1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương luận văn thạc sĩ ngân hàng vib

9 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam VIB – Chi nhánh Thăng Long
Tác giả Dương Hoàng Hiệp
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 88,28 KB
File đính kèm đề cương VIB.rar (71 KB)

Nội dung

de cuong cao hoc thac si tai chinh ngan hang vib, de cuong cao hoc thac si tai chinh ngan hang vib, PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB – CHI NHÁNH THĂNG LONG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

-*** -ĐỀ CƯƠNG -*** -ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ

PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB – CHI

NHÁNH THĂNG LONG

Ngành : Tài Chính Ngân Hàng

Học Viên: Dương Hoàng Hiệp

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Trang 2

TÓM TẮT VỀ NGHIÊN CỨU Dựa trên mục đích nghiên cứu, đề tài “Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long” đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cho vay bán

lẻ, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng cho vay bán lẻ cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

Thứ hai, đề tài đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển

cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2019-2022 Qua đó nhận định về những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục; đặc biệt chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những hạn chế, làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất về giải pháp

Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết tại chương 1, phương pháp nghiên cứu tại

chương 2, phân tích thực trạng tại chương 3, đồng thời xuất phát từ mục tiêu, định hướng của VIB Thăng Long, đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Cho vay bán lẻ là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trên toàn thế giới Từ khi hình thành đến nay, hoạt động cho vay bán lẻ đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập nền tảng phát triển vững chắc cho các NHTM Hoạt động cho vay bán lẻ góp phần hình thành tài sản và mang lại nguồn thu nhập

ổn định thường xuyên cho các ngân hàng Ngoài ra đây còn là hoạt động mang tính chất phân tán rủi ro, và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi các diễn biến, biến động của chu kỳ kinh tế Bên cạnh đó, hoạt động cho vay bán lẻ góp phần quan trọng trong việc khai thác và Phát triển thị phần kinh doanh, nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh, mang lại sự ổn định và phát triển trong các hoạt động của ngân hàng

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, hầu hết các NHTM có chiến lược tập trung vào hoạt động cho vay bán lẻ đã trụ vững trong khi các ngân hàng đầu tư lớn đều gặp khó khăn đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của cho vay bán lẻ trong cơ cấu sản phẩm của ngân hàng Vì vậy có thể thấy việc chuyển sang hoạt động cho vay bán lẻ là một xu hướng đúng đắn cho các NHTM trên thế giới trong điều kiện nền kinh tế hiện nay

Mặc dù môi trường chính trị xã hội ổn định, kinh tế phát triển vững chắc, dân số trẻ và đông, thu nhập quốc dân ngày càng được cải thiện, xu hướng tiêu dùng và sử dụng các loại hình dịch vụ ngày càng cao, tuy nhiên

do sự phát triển còn thấp các dịch vụ tài chính cá nhân nên đã làm cho thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các NHTM trong nước và ngoài nước

Đến nay, hầu hết các NHTM hoạt động tại Việt Nam đều đã có những định hướng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ theo phong cách chuyên nghiệp hơn, phù hợp với xu hướng trên thế giới và là mục tiêu được ưu tiên trong các loại hình dịch vụ

Trang 4

Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập chuyên ngành Tài chính ngân hàng, và thông qua nhu cầu từ hoạt động thực tiễn tại

chi nhánh, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển cho vay bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam VIB – chi nhánh Thăng Long ” để

nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình

Tôi hy vọng rằng với những phân tích và giải pháp mà mình đưa ra sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính: Đánh giá thực trạng cho vay bán lẻ tại VIB– chi nhánh

Thăng Long, tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề đang tồn tại và đề xuất một

số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho vay bán lẻ tại VIB– chi nhánh Thăng Long

Mục tiêu cụ thể :

- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về phát triển cho vay bán lẻ trong NHTM;

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long;

- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tồn tại trong phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi:

- Tiêu chí đánh giá phát triển cho vay bán lẻ là gì?

- Hoạt động phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long có những điểm mạnh và hạn chế gì?

- Có những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long?

