Xin cảm ơn Ban giám hiệu, CBQL cùng quý thầy cô giáo, các em sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, tạo điều kiện để người nghiên cứu hoàn thành chương tr
Trang 1THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
SKC008311
Trang 2THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN TRUNG HIẾU
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trang 12Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Cô, quý Thầy của Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đồng thời xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ chuyên đề chuyên ngành Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp và chia sẻ vốn kiến thức quý báu về khoa học giáo dục giúp tôi chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, CBQL cùng quý thầy cô giáo, các em sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, tạo điều kiện để người nghiên cứu hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu luận văn thạc sĩ
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất để vượt qua và hoàn thành khóa học đào tạo thạc sĩ
Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023
Người nghiên cứu
Trang 13
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Võ Thị Ngọc Lan
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được trích nguồn và cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2023
Người nghiên cứu
Trang 14TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nội dung, đa dạng các hình thức giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên nhưng kết quả chưa như mong đợi Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng giáo
dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh
viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho công tác giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên đạt kết quả Luận văn bao gồm những nội dung chính sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa
học đường cho sinh viên Trường Đại học, tạo tiền đề cho việc xác định các nội dung
cụ thể của giáo dục văn hóa học đường, vai trò của văn hóa học đường trong Trường Đại học Trên cơ sở đó tạo tiền đề cho việc phân tích thực trạng giáo dục văn hóa học đường của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát trưng cầu ý kiến của cán bộ, nhân viên, các bạn sinh viên Sau đó phân tích và tổng hợp, luận văn đã đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân; Kết quả đạt được: Hầu hết các cán bộ quản lý, giảng viên của nhà trường đều đánh giá cao vai trò của quá trình giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên, coi hoạt động giáo dục văn hóa học đường
là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Sinh viên cũng đề cao vai trò của giáo dục văn hóa học đường góp phần phát triển nhân cách cho sinh viên…; Một số hạn chế như: Mức độ quan tâm của các tổ chức trong nhà trường đối với hoạt động ngoại khóa của sinh viên mới chỉ dừng lại ở Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm Công tác kiểm tra, đánh giá tại Trường chưa thực sự sát sao, linh hoạt và chưa có biện pháp đột phá tạo ra hiệu quả trong quá trình giáo dục văn hóa học đường…; Nguyên nhân của hạn chế đó là Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế trong quá trình quán triệt các Nghị quyết, quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, của nhà trường về nội dung giáo dục văn hóa học đường, trong Trường vẫn còn tình trạng một
Trang 15số cán bộ quản lý, giáo viên có tinh thần thụ động, thiếu gương mẫu trong quá trình thực hiện giảng dạy và công việc chuyên môn…
Hai là, từ thực trạng giáo dục văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã đề xuất 04 biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Triển khai hoạt động giáo dục văn hóa học đường theo kế hoạch năm học cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa học đường cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên toàn Trường; (3) Hoàn thiện hệ thống quy định, nội quy định của nhà trường về văn hóa học đường và hệ giá trị riêng của Trường; (4) Kiểm tra định kì và đột xuất đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ba là, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo, cán bộ quản lý Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên và các tổ chức khác trong Trường, giảng viên và nhân viên đối với sinh viên nhà trường nhằm làm cho giải pháp được thực hiện khả thi
Cuối cùng, luận văn có thể mở rộng phạm vi ứng dụng cho sinh viên ở các cơ sở
giáo dục khác cũng như tìm kiếm thêm các yếu tố để đáng giá/đo lường khác cho vấn đề nghiên cứu Kết quả của luận văn là cơ sở thực tiễn cho các bên liên quan ban hành các chính sách, chương trình hành động cho hoạt động giáo dục văn hóa học đường ngày càng tốt hơn
Trang 16ABSTRACT
In recent years, Ho Chi Minh City University of Technology has had many contents and diverse forms of school culture education for students, but the results have not been as expected Research topic: "Current status of school culture education for students at Ho Chi Minh City University of Technology" was carried out to propose measures for school culture education for students at Ho Chi Minh City University of Technology Ho Chi Minh City, creating conditions for school cultural education for students to achieve results The thesis includes the following main contents:
Firstly, systematize the theoretical basis of school culture and school culture education for University students, creating a premise for determining the specific contents of school culture education, the role The role of school culture in the University On that basis, it creates a premise for analyzing the current state of school cultural education at Ho Chi Minh City University of Technology Based on the inheritance of domestic and foreign research projects, the survey solicited opinions
