1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án quản lí dự án công nghiệp xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh hộp bã mía

58 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,65 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I...................................................................................................................1 (10)
    • 1.1 Đặt vấn đề (6)
    • 1.2 Mục tiêu của dự án (7)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (7)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (8)
    • 1.3 Phạm vi và phương pháp thực hiện đề tài (8)
      • 1.3.1 Phạm vi của đề tài (8)
      • 1.3.2 Phương pháp thực hiện đề tài (9)
    • 1.4 Nội dung chính của đề tài (9)
  • CHƯƠNG II..................................................................................................................5 (21)
    • 2.1 Một số khái niệm (10)
      • 2.1.1 Dự án (10)
      • 2.1.2 Quản lý dự án (12)
      • 2.1.3 Hoạch định dự án (13)
    • 2.2 Các công cụ quản lý dự án (13)
      • 2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phân việc – WBS (Work Breakdown Structure) (13)
      • 2.2.2 Sơ đồ thanh ngang (sơ đồ GANTT) (14)
      • 2.2.3 Phương pháp CPM (Critical Path Method) (16)
      • 2.2.4 Phương pháp PERT (Program Evaluation and Review Technique) (17)
      • 2.2.5 Phương pháp xác định địa điểm (18)
    • 2.3 Các phương pháp tính toán kĩ thuật (18)
      • 2.3.1 Các giá trị hiện tại ròng NPV (18)
      • 2.3.2 Suất thu lợi nội tại (IRR) (18)
      • 2.3.5 Khấu hao (19)
      • 2.3.6 Thuế (19)
    • 2.4 Cơ sở pháp lí (20)
  • CHƯƠNG III..............................................................................................................16 (0)
    • 3.1 Thông tin chung (21)
    • 3.2 Mô tả sản phẩm (21)
      • 3.2.1 Khái niệm về bã mía (21)
      • 3.2.2 Điểm nổi bật của sản phẩm (21)
      • 3.2.3 Giá cả của sản phẩm (22)
    • 3.3 Quy trình sản xuất hộp bã mía (24)
    • 3.4 Thời gian thực hiện dự án (25)
    • 3.5 Diện tích mặt bằng (25)
    • 3.6 Công suất thiết kế (26)
    • 3.7 Nguồn nhân lực của dự án (26)
    • 3.8 Nguồn kinh phí dự trù cho dự án (27)
    • 3.9 Địa điểm thực hiện (27)
    • 3.10 Phân tích thị trường (28)
      • 3.10.1 Nhu cầu thị trường (28)
      • 3.10.2 Thị trường mục tiêu (29)
      • 3.10.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh (29)
      • 3.10.4 Cơ hội (30)
      • 3.10.5 Thách thức (31)
      • 3.10.6 Giải pháp (31)
  • CHƯƠNG IV..............................................................................................................27 (32)
    • 4.1 Các hoạt động trong suốt tiến trình dự án (32)
    • 4.4 Phân bổ các nguồn lực khác của dự án (38)
      • 4.4.1 Chi phí thuê mặt bằng và sửa chữa mặt bằng (38)
      • 4.4.2 Chi phí nghiên cứu thị trường (39)
      • 4.4.3 Chi phí mua sắm trang thiết bị (39)
      • 4.4.4 Chi phí mua nguyên vật liệu (41)
      • 4.4.5 Chi phí vận chuyển máy móc (42)
      • 4.4.6 Chi phí khác (42)
      • 4.4.7 Chi phí hoạt động hàng năm (42)
      • 4.4.8 Chi phí đầu tư ban đầu (43)
    • 4.5 Phân tích tài chính dự án (44)
      • 4.5.1 Doanh thu từ dự án (44)
      • 4.5.2 Phân tích dòng tiền (46)
      • 4.5.3 Kết luận (50)
    • 4.6 Phân tích rủi ro và lập kế hoạch ứng phó (52)
  • CHƯƠNG V................................................................................................................48 (0)
    • 5.1 Kết luận (56)
      • 5.1.1 Kết quả đạt được (56)
      • 5.1.2 Hạn chế (57)
    • 5.2 Kiến nghị (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

Đặt vấn đề

“Rác thải nhựa" là cụm từ không còn xa lạ với đông đảo người dân Việt Nam bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc Tại tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cảnh báo: “Ở Việt Nam, hiện nay, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật" Cộng hưởng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường F&B (Food and Beverage) cùng xu hướng “take away” là sự gia tăng số lượng sử dụng các hộp nhựa, hộp xốp để đáp ứng nhu cầu mang đi của khách hàng Khi khách mua đồ ăn uống mang về, thường không mang theo đồ để đựng, mà nhà hàng, quán ăn chuẩn bị hộp xốp, hộp nhựa gói hàng và phụ thu mỗi khách thêm 5.000 - 10.000 đồng Đây là 1 trong số vô vàn những lý do có thể giải thích cho việc 350 triệu tấn nhựa được sản xuất ra mỗi năm và thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn Những con số trên không chỉ mang ý nghĩa thống kê từ năm này qua năm khác, mà nó còn là tiếng chuông cảnh báo khi môi trường sống, mẹ thiên nhiên đang “kêu gào" bởi bị rác thải nhựa bao vây Với tính chất khó phân hủy, rác thải nhựa đang là “kẻ thù" không đội trời chung với môi trường Vì vậy, nếu không có những giải pháp kịp thời thì rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như làm tổn hại tới sức khỏe con người.

Trước tình hình đó, việc tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn phế phẩm nông nghiệp là xu hướng mới rất được quan tâm, không chỉ cung cấp vật liệu cho ngành sản xuất, việc tái chế các phế phẩm nông nghiệp còn giúp giảm thiểu khối lượng rác thải ra ngoài môi trường Theo thống kê của trang Sugarcane.org mỗi năm có 1 tỷ 450 triệu tấn mía được sản xuất tương đương với 435 triệu tấn bã mía, tưởng chừng đây sẽ là phế phẩm nông nghiệp vô dụng, trở thành rác thải trong cuộc sống nhưng bằng trí thông minh, sáng tạo của con người đã góp phần đẩy mạnh giá trị của chúng lên tầm cao mới. Thông qua áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, bã mía đã trở thành nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất khác Ứng dụng lớn nhất của bã mía hiện nay là trong lĩnh vực sản xuất bao bì công nghiệp và hộp đựng thức ăn. Các sản phẩm hộp bã mía được xem là “giải pháp xanh” của môi trường bởi chúng có khả năng phân hủy sinh học 100% trong vòng 40 – 60 ngày, khi phân hủy thành phân hữu cơ có thể dùng trong trồng trọt, bổ sung nguồn dưỡng chất cho cây trồng, thúc đẩy tăng trưởng của cây con Ngoài ra, sản phẩm còn có tính đa dạng cao có thể sử dụng với cả thực phẩm nóng và lạnh, khả năng chịu nhiệt lên đến hơn 100 độ C nhưng không sản sinh ra bất kỳ loại mùi hôi, độc tố nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe Đây là sự thay thế hoàn hảo cho các loại hộp đựng từ nhựa và xốp trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống mang đến sự an tâm cho người dùng.

Xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường đang ngày càng phổ biến và trở thành sự lựa chọn ưu việt giúp giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt với những hộ kinh doanh trong ngành giao đồ ăn Việc sử dụng các sản phẩm đồ dùng một lần

"xanh – sạch" trên toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hướng cộng đồng đến việc đảm bảo sức khỏe cũng như cải thiện chất lượng môi trường sống Người tiêu dùng cũng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng Hiểu và nắm bắt được tình hình thị trường cũng như nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng nhóm sinh viên chúng tôi quyết định đề xuất dự án “XÂY DỰNG MÔ

HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HỘP BÃ MÍA” nhằm tạo ra sản phẩm thay thế nhựa, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Chúng tôi hy vọng hộp bã mía có thể ảnh hưởng tích cực đến “cuộc chiến” bảo vệ môi trường và trở thành lựa chọn hoàn hảo cho người tiêu dùng hiện tại.

Mục tiêu của dự án

- Xây dựng thành công cơ sở sản xuất hộp bã mía đảm bảo các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm như: HACCP, ISO 22000, ISO 9001, OK-Home Compost.

- Tận dụng được nguồn bã mía khổng lồ thải ra từ các nhà máy sản xuất mía đường.

- Cung cấp giải pháp xanh cho hộp đựng thức ăn là các sản phẩm làm phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

- Mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm hộp bã mía chất lượng, an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

- Giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa độc hại và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

- Giải quyết một phần vấn đề việc làm cho người lao động địa phương.

- Dự án với đầy triển vọng sẽ thay thế hộp nhựa, hộp xốp dùng một lần sang hộp đựng thức ăn bằng các nguyên liệu hữu cơ an toàn cho sức khỏe và góp phần cho cuộc sống bền vững.

- Phân tích thị trường: đối tượng khách hàng là chủ các doanh nghiệp, cửa hàng chuyên kinh doanh về dịch vụ thức ăn nhanh, take-away, bếp online, giao hàng tận nơi.

- Phân tích và lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở sản xuất sao cho thuận tiện trong quá trình thu mua nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hóa.

- Sản xuất được các sản phẩm chất lượng, tối thiểu hóa chi phí sản xuất nhằm tạo mức giá hợp lý để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.

- Hiệu quả kinh tế: đây là sản phẩm thiết thực, đáp ứng sự được sự cần thiết trong xu hướng “tiêu dùng xanh” của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu: cung cấp cho thị trường tiêu thụ 440.000 sản phẩm các loại trên một tháng.

- Nguồn vốn: đảm bảo có đủ nguồn vốn lưu động trong suốt quá trình thực hiện dự án Dự kiến thời gian hoàn vốn là sau hơn 2 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động.

- Thời gian hoàn thành dự án: 1 năm kể từ khi lên kế hoạch.

Phạm vi và phương pháp thực hiện đề tài

1.3.1 Phạm vi của đề tài Để hoàn thành một dự án hoàn chỉnh, cần phải trải qua rất nhiều bước như nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội từ thị trường, đưa ra ý tưởng sau đó kiểm tra tính khả thi của ý tưởng, lập kế hoạch, khảo sát, triển khai, giám sát và kết thúc dự án Do thời gian có hạn nên chúng tôi không thể thực hiện tất cả các bước trên, chúng tôi chỉ có thể tập trung vào các bước hoạch định dự án:

- Lên ý tưởng: nắm bắt xu hướng “sống xanh” của khách hàng và mong muốn tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp từ các nhà máy để mang đến những sản phẩm hộp bã mía an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.

- Tìm hiểu tài liệu, cơ sở pháp lý liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng sản xuất, các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, các phương pháp hoạch định dự án và thực hiện dự án trên cơ sở đã thực hiện.

