Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của các khí COx, NOx và SOx. Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của khí COx + Với CO: Các quá trình hoạt động tự nhiên của núi lửa, tự thoát ra của khí tự nhiên, sự phóng điện khi bão, quá trình nẩy mầm của hạt giống… Nguồn thải CO vào khí quyển chủ yếu là do hoạt động của con người: đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hóa thạch và một số hợp chất hữu cơ…. CO là một khí độc, nó tạo với hemoglobin thành hợp chất bền, do đó làm giảm khả năng tải oxi của máu: HbO2 + CO HbCO + O2. Tác dụng nhiễm độc ban đầu của CO là làm mất khả năng xét đoán, nếu đi trên đường mà bị nhiễm độc CO dễ gây tai nạn giao thông. Hàm lượng CO tăng sẽ gây rối loạn về trao đổi chất và có thể gây tử vong.
Trang 1HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC PHẦN: HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Câu 1 Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của các khí COx, NOx và SOx
Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của khí COx
+ Với CO:
- Các quá trình hoạt động tự nhiên của núi lửa, tự thoát ra của khí tự nhiên, sự phóng điện khi bão, quá trình nẩy mầm của hạt giống… Nguồn thải CO vào khí quyển chủ yếu là do hoạt động của con người: đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hóa thạch và một số hợp chất hữu cơ…
- CO là một khí độc, nó tạo với hemoglobin thành hợp chất bền, do đó làm giảm khả năng tải oxi của máu: HbO2 + CO HbCO + O2 Tác dụng nhiễm độc ban đầu của CO là làm mất khả năng xét đoán, nếu đi trên đường mà bị nhiễm độc CO
dễ gây tai nạn giao thông Hàm lượng CO tăng sẽ gây rối loạn về trao đổi chất và
có thể gây tử vong
+ Với CO2:
- Được sinh ra do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, do cháy rừng, GTVT, … các quá trình này đã làm gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, làm mất sự cân bằng CO2 trong tự nhiên…
- Ở nồng độ thấp, CO2 không gây nguy hại Khi nồng độ cao, CO2 gây ra những rối loạn về trao đổi chất…đặc biệt là gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của Trái Đất
Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của khí NO x
NOx được phát thải vào khí quyển trong quá trình đốt nhiên liệu có chứa nitơ ở nhiệt độ cao, quá trình oxi hoá nitơ trong khí quyển do các tia sét, núi lửa, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ
- NO ít độc hơn so với NO2 Cũng giống như CO, NO tạo liên kết với hemoglobin và làm giảm hiệu suất vận chuyển oxi của máu
- NO2 có tính kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó vào máu NO và NO2 gây viêm phổi, phá huỷ dây thanh quản và có thể gây chết người
NO2 tác dụng với hơi nước trong khí quyển tạo thành axit gây mưa axit làm thiệt hại cây cối, mùa màng
Trình bày nguồn gốc phát sinh, tác hại của khí SO x
+ Với SOx: SO2 được phát thải vào khí quyển chủ yếu là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, các quá trình tinh chế dầu mỏ, luyện kim, tinh luyện quặng đồng, sản xuất xi măng và giao thông vận tải
- Với con người:
SO2 là khí nặng hơn không khí nên thường ở gần sát mặt đất mà SO2 lại tan trong nước nên rất dễ gây phản ứng với cơ quan hô hấp của người và động vật: Gây khó thở, ho, viêm loét đường hô hấp Khi có mặt đồng thời cả 2 khí SO2 và
SO3 thì chúng tác động hợp lực nên gây co thắt phế quản mạnh và ở nồng độ cao có thể gây chết người
- Với thực vật:
SO2 cũng gây độc cho thực vật (ở nồng độ cao gây ra sự phá huỷ các mô lá
và vùng nằm giữa các gân lá, gây mưa axit, ăn mòn kim loại, làm giảm độ bền của các vật liệu vô cơ và hữu cơ, làm bạc màu các tác phẩm nghệ thuật
Trang 2Câu 2 Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, sinh quyển) ở
địa phương nơi anh (chị) sinh sống ? Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm?