of officials, employees, and students After analyzing and synthesizing, the thesis evaluated the achieved results, remaining limitations and causes; Results achieved: Most administrators and lecturers of the school highly appreciate the role of the school culture education process for students, considering school culture education activities as an important task important contribution to improving the comprehensive educational quality of the school Students also appreciate the role of school culture education in contributing to student personality development ; Some limitations include: The level of interest of school organizations in students' extracurricular activities is limited to the Youth Union, Student Union, Academic Advisors, and homeroom teachers The inspection and evaluation work at the School
is not really close, flexible and there are no breakthrough measures to create effectiveness in the school culture education process ; The cause of that limitation
is that Ho Chi Minh City University of Technology is still limited in the process of thoroughly grasping the Resolutions and regulations of the Ministry of Education and Training and the school on the content of cultural education In schools, there is still
Trang 17a situation where some managers and teachers have a passive spirit and lack role models in the process of carrying out teaching and professional work
Second, from the current situation of school culture education of students at
Ho Chi Minh City University of Technology, the thesis has proposed 04 measures of school culture education for students of Ho Chi Minh City University of Technology
Ho Chi Minh City includes: (1) Implementing school cultural education activities according to the school year plan for students of Ho Chi Minh City University of Technology; (2) Educating awareness about the importance of school cultural education for administrators, lecturers, staff and students throughout the University; (3) Complete the system of regulations and internal regulations of the school on school culture and the school's own value system; (4) Periodic and unscheduled inspections to evaluate school cultural education activities for students at Ho Chi Minh City University of Technology
Third, the thesis has proposed a number of recommendations for the Ministry
of Education and Training, the Department of Education and Training, leaders and managers of Ho Chi Minh City University of Technology, and the Trade Union organization , Youth Union, Student Union and other organizations in the University, faculty and staff towards the school's students to make the solution feasible
Finally, the thesis can expand the scope of application for students at other educational institutions as well as search for additional factors to evaluate/measure the research problem The results of the thesis are a practical basis for relevant parties
to promulgate policies and action programs for increasingly better school cultural education activities
Trang 18
MỤC LỤC
Trang
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ NGƯỜI
HƯỚNG DẪN ……….i
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ ………….………ii
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ - HƯỚNG ỨNG DỤNG (DÀNH CHO GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN)………iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC……….………… viii
LỜI CẢM ƠN ……… x
LỜI CAM ĐOAN……….xi
TÓM TẮT……… xii
ABSTRACT……… xiv
MỤC LỤC xvi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xixix
DANH MỤC CÁC BẢNG xx
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG VÀ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Khái niệm về văn hóa 16
1.2.2 Khái niệm văn hóa học đường 17
1.2.3 Khái niệm giáo dục văn hóa học đường 19
1.3 Văn hóa học đường 21
1.3.1 Mục tiêu của văn hóa học đường 21
1.3.2 Bản chất của văn hóa học đường 22
1.3.3 Nội dung của văn hóa học đường 23
1.4 Lí luận về giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Đại học 25
1.4.1 Mục đích của giáo dục văn hóa học đường 25
1.4.2 Nội dung của giáo dục văn hóa học đường 26
Trang 191.4.3 Phương pháp và hình thức giáo dục văn hóa học đường 28
1.4.4 Kiểm tra và đánh giá giáo dục văn hóa học đường 30
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa học đường 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36
2.1 Khái quát về Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 36
2.2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 36
2.1.2 Cơ sở vật chất 37
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường 39
2.2 Tổ chức nghiên cứu 40
2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 40
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục văn hóa học đường 40
2.3.2 Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 43
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 63
2.4 Đánh giá chung trong công tác giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 66
2.4.1 Những thành công trong công tác giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 67
2.4.2 Những bất cập trong công tác giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 68
2.4.3 Nguyên nhân của những bất cập trong công tác giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
Chương 3:BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 73
3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 73
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 73
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 73
Trang 203.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 73
3.2 Đề xuất biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 74
3.2.1 Triển khai hoạt động giáo dục văn hóa học đường theo kế hoạch năm học cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 74
3.2.2 Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục văn hóa học đường cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên toàn Trường 76
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống quy định, nội quy định của Nhà trường về văn hóa học đường và hệ giá trị riêng của Trường 78
3.2.4 Kiểm tra định kì và đột xuất đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 79
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81
3.4 Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp giáo dục văn hóa học đường 82