- Thực hiện khảo sát khách hàng xác định thông tin và nhu cầu cần thiết Lựa chọn địa điểm thiết kế xây dựng cơ sở sản xuất phù hợp.

- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và biện pháp giải quyết.

- Dự án được dự kiến hoàn thành trong 1 năm kể từ khi lên kế hoạch, địa điểm thực hiện tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

- Nguồn tài nguyên dự án:

+ Nhân lực: sử dụng các lao động phổ thông trong các khâu sản xuất, lấy nguyên vật liệu và giao hàng Tuyển dụng Kế toán để quản lí chi tiêu, nhân viên kinh doanh để lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm, nhân viên bảo trì để bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trong nhà máy sản xuất.

+ Nguyên vật liệu: bã mía từ các nhà máy đường phải đảm bảo độ sạch và không bị biến đổi quá lớn do vi sinh vật lên men phá hủy.

1.3.2 Phương pháp thực hiện đề tài

- Cách thức thực hiện đề tài:

+ Tham khảo sách báo, các trang mạng Internet, tài liệu chuyên ngành về quy trình sản xuất hộp bã mía.

+ Tính toán chi phí đầu tư ban đầu của dự án và hoạch định quy mô dự án để có được dòng tiền sau thuế.

+ Dùng phương pháp điểm có trọng số để lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

+ Sử dụng sơ đồ cấu trúc phân việc (WBS) để lập kế hoạch thực hiện các công việc trong dự án, sơ đồ thanh ngang (Sơ đồ Gantt), sơ đồ mạng PERT để kiểm soát tiến độ dự án.

+ Phân tích những rủi ro có thể xảy ra và lập kế hoạch ứng phó.

- Phương pháp lấy số liệu: thu thập thông tin từ các trang mạng Internet, sách báo và từ các doanh nghiệp đi trước.

- Phương pháp đánh giá: sử dụng các phương pháp phân tích giá trị hiện tại ròng(NPV), suất thu lợi nội tại (IRR), phân tích dòng tiền sau thuế (CFAT) để tính toán hiệu quả kinh tế và kiểm tra tính khả thi của dự án.

Nội dung chính của đề tài

Chương I: Giới thiệu dự án

Chương II: Cơ sở lý thuyết

Chương III: Mô tả dự án

Chương IV: Phân tích dự án

Chương V: Kết luận và kiến nghị

Dự án (Project) là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách

Hình 2.1 Sơ đồ dự án

Các đặc điểm của một dự án:

- Thời hạn nhất định: có thời điểm bắt đầu và kết thúc.

- Nguồn lực bị hạn chế: về nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách.

- Tính độc đáo: không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án.

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án.

- Môi trường hoạt động va chạm.

- Tính bất định và rủi ro cao.

Các đặc điểm của một dự án thành công:

- Hoàn thành trong thời hạn quy định.

- Hoàn thành trong chi phí cho phép.

- Đạt được thành quả mong muốn.

- Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả và hữu hiệu.

Các giai đoạn của một dự án:

- Giai đoạn khởi đầu (Initiation phase) bao gồm các hoạt động liên quan đến sự hình thành dự án:

+ Định nghĩa dự án (Definition)

+ Bắt đầu triển khai (Start-up)

- Giai đoạn triển khai (Implementation Phase) bao gồm các hoạt động:

+ Tổ chức công việc (Organizing)

- Giai đoạn kết thúc (Termination Phase) bao gồm các hoạt động:

Chu kì hoạt động của một dự án:

Quá trình phát triển các thành phần dự án:

Hình 2.3 Quá trình phát triển các thành phần dự án

- Dự án hợp đồng (Contractual Project)

- Dự án nghiên cứu và phát triển (R&D Project).

- Dự án xây dựng (Construction Project).

- Dự án hệ thống thông tin (Information System Project)

- Dự án đào tạo và quản lý (Management & Training Project)

- Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project)

- Dự án viện trợ phát triển/ phúc lợi công cộng (Public/Welfare/ Development Project)

Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định (đó là đạt được kết quả về kỹ thuật, tài chính và thời gian)

Những trở lực trong quản lý dự án:

- Độ phức tạp của dự án.

- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

- Cấu trúc lại tổ chức.

- Rủi ro trong dự án.

- Kế hoạch và giá cả cố định

Các chức năng của quản lý dự án:

+ Định phương hướng chiến lược

+ Hình thành công cụ để đạt đến mục tiêu trong giới hạn về nguồn lực và phải phù hợp với môi trường hoạt động

+ Phối hợp công việc ra sao?

+ Ai báo cáo cho ai?

+ Chỗ nào cần ra quyết định?

+ Động viên, hướng dẫn phối hợp nhân viên

+ Chọn lựa một kênh thông tin hiệu quả

+ Xử lý các mâu thuẫn trong tổ chức

Kiểm soát = Giám sát + So sánh + Sửa sai

Hoạch định là một quá trình mà nhà quản lý dự báo các vấn đề, những ảnh hưởng của các sự kiện có thể xảy ra làm thay đổi các hoạt động hoặc các mục tiêu kinh doanh của họ

Các bước hoạch định dự án:

- Xác định mục tiêu: dùng tiêu chuẩn SMART để xác định mục tiêu

- Kế hoạch nguồn lực và tài chính

2.2 Các công cụ quản lý dự án

2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phân việc – WBS (Work Breakdown Structure)

WBS là công cụ quản lý dự án quan trọng nhất và là cơ sở cho tất cả các bước lập kế hoạch và giám sát khác WBS là phương pháp xác định có hệ thống các công việc của một dự án bằng cách chia nhỏ dự án thành các công việc nhỏ dần nhằm mục đích:

- Tách dự án thành các công việc với mức độ chi tiết, cụ thể hơn

- Ước tính nguồn lực, thời gian, chi phí và các yêu cầu kỹ thuật khác một cách hệ thống.

- Phân chia trách nhiệm thực hiện cụ thể và hợp lý.

Các dạng sơ đồ WBS được mô tả ở hình.

Hình 2.4 WBS dạng sơ đồ khối

WBS dạng liệt kê2.2.2 Sơ đồ thanh ngang (sơ đồ GANTT)

Sơ đồ Gantt là một công cụ cổ điển nhất hiện vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án Trong sơ đồ Gantt, các công tác đƣợc biểu diễn trên trục tung bằng thanh ngang, thời gian tương ứng được biểu diễn trên trục hoành

Các bước thực hiện sau:

- Bước 1: Phân tích công việc

- Bước 2: Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc hợp lý

- Bước 3: Xác định độ dài thời gian thực hiện từng công việc một cách thích hợp

- Bước 4: Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc

- Bước 5: Xây dựng bảng phân tích công việc với các công việc được kí hiệu. Trong đó, nêu rõ nội dung, trình tự thực hiện từng công việc, thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc

Giả sử một dự án có các công việc và thời gian thực hiện các công việc được cho trong bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng mô tả các công việc chung của dự án

STT Công tác Công tác trước Thời gian (tuần)

Hình 2.5 Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai sớm Ưu nhược điểm của sơ đồ thanh ngang

+ Dễ xây dựng và nhận biết công việc.

+ Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.

+ Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác.

+ Chỉ phù hợp với các dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.

2.2.3 Phương pháp CPM (Critical Path Method)

Phương pháp CPM hay còn gọi là phương pháp “đường găng” Phương pháp này nhấn mạnh đến việc cân đối giữa chi phí và thời gian Thời gian thực hiện mỗi công tác được ước tính chính xác nên phương pháp này được xem như là phương pháp tất định Phương pháp này thường đƣợc sử dụng cho các dự án xây dựng.Phương pháp CPM có thể được trình bày dưới hai dạng sau:

- Sơ đồ AON (Activity On Node)

- Sơ dồ AOA (Activity On Arrow)

Hình 2.6 Các thông số trên sơ đồ mạng AOA

Ta cần xác định các thông số sau:

+ Tại sự kiện j chỉ có một công tác đến: EOj = EOi + tij

+ Tại sự kiện j có nhiều công tác đến: EOj = Max {EOi + tij}

+ Đối với các công tác ảo thì cách dùng tương tự với tij (ảo) = 0

- Xác định LO và LS:

+ Tại sự kiện kết thúc dự án:

+ Nếu chỉ có một công tác đi từ sự kiện i:

+ Nếu có nhiều công tác đi từ sự kiện i:

LOi = Min {LSij} = Min {LOkết thúc –tij} + Thời gian dự trữ của các công tác – TF (Total Float)

+ TFij= LSij - ESij Công tác có TF = 0 thì đó là công tác găng Đường gang là đường nối liền các sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng với điều kiện tất cả các công tác nằm trên nó là công tác găng Mỗi sơ đồ mạng có ít nhất một đường găng.

- Các loại thời gian dự trữ:

+ Thời gian dự trữ tổng (Total Float/Sloat):

Sij (1) = LSij – ESij = LOj – EOi – tij = TFij

+ Thời gian dự trữ an toàn (Safety Float):

+ Thời gian dự trữ tự do (Free Float):

+ Thời gian dự trữ độc lập (Independent Float):

2.2.4 Phương pháp PERT (Program Evaluation and Review Technique)

PERT là phương pháp xác suất, cho phép tìm được xác suất toàn bộ dự án trong thời gian định sẵn

Phương pháp PERT sử dụng ba loại thời gian:

- Thời gian lạc quan a (Optimistic Time)

- Thời gian bi quan b (Pessimistic Time)

- Thời gian thường xảy ra nhất m (Most Likely Time) a ≤ m ≤ b

Dựa vào ba loại thời gian ước tính a, m và b, thời gian kỳ vọng te và phương sai σ ij của công tác được tính như sau: t e = a + 4 6 m+ b

Hay t e = 2 a+3 6 b ( Nếu không thể xác định m) σ e 2 = (b−a ) 2

2.2.5 Phương pháp xác định địa điểm

Phương pháp dùng trọng số đơn giản (phương pháp định tính)

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chọn địa điểm.

- Cho trọng số từng nhân tố (trong khoảng từ 0 đến 1) căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.

- Xây dựng thang điểm cho từng nhân tố (thang điểm 10 hoặc 100).

- Tiến hành cho điểm từng nhân tố ở vùng dự định lựa chọn địa điểm.

- Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố.

- Tính tổng số điểm cho từng địa điểm.

- Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

2.3 Các phương pháp tính toán kĩ thuật

2.3.1 Các giá trị hiện tại ròng NPV

Giá trị hiện tại thuần (ròng) (Net Present Value – NPV): là chênh lệch giữa khoảng thu và chi, được tính theo công thức:

- NPV > 0: Doanh thu lớn hơn chi phí => dự án tốt (lời)

- NPV < 0: Doanh thu nhỏ hơn chi phí => dự án xấu (lỗ)

- NPV = 0: Doanh thu bằng chi phí => cũng là một dự án đáng giá nên tuỳ theo mức độ của dự án mà xem xét có thực hiện hay không (hòa vốn)

2.3.2 Suất thu lợi nội tại (IRR)

Suất thu lợi nội tại (Internal Rate Return – IRR) là suất chiết khấu làm cho NPV của dự án có giá trị bằng zero

- Dự án được xem là đáng giá nếu IRR > MARR, trong đó MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

- Để so sánh hai dự án theo tiêu chuẩn IRR, ta dùng phương pháp so sánh theo dòng tiền gia số.

