Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
309,29 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1 Các khái niệm cơ bản 5 1.1 Khái niệm về marketing 5 1.2 Khái niệm về phân phối 5 2 Các yếu tố của môi trường Marketing vi mô ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp 5 3 Nội dung chính sách phân phối 6 3.1 Mục tiêu của chính sách phân phối: 6 3.2 Chính sách của kênh phân phối: 6 3.3 Chính sách trung gian 6 3.4 Chính sách liên kết kênh 7 II THỰC TRẠNG 9 1 Giới thiệu về công ty 9 1.1 Giới thiệu chung về công ty 9 1.2 Giới thiệu tập khách hàng mục tiêu của YODY 10 1.3 Giới thiệu về sản phẩm: 10 2.Các yếu tố của môi trường vi mô ảnh hưởng đến chính sách phân phối của YODY 11 2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 11 2.2.Trung gian Marketing 11 2.3 Đối thủ cạnh tranh 12 2.4 Khách hàng 13 3 Thực trạng chính sách phân phối của YODY 13 3.1 Chính sách kênh phân phối 13 3.2 Chính sách trung gian 16 3.3.Chính sách liên kết kênh 17 III ĐÁNH GIÁ 18 1 Đánh giá hiệu quả của kênh online và offline 18 2 So sánh cơ chế quản lý các kênh online và offline: 19 3 Hiệu quả của kênh online và offline đối với doanh nghiệp .19 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay, cạnh tranh luôn là vấn đề mà doanh nghiệp luôn phải đối mặt Để tồn tại và có tiếng nói trên thương trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm đủ mọi cách để tạo sự khác biệt bằng nhiều hình thức khác nhau Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp tìm cho mình những chiến lược và giải pháp tích cực để sản phẩm của mình được người tiêu dùng biết đến cũng như có một vị trí nhất định Có rất nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường qua Marketing và có lẽ các yếu tố về môi trường Marketing đặc biệt là môi trường vi mô đóng một vai trò quan trọng tới hoạt động phân phối cũng như là các chính sách phân phối của doanh nghiệp Vậy các yếu tố của môi trường Marketing vi mô có tác động như thế nào đối với hoạt động và các chính sách phân phối của doanh nghiệp, cụ thể là đối với Công ty Cổ phần Thời trang YODY Việt Nam? 3 I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Các khái niệm cơ bản 1.1 Khái niệm về marketing Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp tất cả các chủ thể, lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các quyết định marketing của công ty Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó gồm các lực lượng bên trong công ty (trừ bộ phận marketing), các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng) 1.2 Khái niệm về phân phối Phân phối là một biến số quan trọng của marketing hỗn hợp, giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp, cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ chiến lược Marketing của các chính sách kinh tế, một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả Trung gian phân phối là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong vấn đề phân phối sản phẩm 2 Các yếu tố của môi trường Marketing vi mô ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp Khách hàng Nhân viên Nhà cung ứng Nhà phân phối/bán lẻ Đối thủ cạnh tranh Chính phủ Cổ đông 4 Công chúng 3 Nội dung chính sách phân phối 3.1 Mục tiêu của chính sách phân phối: Một chính sách được xây dựng phải đảm bảo đưa hàng hóa kịp thời từ người sản xuất đến người tiêu dùng Thông qua phân phối hàng hóa, các thành phần tham gia vào hoạt động phân phối sẽ cung cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, người sản xuất đến người tiêu dùng, đồng thời thông qua họ, doanh nghiệp cũng sẽ thu nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường, từ phía người tiêu dùng 3.2 Chính sách của kênh phân phối: - Kênh phân phối trực tiếp thực hiện với hai nhóm chủ thể gồm nhà