Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ KIỂM SỐT MÀU CHO CÁC THIẾT BỊ
TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Trong ngành công nghiệp in ấn, các công ty phải đối mặt với thách thức là đạt chất lượng ở mức chấp nhận được – thậm chí là như mẫu chuẩn Theo quan điểm của khách hàng, chất lượng sản phẩm là ý kiến chủ quan, nghĩa là sản phẩm hoàn thiện đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng Để có thể in đúng màu mong muốn đòi hỏi phải làm nhiều công việc từ chế bản tới in và có sự liên kết với nhau Tuy nhiên, nhiều nhà in trong nước với lối làm việc cũ sẽ dồn tất cả trách nhiệm về màu sắc cho công đoạn “in” làm cho hiệu suất sản xuất kém và áp lực công việc tăng Vậy chúng ta cần thay đổi thứ gì để cải thiện quy trình cũng như đáp ứng yêu cầu khách hàng, đó là tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp in, vì chúng giúp cải tiến quy trình, là bằng chứng để nhà in giao tiếp với khách hàng, giảm thiếu tối đa rủi ro, tranh cãi trong quá trình làm việc Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn quốc tế như ISO
12647, các tiêu chuẩn ngành như Fogra hay GRACoL,…phát triển và ban hành quy trình, bộ quy tắc cho sản xuất in Tuy nhiên các tiêu chuẩn này lại đưa ra quá nhiều yêu cầu và không phù hợp với những môi trường làm việc có nhiều biến động Xét qua các tiêu chuẩn cho thấy tất cả đều hướng về một mục tiêu chung là kiểm soát ổn định được quy trình sản xuất Do đó khi hiểu rõ, kiểm soát được quá trình in, quản lý màu và duy trì sự ổn định cho nó thì chúng ta đã tự xây dựng một tiêu chuẩn riêng cho mình hay còn gọi là tiêu chuẩn nội bộ
Nhận thấy được những yếu tố quan trọng và tiềm năng của việc xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu trong in ấn, nhóm em chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu cho các thiết bị hiện có tại xưởng in khoa In và Truyền thông” với mong muốn sau khi thực hiện hiện đề này tài từ những kiến thức chuyên ngành in đã học được và việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào thực nghiệm để đưa ra một tiêu chuẩn nội bộ cho quy trình sản xuất in và kiểm soát màu từng bước cho kỹ thuật in offset tại xưởng in khoa In và Truyền thông
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
+ Xây dựng quy trình sản xuất in
+ Xây dựng quy trình kiểm soát màu
+ Tiêu chuẩn quy trình sản xuất in
+ Tiêu chuẩn quy trình kiểm soát màu
+ Máy in kỹ thuật số Canon
+ Bản kẽm tại phòng CTP Khoa In và Truyền thông
+ Máy in offset tờ rời Komori Enthorne 29
Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên máy in kỹ thuật số Canon tại xưởng in - Khoa in và Truyền thông
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập chế bản in CTP offset tại xưởng in - Khoa in và Truyền thông
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên máy in offset tại xưởng in - Khoa in và Truyền thông
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên loại giấy Couche 150 gsm tráng phủ và một loại trame AM.
Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp kiến thức chuyên ngành in và tài liệu tham khảo liên quan
- Thực nghiệm giả lập kết quả trên máy in kỹ thuật số Canon, máy ghi bản CTP và máy in offset tờ rời Komori Enthorne 29 tại xưởng in - Khoa in và Truyền thông
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Lý thuyết về quản trị màu
Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau Một quá trình sản xuất in thông thường sẽ gồm những công đoạn phục chế sau:
- Hình ảnh được chụp bằng máy kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét
- Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xử lý và kết quả được hiển thị trên màn hình máy tính
- Hình ảnh được in thử để khách hàng duyệt trước khi in sản lượng
- Thông qua các quá trình này có thể thấy chất lượng phục chế màu sắc của hình ảnh phụ thuộc vào các yếu tố chính, đó là:
- Thiết bị phục chế: mỗi thiết bị phục chế khác nhau cho kết quả hiển thị màu sắc khác nhau
- Các loại vật liệu, vật tư: các loại vật liệu và vật tư khác nhau sẽ cho ra kết quả phục chế màu sắc khác nhau
Có thể thấy nếu không có biện pháp quản lý màu thì màu hiển thị trên màn hình (Soft Proof) khác nhiều so với tờ in thử (Hard Proof), màu trên tờ in thử cũng sẽ khác nhiều so với tờ in sản lượng Đây là các yếu tố khiến cho nhà in, nhà thiết kế lẫn khách hàng không thể dự báo được màu sẽ được in ra như thế nào cho đến khi in thực tế
Từ những lý do đó, hệ thống quản lý màu (CMS – Color Management System) đã ra đời như một giải pháp kịp thời nhằm quản lý và duy trì sự ổn định của màu sắc khi chúng được phục chế trên các thiết bị khác nhau, với những không gian màu khác nhau Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị màu thực chất là gán một màu cụ thể với một giá trị RGB hoặc CMYK tương ứng và duy trì sự ổn định của màu sắc qua các thiết bị phục chế
