Trang 1 UBND TỈNH QUẢNG NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY C
Lý do ch ọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới đồng thời phải biết tận dụng và phát huy một cách hiệu quả mọi nguồn lực của mình
Cùng với vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp bởi vì con người là yếu tố then chốt cho sự phát triển Các yếu tố vật chất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của con người tác động vào
Các doanh nghiệp nước ta đang hòa mình vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa Để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay ngoài việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp cũng phải không ngừng phát huy và nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực đặc biệt là hoạt động tuyển dụng Tuyển dụng là đầu vào của quá trình quản trị nhân lực và nó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức, là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của tổ chức Tuyển dụng có hiệu quả sẽ tạo cơ sở để có đội ngũ lao động giỏi Quyết định tuyển dụng được xem là quyết định quan trọng nhất giúp tổ chức trong tương lai có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu các công việc, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời tuyển dụng sẽ giúp cho người lao động làm việc ở những vị trí phù hợp với năng lực, sở trường, phát huy được động lực làm việc và làm tăng năng suất lao động Tuyển dụng là tiền đề cho các hoạt động khác của quản trị nguồn nhân lực, là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có tầm chiến lược lâu dài trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Vì vậy
1 hoạt động tuyển dụng có một vị trí vô cùng quan trọng đối với tổ chức cũng như đối với công tác quản trị nguồn nhân lực
Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam là một trong những chi nhánh của
Công ty Dệt May Hòa Thọ, chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may cung ứng cho thịtrường trong nước và quốc tế Một trong những thành công của công ty và để đứng vững được trên thị trường như hiện nay đó là công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam” nhằm tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty từđó thấy được những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân sự của công ty để có thểđóng góp một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện các hình thức, các bước tuyển dụng nguồn nhân lực tạo tiền đề vững chức cho sự phát triển ổn định của công ty trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác tuyển dụng nhân sự
- Phân tích thực trạng về công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân sự và đề xuất được một số giải pháp mang tính khả thi để củng cố và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự cho công ty.
Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung về vấn đề tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam từnăm 2013 đến 2015.
N ội dung và phương pháp nghiên cứ u
- Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp
- Tổng quan về Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam
- Đánh giá, phân tích tình hình tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa
- Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự cho công ty
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin, số liệu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Đề tài góp phần làm sáng tỏ khái niệm, bản chất, vai trò, quá trình, các nhân tốảnh hưởng của công tác tuyển dụng nguồn nhân lực
Tìm hiểu và đánh giá được hiệu quảcũng như những hạn chế của công tác tuyển dụng tại công ty Từ những nghiên cứu khoa học về công tác tuyển dụng và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời qua phân tích, tổng hợp nội dung đã đưa ra những giải pháp cụ thểđể khắc phục những mặt hạn chế và phù hợp với khảnăng của công ty
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu đề tài cũng đã giúp nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân và giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp.
B ố c ục đề tài
Ngoài phần mởđầu và kết luận , đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam
CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ T Ổ NG QUAN TÀI LI Ệ U V Ề
Cơ sở lý lu ậ n
Công tác tuyển dụng nhân sự là một trong những công tác quan trọng trong quản trị nhân sự và là khâu quan trọng giúp cho các nhà quản lý nhân sự đưa ra các quyết định đúng đắn nhất Trong công tác tuyển dụng có hai bước quan trọng và luôn bổsung cho nhau đó là tuyển mộ và tuyển chọn
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức
Quá trình tuyển mộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn Chất lượng của quá trình tuyển chọn sẽ không đạt được kết quả mong muốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, …
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, đểtìm được những người phù hợp với yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ Tuyển chọn là một quá trình cần thiết và quan trọng, cần được thực hiên một cách nghiêm túc và đúng quy trình để có thểtìm ra được ứng viên phù hợp với môi trường làm việc Tuyển chọn tốt sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc
“Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, tuyển chọn nhân sựđểđáp ứng
4 đầy đủ về nhu cầu lao động của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu trong một thời kỳ nhất định” [1]
“Tuyển dụng nhân sự là quá trình thu hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm các khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí công việc và đánh giá” [3]
“Tuyển dụng nhân sự là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiêp” [2]
Qua nhiều khái niệm trên ta có thể đưa ra kết luận sau đây “tuyển dụng nhân sự là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau những nhân viên có đủ khảnăng đảm nhiệm những vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp”
Tuyển dụng nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân sự và cũng không phải là công viêc đơn giản bổ sung người lao động cho doanh nghiệp mà đó thật sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận Nó đòi hỏi phải có kết hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau, phải có định hướng rõ ràng, phù hợp với công việc Qua đó có thể thấy tuyển dụng là công tác rất quan trọng trong quản trị nhân sự Nó được xem như là nền tảng để xây dựng một đội ngũ lao động có chuyên môn, có chất lượng và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất lao động cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 M ục tiêu và vai trò của công tác tuyển dụng
Tuyển dụng nhân sự là công việc hết sức quan trọng bởi vì đây là khâu đầu tiên nhằm tạo ra cho doanh nghiệp một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng Tuyển dụng có 4 mục tiêu cơ bản sau:
- Thiết lập các phương tiện và các kỹ thuật cho phép doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân lực có khảnăng.
- Nhận dạng các ứng viên có thể nắm bắt được các vị trí có nhu cầu tuyển dụng với chi phí thấp nhất
- Thu hút được nhiều ứng viên để có thể lựa chọn
- Cho phép lựa chọn được ứng viên có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức và phù hợp với yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp
1.1.2.2 Vai trò a Đối với tổ chức
- Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo
- Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa
- Chất lượng của đội ngũ nhân sự sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra đầu vào của nguồn nhân lựđáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp
- Tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định b Đối với người lao động
- Tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm về triết lí, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó.
