Những ảnh hưởng và tiềm năng của việc đổi mới quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa...7 4.2.. Chính vì thế việc đổi mới quan điểm về chủ nghĩa xã
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 2 1.1 Bối cảnh thế giới 2
1.2 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam 3
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 3
2.1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở triết học Mác-Lênin 3
2.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa dựa trên quan điểm của Đảng về chế độ tư bản chủ nghĩa 4
3.NỘI DUNG ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 5
3.1 Quan điểm đổi mới của Đảng 5
3.2 Bản chất của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 6
4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 7
4.1 Những ảnh hưởng và tiềm năng của việc đổi mới quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 7
4.2 Ưu điểm và nhược điểm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 8
4.3 Sự đồng thuận, tranh cãi từ các nhóm lợi ích và hướng phát triển tiếp theo cho sự đổi mới quan niệm 8
4.3.1 Sự đồng thuận và tranh cãi từ các nhóm lợi ích 8
4.3.2 Hướng phát triển tiếp theo cho sự đổi mới quan niệm 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến sự biến động về chính trị, kinh tế và xã hội, việc hiểu rõ và phân tích sâu sắc về sự đổi mới quan niệm của các chính phủ và tổ chức chính trị trở nên ngày càng quan trọng Trong ngữ cảnh đó của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tục đổi mới và điều chỉnh quan điểm và chiến lược của mình Đối với Việt Nam, chủ nghĩa xã hội được coi là mục tiêu cốt lõi của Đảng, là lý tưởng toàn cầu mà Đảng hướng tới Chính vì thế việc đổi mới quan điểm về chủ nghĩa
xã hội luôn được quan tâm và chú trọng đặt biệt trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây là nét đổi mới trong quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Điều này cũng đồng nghĩa với việc tìm kiếm các hình thức và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội không phụ thuộc vào cơ cấu chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên việc này cũng đặt ra một loạt các câu hỏi đối với quan điểm về cách hiểu và thực hiện chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, nơi mà ảnh hưởng của tư bản chủ nghĩa vẫn rất mạnh mẽ Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích và đánh giá sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của sự đổi mới quan niệm này của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như những tiềm năng, hiệu quả và rủi ro mà nó cho xã hội Việt Nam Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hành động và chiến lược của Đảng trong việc thúc đẩy mục tiêu lịch
Trang 3sử của mình, đồng thời đánh giá được khả năng và động lực của quốc gia trong việc tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển bền vững
Trang 4NỘI DUNG
1 BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 1.1 Bối cảnh thế giới
Hoàn cảnh kinh tế có sự thay đổi to lớn Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ làm cho lực lượng sản xuất trên thế giới phát triển đã đạt đến trình độ cao, đã mở ra giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế Điều này tạo ra lợi thế để Việt Nam tranh thủ vốn,
cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của thế giới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu nước ta thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế Tuy nhiên cũng gây ra sức ép cho chúng ta phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và các khu vực khác, cũng như với các biến động trong thị trường toàn cầu, đặt áp lực đối với nên kinh tế Việt Nam để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh
Trong điều kiện kinh tế thế giới có bước nhảy vọt về cơ sở vật chất - kỹ thuật, xã hội loài người sẽ có bước phát triển cao hơn, vươn đến một xã hội mới phù hợp với một nên văn minh cao hơn - đó là nền tri thức Việt Nam cũng vậy, việc phát triển kinh
tế lên một tầng cao mới cũng đòi hỏi chúng ta phải có một chế độ xã hội tốt đẹp và phù hợp Đặc biệt khi kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì sau đó muốn phát triển hơn nữa và phù hợp với quy luật khách quan nhất định phải là một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn Đây là một bước thuận lợi để
Trang 5chúng ta đổi quyết định đổi mới quan niệm về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Trái ngược với tình hình kinh tế có phần tạo lợi thế, vấn đề khí hậu cũng đặt ra thách thức đối với Việt Nam bao gồm tăng cường của mực nước biển, tăng cường độ
và tần suất của các hiện tượng cực đoan Điều này đe dọa đến nguồn cung cấp thực phẩm và nước sạch, cũng như gây tổn thất kinh tế lớn Bên cạnh đó, sự bất ổn chính trị
và hòa bình giới cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Việt Nam Đặc biệt là tình hình căng thẳng như vấn đề biển Đông, mặc dù đã hạ nhiệt nhưng chưa bao giờ hết nóng giữa chúng ta và người “hàng xóm” Trung Quốc hay như vấn đề giữa Nga và Ukraina cũng gián tiếp ảnh hưởng đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam Với bối cảnh trên vừa cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đã đặt ra nhiều yêu cầu mới, thách thức khó khăn cho chính sách và chiến lược phát triển đất nước, đồng thời cũng thúc đẩy chúng ta thay đổi quan niệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam
Việt Nam xuất phát từ một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, chúng ta
đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn với nhiều chính sách, đường lối trong quá khứ Cho đến hiện nay chúng ta có thể tự hào với những thắng lợi đã giành được, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế quốc tế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới
Trang 6Quá trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã tạo ra những tiền đề cả vật chất và tinh thần để có thể “rút ngắn” tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội
Chính những lí do trên đã tác động to lớn đến sự đổi mới quan điểm của Đảnh về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta mà cụ thể là việc chúng ta đã chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây là con đường đúng đắn và phù hợp cả về lý luận lẫn thực tiễn, cả về đặc điểm lịch sử trong nước cũng như bối cảnh quốc tế
Trang 72 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
2.1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở triết học Mác-Lênin
Các nhà triết học theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã kết luận: Hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bằng hình thái inh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
và thay thế này là một quá trình lịch sử-tự nhiên
Tuy nhiên, do các khác biệt về thời điểm lịch sử, về không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội Thực
tế luôn có các quốc gia phát triển theo con đường bỏ qua một hoặc một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó
Sau thời gian xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhận thấy nhiều khó khăn, phức tạp nhất là với các quốc gia kém phát triển, Lênin đã phát biểu tư tưởng, “phát triển rút ngắn” và nêu lên khả năng: “Không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội ông chỉ ra rằng trong những điều kiện nhất định, con đường phát triển của các dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa không nhất thiết phải diễn ra một cách trình tự như lịch sử hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản mà các nước tư bản đã từng trải qua Ông chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản thành 3 giai đoạn: Thời kỳ quá độ, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Kèm theo đó là 2 hình thức quá tiếp
Quy luật kế thừa luôn cho phép một cộng đồng nào đó, vì một vài nguyên nhân, hoàn cảnh đặc biệt mà có thể bỏ qua giai đoạn phát triển nhất định tiến đến tiến bộ cao hơn
Trang 8Trong thời đại ngày nay, chủ trương “Phát triển rút ngắn” để đi lên chủ nghĩa xã hội không hề mâu thuẫn với sự phát triển lịch sử-tự nhiên Chỉ khi “rút ngắn” bất chấp mới dẫn đến sự mẫu thuẫn mà thôi
Điều này đã chứng tỏ chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây cũng là cơ sở đúng đắn mà Đảng đã tiếp thu để đổi mới quan điểm xây dựng chế độ xã hội ở nước ta
2.2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa dựa trên quan điểm của Đảng về chế độ tư bản chủ nghĩa
Sự đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về chế độ tư bản chủ nghĩa đã phản ánh một cái nhìn phức tạp và cân nhắc vai trò của nó trong sự phát triển của quốc gia Đảng đã công nhận và đánh giá cao những đóng góp của chế độ tư bản chủ nghĩa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế được xem là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao trình
độ kỹ thuật đất nước Tuy nhiên Đảng cũng nhận thức được:
Thứ nhất, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra một khoảng cách giàu nghèo rất lớn, làm
gia tăng đáng kể bất công xã hội dẫn đến sự bất bình đẳng giữa mọi người
Thứ hai, chế độ tư bản chủ nghĩa thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh và giữ lại
quyền lực quá mức trong tay những người giàu Điều này cản trở sự phát triển bền vững của xã hội
Thứ ba, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ lao động và
thúc đẩy bỏ công trong sản xuất làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đồng đều của đất nước
Trang 9Điều này đi ngược lại với quan điểm của Đảng trong việc xây dựng đường lối phát triển đất nước Cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xã hội chủ nghĩa
Ngoài ra, trong quan niệm của Đảng, mối quan hệ giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội thường được xem là phức tạp và đôi khi đối nghịch Đảng nhấn mạnh vào việc kiểm soát và điều chỉnh chế độ ích của nhân dân và sự công bằng xã hội
3.NỘI DUNG ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
3.1 Quan điểm đổi mới của Đảng
Trong Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) cũng xác định: “Con
đường đi lên của là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , tức là bỏ qua việc xác lập vị thế thống của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.”
