Về kiến thức, kĩ năng- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.- Rèn luyện kĩ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi
Trang 1Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 11 PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG
VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí như bảng số liệu, hình ảnh
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: Vận dụng cách thức khai thác thiên nhiên ở châu Phi vào khu vực đang sống
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
3 Phẩm chất
- Hiểu rõ thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên
- Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên
- Hình ảnh, video về một số vấn đề thiên nhiên châu Phi
- Bài báo, tư liệu về các vấn đề khai thác thiên nhiên
- Giấy A3, bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm
2 Học sinh
- Giấy note để làm việc cá nhân
- Bút màu để làm việc nhóm
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Trang 2- Thiên nhiên châu Phi phân hóa thành các môi trường tự nhiên khác nhau Mỗi môi trường
có những đặc điểm riêng về khí hậu, đất, sinh vật…
- Tổ chức hoạt động: TÔI LÀ CHUYÊN GIA CHÂU PHI
c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS trên giấy note
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu 2 hình ảnh khai thác thiên nhiên ở châu Phi, yêu cầu
HS:
+ Đặt tên cho bức ảnh
+ Cho biết vấn đề nào được đề cập đến trong bức ảnh?
Khai thác vàng ở Ghana Khai thác rừng ở Trung Phi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia nhiệm vụ, ghi đáp án vào note/bảng/vở
- Báo cáo, thảo luận: HS giơ kết quả/gọi ngẫu nhiên trình bày GV ghi nhanh kết quả làm
việc của HS
- Kết luận, nhận định: GV chốt nhanh thông tin, ghi nhận kết quả của HS
PHƯƠNG ÁN 2: GV sử dụng trò chơi: Hiểu ý đồng đội để HS đoán từ khóa với 10 từ trọng tâm liên quan: HOANG MẠC MỞ RỘNG – CHĂN NUÔI DU MỤC – PHÁ RỪNG
– TRỒNG RỪNG – KHAI THÁC KHOÁNG SẢN – CÂY CÔNG NGHIỆP – XUẤTKHẨU – LÀM NƯƠNG RẪY – THỦY LỢI – DU LỊCH SINH THÁI
HS bốc thăm hoặc nhìn từ gợi ý cho các thành viên trong lớp đoán
HS dưới lớp ghi đáp án ra giấy note >> Tự đánh giá số từ đoán đúng
Người đoán: Diễn đạt và gợi ý không tách từ, không lặp từ, không dung tiếng lóng và tiếngnước ngoài…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Tìm hiểu về phương thức khai thác, sử dụng
và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường ở châu Phi
Trang 3- Thiết kế được sản phẩm sáng tạo về môi trường được phân công
- Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo
b) Nội dung:
- Thiết kế sản phẩm về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường củachâu Phi
Thông tin nhóm đầy đủ, phân phối hợp lí giữa các thành viên
Chỉ rõ phạm vi của môi trường, có hình vẽ châu lục và tô màu cho
môi trường nghiên cứu
Thông tin về môi trường cụ thể, chi tiết
Có hình vẽ/icon minh họa sinh động, ấn tượng
Bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc thu hút, chữ đẹp
Đúng giờ, thuyết trình lưu loát
c) Sản phẩm: Sản phẩm nhóm trên giấy A3
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 8 nhóm và làm 2 cụm: Nhóm 1,5: Tìm hiểu về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo; Nhóm 2,6: Tìm hiểu về khai thác, sử dụng và bảo
vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới; Nhóm 3,7: Tìm hiểu về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc; Nhóm 4,8: Tìm hiểu về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt
+ GV nêu yêu cầu và chuyển tiêu chí, giấy A3 đến HS
+ HS làm việc nhóm, dựa vào thông tin SGK để làm việc và thảo luận
+ Quy định thời gian làm việc: 15 phút cho hoạt động này
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp theo thời gian quy định
+ Sau khi hoàn thành, các nhóm chia sẻ sản phẩm theo hình thức mảnh ghép và phòng tranh
+ Các chuyên gia sau khi nghiên cứu, tập luyện sẽ di chuyển về nhóm mới có đầy đủ HS củacác nhóm trong cụm Nếu lớp chật, SP sẽ để trên bàn và chuyền giữa các nhóm trong cụm Nếu lớp rộng có thể dán SP ở các khu vực thuận tiện cho di chuyển trong cụm
+ Các chuyên gia có 3 phút thuyết trình Trong quá trình thuyết trình, HS sẽ hoàn thành PHTghi chép thông tin ngắn gọn
Tên môi trường Phạm vi Khai thác NN Khai thác CN Vấn đề và giải pháp Xích đạo
Nhiệt đới
Trang 4Hoang mạc
Cận nhiệt
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi ngẫu nhiên đại diện nhóm trình bày trong 2 phút
+ HS lên hoàn thiện bảng tóm tắt GV kẻ trên bảng HS chủ động hoàn thành vào vở hoặc phiếu A4 GV phát