Tóm lại, quản trị màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng một hệ thống phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu in khi in ra sẽ giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng
Profile thực chất là một công thức chuyển đổi, một bảng tham chiếu giúp chuyển đổi từ các giá trị màu sắc phụ thuộc thiết bị sang giá trị màu sắc không phụ thuộc thiết bị
Trong hệ thống quản lí màu có nhiều thiết bị, mỗi thiết bị có một không gian màu (khoảng phục chế màu) riêng, thay vì cố gắng chuyển đổi dữ liệu màu từ thiết bị này sang thiết bị khác, thì hệ thống quản lí màu sẽ kết nối từng thiết bị đến một không gian màu trung tâm, không gian này giúp kết nối về đặc tính phục chế màu của thiết bị (Color profile); nó còn là một hệ thống trung tâm tính toán, chuyển đổi màu sắc giữa các thiết bị được kết nối Để hệ thống hoạt động kiểm soát việc phục chế màu từ thiết bị này sang thiết bị khác thì bắt buộc phải có hồ sơ màu (profile) nguồn và hồ sơ màu (profile) đích mô tả đặc tính phục chế của từng thiết bị
International Color Consortium (ICC) – Hiệp hội màu quốc tế, là một tổ chức được thành lập vào năm 1993 với mục tiêu để tạo ra, thúc đẩy, khuyến khích tiêu chuẩn hóa và phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng và trung lập.Với nỗ lực này, hiệp hội đã phát triển và đưa ra một định nghĩa về ICC Profile để duy trì tính nhất quán về điều kiện quan sát, hiển thị hay in của nhiều thiết bị như máy quét scanner, màn hình, máy in ICC Profile miêu tả các thuộc tính màu sắc của thiết bị đó File này sẽ bao gồm những mô tả về đặc tính và các dữ liệu số mô tả cách chuyển đổi các giá trị màu của thiết bị Dữ liệu số bao gồm ma trận và các bảng, sử dụng để chuyển đổi kết quả màu của thiết bị thành một không gian màu chung, hoặc không gian màu kết nối profile – Profile connection sPACe (PCS) sử dụng chu trình quản trị màu – Color Management module (CMM) PCS là một không gian màu không phụ thuộc thiết bị, nó được định nghĩa bởi không gian màu CIE LAB hoặc CIE XYZ Nếu các chuyển đổi màu trên thiết bị đầu vào (input) và đầu ra (output) đều dựa trên cùng PCS, chúng có thể được ghép với nhau và mang lại kết quả phù hợp, có thể dự đoán được khi áp các giá trị màu Do đó, ICC profile có thể tối ưu hóa việc mô phỏng in
2.1.3 Các không gian màu & Delta E
Các không gian màu Để hiểu rõ về không gian màu, trước tiên ta phải hiểu sự khác biệt giữa hai không gian màu là phụ thuộc thiết bị và độc lập thiết bị
Không gian màu phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu phụ thuộc thiết bị bao gồm RGB và CMYK Các không gian màu này phụ thuộc trên các thiết bị thu nhận hình ảnh (như máy quét, máy chụp ảnh kỹ thuật số,…) thiết bị hiển thị hoặc thiết bị in
Không gian màu không phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu tham chiếu (còn được gọi là không gian kết nối, hoặc PCS – Profile Connection System) là một không gian màu dựa trên sự cảm nhận của mắt người và độc lập với thiết bị Hầu hết các CMS hiện tại sử dụng một không gian màu CIE được xác định, ví dụ như CIE Lab hoặc CIE XYZ Chúng ta không bao giờ phải làm việc trực tiếp với không gian màu tham chiếu, đó là lý thuyết để các phần mềm dựa trên đó làm việc Ta có thể xem nó như một không gian màu chung cho tất cả các thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các màu
Trong ngành in, không gian màu độc lập thiết bị thường được sử dụng là không gian màu CIE Lab, đây là không gian màu trung gian để chuyển đổi giữa không gian màu RGB sang CMYK và ngược lại
Không gian màu CIE LAB được sử dụng nhiều nhất cho việc đo màu vật thể (mực in), ví dụ như để pha một công thức mực hay kiểm tra chất lượng in Các tông màu và độ bão hòa được vẽ trên trục a* và b* Trục a chạy từ -a* (Green) đến +a* (Red) và trục b chạy từ -b* (Blue) đến +b* (Yellow) Giá trị L (độ sáng) có giá trị 0 (đen ở đáy) và 100 (trắng ở đỉnh)
Nếu chỉ sử dụng giá trị RGB hay XYZ thì rất khó mô tả màu sắc bằng từ ngữ, nếu chúng ta dùng ba đặc tính cơ bản của màu sắc: Tông màu; độ bão hòa màu và độ sáng thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn
Hình 2 1: Mô hình giản lược của không gian màu Lab
Khoảng sai biệt màu là khoảng cách màu giữa hai vị trí trong cùng một không gian màu (ví dụ như màu sắc trên bài mẫu và màu trên tờ in thật)
Công thức tính khoảng sai biệt màu Δ𝐸 trong không gian màu CIE LAB dựa trên các giá trị L, a, b Δ𝐸 = √∆𝑳 𝟐 + ∆𝒂 𝟐 + ∆𝒃 𝟐 Trong đó: Δ𝐿= L*(mẫu) – L*(tờ in); Δ𝑎= a*(mẫu) – a*(tờ in); Δ𝑏= b*(mẫu) – b*(tờ in);
