Trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực nào sau đây.. Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là A.. Loại cây công nghiệp lâu năm được trồng n
Trang 1ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Địa lí Lớp 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng.
Câu 1 Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A Tây Nguyên C Duyên hải Nam Trung Bộ
B Bắc Trung Bộ D Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2 Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A đất phù sa và đất ferlit C đất xám và đất phù sa
B đất badan và đất xám D đất badan và đất feralit
Câu 3 Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km 2 Năm 2002, dân số 10,9 triệu người Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?
A 364 người/km2 B 436 người/km2 C 463 người/km2 D 634 người/km2
Câu 4 Trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực nào sau đây?
A Công nghiệp – xây dựng C Nông – lâm – ngư nghiệp
B Công nghiệp dầu khí D Dịch vụ
Câu 5 Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là
A TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu C TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An
B TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một D TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mĩ Tho
Câu 6 Loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
A cà phê B hồ tiêu C Cao su D điều
Câu 7 Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng ở Đông Nam Bộ là
A lạc, đậu tương, mía, thuốc lá C thuốc lá, dừa, mía, bông
B lạc, đậu tương, mía, bông D mía, lạc, điều, thuốc lá
Câu 8 Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, ĐBSCL có diện tích khoảng
A 20 nghìn km2 B 30 nghìn km2 C 40 nghìn km2 D.50 nghìn km2
Câu 9 Nhóm đất phù sa ngọt ở ĐBSCL phân bố tập trung chủ yếu ở
A Đồng Tháp Mười và Hà Tiên C hạ lưu sông Tiền và sông Hậu
Trang 2B dọc sông Tiền và sông Hậu D ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
Câu 10 Đặc điểm khí hậu của ĐBSCL thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là
A có hai mùa mưa – khô rõ rệt C nóng ẩm, lượng mưa dồi dào
B mùa khô sâu sắc kéo dài D nguồn nước trên mặt phong phú
Câu 11 Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở ĐBSCL là
A xâm nhập mặn B triều cường C cháy rừng D thiếu nước ngọt
Câu 12 Để hạn chế tác hại của lũ ở ĐBSC, phương hướng chủ yếu hiện nay là
A xây dựng hệ thống đê điều C tăng cường công tác dự báo lũ
B chủ động chung sống với lũ D đầu tư cho các dự án thoát lũ
Câu 13 Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của ĐBSCL?
A Ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm
B Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
C Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào
D Mặt bằng dân trí cao hàng đầu cả nước
Câu 14 Ý nghĩa lớn nhất của rừng ngập mặn ở ĐBSCL là
A cung cấp gỗ và chất đốt C chắn sóng, chắn gió, giữ đất
B bảo tồn nguồn gen sinh vật D du lịch sinh thái
Câu 15 Hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL bao gồm
A gạo, xi măng, vật liệu xây dựng C gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả
B gạo, hàng may mặc, thủy sản D gạo, thủy sản đông lạnh, xi măng
Câu 16 Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A Tây Ninh B An Giang C Long An D Đồng Nai
Phần II: Tự luận (6.0 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào giúp Đông Nam Bộ trở
thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Câu 2 (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL ( nghìn tấn)
Đồng bằng sông Cửu Long 1354,5 2999,1 3 619,5
a Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
b Nêu nhận xét
Trang 3
-Hết -HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II
MÔN ĐỊA LÍ 9 I.Trắc nghiệm(4,0điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
II.Tự luận (6,0điểm)
Câu 1:
( 2,0 điểm) - Địa hình tương đối bằng phẳng, bề mặt rộng
- Đất badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn
- Dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà có đất phù sa
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc
- Tài nguyên nước: khá phong phú, cung cấp nước tưới cho sản xuât cây công nghiệp
0,5 0,25 0,25 0,25
0,5
0,25
Câu 2
4,0 điểm a a Vẽ biểu đồ cột thể hiện thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằngsông Cửu Long và cả nước
b –Vẽ biểu đồ hình cột, có tên biểu đồ, có chú thích
c
d c Nhận xét:
- Từ năm 2002 đến 2021 Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng Trong đó sàn lượng thủy sản của cả nước tăng gần 2,4 lần, ĐBSCL tăng 2,7 lần
- Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn: 51,1% năm 2002 , 58,3% năm 2014 và 57,2% năm
2021 e
2,0
1,0
1,0
Trang 4MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận
dụng
Vận dụng cao
Phần 1
Vùng Đông
Nam Bộ
Nắm được một số đặc điểm của tự nhiên, kinh tế của vùng
Hiểu đặc điểm dân cư của vùng
7
Vùng đồng
bằng Sông
Cửu Long
Nắm được một số đặc điểm của tự nhiên, dân cư, kinh tế của vùng
9
Tổng
Phần II
thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Đông Nam
Bộ đối với sản xuất nông
nghiệp
1
bảng số liệu vẽ biểu đồ cột và nhận xét
1
Tổng
Trang 5cộng