+ HS khác bổ sung nếu có
GV kết hợp tổ chức thành kiểu trò chơi trả lời nhanh >>> thực hiện phần luyện tập kết hợp nhằm rút gọn thời gian >> công bố và khen ngợi nhóm chiến thắng trong bài học
1 Khu vực Xahara là đại diện cho môi trường nào? Hoang mạc
2 Ở các khu vực khô hạn, giải pháp quan trọng nhất là gì? Thủy lợi
3 An-giê-ri và Nam Phi nổi bật nhất là khai thác KS nào? Dầu mỏ và vàng
4 Giải pháp cho môi trường hoang mạc là gì? Vành đai xanh
5 Khu vực Đông Nam Phi, trồng những loại cây CN nào? Chè, bông, mía, cà phê
6 Giải pháp cho môi trường xích đạo là gì? Bảo vệ và trồng rừng
7 Khu vực nào có nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm? Xích đạo
8 Nho, cam, chanh, ô liu, cừu là nông sản ở đâu? Cận nhiệt
- Kết luận, nhận định:
+ GV chốt ý và cho HS tự đánh giá kết quả làm việc
+ Khen ngợi HS làm tốt, chuyển ý
NỘI DUNG BÀI Tên môi trường Phạm vi Khai thác NN Khai thác CN Vấn đề và giải pháp Xích đạo Quanh xích
đạo
Phát triển quanh năm
Nông sản: Cọ dầu, ca cao
Khoáng sản, rừng
Đất bị rửa trôi >> trồng và bảo vệ rừng
Nhiệt đới 5-20 độ 2
bán cầu
Làm nương rẫy,chăn thả, cây công nghiệp, cây ăn quả
Khai thác khoáng sảnChế biến thực phẩm nông sản
Mùa khô thiếu nước>> thủy lợiThành lập khu bảo tồn thiên nhiên
Hoang mạc Có cả 2 bán
cầu, Xahara,Na-míp; Ca-la-ha-ri
Trồng trọt ở ốc đảo Chăn nuôi
du mụcVận chuyển lạcđà
Khai thác dầu khí
Phát triển du lịch
Hoang mạc mở rộng
>>> vành đai xanh
Cận nhiệt Rìa Bắc và
Nam của châu Phi
Trồng nho, cam, chanh, ô liu Nuôi cừu
Khai thác dầu khí, kim loại quý
Hoang mạc hóa >>> đảm bảo nước, chốngkhô hạn
Hoạt động 3: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu và thiết kế một bài báo cáo về hoang mạc Xa-ha-ra
Trang 5- Nâng cao năng lực tìm kiếm tư liệu địa lí, trình bày thông tin
b) Nội dung:
- Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Nội dung ngắn gọn, chi tiết về Xahara thể hiện về
phạm vi, diện tích, đặc điểm tự nhiên, vấn đề khai
thác tự nhiên và các giải pháp khai thác
Chữ viết đẹp mắt, dễ đọc (hoặc đánh máy)
Hình ảnh sinh động, phù hợp
Có các icon/hình vẽ minh họa phù hợp
Độ dài không quá 2 trang A4
Thông tin tác giả, tên chủ đề đẹp mắt
c) Sản phẩm: Bài báo cáo trên giấy A4
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện
- Báo cáo, thảo luận: HS hội ý và phân công nhiệm vụ
- Kết luận, nhận định: GV giải đáp nếu HS thắc mắc
IV RÚT KINH NGHIỆM
Trang 6Khai thác vàng ở Nam Phi
Rừng rậm ở Trung Phi Sản xuất cà phê ở Đông Phi
Sản xuất cam ở Bắc Phi Chăn nuôi cừu ở Nam Phi
- Các link tư liệu:
+ Khai thác khoáng sản: https://www.youtube.com/watch?v=LJjH4EQcayk
+ Sản xuất cà phê ở châu Phi: Coffee Farming in South Sudan - YouTube
+ Chăn nuôi cừu ở Nam Phi: https://www.youtube.com/watch?v=mFeR4OtmyHE+ Bảo vệ rừng: Bảo vệ rừng Châu Phi bằng việc khai thác, buôn bán gỗ bền vững - TRAFFIC - The Wildlife Trade monitoring network
Ngày soạn:
Trang 7Ngày dạy:
Bài 12 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CỘNG HÒA NAM PHI
(01 tiết)
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức, kĩ năng
- Sưu tầm được một số tư liệu về sự kiện lịch sử gần đây của Nam Phi
- Phân tích được một số dữ kiện, tư liệu, số liệu về Nam Phi
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, viết báo cáo
2 Về năng lực
- Năng lực nhận thức Địa lí: Trình bày, lí giải về một số sự kiện lịch sử gần đây
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí như bảng số liệu, hình ảnh…
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí để viết báo cáo
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thông qua tìm kiếm tư liệu về Nam Phi
- Trách nhiệm với nhiệm vụ của mình
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên
- Bảng số liệu/bản đồ Nam Phi phóng to
- Hình ảnh về Nam Phi có liên quan
- Bảng tiêu chí đánh giá bài báo cáo
2 Học sinh
- Vở ghi/giấy A4 để viết báo cáo
- Bút màu để trang trí sản phẩm cá nhân
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Tạo kết nối kiến thức của HS về Cộng Hòa Nam Phi
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học
b) Nội dung:
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi TÔI THÔNG THÁI
c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS trên giấy note
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV hình ảnh về ông Nelson Mandela ở Nam Phi yêu cầu HS cho biết thông tin
✔ Tên ông là gì?
Trang 8✔ Ông gắn liền với sự kiện/vấn đề gì ở Nam Phi?
✔ Ý nghĩa của sự kiện/vấn đề đó?