Bảng 2 1: Giá trị dung sai DeltaE Δ𝐸 nằm giữa 0 và 1 Sự khác biệt này không thể cảm nhận được. Δ𝐸 nằm giữa 1 và 2 Sự khác biệt này gần như không thể cảm nhận được
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY R-PAC VIỆT NAM
Với mục đích tìm hiểu thực trạng sản xuất tại công ty R-PAC trong quá trình sản xuất in, cụ thể là cách thức để tạo ra và duy trì tính ổn định một tờ in đạt chất lượng mong muốn của khách hàng đáp ứng được tính thương mại Tại chương này nhóm sẽ đánh giá quy trình làm việc, sản xuất in tại R-PAC và cụ thể là in offset tờ rời Từ đó, làm nền tảng và cơ sở để xây dựng một bộ tiêu chuẩn quy trình và kiểm soát sự ổn định phù hợp đối với sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông giống như cách một công ty in ấn trên thị trường
3.1 Quy trình sản xuất tại công ty R – PAC Việt Nam
Hình 3 1: Quy trình sản xuất tại công ty R-PAC Việt Nam
3.2 Tiêu chuẩn áp dụng tại công ty R – PAC Việt Nam
Công ty R-PAC Việt Nam ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn GMI cho những sản phẩm in thương hiệu quốc tế thì hiện chưa có bộ tiêu chuẩn chung cho cả quy trình sản xuất Tuy nhiên mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn có tiêu chuẩn quản lý chất lượng riêng Dựa trên quá trình thực tập tại công ty, nhóm đưa ra phân tích về hiện trạng tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất của công ty như sau:
Chưa có tiêu chuẩn và quy trình làm việc cụ thể
In thử bằng máy in sản lượng, chưa xây dựng được quy trình làm việc cụ thể In thử bằng máy in kỹ thuật số đang trong quá trình xây dựng
- Nhiệt độ hóa chất máy rửa bản: 23±10C
- Độ PH của develop tiêu chuẩn: >12.0
- Độ dẫn điện: 60-68.5 ms/cm
Bảng 3 1: Bảng kiểm tra nội dung CTP
RIP + Plate input/ output quality checklist
STT Nội dung Tiêu chuẩn Xác nhận
1 Plate size Giống khổ của máy in Yes/No
2 Nhíp Theo máy (47,60,65) Yes/No
3 Đường cắt bế Đường cắt không xuất kẽm và phải ở chế độ Overprint
4 Font Font chữ giống layout Yes/No
5 Tách màu Giống số màu trên layout Yes/No
6 Thang màu Như tiêu chuẩn Yes/No
7 Bon chồng màu Như tiêu chuẩn Yes/No
8 Bon cắt, cấn Vị trí theo layout Yes/No
9 Tần số Trame 175 LPI Yes/No
10 Góc xoay trame C 15 0 M 45 0 Y 0 0 K 75 0 hoặc theo tiêu chuẩn khác
12 Hình dạng trame Tròn và vuông, ellip Yes/No
13 Layout Canh giữa kẽm Yes/No
14 Kiểm tra phần trăm Trame
16 Thang kiểm tra chất lượng kẽm
Có thang kiểm tra ở trên kẽm Yes/No
17 Vết trầy xước Không trầy xước Yes/No
Kiểm soát quá trình in sản lượng máy in offset bằng việc sử dụng và tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn GMI
Color Bar theo tiêu chuẩn GMI
- Item có 4 màu CMYK thì để color Bar 4 màu bên dưới
- Item có màu Spot Color thì dùng color Bar dưới Khi layout có màu Spot trame thì thêm 1 ô màu Tint với phần trăm trame như layout
Hình 3 3: Color bar màu spot
Hình 3 4: Color bar màu spot trame
Hình 3 5: Phần trame tại color bar
In màu process và spot
Item có màu Spot Color và một màu Process thì color bar của Màu Process sẽ đặt như màu Spot color nhưng đo theo giá trị màu Process
Hình 3 6: Color bar màu spot và một màu process
Color Bar 4 màu CMYK đo màu không varnish, Spot Color Bar + XRF đo màu có vanish
Spot Color Bar + XRF sẽ đặt phía dưới gần layout
Process color bar đặt trên cách Spot Color Bar tối thiểu 10mm
Hình 3 7: Color bar 4 màu CMYK không vanish, spot color + XRF có vanish
Vị trí bon chồng màu
- GMI Registration Marks: vòng tròn và 2 đường đứng ngang tô màu Registration Các đường dấu gạch nhỏ chỉ tô 1 màu Black, nếu item không có màu Black thì tô màu Spot đậm nhất
- GMI Registration Marks sẽ đặt 2 con canh giữa cạnh ngang và cạnh đứng của bài in bon này đặt ở 3 vị trí: Trên + dưới + phải bon này đặt ở 1 vị trí: Trái
- Ô XRF tô màu Registration Và đặt trong bài in ít nhất là 2 cái, được đặt cùng hàng với Spot color bar Cách đường diecut trái phải đi vô 20 mm
Hình 3 9: Bố cục layout file
- Kích thước mỗi ô màu là 6 x 6 mm
- Kích thước mỗi ô XRF là 0.375 inch = 9.525 mm
- Không được thay đổi vị trí kích thước Color Bar
- Plate control strip (thang kiểm tra trên bản kẽm)
Kiểm soát quá trình in
- Density Measurement is Status T, Absolute, theo tiêu chuẩn ISO 5-3:2009;
- Measurement geometry is 0/45, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Colorimetric observer standards is 2°, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Illuminate D50, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Color difference formula: ∆E2000 Color SPACe kL* = 1, kC* = 1, kH* = 1, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Measurement Illumination Condition: M0, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009