- Tuyển dụng nhân sự tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người lao động của DN, từđó nâng cao hiệu quả kinh doanh
T ổ ng quan tài li ệ u
Công tác tuyển dụng nhân sự của một doanh nghiệp là một viêc rất quan trọng nên có rất nhiều sách và đề tài nghiên cứu
Theo nghiên cứu của ThS Bùi Hoàng Lợi về sự cần thiết của tuyển dụng nhân sự, mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân sự với các lĩnh vực khác Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào cũng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp ấy Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tốcon người
Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài của tác giả Brian Tracy, quyết định tuyển dụng là một trong những quyết định quan trọng nhất của người quản lý Việc thực hiện tốt việc tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tài năng sẽ giúp bạn luôn có đủ nguồn lực cần thiết để triển khai và thực hiện chiến lược, mục tiêu đề ra của tổ chức Điều kiện tiên quyết đểcó được đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu các chiến lược của doanh nghiệp là phải làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự Sự nghiệp thành hay bại đều do con người
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thân về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Cùng với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự thì công tác tuyển
23 dụng nhân sựđược xem là một hoạt động then chốt của mỗi tổ chức trong việc có được một đội ngũ nhân viên thõa mãn yêu cầu công việc mới Hoạt động tuyển dụng nhân sự sẽ có quyết địn lớn đến chất lượng và sự phù hợp của nhân viên
Nếu công tác này làm tốt thì tổ chức sẽ có một cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức mạnh để tồn tại và phát triển điều ngược lại sẽ luôn có thể dẫn đến sự phá sản của các tổ chức
Kết quả nghiên cứu về : “Công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH
Tuấn Đạt” của tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi, năm 2014 cũng đã nêu bật được những cơ sở lý luận khoa học về công tác tuyển dụng nhân sự, nêu được thực trạng tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH May Tuấn Đạt từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự Tuy nhiên, các giải pháp của tác giảcũng chỉ mới chung chung, chưa nêu được cụ thể thực tiễn sản xuất của công ty
Cũng với công tác tuyển dụng nhân sự, kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Phước Bình tại Công ty CP Da dày Quảng Nam năm 2013 đã đánh giá được những mặt ưu điểm và hạn chế của công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục công tác tuyển dụng tại công ty
Những kết quả nghên cứu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn về công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP May Hòa Thọ Quảng Nam
TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC TUY Ể N D Ụ NG NHÂN S Ự
Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty
Thực hiện chủ trương của Ðảng và Nhà nước về công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với xu thế phát triển ngành dệt may và nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn của Tỉnh Quảng Nam sau khi chia tách
Tỉnh vào năm 1997, đồng thời để tăng kim ngạch xuất khẩu Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã liên doanh với UBND Tỉnh Quảng Nam thành lập Công ty May Quảng Nam nằm trên Quốc lộ 1A cách Khu kinh tế mở Chu Lai và Tỉnh lỵ
Quảng Nam 29km về phía nam, phía bắc cách thành phố Ðà Nẵng và cảng Ðà
Nẵng 45 km, phía đông cách biển đông 7km
Công ty May Quảng Nam được thành lập ngày 19/5/1998 theo giấy phép số
11/GP-UB ngày 21/4/1998 của UBND Tỉnh Quảng Nam Với diện tích 7580m2 trên cơ sở tiếp quản nhà làm việc 3 tầng của Công ty thương mại Thăng Bình, địa thế rất thuận tiện cho việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không; môi trường và thời tiết mát mẽđảm bảo cho công nhân làm việc bình thường
Trong những ngày đầu mới thành lập với nguồn vốn đầu tư ban đầu 09 tỷ nhưng vốn vay chiếm 07 tỷ với 4 chuyền may và 300 lao động, cán bộ còn mỏng, tay nghề công nhân yếu do mới qua đào tạo, đến năm 2000 tăng lên 6 chuyền may và sử dụng hơn 400 lao động, đến cuối năm 2001 công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 01 xưởng may mới nâng tổng số chuyền may lên 12 chuyền và 01 xưởng hoàn thành Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư của công ty lên hơn 24 tỷ, sử dụng trên 850 lao động có tay nghềvới 16 chuyền may, năng suất, chất lượng đảm bảo
Hiện nay, Công ty CP May Hoà Thọ - Quảng Nam (trước là Công ty May
Quảng Nam) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọđược
25 thành lập theo quyết định số 61QÐ/VP/HT ngày 01/02/2007 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của
Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ có:
Công ty có tư cách pháp nhân không đầy đủ theo phân cấp của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ và theo pháp luật hiện hành
Công ty có con dấu, mã số thuế và tài khoản ngân hàng riêng
Giám đốc Công ty là Ông Ðào Ngọc Phương Ðịa chỉ: Quốc lộ 1A - Hà Lam - Thăng Bình - Quảng Nam
Sốđiện thoại liên lạc của Công ty: 0510.3874774
Fax: 0510.387478 – E.mail: ctmayqnam@vnn.vn
Ch ức năng và nhiệm vụ của công ty
- Tổ chức sản xuất gia công các mặt hàng may mặc theo chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao
- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các loại sản phẩm, tài sản, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị nguyên vật liệu , tiền vốn, Tổng công ty giao đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của công ty
- Tổ chức quản lý, sử dụng, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ công nhân viên xí nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước và quy định đã được Tổng giám đốc duyệt
- Ðược ký kết một số hợp đồng kinh tế, gia công, sản xuất, mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị sản xuất khi Tổng giám đốc uỷ quyền
- Hằng tháng sẽ tập hợp chi phí và tính giá thành, báo cáo kết quả và quyết toán hoạt động kinh doanh
- Ðịnh kỳ báo cáo kết quả và kế toán kinh doanh tài chính thu chi, xuất nhập hàng hoá, kiểm kê hàng hoá của đơn vị về Tổng công ty qua các phòng chức năng theo biễu mẫu và hướng dẫn của Tổng Công ty
Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Do đặc điểm của công ty mang tính chất sản xuất công nghiệp, sản xuất thường xuyên biến động theo thị trường và địa điểm cốđịnh nên cơ cấu của công ty theo hình thức trực tuyến chức năng.