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 82
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 82
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 82
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
1 KẾT LUẬN……… 88
2 KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96
NỘI DUNG BÀI BÁO 115
Trang 215 GD VHHĐ Giáo dục văn hoá học đường
6 HUTECH Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
9 VHHĐ Văn hóa học đường
Trang 22DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về vai trò của GD VHHĐ góp phần phát triển nhân cách cho sinh viên Trường HUTECH 40 Bảng 2.2: Đánh giá của thầy/cô, sinh viên về tầm quan trọng của GD VHHĐ cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 41 Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về nhận thức thực hiện các tiêu chí VHHĐ 44 Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các hình thức GD VHHĐ cho sinh viên 46 Bảng 2.5: Thực trạng tham gia sinh hoạt chi đoàn của sinh viên 47 Bảng 2.6: Thực trạng mức độ quan trọng các phong trào theo đánh giá của SV 50 Bảng 2.7: Thực trạng mức độ quan tâm của các tổ chức trong nhà trường đối với hoạt động ngoại khóa của sinh viên 51 Bảng 2.8: Thực trạng về cảnh quan, môi trường và cơ sở vật chất hiện nay của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 51 Bảng 2.9: Tự đánh giá và đánh giá của SV về biểu hiện vi phạm nội quy HĐ 56 Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của sinh viên 57 Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục văn hóa học đường cho SV Trường HUTECH 56 Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa học đường cho SV Trường HUTECH 57 Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHHĐ cho SV Trường HUTECH 60 Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHHĐ cho SV Trường HUTECH 60 Bảng 2.15 Những yếu tố ảnh hưởng đến GD VHHĐ của sinh viên 64 Bảng 3.1: Đánh giá trưng cầu ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả GD VHHĐ 81 Bảng 3.2 Đánh giá trưng cầu ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp GD VHHĐ 84
Trang 23MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và xã hội Bên cạnh ảnh hưởng theo hướng tích cực ngày càng hiện đại hơn, văn minh hơn thì cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người
Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng phát triển nên vấn đề văn hóa, xây dựng và gìn giữ đời sống có văn hóa ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đề cao Chính vì vậy các quốc gia luôn luôn đón nhận giao lưu giữa các nền văn hóa và sẵn sàng tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa được thể hiện trên rộng rãi trong đời sống xã hội như: văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa giao thông, văn hóa học đường hoặc xây dựng các cộng đồng văn hóa như ấp văn hóa, làng văn hóa, xã văn hóa, chợ văn hóa…
Văn hoá học đường tác động tới mọi mặt hoạt động của nhà trường nói chung
và Trường đại học nói riêng Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và giáo dục văn hoá học đường trong nhà trường có vai quan trọng hơn hết bởi văn hoá học đường nếu thể hiện tính tích cực, lành mạnh sẽ giúp cho quá trình thực hiện nội dung giá dục của nhà trường đạt hiệu quả Tham gia vào giáo dục văn hoá học đường là trách nhiệm
của tất cả mọi người trong nhà trường Để quá trình GD VHHĐ đạt kết quả tốt thì vai
trò người lãnh đạo, quản lý hết sức quan trọng Người lãnh đạo, quản lý chính là những người định hình và lên kế hoạch GD VHHĐ từ quá trình xác định chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường Họ cũng chính là những người chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện GD VHHĐ để hoạt động GD VHHĐ trong nhà trường đạt hiệu quả (Phạm Thị Minh Hạnh, 2009, tr.12)
Giáo dục văn hóa học đường hiện nay đang trải qua nhiều thử thách, khó khăn như: một bộ phận sinh viên đang bị tác động bởi lối sống thiếu lành mạnh, suy giảm
giá trị đạo đức, văn hóa, giao tiếp, “ứng xử xã hội có nhiều sa sút, ngay cả những
quan hệ trong trường học cũng có nhiều biến tướng, bạo lực học đường chưa được
Trang 24ngăn chặn”… Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII chỉ rõ: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và coi nhẹ các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.47)
Việc xây dựng và GD VHHĐ được hiểu là “giáo dục hệ các chuẩn mực, các giá trị giúp các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em SV có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” (Phạm Minh Hạc, 2012, tr.197).Trong bối cảnh đó, hiện nay các trường học không chỉ có nhiệm vụ đào tạo con người
về khả năng trí tuệ mà còn giúp người học hướng đến văn hoá, văn minh
Chính vì vậy GD VHHĐ đang trở nên cấp bách và cần thiết trong môi trường giáo dục GD VHHĐ cũng là nội dung giáo dục có nhiều thách thức, khó khăn và trở ngại
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu thực hiện đề tài: "Thực trạng giáo
dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn, những đóng góp của đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, sinh viên các Trường đại học nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cũng như thực tiễn về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường người nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường đại học
- Tìm hiểu thực trạng GD VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các biện pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công
Trang 254 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường HUTECH
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng GD VHHĐ cho sinh viên Trường HUTECH
5 Giả thuyết nghiên cứu
Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường HUTECH