Nếu IRR ≥ MARR thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn là phương án đáng giá hơn.Suất thu lợi nội tại được tính theo công thức sau:

- i1 là lãi suất chiết khấu mà NPV1 > 0

- i2 là lãi suất chiết khấu mà NPV2 < 0 Được đánh giá nếu IRR > MARR (MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được).

2.3.3 Phân tích chỉ số lợi ích – chi phí (B/C)

- Nếu PW của lợi ích > PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = > 1 => Có lời.

- Nếu PW của lợi ích < PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = < 1 => Thua lỗ.

- Nếu PW của lợi ích = PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = 1 => Hòa vốn.

2.3.4 Phương pháp điểm hòa vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu = Tổng chi phí Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận

- Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

- Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Mức trích khấu hao trung bình Nguyên giá của tài sản cố định hằng năm của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội

Dòng tiền sau thuế (CFAT) là tạo ra dòng tiền của công ty thông qua hoạt động kinh doanh Nó được tính bằng cách cộng lại các khoản phí phí tiền mặt như khấu hao, chi phí tái cơ cấu và khoản điều chỉnh giảm giá trị thu nhập ròng Để tính dòng tiền tệ sau thuế - CFAT ta cần phải xác định được thuế phải nộp

- Dòng tiền trước thuế: CFBT= Doanh thu thuần – chi phí

- Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – khấu hao

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế = TI x Thuế suất (T)

- Dòng tiền tệ sau thuế: CFAT = CFBT – Thuế

Trường hợp công ty có vay mượn thì được miễn thuế thu nhập trên phần tiền lãi có liên quan

- Khi đó thu nhập chịu thuế sẽ là: TI = CFBT - khấu hao - tiền lãi

- Dòng tiền tệ sau thuế sẽ giảm do trả gốc và lãi:

CFAT = CFBT - Thuế - tiền lãi – tiền gốc

- Nếu kết quả tính toán thu nhập chịu thuế - TI có giá trị âm, thì doanh nghiệp sẽ được miễn thuế

Trong quá trình thực hiện dự án sẽ liên quan đến một số cơ sở pháp lý như sau:

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Luật số 72/2020/QH14 của Quốc hội: Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

- Thông tư 23/2023/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định.

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Một số khái niệm

Dự án (Project) là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách

Hình 2.1 Sơ đồ dự án

Các đặc điểm của một dự án:

- Thời hạn nhất định: có thời điểm bắt đầu và kết thúc.

- Nguồn lực bị hạn chế: về nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách.

- Tính độc đáo: không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án.

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án.

- Môi trường hoạt động va chạm.

- Tính bất định và rủi ro cao.

Các đặc điểm của một dự án thành công:

- Hoàn thành trong thời hạn quy định.

- Hoàn thành trong chi phí cho phép.

- Đạt được thành quả mong muốn.

- Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả và hữu hiệu.

Các giai đoạn của một dự án:

- Giai đoạn khởi đầu (Initiation phase) bao gồm các hoạt động liên quan đến sự hình thành dự án:

+ Định nghĩa dự án (Definition)

+ Bắt đầu triển khai (Start-up)

- Giai đoạn triển khai (Implementation Phase) bao gồm các hoạt động:

+ Tổ chức công việc (Organizing)

- Giai đoạn kết thúc (Termination Phase) bao gồm các hoạt động:

Chu kì hoạt động của một dự án:

Quá trình phát triển các thành phần dự án:

Hình 2.3 Quá trình phát triển các thành phần dự án

- Dự án hợp đồng (Contractual Project)

- Dự án nghiên cứu và phát triển (R&D Project).

- Dự án xây dựng (Construction Project).

- Dự án hệ thống thông tin (Information System Project)

- Dự án đào tạo và quản lý (Management & Training Project)

- Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project)

- Dự án viện trợ phát triển/ phúc lợi công cộng (Public/Welfare/ Development Project)

Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định (đó là đạt được kết quả về kỹ thuật, tài chính và thời gian)

Những trở lực trong quản lý dự án:

- Độ phức tạp của dự án.

- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

- Cấu trúc lại tổ chức.

- Rủi ro trong dự án.

- Kế hoạch và giá cả cố định

Các chức năng của quản lý dự án:

+ Định phương hướng chiến lược

+ Hình thành công cụ để đạt đến mục tiêu trong giới hạn về nguồn lực và phải phù hợp với môi trường hoạt động

+ Phối hợp công việc ra sao?

+ Ai báo cáo cho ai?

+ Chỗ nào cần ra quyết định?

+ Động viên, hướng dẫn phối hợp nhân viên

+ Chọn lựa một kênh thông tin hiệu quả

+ Xử lý các mâu thuẫn trong tổ chức

Kiểm soát = Giám sát + So sánh + Sửa sai

Hoạch định là một quá trình mà nhà quản lý dự báo các vấn đề, những ảnh hưởng của các sự kiện có thể xảy ra làm thay đổi các hoạt động hoặc các mục tiêu kinh doanh của họ

Các bước hoạch định dự án:

- Xác định mục tiêu: dùng tiêu chuẩn SMART để xác định mục tiêu

- Kế hoạch nguồn lực và tài chính

Các công cụ quản lý dự án

2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phân việc – WBS (Work Breakdown Structure)

WBS là công cụ quản lý dự án quan trọng nhất và là cơ sở cho tất cả các bước lập kế hoạch và giám sát khác WBS là phương pháp xác định có hệ thống các công việc của một dự án bằng cách chia nhỏ dự án thành các công việc nhỏ dần nhằm mục đích:

- Tách dự án thành các công việc với mức độ chi tiết, cụ thể hơn

- Ước tính nguồn lực, thời gian, chi phí và các yêu cầu kỹ thuật khác một cách hệ thống.

- Phân chia trách nhiệm thực hiện cụ thể và hợp lý.

Các dạng sơ đồ WBS được mô tả ở hình.

Hình 2.4 WBS dạng sơ đồ khối

WBS dạng liệt kê2.2.2 Sơ đồ thanh ngang (sơ đồ GANTT)

Sơ đồ Gantt là một công cụ cổ điển nhất hiện vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án Trong sơ đồ Gantt, các công tác đƣợc biểu diễn trên trục tung bằng thanh ngang, thời gian tương ứng được biểu diễn trên trục hoành

Các bước thực hiện sau:

- Bước 1: Phân tích công việc

- Bước 2: Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc hợp lý

- Bước 3: Xác định độ dài thời gian thực hiện từng công việc một cách thích hợp

- Bước 4: Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc

- Bước 5: Xây dựng bảng phân tích công việc với các công việc được kí hiệu. Trong đó, nêu rõ nội dung, trình tự thực hiện từng công việc, thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc

Giả sử một dự án có các công việc và thời gian thực hiện các công việc được cho trong bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng mô tả các công việc chung của dự án

STT Công tác Công tác trước Thời gian (tuần)

Hình 2.5 Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai sớm Ưu nhược điểm của sơ đồ thanh ngang

+ Dễ xây dựng và nhận biết công việc.

+ Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.

+ Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác.

+ Chỉ phù hợp với các dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.

2.2.3 Phương pháp CPM (Critical Path Method)

Phương pháp CPM hay còn gọi là phương pháp “đường găng” Phương pháp này nhấn mạnh đến việc cân đối giữa chi phí và thời gian Thời gian thực hiện mỗi công tác được ước tính chính xác nên phương pháp này được xem như là phương pháp tất định Phương pháp này thường đƣợc sử dụng cho các dự án xây dựng.Phương pháp CPM có thể được trình bày dưới hai dạng sau:

- Sơ đồ AON (Activity On Node)

- Sơ dồ AOA (Activity On Arrow)

Hình 2.6 Các thông số trên sơ đồ mạng AOA

Ta cần xác định các thông số sau:

+ Tại sự kiện j chỉ có một công tác đến: EOj = EOi + tij

+ Tại sự kiện j có nhiều công tác đến: EOj = Max {EOi + tij}

+ Đối với các công tác ảo thì cách dùng tương tự với tij (ảo) = 0

- Xác định LO và LS:

+ Tại sự kiện kết thúc dự án:

+ Nếu chỉ có một công tác đi từ sự kiện i:

+ Nếu có nhiều công tác đi từ sự kiện i:

LOi = Min {LSij} = Min {LOkết thúc –tij} + Thời gian dự trữ của các công tác – TF (Total Float)

+ TFij= LSij - ESij Công tác có TF = 0 thì đó là công tác găng Đường gang là đường nối liền các sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng với điều kiện tất cả các công tác nằm trên nó là công tác găng Mỗi sơ đồ mạng có ít nhất một đường găng.

- Các loại thời gian dự trữ:

+ Thời gian dự trữ tổng (Total Float/Sloat):

Sij (1) = LSij – ESij = LOj – EOi – tij = TFij

+ Thời gian dự trữ an toàn (Safety Float):

+ Thời gian dự trữ tự do (Free Float):

+ Thời gian dự trữ độc lập (Independent Float):

2.2.4 Phương pháp PERT (Program Evaluation and Review Technique)

PERT là phương pháp xác suất, cho phép tìm được xác suất toàn bộ dự án trong thời gian định sẵn

Phương pháp PERT sử dụng ba loại thời gian:

- Thời gian lạc quan a (Optimistic Time)

- Thời gian bi quan b (Pessimistic Time)

- Thời gian thường xảy ra nhất m (Most Likely Time) a ≤ m ≤ b

Dựa vào ba loại thời gian ước tính a, m và b, thời gian kỳ vọng te và phương sai σ ij của công tác được tính như sau: t e = a + 4 6 m+ b

Hay t e = 2 a+3 6 b ( Nếu không thể xác định m) σ e 2 = (b−a ) 2

2.2.5 Phương pháp xác định địa điểm

Phương pháp dùng trọng số đơn giản (phương pháp định tính)

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chọn địa điểm.

- Cho trọng số từng nhân tố (trong khoảng từ 0 đến 1) căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.

- Xây dựng thang điểm cho từng nhân tố (thang điểm 10 hoặc 100).

- Tiến hành cho điểm từng nhân tố ở vùng dự định lựa chọn địa điểm.

- Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố.

- Tính tổng số điểm cho từng địa điểm.

- Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

Các phương pháp tính toán kĩ thuật

2.3.1 Các giá trị hiện tại ròng NPV

Giá trị hiện tại thuần (ròng) (Net Present Value – NPV): là chênh lệch giữa khoảng thu và chi, được tính theo công thức:

- NPV > 0: Doanh thu lớn hơn chi phí => dự án tốt (lời)

- NPV < 0: Doanh thu nhỏ hơn chi phí => dự án xấu (lỗ)

- NPV = 0: Doanh thu bằng chi phí => cũng là một dự án đáng giá nên tuỳ theo mức độ của dự án mà xem xét có thực hiện hay không (hòa vốn)

2.3.2 Suất thu lợi nội tại (IRR)

Suất thu lợi nội tại (Internal Rate Return – IRR) là suất chiết khấu làm cho NPV của dự án có giá trị bằng zero

- Dự án được xem là đáng giá nếu IRR > MARR, trong đó MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

- Để so sánh hai dự án theo tiêu chuẩn IRR, ta dùng phương pháp so sánh theo dòng tiền gia số.

Nếu IRR ≥ MARR thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn là phương án đáng giá hơn.Suất thu lợi nội tại được tính theo công thức sau:

- i1 là lãi suất chiết khấu mà NPV1 > 0

- i2 là lãi suất chiết khấu mà NPV2 < 0 Được đánh giá nếu IRR > MARR (MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được).

2.3.3 Phân tích chỉ số lợi ích – chi phí (B/C)

- Nếu PW của lợi ích > PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = > 1 => Có lời.

- Nếu PW của lợi ích < PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = < 1 => Thua lỗ.

- Nếu PW của lợi ích = PW của chi phí thì C B = PWthu PWchi = 1 => Hòa vốn.

2.3.4 Phương pháp điểm hòa vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu = Tổng chi phí Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận

- Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

- Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Mức trích khấu hao trung bình Nguyên giá của tài sản cố định hằng năm của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội

Dòng tiền sau thuế (CFAT) là tạo ra dòng tiền của công ty thông qua hoạt động kinh doanh Nó được tính bằng cách cộng lại các khoản phí phí tiền mặt như khấu hao, chi phí tái cơ cấu và khoản điều chỉnh giảm giá trị thu nhập ròng Để tính dòng tiền tệ sau thuế - CFAT ta cần phải xác định được thuế phải nộp

- Dòng tiền trước thuế: CFBT= Doanh thu thuần – chi phí

- Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – khấu hao

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế = TI x Thuế suất (T)

- Dòng tiền tệ sau thuế: CFAT = CFBT – Thuế

Trường hợp công ty có vay mượn thì được miễn thuế thu nhập trên phần tiền lãi có liên quan

- Khi đó thu nhập chịu thuế sẽ là: TI = CFBT - khấu hao - tiền lãi

- Dòng tiền tệ sau thuế sẽ giảm do trả gốc và lãi:

CFAT = CFBT - Thuế - tiền lãi – tiền gốc

- Nếu kết quả tính toán thu nhập chịu thuế - TI có giá trị âm, thì doanh nghiệp sẽ được miễn thuế.

Cơ sở pháp lí

Trong quá trình thực hiện dự án sẽ liên quan đến một số cơ sở pháp lý như sau:

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Luật số 72/2020/QH14 của Quốc hội: Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

- Thông tư 23/2023/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định.

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Thông tin chung

- Tên dự án: Xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh hộp bã mía

Email: tienb2109824@student.ctu.edu.vn

Email:thub2103209 @student.ctu.edu.vn

Mô tả sản phẩm

3.2.1 Khái niệm về bã mía

Bã mía là phụ phẩm của ngành mía đường, là phần xơ không đồng nhất còn sót lại sau quá trình sản xuất đường từ thân cây mía Bã mía khô bao gồm 45% cellulose, 28% hemicellulose, 20% lignin, 5% đường, 1% khoáng chất và 2% tro Bã mía có thành phần tương tự như gỗ, ngoại trừ độ ẩm cao Chúng thường được xử lý và tận dụng làm chất đốt hoặc để tự phân hủy Cho đến những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bắt đầu sử dụng bã mía như một nguồn tài nguyên tái tạo lý tưởng để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ đời sống thay cho nhựa

3.2.2 Điểm nổi bật của sản phẩm

- Hộp đựng thức ăn bằng bã mía có thể phân hủy sinh học là một hệ thống đóng kế khoa học, kích thước hoàn hảo cho cảm giác ngon miệng, khuyến khích ăn uống lành mạnh và cân bằng Nắp đậy vừa vặn hoàn hảo bịt kín xung quanh thành để giữ cho hộp không bị rò rỉ

- Thành phần 100% là nguyên liệu thuần tự nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao không sinh ra bất kỳ hóa chất độc hại nào cho cơ thể như các loại hộp xốp, ly nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay Và cũng chính vì được làm từ các sợi tự nhiên mà những sản phẩm bã mía vô cùng thân thiện với môi trường, chúng sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên trong khoảng 45 ngày.

- Khả năng tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên, chúng có thể phân rã trở lại làm phân bón cho đất, không còn nỗi lo nhiễm các hóa chất độc hại từ đồ nhựa.

- Các sản phẩm bã mía có tính chất nhiệt tốt (thích hợp với nhiệt độ từ -25°C đến 220°C) không những có thể dùng trực tiếp trong lò vi sóng mà chúng còn có độ bền cao và rất an toàn khi có thể được dùng để đựng những thực phẩm có nhiệt độ cao, chứa nhiều dầu mỡ, có tính chua,…mà không bị biến dạng hình dáng

- Mẫu mã đa dạng cho từng loại sản phẩm cùng nhiều kích cỡ khác nhau.Từ hộp một ngăn đến nhiều ngăn, hộp oval, hộp tròn, hộp vuông Từ hộp có sức chứa 350 ml tăng dần đến những hộp có khả năng đựng đồ lên đến 1000ml.

- Bên trong sản phẩm có phủ một lớp nguyên liệu tái sinh PLA giúp việc đựng thực phẩm được hiệu quả nhất.

- Không chứa hóa chất hay các chất phụ gia trong quá trình sản xuất nên đồ dùng từ bã mía này rất an toàn với người sử dụng.

- Giá thành không quá cao, đặc biệt khi nguyên liệu nhựa ngày một tăng giá thì các sản phẩm hộp bã mía là một lựa chọn phù hợp về chi phí và giải pháp tuyệt vời trong vấn đề giảm rác thải nhựa.

3.2.3 Giá cả của sản phẩm

Với mong muốn có thể phục vụ mọi nhu cầu từ khách hàng chúng tôi đã thiết kế nhiều loại sản phẩm hộp bã mía với những công dụng khác nhau cùng với nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.

Hình 3.1 Một số hình ảnh về sản phẩm hộp bả mía

Nguồn ảnh: https://biogreen.com.vn/

Bảng 3.1 Bảng giá sản phẩm

Mã sản phẩm Loại hộp Dung tích

Kích thước (miệng x đáy x cao) Đóng gói

DT01 Hộp bã mía 1 ngăn nắp liền

DT02 Hộp bã mía 1 ngăn nắp rời 500ml 178x125x45 mm 2.500 2.400 2.200

DT03 Hộp bã mía 2 ngăn có nắp

AT04 Hộp bã mía 3 ngăn có nắp

AT07 Hộp vuông bã mía nắp liền 500ml 150x150x80 mm 2.350 2.200 2.000

AT22 Hộp bã mía oval có nắp 720ml 195x125x45 mm 3.200 3.150 2.850

TTQ7 Hộp bã mía tròn có nắp

Quy trình sản xuất hộp bã mía

Hình 3.1 Quy trình sản xuất hộp bã mía

- Kiểm tra nguyên liệu: Khi nhận được nguyên liệu bã mía, tiến hành kiểm tra để xem nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn hay không.

- Làm bột: Bã mía được sử dụng làm nguyên liệu thô và pha chế thành bột giấy có nồng độ nhất định thông qua quá trình nghiền bột thủy lực và khử trùng ở nhiệt độ cao Sử dụng bột giấy bọt và máy đập tuabin thủy lực để xà phòng hóa việc tách sợi nhằm cải thiện khả năng liên kết của sợi Thêm vào các vật liệu phụ liên quan để cải thiện khả năng chống ẩm của sản phẩm bột giấy đúc khuôn và hiệu suất chống thấm nước của thành phẩm, sau đó bổ sung các vật liệu phụ liên quan cụ thể vào bột giấy. Cuối cùng là thêm nước để điều chỉnh độ đặc của bột giấy thô giúp dễ mất nước hơn bột giấy thô trên khuôn lưới.

- Định hình: Bột giấy được khử nước trên khuôn kim loại để tạo thành một nguyên mẫu của hộp bột giấy ướt Khoảng 95% nước trong bột giấy được loại bỏ trong quá trình đúc khuôn Máy đúc loại bỏ nước khỏi nguyên mẫu của hộp bã mía trong quá trình tạo hình để giảm chi phí sấy khô và mất nước Đồng thời, việc nén giúp làm tăng lực liên kết giữa các sợi và tăng cường độ của khuôn giấy ướt Sau khi định hình bã mía là đến công đoạn sấy khô để làm nóng và làm bay hơi khuôn với sự trợ giúp của nhiệt khuôn định hình, đồng thời đóng vai trò khử trùng.

- Cắt: Quá trình này sử dụng quá trình tạo khuôn ép nóng, gia công, loại bỏ các dấu lưới do mạng giấy để lại, làm cho bề mặt bên trong và bên ngoài nhẵn và mịn, có thể ép một số văn bản và hoa văn theo yêu cầu sử dụng và khách hàng khác nhau

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Theo hình thức bên ngoài và yêu cầu kiểm tra của công ty, kiểm tra xem sản phẩm có đủ tiêu chuẩn hay không, sau đó phân loại thành phẩm loại một và phế phẩm.

- Đóng gói: Sản phẩm sau khi được kiểm tra nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ được phân loại theo dung tích, hình dáng, màu sắc, theo yêu cầu của khách hàng thành các thùng lớn.

Thời gian thực hiện dự án

Thời gian thực hiện dự kiến: 01 năm

Diện tích mặt bằng

Mặt bằng của dự án được bố trí như hình sau đây:

Hình 3.2 Sơ đồ mặt bằng xưởng sản xuất hộp bã mía

Mặt bằng xưởng sản xuất và văn phòng được xây dựng cạnh nhau trên cùng một mặt bằng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với diện tích là 1080m 2 (54x20).

Mặt bằng xưởng sản xuất gồm 4 khu chính:

- Khu làm bột: chứa 2 máy nghiền bã mía và 2 máy đập tuabin thủy lực xử lí nguyên liệu bã mía sau khi đưa qua công đoạn kiểm tra để chế biến thành bột.

- Khu định hình: chứa 2 máy dập khuôn để tạo hình hộp theo mẫu.