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện
PHÓ TỔNG GĐ KẾTOÁN TRƯỞNG
27 các nghị quyết trước hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh về đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị thông qua, quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị bao gồm: thay mặt công ty ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định Quyết định bộ máy nhân sự quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả phù hợp với chính sách và pháp luật hiện hành
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong quá trình điều hành mọi hoạt động kinh doanh của đơn vịvà được ủy quyền giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng
Phòng Tổ chức-Hành chính: Có nhiệm vụ
- Tổ chức xây dựng bộmáy, lưu trữ và bảo quản con dấu, lưu trữ hồsơ, bảo mật của Nhà nước
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên và thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công nhân viên (CBCNV)
- Triển khai các phương án cải tiến về tổ chức sản xuất, môi trường làm việc, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
- Xây dựng tài liệu đào tạo, thi nâng bậc, ban hành tiêu chuẩn cấp bậc công nhân, kỹ thuật Tổ chức hướng dẫn, đào tạo nâng cao tay nghề và thi nâng bậc cho công nhân lĩnh vực may
- Thực hiện một số công việc khác khi được giám đốc phân công
- Tổ chức làm thêm giờ bồi dưỡng cho CBCNV khi làm việc tại công ty
- Hướng dẫn, triển khai các chính sách chếđộ BHYT, BHXH, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh toán các bảo hiểm tai nạn, thân thể cho CBCNV
- Theo dõi và quản lý các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ khối hành chính văn phòng, hội trường
- Tham mưu Giám đốc, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của công ty
- Giải quyết kịp thời các nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, sử dụng các nguồn vốn vay có hiệu quả
- Cân đối, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, vay trả hợp lý và thu hồi nhanh chóng các khoản công nợđối với khách hàng
- Xây dựng kế hoạch, phương án có liên quan đến hoạt động tài chính, kế toán, thống kê của công ty
- Cùng với các phòng chức năng xây dựng hợp đồng kinh tế, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá cả mua, bán và các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Theo dõi và thực hiện công tác nghiệp vụ thanh toán, đền bù, giải quyết khiếu nại của khách hàng có liên quan đến giá trị thanh toán của các hợp đồng kinh tế
- Theo dõi, xử lý công nợ giữa công ty với khách hàng và giữa khách hàng với công ty
- Tổ chức triển khai các hoạt động thống kê tài sản của công ty theo định kỳ
- Tham mưu cho ban Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nghiên cứu các kế hoạch, chiến lược kỹ thuật
- Có nhiệm vụtheo dõi năng suất hàng ngày và xử lý tình hình sản xuất
- Xác định mức tiêu hao nguyên phụ liệu góp phần tiết kiệm chi phí, kịp thời báo cáo với lãnh đạo những vướng mắc trong sản xuất cần chỉ đạo, thường xuyên làm việc với khách hàng để nắm bắt thông tin phản hồi từ khách hàng, đảm bảo yêu cầu xuất hàng theo đúng kế hoạch…
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ nắm vững yêu cầu của từng mã hàng, lập nên qui trình chuẩn, hướng dẫn cụ thể đến từng kỹ thuật chuyền, may mẫu, đảm bảo thông số kỹ thuật, đảm bảo sơ đồ và tác nghiệp theo kế hoạch sản xuất Nghiên cứu tìm ra nhược điểm của từng thiết bị, từ đó có hướng khắc phục giúp cho tiến độ sản xuất của công ty đáp ứng được theo kế hoạch và nhu cầu xuất hàng
Tổ cắt: Nhận nguyên liệu ở kho và sơ đồ mẫu ở phòng kỹ thuật, trải vải lên bàn cắt theo sơ đồ với số lượng bán thành phẩm đã tính trước, in mẫu, cỡ hàng phát xuống cho các tổ may công ty
Các tổ may: Nhận bán thành phẩm, phụ liệu từ các tổ cắt tiến hành công việc may theo từng công đoạn được giao, đây là bộ phận trực tiếp sản xuất đảm bảo đúng thông số kỹ thuật, khi hoàn thành công việc chuyển cho bộ phận kiểm hàng của tổ để kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nhân đúng theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng
Tổ cơ điện và nồi hơi : Chịu trách nhiệm về sự cố ,trục trặc của máy móc và lượng hơi để ủi và toàn bộ hệ thống điện của công ty, sữa chữa kịp thời để hoạt động sản xuất của công ty không bị chậm trễ
Tổ KCS: Chịu giám sát trực tiếp từ phòng kỹ thuật, tham mưu cho ban Giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thõa mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã kí kết với khách hàng Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tổ hoàn thành: có nhiệm vụ hoàn tất công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất nhận sản phẩm từ tổ KCS, tiến hành công đoạn hoàn tất là ủi, phân loại kích cỡ và đóng gói nhập kho thành phẩm hoặc bốc vác lên phương tiện vận chuyển
Các phòng ban, bộ phận sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành công việc, tổ chức sản xuất, an toàn lao động, mang lại kết quảkinh doanh cao Đây là mối quan hệ khép kín từban giám đốc đến các bộ phận sản xuất, luôn tìm hiểu để tìm ra nhiều nguyên nhân và kinh nghiệm để các lần sản xuất sau mang lại hiệu quả cao hơn trước Từ thông tin khách hàng cho tới thông tin sản xuất đều được thông báo cho các bộ phận sản xuất và phòng ban.
T ầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ trở thành doanh nghiệp đa sở hữu,
30 đa nghành nghề, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của nghành dệt may
- Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng bạn hàng trong và ngoài nước
- Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng
- Trung tâm của ngành dệt may khu vực
- Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nà sản xuất, phân phối và tiêu dùng
- Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản chất văn hóa Việt Nam.
K ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2013 -
Hiện nay ngành dệt may đang phát triển, do đó có rất nhiều doanh nghiệp, tổng công ty lớn cung ứng sản phẩm của dệt may Chính vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn
Với mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nói chung và các công ty trong ngành may mặc nói riêng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo hoạt động của doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn, hoạt động hiệu quả và ngược lại Để đánh giá hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chúng ta thương xem xét một số tiêu chí chủ yếu như tổng doanh thu, tổng tài sản, ROA, ROE Tương tự như vậy, để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May Hòa Thọ chúng ta xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm 2013-2015 ĐVT: Tỷđồng
Chênh l ệ ch Tăng trưở ng (%) Chênh l ệ ch
II Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0
III Các khoản phải thu 13.512.103.875 19.675.109.570 12.850.789.436 6.163.005.700 45,61 (6.824.320.140) (34,69)
V Tài sản ngắn hạn khác 415.742.744 719.552.720 133.533.545 303.809.976 73,08 (586.019.175) (81,44)
I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
II Tài sản cố định 16.558.521.135 49.068.008.394 46.506.562.666 32.509.487.259 196,33 (2.561.445.730) (5,22)
III B ất độ ng s ản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.406.999.491 577.664.021 0 (1.829.335.470) (76) (577.664.021) (100)
V Tài sản dài hạn khác 469.902.756 4.517.514.064 4.712.388.546 4.047.611.308 861,37 194.874.482 4,31
B Nguồn vốn chủ sỡ hữu 20.321.281.790 32.670.111.393 30.842.261.102 12.348.829.603 60.77 (1.827.850.290) (5,59)
I Nguồn vốn chủ sỡ hữu 20.321.281.790 32.670.111.393 30.842.261.102 12.348.829.603 60,77 (1.827.850.290) (5,59)
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Năm 2014 so với năm 2013 thì lượng tiền mặt có xu hướng giảm, cụ thể giảm 266.528.965 đồng tương ứng giảm 14,5% tuy nhiên đến năm 2015 lượng tiền mặt tăng thêm 1.857.687.136 đồng tương ứng tăng 118,23% Điều này làm tăng khả năng thanh toán của công ty, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và thanh toán tiền lương cho nhân viên Nhưng công ty không nên giữ tiền mặt quá nhiều mà phải có biện pháp đưa lượng tiền mặt đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với chính sách dự trữ tiền mặt của công ty vậy là tốt và hy vọng năm 2016 lượng dự trữ tiền mặt của công ty sẽ giảm ở mức vừa phải vì tiền mặt sẽ giúp công ty giải quyết những khoản thanh toán tức thời và giải quyết nhu cầu về tiền mặt đột xuất
Các khoản thu ngắn hạn của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 cụ thể tăng 6.163.005.700 đồng tỷ lệ tăng 45,61% tuy nhiên đến năm 2015 thì khoản thu ngắn hạn của công ty lại giảm 6.824.320.140 đồng tương ứng giảm 34,69% so với năm 2014 cho thấy công ty đã chú trọng và làm tốt công tác này Trong thời gian tới công ty nên có nhiều biện pháp để công tác quản lý thu hồi nợ đạt kết quảcao hơn.
Dự trữ hàng tồn kho của công ty tăng cao, năm 2014 so với năm 2013 tăng về mặt tuyệt đối là 341.536.156 đồng tương đương với 5,49%, năm 2015 so với năm 2014 tốc độ dự trữ hàng tồn kho của công ty tăng khá cao cụ thể tăng 1.865.333.948 đồng về mặt tuyệt đối tương đương 28,41% Lượng hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các sản phẩm quần áo thời trang, bảo hộlao động, chiếm tỷ trọng rất cao rất dễ lỗi thời nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lý do có thể là do chính sách dự trữ hàng tồn kho của công ty hay do số thành phẩm bán ra không nhiều nên lượng tồn kho lớn Điều này không hẳn là công ty chưa đạt được mục tiêu hàng bán ra hay làm ăn chưa hiệu quả mà có thể do việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty Lượng hàng tồn kho năm 2015 so với năm 2014 tăng cao so với lượng hàng tồn kho của công ty năm 2014 so với 2013 cho thấy hoạt động bán hàng của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả Công ty nên hạch toán một mức tồn kho hợp lý để vừa có
33 hàng cung cấp cho khách hàng mà vừa không ứđọng vốn quá nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng thì luôn biến đổi liên tục nên đây là bài toán khó không chỉ với CTCP May Hòa Thọ Quảng Nam nói riêng mà kể cả các doanh nghiệp nói chung Công ty nên đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động Marketing và thực hiện một cách có hiệu quả để giảm tỷ lệ hàng tồn kho của công ty xuống góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 về mặt tuyệt đối là 303.809.976 đồng tương ứng với tỷ lệ 73,08% tuy nhiên cho đến năm 2015 thì tỷ lệ này sụt giảm mạnh tương ứng giảm 586.019.175 đồng và tốc độ giảm là 81.44% cao hơn so với tốc độtăng của năm 2014.