+ Trả lời đúng: +1 điểm thi đua
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi, ghi đáp án vào note/bảng/vở
- Báo cáo, thảo luận: HS giơ kết quả/gọi ngẫu nhiên trình bày
- Kết luận, nhận định: GV công bố đáp án, HS tự ghi điểm số mình đạt được
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trình bày báo cáo
a) Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thành bài báo cáo theo yêu cầu của SGK
b) Nội dung:
- Bài báo cáo gồm 3 nội dung chính
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chủ đề
+ Nội dung chính: Thông tin chi tiết về chủ đề, trả lời cho các câu hỏi 5W1H
+ Kết luận: Đánh giá chung về ý nghĩa của chủ đề
Tiêu chí đánh giá bài báo cáo 1 2 3 4
Phần giới thiệu chủ đề ngắn gọn, không quá 5 dòng
Nội dung chính của chủ đề trả lời các câu hỏi 5W1H với thông tin
phong phú, ngắn gọn và có tính khái quát cao
Có các hình ảnh minh họa, chiếm không quá 20% diện tích A4
Phần đánh giá thể hiện cái nhìn khách quan
Bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc thu hút, chữ đẹp
Thuyết trình lưu loát, ít lệ thuộc, đúng giờ
Thông tin cá nhân đầy đủ, đề mục thu hút
c) Sản phẩm: Sản phẩm cá nhân trên A4, 2 mặt (HS hoàn thành ở nhà)
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS về các nhóm, tạo thành nhóm 3 thành viên, có đủ 3 chủ đề khác nhau về Nam Phi
+ HS sẽ thuyết trình tại nhóm nhỏ cho nhau nghe 5p/lượt Trong quá trình trình bày, tác giả thể hiện sự am hiểu về nội dung nghiên cứu
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS về nhóm mới và chuẩn bị phần thuyết trình
+ HS chuẩn bị vở ghi nếu cần
+ HS thuyết trình và chia sẻ theo trình tự HS có thể đến các góc khác nhau hoặc ra hành lang Sau khi thuyết trình xong, các thành viên lắng nghe đánh giá và kí tên xác nhận
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi ngẫu nhiên 3 HS trình bày về 3 nội dung
+ HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có
- Kết luận, nhận định:
+ GV chốt ý và cho HS tự đánh giá kết quả làm việc
+ Khen ngợi HS làm tốt, thu bài của HS
Trang 9+ GV dặn dò nhiệm vụ cho chủ đề về chương CHÂU MỸ
GỢI Ý NỘI DUNG BÀI
1 Nelson Mandela
Ông Nelson Mandela là người cả đời đấu tranh chống chính sách phân biệt chủng tộccủa Chính phủ Nam Phi do người da trắng nắm quyến Sau bốn năm lãnh đạo Đảng Đại hộidân tộc Phi tiến tới thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông đã trở thành vị tổng thống damàu đầu liên của đất nước Nam Phi dân chủ đa chủng tộc Ồng đã nỗ lực làm việc hết mình
để đem lại hoà bình, đoàn kếí giữa các dân tộc trong cả nước Cho đến khi nghỉ hưu năm
1999, ông là một trong những lành tụ chính trị nổi tiếng và được yêu mến trên thế giới
2 Chế độ A-pác-thai
Năm 1948, Đảng Quốc gia Nam Phi lên cầm quyển ở Nam Phi thi hành chính sách
phân biệt chủng tộc, tức là mọi quyển lực đều nằm trong tay người da trắng còn người dađen bị tước bỏ rất nhiều quyền, trong đó có quyền bầu cử Người da đen và người da trắng
ở Nam Phi sống hoàn toàn tách biệt Người da đen không được phép bầu cử ngay tại nuớcmình và bị buộc phải sinh sống Irong những vùng nghèo khổ
Năm 1990, Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một phong trào dân lộc bị cấm của người dađen do Nen-xơn Man-đê-la lãnh đạo, đã được hợp pháp hoá, sau đó các luật phân biệtchủng tộc bị bãi bỏ Cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1994
IV RÚT KINH NGHIỆM
Trang 10- Các link tư liệu:
+ Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc: thoi-ky-kinh-hoang-cua-chu-nghia-phan-biet-chung-toc-1436433513.htm
https://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-hinh-anh-ke-lai-+ Ông Nelson Mandela: http://nghiencuuquocte.org/2015/07/24/nelson-mandela/
+ Đất nước Nam Phi: nuoc-vung-lanh-tho/chau-phi/nam-phi-south-africa-1719
Trang 11- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502)
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê học hỏi, khám phá miền đất mới
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Giấy note làm bài tập trên lớp, bút màu
Trang 12III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (… phút)
a) Mục tiêu: Hình thành, khái quát nội dung bài học thông qua hoạt động trò chơi thú vị, thu
hút học sinh tập trung vào giờ học
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “NGƯỜI BÍ ẨN” Quan sát hình ảnh nhân vật và cho biết đó
là nhân vật nào? nêu hiểu biết của mình về nhân vật đó
c) Sản phẩm: Đáp án trong giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, phổ biến trò chơi “NGƯỜI BÍ ẨN” GV sẽ đưa ra hình ảnh 1 nhân vật bí ẩn và yêu cầu các nhóm đoán tên
+ Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm, bút lông
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh nhân vật và cho biết đó là nhân vật nào?
+ Các nhóm thảo luận và viết đáp án vào bảng nhóm
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ HS: Suy nghĩ và ghi tên nhân vật vào bảng nhóm trong 1phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, các nhóm đồng loạt giơ bảng
+ GV đưa ra câu trả lời chính xác và xem nhóm nào đúng
+ Nếu nhiều nhóm có câu trả lời đúng thì GV quyết định nhóm chiến thắng bằng cách cho mỗi nhóm giới thiệu nhanh về nhân vật này (GV cho 2 phút để các nhóm chuẩn bị)
+ Nhóm nào giới thiệu được nhiều thông tin về nhân vật, trình bày tự tin, lưu loát, ít phụ thuộc tài liệu là nhóm chiến thắng
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi các HS trả lời, sau đó chuẩn xác, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới
2 Hình thành kiến thức mới (….phút)
Trang 13Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CỦA CHÂU MỸ
a) Mục tiêu: HS trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
b) Nội dung: HS dựa vào các thông tin trong bảng diện tích và lược đồ vị trí các châu lục
trên thế giới, hoàn thành phiếu học tập về châu Mỹ
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chiếu bảng diện tích và bản đồ vị trí các châu lục trên thế giới, yêu cầu HS dựa vào các thông tin đó, hoàn thành phiếu học tập về châu Mỹ
+ HS làm việc cá nhân, chuẩn giấy note, bút viết, SGK
+ Thời gian 5 phút
Phiếu học tập
1 Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu? (42 triệu km 2 )
2 Diện tích của châu Mỹ đứng thứ mấy trên thế giới? (2)
3 Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? (Giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, không giáp châu lục nào, gần như tách biệt với các châu lục khác.)