- Khu cắt: chứa 2 máy cắt tỉa bằng khí nén để loại bỏ viền thừa ở các cạnh hình thành do sự gia nhiệt và ép.

- Khu đóng gói: các công nhân ở đây sẽ xem xét từng loại sản phẩm để chọn kích thước thùng đóng gói phù hợp.

- Ngoài ra còn các khu phụ như:

+ Khu nguyên liệu thô: dùng để chứa bã mía chưa qua xử lí.

+ Phòng công cụ và bảo trì: chứa các công cụ cần thiết cho việc sửa chữa và bảo trì thiết bị.

+ Khu kiểm soát chất lượng: các sản phẩm khi đến khu này sẽ được xem xét, kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn hay không để phân loại là phế phẩm hay thành phẩm.

+ Kho lưu trữ sản phẩm: dùng để lưu trữ các thùng hàng hóa đã đạt đủ tiêu chuẩn để giao đến khách hàng.

Mặt bằng văn phòng bao gồm: phòng chăm sóc khách hàng, phòng kế toán,phòng kinh doanh, dùng để xử lí các công việc hành chính cũng như tiếp đón các khách hàng của doanh nghiệp.

Công suất thiết kế

Mô hình được thiết kế với công suất 430.080 sản phẩm trên một tháng, cụ thể:

- Công suất 1h máy chạy: 1.920 sản phẩm (32 sản phẩm/phút)

- Số giờ làm việc trong 1 ca: 4 giờ

- Số ca làm việc trong 1 ngày: 2 ca

- Số ngày làm việc trong 1 tháng: 28 ngày

Nguồn nhân lực của dự án

Nguồn nhân lực của dự án được dự kiến phân bổ như sau:

Bảng 3.2 Phân bổ nguồn nhân lực cho dự án

T Vị trí việc làm Trình độ Số lượng

1 Quản lí chung Kĩ sư Quản lí công nghiệp 2

2 Kế toán Cử nhân ngành Kế toán 2

3 Nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm Kĩ sư Quản lí công nghiệp 2

4 Nhân viên bảo trì Kĩ sư Cơ khí 2

5 Nhân viên kinh doanh Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh 3

6 Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên 2

7 Công nhân xưởng sản xuất Tốt nghiệp THPT 20

8 Nhân viên vận chuyển Tốt nghiệp THPT 2

9 Bảo vệ Tốt nghiệp THCS 2

10 Lao công Không cần trình độ 1

Nguồn kinh phí dự trù cho dự án

- Tổng kinh phí dự kiến: 3.168.505.500 đồng.

- Chi phí cố định và chi phí biến đổi được trình bày như sau:

Bảng 3.3 Chi phí dự trù cố định ĐVT: VNĐ

1 Chi phí sửa chữa mặt bằng 200.000.000

2 Chi phí nghiên cứu thị trường và chi phí khác 94.000.000

3 Chi phí mua nguyên liệu 216.040.500

4 Chi phí mua sắm trang thiết bị 2.148.865.000

5 Chi phí đào tạo nhân lực ban đầu 50.000.000

Bảng 3.4 Chi phí biến đổi hàng tháng ĐVT: VNĐ

4 Chi phí vận hành (điện, nước, wifi, điện thoại) 103.980.000

5 Phí vệ sinh môi trường 300.000

Địa điểm thực hiện

Địa điểm là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm, cũng như sự tiện lợi trong hoạt động, giao dịch của doanh nghiệp Nó tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích, đồng thời ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng Quyết định về địa điểm là một quyết định có tầm quan trọng chiến lược Qua phân tích và đánh giá, dùng phương pháp cho điểm có trọng số để lựa chọn vị trí xây dựng thích hợp Địa điểm thực hiện dự án được dựa trên các yếu tố sau:

- Mặt bằng: có thể thuê lâu dài, giá cả hợp lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi, đảm bảo an ninh, rộng rãi để dễ bố trí các cơ sở sản xuất, dịch vụ của dự án và dễ mở rộng dự án

- Thị trường tiêu thụ: đảm bảo ưu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại, gần những nơi dân cư đông đúc có nhu cầu cao để tạo nguồn tiêu thụ mạnh mẽ.

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn cung ổn định, vận chuyển dễ dàng.

- Nguồn nhân lực: dồi dào, chất lượng, có kinh nghiệm, có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Khảo sát địa điểm xây dựng tại Hậu Giang với hai địa điểm được chọn là huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.

Bảng 3.5 Bảng khảo sát địa điểm xây dựng

Yếu tố Trọng số Điểm Điểm có trọng số

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu 0.4 80 75 32 30

Qua khảo sát và tính toán, chúng tôi quyết định chọn huyện Phụng Hiệp, tỉnhHậu Giang làm nơi thực hiện dự án vì địa điểm có tổng điểm trọng số cao nhất, phù hợp với ý tưởng mô hình.

Phân tích thị trường

Trong những năm gần đây ngành F&B (Food and Beverage) phát triển ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu giao đồ ăn online cũng tăng cao, việc sử dụng các đồ nhựa trong quá trình vận chuyển được nhiều người ưu tiên để tiết kiệm chi phí. Theo như các chuyên gia, chính điều này đã làm ảnh hưởng và gây sức ép lớn đối với công tác xử lý rác thải trong môi trường Trước thực trạng đó, một bộ phần lớn người dùng đã thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa mà chuyển sang các sản phẩm “xanh”, làm từ vật liệu thân thiện với môi trường Trong chương trình “Giảm nhựa sống xanh” củaGrabFood tìm hiểu về ý thức giảm rác thải nhựa khi đặt đồ ăn của khách hàng đã thu lại được kết quả bất ngờ Có đến 66% người dùng đã đặt món từ các nhà hàng, quán ăn lựa chọn sử dụng hộp bã mía thân thiện với môi trường và 61% người dùng đã lựa chọn không sử dụng thêm đồ nhựa Điều này chứng tỏ xu hướng sử dụng bao bì thân thiện môi trường thay cho bao bì nhựa đang lên ngôi Do đó, ngày càng nhiều quán ăn sử dụng hộp bã mía thay vì hộp nhựa Cùng với sự phát triển của xã hội thì mức sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng từ đó mà tăng lên, đòi hỏi sự hoàn thiện về chất lượng và mới lạ hơn.“Tiêu dùng xanh” giờ đây không còn là trào lưu mới nổi mà đã trở thành xu hướng rất được người tiêu dùng ưa chuộng Có thể thấy để bảo vệ môi trường xanh sạch song song đó là bảo vệ sức khỏe của chính mình thì tiêu dùng có ý thức đang trở thành vấn đề cấp thiết và thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới Theo một nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam, khoảng 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch” Các chủ nhà hàng, quán ăn cũng từ đó mà thay đổi để không rơi vào nguy cơ bị khách hàng xa lánh và tụt lại so với thị trường Ngoài ra, Nhà nước cũng như giới chuyên gia cho rằng nếu muốn khởi nghiệp có thể đi lên từ những điều này Chính vì thế, tiềm năng của hộp bã mía trên thị trường hiện nay là rất lớn, hứa hẹn sẽ là một ý tưởng kinh doanh hiệu quả nếu đầu tư và phát triển sản xuất.

Sản phẩm hộp bã mía được sản xuất với mong muốn cung cấp cho tất cả người tiêu dùng sản phẩm hộp chất lượng nhất, tuy nhiên chúng tôi tập trung hướng đến các nhóm đối tượng sau:

- Các doanh nghiệp, cửa hàng chuyên kinh doanh về dịch vụ thức ăn nhanh, take- away, bếp online, giao hàng tận nơi.

- Nhóm khách hàng dễ dàng thích nghi, tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng sản phẩm mới.

- Nhóm khách hàng chung mục đích bảo vệ môi trường và mong muốn có sản phẩm thay thế nhựa để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Thị trường trung gian: bao gồm chuỗi các cửa hàng siêu thị, đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối.

3.10.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh a) Cạnh tranh trực tiếp

 CÔNG TY TNHH MTV JOY FOOD - nhà phân phối chính thức dòng sản phẩm hộp bã mía Gracz

- Sản phẩm: Đa dạng, nhiều mẫu mã, 100% từ sợi bã mía, phân hủy sinh học trong 45 ngày, không chứa chất gây ung thư, dùng an toàn trong lò vi sóng.

 CÔNG TY TNHH BAO BÌ XANH THỊNH PHÁT - sản phẩm bao bì đóng gói thân thiện với môi trường

- Địa chỉ : Ngõ 61/17 Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

- Sản phẩm: phân hủy hoàn toàn, an toàn cho sức khỏe dùng để đựng hoa quả, hải sản, thịt, đồ ăn chín …dùng trong cả ngăn mát và ngăn đông.

 CÔNG TY TNHH THE ORGANIK HOUSE - đơn vị cung cấp đa dạng các sản phẩm 100% có thể phân hủy sinh học

- Địa chỉ: Chung cư Phạm Viết Chánh, lô D cổng 2 - 79 Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh

- Sản phẩm: chén đĩa mo cau, sản phẩm từ tre như muỗng, nĩa, bàn chải, ống hút cỏ, ống hút tre, và các sản phẩm đồ gia dụng tự nhiên, sản phẩm tự nhiên để chăm sóc cá nhân và gia đình khác b) Cạnh tranh gián tiếp

 Sản phẩm làm bằng nhựa

- Ưu điểm: giá thành rẻ, nhẹ, tiện dụng, thói quen tiêu dùng của nhiều người

- Nhược điểm: ảnh hưởng đến môi trường, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng nhầm các sản phẩm kém chất lượng.

 Sản phẩm làm bằng giấy

- Ưu điểm: gọn nhẹ, tiện dụng, hợp vệ sinh, mẫu mã đa dạng, an toàn cho con người và môi trường.

- Nhược điểm: Giá cả có hơi cao, dễ ẩm mốc hay biến dạng nếu để lâu trong môi trường ẩm ướt.

 Sản phẩm làm từ thủy tinh, kim loại, gốm.

- Ưu điểm: Sang trọng, sạch sẽ, mẫu mã và màu sắc Dễ vệ sinh, không bám mùi, màu của thực phẩm

- Nhược điểm: Hơi nặng, chỉ phục vụ cho khách ăn tại chỗ.

Dự kiến các sản phẩm hộp bã mía sau khi đưa vào hoạt động sẽ biến hạn chế của các đối thủ cạnh tranh thành điểm mạnh, đồng thời học tập điểm mạnh của đối thủ. Điều quan trọng nhất của dự án là tập trung vào trải nghiệm của khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp một cách tốt nhất, góp phần giải quyết một phần vấn đề rác thải không phân hủy được trong tự nhiên.