đã đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện GD VHHĐ, Nhà trường gặp không ít những khó khăn, thách thức, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội Nếu các biện pháp đưa ra bao gồm: (1)Triển khai hoạt động giáo dục văn hoá học đường theo kế hoạch năm học cho sinh viên Trường HUTECH; (2) Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá học đường cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên; (3)Hoàn thiện hệ thống quy định, nội quy định của nhà trường về văn hoá học đường và hệ giá trị riêng của Trường; (4) Kiểm tra định kì và đột xuất đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá học đường cho sinh viên Trường HUTECH đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và tính thực tiễn thì đáp ứng được yêu cầu của xã hội, từ đó nâng cao kết quả hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục VHHĐ cho sinh viên
6.2 Giới hạn về đối tượng và thời gian khảo sát
Khảo sát chỉ tập trung vào: 40 CBQL, 120 Giảng viên Sinh viên: 500 Sinh viên của 06 ngành Trường HUTECH, 20 chuyên gia Thời gian khảo sát trong năm học 2021- 2022
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Để sử dụng các phương pháp lý luận người nghiên cứu chủ yếu sử dụng với mục đích nghiên cứu các nội dung về VHHĐ đã được các nhà nghiên cứu đánh giá
Trang 26Từ đó nghiên cứu, phân tích, tổng hợp lại từ các tài liệu cũng như tất cả vấn đề về VHHĐ và GD VHHĐ đã được nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công
bố Từ đó người nghiên cứu đúc kết lại những nội dung về cơ sở lý luận của GD VHHĐ
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Người nghiên cứu sử dụng mẫu phiếu điều tra để tiến hành khảo sát lấy ý kiến của những người liên quan với các dạng câu trả lời đúng sai, có, không… để khảo sát thực trạng giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Lấy ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất giáo dục VHHĐ cho sinh viên
7.2.2 Phương pháp chuyên gia
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục trong việc kiểm tra tính hợp lý và khả năng thực tế sử dụng của các biện pháp đề xuất trong giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán được người nghiên cứu sử dụng để tính % và tính điểm trung bình trong quá trình xử lý số liệu thu thập từ quá trình khảo sát thực tế
Từ đó người nghiên cứu đánh giá thực trạng GD VHHĐ từ kết quả điều tra
8 Đóng góp của Luận văn
- Đóng góp về lý luận: Hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên: làm rõ một số khái niệm cơ bản về văn hóa, VHHĐ, GD VHHĐ cũng như các nội dung của VHHĐ và GD VHHĐ Đồng thời trình bày nội dung, hình thức và vai trò, ý nghĩa của GD VHHĐ cho sinh viên Trường đại học
- Đóng góp về thực trạng: Đề xuất bốn biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục VHHĐ cho sinh viên Trường HUTECH hiện nay Những biện pháp này có thể triển khai cho các trường đại học khác trong cả nước
9 Cấu trúc của Luận văn
Trang 27Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
Chương 2: Thực trạng giáo dục văn hoá học đường cho sinh viên Trường Đại
học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Biện pháp giáo dục văn hoá học đường cho sinh viên Trường Đại
học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO
SINH VIÊN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Văn hóa học đường
Văn hóa học đường là một trong những chủ đề hấp dẫn được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiêu biểu có những công trình nghiên cứu sau:
Thuật ngữ “Văn hóa học đường” là một khái niệm được xuất hiện trong những
thập kỷ gần đây Nội dung của “Văn hóa học đường” bao hàm nội dung của “Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập
kỷ cuối của thế kỷ XX (Phạm Minh Hạc, 2009)
Nghiên cứu của Purkey và Smith S Purkey và M Smith trường Đại học
Sunderlands, Anh quốc đã khẳng định “VHHĐ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với
chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của mỗi nhà trường, nó có vai trò định hướng và điều chỉnh các hoạt động dạy và học, các mối quan hệ, trong nhà trường”
(Purkey và Smith S Purkey và M Smith, 1982)
Theo Deal, Terrence E , 1993, Schein, 2004, Purkey và Smith, 1982, Peterson,
2002 và Maslowski, 2006 trong quá trình nghiên cứu về văn hóa nhà trường, các tác giả đã đưa ra các vấn đề nghiên cứu xoay quanh về thuật ngữ “văn hoá nhà trường” Các tác giả cho rằng “văn hóa nhà trường” nghiên cứu về cấu trúc, kết cấu cụ thể của nhà trường “ Văn hóa nhà trường” bao gồm tất cả các hoạt động giảng dạy, hiệu quả học tập của sinh viên và theo Hamilton và Richardson, 1995) (Cavanagh J.B., Holton J.L., Nolan C.C., Ray D.E., Naik J.T., Mantle P.G, 1998)“văn hóa nhà trường” bao gồm cả sự phát triển nghề nghiệp
Trang 29Các tác giả đề cập tới những biểu hiện của văn hoá trong nhà trường tiêu biểu
có các công trình nghiên cứu của Peterson, KD , 2002, Schein, 2004, Deal, Terrence,
1993, và Frank Gonzales, 1978… Các tác giả khi nghiên cứu về văn hoá nhà trường đều có đặc điểm chung cho rằng “Văn hoá nhà trường” có biểu hiện cụ thể thành hai bậc: “Bậc đầu tiên là các yếu tố bề nổi của văn hoá nhà trường và Bậc thứ hai là các
yếu tố bề sâu của văn hóa nhà trường” Schein xác định “VHHĐ là mạng lưới phức
tạp của những truyền thống và lễ nghi được thế hệ giảng viên và sinh viên, phụ huynh
và nhà quản lý cùng xây dựng theo thời gian thông qua quá trình sống và làm việc, đối mặt vượt qua các thử thách”
Khi đề cập về vai trò của VHHĐ đối với các hoạt động dạy và học của nhà trường,
có một số công trình nghiên tiêu biểu như: Barth, 2013 cho rằng “văn hoá nhà trường
tác động đến toàn bộ các thành viên trong nhà trường; tác động đến sự thành công, hiệu quả hoạt động của nhà trường” Tác giả khẳng định: “Văn hoá nhà trường còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các hoạt động và việc học tập trong trường học hơn
là tổng thống của quốc gia, bộ giáo dục, hội đồng nhà trường, hay thậm chí là hiệu trưởng, giáo viên và các phụ huynh” Cùng quan điểm Barth, Peterson, K.D, 2002 cho
rằng “Môi trường văn hoá nhà trường tích cực, các thành viên luôn có ý thức chung về
sự kết nối giữa các cá nhân, ý thức được chia sẻ rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người Còn môi trường văn hóa chứa đựng các yếu tố tiêu cực sẽ tác động xấu đến hiệu quả giáo dục cũng như các hoạt động khác của nhà trường”