sản xuất đóng vai trò phân phối và khách hàng là nhóm tiêu thụ Trong đó, nội dung kênh này thể hiện cách nhà sản xuất tiếp cận và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, trong đó nhà sản xuất kiểm soát tất cả các quy trình và khía cạnh của phân phối, đồng thời có sự kiểm soát đối với toàn bộ quá trình bán hàng Nhà SX Người TD - Kênh phân phối gián tiếp dựa vào các trung gian để thực hiện hầu hết hoặc tất cả các chức năng bán hàng, hay còn gọi là bán ủy quyền Có thể có một hay nhiều trung gian tham gia trong mô hình này, tùy thuộc vào quy mô, chất lượng, thương hiệu, giá thành,… của sản phẩm Mô hình phân phối này khá phổ biến trên thế giới Kênh cấp 1 Nhà SX Nhà bán lẻ, phân phối Người tiêu dùng Kênh cấp 2 Nhà SX Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người TD Kênh cấp 3 Nhà SX Đại lý Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người TD 3.3 Chính sách trung gian Phân phối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua vô số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối, trong trường hợp này doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tới càng nhiều người bán lẻ càng tốt Hình thức phân phối này thường được sử dụng cho các loại sản phẩm và dịch vụ thông dụng Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất và 5 thường dùng cho các loại hàng mua có suy nghĩ và cho các công ty đang tìm cách thu hút các trung gian thương mại Phân phối độc quyền là phương thức ngược với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất Qua việc giao độc quyền phân phối nhà sản xuất mong muốn người bán sẽ tích cực hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát chính sách của người trung gian về việc định giá bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vụ khác 3.4 Chính sách liên kết kênh Kênh truyền thống: được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý và mỗi thành viên kênh này ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo các nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ, quan hệ mua bán giữa các thành viên kênh được hình thành một cách ngẫu nhiên trên thị trường theo cơ chế thị trường tự do nên không có sự liên kết ràng buộc với nhau Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục đích mục tiêu riêng của họ chứ không phải mục tiêu chung của cả kênh Do quan hệ phân phối hình thành một cách ngẫu nhiên nên mất nhiều công sức cho việc đàm phán 6 Kênh VMS (Vertical Marketing Systems) là loại kênh phân phối mà hoạt động của các trung gian hợp tác chặt chẽ, thường xuyên với nhà sản xuất theo một chiến lược Marketing VMS có một thành viên giữ vai trò lãnh đạo, điều khiển kênh, thành viên lãnh đạo thưởng có quy mô lớn, có các chế độ ưu đãi nhằm thu hút và giữ các thành viên khác Có 3 loại: hệ thống VMS công ty, hệ thống VMS theo hợp đồng, hệ thống VMS có quản lý Kênh HMS (Horizontal Marketing Systems): Hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ hợp tác với nhau để cùng khai thác thị trường và đáp ứng nhu cầu về vốn, kỹ năng Marketing, nhân lực, mặt bằng…Với việc liên kết này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và Marketing để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng 7 Kênh kết hợp (đa kênh): Doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau để chiếm lĩnh một hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau Có thể tiếp cận được nhiều loại đối tượng khách hàng Nhưng rất phức tạp và khó kiểm soát, có thể gây ra xung đột giữa các kênh trong cùng một hệ thống vì đều cạnh tranh để bán hàng II THỰC TRẠNG 1 Giới thiệu về công ty 1.1 Giới thiệu chung về công ty YODY là công ty thiết kế, sản xuất và kinh doanh sản phẩm thời trang Những mẫu thiết kế mang nhãn hiệu YODY được trưng bày và bán duy nhất tại các chi nhánh