Thông qua việc tìm hiểu và phân tích những ưu điểm hiện nay của thị trường hộp bã mía chúng tôi đã đúc kết được một số cơ hội sau:

- Hậu Giang là tỉnh có diện tích mía lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhà máy đường hoạt động với công suất cao cho ra số lượng lớn bã mía, tận dụng được điều này để đảm bảo cho khâu vận hành của dự án được đầy đủ về số lượng và cả chất lượng.

- Là sản phẩm mới nhưng gây được thiện cảm lớn, có tính cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm đồ đựng nhựa xốp truyền thống.

- Tiềm năng rất lớn khi đáp ứng được nhu cầu và tâm lý người tiêu dùng.

- Được sự ủng hộ của Nhà nước do Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường nhằm khuyến khích nhân rộng xu hướng sản xuất và tiêu dùng này.

- Rào cản thương hiệu do bước đầu xâm nhập thị trường nên còn nhiều khó khăn.

- Đối đầu với nhiều đối thủ đã có từ lâu trên thị trường phải cạnh tranh để giữ giá ổn định và cải tiến công nghệ.

- Nhân tố về Vệ sinh An toàn thực phẩm.

- Vì sản phẩm chất lượng và đảm bảo nên giá thành tương đối cao.

- Xu hướng nhu cầu sản phẩm biến động không theo dự báo trước, doanh số bán hàng không đạt được như kế hoạch.

- Nhiều cửa hàng được xây dựng chỉ vì mục đích lợi nhuận, chưa sẵn sàng chi trả thêm để sử dụng sản phẩm.

- Biến động tiêu cực của xã hội làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng, mẫu mã của sản phẩm kết hợp với giá cả hợp lý.

- Đầu tư nghiên cứu sản phẩm mía, trong quá trình canh tác hạn chế sử dụng các chất hóa học thay vào đó áp dụng các biện pháp sinh học để giảm sâu bệnh.

- Tăng cường công tác Marketing trên các trang mạng xã hội Nhanh chóng tạo dấu ấn về thương hiệu khi người tiêu dùng đang hưởng ứng mạnh mẽ đối với các sản phẩm “xanh” được làm từ thiên nhiên.

- Áp dụng các chính sách ưu đãi về giảm giá và các chương trình khuyến mãi khi mua với số lượng lớn.

- Luôn lắng nghe ý kiến từ khách hàng về sản phẩm hiện tại, kịp thời sửa đổi,thay thế cho phù hợp với từng nhu cầu.

Các hoạt động trong suốt tiến trình dự án

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm:

- Hộp bã mía là một giải pháp mới để chung tay bảo vệ môi trường Nhờ nguồn nguyên liệu sạch hoàn toàn lấy từ thiên nhiên nên có khả năng tự phân hủy sinh học trong thời gian ngắn Hộp bã mía đang dần được yêu thích trên thị trường so với các loại hộp nhựa hay xốp truyền

- Lên ý tưởng, thiết kế và phát triển sản phẩm: thông qua sách báo và tài liệu chuyên ngành tìm ra nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng và mẫu mã đa dạng.

Lập kế hoạch phân tích dự án:

- Đưa ra các bước cụ thể cho dự án, giúp dễ dàng theo dõi, nắm bắt tiến độ của dự án.

- Đưa ra các chiến lược thúc đẩy dự án và có thể điều chỉnh kịp thời các yếu tố, tránh rủi ro ngoài ý muốn.

Khảo sát thị trường và tìm kiếm mặt bằng:

- Khảo sát thị trường: Khảo sát ý kiến khách hàng về sử dụng hộp bã mía thông qua các cuộc khảo sát online, trực tiếp

- Tìm kiếm mặt bằng: mặt bằng phải đáp ứng các tiêu chí gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, gần nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

- Qua khảo sát và sử dụng phương pháp đánh giá địa điểm theo trọng số, địa điểm được lựa chọn là huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

- Thuê mặt bằng: liên hệ chủ mặt bằng, thương lượng giá cả và tiến hành kí hợp đồng thuê dài hạn.

Xin giấy phép hoạt động và phân tích chi phí đầu tư:

- Xin giấy phép hoạt động: hoàn thành các thủ tục, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác theo trình tự pháp luật Quá trình này cần tham khảo cơ sở pháp lý và ý kiến của luật sư.

- Phân tích chi phí đầu tư: Cân nhắc lợi ích và hạn chế của hai phương án: 100% vốn sẵn có và vay ngân hàng Xem xét và phân bổ nguồn chi phí đầu tư hợp lí.

Thiết kế mặt bằng: Thiết kế, bố trí không gian phù hợp với dự án và mục tiêu đã đề ra.

Tiến hành xây dựng nhà xưởng và mua sắm trang thiết:

- Xây dựng nhà xuởng theo bản thiết kế đã đưa ra.

- Khảo sát giá cả trang thiết bị và mua sắm các trang thiết bị cần thiết và vật liệu trang trí.

- Tiến hành lắp đặt và trang trí.

- Giám sát chất lượng công trình, tiến độ thi công.

- Kiểm soát chi phí trong quá trình thi công và mua trang thiết bị để đảm bảo chi tiêu hợp lí, phù hợp kế hoạch của dự án.

Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu:

- Cần tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu an toàn, uy tín, chi phí phù hợp cho việc sản xuất.

- Kí hợp đồng thu mua nguyên vật liệu với số lượng lớn và lâu dài.

- Các vị trí cần tuyển: Kế toán, nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhân viên bảo trì, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng, công nhân, nhân viên vận chuyển, bảo vệ, lao động.

- Đăng tin tuyển dụng lên các trang web, trung tâm giới thiệu việc làm.

Tổ chức marketing, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Đưa ra các khuyến mãi, giảm giá, tặng quà khi mua với số lượng lớn và các dịp lễ để thu hút khách hàng.

- Lập trang web chính thức của xưởng sản xuất và tài khoản xã hội, hằng ngày cập nhập các thông tin về sản phẩm, không gian và hoạt động của xưởng.

- Tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực thì tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hình 4.1 Sơ đồ WBS của dự án 4.2 Thiết lập trình tự trước sau và thời gian hoàn thành các công việc

Trình tự và thời gian thực hiện từng công việc được thể hiện như sau:

Bảng 4.1 Trình tự và thời gian thực hiện công việc

T Công việc Mô tả công việc Công việc trước

Ngày bắt đầu Ngày kết thúc

Thời gian hoàn thành (tuần )

1 A Nghiên cứu và phát triển sản phẩm - 20/10/202

2 B Lập kế hoạch phân tích dự án chi tiết A 10/11/202

3 C Khảo sát thị trường và tìm kiếm mặt bằng B 24/11/202

4 D Xin giấy phép hoạt động và phân tích chi phí đầu tư C 22/12/202

Tiến hành xây dựng nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị D,E 26/1/2024 8/8/2024 28

7 G Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu D 26/1/2024 22/2/2024 4

Tổ chức marketing, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm H 6/9/2024 20/10/2024 6

Dựa vào bảng trên, ta vẽ được sơ đồ Gantt của dự án như sau:

Hình 4.2 Sơ đồ Gantt của dự án

Hình 4.3 dưới đây sẽ biểu sơ đồ AOA của dự án:

Hình 4.3 Sơ đồ AOA của dự án

- Thời gian hoàn thành dự án: S = 52 tuần.

4.3 Phân bổ các nguồn nhân lực cho dự án

Dự án sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công việc Nhờ vậy dự án đạt được những kết quả khả quan Vai trò và yêu cầu cụ thể của từng bộ phận được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Nguồn nhân lực của dự án

Vị trí việc làm Mô tả công việc Trình độ Thời gian làm việc

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý chung, giám sát công việc, lập kế hoạch thu mua, phân phối và cấp phát lương cho nhân viên.

2 Kế toán Quản lí thu chi, báo cáo tài chính.

Cử nhân ngành Kế toán.

Nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm

Tìm kiếm mua và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, chịu trách nhiệm kiểm kê sản lượng xuất nhập kho.

Kĩ sư Quản lí công nghiệp

Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, máy móc tại xưởng lên phương án xử lý và tiến hành sửa chữa, giải quyết khi xảy ra lỗi.

Tìm kiếm, khai thác nhu cầu khách hàng, nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh.

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh

Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng

Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và giải quyết các khiếu nại, những vấn đề của khách hàng Đề xuất và thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng

Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên 7h30 – 17h

7 Công nhân Phụ trách các công việc sản Tốt nghiệp 7h30 – 17h xưởng sản xuất xuất hộp bả mía ở xưởng THPT

8 Nhân viên vận chuyển vận chuyển nguyên vật liệu đến xưởng và vận chuyển sản phẩm đến tay khác hàng.

Giữ xe cho nhân viên và khách hàng Đảm bảo an ninh, trật tự tại xưởng và văn phòng.

10 Lao công Dọn dẹp vệ sinh cho xưởng và văn phòng.

Thời gian làm việc bắt đầu từ 7h30 – 17h tức là làm việc 8 giờ theo giờ hành chính, được nghỉ trưa 90 phút Nhân viên làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật nghỉ. Trường hợp cần hàng gấp, cần nhân viên gấp thì nhân viên làm thêm giờ sẽ được hưởng lương tăng ca theo quy định Riêng bảo vệ làm việc nguyên tuần và làm việc xoay ca, mỗi người làm tối đa 4 ca tối/ tuần.

Việc phân bổ nguồn nhân lực và mức lương của từng bộ phận được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 4.3 Bảng lương nhân viên

STT Vị trí Lương Số lượng Tổng

3 Nhân viên kiểm soát chất lượng 7.500.000 2 15.000.000

6 Nhân viên chăm sóc khách hàng 6.500.000 2 13.000.000

Mức lương trên chỉ là lương cơ bản và còn được điều chỉnh cho phù hợp Ngoài ra, nhân viên còn được nhận thêm tiền trợ cấp và tiền thưởng khi làm việc tốt.

Nhân viên sẽ được hưởng các chế độ, chính sách dành cho người lao động theo luật định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc,chính sách cho lao động nữ ).

Quy định về yêu cầu nhân sự tại nhà máy và văn phòng:

- Nhân viên được phép nghỉ tối đa 3 ngày/tháng, nghỉ ngắn hạn phải báo với quản lí.

- Nhân viên đi làm đúng giờ, có trách nhiệm, nhiệt tình, nhanh nhẹn, trung thực, có đạo đức tốt.

- Nhân viên ký hợp đồng với công ty thời hạn 2 năm và được hưởng các phúc lợi như lương tháng 13, thưởng doanh thu, bảo hiểm xã hội,…

- Nhân viên trước khi làm việc chính thức thì phải qua đào tạo sơ bộ và kiểm tra tay nghề.

- Nhân viên được trả lương vào ngày 10 hằng tháng, nhận qua thẻ ngân hàng Agribank.

- Lương tháng 13 bằng bình quân mức lương của 12 tháng trong năm đó.