Hai tác giả Esin Caglayan (2013) và Bahar Gun, 2013 đều khẳng định “văn hoá nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hoạt động nhà trường” Tác giả Bartell, 2003, khi nghiên cứu văn hoá nhà trường ở cấp độ đại học đã
cho rằng “Văn hoá nhà trường bao gồm toàn bộ hoạt động của các thành viên trong
nhà trường (Hiệu trưởng, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên), các nghi thức giao tiếp; hệ thống các giá trị; các chuẩn mực xử sự, các câu chuyện…”
Nghiên cứu của Barbara Fralinger, Valerie Olson, 2007, cho rằng “văn hóa
trường đại học là một là một dạng của văn hóa tổ chức, trong đó các giá trị văn hóa trường đại học là một thành tố cơ bản trong việc ra quyết định ở các trường đại học”
Trang 30Người nghiên cứu sâu về sự tác động của chủ thể quản lý tới văn hoá học đường
là Tác giả Fank Gonzales, 1978 Ông cho rằng “Chủ thể quản lý sẽ là người quyết định văn hoá học đường Vai trò của các nhà quản lý trường học sẽ giúp phát triển, duy trì
và dung hòa nhiều nền văn hóa trong trường học để định hướng nền VHHĐ đa chiều
và hòa hợp”
Tác giả Bass.Bar, R.S, 2002, khi nghiên cứu về VHHĐ đã khẳng định Văn hóa học đường chính là “chương trình đào tạo ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường”
Nghiên cứu của GS Peter Smith Đại học Sunderlans cho thấy VHHĐ ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của một nhà trường Các lý do cần phải nuôi dưỡng vun trồng VHHĐ tích cực, lành mạnh có thể tóm tắt như sau:
- Sự phát triển của học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa - xã hội mà họ lớn lên
- Văn hóa học đường lành mạnh giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh
- Văn hóa học đường tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích GV và học sinh nỗ lực trong rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi (Nguyễn Khắc Hùng, 2012) Các tác giả trên thế giới khi nghiên cứu về văn hóa nhà trường đều khẳng định vai trò của văn hóa trong trường học và bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải có văn hóa, văn hóa phát triển sẽ giúp cho tổ chức đó hoạt động lớn mạnh và khẳng định được thương hiệu của mình trong xã hội
1.1.1.2 Giáo dục văn hóa học đường
Trên thế giới, các học giả quan tâm đến việc xây dựng chiến lược nhằm thúc đẩy công cuộc GD VHHĐ đã có từ rất lâu Trong cuốn sách Văn hoá học đường là gì tác giả Deal, T, 1993 và Peterson, KD, 2009 đã bàn đến chiến lược xây dựng VHHĐ (Mạng Google, 10-1-2009)
Nghiên cứu văn hoá nhà trường ở cấp độ đại học, các tác giả Bartell, 2003) cho
rằng “Văn hoá nhà trường bao gồm toàn bộ hoạt động của các thành viên trong nhà
Trang 31trường (Hiệu trưởng, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên), các nghi thức giao tiếp; hệ thống các giá trị; các chuẩn mực xử sự, các câu chuyện…”
Khi nghiên cứu về VHHĐ trong Trường đại học tác giả Barbara Fralinger, Valerie Olson, 2007 cho rằng văn hóa Trường đại học là “một dạng của văn hóa tổ chức, trong
đó các giá trị văn hóa Trường đại học là một thành tố cơ bản trong việc ra quyết định
ở các Trường đại học Để các nhà quản lý, giảng viên và nhân viên có thể phối hợp có hiệu quả với nhau nhằm tạo ra một môi trường học thuật hiệu quả cho một nền giáo dục lành mạnh, thì việc đánh giá các yếu tố văn hóa và tạo ra thay đổi trong văn hóa là hết sức cần thiết”
Ở các nước Mỹ, Úc đã có các trung tâm nghiên cứu tổ chức khảo sát thực tiễn
để tiến hành đánh giá vai trò của VHHĐ (hay còn gọi văn hoá trường học) đối với sự phát triển của giáo dục nói chung Khi đánh giá về vai trò của GD VHHĐ mặc dù tư liệu không nhiều nhưng tất cả các tác giả đều thống nhất nội dung “mỗi trường cần
có văn hoá học đường của mình và GD VHHĐ có vai trò quan trọng trong nhà trường” Trên thực tế các trường học đã chứng minh tác dụng vô cùng tích cực của VHHĐ, chống lại văn hoá độc hại, tiêu cực Mục tiêu chung nhất trong nhà trường là VHHĐ giúp xây dựng trường học lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như danh tiếng của các trường
Ở nước ngoài, từ lâu các học giả cũng tỏ ra quan tâm đến việc xây dựng chiến lược nhằm thúc đẩy công cuộc GDVHHĐ Trong cuốn sách Văn hoá học đường là gì? (Deal, T, 1993 & Peterson, 2002, các tác giả đã bàn đến chiến lược xây dựng văn hoá học đường (Mạng Google, 10-1-2009) Ở Mỹ, Úc, các trung tâm nghiên cứu đã
tổ chức khảo sát thực tiễn, đã tiến hành đánh giá vai trò của GD VHHĐ đối với sự phát triển của giáo dục Mặc dù tư liệu không nhiều nhưng tất cả các tác giả đều nhất trí rằng mỗi trường cần có văn hoá học đường của mình; thực tiễn đã chứng minh tác dụng tích cực của GD VHHĐ
1.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Văn hóa học đường
Trang 32Khái niệm về “Văn hóa học đường” là một khái niệm mới mẻ được xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã được đề cập ngày càng nhiều trong các cuộc diễn
đàn cũng như các hội thảo “Quan điểm về đổi mới, phát triển Giáo dục và Đào tạo
đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) và ngày được cụ thể, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2011) Ngày 14 – 05 – 2011 Bộ Chính trị khóa XI ban hành chỉ thị số 03-CT/TW
về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Một trong những nội dung chủ yếu của Chỉ thị đó là “Coi trọng việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho thế hệ trẻ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.2) Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được phát động vào đầu năm học
2008-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày
22/7/2008) Chỉ thị đã khẳng định “Đây là một trong những bước đi đầu tiên tiếp cận
hiện đại trong giáo dục, đó là xây dựng văn hóa học đường”
Nội dung về VHHĐ cho học sinh, sinh viên trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đăng tải trên sách, luận án, luận văn và các bài báo tạp chí
Trong cuốn giáo trình Văn hóa học và văn hóa Việt Nam xuất bản năm 2004,
tác giả Trần Ngọc Thêm, 2007, tr27, đã bàn về văn hóa tổ chức đời sống, ứng xử và vấn đề giáo dục sinh viên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào Ở đó, tác giả cũng nêu bật vai trò to lớn của sinh viên trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Đây cũng là cơ sở để GD VHHĐ