offline và kênh online của YODY Hiện tại YODY đang có trên 200 cửa hàng trên toàn quốc Tên giao dịch: YODY FASHION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: YODY Loại hình công ty: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh: bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh Thành lập: Khai trương cửa hàng đầu tiên tại 22 Chùa Bộc-Hà Nội (25/4/2014) Người sáng lập: Ông Nguyễn Việt Hòa Trụ sở chính: đường An Định, phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Việt Nam Website: https://yody.vn/ Khu vực thị trường: Phân khúc khách hàng: phổ thông 1.2 Giới thiệu tập khách hàng mục tiêu của YODY Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi tác và giai đoạn vòng đời: ở mỗi giai đoạn và độ tuổi khác nhau thị hiếu của mỗi người cũng khác nhau vì vậy mà nhu cầu mua sắm quần áo và sản phẩm thời trang cũng thay đổi Những người trong tầm tuổi 25-30 chiếm phần lớn các đơn đặt hàng của YODY vì họ muốn thể hiện sự tự tin, năng động và cá tính thông qua phong cách thời trang Thu nhập: các sản phẩm của YODY có thể đáp ứng cho khách hàng có mức thu nhập trải dài từ trung bình, thấp đến cao Nghề nghiệp: phần lớn khách hàng của YODY là nhân viên công sở vì sản phẩm YODY đáp ứng yêu cầu về chất liệu, giá cả, sự tiện lợi và đa dạng của họ 8 Phong cách: các sản phẩm của YODY sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho những khách hàng ưa thích sự thoải mái, nhẹ nhàng, tối giản nhưng không kém phần thanh lịch Đặc điểm hành vi mua: Ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử Khách hàng có thể mua sắm ở bất cứ đâu, còn có thể tham khảo đánh giá của những khách hàng trước rồi mới đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không Khách hàng trẻ hiện nay cũng dành nhiều thời gian mua sắm trên các mạng xã hội vì có thể tương tác trực tiếp với người bán mà không cần phải đến cửa hàng và sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi Có xu hướng sử dụng các sản phẩm được giới thiệu bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, những người nổi tiếng Đặc điểm tâm lý: Lựa chọn các sản phẩm hợp mốt, thời thượng nhưng vẫn phải thực dụng, hợp với môi trường hoạt động và công việc Yêu thích phong cách trẻ trung, năng động, dễ phối đồ và có thể mặc đi chơi, đi làm hoặc đi học 1.3 Giới thiệu về sản phẩm: YODY cung cấp các dòng sản phẩm: Áo (áo khoác, áo len, áo polo, áo sơ mi, áo thun, áo chống nắng…) Quần (quần jeans, quần tây, quần kaki, quần short, quần nỉ, quần âu) Phụ kiện (giày, túi xách, thắt lưng) Đồ thể thao (bộ thể thao, áo thun, áo polo, quần) Đồ mặc trong (đồ lót, áo giữ nhiệt, áo hai dây, áo ba lỗ) Đồng phục 2 Các yếu tố của môi trường vi mô ảnh hưởng đến chính sách phân phối của YODY 2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Các yếu tố bên trong của công ty cũng có tác động mạnh mẽ đến chính sách phân phối của YODY - Trước tiên là về sản phẩm, YODY nổi tiếng về các sản phẩm thời trang sử dụng chất liệu vải với nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng Danh mục sản phẩm đa dạng với các thiết kế trẻ trung, năng đáng và độc đáo - Ngoài ra, Các sản phẩm của YODY thuộc nhóm sản phẩm mua có lựa chọn (Shopping product) - những sản phẩm mà người tiêu dùng không thường xuyên mua và có sự so 9 sánh cẩn thận về mức độ phù hợp, chất lượng, giá và phong cách và khách hàng dành nhiều thời gian so sánh các sản phẩm khác nhau Do tính chất đặc trưng của sản phẩm thì YODY đã lựa chọn phân phối sản phẩm trực tiếp và trải dài qua các hệ thống các cửa hàng trực tiếp, các showroom từ Bắc vào Nam và cũng có mặt trên hơn 50 tỉnh thành - Sau khi thành lập được 9 năm, YODY đã có hơn 6000 nhân sự làm việc tại 7 khối văn phòng, tại hơn 200 cửa hàng và 2 nhà máy sản xuất Thì nguồn nhân lực