Phân bổ các nguồn lực khác của dự án

Ngoài chi phí về con người, dự án còn nhiều loại chi phí khác cần tính toán như: chi phí thuê mặt bằng và sửa chữa mặt bằng,

4.4.1 Chi phí thuê mặt bằng và sửa chữa mặt bằng.

Mặt bằng thuê chung cho cả xưởng sản xuất và văn phòng với diện tích 54 x 20

= 1080m 2 , chi phí thuê 1 tháng là 40.000.000 đồng (480.000.000 đồng/năm).

Dựa vào nền móng mặt bằng có sẵn, chúng tôi chỉ thực hiện một số công việc như sau: xây dựng lại các vách ngăn cho giữa các khu vực trong nhà máy sản xuất, xây dựng tường cách âm tại khu văn phòng, sơn lại toàn bộ mặt bằng, trang trí,… để thuận tiện và mang lại hiệu quả tốt nhất Chi phí bao gồm tiền thuê nhà thầu, người trang trí, vật tư và một số chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện.

Ghi chú: Các bảng phân tích nguồn lực cũng như các bảng phân tích kinh tế của dự án dưới đây đều sử dụng đơn vị tiền tệ là VNĐ.

Bảng 4.4 Chi phí sửa chữa mặt bằng

STT Tên công việc Diện tích thực hiện

Giá thi công (VNĐ/m 2 ) Thành tiền

1 Xây dựng tường cách âm 160m 2 250.000 40.000.000

3 Xây dựng vách ngăn Panel

4 Trang trí và các chi phí khác - - 15.000.000

4.4.2 Chi phí nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng trong quá tình thực hiện dự án Nghiên cứu thị trường là cơ sở cho đầu vào của dự án, nhằm xác định địa điểm, nhu cầu khách hàng, khả năng cạnh tranh.

Bảng 4.5 Chi phí nghiên cứu thị trường

T Tên công việc Chi phí

1 Chi phí nghiên cứu thị trường, xem xét địa điểm thực hiện 1.500.000

2 Chi phí phân tích sự cạnh tranh 1.500.000

3 Chi phí khảo sát nhu cầu khách hàng 1.000.000

4.4.3 Chi phí mua sắm trang thiết bị

Bảng 4.6 dưới đây sẽ trình bày chi tiết về danh sách các thiết bị cũng như giá cả cần thiết quá trình thực hiện dự án.

Bảng 4.6 Chi phí mua sắm trang thiết bị

STT Tên Số lượn g Đơn vị Giá Thành tiền

2 Máy cắt tỉa bằng khí nén

3 Máy làm khuôn hộp bã mía

4 Máy đập tuabin thủy lực

5 Hệ thống máy bơm hút chân không hoàn chỉnh MVO-

6 Máy nén trục vít Aristone 1 cái 39.500,000 39.500.000

7 Băng tải chuyền di động

8 Rổ Nhựa Công Nghiệp 5 cái 150.000 750.000

9 Camera an ninh Xiaomi Mi

11 Đồ dùng văn phòng phẩm 1 - 2.000.000 2.000.000

12 Dụng cụ văn phòng phẩm 1 - 1.000.000 1.000.000

13 Bộ bàn ghế văn phòng 6 bộ 1.050.000 6.300.000

14 Bộ bàn ghế họp chân sắt 1 bộ 3.400.000 3.400.000

15 Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc 1 cái 7.000.000 7.000.000

16 Bộ sơ cứu y tế, dụng cụ vệ sinh văn phòng 1 bộ 1.450.000 1.450.000

18 Máy in văn phòng 1 cái 4.200.000 4.200.000

29 Bình dung dịch bọt 2 cái 700.000 1.400.000

30 Mền chống cháy khổ 1.8m 2 cái 550.000 1.100.000

32 Bảng nội quy, tiêu lệnh

33 Bộ bảng cấm lửa, cấm hút thuốc 5 cái 40.000 200.000

34 Bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm 4 cái 85.000 340.000

35 Bảng chỉ dẫn nơi để bình chữa cháy 3 cái 90.000 270.000

36 Bảng vị trí còi báo cháy 3 cái 75.000 225.000

37 Bảng hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy 2 cái 115.000 230.000

4.4.4 Chi phí mua nguyên vật liệu

Danh sách về chi phí mua nguyên vật liệu hàng tháng của nhà máy được trình bày ở bảng 4 dưới đây:

Bảng 4.7 Chi phí mua nguyên vật liệu hàng tháng

STT Tên Số lượng Đơn vị Giá Thành tiền

3 Bột tre cho sản xuất giấy 657 kí 18.500 12.154.500

5 Băng keo giấy bảng to

9 Thiệp cảm ơn và hướng dẫn sử dụng 3.000 cái 500 1.500.000

10 Găng tay chống hóa chất

4.4.5 Chi phí vận chuyển máy móc

Các máy móc đầu tư cho nhà máy sản xuất đa phần được mua từ Trung Quốc, vì thế cần phải tốn một khoảng tiền lớn vào việc vận chuyển máy móc về Việt Nam Bảng 4.8 dưới đây sẽ thể hiện chi tiết chi phí vận chuyển các loại máy móc.

Bảng 4.8 Chi phí vận chuyển máy móc

STT Tên Số lượng Trọng lượng (kg) Giá

2 Máy cắt tỉa bằng khí nén

3 Máy làm khuôn hộp bã mía ZHIYUAN 4 1.800 13.000 93.600.000

4 Máy đập tuabin thủy lực

Ngoài các chi phí như chi phí thuê mặt bằng, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nguyên vật liệu, thì ở giai đoạn đầu dự án cần các chi phí khác như: chi phí thủ tục hành chính, chi phí marketing, chi phí lắp đặt máy móc,

T Tên công việc Chi phí

2 Chi phí thủ tục hành chính 3.000.000

3 Chi phí lắp đặt chạy thử và máy móc 80.000.000

5 Chi phí đào tạo nhân sự ban đầu 50.000.000

4.4.7 Chi phí hoạt động hàng năm

Chi phí hoạt động (chi phí biến đổi) của dự án được tính toán trong bảng dưới đây:

Bảng 4.10 Chi phí biến đổi hàng năm

T Tên Số lượng Chi phí/tháng Chi phí/ năm

4 Chi phí bảo trì máy móc 5.000.000 60.000.000

8 Phí vệ sinh môi trường - 300.000 3.600.000

Từ đây, ước tính chi phí dự án tăng 5% mỗi năm Tính được chí biển đổi qua 5 năm như sau:

Bảng 4.11 Chi phí biến đổi qua 5 năm

4.4.8 Chi phí đầu tư ban đầu

Tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 4.12 Chi phí đầu tư ban đầu

STT Nội dung Chi phí

1 Chi phí sửa chữa mặt bằng 200.000.000

2 Chi phí nghiên cứu thị trường 4.000.000

3 Chi phí mua nguyên vật liệu 216.040.500

4 Chi phí mua sắm máy móc thiết bị 2.148.865.000

5 Chi phí vận chuyển máy móc 459.600.000

Phân tích tài chính dự án

4.5.1 Doanh thu từ dự án

- Dự án mang lại doanh thu chính từ việc kinh doanh sản phẩm hộp bã mía.

- Mục tiêu của dự án là sẽ đưa ra thị trường khoảng 430.000 sản phẩm/tháng.

- Theo dự báo về nhu cầu sản lượng, số sản phẩm bán được đạt 85% sản lượng sản xuất, ước tính 365.500 sản phẩm/tháng.

Bảng 4.13 Doanh thu trung bình hàng tháng của dự án

T Tên sản phẩm Số lượng Giá Thành tiền

1 Thùng 100 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 450ml 129 200.000 25.700.000

2 Thùng 200 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 450ml 73 370.000 27.010.000

3 Thùng 500 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 450ml 29 825.000 23.512.500

4 Thùng 100 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 750ml 129 245.000 31.482.500

5 Thùng 200 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 750ml 59 460.000 26.910.000

6 Thùng 500 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp liền 750ml 24 1.050.000 24.675.000

7 Thùng 100 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp rời 500ml 122 210.000 25.620.000

8 Thùng 200 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp rời 500ml 50 400.000 19.800.000

9 Thùng 500 cái hộp bã mía 1 ngăn nắp rời 500ml 15 900.000 13.500.000

10 Thùng 100 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 750ml 73 270.000 19.710.000

11 Thùng 200 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 750ml 40 520.000 20.540.000

12 Thùng 500 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 750ml 16 1.200.000 19.200.000

13 Thùng 100 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 1000ml 48 310.000 14.880.000

14 Thùng 200 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 1000ml 30 590.000 17.405.000

15 Thùng 500 cái hộp bã mía 2 ngăn có nắp 1000ml 10 1.375.000 13.062.500

16 Thùng 100 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 750ml 62 285.000 17.670.000

17 Thùng 200 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 750ml 37 550.000 20.350.000

18 Thùng 500 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 750ml 13 1.300.000 16,900,000

19 Thùng 100 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 1000ml 44 355.000 15.620.000

20 Thùng 200 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 1000ml 28 690.000 19.320.000

21 Thùng 500 cái hộp bã mía 3 ngăn có nắp 1000ml 9 1.600.000 14.400.000

22 Thùng 100 cái hộp vuông bã mía nắp liền 500ml 114 200.000 22.800.000

23 Thùng 200 cái hộp vuông bã mía nắp liền 500ml 82 380.000 31.160.000

24 Thùng 500 cái hộp vuông bã mía nắp liền 500ml 20 875.000 17.062.500

25 Thùng 100 cái hộp bã mía oval có nắp 720ml 140 280.000 39.060.000

26 Thùng 200 cái hộp bã mía oval có nắp 720ml 69 540.000 37.260.000

27 Thùng 500 cái hộp bã mía oval có nắp 720ml 16 1.225.000 19.600.000

28 Thùng 100 cái hộp bã mía tròn có nắp 350ml 138 120.000 16.500.000

29 Thùng 200 cái hộp bã mía tròn có nắp 350ml 97 220.000 21.340.000

30 Thùng 500 cái hộp bã mía tròn có nắp 350ml 29 475.000 13.775.000

31 Thùng 100 cái hộp bã mía tròn có nắp 500ml 87 165.000 14.355.000

32 Thùng 200 cái hộp bã mía tròn có nắp 500ml 74 310.000 22.940.000

33 Thùng 500 cái hộp bã mía tròn có nắp 500ml 28 700.000 19.250.000

34 Thùng 100 cái hộp bã mía tròn có nắp 850ml 86 245.000 21.070.000

35 Thùng 200 cái hộp bã mía tròn có nắp 850ml 64 470.000 30.080.000

36 Thùng 500 cái hộp bã mía tròn có nắp 850ml 14 1.075.000 15.050.000

Từ doanh thu trung bình hàng tháng suy ra được doanh thu năm đầu bằng:

Doanh thu năm đầu = 768.570.000 × 12 = 9.222.840.000 đồng

Giả sử doanh thu hàng năm sẽ tăng 5% trên năm Doanh thu trong 5 năm được ước tính như sau:

Bảng 4.14 Doanh thu trong 5 năm

Sơ đồ dòng tiền thể hiện chi phí và doanh thu của dự án được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 4.4 Sơ đồ dòng tiền của dự án trong 5 năm a) Khấu hao:

Tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 8 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 5 năm (phù hợp với quy định của Nhà nước (thông tư số 45/2018/TT-BTC)) tài sản dự kiến được đưa vào sử dụng bào ngày 20/10/2024.