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng

Long

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hoạt động phát triển cho vay bán lẻ trong thời gian từ năm 2015-2018 tại VIB Thăng Long (Năm 2015 là thời điểm VIB Thăng Long bắt đầu triển khai mô hình Ngân hàng bán lẻ, trong đó bao gồm cả hoạt động cho vay bán lẻ)

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Tài liệu sử dụng cho luận văn

chủ yếu là từ các dữ liệu thứ cấp, nguồn thu thập là từ nguồn nội bộ như: thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, … giai đoạn 2015-2018 của VIB Thăng Long Ngoài

ra, luận văn thu thập nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các giáo trình về tài tài chính, ngân hàng; các bài báo, bào viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu về kinh tế, tài chính, ngân hàng; các bài viết tại các hội thảo, hội nghị; các luận văn tiến sỹ,…

- Phương pháp xử lý thông tin: Tổng hợp số liệu từ khảo sát thực tế, phân

tích và đánh giá để tìm ra các vấn đề bất cập cần khắc phục trong quy trình phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phát triển cho vay bán lẻ để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng chất lượng hoạt động phát triển cho vay bán lẻ chưa cao tại chi nhánh, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục,phân tích quy trình cho vay bán lẻ, các hoạt động phát triển cho vay bán lẻ để nhận thấy những khiếm khuyết, thiếu sót trong quy trình cho vay bán lẻ tại chi nhánh từ đó có cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình, khắc phục lỗ hổng để nâng cao hơn nữa chất lượng phát triển cho vay bán lẻ

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cho vay bán lẻ, làm cơ

sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng cho vay bán lẻ cũng như đề xuất các

Trang 6

giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long.

Thứ hai, đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay

bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2019-2022 Nhận định về những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục; đặc biệt chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những hạn chế, làm cơ sở thực tiễn cho các

đề xuất về giải pháp

Thứ ba, đề xuất một hệ thống giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn

thiện các điều kiện để phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển cho vay bán lẻ trong các ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn

Chương 3: Thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

Chương 4: Một số giải pháp phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng

Long trong giai đoạn tiếp theo

7 Tiến độ thực hiện đề tài

Tuần 1 Tìm hiểu và lựa chọn đề án tốt

nghiệp phù hợp Nắm rõ yêu cầu, nội dung của đề án tốt nghiệp

Tuần 2 - 5 Thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin,

số liệu, báo cáo để nghiên cứu Báo cáo tiến độ thực hiện đề án tốt nghiệp với GVHD

Trang 7

Tuần 6 - 8 Nhập và phân tích, xử lý dữ liệu

thông tin, số liệu, báo cáo được GVHD thông qua

Tuần 9 - 11 Viết, chỉnh sửa đề án tốt nghiệp

Trao đổi với GVHD để nhận góp ý

về đề án tốt nghiệp

Tuần 12 Hoàn thiện và nộp đề án tốt nghiệp

8 Bố cục dự kiến của luận văn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về phát triển cho vay bán lẻ trong NHTM 1.1.1 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:

1.1.2 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu:

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển cho vay bán lẻ trong các NHTM

1.2.1 Cho vay bán lẻ

1.2.2 Phát triển cho vay bán lẻ

1.3 Kinh nghiệm về phát triển cho vay bán lẻ và bài học đối với VIB

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển cho vay bán lẻ của một số ngân hàng lớn trong nước

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Trang 8

2.1.2 Phương pháp xử lý thông tin

2.2 Thiết kế luận văn

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI VIB THĂNG LONG

3.1 Khái quát về VIB Thăng Long

3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VIB Thăng Long giai đoạn từ năm

2019 đến 2022

3.2 Phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

3.2.1 Tăng trưởng quy mô cho vay bán lẻ

3.2.2 Gia tăng thu nhập cho vay bán lẻ

3.2.3 Chất lượng và hiệu quả cho vay bán lẻ

3.2.4 Tăng trưởng số lượng khách hàng và thị phần

3.2.5 Mở rộng cơ cấu sản phẩm cho vay bán lẻ

3.2.6 Sự ổn định trong các chính sách cho vay bán lẻ

3.3 Đánh giá chung

3.3.1 Những mặt tích cực

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI VIB THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 4.1 Định hướng phát triển cho vay bán lẻ của VIB Thăng Long

4.1.1 Định hướng phát triển chung của VIB

4.1.2 Định hướng phát triển cho vay bán lẻ của VIB Thăng Long giai đoạn

2019 - 2022

4.2 Giải pháp phát triển cho vay bán lẻ tại VIB Thăng Long

4.2.1 Hoàn thiện tổ chức mô hình quản lý và kinh doan

4.2.3 Tập trung gia tăng hiệu quả

4.2.4 Xây dựng hệ thống chính sách khách hàng

4.2.5 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực gắn với chất lượng thẩm định của

Trang 9

cán bộ

4.2.6 Cải tiến quy trình

4.2.7 Đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại

4.3 Những kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Ngày đăng: 20/03/2024, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w