của công ty cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chính sách phân phối của YODY Việc thống nhất trong hệ thống làm việc chung từ sản xuất đến phân phối , đồng thời các phòng ban đều có liên hệ chặt chẽ với nhau, ( trong đó phòng kinh doanh và phòng Marketing ) Có vai trò quan trọng trong phát triển kênh phân phối, đồng nhất hoạt động phân phối diễn ra liền mạch, theo chuỗi, tránh đứt gãy và từ đó giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược thị trường và chiến lược lược cạnh tranh, có khả năng đứng vững, phát triển lâu dài 2.2.Trung gian Marketing - Trong thời đại hiện nay, do tính chuyên nghiệp của các tổ chức ngày càng cao, quy mô kinh doanh càng lớn, phạm vi ngày càng bao phủ thị trường đang mở rộng thì trung gian phân phối đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng Những mẫu thiết kế mang nhãn hiệu YODY được trưng bày và bán duy nhất tại các showroom-100% là của YODY Hiện tại YODY đang có trên 220 cửa hàng trên gần 50 tỉnh thành trên toàn quốc và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới Hiện nay, công ty không thực hiện chính sách phân phối thông qua các trung gian bán buôn, bán lẻ hay các doanh nghiệp thương mại, không đại lý hay nhượng quyền Nhờ vậy có thể giúp khách hàng được tiếp cận với sản phẩm chính thống, thuận tiện nhất trong quá trình tham quan và mua sắm tại YODY - Ngoài cách phân phối chủ yếu qua hệ thống showroom YODY, thì để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như ngăn ngừa hàng giả, ngoài các cửa hàng bán lẻ và website của hãng, YODY chỉ bán thông qua cửa hàng chính hãng trên một số nền tảng mua sắm trực tuyến được yêu thích như Shopee, Tiktok, Lazada, Tiki Đi đôi với nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng nhanh thì trung gian giao nhận hàng hóa cũng đóng vai trò rất quan trọng Nó giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô phân phối, tiếp cận những khách hàng có vị trí ở xa mà doanh nghiệp không tiếp cận được 10 2.3 Đối thủ cạnh tranh - Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng như: JUNO, OWEN, PT2000, Canifa, Tokyolife, IVY Moda đều là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với YODY, cả về sản phẩm, mẫu mã và thương hiệu - Trong đó ta có thể đề cập đến chính sách phân phối của một số đối thủ như Canifa và IVY Moda - Canifa áp dụng 2 hình thức phân phối chính yếu, đảm bảo tiếp cận với khách hàng một cách rộng rãi và tối ưu nhất Cụ thể, là phân phối tại các cửa hàng kinh doanh trực tiếp và phân phối qua nền tảng InternetN Chàansiảfna xcóuấstự(ItVươYngMđoồdnag) trong chính sách phân phối sản phẩm với YODY - IVY Moda Cửa hàng độc Đại lý Online qua sàn quyền, nhượng thương mại điện tử quyền Người tiêu dùng cuối cùng - IVY Moda là một doanh nghiệp có hệ thống phân phối tương đối phù hợp với tình hình thị trường thời trang Việt Nam hiện nay Các đại lý của công ty có độ bao phủ rộng, doanh số bán hàng trên kênh thương mại điện tử tăng trưởng tương đối nhanh => Sự cạnh tranh từ các đối thủ đã tạo ra nhiều cản trở trong chính sách phân phối của YODY Áp lực từ các đối thủ lớn như vậy có thể làm giảm sức ảnh hưởng, mức độ bao phủ của YODY trên thị trường chung 2.4 Khách hàng - YODY đang tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng là giới trẻ và hộ gia đình Trong khi các nền tảng mạng xã hội phát triền, và nhu cầu mua sắm online của giới trẻ hiện nay đang rất phát triển Đặc biệt qua các sàn thương mại điện tử và các website, mạng xã hội đã chi phối mạnh mẽ đến chính sách phân phối của YODY Vì đó công ty luôn không ngừng giới thiệu các dòng sản phẩm, bộ sưu tập thời trang YODY qua website trên mạng internet giúp khách hàng cập nhật một cách nhanh chóng về xu hướng thời trang và các sản phẩm của công ty 11 - Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các bộ phận nhân viên chuyên quản lý hoạt động check đơn, kiểm hàng và vận chuyển hàng hoá được mua online đến tay người tiêu dùng 3 Thực trạng chính sách phân phối của YODY 3.1 Chính sách kênh phân phối 3.1.1 Thiết kế kênh phân phối: Việc lựa chọn và xây dựng kênh phân phối chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: * Đặc điểm của sản phẩm: - YODY nổi tiếng về các sản phẩm thời trang sử dụng chất liệu vải với nguồn gốc từ thiên nhiên như như: bông pima, sợi cafe, sợi bamboo… giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người dùng, thỏa mái, tự tin khi mặc, thân thiện với môi trường - Những chất liệu này giúp cho sản phẩm có những tính năng vượt trội như thấm hút mồ hôi, khử mùi, điều hòa nhiệt độ theo thời tiết, nhanh khô, hạn chế ẩm mốc, chống nắng, … - YODY với mong muốn mang tới cho khách hàng những sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn thực sự giúp họ có được diện mạo trẻ trung, năng động, nuôi dưỡng một tâm hồn trẻ, khỏe, hạnh phúc, …và phối với nhiều loại quần áo khác nhau, đi học, đi chơi, đi làm, … đều được * Đặc điểm của khách hàng mục tiêu: - YODY tập trung vào phân khúc khách hàng phổ thông, nhóm khách hàng trẻ và hộ gia đình Hãng hướng đến sự trẻ trung, năng động đi kèm với chất lượng sản phẩm vượt trội * Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh: - Năm 2001 thương hiệu thời trang Canifa ra đời, từ hai cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, sau hơn 20 năm, Canifa đã mở rộng với số lượng hơn 100 cửa hàng gần 40 tỉnh thành toàn Việt Nam - Thương hiệu thời trang IVY Moda thành lập từ tháng 10/2005, tính đến thời điểm năm 2020, IVY Moda đang có sự đóng góp từ hơn 3000 nhân sự tại các khối: Văn phòng, Nhà máy và hệ thống 80 Cửa hàng trên toàn quốc, 7 cửa hàng Đại lý 3.1.2 Kênh phân phối YODY sử dụng: Từ những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kênh phân phối, YODY đã đưa ra những loại kênh phân phối phù hợp nhất Các loại kênh phân phối tương đối ngắn gồm: kênh phân phối online và kênh phân phối offline 12 * Kênh phân phối online: Mô hình bán hàng online của YODY Sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Nhà sản xuất Tiktokshop, Tiki….) Khách hàng YODY Website, fanpage, zalo của công ty, … *Qua mạng xã hội ( Facebook, Zalo, ) - Fanpage đã được tích xanh của facebook và có hơn 1tr người theo dõi ấn tượng trên Facebook - YODY thường xuyên cập nhật các ưu đãi, những câu chuyện, nội dung hấp dẫn lên trang.Tần suất đăng tải nội dung thường xuyên (trung bình 3-7 bài/ngày) * Qua Instagram: - Nền tảng này đang chưa được doanh nghiệp chú trọng và đầu tư phát triển; Lượng tương tác của khách hàng vs doanh nghiệp trên các bài viếtcũng rất ít - Tần suất đăng bài của doanh nghiệp trên nền tảng này cũng rất thưa thớt chỉ với 2 -3 bài viết / tháng * Qua Youtube: - Youtube có hơn 9.36K người đăng ký ( cho đến hiện nay ) - Trên nền tảng này YODY đăng video không thường xuyên và không đồng đều - Những người sử dụng Youtube có thể tìm thấy một loạt video phim ngắn vềYODY và các sản phẩm, các hướng dẫn, đánh giá sản phẩm và quảng cáo * Qua Tiktok: - Hastag #yody trên Tiktok có ~1,4 tỷ view, #yodyfashion ~600tr view * Qua Shopee: - Với số lượng người theo dõi lên đến 914,4k ngườiDoanh nghiệp đã được 94k lượt đánh giá với trung bình đánh giá ấn tượng”4.9sao” Doanh nghiệp cập nhật đầy đủ các sản phẩm cũng như thông tin sản phẩmTỷ lệ phản hồi chat 100% (trong vài giờ) * Qua Lazada: - Hiện tại nền tảng đã được 113470 lượng theo dõiVới 98% lượt đánh giá sản phẩm là đánh giá tích cực Thời gian phản hồi chat với khách hàng: 99,67%( thời gian trong vài giờ) * Qua Tiki - Tuy nhiên vẫn chưa được khách hàng quan tâm và biết đến chỉ với 