Trang 10Điều này có nghĩa là dù nước ta không trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản giống như là một hình thái kinh tế hoàn chỉnh, nhưng về phương diện kinh tế vẫn phải tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế, không thể bỏ qua việc phát triển sức sản xuất trong xã hội Đồng thời tổ chức xã hội hóa sản xuất với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, sự hợp tác quốc tế đa phương,
đa dạng sẽ cho phép chúng ta tận dụng đại công nghiệp của cả thế giới để phục vụ cho việc “rút ngắn” quá trình phát triển kinh tế đất nước Tạo điều kiện đầy đủ tiến lên chủ nghĩa xã hội Việc này chỉ đơn thuần là đẩy nhanh quá trình phát triển lịch sử tự nhiên chứ không hề bỏ qua hoàn toàn chế độ tư bản
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng qui luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam Đặc biệt là trong xã hội hiện nay, việc này càng thêm quan trọng và cần thiết
3.2 Bản chất của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Tiến hành thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về bản chất là tự đảm nhận nhiệm vụ lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội, tự tạo ra môi truòng cùng các điều kiện về vật chất cũng như quan hệ xã hội tương ứng, làm cơ
sở hiện thực cho chủ nghĩa xã hội
Để hiểu rõ bản chất ấy cần quan tâm và hiểu rõ những phương diện sau:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con
đường cách mạng tất yếu khách quan, là lựa chọn duy nhất đúng đắn, phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trang 11Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , tức là bỏ
qua việc xác lập vị thế thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Điều đó có nghĩa là trong thời kì lên chủ nghĩa xã hội còn nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, tuy nhiên sở hữu tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo giống như chế độ tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ quá độ vẫn sẽ còn quan hệ bóc lột - bị bóc lột, nhưng quan hệ bóc lột tư bản không giữ vai trò thống trị mà thay vào đó là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất Từ đó chúng ta có thể xây dựng một chế độ sản xuất mới có khả năng thay thế chế độ sản xuất tư bản Đây cũng là sự ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội so với chế độ tư bản chủ nghĩa
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải
tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, thành tựu mà nhân loại đã được trong quá khứ bao gồm cả những thành tựu sản sinh từ trong chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về mặt khoa học - công nghệ, về quản lý và phát triển xã hội Vận dụng thành tựu
đó một cách khéo léo, có chắt lọc để có thể “phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nên kinh tế hiện đại” Nhận thức này góp phần xóa bỏ đi tư duy giáo điều, áp dụng dập khuân, máy móc, thay đổi quan điểm về sự tương đồng và khác biệt giữa hai hình thái kinh tế mà ta đã mắc phải trong quá khứ
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự
biến đổi về chất của xã hội trên các lĩnh vực, đây là sự nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài cùng với quyết tâm to lớn của toàn Đảng, toàn dân
4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Trang 124.1 Những ảnh hưởng và tiềm năng của việc đổi mới quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Sự đổi mới quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa đem lại ảnh hưởng và những tiềm năng to lớn cho Việt Nam:
Sự phát triển bền vững: Sự đổi mới tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư
ổn định, đem đến lợi nhuận cao, rủi ro thấp, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, sự ổn định của xã hội hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Cải cách trong cách lĩnh vực như giáo dục, y tế,
cơ sơ hạ tầng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển con người
Tăng cường vị thế: Sự đổi mới cũng giúp Việt Nam tăng cường vị thế và tiếng nói của mình trên trường quốc tế Phải nói rằng chưa bao giờ Việt Nam có được
vị thế như hiện này, bằng chứng là rất nhiều nguyên thủ quốc gia sang thăm Việt Nam kèm theo những hiệp định chiến lược, những thiết lập quan hệ đối tác đem lại lợi ích to lớn, trong đó có cả tổng thống Mỹ hay chủ tịch nước Trung Quốc Điều này chứng tỏ việc đổi mới quan niệm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hết sức đúng đắn
4.2 Ưu điểm và nhược điểm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa
Ưu điểm:
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững
Nâng cao quản lý và hiệu suất của các cơ quan và tổ chức