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
SV phân tích được một số nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường đất dưới đây theo địa phương mình:
- Tình trạng hoang hóa đất do sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp
- Tình trạng ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,
…
- Tình trạng sạt lở đất, mưa, lũ,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
SV phân tích được một số nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường nước dưới đây theo địa phương mình:
- Chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,…
- Tình trạng lũ lụt, hạn hán,… ở địa phương
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí
SV phân tích được một số nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường không khí dưới đây theo địa phương mình:
- Chất thải của các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải…
- Tình trạng đốt chất thải rắn, đốt rừng làm nương rẫy, đốt phụ phẩm nông nghiệp…
Thực trạng ô nhiễm môi trường sinh quyển
SV phân tích được một số nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường sinh quyển dưới đây theo địa phương mình:
- Sinh quyển bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người
- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học do con người và tự nhiên
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm
SV đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm xuất phát từ các nguyên nhân và thực trạng ở trên về:
- Các quy định, chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường thực hiện ở địa phương
- Giảm thiểu chất thải…
- Xử lý chất thải…
- Bảo tồn các nguồn gen,…
Câu 3 Trong thành phần khí thải của một nhà máy nhiệt điện đốt than có chứa:
Cacbon mono oxit, cacbonnic, các oxit nitơ NOx, các oxit của lưu huỳnh SOx, tro bụi
- Vẽ sơ đồ công nghệ xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than ?
- Viết các PTHH xảy ra trong các giai đoạn xử lí
- Phân tích nguyên tắc xử lí của các thiết bị trong sơ đồ công nghệ xử lí đó
* Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than:
Khí thải → Trao đổi nhiệt bằng nước → Xyclon hoặc lọc bụi tĩnh điện → Tháp khử NOx bằng NH3 → Thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí → Thiết bị hấp thụ CO2, SO2 → ống khói
* Viết các PTHH xảy ra trong các giai đoạn xử lí
+ Khử NOx: xúc tác V2O5, 350 – 400oC
- Dòng khí chứa oxi:
Trang 3NH3 + O2 + NO2 → N2 + H2O
NH3 + O2 + NO → N2 + H2O
- Dòng khí không chứa oxi:
NH3 + NO2 → N2 + H2O
NH3 + NO→ N2 + H2O
+ Hấp thụ CO2, SO2 bằng huyền phù sữa vôi:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Oxi hóa CaSO3 thành CaSO4:
CaSO3 + O2 →CaSO4
* Phân tích nguyên tắc xử lí của các thiết bị trong sơ đồ công nghệ xử lí:
* Xử lý bụi:
+ Xyclon: Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy)
thì các hạt bụi sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm và văng ra phía xa trục hơn sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy
(Lọc điện: Khi dòng khí thải lẫn bụi đi vào trong môi trường có điện trường
đều, các electron sẽ va chạm với các hạt bụi, làm cho chúng tích điện âm và chúng sẽ chuyển động về phía cực dương Tại đây, chúng được trung hoà về điện tích và nằm lại ở đó)
* Thiết bị khử chọn lọc NO x : Nhằm chuyển hoá các chất độc hại thành những
chất ít độc hoặc không độc cho môi trường bằng cách sử dụng nguồn nhiệt hoặc các phản ứng hoá học
* Thiết bị hấp thụ: Cơ sở của phương pháp là dựa trên sự tương tác giữa chất
cần hấp thụ (thường là khí hoặc hơi) với chất hấp thụ (thường là chất lỏng) hoặc dựa vào khả năng hoà tan khác nhau của các chất trong chất lỏng để tách chất
* Thiết bị trao đổi nhiệt: Dòng khí có nhiệt độ cao khi qua thiết bị trao đổi
nhiệt bằng không khí hoặc nước sẽ hạ thấp nhiệt độ để thuận lợi cho quá trình
xử lý tiếp theo
Hoặc muốn tăng nhiệt độ của dòng khí đến một khoảng nhiệt độ thích hợp, người ta cũng cho dòng khí qua thiết bị trao đổi nhiệt
Trang 5Câu 4 Trình bày nguyên tắc xác định các chỉ số DO, COD và BOD 5 ? Dẫn ra các
phản ứng hóa học để minh họa
* Nguyên tắc xác định DO theo Winkler:
- Trong môi trường kiềm, Mn2+ sẽ bị oxi hòa tan trong nước oxi hóa thành MnO2: Mn2+ + 2OH- + 1/2O2 → MnO2 + H2O
- MnO2 được tạo ra bị khử bởi I- trong môi trường axit tạo ta Mn2+: MnO2 + 2I- + 2H+ → Mn2+ + I2 + H2O
- Chuẩn độ I2 tạo ra bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột:
I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6
Nguyên tắc xác định COD:
- Dùng chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7 hoặc KMnO4 trong môi trường axit để oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O
(C, H, O…) + K2Cr2O7 → Cr3+ + K+ + CO2 + H2O
- Chất xúc tác được sử dụng là Ag2SO4 + H2SO4 đặc Dùng HgSO4 để kết tủa ion Cl- gây cản trở phép đo
- Chuẩn độ dung dịch sau khi đun hồi lưu 2 giờ ở 150oC bằng muối Morh hoặc FeSO4 với chỉ thị Feroin hoặc điphenylamin
Cr2O72- + Fe2+ + H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
- Làm tương tự các bước trên với mẫu trắng
Nguyên tắc xác định BOD:
- Xác định BOD5: lượng oxi cần thiết sau 5 ngày phân hủy chất hữu cơ
- Trung hòa nước thải
- Pha loãng nước thải bằng nước hiếu khí
- Xác định giá trị DO1 = D1 sau 15 phút pha loãng
- Xác định giá trị DO2 = D2 sau 5 ngày để trong bóng tối ở 20oC
Câu 5 Hiệu ứng nhà kính, mưa acid, suy giảm tầng ozon, khói quang hóa, biến đổi
khí hậu là gì ? Phân tích 10 hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu ? Hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ bề mặt Trái đất được giữ cân bằng bởi các tia bức
xạ Mặt trời chiếu xuống Trái đất, rồi bức xạ này bị các khí nhà kính giữ lại một phần, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái đất sẽ tăng lên và sưởi ấm
cho Trái đất Hiện tượng này được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”.
Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp (pH < 5,6) do nước mưa có hòa
tan các loại acid
Thông thường, mưa acid là do sự hòa tan khí CO2 Tuy nhiên, khi không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí SOx, NOx thì chúng có thể làm giảm pH của nước mưa xuống thấp (pH < 2)
Suy giảm tầng ozon là sự giảm nồng độ ozon trong tầng bình lưu, dẫn tới các tia
bức xạ tử ngoại có thể chiếu thẳng xuống trái đất, đe dọa đời sống của con người
và mọi sinh vật
Khói quang hoá là tên gọi đặt cho một hỗn hợp gồm các chất phản ứng và các
sản phẩm phản ứng sinh ra khi các hiđrocacbon, các oxit nitơ cùng có mặt trong khí quyển dưới tác dụng của các bức xạ Mặt trời
Khói quang hoá là loại khói có tính oxi hoá rất cao Khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, làm gẫy cao su và phá huỷ đời sống thực vật
Biến đổi khí hậu: Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi
trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian
đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn
SV phân tích 10 hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu:
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
Trang 6- Mất đa dạng sinh học
- Chiến tranh và xung đột
- Các tác hại đến kinh tế
- Dịch bệnh
- Hạn hán
- Bão lụt
- Những đợt nắng nóng gay gắt
- Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
- Mực nước biển đang dâng lên
Câu 6 Nước thải từ các nhà máy mạ kim loại có nồng độ khá cao của cyanide (CN - )
và các ion kim loại dùng để mạ Nước thải của xưởng mạ đồng (copper) chứa: Cu(CN) 2 , NaCN, Na 2 CO 3 với hàm lượng 2,8 – 14 mg/L Cu 2+ , 58 – 290 mg/L
CN - Nước thải của xưởng mạ Cadmium chứa: CdO, Cd(CN) 2 , NaCN với hàm lượng 48 – 240 mg/L Cd 2+ , 120 – 600 mg/L CN - …
- Nêu độc tính của Đồng và Cadmium ?
- Phân tích, đánh giá thành phần nước thải của 2 loại nước thải trên.
- Đưa ra biện pháp để xử lý loại nước thải này ?