4 Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào? (Bán cầu Tây)
5 Châu Mỹ bao gồm 2 lục địa nào? (Bắc Mỹ và Nam Mỹ)
6 Nhận xét về vị trí, lãnh thổ của châu Mỹ? (Rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ)
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu
+ HS thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc trong 5 phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV bốc thăm gọi mỗi HS trả lời 1 câu
+ HS khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần làm việc của HS
+ GV chuẩn kiến thức
Trang 14+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU MỸ
- Diện tích: 42 triệu Km2, lớn thứ 2 trên thế giới, sau châu Á
- Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
- Lãnh thổ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HỆ QUẢ ĐỊA LÍ – LỊCH SỬ CỦA VIỆC PHÁT KIẾN
RA CHÂU MỸ
a) Mục tiêu: Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát
kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502)
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “OẲN TÙ TÌ”.
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, GV chia lớp thành 6 nhóm Chơi trò chơi “OẲN
TÙ TÌ”
+ Thành viên trong mỗi nhóm đếm số thứ tự của mình từ 1 cho đến hết
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy note, bút, SGK
+ Các nhóm đọc thông tin mục 2 trong SGK, tự suy nghĩ, thảo luận và viết những câu hỏi vàcâu trả lời vào giấy note
+ Mỗi nhóm sẽ tự nghĩ ra 5 câu hỏi và câu trả lời liên quan đến nội dung của mục 2 trong thời gian 5 phút
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV gọi HS theo số thứ tự của 2 nhóm bất kì (Ví dụ: số 1 của nhóm 1 và 2 đứng lên, hoặc số 4 của nhóm 5 và 6 đứng lên,…)
+ Khi 2 HS của 2 nhóm đứng lên, 2 HS này sẽ chơi oẳn tù tì để xem ai là người chiến thắng,
người chiến thắng được quyền quyết định là mình sẽ là người hỏi hay trả lời
+ HS có quyền hỏi sẽ hỏi 1 trong số 5 câu hỏi mà nhóm đã viết trong giấy note
+ HS có quyền trả lời sẽ phải tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi, nếu trùng với câu hỏi và đáp án mà nhóm đã tìm thì nhóm sẽ dễ dàng trả lời, còn không trùng thì nhóm bắt buộc phải tìm nhanh câu trả lời trong 15 giây
+ Nhóm trả lời xong thì nhóm hỏi sẽ xác nhận là câu trả lời đúng hay sai
+ GV theo dõi và ghi điểm cho mỗi nhóm (nhóm oẳn tù tì thắng được 1 điểm, nhóm trả lời đúng được 1 điểm, sai trừ 1 điểm, nhóm hỏi không xác nhận được bạn trả lời đúng hay sai cũng bị trừ 1 điểm)
+ Cứ như vậy, GV lần lượt gọi các số thứ tự ở các nhóm khác
Trang 15- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần làm việc của các nhóm Trao phần thưởng cho nhóm chiến thắng.+ GV chuẩn kiến thức và mở rộng thêm kiến thức về việc Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ bằng cách cho HS xem video:
https://www.youtube.com/watch?v=KWMJUw9J0q8
+ HS: Lắng nghe, ghi bài
2 HỆ QUẢ ĐỊA LÍ – LỊCH SỬ CỦA VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ
- Tìm ra một châu lục mới.
- Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
- Sau khi tìm ra chầu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu
Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sán và xây dựng nền văn hoa phương Tây tại châu Mỹ.
- Đẩy nhanh quá trình di dân lừ các châu lục khác đến châu Mỹ.
3 LUYỆN TẬP (… phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi: “Khám phá châu Mỹ”
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “Khám phá châu Mỹ” Các nhóm trả lời 9 câu
hỏi trắc nghiệm vào bảng nhóm
+ CV phát bảng nhóm/hoặc các nhóm tự chuẩn bị bảng nhóm, bút, xóa bảng
+ Nhiệm vụ các nhóm: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở mỗi slide
+ Khi câu hỏi hiện ra, các nhóm viết đáp án vào bảng nhóm Sau 5 tiếng đếm của GV, các nhóm đồng loạt giơ bảng
+ Trả lời đúng được 1 ngôi sau/dấu cộng/mặt cười (tùy GV), trả lời sai không tính điểm GVtheo dõi câu trả lời của các nhóm bằng cách viết tên nhóm lên bảng, nhóm nào trả lời đúng thì tích vào
+ Nhóm tích được nhiều đáp án đúng nhất là nhóm chiến thắng GV cho điểm cộng hoặc phần quà nhỏ
Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A Đại Tây Dương
B Thái Bình Dương
C Bắc Băng Dương
D Ấn Độ Dương
D
Trang 16Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu
Hệ quả của việc tìm ra châu Mỹ là gì?