Bảng 3 2: Thông số nền trắng giấy tráng phủ và không tráng phủ
Nền trắng giấy theo tiêu chuẩn ISO 12647-2 :2004 và
L* = 95.00, a* = 0.00, b* = -2.00 Substrate backing: L* = 94.00 a* = 0.00 b* = 0.00, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009
Tờ in thử màu CMYK và điều kiện in
Bảng 3 3: Thông số điều kiện in tờ in thử
CMYK và RGB không được vượt quá ∆E2000 là 3.5 trên nền giấy
CMYK Primaries theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 và 1:2007
Overprints theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 và 1:2007 và Fogra 39
Bảng 3 4: Tính điểm dung sai cho điều kiện tờ in thử
Bảng 3 5: Dung sai gia tăng tầng thứ
TVI range to be 2% or less minimum dot and a 98% or greater maximum dot
Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 And 1:2007 (ISO Curve B)
Bảng 3 6: Tính điểm dung sai gia tăng tầng thứ
Measurement per CMYK primary colors ± Score
Bảng 3 7: Giá trị cân bằng xám
Bảng 3 8: Tính điểm dung sai cân bằng xám
Bảng 3 9: Giá trị dung sai deltaE Solid
Bảng 3 10: Tính điểm dung sai dealtaE Solid
Bon chồng màu và Trapping
- Bon chồng màu phải có kích thước 0.3 mm Nếu vượt quá 0.3 mm hoặc hơn sẽ dẫn đến sai lệch
Bảng 3 11: Tính điểm dung sai bon chồng màu và trapping
Trapping ≤ 0.50 mm PASS ≥ 0.51 mm FAIL
Barcode phải có thể đọc được bằng máy quét mã vạch và tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp ANSI
Bảng 3 12: Bảng tính điểm dung sai barcode
Readable PASS Not Readable FAIL
Kiểm soát chất lượng đầu ra
- Định dạng màu sắc khi in ra phải là CMYK với ICC profile dựa theo tiêu chuẩn ISO
- Độ phân giải hình ảnh 2 pixel trên một đường trame
- Khách hàng có thể yêu cầu tùy vào thông số kỹ thuật độ phân giải trame tùy vào việc sử dụng hình ảnh giảm thiểu các vấn đề về thương hiệu
Điều kiện xem tờ in thử
- Phải kiểm tra tên file, ngày tháng, profile nguồn và profile tham chiếu ICC cho điều kiện in phải được rõ ràng ở dưới cùng tờ in thử
- Tờ in thử phải được xem dưới điều kiện nguồn sáng D50
- Tờ in thử phải được xem trên nền lót trắng bao quanh bởi bề mặt xám mờ
- Giá trị Delta E của CMYK và RGB không nên vượt quá 3.5
Hình dạng trame và góc xoay trame
Dải tầng thứ trên bản
- Vùng tầng thứ tối thiểu là 2% và tối đa là 98%
- Dung sai giá trị tầng thứ là ± 1%
- Độ phân giải phải tái tạo được 100 giá trị tầng thứ trên bản
- Phải có kí hiệu plate control
- Màu mực phải được pha và kiểm soát trước khi đưa vào sản xuất
- Chất nền cho quá trình pha màu phải là vật liệu dùng sản xuất
- Độ dày lớp mực pha từ 0.7 đến 1.3 micromet
- Độ dày màng mực được tính bằng công thức: Độ dày màng mực = khối lượng (mass) (density*diện tích phủ mực)
- Đo màu pha được và màu pha từ nhà cung cấp hoặc từ mẫu, Delta E2000 không nên vượt quá 1.5
- Màu pha được dùng trong quá trình in thì Delta E2000 không nên vượt quá 2.0 so với mẫu
Mục tiêu kiểm soát in
- Color bar phải được đặt vuông góc với hướng in
- Color bar phải bao gồm các giá trị tone nguyên của màu pha và các tone với sắc độ 25%, 50%, 75%
- Bon định vị GMI phải có ít nhất là 2, tối nhất là 4 được đặt ở trung tâm mỗi cạnh
- Trình tự màu in process: KCMY
Các mức độ đạt được
- Tổng điểm các điều kiện đạt được cho GMI:
+ ≥ 90%Tuân thủ hoàn toàn theo tiêu chuẩn
+ 80% -89%: Sai số nhỏ Đạt yêu cầu sản xuất từ công ty
+ ≤ 70%: Khuyết điểm nghiêm trọng, không chấp nhận
- Những tiêu chí đánh giá từ chứng nhận gửi mẫu cho GMI:
+ Các phép đo, điều kiện đo
+ Dung sai và phép đo mục tiêu (Targets)
+ Không gian màu mục tiêu và không gian màu mẫu sản xuất
3.3 Thực trạng về tiêu chuẩn tại công ty R – PAC Việt Nam
Xét tổng thể cho thấy, quy trình sản xuất của công ty ảnh hưởng lớn tới tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho quy trình và sản phẩm Những công đoạn không có quy trình làm việc rõ ràng thì cũng sẽ không có tiêu chuẩn cụ thể cho việc quản lý chất lượng Ngoài ra, cách thức quy trình làm việc cũng tác động lớn tới việc xác định tiêu chuẩn cho nó Các sản phẩm in đạt chuẩn GMI phải tuân thủ theo quy trình và yêu cầu của tiêu chuẩn đưa ra
Tiêu chuẩn GMI không thể áp dụng cho cả quy trình sản xuất
GMI là hệ thống tiêu chuẩn hóa mà các thương hiệu nội bộ tại các nhà bán lẻ lớn như Threshold của Target hoặc CVS Health của CVS sử dụng để đánh giá chất lượng của các công việc in ấn Bao bì của sản phẩm phải thể hiện chính xác thương hiệu của nhà bán lẻ, có nghĩa là mọi SKU trên mọi kệ hàng trên toàn quốc phải gần như hoàn hảo nhất có thể và GMI đảm bảo tính nhất quán này GMI đưa ra, giám sát và báo cáo một loạt các điều kiện, giá trị ở tất cả các khía cạnh của công việc bao gồm giấy, màu sắc, vết cắt, nếp gấp và thậm chí cả độc tính