Tác giả Vũ Dũng, 2009, đã đề cập rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của VHHĐ, cho rằng: “Văn hoá học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học Bao gồm quan hệ ứng xử của người thầy với người học; ứng xử của người học đối với người thầy; Ứng xử của người lãnh đạo nhà trường và giáo viên; Ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau…Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế về văn hoá học đường ở nước ta hiện nay như: Quan hệ Thầy – Trò bị yếu tố vật chất chi phối; đạo lý tôn sư,
Trang 33trọng đạo bị suy giảm, tệ nạn xã hội, bạo lực trong học đường …” (Vũ Dũng, 2009, tr33-34)
Tác giả Thái Duy Tuyên, 2009 đã nghiên cứu VHHĐ ở góc độ tâm lý cho rằng
“Văn hoá học đường bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, hệ kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hoá qua nhiều thế kỷ và
có thể truyền lại cho thế hệ sau Văn hoá học đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người được tích luỹ trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình hình thành nhân cách”
Công trình “Ứng xử sư phạm một số sự kiện thường gặp ở trường học” năm
2001 của tác giả Nguyễn Văn Lê, 2001 đã đưa ra cụ thể những tình huống thường gặp trong quá trình dạy học và phân tích các tình huống này Từ đó tác giả đã đưa ra các phương pháp giải quyết, xử lý phù hợp cho mỗi tình huống cụ thể đó Với tác
phẩm “Ứng xử sư phạm một số sự kiện thường gặp ở trường học” tác giả đã trang bị
cho người dạy học rất nhiều kinh nghiệm quý báu để xử lý đa dạng các tình huống trong dạy học để đạt được hiệu quả giao tiếp trong nhà trường
Tác giả Phạm Quang Huân, 2007 trong công trình “Văn hóa tổ chức – hình thái
cốt lõi của văn hóa nhà trường” (2007) và “Văn hóa tổ chức trong nhà trường và phương hướng xây dựng” (2015) tác giả khẳng định “VHHĐ là một hình thái của văn hoá tổ chức” Phạm Quang Huân cho rằng “VHHĐ có các hình thái và cấp độ biểu hiện rất đa dạng, phần nổi chúng ta có thể nhìn thấy được như cơ sở vật chất, hành vi con người, biểu tượng, truyền thống; các giá trị được thể hiện; phong cách ứng xử với nhau hàng ngày, phong cách làm việc và phương pháp ra quyết định”
Năm 2012, tác giả Phạm Thị Minh Hạnh và Nguyễn Khắc Hùng, 2012 có đồng
quan điểm “Văn hóa học đường là một bộ phận của văn hóa xã hội, là đặc trưng văn
hóa cơ bản mà mỗi nhà trường phải dày công xây dựng trong một thời gian dài mới
có thể đạt được nét văn hóa phù hợp với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Đặc biệt văn hóa học đường chịu nhiều ảnh hưởng của hiệu trưởng - người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường Do đó, khi nói đến xây dựng văn hóa học đường
ở nước ta hiện nay người hiệu trưởng phải là người đầu tiên thấy rõ bản chất, vai trò
Trang 34và những yếu tố cơ bản nhất của văn hóa học đường mới có thể thực hiện hoạt động này hiệu quả”
1.1.2.2 Giáo dục văn hóa học đường
Vấn đề GD VHHĐ cho sinh viên trong nhà trường đã xuất hiện trên nhiều nghiên cứu khoa học Các công trình nghiên cứu về GD VHHĐ mặc dù chưa đi sâu vào nghiên cứu về GD VHHĐ chỉ nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau của GD VHHĐ như hiệu quả của GD VHHĐ, quản lý VHHĐ, xây dựng VHHĐ…
Năm 2001 trong công trình “Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay
từ góc nhìn giá trị học” của tác giả Đỗ Huy, 2011 đã nêu bật khái niệm cơ bản về văn
hóa, phân tích về môi trường văn hóa và cách tiếp cận văn hóa theo hướng khác nhau phù hợp thực tiễn hiện nay Đỗ Huy đi vào nghiên cứu giá trị của văn hóa về “cái hay, cái tốt và cái thẩm mỹ”
Phạm Quang Huân, 2007, “Văn hóa tổ chức, hình thái cốt của văn hóa nhà
trường”, tác phẩm được trình bày trong Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường của Viện
nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả đã khẳng định “Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức…Mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – Sư phạm”
Năm 2014, tác giả Lê Thị Ngọc Thúy, 2014 với công trình “Xây dựng văn hóa
nhà trường – Lý thuyết và thực hành” Đây là tài liệu bài giảng cho chương trình đào
tạo Thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Trong tài liệu này, tác giả đã tổng hợp các nội dung cơ bản của văn hóa tổ và VHHĐ, Qua đó, tác giả nêu lên những gợi ý và chỉ ra hướng vận dụng trong xây dựng VHHĐ đối với các nhà trường ở Việt Nam
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2011, “Văn hóa nhà trường và xây dựng văn hóa
nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”, tác phẩm trình bày trong Kỷ yếu
Hội thảo “Khoa học trẻ” khoa Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả trình bày các nội dung về văn hóa trong nhà trường, từ đó khẳng định xây dựng văn hóa nhà trường là yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Trang 35Phạm Minh Hạc, 2012 nghiên cứu sâu “Xây dựng văn hóa học đường phải là
mối quan tâm của mọi nhà trường”, Tạp chí Ban Tuyên giáo, Hà Nội Trong bài viết
tác giả đã nhấn mạnh “Văn hoá trong nhà trường của chúng ta có thể gọi là “văn hoá ứng xử”, “văn hoá giao tiếp” Xã hội giao cho nhà trường dạy dỗ con em lễ phép, tử
tế, biết dùng lời hay ý đẹp, kính trên nhường dưới, lịch thiệp, thực thà, nề nếp, hợp tác, chia sẻ, khoan dung (Năm 1927, trong “Đường kách mệnh” mục nói về thái độ đối với người khác, thái độ đầu tiên Nguyễn Ái Quốc khuyên là “khoan thứ”), tiếp nối truyền thống dân tộc “thương người như thể thương thân” Suy rộng ra là giáo dục tinh thần trách nhiệm – chia sẻ với người xung quanh, với gia đình, với cộng đồng, với xã hội, và quan trọng trước hết là trách nhiệm với bản thân Trong tác phẩm vừa nêu trên Bác Hồ cũng nói đến thái độ với bản thân trước khi nói về thái độ đối với người khác, và cuối cùng mới nói tới thái độ đối với công việc Đối với chính mình, thái độ đầu tiên Bác dạy là “cần” Trước hết phải chăm chỉ Đây là phẩm chất đầu tiên, quan trọng nhất giúp ta trở thành người chân chính, tạo nên tâm lực, trí lực, thể lực – các giá trị của mỗi người Gần đây, khi đời sống xã hội trở nên phức tạp hơn trước nhiều, người ta nói nhiều đến chữ “tâm”.