A Làm cho quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹchậm lại
C
Trang 17B Khép lại một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
C Đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu
Mỹ
D Người châu Mỹ bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Âu
Hãy cho biết lãnh thổ châu Mỹ trải dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
+ HS thực hiện như GV hướng dẫn
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn
- Báo cáo, thảo luận:
+ Sau khi các nhóm giơ bảng ghi đáp án trong bảng nhóm, GV có thể yêu cầu một số nhóm giải thích tại sao chọn đáp án đó
- Kết luận, nhận định:
+ GV tổng hợp đáp án của từng nhóm Khen thưởng nhóm chiến thắng
4 VẬN DỤNG (… phút)
a) Mục tiêu:
- Mở rộng kiến thức về châu Mỹ và cuộc phát kiến ra châu Mỹ.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan b) Nội dung: HS được yêu cầu làm việc theo hình thức Think-pair-share: Viết 1 bài giới
thiệu về hành trình thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Cô-lôm-bô (khoảng 10 dòng)
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo hình thức Think-pair-share
+ GV yêu cầu từng HS lấy giấy note, bút Viết 1 bài giới thiệu về hành trình thám hiểm tìm
ra châu Mỹ của Cô-lôm-bô (khoảng 10 dòng)
+ Thời gian: 4 phút
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 4 phút
+ GV quan sát, hỗ trợ các HS nếu có khó khăn
+ Hết giờ, 2 bạn kế nhau chia sẻ theo cặp kết quả của mình trong 1 phút
Trang 18- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết thời gian chia sẻ theo cặp, GV gọi 1 số bạn đứng trước lớp chia sẻ bài giới thiệu của mình
+ Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS
IV RÚT KINH NGHIỆM
………
………
……… ………
V PHỤ LỤC 1/ PHT Phiếu học tập 1 Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu? ………
2 Diện tích của châu Mỹ đứng thứ mấy trên thế giới? ………
3 Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? ……….
……….
4 Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào? ………
5 Châu Mỹ bao gồm 2 lục địa nào? ………
6 Nhận xét về vị trí, lãnh thổ của châu Mỹ? ……….
……….
2/ Câu hỏi luyện tập
1 Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A Đại Tây Dương
B Thái Bình Dương
C Bắc Băng Dương
Trang 198 Hệ quả của việc tìm ra châu Mỹ là gì?
A Làm cho quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ chậm lại
B Khép lại một thời kì khám phá và chinh phục thế giới
C Đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ
D Người châu Mỹ bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Âu
9 Hãy cho biết lãnh thổ châu Mĩ trải dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
Trang 214/ Các tài liệu khác
Trang 22- https://danviet.vn/20-canh-dep-tiem-an-cho-kham-pha-o-chau-my-7777715966.htm
- chau-my-v12352.aspx
https://www.vietravel.com/vn/cau-lac-bo-du-lich/kham-pha-8-thien-duong-di-san https://www.youtube.com/watch?v=KWMJUw9J0q8
Trang 23Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ
Bài 14 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ.
(… tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp học sinh:
1 Kiến thức, kĩ năng
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa của địa hình, khí hậu Bắc Mỹ
- Trình bày được đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ
- Kể tên được một số sông, hồ lớn ở Bắc Mỹ
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ
- Xác định được các đối tượng trên bản đồ tự nhiên, khí hậu
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Giấy note làm bài tập trên lớp, bút màu
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (… phút)
Trang 24a) Mục tiêu: Hình thành, khái quát nội dung bài học thông qua hoạt động trò chơi thú vị, thu
hút học sinh tập trung vào giờ học
b) Nội dung: Tổ chức hoạt động “SẮC MÀU EM YÊU” Chọn 1 màu mình yêu thích và tô
màu vị trí của Bắc Mỹ và ghi tên các quốc gia ở Bắc Mỹ vào đúng vị trí của quốc gia đó
c) Sản phẩm: Sản phẩm trên lược đồ trống và câu trả lời của HS.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị bút màu
+ Không sử dụng tài liệu
+ Thời gian 3 phút, sau đó từng nhóm dán sản phẩm lên bảng, trình bày lí do tại sao chọn màu sắc đó để tô cho Bắc Mỹ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc
Trang 25+ Thời gian 3 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng
+ Trình bày lí do tại sao chọn màu sắc đó để tô cho Bắc Mỹ
+ Các nhóm ở dưới lắng nghe, nhận xét góp ý
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi các HS trả lời, sau đó chuẩn xác, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới
2 Hình thành kiến thức mới (….phút) Hoạt động: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ
a) Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa của địa hình, khí hậu Bắc Mỹ
- Trình bày được đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ
- Kể tên được một số sông, hồ lớn ở Bắc Mỹ
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ
b) Nội dung: HS dựa vào các thông tin trong SGK, tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Bắc
Mỹ bằng cách vẽ hình, ghi từ khóa
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 8 nhóm nếu lớp đông), giao mỗi nhóm tìm hiểu (hoặc bốc thăm) về đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
● Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ
● Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu ở Bắc Mỹ
● Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ
● Nhóm 4: Tìm hiểu về các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ
+ Mỗi nhóm chuẩn giấy A0, bút màu
+ Đọc thông tin trong SGK
+ Khái quát nội dung mà nhóm tìm hiểu bằng cách vẽ hình, ghi từ khóa
+ Thời gian 15 phút, sau đó từng nhóm dán sản phẩm lên bảng, trình bày
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc
+ Thời gian 15 phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng
+ Các nhóm lần lượt trình bày dựa vào hình vẽ và các từ khóa đã ghi ra
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần làm việc của các nhóm
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng bài, cho HS xem thêm hình ảnh, bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ
Trang 26Sequoia National Park ở phía nam Sierra
Nevada, bang California, được mệnh danh
là vùng đất của người khổng lồ, nơi có
những cây gỗ 3.000 năm và cao 90 m
Bên trong Sequoia National Park là những
cây sequoia khổng lồ có thể sống hơn
3.000 năm nhờ một chất hóa học trong vỏ
có tên là tannin, giúp bảo vệ cây, chống
thối rữa, côn trùng gây hại và thậm chí cả
lửa
Cảnh quan khu rừng này chứng minh vẻ đẹp hùng vĩ và sự đa dạng của thiên nhiên Những ngọn núi lớn, chân đồi gồ ghề, hẻm núi sâu, hang động và thân cây khổng lồ tạo nên ấn tượng đặc biệt cho mọi du kháchghé thăm
Mojave trải dài gần 65.000 km2 trên địa
phận các bang Nevada, Arizona và Utah
của nước Mỹ Sa mạc này nổi tiếng với
loài cây Joshua – được đặt theo tên của bộ
tộc người Mỹ bản địa
Là sa mạc lớn nhất Bắc Mỹ, Chihuahuan rộng hơn 647.000 km2 Sa mạc này có nhiều mưa và có mùa đông lạnh hơn các sa mạc khác ở Bắc Mỹ
+ HS: Lắng nghe, ghi bài
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ
1 Địa hình
- Phân hóa từ Tây – Đông, chia thành 3 khu vực:
+ Phía Tây: miền núi cao (Coóc-đi-e): cao 3000 m – 4000 m, kéo dài 9000km
+ Ở giữa: đồng bằng (Canada, Lớn, Trung tâm, Duyên hải)
Trang 27+ Phía Đông: núi già (A-pa-lat): cao từ 400 m – 1500 m.