Tuy vậy, không phải tất cả sản phẩm đều yêu cầu đạt chuẩn GMI Và các yêu cầu, giá trị mà GMI đưa ra quá phức tạp và gò bó nên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này cho các sản phẩm khác và cho cả quy trình sản xuất của công ty là không phù hợp
Xử lý file chưa có quy trình rõ ràng và tiêu chuẩn cụ thể
Các quy định về file in phải được xây dựng nhằm đáp ứng độ phù hợp khi sản xuất in Công việc này rất quan trọng nhằm đảm bảo được quy trình sản xuất in được liền mạch Do đó cần xây dựng quy trình làm việc rõ ràng và đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho file in
Chưa xây dựng được quy trình in thử
In thử bằng máy in kỹ thuật số là phương pháp nhanh chóng tạo được bản in thử mô phỏng được điều kiện phục chế của bản in sản lượng Bản in thử này được dùng làm bằng chứng để giao tiếp với khách hàng và dùng làm bài in mẫu để cân chỉnh khi in sản lượng bằng máy in offset Phương pháp này nhằm rút ngắn thời gian và chi phí để tạo ra bài in để xác nhận với khách hàng Hiện tại, công ty R-PAC Việt Nam chưa xây dựng được quy trình in thử bằng máy in kỹ thuật số, các tờ in thử được in trên máy in sản lượng
Quy trình chế bản (CTP) chưa phù hợp với sản xuất
Trong quá trình in, điều quan trọng nhất là phải tái tạo được đúng màu sắc theo mẫu của khách hàng hoặc theo một tiêu chuẩn nhất định, vì thế việc quản lý màu sắc và đưa ra các giải pháp cân chỉnh phù hợp để đạt được màu sắc mong muốn cần phải áp dụng một cách chính xác Thế nhưng việc cân chỉnh màu sắc muốn nhanh và bù trừ đúng không phải nằm ở khâu in, mà nó được thực hiện trực tiếp ở khâu chế bản, do vậy tạo ra được bản in là chưa đủ, bản in phải đáp ứng được các yêu cầu cân chỉnh và bù trừ
41 màu sắc để in được sản phẩm theo yêu cầu Hiện tại, chế bản tại công ty R-PAC vẫn chưa kiểm soát được việc này, bản kẽm chỉ được ghi theo linear và không áp dụng cân chỉnh dẫn đến công đoạn in gặp nhiều khó khăn, màu sắc khó đạt được yêu cầu
In sản lượng (offset) chưa có tiêu chuẩn phù hợp với sản xuất
Khẳng định lần nữa khi sản xuất in, điều quan trọng nhất là phải tái tạo được đúng màu sắc theo mẫu của khách hàng hoặc theo một tiêu chuẩn nhất định Để đạt được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế bản và in Khi có được bản in đã được cân chỉnh phù hợp với bài in và điều kiện in, việc đạt được màu sắc theo chuẩn sẽ cơ hội lớn hơn
Do đó, cần phải có các giá trị tham chiếu và tiêu chuẩn cụ thể áp dụng lên quy trình sản xuất nhằm đảm bảo tính khả thi, giám sát và đánh giá chất lượng tờ in Đánh giá
QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
Kiểm soát màu trong in ấn giúp tăng khả năng phục chế hình ảnh và duy trì được sự ổn định trong quá trình sản xuất in Xác định đúng và đủ các tiêu chí trong kiểm soát màu rất quan trọng cũng như thực hiện việc kiểm soát màu đạt chất lượng
4.1.1 Cân bằng màu sắc – cân bằng xám (Colour/grey balance)
Cân bằng màu sắc là mối quan hệ giữa các màu in trong quá trình in ấn, là yếu tố then chốt cho việc kiểm định tờ in đạt chất lượng – một sản phẩm tốt Nhận thức của mắt người rất nhạy cảm với những sai lệch kỹ thuật ảnh hưởng đến việc cân bằng màu sắc - đặc biệt là ở các vùng trung gian Mức độ gia tăng tầng thứ khác nhau giữa các màu in tại vùng in chính là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong việc cân bằng màu sắc
Cân bằng xám không phải là yếu tố tự biến đổi mà bị biến đổi do nhiều yếu tố khác Nếu các lớp mực được in chồng lên đúng như yêu cầu (50%C + 40%M + 40%Y = xám trung tính) thì ở phần xám của hình ảnh sẽ có màu trung tính, nếu các lớp mực truyền lên nhau không chính xác thì phần màu xám của hình ảnh sẽ bị ngả sang một tông màu nào đó Như ta đã phân tích ở trên, sự truyền mực chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự gia tăng tầng thứ,… Cân bằng xám dễ bị phát hiện bằng mắt thường khi in những ảnh có mảng tông xám lớn nhưng lại ít bị phát hiện khi in những hình có nhiều tông màu Cân bằng xám thực chất cũng là cân bằng màu vì việc truyền tông màu không chính xác được phát hiện nhanh nhất tại những vùng tông xám
4.1.2 Gia tăng tầng thứ (Tone Value Increase – TVI)
Do đặc tính của quá trình in, việc truyền mực từ bản sang cao su đến giấy in làm biến dạng hình học của hạt trame, thông thường là lớn hơn Hiện tượng này ảnh hưởng đến kết quả tái tạo màu sắc của sản phẩm in những nơi có trame Nếu muốn có một kết quả như mong muốn, giống như mẫu thử thì TVI phải được kiểm soát và điều chỉnh Các giá trị TVI cũng được định nghĩa rõ ràng trong ISO 12647-2 với năm đường cong TVI tiêu chuẩn (A, B, C, D, E) tùy thuộc với chất nền in (PS – print substrate) và điều kiện in được chọn
Bảng 4 1: Giá trị gia tăng tầng thứ chuẩn ISO theo từng PS và CD
Tone value Tone value increase