Đỗ Đình Thái, 2018 với tác phẩm “Một số vấn đề lí luận về phát triển văn hóa
nhà trường, tạp chí Giáo dục Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung phát
triển VHHĐ và đề cập đến vai trò của Hiệu trưởng đới với phát triển VHHĐ, tác giả
đề cập tới 11 bước xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường
Đỗ Khánh Nam, 2019 với tác phẩm “Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội” xuất bản trên tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam,
trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tác giả đã làm rõ những vấn đề nhận thức của sinh viên về VHHĐ, đưa ra thực trạng giáo dục VHHĐ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Từ đó tác giả đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục VHHĐ cho sinh
viên trường Đại học nội vụ Hà Nội Các biện pháp bao gồm: “Đối với Nhà trường
cần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục… tạo điều kiện xây dựng lối sống và con người mới theo những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu Tổ
Trang 36chức, vận động hình thành các phong trào SV hướng tới các nhiệm vụ xây dựng VHHĐ Nhà trường xây dựng các nội quy, quy chế để hoàn thiện nội dung VHHĐ nhằm điều chỉnh nhận thức của sinh viên, hình thành nên những chuẩn mực về văn hoá đạo đức phù hợp với lứa tuổi sinh viên…; Đối với giảng viên giáo dục về VHHĐ được quán triệt trong nhà trường được thể hiện trong kết cấu chương trình đào tạo, trong từng môn học; Đối với sinh viên: Mỗi sinh viên cần có thái độ và sự nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng của VHHĐ và có ý thức tự giác thực hiện VHHĐ, Nhận thức được kiến thức văn hoá, khoa học kĩ thuật, kĩ năng nghề nghiệp”…Tác
giả còn đưa ra các biện pháp đối với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Phòng Công tác Sinh viên…
Ngoài ra các bài viết luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ cũng đã đề cập rất nhiều nội dung liên quan đến VHHĐ và GD VHHĐ như:
Lê Thị Ngoãn, 2009 với công trình “Xây dựng văn hóa nhà trường Cao đẳng
Công nghiệp Nam Định”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản lý Giáo dục, Đại học
Thái Nguyên Đề tài tập trung giải quyết 3 nội dung: cơ sở lí luận, thực trạng quản lí
và xây dựng văn hóa và nêu ra 9 các giải pháp cụ thể để xây dựng VHNT tại Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
Hứa Thị Hoàn, 2012 với công trình “Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thị Lan Anh, 2012, Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường của hiệu
trưởng các trường trung học cơ sở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc
sĩ khoa học Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội
Lê Thị Ngọc Thuý, 2014 với luận án “Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông”,
được hoàn thành trên cơ sở những nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả tập trung nghiên cứu văn hoá nhà trường phổ thông và các nội dung xoay quanh vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường phổ thông Việt Nam
Trang 37Trần Thị Tùng Lâm, 2017 với công trình “Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường
cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay”, Luận án Tiến sĩ ngành Chính
trị học của Học viện Báo chí và tuyên truyền Luận án đã “hệ thống hóa các tri thức
về văn hóa học đường, chỉ ra vai trò và nội dung của văn hóa học đường trong trường học Tác giả cũng phân tích và đưa ra những giá trị cốt lõi của văn hóa học đường trong trường đại học Từ thực tiễn tác giả so sánh để đưa ra kết luận làm sơ sở để xây dựng phương hướng, giải pháp hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên” Tác giả nghiên cứu và đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu có tính lý luận về
GD VHHĐ cho sinh viên đại học Tác giả Trần Tùng Lâm nghiên cứu từ thực tiễn
GD VHHĐ cho sinh viên các trường Đại học Hà Nội đã đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường
Vũ Thị Quỳnh, 2018 với luận án “Phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư
phạm vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” Luận án tiến sĩ
Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tác giả đi sâu tìm hiểu vai trò của Hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục từ việc “xác định giá trị cốt lõi
và các giá trị văn hóa nhà trường Từ đó tác giả xây dựng các biện pháp nhằm phát triển văn hóa nhà trường dựa trên kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống”
Trần Thị Lan Hương, 2019 với luận văn “Quản lý phát triển văn hóa nhà trường
ở trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ”, luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo
dục trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã giúp người nghiên cứu rất nhiều trong việc tìm hiểu cơ sở lý luận về GD VHHĐ Tuy nhiên, các công trình nêu trên chưa
có điều kiện và cũng không đặt ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể về quá trình
GD VHHĐ cho sinh viên Trường HUTECH giai đoạn hiện nay Luận văn này sẽ kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã trình bày ở trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận văn
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Trang 381.2.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là từ Việt gốc Hán Trong Kinh Dịch và trong những tài liệu từ xưa
cho rằng “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”, “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến đổi”, “làm cho thay đổi, biến đổi”, “giáo hóa”, “văn hóa” hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở nên