2 Khí hậu
- Phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ trải dài):
+ Gồm các đới: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới
+ Đới ôn đới có diện tích lớn nhất
- Phân hóa theo chiều Tây – Đông và độ cao (do ảnh hưởng của địa hình):
+ Ven biển: khí hậu điều hòa, mưa nhiều
+ Sâu lục địa: khô hạn, mưa ít
3 Sông, hồ
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, rộng khắp
Chế độ nước đa dạng, nguồn cấp nước: mưa, tuyết, băng tan
Các sông lớn: Mit-xu-ri – Mit-xi-xi-pi; Mác-ken-đi; Cô-lô-ra-đô
Đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn: (14 hồ > 5000 km2)
Phần lớn là các hồ nước ngọt: Ngũ Hồ, Uy-ni-pếc, Gấu Lớn, Nô Lệ lớn,…
4 Đới thiên nhiên
- Chủ yếu nằm trong đới lạnh và ôn hòa:
+ Đới lạnh: khí hậu cực và cận cực: lạnh giá, tuyết phủ, động thực vật nghèo nàn
+ Đới ôn hòa: diện tích rộng, phân hóa đa dạng:
Phía Bắc: khí hậu ôn đới, rừng lá kim
Phía Đông Nam: khí hậu cận nhiệt ấm ẩm, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
Sâu lục địa: mưa ít, thảo nguyên
Trên các cao nguyên của miền núi: khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoangmạc
3 LUYỆN TẬP (… phút)
a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “AI NHANH HƠN” thông qua hình thức đối
kháng Nội dung liên quan đến đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
c) Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, tham gia trò chơi “AI NHANH HƠN”
+ Thành viên trong mỗi nhóm đếm số thự tự của mình từ 1 cho đến hết
+ GV gọi HS theo số thứ tự của các nhóm (Ví dụ: số 1 (2,…) của các nhóm đứng lên trả lời)
+ Khi các HS đứng lên, GV đọc câu hỏi, HS đang đứng lên giơ tay nhanh nhất được quyền
trả lời Trả lời đúng được 1 dấu cộng, trả lời sai thì GV tiếp tục gọi các thành viên còn lại
Trang 28+ Cứ như vậy, GV gọi tất cả các số thứ tự
+ Nhóm có nhiều dấu cộng nhất là nhóm chiến thắng
1 Phía Tây của Bắc Mỹ chủ yếu là địa hình gì? Núi cao
2 Miền núi Coóc-đi-e có độ cao trung bình bao
nhiêu?
3000 – 4000 m
3 Miền núi Coóc-đi-e có kéo dài bao nhiêu km? 9000 km
4 Kể tên các đồng bằng ở Bắc Mỹ? Canada, Lớn, Trung tâm,
Duyên hải
5 Dãy núi A-pa-lat nằm ở phía nào của Bắc Mỹ? Phía Đông
6 Phần nam của A-pa-lat có độ cao trung bình bao
8 Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo
Đông – Tây và độ cao?
Do địa hình có sự thay đổi từ Đông – Tây: núi già, đồng bằng, núi cao
9 Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ? Cực, cận cực, ôn đới, cận
nhiệt và nhiệt đới
10 Khu vực ven biển Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu
như thế nào?
Khí hậu điều hòa, mưa nhiều
11 Khu vực sâu trong lục địa Bắc Mỹ có đặc điểm
khí hậu như thế nào?
Biên độ nhiệt năm lớn, khô hạn, mưa ít
12 Nguồn cung cấp nước cho sông ở Bắc Mỹ từ
đâu?
Mưa, tuyết và băng tan
13 Bắc Mỹ có bao nhiêu hồ có diện tích trên 5000
Đới lạnh và đới ôn hòa
16 Trên các cao nguyên của miền núi phía Tây của
Bắc Mỹ, thiên nhiên có đặc điểm như thế nào?
Khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc
17 Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ở Bắc Mỹ hình
thành ở phía nào? Vì sao?