Tài sản cốđịnh của công ty năm 2014 tăng khá nhanh so với năm 2013 về mặt tuyệt đối là 32.509.487.259 đồng tương ứng tăng 196,33% tuy nhiên đến năm 2015 thì tại sản của công ty lại giảm 2.561.445.730 đồng tương ứng giảm 5,44% Lý do là trong năm 2014 công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh xây thêm một chi nhánh của CTCP May Hòa Thọ Quảng Nam là Nhà máy May
Bình Phục cho nên trong năm 2014 tài sản cố định của công ty tăng cao Đến năm 2015 thì mọi hoạt động của công ty đã ổn định nên tài sản cốđịnh của công ty giảm
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty giảm dần tới năm 2015 thì khoản này không có cho thấy công ty đang giảm dần việc đầu tư tài chính dài hạn
Qua phân tích trên ta thấy được tình hình tài sản của công ty trong 3 năm vừa qua có nhiều biến đổi Sự thay đổi đó có thể được thực hiện với nguồn vốn cung ứng Vì vậy để xem xét tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm vừa qua chúng ta cần phải xem xét sựthay đổi trong nguồn vốn Cụ thểlà công ty đã dùng nguồn vốn nào để thấy được mức độ tự chủ của công ty, sự biến động của từng nguồn vốn ra sao? Và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của công ty
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2014 tăng 41.269.585.959 đồng so với năm 2013 chiếm tỷ lệ 99,62% nhưng đến năm 2015 thì tổng nguồn vốn của công
34 ty lại giảm 6.631.553.500 đồng so với 2014 tương đương giảm 8,02% điều này là do trong năm 2015 nợ phải trả và nguồn vốn của công ty đều giảm mạnh so với năm 2014 Nhìn chung mọi hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dựa và nguồn vốn vay Điều này cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty thấp
Tổng nợ năm 2014 so với 2013 tăng 28.920.756.356 đồng tương ứng tăng 137.04%, năm 2015 tổng nợ giảm 4.803.703.200 đồng tương ứng giảm 9,6% so với năm 2014 Trong cơ cấu các khoản nợ của công ty thì nợ ngắn hạn có xu hướng biến động năm 2014 tăng hơn 2 lần so với năm 2013 cụ thể tăng 22.301.935.512 đồng với tỷ lệ 116,6% nhưng đến năm 2015 thì nợ ngắn hạn lại giảm 20.798.482.171 đồng tương ứng giảm 50,2% điều này cho thấy trong năm
2015 công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn một cách có hiệu quả Trong khi nợ ngắn hạn có sự biến đổi tăng giảm qua các năm thì nợ dài hạn đều tăng nhanh qua các năm cụ thể năm 2014 nợ dài hạn tăng hơn 3 lần so với năm 2013 cụ thể tăng 6.618.820.844 đồng và 334,68% Năm 2015 nợ dài hạn tăng gần 2 lần so với
2014 cụ thể tăng 15.994.778.970 đồng tương ứng 186,06% Qua đó ta thấy được có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ vì nợ dài hạn của công ty qua mỗi năm đều tăng với tỷ lệ khá cao
Th ự c tr ạ ng công tác tuy ể n d ụ ng nhân s ự t ạ i CTCP May Hòa Th ọ
Quảng Nam thời gian qua
2.2.1 Th ực trạng về quản lý và sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua
2.2.1.1 Số lượng và cơ cấu lao động của công ty trong thời gian qua
Trong một công ty, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật Để hiệu quả của công ty ngày càng nâng cao thì việc tăng năng suất lao động là rất cần thiết Vì vậy, việc quản lý và sử dụng lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn Nhận thức được điều đó, công ty đã ngày càng hòa thiện hơn công tác quản lý lao động để phù hợp với đặc thù của đơn vị mình điều này được thể hiện cụ thể qua báo cáo quản lý và sử dụng lao động qua từng tháng cũng như từng năm tại công ty trong đó có chỉ rõ về tổng sốlao động, trình độlao động, độ tuổi và kết cấu lao động a Sốlượng lao động
Bảng 2.3: Tổng sốlao động của công ty trong 3 năm 2013-2015 ĐVT: Người
Nguồn: Phòng tổ chính hành chính của công ty
Trong những năm gần đây tổng sốlao động của công ty có nhiều biến động, tổng sốlao động tăng lên qua từng năm, điều đó phản ánh quy mô hoạt động hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng phát triển Số lượng lao động tăng lên để đáp ứng với sự phát triển của thị trường và tình hình tăng trưởng của công ty Cụ thểnăm 2014 tăng thêm 46 lao động so với năm 2013 chiếm tỷ lệ 4,49%, năm 2015 tổng sốlao động của công ty tăng lên 277 người chiếm tỷ lệ 25,89% so với 2014 Qua đó, ta thấy được sốlao động chênh lệch giữa mỗi năm của công ty so với tổng sốlao động vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp b Cơ cấu lao động
- Xét theo hình thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Sốlao động tham gia vào hoạt động kinh doanh theo hình thức của công ty được thể hiệm thông qua bảng dưới đây
Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động theo hình thức tham gia vào hoạt động kinh doanh ĐVT: Người
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty
Lao động trực tiếp: Là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, sốlao động này tăng dần theo từng năm Do đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty là may mặc nên đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn hơn Năm 2013 lao động trực tiếp của công ty là 907 người chiếm 88,57% trong tổng số lao động, đến năm 2014 lao động trực tiếp của công ty là 926 người tăng
19 người so với 2013 nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 86,54% Năm 2015 lao động trực tiếp của công ty là 1200 người chiếm tỷ lệ89,09% trong cơ cấu Tỷ lệ này tăng so với 2014
Lao động gián tiếp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động, số lượng lao động này cũng được bổ sung hàng năm và tỷ trọng cũng có sự biến động lúc tăng, lúc giảm trong 3 năm gần đây Cụ thể: Năm 2013 sốlao động gián tiếp của công ty là 117 người chiếm tỷ trọng 11,43% đến năm 2014 số lao động gián tiếp của công ty tăng tại thời điểm này số lao động gián tiếp là 144 người chiếm tỷ lệ13,46 % nhưng đến 2015 mặc dù sốlao động gián tiếp tăng nhưng tỷ trọng lại giảm cụ thể sốlao động gián tiếp trong năm 2015 là147 người chiếm tỷ trọng 10,91% Như vậy hiện nay công ty đang có xu hướng sắp xếp lại cơ cấu lao động thành một cơ cấu tối ưu, bộ phận lao động gián tiếp được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, phù hợp, đúng chức năng và giảm bớt những vị trí không cần thiết
Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty từ 2013-2015 ĐVT: Người
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
Lao động nam 199 19,43 205 19,16 240 17,82 Lao động nữ 825 80,57 865 80,84 1107 82,18