đẹp đẽ, văn vẻ” Chính trong bản thân văn hóa đã thể hiện rất đa dạng và phức tạp
Vì vậy, khi tiếp cận nghiên những nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến nhiều quan niệm
về văn hóa Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về văn hóa đều khẳng định “văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng lên nhân cách con người, làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn”
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng
Việt thông dụng Văn Tân, 2009 có đưa ra định nghĩa văn hoá là: “Những giá trị vật
chất, tinh thần con người tạo ra trong lịch sử Đời sống tinh thần của con người Tri thức khoa học, trình độ học vấn Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh …”
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.78) Với định nghĩa
này đã nhấn mạnh hoạt động sáng tạo của cộng đồng người được “gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của nhân loại, nó trải qua một thời gian dài để tạo nên được những giá trị có tính nhân văn”
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ
Chí Minh, 2000, tr.431) Với định nghĩa này Bác đã giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ
thể và đầy đủ hơn Tất cả mọi hoạt động của con người trước hết đều “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống” Những hoạt động thường ngày trong cuộc sống
cùng với những giá trị vật chất và tinh thần được tích luỹ, lưu truyền nó sẽ mang bản
Trang 39sắc riêng của mỗi cộng đồng Từ đó góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại
Diễn đạt quan điểm của Bác ngắn gọn hơn, tác giả Trần Ngọc Thêm, 2004 quan
niệm: “ Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con
người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.35)
Tóm lại, dù tiếp cận văn hóa ở góc độ nào thì điểm chung nhất ta có thể thấy trong văn hóa đó là những gì không phải có sẵn trong tự nhiên, mà nó chính là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động và sản xuất, nhằm phục vụ lợi ích cho con người trong xã hội Văn hoá có đặc trưng nổi bật khi nói về con người,
xã hội, bản sắc
Trong luận văn này, khái niệm văn hóa được dùng với nghĩa: Văn hóa là toàn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được truyền thụ
từ thế hệ này sang thế hệ khác chi phối đến suy nghĩ, thái độ và hành động của cá
nhân trong cộng đồng
1.2.2 Khái niệm văn hóa học đường
Khái niệm VHHĐ đề cập trong những năm 1990 trong một số nước nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ …và trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa khái quát là
“VHHĐ là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách” (Hồ Sĩ Quý, 2011).
VHHĐ là một loại hình văn hoá được hiểu theo nghĩa hẹp, cũng giống như khi ta nói đến văn hoá đạo đức, văn hoá chính trị, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ngoại giao, văn hoá kinh tế VHHĐ là một thuật ngữ khoa học còn hết sức mới mẻ nhưng
là một vấn đề thực tiễn có tính cấp thiết trong môi trường giáo dục, đây cũng là vấn
đề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội nói chung và của những nhà quản lý giáo dục nói riêng Bởi vì, VHHĐ nó chiếm vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hóa xã hội, trong môi trường giáo dục nó tham gia trực tiếp vào quá trình hoàn thiện nhân cách sinh viên, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện sứ mạng,
Trang 40mục tiêu đào tạo và thương hiệu của các Trường đại học
VHHĐ là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển của nhà trường Trong môi trường giáo dục tất cả các chủ thể tham gia từ người học đến nhà quản lí, giáo viên, nhân viên, sinh viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn luyện đạo đức, lối sống…của nhà trường Nếu môi trường giáo dục không giữ được nền nếp, giá trị, chuẩn mực giữa thầy và trò thì nhà trường cũng không thể thực hiện được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa, niềm tin cho người học Trong tiếng Anh VHHĐ được gọi chung là School culture nhưng trong tiếng Việt tồn tại 2 khái niệm VHHĐ và văn hóa nhà trường Xét về nghĩa rộng, cả hai khái niệm này đều có thể hiểu có cùng ý nghĩa Song về bản chất hai khái niệm vẫn
có điểm khác biệt Khái niệm VHHĐ có phổ nghĩa rộng hơn và bao gồm cả văn hóa nhà trường (Nguyễn Ngọc Thơ, 2020, tr.6)
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, 2012 thì “VHHĐ là hệ các chuẩn mực, giá trị
giúp các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em SV có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” (Phạm Minh Hạc, 2012 ,
tr.189)
Tác giả Thái Duy Tuyên, 2009 cho rằng “VHHĐ là những giá trị, những kinh
nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã được tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình hình thành nhân cách” (Thái Duy Tuyên,
2009, tr.27)
Theo tác giả Nguyễn Văn Thường, 2020 quan điểm về “VHHĐ là hệ thống
những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và tích luỹ trong lịch sử bao gồm những suy nghĩ, quan niệm thói quen, tập quán, tư tưởng, luật pháp nhằm thiết lập mối quan hệ giữa thầy, trò và các thành viên có liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao” (Nguyễn Văn Thường, 2020 , tr.51) và “Văn hoá học đường là
một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nền giáo dục, trong môi trường này tất cả các chủ thể tham gia từ người học đến nhà quản lý, giảng viên, nhân viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn luyện đạo đức, lối sống Nếu môi trường học đường không giữ được nền nếp, giá trị, chuẩn mực, thầy không