Phía Đông Nam vì có khí hậu cận nhiệt ấm ẩm
Trang 29- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện như GV hướng dẫn
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn
- Báo cáo, thảo luận:
+ Khi các HS đứng lên, GV đọc câu hỏi, HS giơ tay nhanh nhất được quyền trả lời Trả lời đúng được 1 dấu cộng, trả lời sai thì GV tiếp tục gọi các thành viên còn lại
- Kết luận, nhận định:
+ GV tổng hợp đáp án của từng nhóm Khen thưởng nhóm chiến thắng
4 VẬN DỤNG (… phút)
a) Mục tiêu:
- Mở rộng kiến thức về Ngũ Hồ và tìm ra giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan b) Nội dung: HS được yêu cầu làm việc theo hình thức Think-pair-share: Viết 1 bài giới
thiệu về Ngũ Hồ và đưa ra những giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ hạn chế bị ô nhiễm (khoảng 10 -
15 dòng)
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo hình thức Think-pair-share
+ GV yêu cầu từng HS lấy giấy note, bút Xem thông tin trong link sau:
https://vnexpress.net/ngu-dai-ho-he-thong-loc-nuoc-tu-nhien-khong-lo-3999718.html
hoặc quét mã QR sau:
Viết 1 bài giới thiệu về Ngũ Hồ và đưa ra những giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ hạn chế bị ô nhiễm (khoảng 10 - 15 dòng)
+ Thời gian viết: 6 phút
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 6 phút
+ GV quan sát, hỗ trợ các HS nếu có khó khăn
Trang 30+ Hết giờ, 2 bạn kế nhau chia sẻ theo cặp kết quả của mình trong 1 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết thời gian chia sẻ theo cặp, GV gọi 1 số bạn đứng trước lớp chia sẻ bài giới thiệu của mình
18 Phía Tây của Bắc Mỹ chủ yếu là địa hình gì? Núi cao
19 Miền núi Coóc-đi-e có độ cao trung bình bao
nhiêu?
3001 – 4000 m
20 Miền núi Coóc-đi-e có kéo dài bao nhiêu km? 9000 km
21 Kể tên các đồng bằng ở Bắc Mỹ? Canada, Lớn, Trung tâm,
Duyên hải
22 Dãy núi A-pa-lat nằm ở phía nào của Bắc Mỹ? Phía Đông
23 Phần nam của A-pa-lat có độ cao trung bình bao Từ 1000 – 1500 m
Trang 3124 Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo
chiều Bắc - Nam?
Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 250B
25 Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo
Đông – Tây và độ cao?
Do địa hình có sự thay đổi từ Đông – Tây: núi già, đồng bằng, núi cao
26 Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ? Cực, cận cực, ôn đới, cận
nhiệt và nhiệt đới
27 Khu vực ven biển Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu
như thế nào?
Khí hậu điều hòa, mưa nhiều
28 Khu vực sâu trong lục địa Bắc Mỹ có đặc điểm
khí hậu như thế nào?
Biên độ nhiệt năm lớn, khô hạn, mưa ít
29 Nguồn cung cấp nước cho sông ở Bắc Mỹ từ
đâu?
Mưa, tuyết và băng tan
30 Bắc Mỹ có bao nhiêu hồ có diện tích trên 5000
Đới lạnh và đới ôn hòa
33 Trên các cao nguyên của miền núi phía Tây của
Bắc Mỹ, thiên nhiên có đặc điểm như thế nào?
Khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc
34 Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ở Bắc Mỹ hình
thành ở phía nào? Vì sao?
Phía Đông Nam vì có khí hậu cận nhiệt ấm ẩm
3/ Một số hình ảnh
Trang 33Hình ảnh Ngũ Hồ
Trang 344/ Các tài liệu khác
https://vnexpress.net/ngu-dai-ho-he-thong-loc-nuoc-tu-nhien-khong-lo-3999718.htmlhttps://zingnews.vn/trai-nghiem-khu-rung-khong-lo-nhat-nuoc-my-post1022967.htmlhttps://zingnews.vn/trai-nghiem-khu-rung-khong-lo-nhat-nuoc-my-post1022967.html
Trang 35- Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững.
- Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ
- Trách nhiệm học tập, nghiên cứu để có thể phát triển đất nước theo hướng bền vững
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Giấy note làm bài tập trên lớp
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu: gây hứng thú cho học sinh vào tiết học mới, kiểm tra bài cũ.
b) Nội dung: trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Trang 36+ GV chọn MC (nếu có), giới thiệu luật chơi
+ Có 6 ô chữ, HS xung phong chọn các ô và trả lời câu hỏi Với mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi nhận điểm cộng, nếu đoán được từ khóa sẽ ghi nhận điểm số
+ Gợi ý từ hàng dọc: đây là một trong những đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS chơi trò chơi theo điều phối của MC (trò chơi phần phụ lục)
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV cho học sinh trình bày nhanh về những điều em ấn tượng trong từng ô chữ/ từ khóa của chương trình
+ Giáo viên ghi chú lên bảng những phát biểu của học sinh, định hướng các em vào bài học mới
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần trả lời, tham gia trò chơi của HS, ghi nhận điểm số cho các em Mời
học sinh đọc phần dẫn nhập của bài học và mở rộng thêm: “Bắc Mỹ đóng vai trò là một khu vực điểm đến của người di cư quốc tế từ mọi khu vực trên thế giới Khoảng 1/5 (58,71 triệu) trong số 281 triệu người di cư trên thế giới sống ở Bắc Mỹ vào năm 2020 ( UNDESA, 2020).”