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy được nhìn chung lao động nữ chiếm đa số và tăng dần qua các năm điều này là hợp lý bởi nó phụ thuộc vào tính chất công việc Lĩnh vực kinh doanh của công ty là may mặc do đó phần lớn là công việc phù hợp với lao động nữ nhiều hơn Cụ thể:
Năm 2013 số lao động nữ là 825 người, chiếm tỷ trọng 80,57%, đến năm
2014 là 865 người chiếm tỷ trọng 80,84% năm 2015 lao động nữ của công ty tiếp tục tăng sốlao động nữ của công ty ở 2015 là 1107 người chiếm tỷ trọng 82,18% Như vậy số lao động nữ của công ty ngày càng tăng lên và tỷ trọng cũng dần tăng lên điều đó chứng tỏcông ty đã chú trọng vào việc tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc
Lao động nam của công ty trong 3 năm qua chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động Cụ thể: Năm 2013 có 199 người chiếm tỷ trọng 19,43% đến năm
2014 số lao động nam của công ty tăng lên 205 người nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lao động lại giảm chỉ còn 19,16% đến năm 2015 số lao động nam của công ty là 240 người mặc dù tăng về sốlượng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lao động lại tiếp tục giảm chỉ còn 17,82% Như vậy số lao động nam có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm, điều này phù hợp với đặc trưng ngành nghề của công ty
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty trong 3 năm 2013-2015 ĐVT: Người
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty
Qua bảng 2.6 ta thấy số lượng lao động theo nhóm tuổi tăng qua các năm Trong đó :
Sốlao động dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sốlao động, cụ thể năm 2013 là 544 người chiếm 53,13%, sang năm 2014 tăng thêm 16 người nữa là 560 người nhưng tỷ trong lại giảm còn 52,34% Đến năm 2015 tổng số lao động dưới 25 tuổi là 650 người chiếm tỷ trọng 48,26% Qua đó ta thấy số lượng lao động trong độ tuổi này đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm chậm
Số lao động từ 25-35 tuổi: Cũng có sự biến động qua các năm nhưng mức biến động rất nhỏ Năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi này là 400 người chiếm 39,06%, năm 2014 là 410 người tỷ lệ giảm 0,74% còn 38,32% đến năm
Sốlao động trên 35 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nhóm tuổi: Năm
2013 có 80 người chiếm 7,81%, đến năm 2014 là 100 người chiếm 9,34% tăng 1,53% Năm 2015 tăng lên 125 người nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lại giảm chỉ còn 9,28%
Qua bảng ta thấy đội ngũ lao động của công ty đang được trẻ hóa dần qua các năm Số lượng lao động dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm tuổi Bên cạnh những người có kinh nghiệm lâu năm thì đội ngũ nhân viên trẻ tuổi luôn tiềm ẩn một sức sáng tạo lớn, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với điều kiện công việc
- Theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độchuyên môn trong 3 năm 2013-2015 ĐVT: Người
(%) Đại học và trên đại học 21 2,05 35 3,27 42 3,12
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng lao động của công ty qua mỗi năm lại được nâng lên, điều này phù hợp với sự phát triển của công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay Cụ thể:
+ Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học: Năm 2013 là 21 người chiếm tỷ lệ 2,05% trong tổng số lao động, năm 2014 tăng lên 35 người chiếm tỷ lệ 3,27% đến năm 2015 sốlao động có trình độđại học và trên đại học là 42 người mặc dù số lượng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm còn 3,12% Số lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng chứng tỏcông ty đã chú trọng vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, và chú trọng vào việc tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới có trình độ dể hiện đại hóa lực lượng lao động của mình
+ Số lao động có trình độ cao đẳng: chiếm một tỷ trọng tương đối và ngày càng nâng lên về sốlượng cũng như tỷ trọng Năm 2013 là 55 người chiếm tỷ lệ 5,37%, năm 2014 là 68 người tỷ trọng trong cơ cấu lao động là 6,35% đến năm
2015 con số tiếp tục tăng đạt 95 người chiếm 7,05%
+ Số lao động có trình độ trung cấp: chiếm tỷ lệ tương đương với trình độ cao đẳng và tăng dần qua các năm Năm 2013 là 72 người chiếm tỷ lệ 7,03%,
43 năm 2014 là 80 người chiếm tỷ lệ7,48% đến năm 2015 là 100 người chiếm tỷ lệ
M Ộ T S Ố GI Ả I PHÁP NÂNG CAO HI Ệ U QU Ả CÔNG TÁC TUY Ể N D Ụ NG NHÂN S Ự T Ạ I CTCP MAY HÒA TH Ọ
Những cơ sở tiền đề đề xây dựng giải pháp
3.1.1 Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua CTCP May Hòa Thọ Quảng Nam đã gặt hái nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh Trải qua nhiều năm hoạt động công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Trong giai đoạn hiện nay thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Đứng trước xu thế, các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa phải đối mặt với nhiều thử thách
Trong mỗi giai đoạn hoạt động của mình, công ty luôn đặt ra những mục tiêu và phương hướng để hướng tới, căn cứ để đề ra những phương hướng kinh doanh này là kết quả hoạt động kinh doanh của giai đoạn trước
Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tiết kiệm các chi phí trong quá trình sản xuất Mở rộng thị trường và các hoạt động xuất khẩu sang nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, nâng cao thương hiệu cho công ty
Công ty vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm may mặc, đầu tư về máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, tuyển dụng công nhân đồng thời ổn định và nâng cao thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong công ty, đảm bảo đời sống vật chất, đời sống tinh thần ngày càng phong phú
3.1.1.2 Chiến lược kinh doanh a Mục tiêu chung
Trên cơ sở hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua, với các lợi thế mà công ty hiện đang có Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong
63 tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới là:
Phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tăng trưởng ổn định, vững chắc, cơ cấu sản phẩm hợp lý Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng máy móc hiện đại, tự động hóa, điện tử, tin học vào quá trình sản xuất đểnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty, tạo điều kiện thuận lợi quá trình hội nhập Đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu hàng Đẩy nhanh tốc độ vận chuyển, phân phối đáp ứng nhu cầu thịtrường của khách hàng
Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý giúp cho nhân viên mới làm quen và tiếp thu môi trường mới làm việc tại công ty và đảm nhận nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo điều kện thuận lợi cho cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ quản lý Khuyến khích việc tự đào tạo để hoạt sáng tạo, cải tiến, hợp lý hóa sản xuất trở thành việc làm thường xuyên của mọi người trong công ty
Thu hút và giữ chân khách hàng đến với công ty và coi khách hàng là thượng đế đồng thời tăng doanh số hằng năm ở tất cả các mặt hàng, tăng lợi nhuận hàng năm từđó nâng cao mức thu nhập trung bình cho người lao động a Mục tiêu cụ thể
• Về thị trường tiêu thụ:
Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2015, công ty có một số định hướng phát triển sau:
Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thịtrường Quảng Nam là khu vực có tiềm năng và công ty có nhiều khảnăng phát triển trước mắt và lâu dài Mục tiêu của công ty ở thị trường Quảng Nam chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty Đầu tư mở rộng thị trường trong nước và các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và dự kiến các khu vực này sẽ chiếm 50% tổng doanh thu
Trong định hướng phát triển lâu dài, công ty hướng tới việc trở thành một công ty tham gia đầy đủ thị trường trong nước góp phần đẩy mạnh sự phát triển tại Việt Nam Đồng thời duy trì và phát triển các mối quan hệ bạn hàng với các đối tác trong và ngoài nước để học tập và chuyển giao công nghệ mới áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
• Về sản phẩm, dịch vụ: Là công ty chuyên về lĩnh vực may mặc, sản phẩm dịch vụ của công ty mang tính đơn chiếc do đó công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung ứng Hơn thế nữa, nhận biết được sản phẩm dịch vụđem cung ứng luôn là nhân tốảnh hưởng tới chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, công ty đã xác định được các mục tiêu về chính sách sản phẩm dịch vụnhư sau:
Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, với giá phù hợp đúng thời gian ký kết
Nâng cao chất lượng, linh hoạt sáng tạo trong công tác tư vấn đồng thời cam kết sẽ có các hoạt động hỗ trợ trong việc triển khai các dựán do công ty đảm nhận
• Vềlao động và tiền lương: Mục tiêu của công ty trong những năm tới là sẽ giải quyết được công ăn việc làm nhiều hơn cho người lao động theo chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh Ngoài ra công ty cũng chú trọng tới việc sử dụng lao động có hiệu quả thông qua việc kiểm soát lượng lao động hợp lý, tối đa hóa cơ cấu lao động, đảm bảo sốlượng lao động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó là việc nâng cao thu nhập cho người lao động
• Vềcơ cấu tổ chức và quản lý: Tiến tới hoàn thiện và mở rộng thêm bộ phận kinh doanh và các dịch vụbán hàng để tận dụng nguồn vật tư dư thừa cũng như nguồn vật tư trong nước Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Đội ngũ cán bộ cần phải biết quản lý sản xuất kinh doanh, biết thu thập và xử lý các thông tin cần thiết một cách khoa học, biết xác lập và ra quyết định kịp thời Mở rộng đào tạo cán bộtrên các lĩnh vực: chuyên môn, ngoại ngữ, tin học
• Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Xuất phát từ mục tiêu chung của ngành là: phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quảcác lĩnh vực hoạt
M ộ t s ố gi ả i pháp nâng cao hi ệ u qu ả công tác tuy ể n d ụ ng nhân s ự t ạ i
CTCP May Hòa Thọ Quảng Nam là doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong nghành may mặc, vì vậy nhu cầu về sốlượng cán bộ quản lý rất ít, chủ yếu là nhu cầu tuyển dụng lao động sản xuất trực tiếp Do quá trình tuyển dụng công nhân sản xuất không phức tạp và yêu cầu, đòi hỏi đối với đối tượng này không cao nên công tác tuyển dụng tương đối đơn giản
Trong thời gian qua, công tác tuyển dụng của công ty đã tiến hành công tác tuyển dụng khá hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nhân lực để thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên để có thể hòa mình trong xu thế hội nhập như hiện nay công ty cần phải quan tâm nhiều hơn công tác quản lý nhân sự và đặc biệt là công tác tuyển dụng vì đây là đầu vào để có nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo tuyển đúng người đúng việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong những năm tới công ty sẽ tuyển thêm nhiều lao động đểđáp ứng cho việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất vì vậy để công tác tuyển dụng của công ty đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế được những nhược điểm trong khâu tuyển dụng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1 Các gi ải pháp chủ yếu
3.2.1.1 Thiết lập bộ phận quản trị nhân sự độc lập để tập trung mọi nỗ lực vào công tác quản trị nhân sự nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng:
Do hiện nay, Công ty chưa có phòng nhân sự phụ trách toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự mà do phòng TCHC kiêm tất cả công việc Với sự phát triển của nền kinh tế, sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường kéo theo sự biến động phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực Điều này đòi hỏi sự đồng bộ, thống nhất, linh hoạt trong mọi hoạt động của tổ chức Sự ra đời của bộ phận chuyên môn phụtrách lĩnh vực quản trị nhân sự sẽ giải quyết được các vấn đềđó không những với riêng công tác tuyển dụng hay hoạt động quản trị nhân sự nói chung mà là với toàn bộ hoạt động của công ty Công tác tuyển dụng từđây cũng thu được hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhất
Phòng nhân sự bao gồm: Trưởng phòng nhân sự có thể là cán bộ trực tuyến chuyển từ một lĩnh vực khác của công ty cũng có thể là người được tuyển từ bên ngoài Người đó phải có kiến thức rộng và được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ Các nhân viên chuyên môn phòng nhân sự là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc, năng động trong công việc Ngoài ra còn có nhân viên trợgiúp thư ký quản lý hồsơ, thu thập và báo cáo dữ liệu
Sự tách ra độc lập của phòng nhân sự sẽ giảm bớt gánh nặng cho phòng tổ chức hành chính cũ, cán bộ quản lý cũng được giảm thiểu sốlượng công việc vừa tăng nỗ lực tập trung vào công việc của họ vừa phát huy đựơc hiêu quả trong quản lý nguồn nhân sự của công ty Đồng thời, các nội dung của hoạt động quản trị nhân sựcũng được thực hiện một cách đầy đủ hơn và hiệu quả, khoa học hơn.