Bảng 4 2: Giá trị dung sai tại các vùng tầng thứ theo ISO 12647-2:2013
Tờ in chuẩn Tờ in sản lượng
Giá trị tối đa MTS 5 5
4.1.3 Giá trị màu tông nguyên
Giá trị màu tông nguyên được kiểm soát khi xác định được mật độ của màu mực (solid ink density) cụ thể trong điều kiện in cụ thể, sao cho giá trị L*a*b* của tông nguyên nằm trong khoảng sai số cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn Các lớp mực in có độ dày tối ưu tùy theo điều kiện in giấy/mực/máy in Các thông số mật độ màu tông nguyên được định nghĩa rõ ràng trong các bộ tiêu chuẩn chất lượng như ISO 12647 -2 cho in offset
Việc kiểm soát các yếu tố về mật độ tông nguyên thường sẽ phụ thuộc vào quá trình hiệu chỉnh của người thợ in tại công đoạn chuẩn bị máy in cho đến khi cho ra một tờ in đạt chuẩn về các yếu tố ngoại quan
4.2 Quy trình kiểm soát màu
Hình 4 1: Quy trình kiểm soát màu
Việc kiểm soát màu sẽ thực hiện theo thứ tự kiểm soát từ mật độ màu tông nguyên, giá trị gia tăng tầng thứ và cân bằng xám Cả ba yếu tố này sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ
SID • Kiểm soát màu mức độ 1
TVI • Kiểm soát màu mức độ 2
Grey balance • Kiểm soát màu mức độ 3
45 mức độ một đến mức độ ba, kiểm soát sẽ phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau Giải quyết mức độ này xong mới tiếp tục thực hiện việc kiểm soát mức độ tiếp theo Chu trình kiểm soát sẽ luân phiên, phụ thuộc vào nhau cho đến khi hoàn thành quy trình kiểm soát màu Ở công đoạn đánh giá cần bằng xám thì theo quy trình của ISO thì việc đạt được giá trị Midtone spread (MTS) nằm trong khoảng dung sai cho phép thì đã đạt được giá trị cân bằng xám ổn định cho tờ in Nhưng để chính xác và có cái nhìn tổng quan hơn thì nên kết hợp đánh giá cân bằng xám theo phương pháp G7 từ bộ ba giá trị xám trung tính
Bảng 4 3: Đánh giá mức độ màu sắc
Bước Yếu tố kiểm soát
1 Giá trị màu tông nguyên
- Giá trị mật độ màu tông nguyên (SID)
- Giá trị L*a*b* màu tông nguyên
- Dung sai các giá trị tiêu chí cho SID dựa trên ISO 12647-2/13
- Điều kiện đo theo ISO 13655
- Điều kiện đo theo ISO 13655
- Các giá trị mục tiêu và dung sai theo ISO 12647-2/13
- Điều kiện đo theo ISO 13655
- Giá trị MTS dựa theo ISO 12647-2/13
- ∆Ch được suy ra từ a * và b * của các bộ ba HR, HC, SC
4.3 Quy trình tổng quát sản xuất in
Hình 4 2: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn tổng quát
4.4 Xử lí file Điều kiện
Ngoài việc xử lý file đáp ứng khả năng in được, hiện này phần mềm Adobe Acrobat hỗ trợ xem, tạo, thao tác, in và quản lý các tệp PDF Do đó hoàn toàn loại bỏ các công đoạn phức tạp của chế bản thành một quy trình tinh gọn
Phần mềm xử lý File: Adobe Acrobat XI Pro
Preflight: thực hiện trong Enfocus PitStop Pro (Plugins)
Trapping: thực hiện trong Color toolbox (Plugins)
***(Sau khi cài đủ bộ Plugins vào Adobe Acrobat, tất cả các công việc trong quy trình đều thực hiện được trên Acrobat)
Hình 4 3: Quy trình xử lý file
Hình 4 4: Quy trình in thử
4.5.1 Tuyến tính hóa máy in thử
Bước 1: Ổn định máy in
Chuẩn bị máy in: Vệ sinh máy in, đặc biệt là các bộ phận dẫn truyền của máy
Kiểm tra chất lượng đầu phun: Đưa một tờ giấy cần in vào máy Từ bảng điều khiển của máy, vào mục Maintenance →Print Nozzle Check Pattern → OK In ra các dải màu như sau:
Hình 4 5: Các dải kiểm tra đầu phun máy in
Nếu các nét in ra liên tục, không bị đứt, chứng tỏ đầu phun của máy in hoạt động tốt Nếu các nét in bị đứt quãng, chứng tỏ đầu phun đang bị tắc mực Phải tiến hành lau đầu phun
Lau đầu phun bằng cách Từ bảng điều khiển của máy in, vào mục Maintenance → Print Head Cleaning → OK Sau khi lau đầu phun xong, in lại bảng kiểm tra (Nozzle Check) Cứ như thế đến khi nào đầu phun đã hoạt động tốt trở lại
Xác định độ dày giấy: Dùng thước Panme để đo chính xác độ dày giấy Vào bảng điều khiển của máy in, vào Menu → Head Alignment → Paper Thickness và nhập chính xác độ dày giấy (mil)
Xác định khoảng cách từ đầu phun đến giấy in: Từ bảng điều khiển của máy, vào
Menu → Paper Setup → Customer Paper → Chọn loại giấy số 1 → Thickness Pattern
→ Print để in ra bảng kiểm tra khoảng cách phù hợp
Hình 4 6: Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun đến giấy in
Chọn nét nào thẳng nhất trong các nét in ra, nhập mã số tương ứng vào mực Thickness Pattern để xác định khoảng cách đầu phun đến máy in
Xác định thời gian in: Thời gian in cần phù hợp với từng loại giấy để giấy vừa kịp khô và không bị lem mực Xác định thời gian in bằng cách Từ bảng điều khiển của máy in, vào Menu → Paper Setup → Chọn loại giấy số 1 → Dry time và sau đó chọn thời gian phù hợp
Bước 2: Thiết lập thông số in ban đầu