7,4k lượt theo dõi trangVới trung bình 1.5k đánh giá sản phẩm của khách hàng: 4.7 sao, tỷ lệ phản hồi chat 13 lên tới 94%, YODY cũng thường xuyên cập nhật những thông tin,hình ảnh, giá cả và những voucher ưu đãi,khuyến mãi ,giảm giá ,chương trình hấp dẫn khách hàng * Kênh phân phối offline: Mô hình phân phối offline của YODY Nhà sản xuất YODY Hệ thống Khách hàng – người tiêu dùng showroom - Hiện nay, hệ thống đại lý đã có hơn 200 của hàng tại trên 50 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam (nhiều cửa hàng YODY và cửa hàng YODY KIDS) Trong đó, YODY Bắc Giang là siêu thị thời trang lớn nhất Đông Nam Á, được Guinness công nhận là "Cửa hàng thời trang có diện tích lớn nhất Đông Nam Á" với diện tích 4600m2 - Thay vì tập trung vào các thành phố lớn, nơi mà các ông lớn đang tập trung, YODY đã chọn thị trường các tỉnh, thành phố đang phát triển, coi đây là bàn đạp để phát triển lâu dài Ngoài ra cửa hàng không ngừng đặt tại nhiều vùng miền núi, các huyện, vùng nông thôn - Chính sách phân phối trực tiếp này đã đáp ứng được những đặc điểm của các yếu tố môi trường vi mô, cụ thể là khách hàng và đối thủ cạnh tranh Đối với khách hàng: bên cạnh những loại sản phẩm được thiết kế tỉ mỉ, phong cách đa dạng, thì cẩn trọng phân phối nhu cầu của khách hàng trên mọi miền tổ quốc còn là sự vận hành của cả một mạng lưới hệ thống showroom trải rộng khắp những tỉnh thành Nhờ vậy, hoàn toàn có thể giúp người mua được thuận tiện nhất trong quy trình thăm quan và shopping tại YODY Tiết kiệm ngân sách và chi phí tối đa thời hạn chuyển dời cho người mua của mình, đồng thời YODY cũng đã cung ứng Danh sách địa chỉ những showroom YODY phân loại theo từng khu vực Với đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ của YODY như Canifa, Tokyolife, IVY Moda… chủ yếu tập trung phân bố ở các thành phố lớn, phát triển thì YODY lại có cho mình hướng đi riêng( tập trung ở các tỉnh) Điều này sẽ làm giảm đi mức độ cạnh tranh gay gắt với các nhãn hiệu lớn, ngoài ra còn giúp YODY tìm kiếm được các thị trường tiềm năng, có khả năng phát triển lâu dài và tăng mức độ bao phủ 3.1.3.Quản lý các thành viên trong kênh phân phối: - Tiêu chuẩn lựa chọn kênh phân phối: Tiềm năng bán hàng 14 Có tình thần hợp tác Khả năng bền vững có thể phát triển cùng công ty Đầy đủ tư cách pháp nhân,… - Quản lý kênh kênh phân phối: Thu thập thông tin của các trung gian tìm ra yêu cầu và khó khăn của họ trong các vấn đề như: + Chính sách giá + Lợi nhuận và trợ cấp + Quy mô bản chất dòng sản phẩm + Chính sách dịch vụ kho bãi, … Giúp đỡ và khuyến khích các Trung gian: + Áp dụng ưu đãi + Chính sách triết khấu Đánh giá kênh phân phối + mức độ hợp tác của các trung gian + Tuân thủ quy định của hai bên + Bĩnh tĩnh giải quyết vấn đề khi gặp sự cố + Doanh số bán hàng, tốc độ tăng trưởng, khả năng hoàn thành chỉ tiêu… 3.2 Chính sách trung gian - YODY là một thương hiệu thời trang được biết đến rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước hiện nay Và để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất YODY đã chọn phương thức phân phối độc quyền, để áp dụng cho doanh nghiệp - Những thiết kế mang nhã hiệu YODY được trưng bày và bán duy nhất tại các chi nhánh offline và kênh online của YODY hiện nay YODY đang có hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc * Chi nhánh offline: STT Khu vực Số cửa hàng 1 Miền bắc 126 2 Miền Trung 77 3 Miền Nam 32 * Kênh online (Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok, Facebook, Zalo, website…): - Các lý do mà khiến YODY lựa chọn hình thức phân phối độc quyền là vì các ưu điểm như là: Tăng độ nhận diện thương hiệu Kiểm soát được hàng hoá 15 Chủ động trong kế hoạch bán hàng Kiểm soát được giá bán Giảm chi phí tìm kiếm khách hàng - Hạn chế phân