Nguyên giá tài sản cố định = Giá mua sản phẩm – chiết khấu mua hàng + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt và chạy thử Ghi chú: mức chiết khấu mua hàng bằng

5% giá mua, chi phí lắp đặt và chạy thử mỗi máy 5 triệu đồng.

Khấu hao máy móc thiết bị, hệ thống trong 5 năm được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

Bảng 4.15 Khấu hao tài sản b) Phân tích dòng tiền sau thuế:

Vay ngân hàng MB Bank số tiền 2.000.000.000 VNĐ (hai tỷ đồng) với lãi suất 7.00%/năm dành cho doanh nghiệp, kỳ hạn vay 60 tháng Số tiền gốc được trả thành 5 phần bằng nhau trong 5 năm, tiền lãi được tính trên số nợ gốc còn lại Thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20% (Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Dòng tiền sau thuế CFAT được tính như sau:

Bảng 4.16 Dòng tiền sau thuế c) Phân tích giá trị hiện tại ròng (NPV)

Sử dụng công cụ Excel để tính giá trị hiện tại ròng NPV với lãi suất chiết khấu r theo ngân hàng MB Bank là 7%/năm.

Bảng 4.17 Phân tích giá trị hiện tại ròng NPV d) Phân tích suất thu lợi nội tại (IRR)

Sử dụng hàm IRR trong Excel để tính suất thu lợi nội tại của dự án.

Bảng 4.18 Phân tích suất thu lợi nội tại IRR e) Tỉ số lợi ích/chi phí Để tính tỉ số lợi ích/chi phí, trước tiên quy dòng tiền của 5 năm về năm hiện tại rồi chia cho chi phí đầu tư ban đầu Bảng dưới dây sẽ thể hiện tỉ số giữa lợi ích và chi phí của dự án.

Bảng 4 19 Tỉ số lợi ích/chi phí f) Thời gian hòa vốn

Bảng 4.20 dưới đây sẽ biểu diễn các dữ liệu về thời gian hòa vốn như sau:

Bảng 4.20 Thời gian hòa vốn

Năm CFAT Cộng dồn CFAT

Nhận xét: Từ việc tính toán trên có thể nhận thấy sau 2 năm 59 ngày dự án sẽ hoàn được vốn và sinh lợi kể từ đó ước tính tới cuối năm thứ 3 của dự án sẽ đạt được lợi nhuận 1.370.112.048 đồng.

Sau khi phân tích kinh tế như trên, ta thu được các kết quả sau:

=> Các kết quả trên đã cho thấy dự án Xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh hộp bả mía là khả thi.

Phân tích rủi ro và lập kế hoạch ứng phó

Trong quá trình đưa dự án vào thực hiện chính thức có thể có những rủi ro không mong đợi Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch Tùy theo từng mức độ mà rủi ro có thể gây ảnh hưởng ít hay nhiều đối với dự án Một dự án sẽ bị phá sản nếu có nhiều rủi ro khi thực hiện Vì thế, phân tích rủi ro của dự án là một yêu cầu quan trọng Từ việc phân tích rủi ro, ta có thể tìm được các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng mà rủi ro mang lại Nhờ đó, tìm ra được các biện pháp hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả dự án, giúp dự án không rơi vào trạng thái bị động.

Bảng 4.21 Rủi ro và phân tích rủi ro

Rủi ro Phân tích rủi ro Mức độ ảnh hưởng Biện pháp khắc phục Chiến lược - Sự thay đổi tiến bộ về công nghệ, máy móc, quy trình.

- Đối thủ cạnh tranh mới đầy năng lượng và tiềm năng bước vào thị trường.

- Nhu cầu khách hàng về chất lượng, mẫu mã, dịch vụ ngày một tăng cao.

- Chiến lược marketing không thích hợp gây lãng phí về thời gian, tiền bạc.

Trung bình - Quá trình hoạt động sản xuất đi đôi với quá trình phát triển chiến lược mới. Thường xuyên nghiên cứu phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ

- Thực hiện công tác dự báo nhu cầu khách hàng từng thời điểm, thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng từ đó đưa ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, phù hợp với xu thế hiện nay và tiếp cận được thị trường dễ dàng

- Tìm hiểu thăm dò nhanh chóng tình hình đối thủ cạnh tranh Có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn khách hàng.

- Thực hiện marketing sản phẩm và duy trì trong suốt thời gian thực hiện dự án.Tìm, khảo sát, so sánh chi phí nguyên vật liệu tất cả nguồn cung cấp để chọn ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu có giá cả hợp lý.

- Thời tiết làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án, có thể gia tăng chi phí.

- Ước tính thời gian chưa chính xác, dẫn đến phát sinh nhiều công việc khác trong quá trình, làm chậm tiến độ chung.

- Thiếu hụt nhân công, công việc bị trì trệ.

- Một số vật liệu sử dụng cho dự án có thể tăng làm cho chi phí tăng lên so với dự tính ban đầu

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về thời tiết tại khu vực, để kịp thời điều chỉnh tiến độ đảm bảo thời gian hoàn thành dự án

- Lập thời gian dự trù cho các công việc phát sinh, theo dõi tiến độ dự án.

- Dự trù một khoản chi phí cố định,dùng khi chi phí xây dựng, mua nguyên vật liệu tăng hay tiến độ dự án kéo dài có thể kịp thời đáp ứng.

- Khi có sự thay đổi về số lượng công nhân, cần thông báo trước ít nhất 15 ngày, để thực hiện ngay việc tìm kím công nhân thay thế

Hoạt động sản xuất Trong quá trình sản xuất sản phẩm có thể gây ra nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, uy tín của xưởng:

- Máy móc sản xuất hư hỏng, gián đoạn hoặc kéo dài quá trình sản xuất.

- Nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất khi nhu cầu khách hàng tăng, chất lượng và giá cả nguyên liệu không ổn định.

- Sự thay đổi về nhân sự các khâu, nhân viên nghỉ đột xuất hay kinh nghiệm tay nghề kỹ năng làm việc chưa

Cao - Thường xuyên bảo trì và kiểm tra máy móc định kì để đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường.

- Tìm nhà cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín, đảm bảo chất lượng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn Ngoài ra, luôn dự trữ một lượng nguyên liệu phòng khi nhu cầu khách hàng tăng cao.

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên để nâng cao tay nghề Động viên, khen thưởng đối với nhân viên làm việc hiệu suất.

Tài chính được coi là quan trọng nhất đối với một công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì thế khi rủi ro tài chính xảy ra sẽ làm ngừng trệ hoạt động kinh doanh.

Rủi ro về tài chính là do thiếu hụt nguồn vốn.

Khi mới đưa vào hoạt động kinh doanh, lượng sản phẩm ra thị trường có thể không nhiều, chi phí phát sinh ngoài tầm kiểm soát dẫn đến doanh thu không ổn định.

Ngoài nguồn vốn chính ban đầu, cần dự trữ thêm một khoảng vốn khác để dành chi tiêu cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và giải quyết khi gặp rủi ro về tài chính

Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi đã thành lập dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh hộp bã mía”nhằm tạo ra sản phẩm hộp bã mía chất lượng, an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường với giá cả hợp lý có thể cạnh tranh với các cơ sở sản xuất hộp bã mía khác Bên cạnh đó, với dự án này có thể tận dụng được nguồn bã mía khổng lồ thải ra từ các nhà máy sản xuất mía đường để làm ra sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học Dự án còn giải quyết được một phần nhỏ về vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh hộp bã mía” được thực hiện trong 1 năm với tổng chi phí ước tính đầu tư ban đầu là 3.168.505.500 đồng Phân tích hiệu quả kinh tế với IRR = 40%, NPV= 3.236.822.878, thời gian hoàn vốn 2 năm 59 ngày, kết quả cho thấy đây là một dự án khả thi và mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Dự án có tính khả thi cao và đáp ứng những tiêu chuẩn đã đề ra ban đầu như:

- Nắm rõ được quy trình sản xuất hợp bã mía an toàn, đảm bảo chất lượng.

- Nắm bắt kịp thời nhu cầu khách hàng và triển vọng phát triển dự án, phân tích được thị trường trong quá trình lên kế hoạch xây dựng.

- Xác định và lựa chọn được địa điểm xây dựng phù hợp với yêu cầu đặt ra thông qua khảo sát và phân tích.

- Tính toán được thời gian hoàn thành, tiến độ dự án, nguồn nhân vật lực và chi phí của dự án.

- Phân tích được hiệu quả kinh tế của dự án.

- Phân tích được các rủi ro và lập kế hoạch ứng phó kịp thời.

- Sản phẩm hộp bã mía của dự án đáp ứng sự cần thiết trong xu hướng “tiêu dùng xanh” của khách hàng về cả chất lượng và mẫu mã.

- Mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư Ngoài ra, dự án còn có giá trị xã hội như mang lại việc làm cho một bộ phận người lao động.

- Dự án sản phẩm về phân hủy sinh học và môi trường đã có xuất hiện trên thị trường nên khả năng cạnh tranh tương đối cao.

- Do hạn chế về nguồn vốn đầu tư ban đầu nên quy mô sản xuất và kinh doanh chưa đủ lớn.

- Số liệu sử dụng còn mang tính tương đối và chủ quan.

- Chưa có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực kinh doanh, nên sẽ gặp khó khăn trong quá trình đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.

Kiến nghị

- Do còn tồn tại những mặt hạn chế, nên dự án cần khắc phục như sau:

- Trải nghiệm, học hỏi thêm kiến thức để nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh, áp dụng những phuơng pháp quản lý cụ thể hơn để xác định nhu cầu khách hàng.

- Kêu gọi vốn từ các chủ đầu tư để có thêm kinh phí và mang lại hiệu quả tốt hơn.

- Cần nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất hơn khi có điều kiện.

- Tìm thêm đầu ra uy tín cho sản phẩm, cung cấp sản lượng chất lượng ổn định để nguồn thu nhập tăng và ổn định trong thời gian tới.

- Tích cực giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các nền tảng xã hội để mọi người biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Ngày đăng: 20/03/2024, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w