven biển và biển - đảo (MPAs) và quản lý tích hợp ven biển (ICM) nhằm gia tăng sức khỏe đai dương đại diện cho xương sống của nền kinh tế địa phương có biển và các nguồn sinh kế chính của các cộng đồng ven biển

Trong vấn đề này, một số nguyên tắc kết nối ngang được đưa ra:

(1) Kết nối không gian từ đất liền và phía biển của khu vực ven biển và giữa MPAs và khu vực ven biển và biển ven bờ, trọng tâm là sự kết nối sinh thái với các đối tượng tác động trong không gian tồn tại các khu bảo tồn ven biển - biển, đảo theo hướng bảo vệ HST và giảm thiểu các tác động kinh tế xã hội, đảm bảo sức khỏe môi trường và các hệ sinh thái, …;

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w