3.2.1.2 Xây dựng kế hoạch nhân sự linh hoạt, khoa học, cụ thể cho từng giai đoạn và hoàn thiện bảng phân tách công việc
Kế hoạch nhân sự là một hoạt động trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực có quan hệ mât thiết với kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức và là cơ sở cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ Quảng Nam công tác kế hoạch nhân sự
(kế hoạch hóa nguồn nhân lực) đã được tiến hành tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức và kế hoạch đưa ra chưa xác thực so với nhu cầu thực tế mà công ty cần chỉ áp dụng cho các kế hoạch dài dạn Trong kế hoạch năm, công ty chưa đề cập đến hoạt động tuyển dụng nhân sự, không dự tính được nguồn nhân lực cần phải bù đắp cho các hoạt động hết hợp đồng, không đáp ứng được yêu cầu công việc, các trường hợp bỏ việc…Vì vậy công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng kế hoạch nhân sự, khoa học và cụ thể cho từng giai đoạn (ngắn, trung, dài hạn), từng thời kỳ biến công tác tuyển dụng từ thế bị động sang chủ động
Kế hoạch nhân sự phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, định mức gia công sản phẩm theo kế hoạch được duyệt và định hướng chiến lược của công ty trong từng thời kỳ kinh doanh Kế hoạch nhân sự cũng phải căn cứ vào dự báo về tình hình tăng trưởng phát triển của ngành may mặc qua từng thời kỳ và vào dự báo biến động nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp, trên thị trường lao động nói chung Việc xác định được đúng căn cứ lập kế hoạch sẽ giúp cho kế hoạch mà công ty lập khoa học và hiệu quả hơn đồng thời linh hoạt đáp ứng được sựthay đổi trong tuyển dụng nhân sự
Hoạch định nhân sự phải bao gồm các bước:
- Xác định nhu cầu và khảnăng nhân sự
- Cân đối nhu cầu và khảnăng nhân sự
- Đề ra chính sách và kế hoạch thực hiện
- Kiểm soát và đánh giá
Kế hoạch nhân sựđảm bảo trên các căn cứ và thực hiện theo quy trình giúp công ty có được một kế hoạch nhân sự khoa học, linh hoạt Khi đó công tác tuyển dụng không những ở thế chủ động, tăng hiệu quả tuyển dụng mà còn giúp công ty giảm thiểu chi phí tuyển dụng, như vậy hiệu quả hoạt động của Công ty được nâng cao và chi phí hoạt động của công ty được hạn chế một cách tốt nhất
Trong thời gian tới để kế hoạch nhân sự có hiệu quả công ty phải thường xuyên phân tích, đánh giá sự biến động của môi trường kinh doanh, dự báo được
71 nhu cầu của thị trường, xu thế thay đổi về nguồn nhân lực cũng như thị trường sức lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật và kể cả chiến lược nhân sự của các đối thủ cạnh tranh Một kế hoạch nhân sự có hiệu quả là phải đựơc xây dựng trên cơ sở sựcân đối về trình độ, tuổi, giới tính… của người lao động trong công ty Để làm được điều này, công ty phải cử những cán bộcó năng lực, trình độ, áp dụng các phương pháp khoa học trong phân tích, dự báo nhằm xây dựng được kế hoạch nhân lực đúng đắn và hợp lý
Bên cạnh đó, công ty cần hoàn thiện công tác thu thập thông tin, lập hồ sơ lưu trữ của các nhân viên Để căn cứvào đó có thể nắm vững được năng lực, đặc điểm của nhân viên thuận lợi cho thuyên chuyển, đề bạt đến các vị trí mới Hệ thống thông tin phải được lưu trữ bằng máy vi tính, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng, đảm bảo dễ dàng trong việc quản lý hồ sơ nhân viên, tạo điều kiện nhanh chóng khi ra quyết định lập kế hoạch nhân sự Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho công tác tuyển dụng lao động tiếp theo
Công ty cần xây dựng bảng bản phân tích công việc, bảng mô tả công việc cụ thể hơn cho tất cả các vị trí chức danh công việc Đây là việc cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tài chính, công ty hiện có 2 chi nhánh vì vậy công ty phải có mẫu kế hoạch tuyển dụng thống nhất cho toàn công ty bao gồm những nội dung sau:
+ Vị trí cần tuyển dụng:
+ Sốnăm kinh nghiệm (có hoặc không):
+ Giới hạn khu vực tuyển chọn:
Ki ế n ngh ị
Để công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ Quảng Nam thêm vững chắc và đạt được nhiều thành quảnhư mong muốn Sau đây tôi xin ra một vài kiến nghị để hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty:
- Đối với cơ quan chức năng
+ Ủy ban nhân dân tỉnh cần có sựquan tâm đến các doanh nghiệp
+ Ủy ban nhân dân tỉnh nên có những cơ chế mới trong việc thu hút các doanh nghiệp về địa bàn hoạt động sản xuất như cơ chế về hành chính nên cắt giảm các thủ tục rươm rà, cơ chế về việc cấp địa bàn hoạt động cũng nên thực hiện nhanh chóng
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư nên quan tâm hơn nữa trong công tác kiểm tra và qua đó sửa chữa những sai sót của doanh nghiệp
+ Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tiêu thụ trong vùng
+ Tổ chức các cuộc hội thảo về kinh doanh nhằm cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thông qua các cuộc hội thảo Ủy Ban Nhân dân tỉnh nên giới thiệu một sốđối tác làm ăn cho doanh nghiệp
+ Nâng cao nhận thức về công tác tuyển dụng
+ Có chiến lược dài hạn trong công tác tuyển dụng
+ Mở rộng phạm vi tuyển dụng, xây dựng quy trình tuyển dụng khoa học + Cần có một chếđộđãi ngộ phù hợp đối với từng người lao động
+ Chú trọng công tác thẩm định, đánh giá công việc người lao động một cách khách quan
+ Cần có một chếđộ đãi ngộ phù hợp đối với từng người lao động để tránh tình trạng người lao động suy nghĩ mình có thể bị nghĩ việc bất cứ lúc nào
+ Xây dựng môi trường văn hóa làm việc của công ty
+ Sau khi hoạch định nguồn nhân lực trong tương lai công ty cần phải có kế hoạch tìm kiếm nguồn nhân lực này đểđảm bảo nguồn nhân lực có sẵn khi cần + Sau khi tuyển dụng xong công ty phải tiến hành đánh giá quy trình tuyển dụng đểxác định những sai lệch giữa mục tiêu so với kế hoạch; phân tích được những nguyên nhân dẫn đến những sai lệch đó từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sai lệch và các giải pháp hoàn thiện