Khởi động phần mềm EFI XF 6.5, chọn mục EFI Linearization Các mục như Server, Workflow, Input, Layout, Color, Finishing, Output, Verify đều thiết lập mặc định theo phần mềm Không chọn Color Management lúc này
Hình 4 7: Giao diện thiết lập Workflow
- Output device chọn máy in Canon pro 500, chọn cổng kết nối USB, mực Canon LUCIA PRO
Bước 3: Tiến hành tạo profile Linearization
- Gắn máy đo X-rite i1 Pro 2 vào máy Khởi động chương trình Color Toolbox để bắt đầu tuyến tính
Hình 4 8: Giao diện thiết lập tuyến tính hóa máy in
THỰC NGHIỆM GIẢ LẬP
Vì điều kiện thực nghiệm đồ án này gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, mục đích của phần thực nghiệm giả lập này là áp dụng quy trình sản xuất in đã xây dựng ở
“CHƯƠNG 5” mô phỏng kết quả thực nghiệm đạt được, giúp kiểm soát ba yếu tố chính là: mật độ màu tông nguyên CMYK, gia tăng tầng thứ và cân bằng xám với các điều kiện thiết bị hiện có tại xưởng in khoa In và Truyền thông Các số liệu đánh giá được giả lập từ tờ in Testform, từ đó xây dựng bộ tiêu chuẩn nội bộ cho quá trình sản xuất in
5.2 Giả lập thực nghiệm trường hợp 1
- Giả định: Tại phần này, kết quả số liệu giả lập sẽ tham chiếu dựa vào tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013 Mô phỏng cho trường hợp 1: “Kết quả giá trị của các yếu tố cần kiểm soát nằm trong dung sai cho phép so với điều kiện tiêu chuẩn tham chiếu ISO 12647-2:2013”
- Yêu cầu: Các hệ thống thiết bị đã được ổn định
Máy in kỹ thuật số Canon imagePROGRAF PRO-500
Hình 5 1: Máy in kỹ thuật số Canon imagePROGRAF PRO-500
Bảng 5 1: Thông số kỹ thuật máy in Canon imagePROGRAF PRO-500 Độ phân giải in tối đa 2400 (ngang)*1 x 1200 (dọc) dpi Đầu in / Mực in
PFI-50 Matte Black / Photo Black / Cyan / Magenta / Yellow / Photo Cyan / Photo Magenta / Gray / Photo Gray / Red / Blue / Chroma Optimize Khổ giấy
Thiết bị đo: Máy đo màu I1 Pro 2
Hình 5 2: Máy đo màu I1 Pro 2
- Phần mềm điều khiển máy in Fiery XF (EFI)
Hình 5 3: Phần mềm Fiery XF (EFI)
- Phần mềm cân chỉnh CHROMIX/Hunt Color – Curve4
- Phần mềm tạo ICC profile Heidelberg ColorTool Box
Hình 5 5: Phần mềm ColorTool Box
Máy ghi bản CTP Suprasetter A105
Hình 5 6: Máy ghi bản CTP suprasetter A105
Bảng 5 2: Thông số kỹ thuật máy ghi bản CTP suprasetter A105
Tiêu chí Thông số chi tiết
Khổ bản tối đa (mm) 930 x 1060
Khổ bản tối thiểu (mm) 370 x 323 Độ dày bản kẽm (mm) 0.15 – 0.35
Tốc độ ghi (bản/giờ) 42 Độ phân giải ghi (dpi) 2540
Bản kẽm sử dụng Bản kẽm nhiệt, đế nhôm
CTP User Interface Prinect Prepress Manager Prinect MetaDimention Prinect Shooter
Hình 5 7: Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T
Bảng 5 3: Thông số kỹ thuật Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T
Tiêu chí Thông số chi tiết
Loại bản Bản kẽm nhiệt, đế nhôm, dương bản
Chiều rộng bản hiện tối đa (mm) 850
Chiều dài bản hiện tối đa (mm) 1100 Độ dày bản kẽm (mm) 0.15 – 0.3
Tốc độ hiện kẽm (bản/giờ) 40 – 120 (>20 bản/giờ)
Thời gian bơm thuốc hiện (ml/m 2 ) 78
Thời gian bơm bù thuốc hiện 80
Chổi chà thuốc hiện (rpm) 120
Hình 5 8: Bản kẽm nhiệt Bocica
Bảng 5 4: Thông số kỹ thuật bản kẽm nhiệt Bocica
Tiêu chí Thông số chi tiết
Tính chất Dương bản, đế nhôm
Kích thước (mm) 605x760 Độ dày (mm) 0.3
Nhạy cảm với bước sóng (nm) 830
Khả năng tái tạo Trame AM 1-99% tại độ phân giải 200lpi
Trame FM: 10 μm Điều kiện hiện bản Dung dich hiện Bocica BP-TP Định mức bơm bù 120 ml/m 2 Thời gian hiện: 25 ±5s
Nhiệt độ hiện: 22-25 o C Độ bền bản >50 000 lần
>150 000 lần sau khi nướng bản
Bảo quản 18 tháng, giữ trong bóng tối, lạnh và khô ráo, nhiệt độ 5-30 o C
Hình 5 9: Máy in offset Komori Enthrone 29 - 4 màu
Bảng 5 5: Thông số kỹ thuật máy in offset Komori Enthrone 29 4 màu
Tốc độ in tối đa 13000 tờ/giờ
Khổ giấy tối đa 530x750 mm
Khổ giấy tối thiểu 200x280 mm
Khổ in tối đa 520x740 mm Độ dày bản in 0.04 ~ 0.6 mm
Kích thước bản kẽm 605x760 mm Kích thước ống cao su 688x770 mm Kích thước máy in 6322x2582x2055 mm
Số khóa mực 23 Độ rộng phím mực 32.5 mm
Bảng 5 6: Thông số vật tư
Yếu tố Thông số tiêu chuẩn
Vật liệu in - Giấy đầu vào (định lượng, kích thước, loại giấy)
Mực in Loại mực Độ nhớt
40 – 100 Độ dày lớp mực (àm) 0.7 – 1.1
Thứ tự màu in KCMY
Cao su Độ dày (mm)
Dư 0.4 mm Bản kẽm - Ngoại quan (trầy, xước, bụi, dơ)
Phím mực - Dữ liệu từ file CIP 3 từ công đoạn RIP
Dung dịch cấp ấp Độ cứng nước
Cồn (%IPA) 6.5-10 % pH 4.5-5.5 Độ dẫn suất (μS/cm) 1000-2000
Tiêu chí Yêu cầu Tiêu chuẩn
Loại trame AM Nhu cầu sử dụng và dễ thực nghiệm
Góc xoay trame C15 0 M45 0 Y0 0 K75 0 Thực trạng R-PAC và ISO
Hình dạng trame Smooth Ecliptical Nhu cầu sử dụng
Tần số trame (lpi) 175 (120,200) lpi (Theo ISO 12647-
2/13, trang 3) Độ phân giải ghi 2450 Thông số từ nhà cung cấp thiết bị
Thực nghiệm trên máy in thử Canon pro 500 theo quy trình trên Qua công đoạn tuyến tính, nhận thấy giá trị của máy như:
+ Độ mở kênh màu tốt (đều trên 94)
+ Gia tăng tầng thứ vùng 50% đạt theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013
+ KGM của máy in bao phủ được KGM điều kiện in tham chiếu ISO Coated v2
Do đó nhóm dự đoán máy in vẫn đạt giá trị phục chế tốt nên không cần tiến hành cân chỉnh máy như theo quy trình đã đề ra Qua đó tiến hành in bảng TC1617 với file vừa tuyến tính, tạo profile máy in và đánh giá (verify) với tiêu chuẩn ISO (ISO Coated v2)
Hình 5 10: Kết quả đo và đánh giá
- Về tông màu CMYK (mức độ 1):
+ Giá trị tông màu C,M,Y,K và CMYK đều đạt trong dung sai cho phép Ngoại trừ giá trị nền giấy không đạt (deltaE là 5.6 so với 3)
+ Phân tích kết quả chi tiết cho thấy nguyên nhân sử dụng giấy không đạt chuẩn ISO (delta đo được là 5.6 so với tiêu chuẩn là 3.0) Còn các giá trị đều nằm trong dung sai
→ Gia tăng tầng thứ TVI (Mức độ 2), Midtone Spread và cân bằng xám Gray balance (Mức độ 3) đều đạt
Hình 5 11: Phân tích kết quả đo
→ Kết luận: Máy in Canon pro 500 đáp ứng tiêu chuẩn như một máy in thử cho in sản lượng mà không phải trải qua bước cân chỉnh Không gian màu phục chế của máy in thử đạt được KGM theo tiêu chuẩn ISO Công đoạn cân chỉnh trong quy trình đã đề xuất có thể áp dụng cho máy in đã trải qua một thời gian sử dụng và không còn khả năng phục chế như ban đầu Do điều kiện sản xuất với giấy không đạt chuẩn nên điều chỉnh dung sai màu giấy từ 3.0 theo ISO 16247-2:2013 tăng lên 5.0 Từ đó đưa ra tiêu chuẩn nội bộ in thử
Hiệu chỉnh CTP – In sản lượng
Lần Run 1 (chưa hiệu chỉnh CTP)
- Giá trị density tham chiếu:
Bảng 5 8: Giá trị density tiêu chuẩn
- Giá trị density đo kiểm:
Bảng 5 9: Giá trị mật độ đo kiểm
Hình 5 12: Biểu đồ phân bố mật độ lớp mực
- Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy các giá trị mật độ tương đối đồng đều của các màu CMYK Tuy nhiên ở hai rìa mép tờ in giá trị mật độ có xu hướng cao hơn, nhưng theo tiêu chí đánh giá vẫn đạt, dung sai vẫn nằm trong khoảng cho phép với tham chiếu
Kiểm soát được mật độ lớp mực giúp duy trì sự ổn định mật độ màu của tờ in trong cả quá trình in, đây là điều kiện đủ để đáp ứng và cân chỉnh các yếu tố ở quá trình tiếp theo được đạt ra để kiểm soát quá trình in : TVI, Gray balance
DV: Giá trị mật độ tông nguyên
DR: Giá trị mật độ tông trame
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ MẬT ĐỘ LỚP MỰC
BLACK Dung sai Cyan Dung sai Magenta
Dung sai Yellow Dung sai Black
Bảng 5 10: Giá trị mật độ tương phản tiêu chuẩn
Màu Giá trị độ tương phản (%)
Bảng 5 11: Giá trị đo kiểm độ tương phản
Hình 5 13: Thang đánh giá mức độ độ tương phản
- Nhận xét: Xét theo từng khoảng thì độ tương phản của 4 màu đo được nều nằm trong giá trị 35%-45% ở khoảng này giá trị độ tương phản thể hiện tốt và có thể chấp nhận và có sự chênh lệch không quá cao đối giá trị tham chiếu C 39%, M 41%, Y 37%, K 43%
- Công thức chồng 2 màu: FA 2 = D 1+2 - D 1
D1: Mật độ mực lớp mực in đầu tiên
D2: Mật độ mực lớp mực in sau cùng
D1+2: Mật độ mực in cả hai màu
- Yêu cầu thứ tự màu in: Cyan – Magenta – Yellow
Bảng 5 12: Giá trị trapping tiêu chuẩn
Bảng 5 13: Giá trị đo kiểm trapping
Hình 5 14: Thang đánh giá mức độ trapping
- Nhận xét: Giá trị trapping đo được của màu Green tốt và màu Blue là chấp nhận được, sự chồng màu của lớp mực in sau lên lớp mực in trước tạo thành màu in sau cùng đạt yêu cầu Màu Red có giá trị trapping thấp, lớp mực in sau quá mỏng, trong khi lớp mực in trước thì quá dày, cho nên màu được tạo nên có khuynh hướng ngả về màu Mangenta, tuy nhiên dựa vào điều kiện in vẫn chấp nhận giá trị này
Bảng 5 14: Kết quả về gam màu lần Run 1
- Nhận xét: Giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy, CMYK và RGB có giá trị ΔEab nhỏ hơn 5 so với giá trị tham chiếu
→ Kết luận chung:Từ giá trị density và L*a*b* cho thấy đạt tiêu chí kiểm soát màu mức độ 1
Hình 5 15: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Black (K) so với
Hình 5 16: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Cyan (C) so với
Hình 5 17: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Magenta (M) so với TVI ISO 12647-2:13
Hình 5 18: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
Bảng 5 15: Giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) giữa in và tiêu chuẩn
Value(%) K C M Y Dung sai Kết quả
Bảng 5 16: Giá trị Midtone spread lần Run 1
- Nhận xét: Nhìn chung sự biến đổi tầng thứ ở các vùng sáng (10%) và vùng tối (90%) không có sự gia tăng tầng thứ và nằm trong khoảng dung sai cho phép của ISO Còn các giá trị vùng trung gian từ 20% đến 80% có sự gia tăng tầng thứ lớn, vượt qua khỏi giá trị dung sai cho phép
Mặc dù giá trị tầng thứ chênh lệch cao nhưng giá trị MTS = 0.8 (