* Độc tính của Đồng và Cadmium:
+ Với Cadmium:
- Catmi là chất gây nhiễu hoạt động của một số enzim nhất định, gây nên hội chứng tăng huyết áp, gây ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương Ngoài ra, nhiễm độc Cd còn gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch
- Catmi xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua con đường thực phẩm, hô
hấp và được tích tụ ở thận, xương
+ Với đồng:
- Đồng là nguyên tố khá phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất Tuy nhiên, Đồng cũng là nguyên tố gây độc hại cho môi trường
- Ở nồng độ thấp, Cu là nguyên tố vi lượng, có lợi cho con người và sinh vật Ở nồng độ cao, Đồng gây độc hại cho cây và côn trùng vì các hợp chất Đồng được dùng làm thuốc trừ sâu, trừ nấm mốc Với con người, c ác hợp chất chứa đồng gây tổn thương đường tiêu hóa, gan, thận và niêm mạc
* Phân tích, đánh giá thành phần nước thải của 2 loại nước thải trên:
Đối chiếu với QCVN 2011 cho nước thải công nghiệp nhóm B, nồng độ Cu2+ ≤ 2 mg/L, Cd2+ ≤ 0,1 mg/L và CN- ≤ 0,1 mg/L:
Nồng độ Cu2+ trong mẫu nước thải từ 2,8 – 14 mg/L vượt ngưỡng cho phép từ 1,4 đến 7 lần Nồng độ CN- vượt ngưỡng cho phép lần Nước thải có nồng độ quá lớn CN- và có thể gây hậu quả nghiêm trọng
Nồng độ Cd2+ trong mẫu nước thải vượt ngưỡng cho phép từ 480 đến 2400 lần Nồng độ CN- vượt ngưỡng cho phép lần Nước thải có nồng độ quá lớn CN
-và Cd2+ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng
* Biện pháp để xử lý loại nước thải này
- Xử lý kim loại nặng bằng phương pháp kết tủa hoặc phương pháp hấp phụ + Nếu sử dụng phương pháp kết tủa: dùng tác nhân bazơ mạnh như NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3 để kết tủa các ion kim loại nặng (hoặc dùng ion sunfua S2- để kết tủa Cu2+, Cd2+)
PTHH:
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓ và Cd2+ + 2OH- → Cd(OH)2 ↓
(Nếu sử dụng phương pháp hấp phụ: có rất nhiều chất hấp phụ được sử dụng trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng: than hoạt tính, silicagen, zeolit,
Trang 7bentonit, các sản phẩm hấp phụ chế tạo từ vỏ trấu, chitin, chitoxan, rau câu đều
có tác dụng hấp phụ kim loại nặng)
- Xử lý xianua: phải sử dụng chất oxi hóa mạnh để oxi hóa xianua thành sản phẩm ít độc hại hơn như xianat (CNO-), thậm chí thành N2, NO3- Tác nhân oxi hóa là O3 hoặc K2Cr2O7 + H2SO4 hoặc H2O2 + FeSO4 (Fenton)
VD: CN- + [O] → CNO
-Câu 7 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và
các khu vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), các khu đô thị ở Việt Nam hiện nay?
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
SV phân tích được thực trạng ô nhiễm môi trường về:
+ Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm nguồn nước + Ô nhiễm đất
+ Môi trường sống của cán bộ, công nhân,… ở các khu công nghiệp, khu chế xuất
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
SV phân tích được thực trạng ô nhiễm môi trường về:
+ Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm nguồn nước + Ô nhiễm đất
+ Ô nhiễm sinh cảnh do hoạt động canh tác nông nghiệp
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị
SV phân tích được thực trạng ô nhiễm môi trường về:
+ Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm nguồn nước + Ô nhiễm đất
+ Môi trường sống của các cư dân đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay
Câu 8 Phân tích cơ chế gây độc của các kim loại nặng trong nước (Pb, Hg, Cd, Cr)
và hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người.
Phân tích cơ chế gây độc của Pb trong môi trường nước
Khi cơ thể bị nhiễm độc chì sẽ gây ức chế một số enzym quan trọng của quá trình tổng hợp máu gây cản trở quá trình tạo hồng cầu Chẳng hạn chì gây ức chế một trong các sản phẩm trung gian trong quá trình tạo hồng cầu, đó là sản phẩm delta-amino levulinic axit, nó là thành phần rất quan trọng để tổng hợp porphobilinogen
Chì gây ức chế ALA-dehidraza ezim I, do đó giai đoạn tổng hợp tiếp theo
để tạo thành porphobilinogen II không thể xảy ra
Phân tích cơ chế gây độc của Hg trong môi trường nước
Tính độc của thủy ngân phụ thuộc vào dạng tồn tại (tức là hợp chất hóa học) của nó
* Thủy ngân ở dạng kim loại tương đối trơ, không độc
Nhưng thủy ngân kim loại ở dạng hơi thì lại rất độc Khi hít phải hơi thủy ngân, nó sẽ truyền lên não qua sự dẫn truyền của máu, nó sẽ phá hủy rất ghê gớm hệ thống thần kinh trung ương Hít phải hơi thủy ngân sẽ gây bệnh vô sinh