2 Hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ, XÃ HỘI CỦA BẮC MỸ
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu về đặc điểm dân, tôn giáo của Bắc Mỹ
b) Nội dung: Khai thác bảng số liệu, bản đồ, so sánh tỉ lệ dân thành thị của các châu lục và
xác định các đô thị lớn của Bắc Mỹ
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về dân cư, xã hội
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS đọc SGK kết hợp hình 1, điền từ thích hợp vào chỗ trống ở các mốc thời gian
+ Thời gian làm việc cá nhân: 2 phút
SƠ ĐỒ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh làm việc theo cá nhân và hoàn thành phiếu học tập: trong 2 phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ Sau 2 phút, GV yêu cầu các cặp đôi gần nhau trao đổi phiếu học tập để đánh giá đồng đẳng, chấm chéo nhau
+ Giáo viên cho học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kỳ đọc sản phẩm của cá nhân + Các em học sinh ở dưới có thể nhận xét và phản biện
Trang 37Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đô thị hóa
- Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh nhận xét bảng số liệu: Tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Mỹ và
một số châu lục trên thế giới năm 2020, quan sát và xác định các thành phố lớn ở Bắc Mỹ trên bản đồ (Phụ lục 1)
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh làm việc theo cá nhân và hoàn thành phiếu học tập: trong 1 phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV cho HS xung phong nhận xét bảng số liệu
+ GV cung cấp bản đồ, HS lên bảng chỉ vị trí của các đô thị lớn
+ GV hỏi HS: tại sao tỉ lệ dân đô thị của Bắc Mỹ lớn (do quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh)
- Kết luận, nhận định:
+ GV đưa ra kết luận chính thức và mở rộng cho học sinh, cho HS quan sát biểu đồ các thành phố lớn của Bắc Mỹ và một số hình ảnh (phụ lục)
1 Dân cư, xã hội
a Đặc điểm dân cư, xã hội
- Con người cư trú ở Bắc Mỹ từ rất sớm
- Nhiều dân tộc, chủng tộc nhập cư vào Bắc Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử: Môn-gô-lô-it (Anh-điêng, E-xki-mô), Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it…
🡪 thành phần dân cư đa dạng
b Đô thị hóa
- Công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ
- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới (đạt 82,6%)
- Các đô thị lớn tập trung ở ven ngũ hồ và Đại Tây Dương
Trang 38- Các thành phố lớn: Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét, Si-ca-go, Môn-trê-an
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ QUAN TRỌNG
a) Mục tiêu:
- HS đọc Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ, kể tên các ngành
kinh tế ở một số trung tâm
b) Nội dung: Học sinh làm việc cả lớp tìm hiểu về các trung tâm kinh tế quan trọng, các
ngành kinh tế ở một số trung tâm
+ Kể tên các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.
+ Kể tên các ngành kinh tế ở trung tâm kinh tế Niu Oóc
+ Trung tâm kinh tế nào có cơ cấu ngành đa dạng nhất?
+ Ngành điện tử - viễn thông có ở những trung tâm kinh tế nào?
+ Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ đa số thuộc quốc gia nào?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ các HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV gọi HS bất kì chỉ trên bản đồ
+ HS khác đối chiếu kết quả, nhận xét, bổ sung
+ Giáo viên cho học sinh đưa ra kết luận
+ HS ghi bài
+ HS: Lắng nghe, ghi bài
2 Các trung tâm kinh tế quan trọng
- Kinh tế phát triển mạnh
- Có nhiều trung tâm kinh tế quan trọng: Van-cu-vơ, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ lét,Hau-xtơn, Niu Oóc-lin, Si-ca-gô, Oa-sinh tơn, Niu Oóc, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an
- Cơ cấu ngành đa dạng
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC TỰ
NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ (15 phút)
a) Mục tiêu: Phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.
b) Nội dung: Khai thác hình 2 bản đồ các đới và các kiểu khí hậu châu Á, hoàn thành nội
Trang 39+ Nhiệm vụ 1: so sánh thu nhập khả dụng trên đầu người (xác định số tiền một người có thể
chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ sau khi nộp thuế) của các quốc gia Bắc Mĩ và các châu lục khác năm 2020 (đơn vị: đô la Mỹ/ người)
Quốc gia Hoa Kỳ Luxembourg Thụy Sĩ Đức Úc
+ Nhiệm vụ 2: Giáo viên Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 5 học sinh và giao nhiệm
vụ để các lí giải tại sao Bắc Mĩ lại có thu nhập khả dụng cao để làm rõ các phương thức khaithác hợp lý và bền vững theo 3 cụm với 3 nhiệm vụ như sau:
✔ Nhóm 1: Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất
✔ Nhóm 2: Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước
✔ Nhóm 3: Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng
✔ Nhóm 4: Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cả lớp.
+ Nhiệm vụ 2: HS Hoạt động nhóm theo nội dung phân công của Gv trong thời gian 3 phút.
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận:
từ rất lâu để trồng trọt và chăn nuôi, đất
đã bị thoái hoá
Có nguồn nước ngọt rất phong phú do có nhiều sông và hồ lớn
Trước đây, nhiều sông hồ bị
ô nhiễm do chất thải từ hoạt độngsản xuất và sinh hoạt
Tài nguyên rừng giàu có,
đa dạng nhưng diện tích bị suy giảm nhanh
Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào Tuy nhiên, việc khai thác và
sử dụng gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt
Trang 40Có các biện pháp như: quy định xử lý nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch, khai tháctổng hợp tài nguyên nước
Đưa ra nhiềubiện pháp quản lý và khai thác hiệu quả
Có nhiều biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế
Kết quả Năng suất cao,
đồng thời bảo
vệ tài nguyên đất
Chất lượng nguồn nước được cải thiện
Kiểm soát diện tích rừng, Hoa
Kỳ và
Ca-na-đa là hai trong 5 nước
có diện tích rừng lớn nhấtthế giới
Năng lượng tái tạo tăng lên
- Kết luận, nhận định:
+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS
+ HS: Lắng nghe, ghi bài
+ GV minh chứng về cơ cấu sử dụng điện của Hoa Kỳ:
✔ Khí tự nhiên: 31,8%
✔ Dầu mỏ (dầu thô và chất lỏng của nhà máy khí đốt tự nhiên): 28%
✔ Than: 17,8%
✔ Năng lượng tái tạo: 12,7%
✔ Năng lượng điện hạt nhân: 9,6%
+ Giáo viên cho HS quan sát độ che phủ rừng của thế giới năm 2020 để thấy được hơn một nửa số rừng trên thế giới chỉ ở năm quốc gia (Liên bang Nga, Brazil, Canada, Hoa Kỳ và Trung Quốc) (Bắc Mĩ có 2 quốc gia: Ca-na-đa là 9%, Hoa Kỳ 8% thế giới)
https://www.cepf-eu.org/news/two-important-reports-published-worlds-forests