phối độc quyền của YODY: Hạn chế phạm vi tiếp cận Khách hàng tác động Chỉ cần một cửa hàng bán hàng không tốt sẽ đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp Nhà sản suất phải gánh nhiều rủi ro vè cả tài chính lẫn hình ảnh thương hiệu 3.3.Chính sách liên kết kênh - Trong hệ thống thị trường đôi khi những xung đột giữa các đối tác trong kênh cũng gây ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận trong doanh nghiệp chính vì vậy với doanh nghiệp nói chung và YODY nói riêng đã và đang áp dụng hệ thống kênh phân phối liên kết chiều dọc (Vertical Makerting Systems - VMS) Nhà sản Showroom xuất YODY m - YODY khi sử dụng hệ thống phân phối theo chiều dọc đã giúp cho các thành viên trong kênh phân phối có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất, vì mục tiêu thoả mãn nhu cầu thị trường Điều này đã làm tăng lợi nhuận không nhỏ cho cả hệ thống - Hiện nay YODY đang áp dụng loại hệ thống đó là VMS tập đoàn: + Việc sản xuất phân phối đều bởi công ty YODY + Những thiết kế mang nhãn hiệu YODY được trưng bày và bán duy nhất tại các cửa hàng offline và kênh online của YODY + Showroom trên toàn quốc - 100% là của YODY (không đại lý hay nhượng quyền), + FGG Chuỗi nhà máy của YODY chỉ phục vụ sản xuất cho những sản phẩm của YODY - Ưu điểm của YODY khi áp dụng hệ thống VMS Tối ưu hoá quá trình sản xuất, tiếp thị Tăng cường quản lý đối tác Tăng cường khả năng cạnh tranh Tối ưu hoá quản lý hàng hoá - Nhược điểm của YODY khi áp dụng hệ thống VMS Thiếu sự đa dạng 16 Điều chỉnh khó khăn Do lựa chọn và thực hiện các chính sách phân phối hợp lý, các kênh bán hàng được liên kết, thống nhất, đồng bộ với nhau thông qua các dây chuyền công nghệ tạo ra sự liền mạch cho hệ thống phân phối Chính sự đúng đắn này đã giúp YODY ngày càng hưng thịnh, định hướng phát triển lâu dài, bền vững, nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và tiến xa hơn thị trường quốc tế III ĐÁNH GIÁ 1 Đánh giá hiệu quả của kênh online và offline Cả kênh online và offline đều mang lại những hiệu quả nhất định như: giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng , xây dựng thương hiệu ; truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng ; giúp tăng doanh thu , phát triển doanh nghiệp Cụ thể : Kênh online : - Đã và đang trở thành tiềm năng vượt bậc trong thời đại công nghệ hiện đại, việc mua sắm online có thể dễ dàng hơn mọi lúc mọi nơi - Tương tác nhanh chóng giữa khách hàng với doanh nghiệp - Thanh toán dễ dàng hơn bằng hình thức chuyển khoản - Các kênh phân phối online đã có chức năng bảo mật thông tin khách hàng nên người tiêu dùng không cần quá e ngại khi cung cấp thông tin Kênh offline : - Kênh offline đã ra đời từ rất lâu , tạo nên sự thân thuộc và ăn mòn trong lối sống của khách hàng - Kênh offline có thể tiếp cận được với nhóm khách hàng lớn tuổi , Dễ dàng tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng cũng lúc - Không bị phụ thuộc quá nhiều vào internet , không giới hạn đối tượng khách hàng - Có độ uy tín cao hơn đối với khách hàng 2 So sánh cơ chế quản lý các kênh online và offline: Kênh online Kênh offline 17 - Tiết kiệm chi phí - Cần nhiều chi phí hơn trong việc duy trì - Dễ dàng hơn với mọi lúc, mọi nơi Tiết - Cần nhiều thời gian mua sắm, nhưng kiệm thời gian mua sắm cũng là để khách hàng tiếp xúc với nhãn hàng lâu hơn và dễ gây cảm giác thân thuộc, muốn quay trở lại - Thanh toán dễ dàng, cho phép thử và đổi - Có thể thử quần áo trực tiếp, giúp khách trả, nhưng cần nhiều thời gian hàng đưa ra lựa chọn phù hợp từ đầu, đỡ tốn thời gian đổi trả - Tiếp cận đến người tiêu dùng nhanh hơn, - Mất nhiều thời gian để tiếp cận khách nhưng lại giới hạn độ tuổi, vì người cao hàng, nhưng sẽ tiếp cận được nhiều lứa tuổi, trung niên vẫn còn hạn chế mua sắm