* Ion thủy ngân (I) (Hg22+) khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tác dụng với ion
Cl- tạo thành hợp chất không tan Hg2Cl2 và đào thải ra ngoài nên ion Hg22+ ít gây độc
* Ion thủy ngân (II) (Hg2+) thì lại rất độc, nó thường dễ dàng kết hợp với
Trang 8các amino axít có chứa lưu huỳnh của protein Ion Hg2+ cũng tạo liên kết với hemoglobin và albumin trong huyết thanh vì cả 2 chất này đều có nhóm – SH
Phân tích cơ chế gây độc của Cd trong môi trường nước
Cơ chế gây ra bệnh nhiễm độc cadimi là do cadimi tác động trực tiếp đến các tế bào, các mô và cơ quan trong cơ thể, gây ra tổn thương, đặc biệt là tế bào gan và thận Khi các tế bào này bị tổn thương, chức năng của chúng sẽ giảm đi, dẫn đến các triệu chứng bệnh như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và suy giảm chức năng thận Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhiễm độc cadimi có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể và dẫn đến các bệnh liên quan đến thận và gan, thậm chí có thể gây tử vong
Phân tích cơ chế gây độc của Cr môi trường nước
Crom và hợp chất của crom có thể gây tổn thương bề mặt da, làm loét niêm mạc mũi, thủng phần sụn của vách mũi hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá, gan, thận và tiêm mạch Crom (VI) độc hơn Crom (III) vì khả năng hấp thụ của nó trong cơ thể cao hơn Nếu con người tiếp xúc với muối cromat trong một thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi
Phân tích cơ chế gây độc của hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người
Về cơ chế gây độc của các loại thuốc trừ sâu, đến nay vẫn chưa được biết một cách chắc chắn, người ta mới sơ bộ đưa ra cách giải thích như sau: Trong cơ chế động vật nói chung có chất axetylcolin Chất này có tác dụng điều chỉnh sự rung động dây thần kinh, nó kích động các tế bào thần kinh Khoảng không gian giữa các tế bào thần kinh bao giờ cũng có chất axetylcolin và enzym axetylcolinestraza (ký kiệu là EOH) lượng axetylcolin có trong cơ thể phải được luôn điều chỉnh để không được thừa và cũng không được thiếu Thiếu và thừa chất axetylcolin đều có ảnh hưởng tới sự hoạt động cảu thần kinh
Câu 9 Để xác định chỉ số COD nước thải của nhà máy Z bằng phương pháp
bicromat, người ta lấy 100 mL nước hồ đó rồi pha loãng thành 1000 mL bằng nước cất không chứa chất hữu cơ Lấy 2,5 mL mẫu nước sau pha loãng cho vào ống nghiệm phá mẫu (cuvet) Thêm vào cuvet phá mẫu 1,5
mL dung dịch phản ứng (K 2 Cr 2 O 7 0,4N + HgSO 4 ) và 3,5 mL dung dịch axit (H 2 SO 4 đặc + Ag 2 SO 4 ) Làm tương tự với mẫu trắng (2,5 mL nước cất không chứa hợp chất hữu cơ) Tiến hành phá mẫu cho cả mẫu trắng và mẫu nước thải ở 150 o C trong 2 giờ Chuẩn độ mẫu trắng hết 2,6 mL dung dịch muối Morh 0,25N và chuẩn độ mẫu nước thải hết 1,8 mL dung dịch muối Morh 0,25N.
- Nguyên tắc xác định chỉ số COD theo phương pháp bicromat và viết các PTHH xảy ra khi xác định chỉ số COD ?
- Xác định chỉ số COD của nước thải này ?
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của loại nước thải trên ? Nguyên tắc xác định COD:
- Dùng chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7 hoặc KMnO4 trong môi trường axit để oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O
(C, H, O…) + K2Cr2O7 → Cr3+ + K+ + CO2 + H2O
- Chất xúc tác được sử dụng là Ag2SO4 + H2SO4 đặc Dùng HgSO4 để kết tủa ion Cl- gây cản trở phép đo
- Chuẩn độ dung dịch sau khi đun hồi lưu 2 giờ ở 150oC bằng muối Morh hoặc FeSO4 với chỉ thị Feroin hoặc điphenylamin
Cr2O72- + Fe2+ + H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
- Làm tương tự các bước trên với mẫu trắng
Trang 9Tính giá trị COD:
Công thức tính COD (mg/L): COD = (a – b).N.8.1000/V
Trong đó:
a: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn độ mẫu trắng
b: số ml Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O dùng để chuẩn độ mẫu
N: nồng độ đương lượng của dung dịch muối Morh
V: thể tích mẫu nước đem phân tích (ml)
8: đương lượng gam của oxi
Thay số: COD = (2,6 – 1,8) 0,25.8.1000/2,5 = 640 (mg/L)
Hệ số pha loãng = 1000/100 = 10 nên CODthực tế = 640 10 = 6400 (mg/L)
Đánh giá mức độ ô nhiễm: Theo QCVN 2011, giới hạn tối đa cho phép COD
trong nước thải công nghiệp loại B có thể được sử dụng tưới tiêu trong nông nghiệp là < 150 mg/L Giá trị COD của nước thải vượt gấp 6400/150 = 42,67 lần giới hạn tối đa cho phép