tuổi, từ đó có hệ thống cập nhật thông tin trên mạng nhóm khách hàng chính xác hơn 3 Hiệu quả của kênh online và offline đối với doanh nghiệp Đối với kênh online : - Kênh online giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi tận dụng các công cụ truyền thông kĩ thuật ví dụ như Facebook, Shopee, Instagram - Doanh nghiệp nắm thế chủ động xác định khách hàng mục tiêu Nếu sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội doanh nghiệp có thể đề ra các tiêu chí khách hàng mà mình nhắm tới - Doanh nghiệp dễ dàng bám sát, phân tích và đo lường hoạt động với kênh online thông qua các chỉ số đánh giá công việc như: + CPC (Cost Per Click): Tức là chi phí mà doanh nghiệp cần phải trả để có 1 lần khách hàng Click chuột vào Website từ quảng cáo Online + CPL (Cost Per Lead): Với mỗi 1 khách hàng cung cấp thông tin cá nhân vào Form trên Website, ứng dụng Live Chat, Facebook Ads,… - Doanh nghiệp gắn kết khách hàng chặt chẽ nhờ kênh online Gắn kết mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng qua các lượt tương tác, chăm sóc khách hàng Đối với kênh offline - Một chiến dịch marketing với kênh offline với những tấm poster, tờ rơi,… đem lại cho ngưởi tiêu dùng cảm giác đáng tin cậy vì họ cảm thấy rằng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thực sự tồn tại và đem lại lợi ích cho họ - Kênh offline cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giao tiếp trực tiếp với khách hàng thông qua các sự kiện, triển lãm, Doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp với khách hàng, trò chuyện, giải đáp thắc mắc và tạo dựng mối quan hệ, tăng tính tương tác 18 - Các kênh offline trên tạp chí, báo hoặc băng rôn ngoài đường có thể tác động đến khách hàng trong thời gian dài Khách hàng có thể lưu lại ấn tượng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài và quyết định mua hàng trong tương lai - Kênh offline rất phù hợp để lôi kéo khách hàng tiềm năng về cho doanh nghiệp, một số đối tượng khách hàng phải kể đến là họ rất ít hoặc không sử dụng các trang mạng truyền thông và có thể họ chưa từng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhưng chỉ cần thấy hình ảnh trên đường trên phương tiện công cộng hay trên tivi sẽ thôi thúc họ cũng muốn thử một lần trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu 19 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài tập nhóm môn Marketing căn bản ( trường ĐH CNBTVT) [2] Công ty cổ phần Nhanh.vn (n.d.) Bí mật công nghệ sau câu chuyện “nâng tầm thương hiệu Việt” của thời trang YODY - Nhanh.vn Nhanh.vn https://nhanh.vn/bi-mat- cong-nghe-sau-cau-chuyen-nang-tam-thuong-hieu-viet-cua-thoi-trang-YODY- n94846.html [3] Diệp N (2022a, November 5) Ông chủ hãng thời trang mới nổi YODY kể chuyện vượt bão Covid: Doanh số online tăng 15 lần, mở mới 50 cửa hàng giữa mùa dịch Báo Markettimes https://markettimes.vn/ong-chu-hang-thoi-trang-moi-noi-YODY-ke- chuyen-vuot-bao-covid-doanh-so-online-tang-15-lan-mo-moi-50-cua-hang-giua-mua- dich-7736.html [4] Studocu (n.d.) DOM101 EC18106 Assignment gd1 Nhóm 3 Doanh Nghiệp YODY – MĀC LĀC CH̄ ¡NG 1: TàNG QUAN VÀ DOANH - Studocu https://www.studocu.com/vn/document/truong-cao-dang-thuc-hanh-fpt/thuong-mai-dien- tu/dom101-ec18106-assignment-gd1-nhom-3-doanh-nghiep-YODY/31074359 [5] Btv H Đ (2022, September 21) Thời Trang YODY khắc ghi thương hiệu với khách hàng bằng SMS Brandname Công Ty TNHH Công Nghệ ViHAT https://vihat.vn/thoi- trang-YODY-khac-ghi-thuong-hieu-voi-khach-hang-bang-sms-brandname/ [6] https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-cong-nghe-buu-chinh-vien-thong/ marketing-can-ban/phan-tich-marketing-YODY/45611618 [7] https://yody.vn/ [8] https://canifa.com/ [9] https://atpsoftware.vn/mo-hinh-kinh-doanh-thoi-trang-YODY.html 20